Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

2.1.

Thực trạng của ngành nông sản tại Việt Nam

(i) Gạo
Do mùa mưa năm 2015 đến muộn và kết thúc sớm nên xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm
hơn so với mọi năm gần 2 tháng, gây ảnh hưởng đến sản xuất của vùng Đồng bằng sông
Cửu Long nói chung và của cả nước nói riêng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, diện tích xuống giống cả năm 2016 là 7,789 triệu ha (giảm 38.000 ha so
với năm 2015), sản lượng ước đạt 43,727 triệu tấn lúa (giảm 1,480 triệu tấn lúa so với
năm 2015).
(ii) Cà phê
Diện tích cà phê năm 2016 của Việt Nam tăng nhẹ 0,3% so với năm 2015, đạt 645,4
nghìn ha; sản lượng đạt 1,47 triệu tấn, vẫn tăng 1% mặc dù năng suất cà phê giảm 0,4%
do ảnh hưởng của hạn hán tại Tây Nguyên đầu năm 2016 nhưng diện tích cho sản phẩm
tăng lên. Nhằm cải tạo diện tích cây cà phê già cỗi và vườn cà phê có năng suất thấp 1,5
tấn/ha.
Diện tích cà phê năm 2017 của Việt Nam đạt 664,6 nghìn ha, tăng 14,1 nghìn ha so với
năm 2016 (tương đương 2,2%); sản lượng đạt 1,53 triệu tấn, tăng 51,9 nghìn tấn (tương
đương 4,7%). Nhằm cải tạo diện tích cây cà phê già cỗi và vườn cà phê có năng suất thấp
1,5 tấn/ha.
Năm 2018, 90% doanh thu của ngành cà phê Việt Nam đến từ thị trường quốc tế, 10%
còn lại đến từ nội địa. Tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm cà phê của Việt Nam đã tăng
liên tục ở mức gần 15% hàng năm, từ 393 triệu USD năm 2001 lên 3,54 tỷ USD. Cả nước
đã có 103 cơ sở chế biến cà phê nhân và 176 cơ sở chế biến cà phê rang xay. Cà phê bột
của Trung Nguyên, cà phê hòa tan của Vinacafe, Trung Nguyên không những chiếm lĩnh
được thị trường trong nước mà còn được hoan nghênh ở nhiều thị trường trong khu vực,
đồng thời đã bước đầu xây dựng được thương hiệu cà phê Việt.
Giá cà phê nhân xô trong nước niên vụ 2019 sụt giảm trong khi giá nhân công và phân
bón luôn ở mức cao, khiến thu không đủ chi và người trồng cà phê đã chặt bỏ rất nhiều
vườn cà phê để trồng các loại cây khác có doanh thu tốt hơn như sầu riêng, chanh leo, bơ,
… doanh nghiệp cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ. Nhằm
hạn chế rủi ro cho người trồng cà phê, thời gian qua, các ngành chức năng và chính
quyền địa phương đã khuyến cáo người dân không mở rộng diện tích; tăng cường xen
canh cây cà phê với một số loại cây ăn trái khác như sầu riêng, bơ, măng cụt, macca...;
nâng cao chất lượng thu hái, bảo quản và chế biến nhằm gia tăng chất lượng và giá trị cà
phê.
(iii) Hạt điều
Diện tích trồng điều năm 2016 đạt 293 nghìn ha, tăng nhẹ 0,9% so cùng kỳ, nhưng do
ảnh hưởng thời tiết khô hạn kéo dài, một số ít khu vực có sương mù nên đợt ra bông điều
đầu tiên năm nay bị mất trắng. Sản lượng điều đạt 303,9 nghìn tấn, giảm 13,7% so năm
2015 và tiếp tục xu hướng giảm cả về diện tích và năng suất. Do vậy, nguồn nguyên liệu
đang chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất phục vụ xuất khẩu, phải nhập khẩu khoảng 50%
chủ yếu là từ các nước châu Phi. Chất lượng nguyên liệu điều nhập khẩu không đồng đều,
chưa ổn định làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm điều xuất khẩu.
Một số vùng trồng điều trọng điểm đã được tái canh nên diện tích tăng so với năm 2016,
đạt 297,5 nghìn ha, tăng 4,4 nghìn ha (tương đương 1,5%). Tuy vậy, do ảnh hưởng thời
tiết khô hạn kéo dài, có sương mù, sương muối khi điều ra hoa nên năng suất năm 2017
sụt giảm nghiêm trọng (đạt 7,4 tạ/ha, giảm 3,4 tạ/ha). Tổng sản lượng điều đạt 210,9
nghìn tấn giảm 94,4 nghìn tấn (tương đương 30,9%). Chất lượng nguyên liệu điều nhập
khẩu không đồng đều, chưa ổn định làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm điều xuất
khẩu. Cả nước hiện có 1.000 cơ sở chế biến hạt điều, công suất chế biến 1 triệu tấn sản
phẩm/năm và gần 400 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu điều, trong đó lượng doanh
nghiệp có kim ngạch dưới 5 triệu USD/năm chiếm 73%.
Do khí hậu bất thường và sâu bệnh bùng phát tại các địa phương đã ảnh hưởng đến sản
lượng điều của cả nước năm 2018. Sản lượng năm 2018 đạt 260.300 tấn điều thô nhưng
lượng điều nhân thu hồi ước chỉ khoảng 71.000 tấn. Cộng với 300.000 tấn điều nhân - thu
được từ nhập khẩu và chế biến hơn 1 triệu tấn điều thô - thì tổng sản lượng điều nhân
Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng hơn 371.000 tấn. Tổng diện tích điều cả nước được
duy trì ổn định ở mức khoảng 300 nghìn ha. Một số vùng trồng điều trọng điểm đã được
tái canh nên diện tích tăng so với năm 2017, đạt 302 nghìn ha, tăng 1,1 nghìn ha. Tuy
tổng sản lượng điều đạt 260,3 nghìn tấn, tăng 20% so với năm 2017 nhưng vẫn không
đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ sản xuất, chế biến nên lượng điều thô nguyên liệu phải nhập
khẩu trên 50% (chủ yếu là từ các nước châu Phi).
Theo Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích cây điều
cả nước năm 2019 là 308.600 ha, tăng 7.580 ha so với năm 2018. Trong đó, diện tích đã
cho sản phẩm 290.482 ha, năng suất bình quân 11,9 tạ/ha, tăng 2,7 tạ/ ha, sản lượng ước
đạt 344.836 tấn, tăng 84.527 tấn so với năm 2018. Năm 2019, ngành điều không chỉ giữ
vững ngôi vị đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân mà còn ghi một kỷ lục mới về
lượng điều nhân xuất khẩu. Cả năm 2019, xuất khẩu điều nhân đạt 455,56 ngàn tấn (tăng
22,1% so với 2018), đạt kim ngạch 3,3 tỷ USD (giảm 2,2% so với năm 2018). Giá xuất
khẩu hạt điều đạt trung bình 7.219 USD/tấn, giảm 20% so với năm 2018.
(iiii) Hạt tiêu
Do ảnh hưởng của hạn hán đầu năm tại Tây Nguyên nên năng suất cây hạt tiêu vùng này
giảm 6,4% so với năm 2015, nhưng do diện tích tăng mạnh (diện tích gieo trồng tăng
22,5%, diện tích cho sản phẩm tăng 30,7%) nên sản lượng hạt tiêu tăng 9,4% so cùng kỳ.
Hạt tiêu đang có thị trường tiêu thụ tốt trong những năm gần đây và giá cả luôn giữ ở
mức ổn định nên các nông, lâm trường và các hộ cá thể, tư nhân mở rộng trồng tiêu và
đầu tư vào khâu chăm sóc, nuôi dưỡng.
Sản lượng hạt tiêu của Việt Nam bình quân đạt 140.000 tấn/năm, tốc độ tăng trưởng bình
quân đạt 6,5%/năm trong giai đoạn 2011-2016. Năm 2017, diện tích trồng đạt 152,0
nghìn ha, tăng 22,7 nghìn ha (tương đương 17,6%) so năm 2016; sản lượng đạt 241,5
nghìn tấn, tăng 25,1 nghìn tấn (tương đương 11,6%).
Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là tiêu hạt, chiếm 90% tổng lượng xuất khẩu,
trong đó tiêu đen chiếm 90% và tiêu trắng chiếm 10% (tất cả các nước xuất khẩu tiêu
chính trên thế giới đều dưới dạng hạt, giá bán sẽ phụ thuộc vào chủng loại và chất lượng
hạt nếu cùng chủng loại); một số doanh nghiệp lớn có nhà máy chế biến công nghệ cao
theo tiêu chuẩn ASTA, ESA, JSSA... đã xuất khẩu được các sản phẩm tiêu chế biến như
tiêu bột, tiêu ngâm muối, tiêu khử nước/đông khô, dầu nhựa tiêu (oleoresin), dầu thơm
tiêu, trà tiêu… tuy nhiên tỷ trọng chỉ chiếm 10%.
Thời tiết mùa vụ 2019 tương đối thuận lợi, đồng thời diện tích các vườn trồng mới giai
đoạn 2014-2016 bắt đầu cho thu hoạch, giúp lượng hồ tiêu xuất khẩu cả nước năm 2019
đạt 284.000 tấn, tăng 21,9% so với năm 2018. Tuy vậy, diện tích hồ tiêu năm 2019 giảm
xuống còn 140.000 ha do một số vườn tiêu bị nhiễm bệnh (Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông)
và một số vườn tiêu cũng được nông dân chuyển đổi sang cây trồng khác.
(iiiii) Rau quả
Diện tích trồng rau cả nước năm 2016 đạt 908 nghìn ha, sản lượng đạt 16 triệu tấn, tăng
4,8%, năng suất khoảng 172,2 tạ/ha. Cơ cấu rau của nước ta đa dạng, phong phú. Các loại
rau có sản lượng lớn hiện nay là cải ngọt, cải bắp, dưa chuột, ngô, rau muống và một số
loại rau gia vị như hành, tỏi,… Về quả, diện tích trồng quả của cả nước năm 2016 đạt
863,2 nghìn ha, tăng 4,4% so với năm 2015, chủ yếu tăng ở nhóm cây ăn quả như cam,
bưởi, thanh long, đu đủ... Những năm gần đây, diện tích cây ăn quả có tốc độ phát triển
chậm (chỉ hơn 1% năm) nhưng nhờ tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi
giống cây trồng, sản xuất chuyên canh và trình độ canh tác của các nhà vườn được nâng
cao nên năng suất và sản lượng cây ăn quả tăng trưởng mạnh (khoảng 3-4%/năm).
Năm 2017, diện tích rau các loại đạt 937,3 nghìn ha, tăng 29,5 nghìn ha, sản lượng ước
đạt 16,5 triệu tấn, tăng 562,8 nghìn tấn (tương đương 3,5%). Cơ cấu rau của Việt Nam đa
dạng, phong phú. Các loại rau có sản lượng lớn hiện nay là cải ngọt, cải bắp, dưa chuột,
ngô, rau muống và một số loại rau gia vị như hành, tỏi,… Diện tích cây ăn quả đạt 923,9
nghìn ha, tăng 52,5 nghìn ha; sản lượng ước đạt 9,48 triệu tấn, tăng 555,9 nghìn tấn
(tương đương 6,2%), trong đó: chuối tăng 107,7 nghìn tấn (5,5%); dứa tăng 6,7 nghìn tấn
(1,2%), xoài tăng 60,2 nghìn tấn (8,3%), cam quýt tăng 148,6 nghìn tấn (18,6%)... so với
năm 2016.
Về diện tích, tổng diện tích nhóm cây ăn quả cả nước năm 2018 khoảng 960 nghìn ha,
tăng 3,9% so với năm 2017. Tính riêng 15 loại quả có diện tích lớn nhất (trên 10 nghìn
ha/loại) hiện đã chiếm hơn 86% tổng diện tích trồng cây ăn quả của cả nước; trong đó,
chuối có diện tích lớn nhất (140 nghìn ha, chiếm 16%); tiếp theo là xoài, nhãn, cam, vải,
bưởi (50 - 85 nghìn ha mỗi loại); thanh long, dứa, sầu riêng, chanh, chôm chôm (25 - 45
nghìn ha mỗi loại); mít, na/mãng cầu, quýt, ổi (10 - 20 nghìn ha mỗi loại). Về sản lượng,
tổng sản lượng cây ăn quả cả nước năm 2018 đạt khoảng 10 triệu tấn, tăng gần 6% so với
năm 2017. Trong đó: Xoài khoảng 788 nghìn tấn, tăng 6,0%; chuối khoảng 2,1 triệu tấn,
tăng 3,0%; thanh long khoảng 1,0 triệu tấn, tăng 6,0%; bưởi khoảng 586,5 nghìn tấn, tăng
2,0%; nhãn khoảng 523,7 nghìn tấn, tăng 6,0%; vải khoảng 280,2 nghìn tấn, tăng 20,0%.
Năm 2019, diện tích rau các loại cả nước đạt khoảng 966,5 nghìn ha, tăng 29,1 nghìn ha;
sản lượng 17,6 triệu tấn, tăng gần 900 nghìn tấn. Diện tích đậu các loại đạt gần 137,2
nghìn ha, giảm 6,3 nghìn ha; sản lượng 161,9 nghìn tấn, giảm 16,7 nghìn tấn; Diện tích
gieo trồng ngô 990,9 nghìn ha, giảm 4,1%, sản lượng đạt 4,76 triệu tấn, giảm 2,4%; diện
tích khoai lang ước đạt 116,5 nghìn ha, giảm 1,1%; diện tích lạc 176,8 nghìn ha, giảm
4,8%; diện tích đậu tương 49,5 nghìn ha, giảm 7,1%. Năm 2019, thời tiết khá thuận lợi
tạo điều kiện cho cây ăn quả phát triển, năng suất nhiều loại trái cây dự kiến đạt cao hơn
so với cùng kỳ năm trước. Diện tích năm 2019 tăng mạnh, đạt khoảng 964 nghìn ha. Sản
lượng và chất lượng các loại cây ăn quả chủ lực, có lợi thế của cả nước và từng vùng đều
tăng, một số loại cây tăng 23 BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2019 mạnh
như: xoài đạt 825 nghìn tấn, tăng 4,2%; cam đạt trên 928 nghìn tấn, tăng 8,5%; bưởi đạt
739,3 nghìn tấn, tăng 12,1%, chuối đạt trên 2,2 triệu tấn, tăng 6,2%; thanh long đạt trên
1,2 triệu tấn, tăng 14,4%.

2.1.1. Thực trạng sản xuất nông sản tại Việt Nam

(i) Gạo
Do mùa mưa năm 2015 đến muộn và kết thúc sớm nên xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm hơn so
với mọi năm gần 2 tháng, gây ảnh hưởng đến sản xuất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói
chung và của cả nước nói riêng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện
tích xuống giống cả năm 2016 là 7,789 triệu ha (giảm 38.000 ha so với năm 2015), sản lượng
ước đạt 43,727 triệu tấn lúa (giảm 1,480 triệu tấn lúa so với năm 2015).

(ii) Cà phê

Diện tích cà phê năm 2016 của Việt Nam tăng nhẹ 0,3% so với năm 2015, đạt 645,4 nghìn ha;
sản lượng đạt 1,47 triệu tấn, vẫn tăng 1% mặc dù năng suất cà phê giảm 0,4% do ảnh hưởng của
hạn hán tại Tây Nguyên đầu năm 2016 nhưng diện tích cho sản phẩm tăng lên. Nhằm cải tạo
diện tích cây cà phê già cỗi và vườn cà phê có năng suất thấp 1,5 tấn/ha.

Diện tích cà phê năm 2017 của Việt Nam đạt 664,6 nghìn ha, tăng 14,1 nghìn ha so với năm
2016 (tương đương 2,2%); sản lượng đạt 1,53 triệu tấn, tăng 51,9 nghìn tấn (tương đương 4,7%).
Nhằm cải tạo diện tích cây cà phê già cỗi và vườn cà phê có năng suất thấp 1,5 tấn/ha.

(iii) Hạt điều

Diện tích trồng điều năm 2016 đạt 293 nghìn ha, tăng nhẹ 0,9% so cùng kỳ, nhưng do ảnh hưởng
thời tiết khô hạn kéo dài, một số ít khu vực có sương mù nên đợt ra bông điều đầu tiên năm nay
bị mất trắng. Sản lượng điều đạt 303,9 nghìn tấn, giảm 13,7% so năm 2015 và tiếp tục xu hướng
giảm cả về diện tích và năng suất. Do vậy, nguồn nguyên liệu đang chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản
xuất phục vụ xuất khẩu, phải nhập khẩu khoảng 50% chủ yếu là từ các nước châu Phi. Chất
lượng nguyên liệu điều nhập khẩu không đồng đều, chưa ổn định làm ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm điều xuất khẩu.

Một số vùng trồng điều trọng điểm đã được tái canh nên diện tích tăng so với năm 2016, đạt
297,5 nghìn ha, tăng 4,4 nghìn ha (tương đương 1,5%). Tuy vậy, do ảnh hưởng thời tiết khô hạn
kéo dài, có sương mù, sương muối khi điều ra hoa nên năng suất năm 2017 sụt giảm nghiêm
trọng (đạt 7,4 tạ/ha, giảm 3,4 tạ/ha). Tổng sản lượng điều đạt 210,9 nghìn tấn giảm 94,4 nghìn
tấn (tương đương 30,9%). Chất lượng nguyên liệu điều nhập khẩu không đồng đều, chưa ổn định
làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm điều xuất khẩu. Cả nước hiện có 1.000 cơ sở chế biến
hạt điều, công suất chế biến 1 triệu tấn sản phẩm/năm và gần 400 doanh nghiệp tham gia xuất
khẩu điều, trong đó lượng doanh nghiệp có kim ngạch dưới 5 triệu USD/năm chiếm 73%.

(iiii) Hạt tiêu

Do ảnh hưởng của hạn hán đầu năm tại Tây Nguyên nên năng suất cây hạt tiêu vùng này giảm
6,4% so với năm 2015, nhưng do diện tích tăng mạnh (diện tích gieo trồng tăng 22,5%, diện tích
cho sản phẩm tăng 30,7%) nên sản lượng hạt tiêu tăng 9,4% so cùng kỳ. Hạt tiêu đang có thị
trường tiêu thụ tốt trong những năm gần đây và giá cả luôn giữ ở mức ổn định nên các nông, lâm
trường và các hộ cá thể, tư nhân mở rộng trồng tiêu và đầu tư vào khâu chăm sóc, nuôi dưỡng.

Sản lượng hạt tiêu của Việt Nam bình quân đạt 140.000 tấn/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân
đạt 6,5%/năm trong giai đoạn 2011-2016. Năm 2017, diện tích trồng đạt 152,0 nghìn ha, tăng
22,7 nghìn ha (tương đương 17,6%) so năm 2016; sản lượng đạt 241,5 nghìn tấn, tăng 25,1 nghìn
tấn (tương đương 11,6%).

(iiiii) Rau quả

Diện tích trồng rau cả nước năm 2016 đạt 908 nghìn ha, sản lượng đạt 16 triệu tấn, tăng 4,8%,
năng suất khoảng 172,2 tạ/ha. Cơ cấu rau của nước ta đa dạng, phong phú. Các loại rau có sản
lượng lớn hiện nay là cải ngọt, cải bắp, dưa chuột, ngô, rau muống và một số loại rau gia vị như
hành, tỏi,… Về quả, diện tích trồng quả của cả nước năm 2016 đạt 863,2 nghìn ha, tăng 4,4% so
với năm 2015, chủ yếu tăng ở nhóm cây ăn quả như cam, bưởi, thanh long, đu đủ... Những năm
gần đây, diện tích cây ăn quả có tốc độ phát triển chậm (chỉ hơn 1% năm) nhưng nhờ tác động
của tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi giống cây trồng, sản xuất chuyên canh và trình độ
canh tác của các nhà vườn được nâng cao nên năng suất và sản lượng cây ăn quả tăng trưởng
mạnh (khoảng 3-4%/năm).

Năm 2017, diện tích rau các loại đạt 937,3 nghìn ha, tăng 29,5 nghìn ha, sản lượng ước đạt 16,5
triệu tấn, tăng 562,8 nghìn tấn (tương đương 3,5%). Cơ cấu rau của Việt Nam đa dạng, phong
phú. Các loại rau có sản lượng lớn hiện nay là cải ngọt, cải bắp, dưa chuột, ngô, rau muống và
một số loại rau gia vị như hành, tỏi,… Diện tích cây ăn quả đạt 923,9 nghìn ha, tăng 52,5 nghìn
ha; sản lượng ước đạt 9,48 triệu tấn, tăng 555,9 nghìn tấn (tương đương 6,2%), trong đó: chuối
tăng 107,7 nghìn tấn (5,5%); dứa tăng 6,7 nghìn tấn (1,2%), xoài tăng 60,2 nghìn tấn (8,3%),
cam quýt tăng 148,6 nghìn tấn (18,6%)... so với năm 2016.

2.1.2. Thực trạng xuất khẩu nông sản tại Việt Nam

Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới nhiều mặt hàng nông sản như rau quả, gạo,
cà phê, hạt điều, hồ tiêu, cao su, chè, sắn và các sản phẩm từ sắn…Đây là những mặt
hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay, nhiều mặt hàng nông sản xuất
khẩu đã đáp ứng ngày càng tốt hơn tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường, ngay cả
những thị trường nhập khẩu yêu cầu cao về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng. Nhiều mặt
hàng giữ được vị thế quan trọng trên thị trường thế giới. Nhiều sản phẩm nông sản xuất
khẩu tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu
dùng nước ngoài như gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, rau quả.

(i) Gạo

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm từ 2016 đến 2022

(Chưa vẽ)

Năm 2016, thị trường gạo thế giới và khu vực tiếp tục cạnh tranh gay gắt, có nhiều diễn
biến bất lợi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. Đầu năm 2016, xuất khẩu gạo của Việt
Nam có tác động tương đối thuận lợi của hợp đồng tập trung với Philippines nhưng sau
đó, áp lực dư cung, nhu cầu thị trường yếu đã làm cho kết quả xuất khẩu gạo của Việt
Nam năm 2016 bị sụt giảm, chỉ đạt mức gần 4,9 triệu tấn, trị giá đạt gần 2,2 tỷ USD,
giảm tới gần 26,5% về số lượng và giảm 22,4% về trị giá so với năm 2015.

Kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2017 đạt 5,79 triệu tấn, tăng 20,4% so với năm 2016, trị
giá đạt khoảng 2,62 tỷ USD, tăng 21,2%. Giá FOB bình quân xuất khẩu ở mức 451,9
USD/tấn, tăng 0,7%, tương đương mức tăng 3 USD/tấn so với giá xuất khẩu năm 2016.
Như vậy, xuất khẩu gạo năm 2017 đã tăng cả về lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu so với
năm 2016.

Kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2018 đạt 6,12 triệu tấn, tăng 5,1% so với năm 2017, trị giá
đạt khoảng 3,06 tỷ USD, tăng 16,3%. Giá xuất khẩu bình quân ở mức 501,0 USD/ tấn,
tăng 10,7%, tương đương mức tăng ấn tượng là 48 USD/tấn so với giá xuất khẩu năm
2017. Như vậy, xuất khẩu gạo năm 2018 tiếp tục duy trì tăng trưởng cả về lượng xuất
khẩu và giá xuất khẩu như đã đạt được trong năm 2017. Thời điểm đầu năm 2018, giá
gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng như của các nước xuất khẩu khác đều có xu hướng
tăng nhờ những thông tin tích cực từ các nước nhập khẩu.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2019 đạt được kết quả tích cực, góp phần tiêu thụ thóc,
gạo cho người nông dân trồng lúa. Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu
gạo năm 2019 đạt 6,37 triệu tấn, trị giá đạt 2,80 tỷ USD, tăng 4,2% về lượng nhưng giảm
8,3% về trị giá so với năm 2018. Trong bối cảnh thị trường khó khăn, xuất khẩu gạo Việt
Nam vẫn duy trì được mức tăng về lượng, tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân ở mức
441USD/tấn, giảm 12,1% tương đương mức giảm 60 USD/tấn.

Về kim ngạch xuất khẩu, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo năm 2020
đạt 6,25 triệu tấn với trị giá đạt 3,12 tỷ USD, giảm 1,9% về lượng nhưng tăng 11,2% về
trị giá so với năm 2019. Trong bối cảnh thị trường khó khăn và bị tác động của dịch
Covid-19, xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn đạt được tăng trưởng về trị giá, với giá xuất khẩu
bình quân cả năm đạt khoảng 499 USD/tấn, tăng 13,3%, tương đương mức tăng 59
USD/tấn so với năm 2019.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu năm 2021 đạt gần 6,24 triệu tấn, trị giá
gần 3,3 tỷ USD, giá xuất khẩu bình quân đạt 526,9 USD/tấn. So với năm 2020, xuất khẩu
gạo giảm 0,2% về lượng, tăng 5,3% về trị giá nhưng tăng 5,5% (tương đương 27,47
USD/ tấn) về giá xuất khẩu bình quân. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp
nhưng nhu cầu lương thực vẫn tăng mạnh. Kể từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát trên
toàn cầu vào tháng 03/2020 cho đến cuối năm 2021, giá lương thực nói chung và giá gạo
nói riêng đã tăng mạnh (giá gạo tăng hơn 100 USD/tấn).

Theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan, trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gạo
Việt Nam đạt 7,1 triệu tấn với trị giá 3,46 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và tăng 5,1% về
kim ngạch so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân đạt 486,2 USD/tấn, giảm 7,7% so
với mức bình quân năm 2021.

(ii) Cà phê

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam qua các năm từ 2016 đến 2022

Năm 2016 xuất khẩu cà phê đạt 1,78 triệu tấn với kim ngạch 3,34 tỷ USD, tăng 32,8% về lượng
và 24,9% về trị giá so với năm 2015. Giá cà phê xuất khẩu bình quân năm 2016 đạt 1.872
USD/tấn, giảm 6% so với năm 2015.

Năm 2017 xuất khẩu cà phê đạt 1,44 triệu tấn với kim ngạch 3,24 tỷ USD, giảm 19% về lượng
và 2,7% về kim ngạch so với năm 2016. Giá cà phê thế giới cũng như giá cà phê tại thị trường
trong nước biến động đảo chiều liên tục với biên độ hẹp nhưng nhìn chung vẫn giữ xu hướng
tăng, giá cà phê xuất khẩu bình quân năm 2017 đạt 2.250 USD/tấn, tăng mạnh 20,1% so với năm
2016.

Năm 2018, xuất khẩu cà phê đạt 1,88 triệu tấn với trị giá đạt 3,54 tỷ USD, tăng 19,9% về lượng
và tăng 1,1% về giá trị so với năm 2017. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân đạt 1.883 USD/tấn,
giảm 15,7% so với năm trước.

Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu được 1,65 triệu tấn cà phê, kim ngạch đạt khoảng 2,86 tỷ USD.
So với năm 2018 khối lượng xuất khẩu giảm 11,9% và trị giá xuất khẩu giảm 19,3%. Năm 2019
là một năm biến động với thị trường cà phê khi chứng kiến giá cà phê giảm mạnh. Giá xuất khẩu
bình quân của cà phê trong năm đạt 1.727 USD/tấn, giảm 8,4% so với năm trước, tương đương
mức giảm khoảng 157 USD/tấn.

Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt khoảng 2,74 tỷ USD, với lượng xuất
khẩu đạt khoảng 1,57 triệu tấn. So với năm 2019, khối lượng xuất khẩu giảm 5,6% và kim ngạch
giảm 4,2%. Giá xuất khẩu cà phê bình quân tăng nhẹ từ 1.727 USD/tấn lên mức 1.751 USD/tấn
(tăng 1,4%). Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid khiến việc xuất khẩu cà phê gặp nhiều
khó khăn. Các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành cà phê đã tìm cách tăng tiêu thụ tại thị
trường trong nước và coi đây là giải pháp vượt qua lúc gian khó. Người tiêu dùng cà phê Việt
Nam ngày càng có xu hướng tiêu dùng cà phê nguyên chất song tỷ lệ tiêu dùng cà phê của người
dân Việt Nam vẫn còn thấp.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích trồng cà phê năm 2021 ước đạt 694
nghìn ha, với năng suất đạt 28 tạ/ha. Niên vụ mới đến tháng 11 mới bắt đầu vào vụ thu hoạch,
với sản lượng dự kiến đạt 1,82 triệu tấn, tăng 60 ngàn tấn tương đương 3,4% so với năm 2020.

Năm 2022 được xem là một năm tương đối thành công của ngành cà phê Việt Nam khi sản
lượng và giá bán đều đạt mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, qua đó tiếp tục giữ vị thế số
hai thế giới về xuất khẩu cà phê sau Brazil. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà
phê của Việt Nam năm 2022 đạt 1,78 triệu tấn, trị giá 4 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và tăng
32% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu trung bình cả năm 2022 đạt khoảng 2.282
USD/tấn, tăng 16% so với năm 2021.

(iii) Hạt điều

Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam qua các năm từ 2016 đến 2022

Lượng hạt điều xuất khẩu năm 2016 đạt 347 nghìn tấn với kim ngạch 2,84 tỷ USD, tăng 5,7% về
lượng và 18,5% về giá trị. Nếu tính cả các sản phẩm chế biến sâu và sản phẩm phụ (dầu vỏ hạt
điều, cardanol...), kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt trên 3,1 tỷ USD, cao nhất từ trước đến
nay. Kể từ năm 2006, Việt Nam là nước chế biến xuất khẩu điều lớn nhất thế giới, chiếm 28%
lượng điều thô chế biến và 42% lượng điều nhân xuất khẩu toàn cầu năm 2016. Khác với các mặt
hàng khác trong nhóm nông sản phần lớn đều sụt giảm giá, giá xuất khẩu bình quân của điều
năm 2016 ở mức cao và liên tục tăng, giá bình quân năm 2016 đạt 8.196 USD/tấn, tăng 12,2% so
với năm 2015.

Lượng hạt điều xuất khẩu năm 2017 đạt 353 nghìn tấn với kim ngạch 3,52 tỷ USD, tăng 1,9% về
lượng và tăng 23,8% về kim ngạch. Nếu tính cả các sản phẩm chế biến sâu và sản phẩm phụ (dầu
vỏ hạt điều, cardanol...), kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt gần 4 tỷ USD, cao nhất từ trước
đến năm 2017. Giá xuất khẩu điều năm 2017 ở mức cao và liên tục tăng, giá bình quân năm 2017
đạt 9.955 USD/tấn, tăng 21,5% so với năm 2016.

Trong nhiều năm gần đây, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam năm sau thường cao hơn năm trước.
Với kết quả ấn tượng này, trong nhiều năm liên tục, Việt Nam đã trở thành nước có trị giá xuất
khẩu hạt điều số 1 thế giới. Tuy nhiên, năm 2018 xuất khẩu điều đã giảm nhẹ so với năm 2017,
đạt 3,37 tỷ USD, giảm 4,2% do giá xuất khẩu giảm.

Hạt điều của Việt Nam trong năm 2019 xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhiều nhất, chiếm 31,25% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước, với 147.322 tấn, tương đương 1,03 tỷ USD, tăng
11,1% về lượng nhưng giảm 15,1% về kim ngạch so với năm 2018. Thứ 2 là thị trường EU,
chiếm 23,1% trong tổng kim ngạch cả nước. Xuất khẩu sang EU đạt 104.818 tấn, tương đương
762,51 triệu USD, tăng 16,7% về lượng nhưng giảm 6,9% về kim ngạch. Tiếp đến thị trường
Trung Quốc chiếm 18,0% trong tổng kim ngạch, đạt trị giá 590,42 triệu USD, tăng 30,4% về kim
ngạch.

Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong năm 2020 đạt 3,21 tỷ USD, lượng xuất khẩu
đạt 515 nghìn tấn. So với năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hạt điều giảm 2,3% nhưng tăng 13,0%
về khối lượng. Giá bình quân nhân điều xuất khẩu trong năm 2020 so với năm 2019 giảm 13,6%,
từ 7.219 USD/tấn xuống còn 6.238 USD/tấn.

Năm 2021, xuất khẩu điều đạt 580 nghìn tấn, trị giá đạt 3,64 tỷ USD; tăng 12,6% về lượng và
13,3% về trị giá so với năm 2020. Năm 2021 là năm có nhiều biến động lớn đối với ngành chế
biến và xuất khẩu điều. Đặc biệt trong bối cảnh vừa phải đối mặt với tình hình giãn cách xã hội
để ứng phó với dịch Covid-19, vừa phải ứng phó với tình trạng thiếu container, chi phí logistics
tăng cao khiến cho xuất khẩu điều của Việt Nam khó cạnh tranh hơn so với các nước như Ấn Độ,
Brazil.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được 520 nghìn
tấn hạt điều, trị giá đạt khoảng 3,09 tỷ USD. So với năm 2021, xuất khẩu hạt điều giảm 10,3% về
lượng và 15,1% về trị giá. Mặc dù xuất khẩu hạt điều của Việt Nam năm 2022 giảm so với năm
2021 nhưng Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí số một thế giới 16 năm liền về xuất khẩu điều nhân
khi chiếm tới 80% tổng sản lượng toàn cầu.

(iiii) Hạt tiêu

Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam qua các năm từ 2016 đến 2022

Lượng hạt tiêu xuất khẩu năm 2016 đạt 178 nghìn tấn với kim ngạch 1,43 tỷ USD, tăng 35,3%
về lượng và 13,5% về giá trị. Giá xuất khẩu năm 2016 có sụt giảm so với năm 2015 và thấp hơn
giá các nước vì giá tiêu Việt Nam (được khử trùng bằng hơi nước) thường thấp hơn 200-300
USD/ tấn so với giá tiêu các nước khác (được khử trùng theo tiêu chuẩn ASTA).

You might also like