08 - He Thong Quan Ly Ton Kho RFID - Cong Ty ZARA

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


TRƯỜNG BÁCH KHOA


CHUYÊN ĐỀ

HỆ THỐNG QUẢN LÝ TỒN KHO RFID


CÔNG TY ZARA

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN


ThS. Nguyễn Đoan Trinh 1. Phùng Trần Gia Hân B2203894
2. Lý Đăng Khoa B2203898
3. Bùi Yến Nhi B2203906
4. Huỳnh Phú Thái B2203914
5. Bùi Trần Phước Tiến B2203919

Tháng 11/2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG BÁCH KHOA


CHUYÊN ĐỀ

HỆ THỐNG QUẢN LÝ TỒN KHO RFID


CÔNG TY ZARA

Giảng viên hướng dẫn:


ThS. Nguyễn Đoan Trinh
NHÓM 8 QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG – Đại học Cần Thơ

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Khoa Quản lí công nghiệp, Trường Bách khoa,
Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được học tập, tích lũy kiến thức, kỹ
năng về học phần Quản lý chuỗi cung ứng và các học phần liên quan khác để thực hiện
và hoàn thành chuyên đề "Hệ thống quản lý tồn kho RFID – Công ty ZARA" cho bài
báo cáo.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Cô Nguyễn Đoan Trinh đã
tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức và hướng dẫn em trong quá trình làm bài. Em đã
cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được và tìm tòi thêm nhiều thông tin để hoàn
thành bài báo cáo này.
Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế và không có nhiều kinh nghiệm trên thực tiễn
nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong bài làm. Rất kinh mong Cô cho em thêm những
góp ý để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chúc Cô luôn thật nhiều sức khỏe và đạt được nhiều thành công
trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng.
NHÓM 8 QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG – Đại học Cần Thơ

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................1
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................1
CHƯƠNG I......................................................................................................................2
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ...................................................................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................2
1.2. Mục tiêu chuyên đề ............................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................2
1.4. Phương pháp .........................................................................................................2
CHƯƠNG II ....................................................................................................................3
PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ ........................................................................................... 3
2.1. Tổng quan về ZARA ............................................................................................. 3
2.1.1. Sơ lược ............................................................................................................3
2.1.2. Sự phát triển và mở rộng của ZARA .............................................................. 3
2.1.3. Chuỗi cung ứng của ZARA ............................................................................3
2.1.3.1. Mô hình kinh doanh của ZARA ............................................................... 3
2.1.3.2. Cơ chế hoạt động chuỗi cung ứng ZARA ................................................4
2.2. Tổng quan về RFID ............................................................................................... 5
2.2.1. Khái niệm RFID ............................................................................................. 5
2.2.2. Nguyên lý hoạt động RFID.............................................................................5
2.2.3. Cấu tạo RFID ..................................................................................................5
2.2.3.1. Cấu tạo thẻ RFID (RFID tag) ...................................................................6
2.2.3.2. Cấu tạo đầu đọc RFID (RFID reader) ......................................................6
2.2.4. Các bước triển khai RFID ...............................................................................7
2.2.5. RFID trong quản lý tồn kho ............................................................................7
2.2.6. ZARA với công nghệ RFID............................................................................7
2.2.6.1. ZARA ứng dụng RFID .............................................................................8
2.2.6.2. RFID và Mã vạch (Barcode) ....................................................................9
CHƯƠNG III .................................................................................................................10
KẾT LUẬN ...................................................................................................................10
3.1. Kết Luận ..............................................................................................................10
3.2. Những điểm hạn chế ........................................................................................... 11
3.2.1. Chi phí...........................................................................................................11
NHÓM 8 QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG – Đại học Cần Thơ

3.2.2. Độ phức tạp ...................................................................................................11


3.2.3. Khả năng tương thích ...................................................................................12
3.2.4. Bảo mật .........................................................................................................12
3.2.5. Xử lí dữ liệu ..................................................................................................12
3.2.6. Hầu hết các đối tác thương mại không sử dụng RFID .................................12
3.3. Những chiến lược áp dụng cùng RFID ............................................................... 13
3.3.1. Chiến lược định vị khách hàng .....................................................................13
3.3.2. Chiến lược marketing của ZARA là bắt kịp hot trend..................................13
3.3.3. Chiến lược định giá ....................................................................................... 14
3.3.4. Chiến lược Marketing của ZARA là “Không đầu tư vào quảng cáo” ..........14
3.3.5. Chiến lược Marketing của ZARA luôn luôn tạo sự khan hiếm cho sản phẩm
................................................................................................................................ 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 16
NHÓM 8 QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG – Đại học Cần Thơ

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. So sánh giữa RFID và Barcode

DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1. Nguyên lý hoạt động của RFID
Hình 2.2. Cấu tạo cơ bản của RFID
Hình 2.3. Một số loại thẻ RFID thông dụng
Hình 2.4. Chip RFID
Hình 2.5. Đầu đọc RFID ở trung tâm thương mại

1
NHÓM 8 QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG – Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi mà hoạt động sản xuất kinh doanh không còn chỉ gói gọn trong phạm
vi một doanh nghiệp, một quốc gia hay một châu lục mà là mở rộng ra toàn cầu. Một
sản phẩm có thể là kết quả của một chuỗi các doanh nghiệp, từ khắp các quốc gia tham
gia vào mọi khâu từ sản xuất, lắp ráp, tồn kho, vận chuyển đến phân phối tới tận tay
người tiêu dùng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Để thực hiện điều đó, đòi hỏi hoạt động
nghiên cứu cũng như quản trị chuỗi cung ứng kết hợp với công nghệ thông tin phải được
chú trọng trong mỗi doanh nghiệp, và càng quan trọng hơn khi các doanh nghiệp muốn
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình ra toàn cầu cho tất cả mọi ngành, mọi
lĩnh vực, đặc biệt là ngành dệt may.
Đối với thị trường “thời tranh nhanh” phát triển mạnh mẽ hiện nay, ZARA cần
phải tối ưu hoá chuỗi cung ứng của bản thân để có thể nắm bắt cơ hội, đối mặt với thách
thức và giữ vững vị thế trước những đối thủ lớn như H&M, Uniqlo, GAP... Và vấn đề
lớn nhất mà ZARA đang phải đối mặt trong việc tối ưu hoá chuỗi cung ứng chính là cần
làm thế nào để quản lý tồn kho hiệu quả giúp khai thác, phát triển được tối đa thị trường
giàu tiềm năng này.
Dựa vào sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong thời đại 4.0, RFID xuất hiện
như một giải pháp hoàn hảo khắc phục những sai sót trong quản lý tồn kho, tận dụng tốt
thời gian chờ và giảm thiểu chi phí phát sinh.
Chính vì những lợi ích trên, nhóm quyết định chọn đề tài “HỆ THỐNG QUẢN
LÝ TỒN KHO BẰNG CÔNG NGHỆ RFID CỦA CÔNG TY ZARA”.
1.2. Mục tiêu chuyên đề
Hiểu được quy trình quản lý tồn kho của ZARA và cách doanh nghiệp nghiên cứu
và sử dụng nhiều công nghệ nhằm đem đến sản phẩm hợp thời một cách nhanh chóng.
Nghiên cứu về phương pháp triển khai và ứng dụng của công nghệ RFID trong
quản lý tồn kho.
Phân tích lợi thế, hạn chế của công nghệ và đánh giá hiệu quả.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: chuỗi cung ứng của ZARA, trọng tâm là hệ thống tồn kho cùng với
công nghệ RFID và hiệu quả mà nó mang lại cho ZARA.
Phạm vi: chuyên đề tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của RFID mang lại cho
ZARA, đưa ra đánh giá về hiệu quả và tính ứng dụng giải pháp này đến vấn đề tồn kho.
1.4. Phương pháp
Phương pháp tổng quan tài liệu và so sánh số liệu.
2
NHÓM 8 QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG – Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ
2.1. Tổng quan về ZARA
2.1.1. Sơ lược
ZARA (trụ sở tại Arteixo A Coruña, Galicia, Tây Ban Nha) là công ty lớn nhất của
tập đoàn bán lẻ may mặc lớn nhất thế giới Inditex. Đây là nhà bán lẻ chuyên về thời
trang nhanh và các sản phẩm đa dạng bao gồm quần áo, phụ kiện, giày dép, đồ bơi, đồ
làm đẹp và nước hoa.
Đi đầu trong lĩnh vực “thời trang nhanh”, ZARA luôn luôn phải sản xuất và phân
phối hàng hóa với tốc độ cao trong khi vẫn phải bảo đảm nguồn hàng ổn định và các
yêu cầu đi kèm.
Chu kì sản phẩm được rút ngắn có lẽ là thành công lớn nhất của ZARA trong những
cố gắng thích nghi với nhu cầu của khách hàng: một tuần để sản xuất sản phẩm mới và
đưa nó đến cửa hàng, trung bình 6 tháng có 40.000 thiết kế với 12.000 thiết kế được sản
xuất cẩn thận.
2.1.2. Sự phát triển và mở rộng của ZARA
1975: ZARA được thành lập tại Galicia, Tây Ban Nha.
1988: ZARA mở cửa hàng đầu tiên bên ngoài Tây Ban Nha, ở Oporto, Bồ Đào
Nha.
1990: ZARA bắt đầu mở rộng ra quốc tế, mở cửa hàng tại các thành phố lớn trên
thế giới.
1999: ZARA ra mắt trang web thương mại điện tử đầu tiên, cho phép khách hàng
mua sắm trực tuyến.
2010: ZARA trở thành bộ phận lớn nhất của tập đoàn thời trang Inditex, bao gồm
các thương hiệu như Massimo Dutti và Bershka.
2020: ZARA thông báo rằng họ sẽ mở một cửa hàng bền vững mới ở Tây Ban
Nha, sử dụng 100% năng lượng tái tạo.
2021: ZARA vận hành hơn 7.000 cửa hàng tại 90 quốc gia trên thế giới và là
thương hiệu thời trang hàng đầu toàn cầu.
2.1.3. Chuỗi cung ứng của ZARA
2.1.3.1. Mô hình kinh doanh của ZARA
Xác định tập khách hàng trọng tâm là phụ nữ từ 24-35 tuổi, ZARA đặt các cửa
hàng của mình ở trung tâm thành phố và những nơi tập trung nhiều phụ nữ trong độ tuổi
này.

3
NHÓM 8 QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG – Đại học Cần Thơ

Thời gian sản xuất ngắn tạo nên sự khan hiếm của các sản phẩm, thúc đẩy cảm
giác sợ bỏ lỡ và nhu cầu mua sắm của khách hàng. Nhờ đó, tồn kho ở ZARA không quá
thừa, không cần giảm giá mạnh để tiêu thụ sản phẩm.
Chu kỳ đặt hàng tập trung ngắn hạn hai lần một tuần giúp thúc đẩy chu kì sản xuất
của nhà máy và làm cho dự báo chính xác hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh có
thể đặt hàng hai tuần hoặc mỗi tháng.
2.1.3.2. Cơ chế hoạt động chuỗi cung ứng ZARA
Chuỗi cung ứng của ZARA tích hợp theo chiều dọc (chiến lược cạnh tranh mà
công ty kiểm soát hoàn toàn một hoặc nhiều giai đoạn trong sản xuất hoặc phân phối
sản phẩm), có tính phản hồi cao cho phép xuất khẩu hàng may mặc trong 24 giờ, 365
ngày trong năm, giúp việc vận chuyển sản phẩm mới đến các cửa hàng 2 lần một tuần.
Sau khi sản phẩm được thiết kế, chúng mất khoảng 10 – 15 ngày để đến cửa hàng.
Chu kỳ khép kín của chuỗi cung ứng ZARA:
a. Thiết kế sản phẩm
Ghi nhận và cập nhật các thông tin về phong cách, sở thích của khách hàng trong
mỗi lần giao dịch để thiết kế các mẫu sản phẩm tiếp theo luôn luôn tiếp cận thị hiếu
khách hàng.
b. Thu mua nguyên vật liệu
Các nguyên liệu đầu vào được thu mua từ các nhà cung cấp bên ngoài với sự trợ
giúp của các văn phòng ở Barcelona, Hồng Kông cũng như các nhân viên tại trụ sở
chính.
c. Tìm nguồn cung ứng và sản xuất
Quy trình sản xuất của ZARA ứng dụng triệt để nguyên lý Just In Time (JIT):
“Đúng sản phẩm – với đúng số lượng – tại đúng nơi – vào đúng thời điểm cần thiết”.
ZARA luôn đảm bảo mỗi địa điểm bản lẻ của mình luôn nhận đủ số lượng sản
phẩm cần thiết với tốc độ ra mắt sản phẩm mới nhanh hai lần một tuần.
Các mặt hàng bán thời trang được sản xuất ở châu Âu và Bắc Phi, chủ yếu ở Thổ
Nhĩ Kỳ và Maroc, trong khi các mặt hàng tiêu chuẩn giá rẻ được sản xuất ở Châu Á là
để tận dụng chi phí lao động thấp, nhu cầu dự đoán cao và thời gian bán hàng tương đối
ngắn.
d. Phân phối
Từ các trung tâm phân phối hàng may mặc, sản phẩm sẽ được gửi tới các cửa hàng,
doanh nghiệp ứng dụng hệ thống thông tin thẻ RFID để quản lý thông tin hàng hóa,
thống kê, báo cáo số lượng hàng hóa nhập vào, hàng hóa trong cửa hàng, hàng hóa bán
chạy, hết hàng, tồn kho của từng sản phẩm.

4
NHÓM 8 QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG – Đại học Cần Thơ

2.2. Tổng quan về RFID


2.2.1. Khái niệm RFID
RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng
sóng vô tuyến khi cả hai thiết bị hoạt động thu phát sóng trong cùng tần số với tần số đó
thường được sử dụng là 125Khz hoặc 900Mhz.
2.2.2. Nguyên lý hoạt động RFID

Hình 2.1. Nguyên lý hoạt động của RFID


Về cấu trúc, dù mỗi hệ thống RFID có sự khác nhau về loại thiết bị và độ phức tạp,
nhưng chúng đều chứa ít nhất 4 thành phần: Đầu đọc (reader), Thẻ (tag), Anten và
Server.
Các thẻ RFID được gắp chip chứa các mã nhận dạng riêng biệt và anten siêu nhỏ,
khi được đưa vào vùng phát sóng của đầu đọc, thẻ sẽ nhận năng lượng và truyền dữ liệu
từ chip vào đầu đọc. Tất cả dữ liệu sau đó sẽ được chuyển về máy chủ qua cổng giao
tiếp hoặc không gian mạng. Từ đó, thông tin sẽ được thu thập và xử lý tùy theo mục
đích của người điều khiển.
2.2.3. Cấu tạo RFID

Hình 2.2. Cấu tạo cơ bản của RFID

5
NHÓM 8 QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG – Đại học Cần Thơ

2.2.3.1. Cấu tạo thẻ RFID (RFID tag)


a. Chip RFID
Là “bộ não” của thẻ RFID, nơi có bảng mạch tích hợp chứa bộ nhớ và bộ xử lý, có
nhiệm vụ lưu trữ thông tin và thực hiện các hoạt động liên quan đến việc truyền và nhận
dữ liệu.
Tùy thuộc vào loại thẻ, chip có hai loại: thụ động (không có pin, nhận năng lượng
từ sóng radio tần số cao phát ra từ đầu đọc RFID) hoặc chủ động (có pin tự cấp năng
lượng để truyền dữ liệu).
b. Anten
Chất liệu thường là kim loại hoặc vật liệu dẫn điện khác, là bộ phận kết nối với
chip, chịu trách nhiệm thu sóng radio và truyền lại tín hiệu thông tin giữa thẻ RFID và
đầu đọc RFID. Anten của thẻ thụ động có nhiệm vụ thu và phản xạ sóng radio từ đầu
đọc, trong khi anten của thẻ chủ động cần sử dụng năng lượng pin để truyền lại tín hiệu.
c. Chất nền
Lớp vỏ bảo vệ thẻ RFID và giữ các bộ phận của thẻ trong vị trí cố định. Chất nền
thường là các tấm polymer hoặc tấm nhựa có độ bền cao, giúp thẻ chống lại các tác động
môi trường và hỗ trợ việc gắn thẻ RFID vào các bề mặt khác nhau.

Hình 2.3. Một số loại thẻ RFID thông dụng Hình 2.4. Chip RFID
2.2.3.2. Cấu tạo đầu đọc RFID (RFID reader)
Đầu đọc RFID gồm một bộ phận phát sóng radio và một bộ phận nhận tín hiệu
phản hồi, sử dụng một bộ vi điều khiển để kết nối với máy tính và xử lý dữ liệu.
Đầu đọc RFID có nhiều hình dạng kích thước khác nhau nhưng phổ biến nhất là
những cánh cửa của các trung tâm thương mại, nhỏ hơn thì là các module đọc thẻ cầm
tay.
Khi cầm đồ chưa tính tiền ra khỏi trung tâm thương mại, còi báo động vang lên do
đầu đọc phát hiện hàng qua cánh cửa chưa được thay đổi mã đã bán. Do RFID có thể
đọc từ nhiều hướng nên cho dù bạn dấu nó ở đâu thì nó vẫn dò tìm được.

6
NHÓM 8 QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG – Đại học Cần Thơ

Hình 2.5. Đầu đọc RFID ở trung tâm thương mại


2.2.4. Các bước triển khai RFID
a. Nghiên cứu và kế hoạch
- Xác định mục tiêu.
- Tìm hiểu công nghệ RFID.
- Tạo kế hoạch triển khai.
b. Thử nghiệm và đánh giá
- Triển khai thử nghiệm trong một số cửa hàng.
- Đánh giá kết quả.
c. Triển khai toàn bộ
Mở rộng triển khai RFID trên toàn hệ thống cửa hàng.
2.2.5. RFID trong quản lý tồn kho
Thống kê, báo cáo các thông tin liên quan đến sản phẩm trong kho từ ngày nhập
kho, ngày xuất kho, số lượng, khối lượng, không gian chiếm dụng, vị trí hàng hóa,…
Mục tiêu chính để sử dụng RFID là tăng hiệu quả sử dụng kho bằng cách giảm chi
phí công việc và hậu cần.
Công nghệ RFID được ứng dụng trong việc chống trộm hàng hóa tại siêu thị, cửa
hàng mưa sắm. Hai thanh dựng đứng sau khi bước vào cửa hàng mà khách hàng phải đi
qua là thiết bị RFID dọc, còn RFID phát sẽ được gắn trên quần áo dưới dạng mã vạch
hoặc các con chip nhỏ mà khi thanh toán nhân viên sẽ tháo ra.
2.2.6. ZARA với công nghệ RFID
Trước khi hệ thống RFID được triển khai, các nhân viên của ZARA phải quét mã
vạch (barcode) lần lượt, việc kiểm kê toàn bộ cửa hàng này được thực hiện sáu tháng
một lần. Vì RFID tiết kiệm được khá nhiều thời gian, ZARA hiện kiểm kê sáu tuần một
lần, để có được bức tranh chính xác hơn về những mẫu thời trang đang bán chạy và bất
kỳ kiểu dáng nào đang bán chậm.
Để giải quyết vấn đề này, ZARA đã quyết định chèn thẻ RFID của họ vào bên
trong các cảm biến chống trộm. Giải pháp này được đề xuất bởi một nhân viên ZARA
trong một buổi họp ý tưởng. Vỏ nhựa của thẻ bảo mật sẽ bảo vệ chip, cho phép sử dụng

7
NHÓM 8 QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG – Đại học Cần Thơ

lại và có thể lấy ra khi thanh toán. Với RFID, ZARA được cảnh báo khi hàng may mặc
sắp hết hàng ở bất kỳ địa điểm nào. Ngoài ra, điều này làm tăng tính an ninh trong các
cửa hàng, giảm thiểu thất thoát.
Cơ chế hoạt động của RFID tại ZARA: ZARA sử dụng RFID để quét tất cả các
tên nhãn gắn theo sản phẩm.
Tại cửa hàng, RFID được tích hợp vào hai bên cửa ra, thông báo chính xác số
lượng hàng hóa nhập vào khi vận chuyển qua cửa, tránh được các vấn đề mất mát hàng
hóa, giúp thông báo các tình trạng bán chạy, hết hàng, tồn kho sử dụng cho mục đích
đặt hàng, thanh lý,xả kho, Thẻ RFID chứa 1 con chíp với khả năng lưu trữ nhiều thông
tin, phát ra sóngvô tuyến radio, qua đó ta sử dụng phần mềm của hệ thống RFID thông
qua máy quét/đầuđọc RFID có thể thu thập và xác định được tất cả dữ liệu, thông tin
sản phẩm chính xác,dễ dàng. Khi sử dụng thẻ RFID có thể quét được toàn bộ thông
tin cần thiết. Thẻ đượctích hợp hai bên cửa ra vào, khi sản phẩm qua cửa thì dễ phát
hiện tránh mất do đã đượcgắn vào sản phẩm khi sản xuất để theo dõi vị trí kiện hàng,
sản phẩm.
2.2.6.1. ZARA ứng dụng RFID
Giám đốc điều hành của Inditex, công ty mẹ của ZARA, công nhận việc triển khai
thực hành RFID cho chuỗi cung ứng và quản lý hàng tồn kho của họ là “Một trong
những thay đổi quan trọng nhất trong cách các cửa hàng của tập đoàn hoạt động”.
ZARA đã thúc đẩy mạnh mẽ RFID bắt đầu từ năm 2009 và phải mất 5 năm nghiên
cứu, làm việc với Tyco, trước khi họ nhận ra rằng thẻ RFID có thể được nhúng bên trong
thiết bị bảo mật trên mỗi sản phẩm. Điều này cho phép tái chế RFID cùng với thiết bị
bảo mật khi thiết bị này được tháo ra tại quầy thanh toán khi khách hàng mua một mặt
hàng.
Từ năm 2014, ZARA đã bắt đầu ứng dụng công nghệ này vào thẻ cứng EAS của
mình. Nhờ đó, họ có thể kiểm tra nhiều thùng hàng mà không cần mở. Thông qua công
nghệ này, thời gian kiểm kê toàn cửa hàng đã giảm đáng kể từ 24 giờ xuống chỉ còn 2
giờ. Do đó, tần suất kiểm kê trước đây từ 6 tháng một lần cũng được tối ưu xuống chỉ
còn 6 tuần một lần, để có được bức tranh chính xác hơn về những mẫu thời trang đang
bán chạy và bất kỳ kiểu dáng nào đang bán chậm.
Thông qua việc theo dõi chính xác số lượng hàng hoá và vị trí của chúng, ZARA
có thể nắm bắt những thông tin quan trọng để lập kế hoạch sản xuất, đặt hàng và phân
phối, giúp giảm thiểu thời gian và tăng tính chính xác của quy trình.
Khi một sản phẩm bị thiếu hoặc không đúng vị trí, hệ thống RFID có thể cảnh báo
cho nhân viên và tự động tạo ra báo cáo về lỗi này, giúp ZARA giữ được sự chính xác
và đảm bảo hàng hoá không bị mất mát hoặc hư hỏng trong quá trình quản lý và vận
chuyển.

8
NHÓM 8 QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG – Đại học Cần Thơ

Trong trường hợp một cửa hàng ZARA gặp phải tình trạng hết hàng, nhân viên có
thể nhanh chóng xác định sự hiện diện của sản phẩm trong các cửa hàng lân cận thông
qua ID sản phẩm và lập tức bổ sung. Thêm nữa, khi một mặt hàng được bán, kho hàng
sẽ được thông báo tức thì để có thể nhanh chóng thay thế chính xác mặt hàng đó. Tất cả
những điều trên đều nhằm đảm bảo hàng hoá tại ZARA luôn có mặt đúng lúc và công
sức của khách hàng không bị lãng phí.
Với vai trò này, công nghệ RFID đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện và
tối ưu hoá quy trình quản lý tồn kho của ZARA.
Trong năm 2014 (năm công bố sử dụng RFID), ZARA đã thu về doanh số 19,7 tỷ
USD, chỉ sau H&M (20,2 tỷ USD) một chút nhưng đã vượt mặt rất nhiều thương hiệu
lớn như Uniqlo và GAP. Doanh số bán cũng liên tục tăng trưởng với doanh thu riêng
quý đầu năm 2015 đã tăng 17% so với cùng kỳ 2014.
2.2.6.2. RFID và Mã vạch (Barcode)
Bảng 2.1. So sánh giữa RFID và Barcode
RFID Barcode
Có thể quét nhiều đối tượng riêng lẻ cùng một lúc
Đòi hỏi ánh sáng trực tiếp để quét
mà không cần ánh sáng trực tiếp
Có thể scan trong tầm xa lên đến 10m Chỉ có thể quét mã trong cự ly gần
Dữ liệu có thể được cập nhật theo thời gian thực Dữ liệu chỉ có thể đọc và không được thay
(real-time) đổi
Có thể đọc một thẻ trong vòng 100 mili giây Có thể đọc một mã trong vòng nửa giây
Quản lý tồn kho chính xác và nhanh chóng Phụ thuộc vào kiểm kê thủ công
Giảm sai sót và mất mát hàng hoá đáng kể Dễ mắc lỗi trong quá trình số đếm hàng hoá
Tăng hiệu suất làm việc, tiết kiệm thời gian và chi
Yêu cầu nhiều nguồn lực và thời gian
phí

9
NHÓM 8 QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG – Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG III
KẾT LUẬN
3.1. Kết Luận
Có rất nhiều công việc cần con người thực hiện đã được giảm thiểu và thay thế
bằng việc ứng dụng công nghệ RFID. Công nghệ này có thể mang lại hiệu quả như sau:
- Trong quản lý kho: Hệ thống RFID được dùng để phân loại vật tư hay sản phẩm
có trong kho bằng việc ứng dụng hệ thống tag RFID gắn lên từng vật tư và thiết bị đọc
thẻ RFID. Các thông tin, dữ liệu thực tế của kho như số lượng, vị trí, phân loại hàng sẽ
được thu thập thông qua hệ thống RFID này, lưu trữ và cho hiển thị tại máy chủ của kho
để quản lý. Nhờ đó, các thao tác như nhập hay xuất kho cũng được kiểm soát nhanh và
hiệu quả cao hơn.
- Trong sản xuất: Hệ thống RFID được sử dụng thay thế cho thẻ Kanban để tối ưu
dây chuyền sản xuất, xác định các bán thành phẩm đó đang được gia công đến công
đoạn nào, kiểm soát tốt nhất thời gian thực hiện. Nhờ việc kiểm soát này mà bạn có thể
hạn chế các lỗi phát sinh và ngăn chặn sự tồn đọng của bán thành phẩm trên dây chuyền
sản xuất.
- Trong việc bảo quản sản phẩm, hàng hóa: Được theo dõi bằng RFID có thể giúp
chúng ta nắm được nhiệt độ, độ ẩm của sản phẩm và điều chỉnh để phù hợp.
Mục tiêu của công nghệ RFID là cung cấp một phương pháp hiệu quả để nhận
diện và theo dõi các đối tượng thông qua việc sử dụng sóng vô tuyến, nâng cao hiệu
quả quản lý hàng hóa, tăng cường khả năng theo dõi và cải thiện trải nghiệm khách
hàng. Công nghệ này có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như bán lẻ, sản xuất và
vận chuyển để tạo ra các ứng dụng hiệu quả và cải thiện quy trình kinh doanh.
Việc quản lý tồn kho bằng công nghệ RFID của ZARA mang lại nhiều lợi ích
quan trọng cho chính bản thân công ty này. Không chỉ giúp tăng đáng kể sự chính xác
và tốc độ trong việc kiểm tra tồn kho, giảm thiểu lỗi trong quá trình kiểm kê và tối ưu
hóa quy trình đặt hàng và phân phối, RFID còn giúp ZARA ngăn chặn đánh cắp và
mất mát hàng hóa, tích hợp và quản lý dữ liệu tồn kho một cách hiệu quả. Nhờ vào
công nghệ RFID, ZARA có thể cải thiện hiệu suất quản lý tồn kho và tăng cường sự
an ninh trong quá trình vận hành kho hàng.
Khi áp dụng công nghệ này, ZARA đã đạt được một số lợi ích như sau:
- Không cần thiết lập đường ngắm để quét mã, giảm thiểu thời gian đọc mã do
không có lo ngại về việc nhãn mã vạch bị che hoặc hư hỏng.
- Dễ dàng ghi lại hoặc sửa đổi dữ liệu thẻ, đối với các ứng dụng trong đó thẻ di
chuyển bằng thùng hoặc thùng chứa thay vì với một bộ phận hoặc sản phẩm cụ thể, việc

10
NHÓM 8 QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG – Đại học Cần Thơ

có thể linh hoạt sửa đổi dữ liệu trên sàn của cửa hàng có thể làm cho thẻ hữu ích hơn để
theo dõi trong các hoạt động sản xuất có tính năng động cao.
- Theo dõi các container, pallet và các tài sản đắt tiền khác, tăng khả năng truy xuất
nguồn gốc của cả vật chứa và nội dung của nó.
- Việc quét mã để theo dõi hàng hóa, kiểm đếm tồn kho có thể được tự động hóa
và diễn ra thường xuyên hơn phương thức thủ công, cung cấp khả năng hiển thị chi tiết
hơn về hoạt động sản xuất thông qua cập nhật thời gian thực, giúp giảm chi phí lao động
đắt đỏ, với số lượng nhân viên tối thiểu.
- Phần cứng RFID có xu hướng đi kèm với chi phí thấp hơn và nhiều thiết bị cầm
tay hiện tại của bạn (chẳng hạn như Zebra MC67) có thể được trang bị xe trượt RFID
(như RFD5500) có chức năng chụp dữ liệu kép.
Công nghệ RFID trong quản lý tồn kho có thể mang lại nhiều lợi ích cho ZARA
thông qua việc cải thiện quy trình vận hành, tăng cường quản lý tồn kho và nâng cao
chất lượng dịch vụ. Có thể thấy, RFID mang lại vô số lợi ích và được ứng dụng rất nhiều
trong sản xuất, thương mại và nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Với thời đại công
nghệ 4.0 như hiện nay, hứa hẹn công nghệ RFID sẽ ngày một hoàn thiện và phổ biến
hơn nữa. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ này cũng không hề đơn giản, bất kỳ một
doanh nghiệp nào cũng cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng để mang lại hiệu quả cao và chi phí
tối ưu nhất.
3.2. Những điểm hạn chế
Mặc dù quản lý tồn kho bằng công nghệ RFID mang lại nhiều lợi ích, nhưng bên
cạnh đó cũng tồn tại một số hạn chế cần được lưu ý. Dưới đây là một số hạn chế tiêu
biểu:
3.2.1. Chi phí
Để triển khai hệ thống RFID, doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản phí không nhỏ
để mua sắm thiết bị phù hợp, trực tiếp tạo ra chi phí ban đầu lớn, gây áp lực tài chính
nặng nề cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa.
Dù RFID đã xuất hiện từ những năm 1970, nhưng chi phí cao đã luôn là một rào
cản hạn chế sự phổ biến rộng rãi của công nghệ này. Ngày nay, mặc dù chi phí đã giảm
dần, nhưng hệ thống RFID vẫn đắt đỏ hơn các hệ thống khác khá nhiều.
3.2.2. Độ phức tạp
Quá trình triển khai và cài đặt hệ thống RFID tương đối phức tạp, đòi hỏi kiến
thức kỹ thuật và đào tạo chuyên môn cho nhân viên, gián tiếp tạo ra một khoản chi
phí không nhỏ và tiêu tốn lượng lớn thời gian.
Nếu việc triển khai không được thực hiện đúng cách hay việc đào tạo nhân viên
không tốt, có thể gây ra sự cố hoặc hiệu suất không cao, làm lãng phí nguồn lực.

11
NHÓM 8 QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG – Đại học Cần Thơ

3.2.3. Khả năng tương thích


RFID có thể không hoàn toàn tương thích với các hệ thống quản lý tồn kho hiện
có. Việc tích hợp các hệ thống trong công ty lại với nhau có thể đòi hỏi quá trình cũng
như công sức đáng kể để thực hiện.
Ngoài ra, bất chấp độ tin cậy cao của mình, hệ thống RFID vẫn có thể gặp sự cố.
Mặc dù đầu đọc có thể quét qua hầu hết các vật liệu phi kim loại, nhưng chúng lại gặp
những vấn đề với kim loại, chất lỏng và hóa chất.
Bên cạnh đó, RFID giúp chúng ta có thể quét được nhiều đối tượng trong cùng một
phạm vi, nhưng cũng đi kèm với các vấn đề có thể gây ra trục trặc. Nếu người đọc nhận
tín hiệu từ nhiều thẻ một lúc có thể xảy ra tình trạng xung đột thẻ. Sự va chạm của đầu
đọc có thể là một vấn đề nếu hai đầu đọc gây nhiễu tín hiệu của nhau ảnh hưởng đến độ
chính xác của dữ liệu tồn kho.
3.2.4. Bảo mật
Dù có tính bảo mật tương đối cao, nhưng RFID vẫn có những lỗ hổng k ỹ thuật
để có thể dễ dàng bị tấn công và xâm nhập bởi các kẻ xấu với mục đích truy cập và
chỉnh sửa thông tin, gây bất lợi cho doanh nghiệp. Việc triển khai các biện pháp bảo
mật phù hợp là cần thiết để tránh các rủi ro này.
Một vấn đề bảo mật mà RFID đang thật sự phải đối mặt là các thiết bị trái phép có
thể đọc, thay đổi dữ liệu trên thẻ và đánh cắp các thông tin cá nhân quan trọng như thẻ
ngân hàng, thẻ vay nợ từ các giao dịch với RFID để trục lợi mà người sở hữu không
biết.
3.2.5. Xử lí dữ liệu
Công nghệ RFID cung cấp lượng thông tin với độ chính xác gấp nhiều lần mã
vạch, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp trong việc sở hữu hệ thống
xử lý thông tin mạnh mẽ để biến những số liệu phức tạp kia thành điểm mạnh và cơ hội
trong kinh doanh.
Trong hoàn cảnh trái ngược, RFID có thể trở thành một rắc rối lớn khi đưa quá
nhiều thông tin về máy chủ doanh nghiệp, khiến nó chìm trong mớ thông tin hỗn độn
không cần thiết.
3.2.6. Hầu hết các đối tác thương mại không sử dụng RFID
Để có được lợi ích đầy đủ của RFID trong sản xuất, các nhà cung cấp và người
tiêu dùng sẽ cần khả năng gắn thẻ hàng hóa hoặc đọc thẻ RFID trong cơ sở của riêng
họ. Nếu không có sự tham gia của các đối tác (phải trả một số chi phí nhất định), sẽ có
khoảng trống trong tầm nhìn.
Bên cạnh đó, đòi hỏi sự đổi mới, học hỏi mới cũng như kiến thức và trình độ
phù hợp cho đội ngũ nhân viên để có thể đáp ứng được công nghệ mới, tiên tiến cùng

12
NHÓM 8 QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG – Đại học Cần Thơ

với đó là sự tiến bộ, phát triển nhanh chóng của thương hiệu thời trang ZARA. Tuy
nhiên, với sự đầu tư và quản lý một cách đúng đắn, hợp lý và hiệu quả, những hạn
chế này có thể được giảm thiểu và ZARA cũng đã chứng minh được sự thành công
trong việc áp dụng công nghệ RFID vào quản lý tồn kho của mình.
3.3. Những chiến lược áp dụng cùng RFID
Với vị thế là đế chế “thời trang nhanh” lớn nhất thế giới, có rất nhiều yếu tố đã góp
phần ảnh hưởng đến địa vị và xu hướng phát triển của ZARA, nhưng việc xác định trải
nghiệm khách hàng là tiêu chí hàng đầu và luôn tiến hành thực hiện mọi quyết định
theo những mục tiêu ban đầu được đề ra đã giúp ZARA đạt được những thành công
lớn bằng việc áp dụng những chiến lược một cách cụ thể, rõ ràng và hiệu quả.
Sau đây là những chiến lược ZARA đã sử dụng để nhằm đạt được mục tiêu cốt
lõi đã đặt ra:
3.3.1. Chiến lược định vị khách hàng
Chiến lược định vị khách hàng của ZARA nhắm vào phần lớn giới trẻ, đặc biệt là
phụ nữ. Ngoài ra, nam giới chiếm một phân khúc nhỏ hơn trong chiến lược và phân khúc
còn lại là dành cho thời trang trẻ em.
Với phân khúc khách hàng trên, ZARA xác định đây là lượng khách hàng tiềm
năng, đông đảo với mong muốn nhận được những sản phẩm tốt nhất với giá cả hợp lý
nhất và cũng phải hợp thời trang.
Nắm bắt được nhu cầu khách hàng, chiến lược của ZARA đã nhắm mục tiêu vào
yếu tố này và sản xuất các thiết kế hợp thời trang và có giá thành thấp. Điều đó không
đồng nghĩa với việc ZARA sử dụng các thành phần không đạt chuẩn về chất lượng.
3.3.2. Chiến lược marketing của ZARA là bắt kịp hot trend
Mục tiêu của ZARA là bắt kịp các xu hướng thời trang mới nhất trên thế giới, đồng
thời tạo ra những sản phẩm chất lượng cao nhưng giá cả phải chăng. ZARA nhanh chóng
xác định xu hướng mới nhất về thời trang và đưa chúng đến các cửa hàng với giá cả hợp
lý.
Tuy nhiên, các sản phẩm có thể khác biệt ở các thị trường khác, bởi vì ZARA thực
hiện nghiên cứu của mình trước khi phát hành sản phẩm trên một thị trường cụ thể trên
toàn thế giới. Nó bán các sản phẩm phù hợp với văn hóa của từng thị trường.
Điều này làm cho ZARA được biết đến với những thiết kế thời trang mới nhất và
bắt kịp mọi xu hướng trên thế giới với mức giá hợp lý nhất. Và đây chính là chiến lược
của ZARA hiệu quả nhất, khách hàng luôn quan tâm đến sản phẩm của ZARA như quan
tâm đến thời trang thế giới.

13
NHÓM 8 QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG – Đại học Cần Thơ

3.3.3. Chiến lược định giá


Chiến lược định giá của ZARA tập trung vào người mua sắm ở phân khúc trung
bình. Các sản phẩm của ZARA có giá hợp lý để phục vụ cho những người tiêu dùng
quan tâm đến đến thời trang hợp thời nhưng giá không ở mức cao.
Chiến lược định giá đã giúp ZARA giải quyết nhu cầu của phân khúc người tiêu
dùng rất lớn. Loại chiến lược định giá này của ZARA cũng đã giúp tạo ra một hình ảnh
thương hiệu độc đáo và phát triển thị phần nhanh hơn.
Tuy nhiên, dù mức giá cao hay trung bình ZARA vẫn định giá sản phẩm của mình
là của một thương hiệu cao cấp. Một số cửa hàng ZARA có thể có giá cả khá cao trong
khi những cửa hàng khác sẽ có giá cả phải chăng. Nhưng ZARA vẫn cho sản phẩm của
mình là một sản phẩm cao cấp.
3.3.4. Chiến lược Marketing của ZARA là “Không đầu tư vào quảng cáo”
Chúng ta sẽ ít khi thấy những quảng cáo của Zara trên TV hay Internet bởi vì chiến
lược marketing của ZARA là “không đầu tư vào marketing”.
Thay vì số tiền dùng để quảng cáo, ZARA sẽ sử dụng cho việc khai thác thị trường
mới và mở các cửa hàng. Mở càng nhiều cửa hàng càng phủ sóng thương hiệu, khách
hàng sẽ càng biết đến ZARA nhiều hơn.
ZARA luôn lựa chọn những khu vực trung tâm trong những thành phố lớn để bày
những sản phẩm đẹp nhất qua cửa kính còn bên trong được trưng bày một cách tinh vi.
Chính vì vậy, để tìm được địa điểm mở cửa hàng ZARA không phải việc đơn giản. Đó
là một quá trình cần rất nhiều yếu tố như kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến vị trí,
hình ảnh, thiết kế cửa kính và nội thất. Inditex đã dành cả một đội thiết kế và kiến trúc
sư riêng để đảm nhận việc này.
3.3.5. Chiến lược Marketing của ZARA luôn luôn tạo sự khan hiếm cho sản
phẩm
Các sản phẩm của ZARA luôn giới hạn cho mỗi kiểu dáng, số lượng ít so với dự
đoán nhu cầu của thị trường tạo được sự khan hiếm mẫu quần áo đó. Đặc thù của ngành
thời trang càng hiếm càng quý, ZARA vô tình làm cho khách hàng “khao khát” các sản
phẩm của mình. Giá thành sản phẩm cũng không quá đắt khiến nhu cầu càng dễ thỏa
mãn khách hàng hơn.
Mặc dù, khan hiếm về số lượng nhưng ZARA lại đầu tư phong phú cho các dạng
sản phẩm, mẫu mã thời trang của mình. Thay vì sản xuất nhiều hàng cho cùng một mẫu
mã, ZARA tập trung vào giảm thiểu số lượng và sáng tạo mẫu mã. Nhờ đó, khi có một
mẫu hết hàng thì vẫn còn đầy mẫu khác đang được chờ để tung ra. Và khách hàng khi
có nhiều sự lựa chọn thì tỉ lệ mua hàng của họ cũng cao hơn rất nhiều. Kết quả là khách
hàng sẽ luôn mua hàng dù ít dù nhiều và ZARA luôn bán được hàng không quần thì áo.

14
NHÓM 8 QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG – Đại học Cần Thơ

Đây là những chiến lược của “ông hoàng” ZARA trong suốt hành trình khẳng định
vị trí của mình trong ngành thời trang trên thế giới. Bên cạnh các thương hiệu đình đám
khác như H&M, Uniqlo,… ZARA vẫn luôn là thương hiệu hàng đầu được người tiêu
dùng tin tưởng và sử dụng bởi vì chất lượng sản phẩm cũng như giá thành hợp lý.

15
NHÓM 8 QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG – Đại học Cần Thơ

TÀI LIỆU THAM KHẢO


https://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-nghien-cuu-va-ung-dung-rfid-vao-thuc-te-91638/
https://egoexpress.vn/phan-tich-mo-hinh-chuoi-cung-ung-cua-zara/
https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-cong-nghe-buu-chinh-vien-thong/he-
thong-thong-tin/phan-tich-he-thong-thong-tin-ve-chuoi-cung-ung-cua-zara-bai-tap-
lon-mon-he-thong-thong-tin/27089723
https://egoexpress.vn/phan-tich-mo-hinh-chuoi-cung-ung-cua-zara/
https://namvietbarcode.com/uu-diem-va-nhuoc-diem-cua-rfid-trong-san-xuat/
https://eparking.vn/cong-nghe-rfid-la-gi/
https://viindoo.com/vi/blog/quan-tri-doanh-nghiep-3/rfid-trong-quan-ly-kho-851
https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/324269-Cac-chien-luoc-cua-ong-
hoang-Zara-cung-voi-cac-nguyen-tac-
vang#:~:text=M%E1%BB%A5c%20ti%C3%AAu%20c%E1%BB%A7a%20Zara%20
l%C3%A0,v%E1%BB%9Bi%20gi%C3%A1%20c%E1%BA%A3%20h%E1%BB%A
3p%20l%C3%BD
https://vn.investing.com/equities/zara-investmen-financial-
summary?utm_source=google&utm_medium=cpc&utm_campaign=20384481001&ut
m_content=666088763479&utm_term=dsa-
2090238133162_&GL_Ad_ID=666088763479&GL_Campaign_ID=20384481001&I
SP=1&npl=1&gclid=CjwKCAjwnOipBhBQEiwACyGLuindvrjUQGO3AThjph1YZO
IvTLRf6ySyZMgubx3kpjsUwP6ui8gs2BoCmtYQAvD_BwE
https://www.linkedin.com/pulse/zara-fast-fashion-rfid-nirmalya-kumar
https://rfidsolution.com.vn/ung-dung-cua-rfid/rfid-trong-nganh-quan-ao-no-hoat-dong-
nhu-the-nao
https://logisall.com.vn/ung-dung-cua-rfid-trong-viec-kiem-soat-hang-hoa-ton-kho
https://anninhso.com/ung-dung-cong-nghe-rfdi-trong-quan-ly-ban-le/
https://new-ocean.com.vn/article/cong-nghe-rfid/
http://digimind.vn/-chung-toi-khong-tin-cua-hang-vat-ly-se-chet-ong-chu-zara-khang-
dinh-ve-tuong-lai-nganh-ban-le-3425142
https://www.agtek.org.vn/ContentDetail/Tin-Tuc/296-38450/cac-thuong-hieu-ap-dung-
cac-chien-luoc-da-kenh-de-cai-thien-trai-nghiem-cua-khach-hang-tang-loi-nhuan
https://www.mordorintelligence.com/vi/industry-reports/global-rfid-market
http://www.rfidworld.vn/ung-dung-cong-nghe-rfid-trong-linh-vuc-thoi-trang/

16

You might also like