Chương 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng
dẫn là PGS.TS…… Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số
liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác
giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Nếu có bất cứ
vấn đề liên quan đến gian lận trong bài luận văn này thì tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về mọi hình thức kỷ luật theo quy định của nhà trường
Chương 1- Giới thiệu tổng quan về Đơn vị thực tập
1Quá trình thành lập hệ thống Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Hà Nội.

- Tên đầy đủ: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Hà Nội.
- Tên viết tắt: SHB
- Website: https://www.shb.com.vn
- Giấy phép thành lập: 1764/QÐ-NHNN
- Giấy phép kinh doanh: 0103026080
- Mã số thuế: 1800278630
- Mục tiêu và tầm nhìn: SHB đặt mục tiêu đến năm 2027 sẽ trở thành ngân hàng đứng
thứ nhất về hiệu quả, áp dụng các công nghệ hiện đại hàng đầu và trở thành ngân
hàng số được khách hàng yêu thích nhất trong các ngân hàng thương mại tại Việt
Nam. Đến năm 2035, SHB sẽ trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại trong Top đầu của
khu vực.
- Triết lý kinh doanh: Với sứ mệnh và tâm thế của một ngân hàng thương mại Top đầu
SHB luôn thể hiện “khát vọng dẫn đầu” với tôn chỉ “Phụng sự từ Tâm”.
- Với phương châm “Lấy khách hàng làm trọng tâm”, SHB không ngừng cải tổ mạnh
mẽ, đổi mới mô hình kinh doanh, chú trọng chuyển đổi số, cải tiến quy trình, thủ tục
nhanh gọn, tối giản nhằm mang tới cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ chất
lượng tốt nhất, đồng thời gia tăng tối đa lợi ích cho các khách hàng. Đồng thời, SHB
tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển khách hàng chuỗi giá trị, đem lại hiệu quả cao
và phù hợp với tiềm năng của vùng miền, địa bàn, trong đó tập trung phát triển khách
hàng mới, chú trọng phát triển phân khúc khách hàng mục tiêu, tệp khách hàng
truyền thống, khách hàng đa ngành, khai thác hệ sinh thái khách hàng…
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) được thành lập ngày 13/11/1993 và
chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm 2009. SHB hiện
có 10.269 CBNV, 569 điểm giao dịch trong và ngoài nước, phục vụ hơn 5 triệu
khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và kết nối tới 500 ngân hàng đại lý trên khắp các
châu lục.
- Tính đến hết quý III/2023, lợi nhuận trước thuế SHB hoàn thành 80% kế hoạch Đại
hội đồng cổ đông giao. Tổng tài sản cán mốc 596 nghìn tỷ đồng, tăng 8,13% so với
đầu năm. Huy động vốn thị trường 1 đạt gần 475 nghìn tỷ đồng. Vốn tự có theo Basel
II đạt 67.801 tỷ đồng, dư nợ cấp tín dụng đạt 430 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với
cuối năm 2022.
- Trong quý III/2023, SHB đã phát hành hơn 552 triệu cổ phiếu chia cổ tức năm 2022
bằng cổ phiếu với tỷ lệ 18%, qua đó tăng vốn điều lệ lên 36.194 tỷ đồng, đứng trong
Top 4 ngân hàng thương mại tư nhân lớn nhất hệ thống. SHB tiếp tục xây dựng chiến
lược phát triển khách hàng chuỗi giá trị, đem lại hiệu quả cao và phù hợp với tiềm
năng của vùng miền, địa bàn, trong đó tập trung phát triển khách hàng mới, chú trọng
phát triển phân khúc khách hàng mục tiêu, tệp khách hàng truyền thống, khách hàng
đa ngành, khai thác hệ sinh thái khách hàng…
- SHB hiện đứng trong Top 5 Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, Top 10 Ngân
hàng Thương mại cổ phần uy tín nhất Việt Nam, Top 50 Doanh nghiệp xuất sắc nhất
Việt Nam, Top 100 Ngân hàng khu vực ASEAN, Top 500 ngân hàng có giá trị
thương hiệu lớn nhất toàn cầu và là 1 trong 10 tổ chức tín dụng có tầm ảnh hưởng
quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam… SHB vinh dự được trao tặng Huân
chương lao động Hạng Nhì (Lần thứ 2), Huân chương lao động Hạng Ba và rất nhiều
cờ, Bằng khen, Giấy khen của Chính Phủ, các Bộ, Ngành, Đoàn thể và các Giải
thưởng cao quý khác..
2Giới thiệu Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Hà Nội - Chi nhánh
Đà Nẵng

2.1 Quá trình thành lập

- Ngân hàng SHB chi nhánh Đà Nẵng được thành lập và cấp giấy hoạt động theo
quyết định số 138/QĐ-NHNN ngày 15/01/2007 và được chính thức đi vào hoạt động
ngày 06/02/2007
- Nằm ở vị trí: 06 Nguyễn Văn Linh, Nam Dương, Hải Châu, Đà Nẵng
- Hiện tại có hơn 110 Cán bộ nhân viên
- Tính đến nay ngân hàng hoạt động được hơn 15 năm, đạt được nhiều thành tựu đáng
kể với 8 phòng giao dịch trên thành phố:

+ PGD Núi Thành


+ PGD Thanh Bình
+ PGD Hòa Xuân
+ PGD Hòa Cường
+ PGD Tây Đà Nẵng
+ PGD Thanh Khê
+ PGD Hòa Khánh
+ PGD Sông Hàn

- Với phương châm “Lấy khách hàng làm trọng tâm”, SHB không ngừng phát triển
mạnh mẽ, đổi mới mô hình kinh doanh, chú trọng chuyển đổi số, cải tiến quy trình,
thủ tục nhanh gọn, tối giản nhằm mang tới cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ
chất lượng, đa dạng, đồng thời gia tăng tối đa lợi ích cho các khách hàng.

2.2Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội Chi nhánh Đà
Nẵng

2.2.1Cơ cấu bộ máy tổ chức chung của ngân hàng SHB


giám đốc

PGĐ Doanh Phó giám đốc


PGĐ Cá nhân
Nghiệp vận hành

phòng khách
phòng khách
hàng doanh phòng ngân quỹ
hàng cá nhân
nghiệp

phòng dịch vụ phòng hành


khách hàng chính tổng hợp

8 phòng giao phòng thẩm


dịch định

phòng hỗ trợ tín


dụng

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức chung của ngân hàng SHB

2.2.2Thực trạng bộ máy tổ chức tại SHB - chi nhánh Đà Nẵng

Thực trạng tại chi nhánh ngân hàng SHB Đà Nẵng: Hiện tại ngân hàng SHB
không có PGĐ phụ trách vận hành và PGĐ phụ trách KHDN; các phòng thẩm định và
phòng hỗ trợ tín dụng được quản lý bởi PGĐ phụ trách Cá nhân. Các phòng KHDN, ngân
quỹ, hành chính tổng hợp được quản lý bởi Giám Đốc Chi nhánh.
3.Giới thiệu Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Hà Nội - Chi nhánh Đà Nẵng-
PGD NÚI THÀNH
3.1 Quá trình hình thành và phát triển của SHB-PGD Núi Thành
SHB PGD Núi Thành trước đây là Quỹ Tiết kiệm SHB Núi Thành được thành lập vào
ngày 15/01/2011 theo Quyết định số 13/QĐ-HĐQT ngày 15/01/2011, địa chỉ trụ sở đặt
tại 59 Núi Thành, Phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Quỹ
Tiết kiệm được chuyển đổi mô hình sang PDG từ ngày 08/02/2011 theo Quyết định
116/QĐ-HD9QT2 ngày 16/02/201. Hiện tại PGD hoạt động theo cơ cấu tổ chức bộ máy
tại Quyết định 286/QĐ-HĐQT ngày 20/08/2014 ban hành Quy định mô hình tổ chức hoạt
động PGD SHB.
3.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh
Hiện nay tại ngân hàng SHB-chi nhánh Đà Nẵng-PGD Núi Thành gồm có 10 người trong đó có: 1 giám
đốc, 3 nhân viên phòng dịch vụ khách hàng, 2 nhân viên khách hàng cá nhân, 2 nhân viên khách hàng
doanh nghiệp cùng với 2 nhân viên bảo vệ.

Giám đốc

Phòng dịch vụ Phòng khách hàng Phòng Khách hàng


Khách hàng cá nhân doanh nghiệp
* Li P ÿ ӕF

Chuyên viên DVKH Chuyên viên QHKH Chuyên viên


CN QHKH DN
3KzQJ GӏFKYө 3KzQJ NKi FKKj QJ 3KzQJ . Ki FKKj QJ
. Ki FKKj QJ Fi QKkQ GRDQKQJ KLӋS

&KX\ r QYLr Q ' 9 . + &KX\ r QYLr Q &KX\ r QYLr Q


4 + . + &1 4 +. +' 1

Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của SHB – PGD Núi Thành


3.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc
Phụ trách điều hành các công việc sau:

 Tổ chức thực hiện và quản lý toàn bộ hoạt động của Phòng Giao dịch bao gồm
công tác phát triển tín dụng, phát triển huy động, dịch vụ khách hàng

 Tham mưu giúp việc cho Giám đốc ĐVKD quản lý hoạt động của Phòng Giao
dịch để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành công tác kinh doanh tại ĐVKD
 Thực hiện các công việc khác theo phân công của Ban lãnh đạo Ngân hàng

Phòng dịch vụ khách hàng


Trực tiếp hạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính.
Quản lý các loại vốn, tài sản của ngân hàng, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán
kế toán, quyết toán và lập báo cáo quyết toán cung cấp cho nội bộ ngân hàng và các cấp
có thẩm quyền theo quy định.

Phòng khách hàng cá nhân


Thực hiện chăm sóc, tiếp thị, tư vấn cho KH cá nhân về các sản phẩm, dịch vụ.
Nắm bắt nhu cầu và đề xuất ý kiến về sử dụng dịch vụ ngân hàng của các KH. Nghiên
cứu, thiết lập các kênh phân phối, đánh giá hiệu quả, khả năng triển khai các kênh phân
phối sản phẩm dịch vụ tới KH.

Phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của ngân
hàng hiệu quả của từng sản phẩm dịch vụ dành cho KH cá nhân. Phản hồi của KH về sản
phẩm dịch vụ được cung cấp, đề xuất phương án cải tiến, nâng cao chất lượng hiệu quả
nhằm thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của KH.

Tham gia xây dựng chính sách KH và kế hoạch phát triển thị trường, phát triển
sản phẩm mới, hỗ trợ xây dựng chính sách sản phẩm dịch vụ; cơ chế, chính sách tín dụng
đối với KH.

Phòng khách hàng doanh nghiệp


Tiếp nhận và xử lý các đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng
khác tại SHB, thực hiện cấp các khoản tín dụng đã được ký kết với khách hàng, trình báo
cáo thẩm định tín dụng cho Giám đốc phê duyệt theo quy định. Tiếp cận và xây dựng mối
quan hệ với khách hàng doanh nghiệp nhằm tiếp thị, thu hút khách hàng sử dụng các sản
phẩm dịch vụ của SHB. Nhận diện và đánh giá được rủi ro khi cấp tín dụng, đề xuất được
biện pháp cấp tín dụng an toàn hiệu quả phù hợp với quy định về tín dụng/chính sách tín
dụng của SHB trong từng thời kỳ.
3.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB PGD Núi Thành từ 2021-2023
3.4.1 Tình hình huy động vốn

Nhằm đảm bảo cho sự tăng trưởng về nguồn vốn, thực hiện các chính sách của
ngân hàng SHB , ngân hàng luôn chú trọng công tác huy động vốn từ nền kinh tế và thị
trường liên ngân hàng, sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng
khách hàng cụ thể thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ nền kinh tế

Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế
Bảng 2.8 Cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế của ngân hàng SHB - PGD Núi
Thành giai đoạn 2021-2023
( ĐVT: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2021 2022 2023
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng vốn 403,2 100 458,6 100 784,7 100
huy động
Huy động 376,2 93,3 450,0 98,1 568,0 72,4
cá nhân
Huy động 1,9 216,8 27,6
27,0 6,7 8,6
TCKT
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)
Bảng 2.9 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn theo thành phần kinh tế của ngân hàng SHB -
PGD Núi Thành giai đoạn 2021-2023
( ĐVT: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Chênh lệch 2022/2021 Chênh lệch 2023/2022
Mức tăng Tốc độ (%) Mức tăng Tốc độ (%)
Tổng vốn 55,4 13,7 326,1 71,1
huy động
Huy động 73,8 19,6 118,0 26,22
cá nhân
Huy động -18,4 -68,15 208,2 2420,93%
TCKT
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)
Thông qua bảng số liệu trên ta nhìn thấy nguồn vốn huy động của khách hàng cá nhân
chiếm ưu thế hơn khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm trên 65% tổng nguồn vốn huy
động trong giai đoạn 2021-2023. Cụ thể là năm 2022 số tiền huy động từ dân cư là 450 tỷ
đồng chiếm 98,1% nguồn vốn huy động; sang năm 2023 số tiền này lại tiếp tục tăng lên
đạt 568 tỷ đồng chiếm 72,4% tổng vốn huy động. Có thể thấy rằng nguồn vốn huy động
được từ khu vực này tăng rất cao đặc biệt là trong năm 2023.
Bên cạnh đó nguồn vốn huy động từ các TCKT cũng chiếm tỷ trọng đáng kể. Năm 2021
vốn huy động từ các TCKT là 27 tỷ đồng chiếm 6,7% tổng vốn huy động. Năm 2022 vốn
huy động đạt 8,6 tỷ đồng giảm 18,4 tỷ đồng so với năm 2021 chiếm 68,15% tổng vốn huy
động. Tuy nhiên, năm 2023 tăng mạnh so với năm 2022 số lượng tăng là 208,2 triệu đồng
tỷ lệ tăng là 2420,93%.
3.4.2 Tình hình cho vay
Rủi ro tín dụng là vấn đề được Ngân hàng rất quan tâm bởi nó luôn tiềm ẩn trong hầu hết
các khoản tín dụng và ảnh hưởng tới hoạt dộng kinh doanh của Ngân hàng. Do việc thu
thập thông tin số liệu còn hạn chế, để dánh giá thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng,
bài báo cáo chỉ nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro tín dụng sau của Ngân
hàng
Nhóm chỉ tiêu về dư nợ tín dụng
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế SHB PGD Núi Thành
(Đơn vị: tỷ đồng)

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ
Số tiền Số tiền Số tiền
trọng(%) trọng(%) trọng(%)

Tổng dư nợ cho vay 235,6 100% 442,0 100% 174,3 100%

Cho vay cá nhân 155,6 66% 115,0 26% 121,4 70%

Cho vay TCKT 80,0 34% 327,0 74% 53,0 30%

(Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank PGD Bà Điểm)

Nhìn vào bảng trên ta thấy trong các năm 2021, 2023 dư nợ từ cho vay cá nhân chiếm tỷ
trọng rất cao từ 66% tới 70% còn cho vay TCKT chỉ chiếm từ 34% tới 30% trong tổng dư
nợ cho vay. Năm 2022, dư nợ cho vay của SHB, PGD Núi Thành là 442 tỷ đồng, tăng
206,4 tỷ đồng so với năm 2011 cho thấy tình hình khả quan của ngân hàng trong việc mở
rộng và phát triển cho vay, đặc biệt là cho vay đối với TCKT đạt 327 tỷ chiếm tỷ trọng
hơn 70% trong tổng dư nợ cho vay. Tuy nhiên năm 2023, cho vay TCKT giảm mạnh, đạt
53 tỷ đồng, chiếm 30% trong tổng dư nợ cho vay, do bối cảnh thị trường khó khăn. Do
vậy, ngân hàng cũng tiếp tục triển khai những chính sách giảm lãi suất hỗ trợ cho các
KHDN.

Nhóm chỉ tiêu về nợ xấu


 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ quá hạn tại Sacombank PGD Bà Điểm
(Đơn vị: Tỷ đồng)

Tiêu chuẩn
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 quốc tế

Tổng dư nợ 235,6 442,0 174,3

Nợ quá hạn 4,6 6,6 13,1

Nợ xấu 1,7 1,3 5,6

Nợ quá hạn/ tổng dư nợ <1,96% <1,50% <7,49% ≤ 3%

Nợ xấu/ Tổng dư nợ <0,74% <0,30% <3,19% ≤ 5%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)

Nhìn chung, nợ xấu và nợ quá hạn tăng giảm thất thường qua các năm. Tỷ lệ nợ quá hạn
tăng lên. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ lại giảm từ năm 2021-2022 và tăng
mạnh vào năm 2023.
Nợ xấu đối với các ngân hàng là khoản tiền cho khách hàng mà khó thu hồi lại được có
thể là do khách hàng làm ăn thua lỗ dẫ tới phá sản khó có thể hoàn trả khoản vay cho
ngân hàng. Ba năm qua tình hình lãi suất huy động có nhiều biến động không thể lường
trước được. Nợ xấu có sự giảm nhẹ vào năm 2022. Trong năm 2023 cho thấy, tổng nợ
xấu đạt 5,6 tỷ đồng, tăng 330.8% so với năm 2022. Nguyên nhân khiến nợ xấu tăng là
trong năm 2023 nhiều doanh nghiệp đang chịu những tác động bất lợi từ môi trường bên
ngoài, làm suy giảm khả năng trả các khoản nợ quá hạn của các hộ gia đình và doanh
nghiệp.
Ta có thể dễ dàng nhận thấy mức chênh lệch giữa các tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
vào năm 2023 lớn hơn gấp 2 lần, còn tỷ lệ nợ xấu có tăng nhưng vẫn nằm trong tầm kiếm
soát. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng vẫn ở mức thấp mà tỷ lệ các khoản nợ
quá hạn và nợ xấu tăng lên đặt ra thách thức lớn cho ngân hàng trong tương lai tới.

1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh


Chỉ tiêu Năm Chênh lệch Chênh lệch
2022/2021 2023/2022
2021 2022 2023 Mức Tốc độ Mức Tốc độ
tăng (%) tăng (%)
Doanh thu 10,9 15,8 13,7 4,9 45 -2,1 -13,3
Chi phí 3,4 4,5 5,5 1,1 32,4 1 29,4
Lợi nhuận 6,2 8,8 8,1 2,6 42 -0,7 -11,3
trước thuế

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)

Tổng doanh thu của PGD đã có sự biến động qua các năm. Trong năm 2021, tổng doanh
thu đạt mức 10,9 tỷ đồng. Trong năm 2022, doanh thu tăng lên 15,8 tỷ đồng, cho thấy sự
phục hồi sau đại dịch. Tuy nhiên, trong năm 2023, tổng doanh thu giảm xuống còn 13,7
tỷ đồng.

Tổng chi phí của PGD từ năm 2021 đến năm 2023, nhìn chung đều tăng. Trong năm
2022 tăng từ 3,4 tỷ đồng lên 4,5 tỷ đồng. Trong năm 2023, chi phí tăng lên 5,5 tỷ đồng,
có thể là do các yếu tố như mở rộng hoạt động và đầu tư. Bên cạnh đó, trong năm 2023,
tổng doanh thu giảm nhưng tổng chi phí vẫn tăng, do bối cảnh khó khăn chung của nền
kinh tế buộc ngân hàng phải tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.

Lợi nhuận của PGD đã có sự biến động đáng kể qua các năm. Từ năm 2021 đến năm
2022, lợi nhuận tăng mạnh từ 6,2 tỷ đồng lên 8,8 tỷ đồng cho thấy sự khôi phục sau đại
dịch. Tuy nhiên, năm 2023 giảm nhẹ còn 8,1 tỷ đồng, phản ánh khó khăn chung của nền
kinh tế.
Tổng doanh thu và lợi nhuận đã giảm trong năm 2023, tổng chi phí cũng có sự tăng và
cần được quản lý cẩn thận. Việc tiếp tục quan sát và phân tích sẽ giúp SHB-PGD thích
nghi và tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh trong tương lai.

Chương 2- Giới thiệu sản phẩm dịch vụ của SHB-PGD Núi Thành
2.1 Giới thiệu bộ phận thực tập
Bộ phận: Phòng Khách hàng cá nhân
Đây là bộ phận tập trung vào “giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của NH đến KH như:
thẻ tín dụng, vay SXKD, vay tiêu dùng, vay mua ô tô, nhà ở”,… Nhiệm vụ của phòng là
phải hiểu và nắm bắt nhu cầu của KH để tư vấn các sản phẩm phù hợp nhằm giúp cho
NH đạt được chỉ tiêu.. Khi KH có nhu cầu mở thẻ tín dụng để thanh toán hoặc chi tiêu thì
CVKH cần thu thập các thông tin cơ bản củaKH như sao kê lương, BHYT, BHXH”,… để
chứng minh thu nhập và lấy đó làm căn cứ để cấp hạn mức và lãi suất phù hợp với tình
hình tài chính của KH.

2.2 Mô tả về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng


(Những minh chứng kèm theo về các sản phẩm, dịch vụ và nghiệp vụ liên
quan (mẫu biểu chứng từ, sơ đồ quy trình, văn bản hướng dẫn v.v….)
SHB triển khai rất nhiều sản phẩm dịch vụ, đánh vào nhiều phân khúc tầng lớp khách
hàng. Tuy nhiên, một số sản phẩm chính trong hoạt động cấp tín dụng khách hàng cá
nhân tại SHB – PGD Núi Thành bao gồm: sản phẩm cho vay mua nhà đất; sản phẩm
SHB Mobile; Sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa; sản phẩm
2.2.1 Sản phẩm cho vay mua nhà đất
Mô tả sản phẩm: Là sản phẩm cho vay đáp ứng nhu cầu xây dựng, mua nhà ở, nhận
quyền sử dụng đất.
Lợi ích:
 Vay mua nhà/nền nhà đã có đầy đủ giấy tờ sở hữu hợp pháp
 Tài sản đảm bảo đa dạng, được nhận chính căn nhà dự định mua làm tài sản đảm bảo
 Tài trợ tối đa 90% giá trị căn nhà dự định mua
 Lãi suất cạnh tranh tính trên dư nợ thực tế
 Thủ tục đơn giản, nhanh gọn, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình
Đặc điểm:
 Loại tiền cho vay: VNĐ
 Số tiền vay/TSBĐ tới 80% giá trị TSBĐ với TSBĐ là BĐS
 Thời hạn tối đa 25 năm
 Phương thức trả nợ linh hoạt
Đối tượng và điều kiện:
 Có thu nhập hợp pháp, ổn định và chứng minh được khả năng trả nợ
 Có tài sản đảm bảo cho khoản vay
2.2.2 Sản phẩm SHB Mobile

Mô tả sản phẩm: Mobile banking SHB (SHB Mobile) được biết đến là một dịch vụ ngân hàng
điện tử trên điện thoại do ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cung cấp, giúp mọi khách
hàng có thể kiểm tra thông tin tài khoản, chuyển khoản, thanh toán các hóa đơn trực tuyến chỉ
bằng một chiếc điện thoại có kết nối Internet.

Hình thức thanh toán trực tuyến bằng điện thoại của SHB dễ dàng sử dụng, khách hàng thực hiện
thao tác một cách nhanh chóng, không phải mất thời gian, công sức ra cây ATM, hay địa điểm
giao dịch SHB.

Lợi ích:

 Truy vấn thông tin tài khoản tiền gửi, tiền vay, thẻ
 Chuyển khoản trong và ngoài SHB
 Chuyển khoản liên ngân hàng 24/7 qua số Thẻ
 Nạp tiền điện thoại
 Quét QRPay: Khách hàng thanh toán thông qua mã vạch QRCode
 Thanh toán tiền điện, nước, truyền hình, vé máy bay, điện thoại di động…
 Truy vấn điểm đặt ATM, điểm giao dịch, tỷ giá và lãi suất tiết kiệm
 Thanh toán dễ dàng khi sử dụng QRCode qua SHB Mobile
 Đăng ký và sử dụng hoàn toàn miễn phí
 Dịch vụ đầy đủ, đa dạng và linh hoạt.
 Cung cấp đầy đủ tiện ích dịch vụ
Điều kiện: Tất cả các khách hàng cá nhân có tài khoản thanh toán tại SHB đề có thể đăng ký và sử dụng
SHB Mobile
Thủ tục:

Thủ tục:

Để đăng ký Mobile Banking SHB, khách hàng cần:


 Đơn đăng ký mở tài khoản thanh toán (theo mẫu của SHB) và tải ứng dụng phù hợp cài cho điện
thoại di động
 Giấy tờ tùy thân: CMND/Hộ chiếu…
 Các giấy tờ khác (nếu có)
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trên, khách hàng đến chi nhánh, phòng giao dịch SHB gần nhất
để được hướng dẫn làm thủ tục đăng ký.

Sau khi đăng ký thành công, khách hàng sẽ được cung cấp tài khoản và mật khẩu để đăng nhập.

2.2.3 Sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa


Mô tả sản phẩm: Thẻ ghi nợ nội địa SHB Solid Card là phương tiện thanh toán không
dùng tiền mặt, được phát hành dựa trên tài khoản khách hàng mở tại SHB. Thẻ được sử
dụng để rút tiền tại ATM và thanh toán hàng hóa tại các điểm chấp nhận thẻ trên khắp
Việt Nam.
Tiện ích:
 Thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại POS SHB và POS có logo NAPAS.
 Rút tiền mặt, tra cứu số dư, đổi PIN tại ATM của SHB, ATM có logo NAPAS.
 Trải nghiệm dịch vụ miễn phí tất cả các giao dịch thẻ trên ATM SHB
Giao dịch thanh toán trên 01 triệu VNĐ trở lên: yêu cầu xác thực PIN
* Giao dịch từ dưới 01 triệu VNĐ: không yêu cầu xác thực PIN
 Liên kết tới tài khoản thanh toán cá nhân và được hưởng lãi trên số dư tài khoản.
 Dễ dàng theo dõi và quản lý hiệu quả việc chi tiêu của người thân thông qua phát hành thẻ
phụ (tối đa 03 thẻ phụ)
 Đa dạng tính năng thẻ trên Ebank của SHB: Theo dõi số dư và biến động tài khoản thẻ mọi lúc
mọi nơi; chủ động tạo mã PIN/khóa/mở thẻ,…
 Quản lý biến động số dư thẻ qua SMS hoặc miễn phí qua Mobile App của SHB
Hạn mức thẻ:
Các loại hạn mức Thẻ chip SHB Solid Card

Hạn mức rút tiền tối đa trên 1 lần 10.000.000 VND/lần


Hạn mức rút tiền tối đa/ngày 50.000.000 VND
Hạn mức số lần rút tiền tối đa/ngày 20
Hạn mức chuyển khoản tối đa/ngày 200.000.000 VND
Hạn mức mua hàng tối đa trên 1 lần Không giới hạn
Hạn mức mua hàng tối đa trên ngày 200.000.000 VND

2.3 Nhận xét


i. Kết luận
j. Tài liệu tham khảo
1.2 Phần thực tập chuyên ngành: mô tả sản phẩm dịch vụ của ngân hàng (ít
nhất 5 sản phẩm, dịch vụ)
- Dịch vụ tài khoản và quản lý dòng tiền
- Cho vay
- Tiền gửi
- Chuyển tiền
- Bảo lãnh
- Thanh toán quốc tế
- Dịch vụ ngoại hối
- Ngân hàng số
- Sản phẩm thẻ

Dịch vụ chuyển tiền

You might also like