THành phố thông minh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

2.

Các dự án thí điểm và triển khai thực tế


Các dự án thí điểm tại các thành phố lớn
2.1 Thành phố Hồ Chí Minh:
Thành phố Hồ Chí Minh: Đã có những bước triển khai về thành phố thông minh như
thử nghiệm sử dụng thẻ thay vé xe buýt truyền thống, triển khai wifi công cộng, số
hóa các hoạt động hàng ngày.
Triển khai 4 nhiệm vụ lớn:
(1) Xây dựng kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở
(2) Xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh
(3) Xây dựng Trung tâm dự báo và mô phỏng kinh tế - xã hội
(4) Thành lập Trung tâm an toàn thông tin.
Bên cạnh 4 Trung tâm nêu trên, mỗi Sở, ban, ngành sẽ thực hiện các dự án, trong đó
có các ứng dụng chuyên ngành, tuy nhiên phần dữ liệu và dịch vụ phải được “kết nối
theo cả chiều ngang”, tránh tình trạng “cát cứ dữ liệu”. TP.HCM chọn 3 đơn vị thí
điểm xây dựng ĐTTM là: quận 1 (nội thành), quận 12 (ven đô) và Khu đô thị mới Thủ
Thiêm. Đề án của TP.HCM đưa ra tầm nhìn đến 2025. (TS NGUYỄN NHẬT
QUANG, TS PHAN THẾ HÙNG, 2022)
Các dự án đã kết nối dữ liệu video từ hơn 1.500 camera do Sở GTVT, Sở Y tế, Sở
GDĐT và CA TP cung cấp. Đồng thời đơn giản hóa và tiết kiệm nguồn lực trong việc
sử dụng dữ liệu, mô hình hóa cho nhiều lĩnh vực ứng dụng TPTM. (Giang, 2024)
Các dự án nổi bật khác, bao gồm hệ thống thẻ vé thông minh, GIS cho hệ thống thoát
nước, quần thể đô thị sinh thái đa chức năng Vincom Landmark 81, cũng đang cung
cấp những tiện ích thông minh góp phần giúp TP tiết kiệm nguồn lực trong vận hành
và ứng phó kịp thời với các vấn đề như ngập lụt, sạt lở. (Giang, 2024)
2.2 Hà Nội:
Hà Nội đang phát triển dự án TPTM Nhật Tân – Nội Bài tổng giá trị đầu tư 3,02 tỷ
bảng (tương đương 4,12 tỷ USD), trên quy mô 272 ha. Dự án sẽ cung cấp các dịch vụ
công với những tính năng vượt trội như công nghệ 5G, nhận dạng khuôn mặt,
bockchain và năng lượng tái tạo. Đồng thời tạo lưu thông thuận lợi giữa khu vực trung
tâm với sân bay Nội Bài. (Giang, 2024)
Hợp tác với Tập đoàn Công nghệ Dell xây dựng chính quyền điện tử và thành phố
thông minh, đảm bảo phù hợp với khung kiến trúc của Chính phủ.
Vinhome Smart City - Đại đô thị Thông minh của Vingroup tại Hà Nội: Diện tích 280
ha, ứng dụng mô hình thông minh về an ninh, vận hành, cộng đồng và nhà ở thông
minh. (Long, 2021)
Ngoài ra, UBND thành phố đang phát triển ba dự án khác gồm: hệ thống giao thông
thông minh, giải pháp đường phố thông minh và xe bus điện thông minh. Các dự án
có tổng giá trị khoảng 138,5 triệu bảng (tương đương hơn 189 USD) sẽ góp phần giải
quyết tình trạng ách tắc và ô nhiễm không khí khi vận hành chính thức. (Giang, 2024)
3. Đà Nẵng:
Đà Nẵng: Là đô thị đầu tiên được tập đoàn công nghệ IBM chọn xây dựng thành phố
thông minh vào năm 2012, với tổng giá trị tài trợ hơn 50 triệu USD. Đà Nẵng sử dụng
giải pháp trung tâm điều hành thông minh để đảm bảo chất lượng nước, quản lý giao
thông công cộng và giảm ùn tắc.
Một số ứng dụng thông minh đã triển khai thành công trong các lĩnh vực như: Giao
thông; An ninh trật tự và phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; Cấp điện; Cấp nước;
Môi trường (chất thải rắn, nước thải, nước ao hồ, không khí); Chiếu sáng công cộng;
Vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm; Giáo dục; Y tế.
Phần mềm Quản lý nhân khẩu, hộ khẩu triển khai trên 28 quận, huyện, xã, phường và
thí điểm sử dụng dữ liệu nhân khẩu, hộ khẩu điện tử khi giải quyết thủ tục hành chính,
nhằm thay thế sổ hộ khẩu bằng giấy thông thường.
Trong giai đoạn 2019 - 2025, Đà Nẵng dự kiến triển khai 53 dự án, được phân chia
theo 6 trụ cột của TPTM (theo mô hình châu Âu). (TS NGUYỄN NHẬT QUANG, TS
PHAN THẾ HÙNG, 2022)
Đà Nẵng tập trung nguồn lực vào giải quyết các vấn đề liên quan đến hạ tầng và giao
thông. Thành phố cũng chú trọng các vấn đề như phát triển hệ thống chăm sóc sức
khỏe điện tử, quản lý môi trường thông minh, nền tảng dịch vụ công trực tuyến. Với
đặc điểm là thành phố biển du lịch, Đà Nẵng ưu tiên tiếp cận dịch vụ viễn thông cho
người dân và du khách bằng việc tiên phong cung cấp internet không dây miễn phí. Tỷ
lệ dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 của thành phố cũng đạt tỷ lệ 19,1% năm 2020.
(Giang, 2024)
Cần Thơ:
Dự án Khu đô thị thông minh Tây Bắc Cần Thơ.
Dự án Khu đô thị sinh thái thông minh Riveside.
Hải Phòng:
Dự án Khu đô thị thông minh Eco Green Saigon.
Dự án Khu đô thị thông minh Vinhomes Ocean Park.
Bình Dương:
Dự án Khu đô thị thông minh Becamex Bình Dương.
Dự án Khu đô thị thông minh VSIP II.

3. Nguồn lực cho xây dựng thành phố thông minh


3.1 Nguồn vốn đầu tư:
Ngân sách nhà nước:
Ưu điểm: Nguồn vốn ổn định, đảm bảo cho các dự án thiết yếu.
Nhược điểm: Nguồn vốn có hạn, cần cân đối với các lĩnh vực khác.
Vốn tư nhân:
Ưu điểm: Nguồn vốn dồi dào, giúp đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.
Nhược điểm: Cần có cơ chế thu hút đầu tư hiệu quả, đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư
và người dân.
Vốn ODA:
Ưu điểm: Nguồn vốn ưu đãi, giúp giảm tải ngân sách nhà nước.
Nhược điểm: Thủ tục giải ngân phức tạp, thời gian triển khai dự án lâu.
3.2 Năng lực công nghệ:
Hạ tầng:
Mạng lưới internet tốc độ cao: Nền tảng cho các ứng dụng thông minh như giao thông
thông minh, nhà thông minh,...
Hệ thống dữ liệu mở: Cung cấp thông tin cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy
đổi mới sáng tạo.
Hệ thống an ninh mạng: Bảo vệ hệ thống thông tin và dữ liệu của thành phố.
Nguồn nhân lực:
Đội ngũ kỹ sư, chuyên gia CNTT có trình độ cao: Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển
công nghệ mới.
Nâng cao trình độ tin học cho người dân: Sử dụng hiệu quả các dịch vụ thông minh.
Khả năng tiếp cận công nghệ:
Mức độ phổ cập internet: Đảm bảo người dân đều có thể sử dụng các dịch vụ thông
minh.
Chi phí sử dụng dịch vụ: Hợp lý để người dân có thể tiếp cận.
3.3 Khả năng quản lý:
Năng lực của chính quyền:
Hoạch định chiến lược phát triển thành phố thông minh.
Điều phối và quản lý các dự án thành phố thông minh.
Sự tham gia của cộng đồng:
Người dân tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển thành phố thông minh.
Phản hồi về các dịch vụ thông minh, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.
3.4 Khung khổ pháp lý:
Hệ thống luật pháp, quy định:
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án thành phố thông minh.
Bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.
3.5 Một số nguồn lực khác:
Dữ liệu: Nguồn tài nguyên quan trọng cho việc phát triển các ứng dụng thông minh.
Môi trường đổi mới sáng tạo: Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ
mới.
Hợp tác quốc tế: Chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi các mô hình thành phố thông minh
tiên tiến trên thế giới.
Để xây dựng thành phố thông minh hiệu quả, cần chú trọng:
Xác định rõ mục tiêu và tầm nhìn phát triển.
Lập kế hoạch chi tiết và huy động nguồn lực phù hợp.
Tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan.
Đảm bảo tính minh bạch, công khai trong quá trình triển khai dự án.
Lắng nghe ý kiến phản hồi của người dân và điều chỉnh kế hoạch phù hợp.

Link tham khảo:


Giang, H. (2024, 3 12). Phát triển Thành phố thông minh tại Việt Nam – cơ hội và
thách thức. Được truy lục từ CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO :
https://congnghiepcongnghecao.com.vn/tin-tuc/t24167/phat-trien-thanh-pho-
thong-minh-tai-viet-nam--co-hoi-va-thach-thuc.html
Long, T. (2021). Phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam. Kinh tế - Xã hội,
http://thuvienlamdong.org.vn:81/bitstream/DL_134679/47683/1/CVv126K2S0
32021031.pdf.
TS NGUYỄN NHẬT QUANG, TS PHAN THẾ HÙNG. (2022). Xây dựng thành phố
thông minh: Đảm bảo tính thống nhất và xuyên suốt. Từ chính sách đến cuộc
sống,
http://thuvienlamdong.org.vn:81/bitstream/DL_134679/57983/1/CVv21S52022
026.pdf.

You might also like