Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ 6

I. PHẦN NGHIỆM KHÁCH QUAN


Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Trong các thành phần không khí, khí Ôxi chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 1%
B. 21%
C. 78%.
D. 90%.
Câu 2: Trong các thành phần không khí, khí Ni-tơ chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 1%.
B. 21%.
C. 78%.
D. 90%.
Câu 3: Trong các thành phần không khí, khí carbonic, hơi nước và các khí khác chiếm tỉ lệ
bao nhiêu?
A. 1%.
B. 21%.
C. 78%.
D. D. 90%.
Câu 4: Diện tích lục địa ở Bán cầu Bắc?
A. 60,6%
B. 39,4%
C. 19,0%
D. 81,0%
Câu 5: Diện tích lục địa ở Bán cầu Nam?
A. 60,6%.
B. 39,4%.
C. 19,0%.
D. 81,0%.
Câu 6: Diện tích đại dương ở Bán cầu Nam?
A. 60,6%.
B. 39,4%.
C. 19,0%.
D. 81,0%.
Câu 7: Những dòng chảy tách ra từ sông chính là
A. sông chính.
B. cửa sông.
C. phụ lưu.
D. Chi lưu
Câu 8: Những dòng chảy nhỏ cung cấp nước cho sông là
A. sông chính.
B. cửa sông.
C. phụ lưu.
D. Chi lưu.
Câu 9: Nơi tiếp giáp với biển là
A. sông chính.
B. cửa sông.
C. phụ lưu.
D. Chi lưu.
Câu 10: Cho biết trạng thái lớp nhân Trái Đất:
A. Lỏng.
B. Từ lỏng tới quánh dẻo.
C. Rắn chắc.
D. Lỏng ngoài, rắn trong.
Câu 11: Cho biết trạng thái lớp vỏ Trái Đất:
A. Lỏng.
B. Từ lỏng tới quánh dẻo.
C. Rắn chắc.
D. Lỏng ngoài, rắn trong.
Câu 12: Cho biết trạng thái lớp Man-ti của Trái Đất:
A.. Lỏng.
B. Từ quánh dẻo tới rắn.
C. Rắn chắc.
D.Lỏng ngoài, rắn trong.
Câu 12: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất khô là đặc điểm của khối khí nào?
A. Khối khí nóng.
B. Khối khí lạnh.
C. Khối khí đại dương.
D. Khối khí lục địa.
Câu 13: Hình thành ở vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao là đặc điểm của khối khí nào?
A. Khối khí nóng.
B. Khối khí lạnh.
C. Khôi khí đại dương.
D. Khối khí lục địa.
Câu 14: Hình thành ở vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp là đặc điểm của khối khí nào?
A. Khối khí nóng.
B. Khối khí lạnh.
C. Khôi khí đại dương.
D. Khối khí lục địa.
Câu 15: Ở đới nóng có loại gió nào thổi thường xuyên?
A. Gió Tây ôn đới.
B. Gió Mậu dịch.
C. Gió Đông cực.
D. Không có loại gió nào.
Câu 16: Ở đới lạnh có loại gió nào thổi thường xuyên?
A. Gió Tây ôn đới
B. Gió Mậu dịch.
C. Gió Đông cực.
D. Không có loại gió nào.
Câu 17: Ở đới ôn hòa có loại gió nào thổi thường xuyên?
A. Gió Tây ôn đới.
B. Gió Mậu dịch.
C. Gió Đông cực.
D. Không có loại gió nào.
Câu 18: Không khí trên mặt đất nóng nhất lúc nào?
A. 11 giờ trưa.
B. 12 giờ trưa.
C. 13 giờ trưa.
D. 14 giờ trưa.
Câu 19: Cho biết những câu sau câu nào nói về thời tiết?
A. Sáng nay tựu trường, trời trong xanh, gió nhẹ nhàng.
B. Mùa hạ ở khu vực Bắc Trung Bộ có gió phơn khô nóng.
C. Mùa đông năm nay lạnh hơn năm trước.
D. Tháng 6 ở Bắc bán cầu là mùa hè, trong khi nam bán cầu là mùa đông.
Câu 20: Cho biết những câu sau câu nào nói về khí hậu?
A. Hôm qua ở Nam Bộ có mưa rất to, gió mạnh.
B. Mùa hạ ở khu vực Bắc Trung Bộ có gió phơn khô nóng.
C. Sáng nay tựu trường, trời trong xanh, gió nhẹ nhàng.
D. Theo thông tin dự báo, ngày 17/3 nhiệt độ Ninh Thuận 250 C, chiều tối có mưa rào nhẹ.
Câu 21: Cho biết những câu sau câu nào nói về khí hậu?
A. Hôm qua ở Nam Bộ có mưa rất to, gió mạnh.
B. Mùa hạ ở khu vực Bắc Trung Bộ có gió phơn khô nóng.
C. Sáng nay tựu trường, trời trong xanh, gió nhẹ nhàng.
D. Theo thông tin dự báo, ngày 17/3 nhiệt độ Ninh Thuận 250 C, chiều tối có mưa rào nhẹ.
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1: Thời tiết là gì?
Các hiện tượng khí tượng như mưa, nắng, gió, nhiệt độ… xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa
phương gọi là thời tiết. Thời tiết luôn thay đổi.
Câu 2: Khí hậu là gì?
Khí hậu là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết của địa phương đó theo một quy luật nhất định. Khí hậu
có tính quy luật.
Câu 3: Mưa được hình thành như thế nào?
Hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh rồi ngưng tụ tạo thành những hạt nước li ti tạo ra những đám mây. Nếu
hơi nước trong các đám mây tiếp tục ngưng tụ, các hạt nước to dần và đủ nặng thì hạt nước sẽ rơi trở
lại mặt đất tạo thành mưa.
Câu 4: So sánh sự khác nhau và giống nhau giữa núi và cao nguyên?
Giống nhau:
Núi và cao nguyên đều có độ cao tuyệt đối trên 500m, sườn dốc.
Khác nhau:
+ Núi nhô cao rõ rệt trên bề mặt đất, gồm có 3 bộ phận: đỉnh, sườn, chân; đỉnh núi nhọn.
+ Cao nguyên tương đối rộng lớn, bề mặt khá bằng phẳng, không có đỉnh như núi, chia tách so với các
vùng xung quanh.
Câu 5: So sánh sự khác nhau và giống nhau giữa nội sinh và ngoại sinh?
- Giống nhau:
Đều là những lực tác động lên Trái Đất, hình thành nên các dạng địa hình mới.
- Khác nhau:
+ Nội sinh: Xảy ra bên trong vỏ Trái Đất làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề ( chuyển động kiến
tạo, động đất, núi lửa...)
+Ngoại sinh: Xảy ra bên ngoài vỏ Trái Đất có tác dụng san bằng, phá hủy bề mặt địa hình (nắng, mưa,
gió....)
Câu 6: Nhiệt độ ở Lâm Đồng đo được ở thời điểm trong ngày như sau:
- Lúc 1h sáng : 150C ; 7h sáng : 180C; 13h : 270C; 19h: 200C.
Tính nhiệt độ trung bình ngày ở Lâm Đồng?
( Lưu ý: Đây là dạng bài, khi kiểm tra sẽ ra địa điểm và số liêu khác)

Câu 4: Lợi ích của sông ngòi đối với sản xuất và đời sống con người? (HS tự làm)

You might also like