Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

DOANH NGHIỆP HỢP TÁC XÃ

Định nghĩa loại hình doanh nghiệp hợp tác xã:


- Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân,
do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn
nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng
nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm,
bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Những thuật ngữ tiếng Anh trong loại hình doanh nghiệp hợp tác xã:
- Cooperative: hợp tác xã
- A union of cooperatives: liên hiệp hợp tác xã
- Common needs of members or member cooperatives - Nhu cầu chung
của thành viên, hợp tác xã thành viên: là nhu cầu sử dụng sản phẩm,
dịch vụ giống nhau phát sinh thường xuyên, ổn định từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh, đời sống của thành viên, hợp tác xã thành viên. Đối
với hợp tác xã tạo việc làm thì nhu cầu chung của thành viên là nhu cầu
việc làm của thành viên trong hợp tác xã do hợp tác xã tạo ra.
- Minimum contributed capital - Vốn góp tối thiểu: là số vốn mà cá nhân,
hộ gia đình, pháp nhân phải góp vào vốn điều lệ của hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã để trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên.
- Charter capital - Vốn điều lệ: là tổng số vốn do thành viên, hợp tác xã
thành viên góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được
ghi vào điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Service contract - Hợp đồng dịch vụ: là thỏa thuận giữa hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã với thành viên, hợp tác xã thành viên về việc sử dụng
sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhằm đáp ứng
nhu cầu chung của thành viên, hợp tác xã thành viên.
- Products or services of a cooperative or union of cooperatives for
members or member cooperatives - Sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã cho thành viên, hợp tác xã thành viên: là sản phẩm,
dịch vụ do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng cho thành viên, hợp
tác xã thành viên theo hợp đồng dịch vụ thông qua một hoặc một số hoạt
động sau đây:
a) Mua chung sản phẩm, dịch vụ từ thị trường để phục vụ cho thành
viên, hợp tác xã thành viên;
b) Bán chung sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên ra
thị trường;
c) Mua sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên để bán
ra thị trường;
d) Mua sản phẩm, dịch vụ từ thị trường để bán cho thành viên, hợp tác
xã thành viên;
đ) Chế biến sản phẩm của thành viên, hợp tác xã thành viên;
e) Cung ứng phương tiện, kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ thành viên,
hợp tác xã thành viên;
g) Tín dụng cho thành viên, hợp tác xã thành viên;
h) Tạo việc làm cho thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm;
i) Các hoạt động khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã.
- Level of use of products or services of members or member cooperatives
- Mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành
viên: là tỷ lệ giá trị sản phẩm, dịch vụ mà từng thành viên, hợp tác xã
thành viên sử dụng trên tổng giá trị sản phẩm, dịch vụ do hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã cung ứng cho tất cả thành viên, hợp tác xã thành
viên. Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì mức độ sử dụng sản phẩm, dịch
vụ là công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã
được thể hiện bằng tỷ lệ tiền lương của từng thành viên trên tổng tiền
lương của tất cả thành viên.

Một số đặc điểm của hợp tác xã bao gồm:

1. Tập trung vào lợi ích cộng đồng: Hợp tác xã có mục tiêu chính là tạo ra lợi
ích cho cộng đồng, chứ không chỉ riêng cho các thành viên của hợp tác xã.

2. Quyết định dựa trên nguyên tắc một người một phiếu: Mỗi thành viên
trong hợp tác xã có quyền bầu cử và có một phiếu duy nhất trong các quyết
định của hợp tác xã.

3. Không giới hạn số lượng thành viên: Hợp tác xã không có giới hạn số
lượng thành viên, tuy nhiên, số lượng thành viên phải đủ để thực hiện mục
tiêu của hợp tác xã.

4. Chia sẻ lợi nhuận: Lợi nhuận của hợp tác xã sẽ được phân chia cho các
thành viên dựa trên đóng góp của mỗi thành viên vào hoạt động kinh doanh.
5. Có tính ổn định và bền vững: Hợp tác xã có tính ổn định và bền vững hơn
so với các doanh nghiệp cá nhân, vì họ chia sẻ rủi ro và đóng góp cho nhau
để đạt được mục tiêu chung.

Những ưu điểm của hợp tác xã:

1. Chia sẻ rủi ro: Vì các thành viên của hợp tác xã chịu trách nhiệm chung,
các rủi ro sẽ được chia sẻ trên toàn bộ hợp tác xã, giúp giảm thiểu rủi ro cho
từng cá nhân.

2. Chia sẻ lợi nhuận: Lợi nhuận của hợp tác xã được phân chia đồng đều cho
các thành viên dựa trên đóng góp của từng thành viên vào hoạt động kinh
doanh.

3. Giúp cải thiện chất lượng cuộc sống: Hợp tác xã tạo ra nhiều việc làm, cải
thiện thu nhập và chất lượng cuộc sống cho các thành viên trong cộng đồng.

4. Tăng cường quyền lực của các thành viên: Các thành viên trong hợp tác
xã có quyền tự quản lý, quyết định và điều hành công việc trong hợp tác xã.

5. Góp phần xây dựng cộng đồng vững mạnh: Hợp tác xã là một mô hình
kinh doanh có tính chất xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng vững mạnh
và phát triển bền vững.

Những bất lợi của hợp tác xã:

1. Khó khăn trong việc tìm kiếm thành viên phù hợp: Việc tìm kiếm và thu
hút các thành viên phù hợp để tham gia hợp tác xã có thể gặp khó khăn và
mất thời gian.

2. Phải đáp ứng nhiều yêu cầu pháp lý: Hợp tác xã cần phải đáp ứng nhiều
yêu cầu pháp lý và quản lý tài chính chặt chẽ, gây khó khăn và tốn kém cho
hợp tác xã.
3. Đòi hỏi sự hiểu biết chuyên môn cao: Hợp tác xã đòi hỏi các thành viên
phải có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cao để quản lý và điều hành
hoạt động kinh doanh của hợp tác xã.

4. Khó khăn trong việc quản lý và phân chia lợi nhuận: Quản lý và phân chia
lợi nhuận là một việc rất khó khăn trong hợp tác xã, đặc biệt khi có sự
chênh lệch trong đóng góp và nỗ lực của từng thành viên.

5. Khó khăn trong việc quản lý mối quan hệ giữa các thành viên: Hợp tác xã
có thể gặp phải khó khăn trong việc quản lý mối quan hệ giữa các thành
viên, đặc biệt khi có sự khác biệt về ý kiến và quan điểm trong quyết định
quan trọng.

6. Có thể gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư và vay vốn: Hợp tác xã có
thể gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư và vay vốn từ các nguồn tài
chính bên ngoài, đặc biệt khi các thành viên chưa có tiềm lực tài chính đủ
để đảm bảo các khoản vay và đầu tư.

Đối tượng được thành lập công ty

• Theo khoản 2 Điều 17 luật Doanh nghiệp 2020, Tổ chức, cá nhân được thành lập và
quản lý doanh nghiệp, trừ các trường hợp sau:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để
thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật
Viên chức;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng
trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân
Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của
Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật doanh nghiệp, trừ người được cử làm đại diện theo
ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất
năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức
không có tư cách pháp nhân;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt
tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở
giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật
Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh
nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số
lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
• Theo Điều 8 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về quyền của hợp tác xã như sau:
- Thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tự chủ, tự chịu
trách nhiệm trong hoạt động của mình.
- Quyết định tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thuê
và sử dụng lao động.
- Tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo ngành, nghề đã
đăng ký nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, hợp tác xã thành viên.
- Cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên, hợp tác xã thành
viên và ra thị trường nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên, hợp
tác xã thành viên.
- Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên.
- Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động; huy động vốn và hoạt động tín
dụng nội bộ theo quy định của pháp luật.
- Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực
hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Quản lý, sử dụng, xử lý vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã.
- Tham gia các tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Khiếu nại hoặc thông qua người đại diện tố cáo các hành vi vi phạm quyền và lợi ích
hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xử lý thành viên, hợp tác xã thành viên
vi phạm điều lệ và giải quyết tranh chấp nội bộ.

Về việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 có 5 loại hình doanh nghiệp. Các loại
hình doanh nghiệp này đều có đặc điểm riêng.

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp
tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty
hợp danh.

– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần,
phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ
phần.

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp:

– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn
chế số lượng tối đa.

– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật doanh
nghiệp.

– Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp.

– Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán
khác của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá
nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số
vốn điều lệ của công ty.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ
trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy
định.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành
viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường
hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật doanh nghiệp.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần,
trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo
quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái
phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp:

– Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh
doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên
hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.

– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ của công ty.

– Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

– Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp.

– Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Doanh nghiệp xã hội


- Phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành
lập theo quy định của Luật này;b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề
xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận
sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã
đăng ký.

Ngoài quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh
nghiệp xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi
và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan
theo quy định của pháp luật;
b) Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ
và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí
hoạt động của doanh nghiệp;
c) Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản
1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động;
d) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác
ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội,
môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;

đ) Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ
hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh
nghiệp.

1. Doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi chấm
dứt thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường hoặc không

2. sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1
Điều này.

3. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh
nghiệp xã hội.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Hợp tác xã

- Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập
hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh theo
khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020.

- Theo Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các loại hình doanh nghiệp bao gồm:

+ Doanh nghiệp tư nhân;

+ Công ty cổ phần;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

+ Công ty hợp danh.

- Đồng thời, theo khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 thì hợp tác xã là tổ chức kinh
tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện
thành lập

Và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm,
bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Như vậy, hợp tác xã không phải là doanh nghiệp mà là tổ chức kinh tế có tư cách
pháp nhân.

Về việc đặt tên công ty

Trong khi đặt tên cho công ty cần lưu ý tới những điều cấm của pháp luật:

Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về những điều cấm khi đặt tên doanh
nghiệp

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký
được quy định tại Điều 41 của Luật này.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc
một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận
của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức
và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Quy định về tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn còn được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều
18 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp
không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp
khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi
toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của
Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản”.

Về trụ sở chính của công ty

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ
Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường
hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Một lưu ý đối với việc đặt trụ sở chính: Căn cứ theo Luật Nhà ở 2014 thì sẽ không
được dùng chung cư để ở vào mục đích làm trụ sở kinh doanh.

Do đó, cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng, đặc điểm sản xuất kinh doanh để lựa chọn
một địa điểm thích hợp làm trụ sở công ty.

Về ngành nghề kinh doanh

Trên thực tế, không phải những ngành nghề nào cũng được phép kinh doanh, có
những ngành nghề pháp luật cấm kinh doanh và yêu cầu kinh doanh có điều kiện.

Những ngành nghề này được quy định cụ thể trong Luật Đầu tư năm 2020, trước khi
thành lập công ty, khách hàng cần lưu ý xem xét ngành nghề mình dự định kinh doanh
có thuộc danh sách cấm hay kinh doanh có điều kiện hay không để thực hiện quá trình
kinh doanh đúng quy định của pháp luật.

Về vốn điều lệ của công ty

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành
lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần
đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ
phần.

Pháp luật không quy định cụ thể về số vốn điều lệ của công ty tại thời điểm thành lập
trừ đối với một số ngành nghề kinh doanh như bảo hiểm, ngân hàng, kinh doanh bất
động sản….

Dựa trên số vốn điều lệ, công ty sẽ bị áp mức lệ phí môn bài. Cụ thể theo Điều 4
Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định về mức thu lệ phí môn bài hàng năm đối với
doanh nghiệp như sau:

+ Tổ chức có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng sẽ phải nộp 3 triệu đồng/năm.

+ Tổ chức có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng sẽ phải nộp 2 triệu đồng/năm.

Về người đại diện theo pháp luật của công ty

Tùy từng loại hình công ty mà pháp luật có quy định về người đại diện theo pháp luật
cụ thể, như: Giám Đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội
đồng quản trị.

Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại
diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và
quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú
tại Việt Nam.
Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng
mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết,
mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở
hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại
diện theo pháp luật của công ty.

Những lưu ý khác khi thành lập công ty

Bên cạnh một số vấn đề nêu trên thì khi thành lập công ty cũng cần có lưu ý về thủ tục
thành lập công ty:

· Về cơ quan có thẩm quyền:

Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư UBND cấp tỉnh.

· Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

+ Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp.

+ Dự thảo điều lệ doanh nghiệp.

+ Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối
với công ty cổ phần;

+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:

+ Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực hoặc Hộ
chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;

+ Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm
theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ
quyền của tổ chức;

+ Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức.

+ Hợp đồng ủy quyền (nếu thuê dịch vụ thành lập công ty).

● Nguồn tham khảo: Luật hợp tác xã 2012-23/2012/QH13 mới nhất

You might also like