TH căn bản vi sinh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Bài 1

1. Mục đích soi tươi: là kỹ thuật soi để quan sát các tế bào bạch cầu, hồng
cầu; tìm trứng, giun sán, amit, nấm và quan sát sự di động của vk tả.
2. NaCl 0.9%: là môi trường đẳng trương để tế bào vi khuẩn không bị teo lại
hoặc phình to ra => không ảnh hưởng đến tế bào vi khuẩn.
3. Mục đích của việc cố định VK trong tiêu bản:
- Giết chết VK
- Làm cho VK gắn chặt vào phiến kính
- Làm cho VK bắt màu tốt hơn (protein chết bắt màu tốt hơn protein
sống)
4. Nli bắt màu nhuộm gram: Tế bào vi khuẩn Gram dương có lớp vỏ tế bào
dày tạo bởi peptidoglycan, khó thấm với cồn nên không bị tẩy màu sau
bước tẩy cồn, nên VK sẽ giữ nguyên màu tím của gentian nên sẽ có màu
tím. Vi khuẩn Gram âm có lớp vỏ tế bào mỏng hơn (do có ít peptidoglycan
hơn) và dễ thấm đối với cồn nên dễ bị tẩy mất màu tím ở bước nhuộm đầu
tiên, sau đó sẽ bắt màu hồng của safranin khi nhuộm tương phản.
5. Lugol trong nhuộm gram có tác dụng: làm tăng khả năng bám màu của
dung dịch tím gentian.
6. Nli nhuộm kháng acid: Dùng một loại thuốc nhuộm mạnh, dung dịch
fuchsin có phenol của Ziehl cho tác dụng một tgian dài hoặc dùng nhiệt độ,
hoá chất giúp cho thuốc nhuộm ngấm qua vách tế bào vi khuẩn. Sau khi rửa
sạch với nước người ta tẩy màu bằng hỗn hợp acid vô cơ mạnh và cồn, vi
khuẩn không bị tẩy màu (vẫn bắt màu đỏ) được gọi là VK kháng acid-cồn
(AFB) vì tế bào vi khuẩn kháng acid có lớp vỏ sáp bao bọc kháng acid.
7. Cách lấy mẫu bệnh phẩm lao: lấy 3 mẫu:
- Lần 1: lúc tới khám.
- Lần 2: sáng sớm lúc ngủ dậy ngày t2 khi mới vệ sinh răng miệng, chưa
ăn.
- Lần 3: lúc bệnh nhân đem mẫu t2 tới chỗ khám.
8. Nghi ngờ lao phổi trong trường hợp:
- Ho dai dẳng kéo dài hơn 2 tuần (có thể là ho khan, ho ra đờm hoặc
nghiêm trọng hơn là ho ra máu)
- Sụt cân, sốt nhẹ về chiều, kén ăn, mệt mỏi.

Bài 2
1. Đặc điểm môi trường canh thang, thạch dinh dưỡng, BA, CA, MC
- Môi trường canh thang (mt lỏng): nước pepton hoặc nước thịt hoặc cao
thịt hoà tan trong nước, thường được dùng để tăng sinh vi khuẩn.
- Môi trường thạch: mt lỏng thêm 1-2% thạch (agar) tuỳ theo yêu cầu
nuôi cấy, dùng để phân lập vi khuẩn, nếu dùng 0.5% thì tạo ra mt thạch
mềm dùng để giữ chủng VK hay thử nghiệm tính di động của VK.
Mt thạch dinh dưỡng: môi trường hỗ trợ hầu hết các vi khuẩn không khó
tính => hầu hết VK phát triển được kể cả nấm, dùng để phân lập sơ bộ VK.
MT thạch máu và thạch socola là mt thêm các chất dinh dưỡng bổ sung
dưới dạng máu vào mt cơ sở để tạo thành môi trường tăng sinh, sử dụng
để phát triển các VK cần dinh dưỡng (khó tính).
MT thạch máu BA: cho VK Gr(+) và cầu khuẩn để xét tính tan máu.
MT thạch socola CA: lậu cầu, não mô cầu, Hemaphilus Ifuenxe .
MT Mackenkey: thuộc mt chọn lọc, chỉ cho các trực khuẩn gram âm mọc.
2. Vì sao đốt que cấy sau mỗi lần dàn VK: để tách rời VK.
3. Bệnh phẩm dịch sinh dục, đờm, phân cấy vào môi trường nào
- Cả 3 đều cấy vào mt BA, CA và MC.

Bài 3
1. Nguyên lí
- Mt KIA:
+ Lactose trong mt hiếu khí -> glucose + galactose sẽ đi vào chu trình Krebs
-> ATP, O2, H2O và acid lactic, pH acid sẽ làm chuyển màu chỉ thị phenol red
-> màu vàng (+).
+ Glucose trong mt kị khí -> acid hữu cơ -> pH acid sẽ làm chuyển màu chỉ
thị phenol red -> vàng (+).
+ H2S: VK trong mt axit sinh ra H2S + Fe -> FeS kết tủa đen (+).
+Sinh hơi: có hơi sinh ra thì sẽ làm đẩy thạch lên.
- Di động: những VK có lông, chúng có thể phát hiện bằng cách nuôi cấy
vào mt thạch mềm.
- Citrate: sử dụng nguồn Cacbon nhưng của Citrate
Citrat -> Co2 + NH3 => kiềm hoá môi trường -> đổi màu chất chỉ thị
Bromthymol Blue thành màu xanh dương (+).
- Metyl red: lên men Glucose sinh ra rất nhiều acid, đổi màu metyl red ->
đỏ (+).
- VP: lên men Glucose-> acetoin , tham gia vào phản ứng oxi hoá-khử tạo
thành điacetyl + VP (5 giọt KOH và 3 giọt VP) -> đỏ cánh gián (+).
- Indol: VK có enzym tryptophanase sẽ phân huỷ tryptophan -> indol +
thuốc thử Kovac -> màu đỏ: (+); Vàng (màu của thuốc thử Kovac): (-).
- Urease: VK có enzym Urease làm phân giải Ure -> NH3, kiềm hoá mt làm
chuyển màu phenol red -> đỏ (hồng cánh sen) (+).

Bài 4
1. Mt làm kháng sinh đồ: Mueller-Histon, tuy nhiên loại trừ 1 vài VK phải ở mt
thạch socola.
2. Độ đục chuẩn Mc Farland 0.5 BaSO4 xấp xỉ 108 Đơn vị VK.
3. Các bước làm KSĐ:
- B1: Chuẩn bị +môi trường dùng làm KSĐ
+ Kháng sinh
+ Khuẩn lạc (1 loại vi khuẩn) trong đĩa
- B2: dùng que cấy lấy 5-10 khuẩn lạc nghiền vào ống chứa 3-5ml dung
dịch NaCl 90% rồi so với độ đục chuẩn MC Farland 0,5 BaSO4
- B3: dàn huyền dịch VK bằng cách dùng que tăm bông vô khuẩn nhúng
vào hỗn hợp VK trên rồi ria đều khắp với những đường bắt chéo nhau
1200 lên mặt thạch.
- B4: đặt khoanh giấy kháng sinh đã chọn lựa với từng loại VK được thử
lên mặt thạch sao cho khoảng cách giữa các khoanh giấy KS >= 2cm và
cách thành đĩa >=1,5cm
5 trạm
1. Nhuộm Gram
- Hình thể: cầu khuẩn, trực khuẩn, phẩy khuẩn.
- Tính chất: VK Gram dương bắt màu tím/VK Gram âm bắt màu hồng.
- Cách sắp xếp: tụ thành từng đám/riêng lẻ/ đứng thành chuỗi.
2. Kháng acid cồn:
- Có AFB (trực khuẩn, bắt màu đỏ)
- Chưa tìm thấy AFB (nói rõ ra là thấy những cầu khuẩn, trực khuẩn hay
xoắn khuẩn sắp xếp ntn)
3. Cấy VK:
- Mt gì?
- Có bao nhiêu loại khuẩn lạc? Nói rõ từng loại có màu sắc gì (kquan
trọng), *dạng: S (nhẵn, bóng, tròn), M (nhầy, dính, ướt), R (khô, xù xì).
- Loại nào chiếm ưu thế?
4. Phản ứng sinh hoá: cô cho 7 ống, đọc 10 tính chất.
5. Kháng sinh đồ: đọc kết quả
- VK gì?
- Sai sót trong đĩa:
( +dàn VK chưa đều
+nhiễm VK khác trong đĩa
+đặt khoanh giấy kí sinh không đúng)
kẻ bảng: tên kháng sinh, đk chuẩn (mm), đk đo được (mm), kết quả (R
kháng, I trung gian, S nhạy)
kết luận: có thể chọn kháng sinh…(có kết quả S hoặc I) cho bệnh nhân
nhiễm VK…

You might also like