Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

IV.

Lý thuyết quản trị hiện đại (được ra đời năm 1960)


4.1. Trường phái tích hợp hay còn gọi là trường phái lí thuyết hệ thống
Việc hợp nhất ba trường phái quản trị bao gồm các lí thuyết cổ điển, lý thuyết tâm lí xã hội,
lý thuyết định lượng hay còn gọi là trường phái tích hợp ( trường phái hội nhập ).
Hệ thống là tổng thể các bộ phận và có mối quan hệ tương tác với nhau hoặc tác
động qua lại với nhau.
Theo trường phái cổ điển, tổng thể là tổng số giản đơn các bộ phận, trái lại theo lí
thuyết hệ thống , tổng thể của một tổ chức lớn hơn tổng số đơn giản các bộ phận của
nó. Bởi vì họ cho rằng một tổ chức hoạt động trong một môi trường cụ thể, chịu sự tác
động của nhiều biến số môi trường và biến số của tổ chức. Do đó, tổ chức hệ thống
kinh doanh là một mạng lưới bao gồm những yếu tố đầu vào, quá trình chế biến, chế
tạo và các yếu tố đầu ra.
Hệ thống bao gồm nhiều phân hệ có mối quan hệ tương tác với nhau.

Nhận định về trường phái tích hợp trong quản trị hay trường phái lí thuyết hệ
thống :
Tận dụng được những ưu điểm để đối phó với những tình huống đa dạng và phức tạo
trong thực tiễn
Phương pháp tiếp cận hệ thống giúp cho các nhà quản trị có cái nhìn toàn diện đối với
tổ chức mà họ đang quản trị
Phân tích hệ thống kết hợp với kĩ thuật định lượng cái thiện khả năng của các nhà
quản trị trong việc ra quyết định và xử lí vấn đề được nhanh chóng hơn

4.2. Trường phái quản trị quá trình hiện đại


+ Quá trình là một số hoạt động có liên quan với nhau để biến đổi đầu vào thành đầu
ra. Tập hợp các quá trình với những mối quan hệ tương tác lẫn nhau chính là sơ đồ tạo
ra giá trị doanh nghiệp. Việc xác định và thực hiện kiểm soát các hoạt động theo quá
trình được hiểu là quản trị tiếp cận theo quá trình

Các nhà quản trị theo quá trình hiện đại họ lấy khách hàng làm trọng tâm và tiến hành
liên kết, thống nhất từng thao tác, từng hoạt động riêng rẻ thành hành động chung
nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu riêng lẻ của từng khách hàng cụ thể.

Phương pháp quản trị theo quá trình: Toàn bộ các hoạt động từ hình thành ý tưởng, tổ
chức thực hiện, lựa chọn nhân sự...được liên kết và thống nhất thành một quá trình.

You might also like