Bài Thi Giữa Kỳ II KHTN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 32

Bài thi giữa kỳ II KHTN

Nguyễn Chí Thanh

Tháng 3, 2024

Mục lục

1 Cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể con người 3
1.1 Khái quát về hệ cơ quan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.2 Hệ vận động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.2.1 Cấu tạo hệ vận động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.2.1.1 Cấu tạo bộ xương . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.2.1.2 Cấu tạo của khớp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.2.1.3 Cấu tạo hệ cơ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.2.2 Chức năng hệ vận động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.3 Hệ tiêu hoá . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.3.1 Khái niệm về chất dinh dưỡng và dinh dưỡng . . . . . . . . 6
1.3.2 Cấu tạo hệ tiêu hoá ở người . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.3.3 Chức năng của hệ tiêu hoá . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.4 Hệ tuần hoàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.4.1 Máu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.4.2 Cấu tạo hệ tuần hoàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.4.3 Chức năng hệ tuần hoàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.5 Hệ hô hấp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.6 Hệ bài tiết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.6.1 Cấu tạo và chức năng cơ bản của hệ bài tiết . . . . . . . . . 11
1.6.2 Hệ bài tiết nước tiểu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.7 Hệ thần kinh và giác quan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.7.1 Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh . . . . . . . . . . . . 12
1.7.2 Các giác quan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.7.2.1 Thị giác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13

1
Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 2

1.7.2.2 Thính giác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14


1.8 Hệ nội tiết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
1.8.1 Tuyến Yên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
1.8.2 Tuyến Giáp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
1.8.3 Tuyến Tuỵ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
1.8.4 Tuyến trên thận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
1.8.5 Tuyến sinh dục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
1.9 Hệ sinh dục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
1.9.1 Cơ quan sinh dục nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
1.9.2 Cơ quan sinh dục nữ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
1.9.3 Thụ tinh và thụ thai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
1.9.3.1 Thụ Tinh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
1.9.3.2 Thụ Thai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23

2 Bệnh lao phổi của hệ hô hấp 24


2.1 Nguyên nhân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
2.2 Triệu chứng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
2.3 Lây truyền . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
2.4 Phòng ngừa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
2.4.1 Đối tượng nguy cơ dễ mắc bệnh lao phổi . . . . . . . . . . . 27
2.4.2 Cách phòng ngừa bệnh lao phổi . . . . . . . . . . . . . . . . 27
2.5 Chẩn đoán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
2.6 Điều trị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
2.6.1 Điều trị lao phổi bằng thuốc . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
2.6.2 Lưu ý khi điều trị bằng thuốc kháng lao . . . . . . . . . . . 30
2.6.3 Một số tác dụng phụ của các thuốc điều trị bệnh lao . . . . 30
2.6.3.1 Làm thế nào khi gặp tác dụng phụ của thuốc điều
trị lao? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
2.6.3.2 Làm thế nào để hạn chế tác dụng phụ do thuốc
điều trị lao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
2.7 Tổng kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
2.8 Một số bệnh khác của hệ hô hấp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 2


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 3

1 Cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan trong


cơ thể con người
1.1 Khái quát về hệ cơ quan
Từ sách Khoa học Tự Nhiên 6, chúng ta đã được biết về các cấp độ tổ chức của
cơ thể đa bào:
Tế bào −→ Mô −→ Cơ quan −→ Hệ cơ quan −→ Cơ thể
Qua đó, ta có khái niệm hệ cơ quan là một nhóm các cơ quan hoạt động cùng
nhau để thực hiện một chức năng nhất định.
Trong cơ thể con người có 8 hệ cơ quan là:
• Hệ vận động

• Hệ tiêu hoá

• Hệ tuần hoàn

• Hệ hô hấp

• Hệ bài tiết

• Hệ thần kinh và giác quan

• Hệ nội tiết

• Hệ sinh sản (có sự khác biệt ở nam và ở nữ)


Mỗi hệ cơ quan đảm nhận chức năng riêng, cùng phối hợp hoạt động đảm bảo cơ
thể là một thể thống nhất.

1.2 Hệ vận động


Các cơ quan cấu tạo nên hệ vận động là cơ, xương và khớp.

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 3


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 4

1.2.1 Cấu tạo hệ vận động

1.2.1.1 Cấu tạo bộ xương

Xương được cấu tạo từ các thành


phần hoá học là:

• Nước

• Chất hữu cơ: protein


(chủ yếu là collagen, lipid,
saccharide). Giúp tạo tính
đàn hồi cho xương.

• Chất vô cơ: chủ yếu là


muối calcium, muối phos-
phate. Giúp tạo tính rắn
chắc cho xương.

Bộ xương có khoảng 206 xương,


gồm ba phần là: xương đầu,
xương thân và xương chi

1.2.1.2 Cấu tạo của khớp


Khớp là bộ phận kết nối các xương, hỗ trở chuyển động cơ thể, có ba loại khớp là:

Khớp bất động Khớp động (khớp hoạt dịch)

Khớp bán động

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 4


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 5

– Khớp bất động: là một loại khớp cho phép rất ít hoặc không có chuyển động
trong điều kiện bình thường. Hầu hết các khớp bất động đều là khớp xơ (Ví dụ:
khớp ở hộp sọ).

– Khớp động (khớp hoạt dịch): là loại khớp chứa chất hoạt dịch, hỗ trợ khớp
hoạt động trơn tru, linh hoạt (Ví dụ: khớp gối, khớp khuỷu).

– Khớp bán động: loại khớp này giúp giữ chặt 2 đoạn xương với nhau tới mức
chỉ thực hiện được những chuyển động hạn chế (Ví dụ: khớp mu, khớp giữa các
đốt sống).

1.2.1.3 Cấu tạo hệ cơ

Hệ cơ của con người có khoảng 600 cơ.


Cơ được bám vào xương nhờ các mô liên
kết như dây chằng, gân.
Cơ được bám vào xương được gọi là cơ
vân, giúp vận động, dự trữ, sinh nhiệt.

Câu tạo của một bắp cơ ở người

Trong bắp cơ có các tơ cơ nắm song song


theo chiều dọc sợi cơ. Tơ cơ có khả năng
thay đổi chiều dài tạo nên sự co dãn của
bắp cơ.

1.2.2 Chức năng hệ vận động

– Giúp tạo hình cơ thể: Bộ xương tạo khung cơ thể, giúp cơ thể có hình dáng
nhất định.

– Bảo vệ cơ thể: Độ cứng của xương giúp bảo vệ những nội tạng, cơ quan quan
trọng trong cơ thể người khỏi những tác động vật lý bên ngooài.

– Vận động: Cơ, xương và khớp phối hợp để thực hiện chức năng vận động

– Cơ co và dãn
– Một số khớp xương tạo nên kết nối kiểu đòn bẩy giữa các xương

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 5


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 6

– Do xương có khả năng chịu tải cao và có nhiều chất khoáng và chất hữu
cơ =⇒ góp phần giúp cơ thể vân động linh hoạt, chắc chắn

Cánh tay con người khi nâng quả tạ

1.3 Hệ tiêu hoá


1.3.1 Khái niệm về chất dinh dưỡng và dinh dưỡng

Chất dinh dưỡng là các chất có trong thức ăn mà cơ thể sử dụng làm nguyên
liệu để cấu tạo cơ thể và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
=⇒ Những chất không cấu tạo nên cơ thể, không cung cấp năng
lượng cho các hoạt động sống thì không phải là chất dinh dưỡng.
Các nhóm chất dinh dưỡng chính:
– Carbonhydrate: Thường có trong các thực phậm tinh bột.
– Chất béo: Có nhiểu trong sữa, phô mai, ...
– Protein: Có nhiều trong thịt, cá.
– Vitamin và chất khoáng: Có nhiều trong rau, củ, quả.

Các chất dinh dưỡng có trong súp lơ xanh

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 6


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 7

Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng các chất dinh dưỡng
để duy trì cơ thể.

Bảng thông tin dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm

1.3.2 Cấu tạo hệ tiêu hoá ở người

Cấu tạo hệ tiêu hoá ở con người

Hệ tiêu hoá của con người bao gồm 11 cơ quan, có thể chia làm 2 nhóm là:

– Ống tiêu hoá: gồm miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu
môn.

– Tuyến tiêu hoá: gồm tuyến nước bọt, gan, túi mật, tuyến tuỵ.

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 7


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 8

1.3.3 Chức năng của hệ tiêu hoá


Hệ tiêu hoá giúp biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể
hấp thụ được và loại chất thải ra khỏi cơ thế.
Tiêu hoá cơ học và hoá học:

– Tiêu hoá cơ học: xảy ra ở miệng và dạ dày, bao gồm các hoạt động nhai,
nghiền, nhào trộn, co bóp thức ăn thành những mảnh nhỏ.

– Tiêu hoá hoá học: diễn ra ở tất cả các cơ quan của hệ tiêu hoá nhờ các enzym
và dịch tiêu hoá như: nước bọt, enzym pepsin, acid clohydric, hay dịch mật do
gan tiết ra. Nhờ quá trình tiêu hoá hoá học mà thức ăn được phân giải thành
các chất dinh dưỡng dưới dạng đơn giản cơ thể có thể hấp thụ được.

Do phần này chỉ nói khái quát nên sẽ không đi chi tiết vào quá trình tiêu hoá, các
bạn có thể hình dung quá trình tiêu hoá như sau:

Khoang miệng −→ Dạ dày −→ Ruột non −→ Ruột già −→ Thực tràng.

1.4 Hệ tuần hoàn


1.4.1 Máu

Cấu tạo máu

Máu là phần dịch lỏng của cơ thể gồm huyết tương (chiếm khoảng 55%) và hồng
cầu (chiếm khoảng 44%), tiểu cầu (chiếm dưới 1%), bạch cầu (chiếm dưới 1%).
Chức năng của từng phần:

– Huyết tương: duy trì máu ở thể long, vận chuyển các chất.

– Tiểu cầu: bảo vệ cơ thể nhờ cơ chế làm đông máu.

– Bạch cầu: bảo vệ cơ thể.

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 8


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 9

– Hồng cầu: Vận chuyển O2 và CO2 trong máu.

Vì phần này tập trung hơn vào hệ tuần hoàn nên sẽ không đi quá sâu về máu, các
bạn có thể tìm hiểu thêm những chủ đề khác như miễn dịch và nhóm máu.

1.4.2 Cấu tạo hệ tuần hoàn

Cấu tạo hệ tuần hoàn ở con người

Hệ tuần hoàn bao gồm tim (đóng vai trò như một chiếc bơm góp phần lưu thông
máu), và các mạch máu bao gồm:

• Mao mạch phổi

• Động mạch phổi

• Động mạch

• Tim mạch phổi

• Tĩnh mạch

• Mao mạch

1.4.3 Chức năng hệ tuần hoàn


Hệ tuần hoàn giúp vận chuyển chất dinh dưỡng, chất khí và các chất khác đến các
tế bào và mô của cơ thể nhờ sự lưu thông của máu qua vòng tuần hoàn lớn và
vòng tuần hoàn nhỏ.

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 9


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 10

1.5 Hệ hô hấp

Cấu tạo hệ hô hấp ở con người

Hệ hôp hấp ở người bao gồm 6 cơ quan, có thể chia làm hai nhóm là nhóm đường
dẫn khí gồm:
• Mũi
• Họng
• Khí quản
• Phế quản
Và nhóm cơ quan trao đổi khí gồm phổi và phế nang.
Bảng sau biểu diễn thông tin về đặc điểm và chức năng của từng cơ quan trong
hệ hô hấp:

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 10


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 11

1.6 Hệ bài tiết


1.6.1 Cấu tạo và chức năng cơ bản của hệ bài tiết
Hệ bài tiết có chức năng lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do tế bào
tạo ra trong quá trình trao đổi chất và các chất có thể gây độc cho cơ thế.

Một số cơ quan tham gia chủ yếu là:

– Phổi: giúp bài tiết khí CO2 .

– Da: giúp bài tiết mồ hôi.

– Thận: giúp bài tiết nước tiểu.

1.6.2 Hệ bài tiết nước tiểu

Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

Chức năng của từng cơ quan:

– Thận: nơi tạo thành nước tiểu.

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 11


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 12

– Ống dẫn nước tiểu: dẫn nước tiểu xuống bóng đái.

– Bóng đái: nơi chứa nước tiểu trước khi thải ra ngoài.

– Ống đái: đưa nước tiểu ra ngoài.

1.7 Hệ thần kinh và giác quan


1.7.1 Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh

Cấu tạo hệ thần kinh ở con người

Hệ thần kinh gồm 4 cơ quan, được chia làm hai nhóm là bộ phân trung ương gồm:

• Não

• Tuỷ sống

Và bộ phận ngoại biên gồm:

• Hạch thần kinh

• Dây thần kinh

Hệ thần kinh có chức năng điểu khiển, điểu hoà và phối hợp hoạt động của các cơ
quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành một thể thống nhất.

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 12


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 13

1.7.2 Các giác quan

Con người có năm giác quan là:


• Thị giác

• Thính giác

• Xúc giác

• Vị giác

• Khứu giác
Do phần thông tin về xúc giác, vị giác và khứu giác khá phức tạp nên mình sẽ
không đề cập ở đây, các bạn có thể tìm hiểu thêm ở bên ngoài.

1.7.2.1 Thị giác

Những cơ quan của thi


giác là:

• Mắt

• Dây thần kinh thị


giác

• Vùng thị giác ở não

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 13


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 14

Thị giác có chức năng quan sát, thu nhận hình ảnh, màu sắc của sự vật và hiện
tượng, giúp não nhận biết và xử lý thông tin.

Cấu tạo mắt

Các bộ phận trong của mắt gồm màng cứng, màng mạch, võng mạc, giác mạc,
thủy dịch, thể thủy tinh, đồng tử, mống mắt, dịch thủy tinh, dây thần kinh thị
giác. Phía ngoài của mắt có mí mắt, lông mi và cầu mắt trong hốc mắt.

Sơ đồ quá trình thu nhận ánh sáng của mắt

Quá trình thu nhận ánh sáng: ánh sáng phản chiếu từ vật khúc xạ qua giác
mạc và thể thủy tinh tới màng lưới, tác động lên tế bào thụ cảm thị giác, gây
hưng phấn các tế bào này và truyền theo dây thần kinh thị giác tới não cho ta
cảm nhận về hình ảnh của vật.

1.7.2.2 Thính giác

Những cơ quan của thính


giác là:

• Tai

• Dây thần kinh thính


giác

• Vùng thính giác ở não

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 14


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 15

Thính giác có chức năng thu nhận âm thanh từ môi trường, truyền lên não xử
lí giúp ta nhận biết được âm thanh.

Cấu tạo tai

Tai gồm ba phần tai ngoài gồm vành tai và ống tai; tai giữa có màng nhĩ và
chuỗi xương tai, từ đây có vòi tai thông với khoang miệng; tai trong có ốc tai chứa
các cơ quan thụ cảm âm thanh, từ ốc tai có dây thần kinh thính giác đi về não.

Sơ đồ quá trình thu nhận âm thanh của tai

Tai thu nhận âm thanh theo cơ chế truyền sóng âm: Âm thanh được vành tai
hứng, truyền qua ống tai làm rung màng nhĩ, gây tác động vào chuỗi xương tai

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 15


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 16

làm rung các màng và dịch trong ốc tai. Những rung động này gây hưng phấn cơ
quan thụ cảm, làm xuất hiện xung thần kinh đi theo dây thần kinh thính giác về
não cho ta cảm nhận âm thanh.

1.8 Hệ nội tiết

Một số tuyến nội tiết trong cơ thể người

Các tuyến nội tiết tiết ra hormone rồi được vận chuyển theo đường máu đến cơ
quan đích giúp điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan, duy trì sự ổn định
của môi trường trong cơ thể.
Đặc điểm của hormone do tuyến nội tiết tiết ra:

– Hormone có hoạt tính sinh học cao nên chỉ cần một lượng nhỏ cũng gây hiệu
quả rõ rệt.

– Hormone có tính đặc hiệu cao, mặc dù hormone theo máu đi khắp cơ thể nhưng
mỗi hormone chỉ tác dụng lên tế bào nhất định thuộc cơ quan đích.

Một số tuyến nội tiết trong cơ thể người: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến
trên thận, tuyến sinh dục,. . .

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 16


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 17

1.8.1 Tuyến Yên

Các cơ quan chịu tác dụng của tuyến yên

Chức năng của tuyến yên:

– Tiết ra các hormone kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác trong
cơ thể.

– Tiết ra các hormone ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cơ và xương, sự trao đổi
nước ở thận, sự co thắt cơ trơn ở tử cung, tiết sữa ở tuyến vú.

1.8.2 Tuyến Giáp

Mô hình tuyến giáp

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 17


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 18

Chức năng của tuyến giáp:

– Tuyến giáp tiết ra hormone thyroxine (TH) (có chứa iodine).

– Tiết hormone calcitonin tham gia điều hòa calcium và phosphorus trong máu.

1.8.3 Tuyến Tuỵ

Mô hình tuyến tuỵ

Tuyến tụy là tuyến pha vì vừa tiết dịch tiêu hóa đổ vào tá tràng (chức năng ngoại
tiết) vừa tiết các hormone (chức năng nội tiết)
Tuyến tụy tiết hai loại hormone là insulin và glucagon tham gia điều hòa lượng
đường trong máu:

– Khi lượng đường trong máu tăng quá mức bình thường (sau bữa ăn), tuyến tuỵ
sẽ tiết hormone insulin. Hormone insulin kích thích đưa glucose vào các tế bào
trong cơ thể, đồng thời, kích thích gan tăng nhận và chuyển glucose thành dạng
glycogen dự trữ. Kết quả là lượng đường trong máu giảm về mức bình thường.

– Khi nồng độ glocose trong máu giảm quá mức bình thường (xa bữa ăn), tuyến
tuỵ sẽ tắng tiết hormone glucagon. Hormone glucagon kích thích gan chuyển
hoá glycogen thành glucose đưa vào máu. Kết quả dẫn đến lượng đường trong
máu tăng lên về mức bình thường.

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 18


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 19

Tuyễn tuỵ tham gia điều hoà lượng đường trong máu

1.8.4 Tuyến trên thận

Mô hình tuyến trên thận

Chức năng của tuyến yên:

– Tuyến trên thận tiết ra adrenaline và noradrenaline có vai trò làm tăng nhịp
tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản và góp phần làm tăng đường
huyết khi đường huyết giảm.

– Đồng thời, tuyến trên thận còn tiết ra các loại hormone khác có vai trò điều
hòa nồng độ glucose, muối sodium và potassium trong máu; điều hòa sinh dục
nam, gây ra những biến đổi đặc tính sinh dục nam.

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 19


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 20

1.8.5 Tuyến sinh dục

Mô hình tuyến sinh dục nam giới và nữ giới

Tuyến sinh dục là tinh hoàn (ở nam) và buồng trứng (ở nữ).


Tinh hoàn tiết ra hormone testosterone kích thích sự sinh tinh trùng ở nam; buồng
trứng tiết ra hormone estrogen kích thích sự phát triển và rụng trứng ở nữ. Cả hai
hormone này đều gây ra những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của cả nam và nữ

1.9 Hệ sinh dục


Hệ sinh dục có chức năng duy trì nòi giống thông qua quá trình sinh sản.

Quá trình sinh sản ở người

Hệ sinh dục ở nam và nữ có sự khác nhau về cấu tạo và chức năng.

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 20


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 21

1.9.1 Cơ quan sinh dục nam

Cấu tạo cơ quan sinh dục nam

Cấu tạo của cơ quan sinh dục nam: Cơ quan sinh dục ở nam gồm tinh hoàn nằm
trong bìu, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, ống đái, dương vật.
Chức năng chính của cơ quan sinh dục nam: Hệ sinh dục nam có chức năng
sản xuất tinh trùng và tiết hormone sinh dục nam (testosterone).
Bảng sau biểu diễn thông tin về chức năng của từng cơ quan hệ sinh dục nam:

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 21


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 22

1.9.2 Cơ quan sinh dục nữ

Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ

Cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ: Cơ quan sinh dục ở nữ bao gồm hai buồng trứng
nằm trong khoang bụng, ống dẫn trứng, tử cung và âm đạo.
Chức năng chính của cơ quan sinh dục nữ: Cơ quan sinh dục nữ có chức năng
sản xuất trứng; là nơi diễn ra quá trình thụ tinh, thụ thai, nuôi dưỡng thai và sinh
con; sản xuất hormone điều hòa quá trình sinh trứng.
Bảng sau biểu diễn thông tin về chức năng của từng cơ quan hệ sinh dục nữ:

1.9.3 Thụ tinh và thụ thai


1.9.3.1 Thụ Tinh

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 22


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 23

Thụ tinh và thụ thai

Thụ tinh là quá trình tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.
Ví trí diễn ra: Trong ống dẫn trứng (thường là ở khoảng 13 phía ngoài của ống
dẫn trứng).
Điều kiện: Trứng phải gặp được tinh trùng. Tinh trùng phải chui được vào bên
trong trứng.
Quá trình thụ tinh: Khi trứng chín và rụng sẽ di chuyển theo ống dẫn trứng về
phía tử cung. Tinh trùng sau khi phóng vào âm đạo sẽ bơi qua tử cung lên ống
dẫn trứng. Dù có rất nhiều tinh trùng tiếp cận nhưng chỉ có một tinh trùng kết
hợp với một trứng để tạo thành hợp tử. Hợp tử hình thành di chuyển đến tử cung,
vừa di chuyển vừa phân chia tạo thành phôi.

1.9.3.2 Thụ Thai

Sự thụ thai

Thụ thai là quá trình phôi di chuyển đến tử cung và bám vào niêm mạc tử
cung để làm tổ.
Ví trí diễn ra: Trong tử cung, tại nơi phôi bám vào sẽ hình thành nhau thai để

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 23


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 24

thực hiện trao đổi chất với cơ thể mệ giúp phôi thai phát triển.
Điều kiện: Hợp tử phải bám và làm tổ được ở lớp niêm mạc tử cung.

2 Bệnh lao phổi của hệ hô hấp


Bệnh lao phổi được định nghĩa là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobac-
terium gây nên. Người bệnh bị phơi nhiễm với bệnh khi bị nhiễm trùng, hoặc tiếp
xúc với người mắc bệnh. Bệnh hình thành khi vi trùng lao xâm nhập và sinh sôi
tại một cơ quan nào đó trong cơ thể.
Tất cả các bộ phận của cơ thể đều có thể mắc bệnh lao như lao màng phổi, lao
hạch bạch huyết, loa màng não, lao xương khớp, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch
– tiết niệu, lao ruột, trong đó thường gặp nhất là bệnh lao phổi (chiếm 80˘85%)
và là nguồn lây chính cho người xung quanh.
Nếu xét nghiệm soi đờm trực tiếp đối với người bị nghi ngờ mắc bệnh lao phổi
thấy có vi khuẩn lao thì người bệnh sẽ được chẩn đoán là lao phổi AFB (+) và
ngược lại là lao phổi AFB (-).
Những số liệu về thực trạng bệnh lao phổi:
• Theo số liệu thống kê, năm 2015 có 1, 8 triệu người bị lao phổi tử vong, trong
số 10, 4 triệu người mắc bệnh.

• Ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết mỗi năm có 9 triệu người mắc
bệnh lao, trong đó có 3 triệu người không được điều trị y tế.

• Bệnh lao phổi có triệu chứng kéo dài trong nhiều tháng. Một người bệnh lao
phổi có thể lây nhiễm cho 10˘15 người khác thông qua tiếp xúc gần trong 1
năm.

Lao phổi là bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao gây nên

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 24


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 25

2.1 Nguyên nhân

Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân chính gây nên bệnh lao, khi
vi khuẩn lao phát tán ra ngoài lúc người mắc lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ
mà vô tình người tiếp xúc gần đó có thể bị hút vào và gây bệnh tại phổi sẽ làm
lây lan bệnh.
Vi khuẩn lao có thể đi từ phổi qua đường máu hay bạch huyết và gây bệnh.
Chúng có khả năng kháng lại cồn, axit và có thể hoạt động trong môi trường mà
vi khuẩn khác không thể sống được.
Thời gian tồn tại của vi khuẩn lao trong đờm, rác ẩm và tối được nhiều tuần.
Chúng chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 1000◦ C/5 phút và bị mất khả năng gây bệnh
dưới ánh nắng mặt trời.

2.2 Triệu chứng

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 25


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 26

Bệnh lao phổi có những triệu chứng điển hình như:

– Đau ngực, thỉnh thoảng hay khó thở.

– Sốt nhẹ, ớn lạnh về chiều.

– Đổ mồ hôi trộm nhiều về ban đêm.

– Ho kéo dài hơn 3 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu).

– Cảm thấy mệt mỏi mọi lúc.

– Chán ăn, gầy sút.

Các triệu chứng khác cũng có thể xảy ra nhưng không được nêu ở trên. Cơ địa
mỗi người khác nhau nên hãy đến gặp bác sĩ để được khám bệnh và tham khảo ý
kiến.

2.3 Lây truyền


Lao phổi có thể dễ dàng lây từ người sang người bằng đường hô hấp, không có ổ
chứa mầm bệnh trong thiên nhiên hoặc vật trung gian truyền bệnh.
Nguồn bệnh được xác định là những người bệnh lao phổi, lao thanh quản, phế
quản trong giai đoạn ho khạc ra vi khuẩn lao.
Vị trí của vi khuẩn lao nằm trong các hạt nước bọt li ti, hoặc trong các hạt
bụi nhỏ có đường kính từ 1 đến 5 mm nên dễ dàng bị hít vào và gây bệnh tại phổi.
Vi khuẩn có thể đi từ phổi qua máu, bạch huyết và gây bệnh tại các tạng khác
trong cơ thể như hạch bạch huyết, xương, gan, thận, ...
Trung bình cứ 1 người bị lao phổi sẽ lây cho 10 – 15 người khác khi ho khạc
ra vi khuẩn, đặc biệt trong các quần thể dân cư nhỏ như gia đình, lớp học, ...
Điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh là trong môi trường
ô nhiễm nhiều khói bụi, ẩm ướt.
Người bình thường có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh lao phổi
hoặc các chất thải chứa vi khuẩn lao. Ngoài ra khi sử dụng thực phẩm chứa vi
khuẩn lao, ăn vật nuôi bị nhiễm lao đều có thể bị nhiễm lao.
Lưu ý:

• Trong thời gian chưa được điều trị, khả năng lây lan sẽ mạnh hơn. Người
bệnh sẽ liên tục phát tán vi khuẩn lao trong suốt thời gian họ sống nếu
không được phát hiện và điều trị.

• Khả năng lây bệnh rất thấp khi đã được điều trị bằng thuốc chống lao

• Bệnh lao ngoài phổi không có nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 26


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 27

Thông qua đường hô hấp, lao phổi có thể dễ dàng lây từ người sang người

2.4 Phòng ngừa


2.4.1 Đối tượng nguy cơ dễ mắc bệnh lao phổi
Lao phổi có thể ảnh hưởng mọi người trong mọi lứa tuổi, là một bệnh rất thường
gặp.
Nguy cơ mắc lao phổi sẽ tăng lên nếu có các yếu tố bao gồm:
– Suy giảm miễn dịch: nhiễm HIV, ung thư, ...
– Tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây: đặc biệt là trẻ em.
– Mắc các bệnh mãn tính: loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, suy thận mãn,
...
– Nghiện chất kích thích: ma tuý, rựơu, thuốc là, ...
– Sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch: như corticosteroid, hóa chất điều trị
ung thư, ...

2.4.2 Cách phòng ngừa bệnh lao phổi


Có thể áp dụng một số biện pháp phòng tránh sau để phòng ngừa sự lây lan của
bệnh lao phổi:
– Tiêm phòng bệnh lao phổi: đối tượng trẻ em sẽ tiêm BCG để phòng chống
lao.
– Khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người bệnh lao phổi cần đeo khẩu trang.
– Khi hắt hơi cần che miệng, sau đó rửa tay sạch sẽ thường xuyên, nhất là trước
khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.
– Người bệnh lao phổi tránh lây nhiễm cho người khác bằng cách không ngủ cùng
phòng với người khác, không đến nơi đông người, ...

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 27


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 28

– Người bệnh phải đeo khẩu trang, đặc biệt khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc
đờm vào chỗ qui định và đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được hủy đúng
phương pháp.
– Tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của
người bệnh.
– Thực hiện lối sống lành mạnh như: ăn uống hợp lý, ngủ đầy đủ, tập thể dục
thường xuyên và không sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc
lá, ...
– Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc và khám sức khỏe định kỳ.

2.5 Chẩn đoán


Bác sĩ sẽ nắm bắt tình hình bệnh nhân bằng cách khai thác các triệu chứng toàn
thân như sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi về đêm, chán ăn, mệt mỏi, sút cân đồng thời
khám phổi và khám toàn thân.
Tiếp đến bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm nhất định như:
– Nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB.
– Xét nghiệm Xpert MTB/RIF (nếu có thể).
– Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao.
– X-quang phổi.
Xác định bệnh bằng chẩn đoán: Phải có ít nhất 1 mẫu có AFB (+) và hình ảnh
X quang nghi lao hoặc khi có 2 mẫu đờm (+).
Để ngăn ngừa diễn tiến nặng hơn của bệnh và tránh các tình huống trở nặng
cần cấp cứu thì cần chẩn đoán và điều trị sớm, do đó hãy gặp bác sĩ càng sớm
càng tốt để tránh những trường hợp bệnh lao phổi nặng.

Chụp X-quang để chẩn đoán lao phổi

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 28


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 29

2.6 Điều trị


Người bệnh lao phổi sẽ gặp phải một số biến chứng sau nếu không được điều trị
kịp thời:
– Tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, ho ra máu.
– Di chứng sau khi chữa khỏi lao phổi như: suy hô hấp mãn, giãn phế quản, u
nấm phổi, tràn khí màng phổi, ...

2.6.1 Điều trị lao phổi bằng thuốc


Khi điều trị đúng phương pháp và đúng thuốc thì hấu hết các trường hợp lao phổi
đều có thể chữa khỏi được. Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ phân ra các phác đồ
điều trị lao khác nhau. Các yếu tố quyết định việc sử dụng loại thuốc nào và điều
trị trong bao lâu:
– Sức khỏe người bệnh
– Độ tuổi
– Khả năng đề kháng với thuốc
– Loại lao mắc phải là lao phổi hay lao ngoài phổi. Trường hợp lao ngoài phổi sẽ
chỉ dùng một loại kháng sinh lao, còn trường hợp lao phổi thường phải dùng
nhiều loại thuốc.
Theo Chương trình Chống lao Quốc gia, phác đồ điều trị cho người mắc bệnh lao
phổi lần đầu tiên:
– Giai đoạn tấn công (2 tháng): gồm 4 loại thuốc như ethambutol (hoặc
streptomycine), rifampicine, isoniazide, pyrazinamide
– Giai đoạn duy trì (6 tháng): gồm 2 loại thuốc isoniazide và ethambutol.

Thuốc kháng lao rifampicine

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 29


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 30

2.6.2 Lưu ý khi điều trị bằng thuốc kháng lao


– Người bệnh cần uống thuốc đầy đủ, đúng liều lượng, tuyệt đối không được tự ý
ngưng sử dụng thuốc ngay cả khi các triệu chứng bệnh lao phổi đã biến mất.
– Vi khuẩn lao phổi nào còn sống sót có thể trở nên kháng thuốc sau khi điều trị
lao và phát triển thành bệnh lao đa kháng thuốc (MDR) trong tương lai. Lúc
này, việc điều trị bệnh lao phổi gặp khó khăn hơn rất nhiều.

2.6.3 Một số tác dụng phụ của các thuốc điều trị bệnh lao

Bệnh lao phổi cần được điều trị theo phác đồ

Trong phạm vi bài này giới thiệu về tác dụng phụ thường gặp của một số thuốc điều
trị lao phổ biến (thuốc điều trị lao thiết yếu – thuốc điều trị lao hàng 1). Bao gồm:
Isoniazid (H), Rifampicin (R), Pyrazinamid (Z), Streptomycin (S), Ethambutol
(E).
– Isoniazid: được xếp là một trong những thuốc kháng lao mạnh nhất. Tác dụng
phụ thường gặp bao gồm viêm gan, viêm dây thần kinh ngoại vi và các
tác dụng trên tiêu hóa như nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau thượng vị.

Yếu tố nguy cơ xuất hiện tổn thương gan do isoniazid bao gồm nghiện rượu,
suy dinh dưỡng, tiểu đường, tiền sử tổn thương gan, suy thận, cao tuổi. Tỷ lệ
mắc viêm gan do isoniazid thấp nhất ở bệnh nhân trẻ hơn 20 tuổi và cao nhất
ở bệnh nhân uống rượu hàng ngày và từ 35 tuổi trở lên. Viêm dây thần kinh
ngoại biên là tác dụng bất lợi thường gặp nhất ở bệnh nhân kém dinh dưỡng
và bệnh nhân nghiện rượu, tiểu đường.

Thuốc kháng lao isoniazid

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 30


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 31

– Rifampicin: là một trong những thuốc chống lao quan trọng nhất hiện nay và
dung nạp tốt ở hầu hết bệnh nhân với liều khuyến cáo, chỉ gây tác dụng bất
lợi trên khoảng 4% bệnh nhân. Khi dùng thuốc, nước tiểu và các dịch tiết của
cơ thể (như mồ hôi, nước bọt, nước mắt...) có thể có màu đỏ nâu hoặc da cam
nhưng không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của người bệnh. Tác dụng không mong
muốn thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa bao gồm buồn nôn, đau bụng, tiêu
chảy, ợ chua, đầy hơi nhưng thường nhẹ. Khi kết hợp isoniazid và rifampicin có
thể tăng nguy cơ tổn thương gan.

– Ethambutol: rất ít gây các tác dụng không mong muốn. Tác dụng không mong
muốn thường gặp là tăng acid uric máu, nhất là trong 2 tuần đầu, có thể có sốt,
đau khớp. Tác dụng nghiêm trọng nhất của ethambutol là viêm dây thần kinh
thị giác, mất khả năng phân biệt màu xanh – đỏ, giảm thị lực có thể xảy ra ở
1 − 6% bệnh nhân. Tác dụng phụ này có vẻ phụ thuộc vào liều.

– Pyrazinamid: có thể gây độc cho gan và phụ thuộc vào liều dùng. Ngoài ra,
tăng acid uric huyết với đau các khớp cũng thường gặp.

– Streptomycin: là các thuốc kháng lao dùng đường tiêm. Tác dụng phụ bao
gồm các phản ứng tại chỗ như đau tại nơi tiêm, kích ứng, chảy máu, chai cứng
hay hoại tử mô mỡ dưới da tại nơi tiêm, áp xe vô khuẩn tại nơi tiêm. Ngoài ra
giảm thính lực, ban da, mày đay, dị cảm mặt cũng có thể được ghi nhận.

Thuốc kháng lao streptomycin

2.6.3.1 Làm thế nào khi gặp tác dụng phụ của thuốc điều trị lao?
Việc tuân thủ thuốc điều trị lao rất quan trọng, quyết định sự khỏi bệnh. Không
nên tự ý ngừng các thuốc điều trị lao, đặc biệt với tác dụng phụ nhẹ, có thể chấp
nhận được (ví dụ đầy hơi, ợ chua, buồn nôn nhẹ). Nên thông báo với bác sĩ và
nhân viên y tế trong những lần thăm khám về các khó chịu của mình để được tư
vấn và điều chỉnh phù hợp. Khi gặp những khó chịu nặng nề (ví dụ nôn nhiều,
nôn ra máu, mệt mỏi, chán ăn, vàng da vàng mắt, giảm thị lực, thính lực vv...),
cần đến ngay cơ sở y tế theo dõi và điều trị lao hiện tại để thăm khám và điều trị.

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 31


Bài thi giữa kỳ II KHTN Trang 32

Người bệnh sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

2.6.3.2 Làm thế nào để hạn chế tác dụng phụ do thuốc điều trị lao
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, tuân thủ điều trị và thăm khám thường xuyên là
điều quan trọng nhất để giảm thiểu tác dụng phụ do thuốc điều trị lao. Không
nên sử dụng rượu bia hoặc kiêng ăn trong thời gian sử dụng thuốc. Không nên bỏ
các thuốc điều trị mạn tính khác (ví dụ: thuốc tiểu đường). Trao đổi với bác sĩ khi
cần sử dụng thêm các thuốc (kể cả các thuốc giảm đau chống viêm không cần kê
đơn) do các thuốc điều trị lao có thể tương tác với nhiều loại thuốc và tăng nguy
cơ tác dụng không mong muốn. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ theo dõi
tác dụng phụ và đáp ứng điều trị của từng người bệnh. Do đó, việc tái khám theo
hẹn và khám định kỳ theo đúng lời dặn của bác sĩ rất quan trọng, giúp hạn chế
tác dụng phụ và mức độ nghiêm trọng.

2.7 Tổng kết


Bệnh lao phổi là một bênh nguy hiểm có thể gây cho chúng ta nhiều vấn đề sức
khoẻ nghiêm trọng. Mặc dù ở thời nay đã có nhiều phương pháp điều trị bệnh lao
phổi nhưng "Phòng bệnh hơn chữa bệnh", chúng ta phải tuân thủ những quy tắc
về phòng chống lao phổi để tránh những di chứng về sau.

2.8 Một số bệnh khác của hệ hô hấp


• Hen suyễn

• Bênh phổi tắc nghẽn mãn tính

• Bệnh xơ nang

• Ung thư phổi

• Viêm phế quản

• Viêm phổi

Nguyễn Chí Thanh - 8AIMS 32

You might also like