Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI

VÀ NHÂN VĂN

LỊCH SỬ
ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT
NAM
Tên: Dương Lê Thùy Dương
MSSV: 2157010026
Đề: Nhận thức của anh/chị về nội dung trưng bày của Bảo tàng Chứng
tích Chiến tranh liên quan đến môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam.

Chiến tranh có lẽ là một đoạn ký ức đau buồn nhất của dân tộc Việt Nam với
bao nhiêu nước mắt, chia ly, hy sinh, v.v. Những đau thương đó bắt đầu từ
ngày 31/8/1858 khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh
xâm lược đặt ách thống trị thuộc địa lên nước ta. Trong gần 100 năm nhân dân
Việt Nam đã anh dũng tiến hành cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc giành
độc lập tự do cho Tổ quốc. Ngày 2/9/1945, sau thắng lợi của Cách mạng Tháng
Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, chấm dứt ách đô hộ của
thực dân Pháp, khẳng định quyền độc lập tự do của nhân dân Việt Nam.
Nhưng thực dân Pháp và sau đó là đế quốc Mỹ tiếp tục tiến hành chiến tranh
xâm lược, âm mưu khôi phục ách thống trị và thiết lập chế độ thực dân kiểu
mới ở Việt Nam. Trong suốt 30 năm, nhân dân Việt Nam lại phải kiên cường
chiến đấu với biết bao hy sinh gian khổ để bảo vệ nền độc lập tự do của mình.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 30/04/1975, đất nước ta
đã hoàn thành việc giải phóng miền Nam, kết thúc hoàn toàn ánh đô hộ của đế
quốc Mỹ và mở ra kỷ nguyên độc lập tự do cho đến ngày nay. Để tưởng nhớ
giai đoạn lịch sử hào hùng đó, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ra đời với mục
đích lưu trữ những bằng chứng lịch sử, đặc biệt là về thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ để lan tỏa đến không chỉ người dân Việt Nam yêu nước mà còn cả
công dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
CUỘC CHIẾN TRANH PHI NGHĨA

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc Mỹ đã triệt để khai thác những
điều kiện thuận lợi (về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực dồi dào, trình
độ khoa học – kỹ thuật cao...đồng thời lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi
nhuận từ mua bán vũ khí...), để vươn lên trở thành một đế quốc giàu có và
hùng mạnh nhất thế giới. Mỹ tự đứng ra “đảm nhận” vai trò sen đầm quốc tế
để bảo vệ và cứu nguy cho cả hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa đang suy
yếu trước sự lớn mạnh nhanh chóng của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa
và những đòn tiến công liên tục của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
trên toàn thế giới, trong đó có phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ
nghĩa. Việt Nam là một trong những nạn nhân trong công cuộc bành trướng đó,
cuộc bành trướng mà không chỉ người dân Việt Nam mà còn cả người dân Mỹ
và các nước yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới phản đối kịch liệt.

Donald W. Duncan là lính Mũ Nồi


Xanh được trao rất nhiều huân chương
nhưng cũng là một trong những binh sĩ
Mỹ đầu tiên công khai vạch trần tội ác
của Mỹ. Ghê tởm với chính sách của
Quân đội Mỹ mượn tay Quân đội Sài
Gòn để tra tấn và hành huyết tù binh
cách mạng, Duncan đã từ bỏ việc thăng
cấp và rời bỏ quân ngũ. Ông đi khắp
nước Mỹ, ghé thăm các quán cà phê
phản chiến và tham gia xây dựng phong
trào phản chiến của binh sỹ Mỹ.
Nguồn: Tạp chí
Rampart, tháng 2/1966

Một áp phích có tính


biểu tượng rất phổ biến
trong giới binh sĩ tham gia phong trào phản chiến có khẩu hiệu ngắn gọn:
“JOIN THE REVOLT!” (HÃY CÙNG NỔI DẬY!)
Ảnh: Steve Chain.

Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu oanh liệt để bảo vệ nền độc lập, tự do của
dân tộc và tự hào gọi đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Trong khi
đó, Mỹ lại có những hành động nhằm che dậy đi yếu tố phi nghĩa. Ngày 22-8-
2007, Tổng thống Mỹ G.Bush đưa ra ý kiến cho rằng, hơn 30 năm trước đây
Mỹ rút quân khỏi Việt Nam đã dẫn tới nỗi "thống khổ" cho nhân dân các nước
Ðông Dương. Ngay sau đó, ý kiến của Tổng thống G.Bush đã bị dư luận phê
phán, bởi ý kiến đó hoàn toàn sai lệch với bản chất đích thực của cuộc chiến
tranh xâm lược mà chính quyền Mỹ đã tiến hành ở Việt Nam trước đây. Hơn
thế, ngày nay Mỹ vẫn gọi cuộc kháng chiến của chúng ta là “Vietnam War”
(Chiến tranh Việt Nam) với mục đích ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa
cộng sản ở Việt Nam cũng như Đông Dương chứ không phải là chiến tranh
xâm lược Việt Nam nhằm mục đích vơ vét cạn kệt tài nguyên và nhân lực.

Tuy nhiên, một số nhà hoạt động vì hòa bình Mỹ phản bác những luận điểm
của chính quyền và đưa ra những bằng chứng xác thực về tính chất của cuộc
chiến. Ngày 21-3-2003, trả lời phỏng vấn trên tờ Thời báo chủ nhật (The
Sunday Time Magazine) do nhà báo Jon Swain thực hiện, cũng như trong hồi
ký Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, ông R.Mc
Namara - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đã đánh giá hành động của nước Mỹ
trong chiến tranh Việt Nam là một trong những sai lầm lớn nhất của cuộc đời
ông và của nước Mỹ trong thế kỷ 20. Hai năm sau, năm 2005, theo kết quả
thăm dò ý kiến của các nhà sử học Mỹ do Trung tâm Mitch McConell thuộc
Trường đại học Colombia tiến hành thì vai trò của nước Mỹ trong chiến tranh
Việt Nam được xác định là một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất mà các
tổng thống Mỹ đã phạm phải. Ngày 23-4-2007, đến thăm Bảo tàng chứng tích
chiến tranh tại Việt Nam, ông Allen Hassan - cựu lính thủy đánh bộ, bác sĩ
người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và là tác giả cuốn hồi ký Không thể
chuộc lỗi (bản tiếng Việt do NXB Trẻ và First News xuất bản tháng 4-2007),
cũng nói: "...Nỗi đau chiến tranh Việt Nam quá lớn, hơn cả mức tưởng tượng.
Tôi sẽ tiếp tục truyền đạt thông điệp này đến nhân dân Mỹ để hiểu rõ hơn nữa
về sự phi lý của cuộc chiến"... Sự phi lý của cuộc chiến là điều không thể nào
phủ nhận vì rất nhiều bằng chứng lịch sử được lưu trữ, đơn cử là ở Bảo tàng
Chứng tích Chiến tranh.

Ngày 08/03/1965, 3.500 lính


thủy đánh bộ thuộc Tiểu đoàn
3, Trung đoàn 9 và Tiểu đoàn
1, Trung đoàn 3 (Lữ đoàn lính
thủy đánh bộ số 9) đổ bộ lên
bãi biển Nam Ô (Đà Nẵng)
đánh dấu sự tham chiến công
khai trên bộ đầu tiên của quân
đội Mỹ tại Việt Nam.

Máy bay ném bom chiến lược tám


động cơ B-52 được trang bị các
phương tiện dẫn đường, ném bom rải
thảm và tác chiến điện tử hiện đại, có
thể ném bom với độ cao trêm 9.100
mét với trọng lượng bom hơn 27 tấn
(bom thường hoặc bom hạt nhân cỡ
500, 750 và 1000 cân Anh).

NỖI ĐAU NGÀY ẤY

 Thảm sát

Nói đến những nỗi đau con người phải trải qua trong thời kỳ Mỹ xâm lược thì
không thể không kể đến những vụ thảm sát đẫm máu. Thảm sát Mỹ Lai hay
gọi là thảm sát Sơn Mỹ là xảy ra vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 tại thôn Mỹ
Lai, làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Sáng 16 tháng 3, pháo
binh và trực thăng bắt đầu đợt bắn phá ngắn dọn đường cho quân Mỹ tiến vào
Sơn Mỹ. Trong làng không có bất cứ 1 lính du kích nào. Lính Mỹ hành quân mà
không gặp kháng cự gì, không có một phát súng bắn trả nào, họ chỉ thấy có mỗi
phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, William Calley - chỉ huy đơn vị bắt đầu cho binh
lính mình nã súng vào những vị trí, những ngôi nhà dân mà ông gọi là "địa
điểm tình nghi có đối phương". Mức độ dã man ngày càng tăng lên, người hay
gia súc đều bị giết. Lính Mỹ dùng lựu đạn, lưỡi lê và súng trường giết người
một cách rất "thoải mái", cả những người đầu hàng cũng bị giết. Từ trẻ đến
già, từ bé đến lớn, không kể người hay súc vật, tất cả đều bị giết.

Những người phụ nữ và trẻ em ở làng Mỹ Lai


ngày 16 tháng 03 năm 1968. Họ bị lính Mỹ
giết gần như ngay sau khi bức ảnh được chụp.

Tổng cộng đã có 347 người bị giết theo nguồn


tin của Mỹ và 504 người bị giết theo nguồn tin của Việt Nam. Nạn nhân nhỏ
nhất là 1 tuổi và lớn nhất là 82 tuổi. Chỉ có 16 người được đội bay của
Thompson giải cứu trong đó có 1 đứa trẻ. Làng Mỹ Lai đã tan hoang, xác
người nằm la liệt khắp nơi.

Một vụ thảm sát tàn khốc không kém khác là Thảm sát Thạnh Phong, xảy ra
ngày 25 tháng 2 năm 1969 tại Khâu Băng (ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong,
huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre), lực lượng biệt kích đặc nhiệm hải quân
SEAL của quân đội Mỹ, do Bob Kerrey chỉ huy, giết hại 21 thường dân gồm
người già, phụ nữ và trẻ em trong khi truy tìm một cán bộ Mặt trận Dân tộc
Giải phóng miền Nam. Theo lời kể, một toán biệt kích SEAL do trung úy Bob
Kerry dẫn đầu tới ấp 5, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Nhóm biệt kích này dùng dao găm KA-BAR để cắt cổ ông Bùi Văn Vát (66
tuổi) và bà Lưu Thị Cảnh (62 tuổi). Ba đứa cháu nội của ông Vát (6 tuổi, 8 tuổi
và 10 tuổi) trốn trong ống cống cũng không thoát. Biệt kích Mỹ lôi 3 cháu nhỏ
ra, đâm chết 2 cháu gái và mổ bụng cháu trai. Sau đó, nhóm SEAL lùng sục
hầm trú ẩn của các gia đình khác, bắn chết 15 dân thường, trong đó có 3 phụ
nữ đang mang thai, mổ bụng một bé gái.

Đó là hai trong hàng trăm vụ thảm sát đã diễn ra trong suốt lịch sử đau thương
của dân tộc ta.

 Lao tù

Hàng loạt nhà tù được dựng lên như Nhà tù Côn Đảo, Nhà tù Phú Quốc dưới
thời Pháp hay nhà tù Phú Lợi dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Chúng được dùng
để giam giữ những người tù chính trị cộng sản hoặc binh lính Quân Giải
Phóng, Quân đội Nhân dân. Ở đây, tù nhân phải nằm trên nền xi măng ẩm thấp,
không có giường ngủ, đa số bị mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp do
nền nhà ẩm thấp, bị suy dinh dưỡng do không được cho ăn, được chữa bệnh
một cách đầy đủ. Không chỉ giam cầm tù nhân mà các nhà tù trên còn có những
hình thức tra tấn vô cùng ghê rợn:

- "đóng kim": dùng những cây kim chích đã cũ, đóng từ từ vào 10 đầu
ngón tay.
- "chuồng cọp kẽm gai": Tù nhân phải cởi áo, quần dài, chỉ được mặc
quần cụt để phơi nắng, phơi sương, dầm mưa suốt ngày đêm.
- "ăn cơm nhạt": tù nhân không được ăn muối, sau hai tháng mắt sẽ bị mờ,
sau 5-6 tháng liền có người bị mù hẳn.
- "lộn vỉ sắt": các tấm vỉ sắt loại có lỗ tròn và đầy mấu để mắc vào nhau
và lật ngửa làm "đường băng sân bay" rồi bắt tù binh cởi áo, cởi quần
ngoài, chỉ còn chiếc quần đùi. người tù bị bắt cắm đầu xuống vỉ sắt lộn
ra sau, sau vài lần là lưng người tù tóe máu, đầu bị bứt tóc, tróc da tơi tả.
- "gõ thùng": lấy thùng phuy úp lên tù nhân đang ngồi xổm, rồi gõ vào
thùng. Tù nhân sẽ bị đau đầu, sẽ bị điếc vì tiếng gõ mạnh và sức ép
không khí. Cũng bằng cách gõ vào thùng phuy đổ đầy nước, bên trong
thùng là tù nhân. Kiểu tra tấn này có thể khiến tù nhân bị hộc máu vì sức
ép của nước.
- "đục răng" và "bẻ răng": kê đục vào sát chân răng của người tù, dùng
búa đóng làm răng gãy văng ra.

Chuồng cọp ở nhà tù


Phú Quốc

Một tốp lính của Quân


lực Việt Nam Cộng
hòa chặt đầu đối
phương và giơ lên
khoe (bên trái có một
lính trẻ em cũng tham
gia trong hình).

NỖI ĐAU CÒN


ĐÓ

Ngày nay, tuy chiến tranh đã lùi xa nhưng những mất mác, đau thương vẫn
còn quặn thắt mãi. Những chiến sĩ đã hy sinh, những thiệt hại về kinh tế, v.v là
những hậu quả rõ ràng trong quá khứ. Tuy nhiên, ba thập kỷ chìm trong bóng
tối còn để lại cho thế hệ tương lai hiểm họa khôn lường do chất độc màu da
cam.
Chất độc da cam là loại chất độc được quân đội Hoa Kỳ sử dụng tại Việt
Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam nhằm làm rụng là và tiêu diệt thực
vật trên mặt đất để quân đội du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam
Việt Nam không còn nơi trốn tránh.
Do nó có chứa chất Dioxin - nguyên nhân của nhiều bệnh như ung thư, dị dạng
và nhiều rối loạn chức năng ở cả người Việt lẫn các cựu quân nhân Hoa Kỳ
nên chất độc da cam tồn tại rất lâu trong môi trường cũng như trong cơ thể con
người và động vật. Nó có thể di truyền trong cơ thể con người qua nhiều thế
hệ. Đây chính là tác nhân chính của nhiều trường hợp dị dạng của những người
từng tham gia chiến tranh tại Việt Nam và cả con cháu của họ.
Hậu quả của chất da cam vô cùng to lớn,làm nhiễm độc và tàn phá hàng triệu
hécta rừng và đất nông nghiệp. Nhiều người cho rằng ngoài tác hại cho môi
trường, hóa chất này còn gây hậu quả trầm trọng cho tính mạng, sức khỏe của
nhiều người Việt, thậm chí tới các thế hệ sinh ra sau chiến tranh.
Hiện nay, ước tính có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc da
cam/dioxin, sống tập trung tại các tỉnh dọc đường Trường Sơn và biên giới với
Campuchia. Hàng trăm nghìn người trong số đó đã qua đời. Hàng triệu người
và cả con cháu của họ đang phải sống trong bệnh tật, nghèo khó do di chứng
của chất độc da cam.

Chất độc da cam/dioxin


mà Mỹ rải xuống miền
Nam Việt Nam hủy diệt
môi trường sống và cây
trồng nơi đây, để lại hậu
quả đến tận ngày nay.
(Nguồn ảnh: Tư liệu
TTXVN)
Nạn nhân chất độc màu da cam.

VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) là cuộc chiến tranh cứu
nước dài ngày nhất, ác liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt
Nam. Không có thế lực chính trị vững vàng, tiềm lực kinh tế vững chắc, quân
đội hùng mạnh, trang thiết bị hiện đại, v.v. chúng ta vẫn thắng Mỹ một cách vẻ
vang bằng chính trí tuệ, tinh thần đoàn kết và chủ nghĩa anh hùng cách mạng
được dẫn dắt bởi Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vai trò của Đảng thể hiện trên mọi mặt của công tác lãnh đạo, chỉ đạo cuộc
kháng chiến. Trước tiên, Đảng luôn luôn trung thành vô hạn với Tổ quốc, với
nhân dân, kiên định lập trường cách mạng, kiên định “quyết tâm đánh Mỹ và
thắng Mỹ” vì sự sống còn của dân tộc, vì lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân
Việt Nam là độc lập, thống nhất, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó,
Đảng đã có những sáng tạo trong quá trình hoạch định đường lối và lãnh đạo
cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Để bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, không chỉ có đường lối chính trị đúng
mà Đảng cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng. Ở những bước ngoặt khó
khăn của cách mạng, đứng trước những thách thức, Đảng luôn tỏ rõ và nâng
cao bản lĩnh chính trị. Bản lĩnh chính trị của Đảng thể hiện ở những thời điểm
cam go của cách mạng, Đảng đã có những quyết sách sáng suốt, kịp thời, chủ
động chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua thách thức. Đó là quyết định của
Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15, Khóa II (năm 1959)
khởi nghĩa từng phần, mở đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ một cách độc đáo,
khéo léo, đáp ứng khát vọng của nhân dân yêu nước và cán bộ miền Nam,
được sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè quốc tế. Bản lĩnh chính trị chẳng những
là cần thiết trong hoạch định đường lối chính sách mà cả trong lãnh đạo và tổ
chức thực hiện.
Đảng đã đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ, phù
hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển chung của thế giới. Chính sự
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin của Đảng trong thực tiễn cách mạng
đã chứng minh giá trị bền vững, sức sống của học thuyết cách mạng trong điều
kiện lịch sử mới. Để tiếp tục trở thành nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi
của cách mạng, trước hết, Đảng Cộng sản Việt Nam thấm nhuần sâu sắc vai
trò, tầm quan trọng của công tác lý luận theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh: "Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong
công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”.
Vai trò nổi bật là Đảng đã thiết kế con đường đúng đắn, với giải pháp tối ưu
để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước trước một kẻ
thù mới là đế quốc Mỹ. Đó là cùng một lúc giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền
nhằm mục tiêu chung và bao trùm là chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền
Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất Tổ quốc. Đây là ngọn cờ đúng đắn duy nhất
tập hợp được lực lượng lớn nhất trên cả hai miền Nam, Bắc tiến hành kháng
chiến cứu nước, cũng là ngọn cờ chính nghĩa phù hợp với mục tiêu cách mạng
và xu thế thời đại, được cả loài người đồng tình ủng hộ. Bên cạnh đó, Đảng có
đường lối quốc tế đúng đắn, luôn nêu cao tinh thần quốc tế vô sản cao cả; luôn
coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, liên minh
chiến đấu chặt chẽ với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia anh em, gắn chặt
với ba dòng thác cách mạng; luôn coi cuộc chiến đấu chống Mỹ vừa là nhiệm
vụ dân tộc thiêng liêng, vừa là nghĩa vụ quốc tế cao cả; mọi hoạt động chống
Mỹ, cứu nước đều nhằm phục vụ lợi ích cả cách mạng Việt Nam và cách mạng
thế giới nên đã tranh thủ được sự giúp đỡ rộng lớn của nhân dân yêu chuộng
hòa bình trên thế giới.
Một phương pháp sáng tạo – phương pháp cách mạng mà Đảng đã vận dụng
trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; đó là,
đánh địch không chỉ bằng quân sự mà bằng chiến lược tổng hợp, cả quân sự,
chính trị và ngoại giao; đánh địch bằng sức mạnh ở cả tiền tuyến và hậu
phương, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; kiên quyết thực hành
chiến lược tiến công nhưng biết thắng từng bước; vừa đánh, vừa đàm để kéo
địch xuống thang từng bước và để đánh thắng chúng. Đây là bước phát triển
cao về đường lối và nghệ thuật tiến hành chiến tranh, là đỉnh cao của chiến
tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Nhận thấy lích sử nước ta đã trải qua một giai đoạn bi thương đến thế, thế hệ
người Việt Nam chúng ta ngày nay càng nên có ý thức trân trọng hòa bình mà
chúng ta đang được sống. Mỗi buổi sáng tinh mơ thức dậy được nhìn thấy ánh
nắng mắt trời chói lóa, được nghe tiếng chim hót véo von, được cảm nhận làn
gió heo may buổi sáng nhè nhẹ thổi, được gặp gỡ những người thân yêu, được
làm những điều mình yêu thích, v.v. tưởng chừng là những điều bình thường
đến nỗi vô vị nhưng đó lại là những hy sinh của thế hệ đi trước để gìn giữ độc
lập, tự do khỏi bàn tay nhuốm máu của kẻ thù xâm lược. Biết bao nhiêu người
đã nằm xuống trong đó có cả người già và trẻ em, họ đều chết dưới phát súng
vô nhân đạo của kẻ thù.
Bức ảnh gây chấn động thế giới “Em bé Napalm” phản ánh chân thực chiến
tranh đã tấn công trẻ em như thế nào.

Vì thế, là thế hệ trẻ, chúng ta cần có ý thức trau dồi những kiến thức về lịch sử,
chính trị, v.v. để không bị lợi dụng, lôi kéo và tin vào những thông tin xuyên tạc
nhằm nào đất nước mình. Điều này càng trở nên cấp thiết khi tình hình thế giới
đang có những biến động mạnh mẽ, xung đột diễn ra ngày càng nhiều và hơn
hết nhân loại đang đứng trước nguy cơ của một cuộc Chiến tranh Thế giới thứ
ba tàn khốc và đẫm máu hơn gấp vạn lần so với hai cuộc chiến đã nổ ra.

------Hết------

You might also like