T NG H P NMN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

1

MỤC LỤC
PHẦN I: QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH LÀ GÌ?.............................................2
1. Khái niệm quản trị môi trường kinh doanh...................................................................2
2. Ví dụ về quản trị môi trường kinh doanh.......................................................................2
3. Mục đích và ý nghĩa của quản trị môi trường kinh doanh...........................................3
3.1. Mục đích......................................................................................................................3
3.2. Ý nghĩa........................................................................................................................3
PHẦN II: CÁC CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH.....................3
1. Trình bày các chiến lược quản trị môi trường kinh doanh..........................................3
1.1. Các chiến lược thương mại........................................................................................3
1.2. Các chiến lược chính trị.............................................................................................4
2. Nguyên nhân phải đưa ra các chiến lược kinh doanh...................................................4
PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................6

1
PHẦN I: QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH LÀ GÌ?
1. Khái niệm quản trị môi trường kinh doanh
- Quản trị môi trường kinh doanh là quá trình vận dụng các chiến lược chủ động với mục
đích duy trì hoàn cảnh hiện tại hoặc thay đổi bối cảnh mà ở đó một doanh nghiệp phát
triển theo cách thỏa mãn được những nhu cầu của mình
- Một Doanh nghiệp có thể Quản trị MTKD nhờ:
+ Cộng tác với Doanh nghiệp khác
+ Thúc giục các chính phủ hoặc chính quyền địa phương:
 Chấp thuận hay sửa đổi một số luật
 Quan tâm đến hình ảnh của doanh nghiệp
 Các mối quan hệ với công chúng
 Cam kết đảm bảo công bằng
- Nội dung của quản trị môi trường kinh doanh được xem xét ở hai loại chiến lược: chiến
lược thương mại hoặc chiến lược chính trị.

2. Ví dụ về quản trị môi trường kinh doanh


Một công ty sản xuất và bán lẻ quần áo trực tuyến. Dưới đây là hai kịch bản mà
doanh nghiệp này có thể thực hiện:
 Duy trì hoàn cảnh hiện tại:
Doanh nghiệp quyết định tăng cường hoạt động tiếp thị trực tuyến để duy trì và gia
tăng doanh số bán hàng. Họ có thể áp dụng các biện pháp như tăng cường quảng cáo
trực tuyến, tăng cường sự hiện diện trên mạng xã hội và cải thiện trang web của mình để
thu hút khách hàng tiềm năng. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tập trung vào việc cải
thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ chăm
sóc khách hàng tốt hơn, đảm bảo giao hàng nhanh chóng và đáng tin cậy, và tăng cường
chính sách đổi/trả hàng linh hoạt.
 Thay đổi bối cảnh để phát triển:
Doanh nghiệp nhận thấy rằng cơ hội phát triển tiềm ẩn trong thị trường quốc tế là
lớn. Họ quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh ra các quốc gia mới. Điều này có thể
bao gồm việc tìm kiếm đối tác địa phương hoặc thành lập chi nhánh/đại diện ở các quốc
gia đó. Để thích ứng với các thị trường mới, doanh nghiệp có thể nghiên cứu và thích
nghi với các yêu cầu đặc thù của từng quốc gia, bao gồm ngôn ngữ, văn hóa, quy định
và thị trường cạnh tranh. Họ cũng có thể cải thiện hệ thống vận chuyển và phân phối để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng quốc tế.
Trong cả hai kịch bản trên, doanh nghiệp đều thực hiện thay đổi chiến lược để thích
nghi với môi trường kinh doanh hiện tại hoặc mở rộng để phát triển. Sự thay đổi này đòi
hỏi sự linh hoạt và tư duy chiến lược từ phía doanh nghiệp.

2
3. Mục đích và ý nghĩa của quản trị môi trường kinh doanh
Quá trình quản trị không độc lập với chính bản thân nó mà được đặt trong môi trường
tự nhiên và xã hội con người. Theo đó môi trường hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp là
toàn bộ điều kiện tự nhiên, xã hội mà ở đó các tổ chức doanh nghiệp đang tồn tại và phát
triển. Như vậy đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế thì môi trường
quản trị là sự kết hợp của cả môi trường bên trong và bên ngoài. Môi trường kinh doanh
của doanh nghiệp cũng là môi trường quản trị doanh nghiệp vì kinh doanh nhất thiết
phải có sự quản trị. Chúng tồn tại song song.
3.1. Mục đích
Giúp các tổ chức, đặc biệt là doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về các yếu tố tạo nên môi
trường quản trị.
3.2. Ý nghĩa
- Thông qua quá trình phân tích các yếu tố tạo nên môi trường quản trị, nhà quản trị phải
nắm vững thực trạng của môi trường vĩ mô, từ đó có thể đề ra những chiến lược kinh
doanh thích hợp, giúp tận dụng một cách hiệu quả mọi nguồn tài nguyên để đưa doanh
nghiệp đến những thành công và lợi ích cao nhất.
- Ngoài ra khi nắm vững đặc trưng của các yếu tố vi mô nhà quản trị có thể hoàn thiện
khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh giúp các doanh nghiệp có những kế
hoạch quan trọng làm cơ sở cho việc thực hiện chức năng quản trị của mình

PHẦN II: CÁC CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
1. Trình bày các chiến lược quản trị môi trường kinh doanh
1.1. Các chiến lược thương mại

3
- Chiến lược độc lập: Áp dụng khi doanh nghiệp là
người khởi đầu duy nhất thay đổi một số phương diện
của môi trường vĩ mô để đáp ứng nhu cầu phát triển
của DN

- Chiến lược hợp tác: Hai tổ chức lựa chọn con


đường hợp nhất với nhau để giảm chi phí, rủi ro, gia
tăng sức mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu
quả hoạt động
+ Sáp nhập: Một hoặc một số công ty có thể sáp
nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ
tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công
ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của
công ty (cũ) bị sáp nhập
 Mục đích: Nhằm gia tăng quy mô, nâng cao
giá trị doanh nghiệp, tăng năng lực cạnh tranh
và giảm bớt đối thủ cạnh tranh
+ Liên doanh, liên kết: là hoạt động khá hiệu quả và
được ưa chuộng nhiều trên thị trường kinh doanh hiện
nay. Thông qua hoạt động liên doanh, liên kết để huy
động nguồn lực, đem lại hiệu quả về vốn và chi phí
giúp các doanh nghiệp tham gia tận dụng lợi thế, nâng
cao năng lực và đem lại sự phát triển đôi bên cùng có
lợi trong kinh doanh của các doanh nghiệp.
1.2. Các chiến lược chính trị
- Cuộc vận động hành lang: Hành động nhằm cố gắng gây ảnh hưởng đến các hoạt động,
chính sách hoặc quyết định của các quan chức chính phủ.
+ Đại diện: Sự tham gia của các cá nhân để bảo vệ
quyền lợi cho một doanh nghiệp ở phạm vi ngoài
doanh nghiệp.
+ Tổ chức xã hội: Một quá trình mà thông qua nó
người ta truyền đến những người làm công những giá
trị và niềm tin cơ bản của tổ chức.

4
2. Nguyên nhân phải đưa ra các chiến lược kinh doanh
Mở rộng thêm 1 xíu Môi trường kinh doanh là nơi tổ chức tồn tại và phát triển, một tổ
chức không tồn tại biệt lập mà luôn chịu sự tác động của các yếu tố môi trường xung quanh.
Những biến động của các yếu tố môi trường tác động mạnh mẽ đến hoạt động cũng như kết
quả hoạt động của tổ chức.
Do đó, việc đưa ra các chiến lược quản trị môi trường kinh doanh giúp tổ chức có thể
tận dụng các cơ hội từ môi trường đưa tới, chiếm lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh, bên
cạnh đó, còn giúp cho tổ chức đối phó tốt hơn trước những thay đổi bất lợi của môi trường
(né tránh hay giảm thiểu tác động của chúng).
Bằng cách tận dụng cơ hội và ứng phó trước các thách thức của môi trường, doanh
nghiệp có thể phát triển bền vững, tăng cường hiệu quả và nâng cao giá trị cho doanh
nghiệp giữa thời đại đầy biến động, khẳng định vị thế doanh nghiệp đó.

5
PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản trị môi trường kinh doanh
http://daihoctantrao.edu.vn/media/files/c3(3).pdf
https://123docz.net/document/2721598-tieu-luan-mon-quan-tri-hoc-moi-truong-kinh-
doanh.htm
https://123docz.net/document/2873600-tieu-luan-mon-quan-tri-hoc-moi-truo-ng-qua-n-tri.htm
2. Các chiến lược trong quản trị môi trường kinh doanh
http://daihoctantrao.edu.vn/media/files/c3(3).pdf
https://govi.vn/sap-nhap-doanh-nghiep-thu-tuc-loi-ich-va-nhung-han-che/#sap-nhap-doanh-
nghiep-la-gi
https://accgroup.vn/lien-doanh-lien-ket-la-gi/

You might also like