Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Trương

Văn I.

Bền I.
I.
I.
I.
I.
I.
I.
I.
I.
I.
I.
I.
I.
I.
I.
I.
Gia thế
Trương Văn Bền (1883 – 1956) là một thương gia người Việt gốc Hoa. Tên
tuổi của ông gắn liền với thương hiệu xà bông Cô Ba quen thuộc với mọi
tầng lớp xã hội Việt Nam suốt nhiều thập niên thế kỷ 20
Tổ tiên Trương Văn Bền gốc ở Phúc Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Thủy tổ
là cụ Trương Thuận Tri, một thuộc cấp của tướng quân Dương Ngạn Địch.
Dương Ngạn Địch và một viên tướng nhà Minh khác là Trần Thượng Xuyên
dẫn theo một đoàn quân gồm binh sĩ cùng gia đình từ Quảng Đông lánh nạn
nhà Thanh đến Việt Nam vào thế kỷ 17, Trương Thuận Tri ở trong đoàn
người này.
Ban đầu, Trương Thuận Tri ở Mỹ Tho, nhưng sau đó dời về vùng Chợ Lớn
ngày nay. Một người cháu của Trương Thuận Tri là Trương Quốc Thái được
nhà Nguyễn bổ chức huyện thừa ở Rạch Giá.
Sau ngày Pháp chiếm 6 tỉnh Nam kỳ, Trương Quốc Thái được vua Tự Đức
phong làm Phủ doãn Bình Thuận. Về sau khi Trương Quốc Thái mất, con là
Trương Quang Thanh trở về miền Nam, buôn bán tại Chợ Lớn, sinh được 8
trai và 1 gái (Trương Văn Bền là một trong tám con trai). Trương Quang
Thanh mất năm 1905.
II. Gia thế
Trương Văn Bền có nhiều con, cả trai lẫn gái.
Một trong những người con của ông là Trương Khắc Trí, từng là chủ tịch
Việt Nam Công thương Ngân hàng, thành lập năm 1953 tại Sài Gòn, và tổng
giám đốc công ty xà bông Việt Nam từ 1959 tới 1965.
Một người con trai khác, ông Trương Khắc Huệ, tốt nghiệp đại học hóa học
ở Marseille, trở về làm việc ở Công ty Trương Văn Bền với cương vị giám
đốc kỹ thuật 1945 - 1965 và tổng giám đốc từ 1965 - 1970. Ông Huệ cũng là
hội trưởng nghiệp đoàn kỹ nghệ dầu và xà bông miền Nam Việt Nam (1965
- 1975) và là tổng thư ký Tổng đoàn Công ty kỹ nghệ Việt Nam (1969 -
1975).
Người con trai út, ông Trương Khắc Cần, quản lý công ty từ năm 1970 tới
1975.
III. Sự nghiệp
Do gia đình khá giả và có học thức, Trương Văn Bền được hưởng nền giáo
dục Hán học pha trộn với giáo dục Pháp phổ biến thời bấy giờ. Từ năm
1896, ông bắt đầu học ở các trường Pháp École Municipale de Cholon,
Collège de My Tho, Lycée Chasseloup-Laubat. Năm 1889, chính quyền
thuộc địa Pháp tổ chức lần đầu tiên kỳ thi cao đẳng tiểu học (Brevet
élémentaire), Trương Văn Bền ghi tên, thi đậu và được bổ nhiệm làm ký lục.
Năm 1901, ông Trương Văn Bền thôi làm việc nhà nước, trở lại với nghề
buôn bán của cha. Lúc đầu, ông bán đậu phộng, đậu xanh, đường... trong
một cửa tiệm nhỏ, tọa lạc ở số 40 rue du Cambodge, Chợ Lớn. Công việc
làm ăn dần mở rộng, ông mua các loại hàng sỉ từ các thương gia người Hoa,
rồi bán lại cho các tiệm bán lẻ ở Chợ Lớn.
Năm 1905, ông Trương Văn bền mở xưởng sản xuất và tinh luyện dầu ở Thủ
Đức. Ông dùng máy ép bằng hơi làm ở Mỹ, mua từ Pháp. Một năm sau, ông
mở một nhà máy xay gạo ở Chợ Lớn và một ở Rạch Các. Ông cũng có một
khách sạn và một tiệm mỹ phẩm ở Chợ Lớn. Dẫu vậy, các cơ sở này không
thành công bằng cơ sở sản xuất dầu của ông ở Thủ Đức.
Năm 1914, ông lập đồn điền cao su cỡ nhỏ ở Thủ Đức.
Năm 1918, ông mở thêm một cơ sở sản xuất dầu ở Chợ Lớn. Xưởng này sản
xuất đủ loại dầu từ dầu nấu ăn, dầu salat đến dầu dừa, dầu castor, dầu cao su
và các loại dầu dùng trong kỹ nghệ.
Năm 1927, ông Trương Văn Bền tiếp tục mở rộng lãnh địa kinh doanh khi
lập công ty khai khẩn ruộng ở Đồng Tháp Mười, trên diện tích 18.000 ha với
3.000 tá điền.
Năm 1931, ông Trương Văn Bền quyết định lập hãng ép dầu và làm xà bông
với tên chính thức “Công ty Trương Văn Bền và các con”.
IV. Thương trường
Nhờ những thành công trên thương trường, Trương Văn Bền bắt đầu được
biết đến như một doanh nhân người Việt Nam hàng đầu thời bấy giờ và
được mời tham dự vào các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội sôi nổi, mà
ông tham gia rất tích cực. Ông được bầu làm hội viên Hội đồng Quản hạt
Nam Kỳ (Conseil Colonial) vào năm 1920, năm 1924 là nghị viên Phòng
Thương mại (Chambre de Commerce) năm 1924.

Năm 1932, ông là người Việt Nam đầu tiên được bầu làm phó chủ tịch
Phòng Thương mại và giữ chức này cho đến năm 1941. Ngoài ra ông còn là
nghị viên Phòng Canh nông (Chambre d’ Agriculture, 1922), thành viên của
hội đồng giám đốc quản trị (board of directors) của Thương cảng Saigon
(Port Commerce de Saigon) và ứng viên Hội đồng Quản trị Sở Lúa gạo
Đông Dương từ năm 1924. Trong thập niên 1920, ông nhảy vào lãnh vực
canh nông. Lúc đầu ông mua 300 mẫu ruộng ở Mỹ Tho. Vài năm sau đó,
năm 1925, ông cùng một số người khác thành lập Công ty canh nông Tháp
Mười (Société Rizicolte du Tháp Mười). Công ty có hơn 10.000 mẫu và tạo
công ăn việc làm cho hàng ngàn nhân sự ở miền Tây Nam bộ. Ông làm tổng
giám đốc và là thành viên của hội đồng quản trị công ty. Ông giữ chức vụ
tổng giám đốc cho đến năm 1931. Trương Văn Bền cũng là hội viên của hội
đồng quản trị Sở lúa gạo Đông Dương khi sở này được thành lập năm 1924,
chủ tịch Liên hiệp canh nông (Union d’Agriculture), chủ tịch nhà băng Tín
dụng Canh nông Chợ Lớn (Caisse de Crédit Agricole du Cholon) năm 1932,
phó chủ tịch Phòng Canh nông (Chambre d’ Agriculture) trong thời gian
1932 - 1941 và là thành viên của Hội đồng sản xuất kỹ nghệ Đông Dương
(Conseil de production industriel d’ Indochine) khi được thành lập vào năm
1941. Ông thành lập năm 1941 hai nhà máy xay lúa sản xuất hơn 100 tấn
gạo mỗi ngày.

Trong đời kinh doanh, ông Trương Văn Bền đã gây dựng được một tài sản
lớn. Theo bảng lượng giá để đánh thuế của Phủ toàn quyền Đông Dương ở
Hà Nội, thì năm 1941, ông Trương Văn Bền phải đóng cho chính phủ một số
tiền lên tới 107.000 đồng (giá vàng khi đó khoảng 60 đồng/lượng). Ngoài
lúa gạo, Trương Văn Bền nhận thấy nhiều tiềm năng cho các sản phẩm canh
nông khác ở miền Nam như dừa. Từ năm 1928, khi ông thành lập xưởng chế
dầu ở Chợ Lớn sản xuất các loại dầu ăn và dầu công nghiệp và bắt đầu từ
năm 1932, ông mở thêm nhà máy làm xà bông từ dầu nông sản. Vào thời
gian này, hầu hết xà bông dùng trong nước cũng như ở Đông Dương là nhập
cảng từ Pháp. Chỉ có một số ít xà bông làm từ các xưởng nhỏ thủ công ở
Chợ Lớn chất lượng kém nên sản xuất giới hạn, không thể cạnh tranh với xà
bông nhập từ Marseille, Pháp. Hãng xà bông của ông nằm trên đường Rue
de Cambodge. Doanh nghiệp của ông là Công ty Trương Văn Bền và các
con - Dầu và Xà bông Việt Nam (Truong Van Ben & fils - Huilerie et
Savonnerie Vietnam). Xưởng dầu của ông ở Chợ Lớn mỗi tháng sản xuất
khoảng 1.500 tấn dầu dừa và hãng xà bông Trương Văn Bền sản xuất
khoảng 600 tấn xà bông và 10 tấn glycerine trong năm 1943. Vào thời kỳ
khó khăn ở nhiều nước do chiến tranh, Công ty Trương Văn Bền và các con
là công ty quan trọng nhất sản xuất dầu và xà bông trên toàn cõi Đông
Dương. Việc tiếp thị sản phẩm trên thị trường cạnh tranh lúc đầu và về sau,
Trương Văn Bền là một trong những doanh nhân Việt Nam đầu tiên kêu gọi
sử dụng hàng nội. Trên báo chí ở Việt Nam từ khi xà bông nội địa của hãng
Trương Văn Bền được sản xuất vào năm 1932: trong mục quảng cáo, hãng
Xà bông Trương Văn Bền thường đăng: "Người Việt Nam nên xài xà bông
Việt Nam".

“ Tôi phải làm quảng cáo dữ lắm cho thương hiệu xà bông Cô Ba. Một mặt ”
phải kiếm thế ép mấy hàng tạp hóa mua xà-bông Việt Nam về bán, vì tiệm
tạp hóa hầu hết của khách trú, chúng xấu bụng không mấy khi chịu mua đồ
của người Việt Nam chế tạo về bán, chỉ trừ khi nào món đồ ấy đã được
thông dụng đem cho chúng một mối lợi hàng ngày thì chúng mới chịu mua.
Tôi bèn huy động một tốp người cứ lần lượt hàng ngày đi hết các tiệm tạp
hóa hỏi có xà bông Cô Ba bán không ? Hễ có thì mua một, hai xu, bằng
không thì đi chỗ khác, trước khi bước chân ra khỏi tiệm nói với lại một
câu:

“Sao không buôn xà bông Việt Nam về bán ? Thứ đó tốt hơn xà bông
khác nhiều”. Hết người này tới người khác rồi chủ tiệm cũng phải để ý lấy
làm lạ, phải hỏi lại chỗ bán xà bông Việt Nam, cho người mua thử về bán.
Tôi còn tổ chức những tốp quảng bá thương hiệu. Tốp thì ôm đờn ca vọng
cổ tán dương tính chất của xà bông của hãng mình, tốp thì đi đánh võ rao
hàng, rồi đá banh tôi cũng cho mặc áo thêu thương hiệu xà bông của
hãng. Nói tóm lại tôi không bỏ lỡ một dịp nào mà không làm quảng cáo,
nên xà bông Việt Nam bán chạy lắm”
— Hồi

Trương Văn Bền

Ông Trương Văn Bền đã lựa chọn hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp đậm chất
Nam bộ để làm biểu tượng của xà bông Cô Ba. Được biết, người phụ ấy chính là
vợ của ông.
Ông không chỉ đưa sản phẩm xà bông đến các triển lãm thương mại mà còn đưa
nhãn hiệu xà bông vào những loại hình nghệ thuật được người Việt yêu thích
như vọng cổ, thơ lục bát... gây ấn tượng đến các tầng lớp trong xã hội từ giới
bình dân đến tri thức.
Không chỉ thành công trong nước, xà bông Cô Ba còn được xuất ra Hương Cảng
(Hong Kong), châu Phi
Xưởng dầu của ông ở Chợ Lớn mỗi tháng sản xuất khoảng 1.500 tấn dầu dừa và
hãng xà bông Trương Văn Bền sản xuất khoảng 600 tấn xà bông và 10 tấn
glycerine trong năm 1943.
V. Xà bông Cô Ba
Lúc bấy giờ, thị trường xà bông ở Việt Nam chủ yếu là hàng Pháp nhập vào; gọi
chung là xà bông Marseille. Xà bông trong nước rất ít, chỉ có một số cơ sở sản xuất
nhỏ lẻ chiếm thị phần không đáng kể. Phần lớn họ sản xuất xà bông "đá" có mùi
khó chịu, chỉ để rửa tay hay giặt giũ cho giới lao động. Ít ai dám mạo hiểm đầu tư
vào mảng xà bông thơm để tắm gội.

Nhận thấy "vị trí khuyết" này của thị trường, với đầu óc kinh doanh nhạy bén,
doanh nhân Trương Văn Bền đã nhảy vào sản xuất mặt hàng xà bông.

Hãng xà bông của ông tọa lạc trên đường Cambodge. Công ty của ông gọi là
Trương Văn Bền và các con - Dầu và Xà bông Việt Nam (Truong Van Ben & fils -
Huilerie et Savonnerie Vietnam). Xưởng dầu của ông ở Chợ Lớn mỗi tháng sản
xuất khoảng 1.500 tấn dầu dừa và Hãng xà bông Trương Văn Bền sản xuất khoảng
600 tấn xà bông và 10 tấn glycerine trong năm 1943, vào thời kỳ khó khăn ở nhiều
nước do Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là công ty quan trọng nhất sản xuất dầu
và xà bông trên toàn cõi Đông Dương.

Sản phẩm tung ra thị trường, với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, lại giá rẻ, sản
phẩm xà bông của ông Trương Văn Bền đã đánh bại được xà bông nhập cảng và
thâu tóm được thị trường toàn Đông Dương, xuất sang cả Hương Cảng, qua châu
Phi và Tân Đảo (Thái Bình Dương).
VI. Sự đóng góp với Sài Gòn thời đó và ngày nay

Ông Bền đã có nhiều đóng góp tích cực để chống lại “dự án Candalier”. Năm
1926, ông tham gia vào việc thành lập Parti travailliste Indochinois với tôn chỉ “tập
hợp các thành phần: nhà kỹ nghệ, công chức, địa chủ, thương nhân và người lao
động, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho chính họ.”

Khi còn là thành viên thường trực của Đại Hội đồng Kinh tế Tài chính Đông
Dương vào năm 1929, ông Bền đã đấu tranh quyết liệt để bảo vệ quyền lợi kinh tế
cho người dân Việt Nam. Mười năm sau, ông Bền tiếp tục tích cực phản đối quyết
định của chính quyền thuộc địa về việc ngăn cấm sử dụng các bài thuốc cổ truyền
với lý do thiếu dẫn chứng thuyết phục. Ông cương quyết rằng đạo luật sẽ tạm hoãn
việc đưa ra quyết định cho vấn đề này cho đến khi Hội đồng thuốc y học cổ truyền
đã xem xét và đưa ra khuyến nghị.

Điều làm nên tên tuổi lẫy lừng của Trương Văn Bền trong giới thương nhân Sài
Gòn là khi ông quyết định đầu tư sản xuất xà bông vào năm 1932. Thời đó, xà
bông hàng nội địa thường kém về chất lượng lẫn mẫu mã và đa số xà bông được
tiêu thụ ở miền Nam đều được nhập khẩu từ Pháp, đặc biệt là nhãn hiệu Savon de
Marseille nổi tiếng. Với tham vọng sử dụng nguyên liệu Việt Nam sẵn có, ông Bền
đã tạo ra sản phẩm xà bông tốt phục vụ nhu cầu của số đông người tiêu dùng bình
dân được sản xuất bởi một công ty Savon Việt Nam, Xà bông Cô Ba mới của ông
Bền nức tiếng một thời với chất lượng hảo hạng, giá cả phải chăng, đủ sức cạnh
tranh với các hàng nhập khẩu từ Pháp, như hãng Marseille đang thống lĩnh thị
trường. Ông Bền có nhiều phương thức kinh doanh và quảng cáo độc đáo gắn liền
với lợi ích kinh tế dân tộc. Ông là doanh nhân Việt đầu tiên kêu gọi người Việt
Nam dùng hàng nội địa với khẩu hiệu đi vào lòng người “Les gens devraient
utiliser du savon de Việt Nam”

Việc quảng cáo đánh vào lòng tự tôn dân tộc của ông Bền mang lại hiệu quả vượt
bật, đưa thương hiệu Xà bông Việt Nam phủ sóng khắp các chợ miền Nam. Xà
bông cô Ba được xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia, Hồng Kông, đảo
New Caledonia ở Thái Bình Dương và một số nước Châu Phi. Trong những năm
1940, ông Bền được mệnh danh là doanh nhân sản xuất dầu và xà bông thành đạt
nhất Đông Dương.
Cũng như các doanh nhân giàu có cùng thời, Trương Văn Bền đã có nhiều đóng
góp nhân ái cho xã hội. Đầu năm 1920, ông đứng ra chi trả phí cho hãng thầu
Brossard et Mopin để trùng tu Cầu Ba Cẳng đã sụp đổ 2 năm trước, hào phóng
quyên góp cho quỹ duy trì và sửa chữa Hội quán Nghĩa Nhuận, một trong những
ngôi chùa đẹp nhất của người Minh Hương ở Chợ Lớn, nay là 27 Phan Văn Khỏe.

Sau năm 1948, Trương Văn Bền sống tại Paris, để lại gia tài cho những đứa con
trai của ông tiếp quản. Ông qua đời năm 1956, các nhà máy mà ông đặt nền móng
từ bước đầu tiên tiếp tục phát triển thịnh vượng đến những năm 1950 và 1960, vốn
đầu tư lên đến 90 triệu đô

Ngày nay, xà bông Cô Ba vẫn được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần
Liên doanh Phương Đông tại nhà máy Xà Bông Việt Nam cũ ở 40 Kim Biên, Chợ
Lớn. Ngoài các siêu thị lớn bày bán mặt hàng này thì cửa hàng Ngọc Loan ở 36
Kim Biên Xà bông Cô Ba là món quà lưu niệm vừa đầy ý nghĩa lại vừa túi tiền cho
du khách ghé thăm Chợ Lớn.

Bảng phân công nhiệm vụ - 11A07

STT Họ và Tên Nhiệm vụ


38 Trần Bảo Khánh Trâm Làm thành file word, đi in
24 Huỳnh Thanh Phúc Gia thế
Nguyên
18 Tô Võ Anh Kiệt Gia Thế
3 Mỵ Tuấn Anh Tiểu Sử ( nộp trễ )
39 Phạm Nguyên trí Sự Nghiệp
36 Nguyễn Khánh Toàn Sự Nghiệp
27 Lê Nguyễn Đức Phú Tiểu Sử ( nộp trễ )
36 Trần Hoàng Sơn Thương Nghiệp
23 Trần Hoàng Bảo Ngọc Tổng hợp thông tin của mọi người
37 Vũ Ngọc Yến Trang Sự đóng góp với SG thời đó và ngày nay
(nộp trễ)
28 Đào Huỳnh Tấn Phúc Sự đóng góp với SG thời đó và ngày nay
(nộp trễ)

You might also like