Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Câu 1: Các nước nào sau đây là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) kể từ

năm 1995?
A. Thụy Điển, Phần Lan, Áo.
B. Phần Lan, Áo, Lát-vi-na.
C. Áo, Lát-vi-na, E-xtô-ni-a.
D. E-xtô-ni-a, Áo, Lát-vi-a.
Câu 2: Những quốc gia có vai trò sáng lập Liên minh châu Âu (EU) là
A. Italia, Pháp, Phần Lan, Đức, Thụy Điển.
B. Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.
C. Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
D. Đức, Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Phần Lan, Bỉ.
Câu 3: Các nước nào sau đây ở châu Âu hiện nay (2020) vẫn chưa gia nhập
Liên minh châu Âu (EU)?
A. Áo, Pháp.
B. Pháp, Đức.
C. Đức, Bỉ.
D. Na Uy, Thụy Sĩ.
Câu 4: Vương quốc Anh chính thức rời Liên minh châu Âu (EU) vào năm nào
sau đây?
A. 2005.
B. 2010.
C. 2015.
D. 2020.
Câu 5: Cơ quan nào sau đây có vai trò tham vấn các quyết định của Hội đồng
Bộ trưởng EU?
A. Tòa Kiểm toán châu Âu.
B. Ủy ban liên minh châu Âu.
C. Nghị viện châu Âu.
D. Tòa án châu Âu.
Câu 6: Ý nghĩa chủ yếu của thị trường chung châu Âu không phải là
A. kích thích cạnh tranh và thương mại.
B. nâng cao chất lượng và hạ giá thành.
C. góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
D. tạo mức sống đồng đều cho người dân.
Câu 7: Hoạt động nào sau đây không thực hiện trong liên kết vùng châu Âu?
A. Đi sang nước láng giềng làm việc trong ngày.
B. Xuất bản phẩm với nhiều thứ tiếng khác nhau.
C. Nhiều trường học tổ chức khoá đào tạo chung.
D. Tổ chức các hoạt động chính trị ở trong vùng.
Câu 8: Đông Nam Á có
A. số dân đông, mật độ dân số cao.
B. mật độ dân số cao, nhập cư đông.
C. nhập cư ít, lao động chủ yếu già.
D. xuất cư nhiều, tuổi thọ rất thấp.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng với dân cư Đông Nam Á hiện nay?
A. Tỉ suất sinh giảm, tỉ suất tử giảm.
B. Tỉ suất sinh tăng, tỉ suất tử tăng.
C. Tỉ suất sinh giảm, tỉ suất tử tăng.
D. Tỉ suất sinh tăng, tỉ suất tử giảm.
Câu 10: Dân số Đông Nam Á hiện nay có đặc điểm là
A. quy mô lớn, gia tăng có xu hướng giảm.
B. tỉ suất gia tăng tự nhiên ngày càng tăng.
C. dân số đông, người già trong dân số nhiều.
D. tỉ lệ người di cư đến hàng năm rất lớn.
Câu 11: Ở nhiều nước Đông Nam Á, việc làm là một vấn đề còn gay gắt,
nguyên nhân chủ yếu do
A. quy mô dân số lớn, kinh tế còn phát triển chưa cao.
B. kinh tế chậm phát triển, gia tăng tự nhiên còn cao.
C. gia tăng dân số cao, giáo dục đào tạo còn hạn chế.
D. giáo dục đào tạo còn hạn chế, người lao động nhiều.
Câu 12: Hầu hết lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á nằm trong vùng
A. khu vực xích đạo.
B. nội chí tuyến.
C. ngoại chí tuyến.
D. bán cầu Bắc.
Câu 13: Tự do di chuyển trong Liên minh châu Âu (EU) bao gồm tự do
A. cư trú và dịch vụ kiểm toán. B. đi lại, cư trú, dịch vụ vận tải.
C. cư trú, lựa chọn nơi làm việc. D. đi lại, dịch vụ thông tin liên lạc.
Câu 14: Tự do lưu thông tiền vốn trong Liên minh châu Âu (EU) không phải là
việc
A. bãi bỏ các rào cản đối với giao dịch thanh toán.
B. các nhà đầu tư có thể chọn nơi đầu tư lợi nhất.
C. nhà đầu tư mở tài khoản tại các nước EU khác.
D. bỏ thuế giá trị gia tăng hàng hóa của mỗi nước.
Câu 15: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập năm nào sau đây?
A. 1957.
B. 1967.
C. 1989.
D. 1995.
Câu 16: Nước gia nhập ASEAN vào năm 1995 là
A. Bru-nây.
B. Việt Nam.
C. Mi-an-ma.
D. Lào.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây thể hiện thành tựu của ASEAN về mặt chính trị?
A. Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
B. Nhiều đô thị của một số nước đã đạt trình độ các nước tiên tiến.
C. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển mạnh theo hướng hiện đại hóa.
D. Đời sống nhân dân được cải thiện, giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây thể hiện rõ nhất sự phát triển kinh tế không đều
của các nước ASEAN?
A. GDP một số nước rất cao, trong khi nhiều nước thấp.
B. Số hộ đói nghèo giữa các quốc gia không giống nhau.
C. Quá trình và trình độ đô thị hóa các quốc gia khác nhau.
D. Việc sử dụng tài nguyên ở nhiều quốc gia chưa hợp lí.
Câu 19: Vấn đề nào sau đây không còn là thách thức đối với các nước ASEAN
hiện nay?
A. Thất nghiệp, thiếu việc làm.
B. Thiếu lương thực trầm trọng.
C. Khai thác tài nguyên tự nhiên.
D. Chênh lệch lớn giàu nghèo.
Câu 20: Tây Nam Á giáp châu Phi qua
A. kênh đào Xuy-ê và Biển Đỏ.
B. Biển Đỏ và Địa Trung Hải.
C. Địa Trung Hải và Biển Đen.
D. Biển Đen và kênh đào Xuy-ê.
Câu 21: Tây Nam Á giáp châu Phi qua
A. kênh đào Xuy-ê và Biển Đỏ.
B. Biển Đỏ và Địa Trung Hải.
C. Địa Trung Hải và Biển Đen.
D. Biển Đen và kênh đào Xuy-ê.
Câu 22: Khu vực Tây Nam Á có diện tích khoảng
A. 7 triệu km2.
B. 6 triệu km2.
C. 9 triệu km2.
D. 8 triệu km2.
Câu 23: Khu vực Tây Nam Á không tiếp giáp với châu lục nào sau đây?
A. Châu Á.
B. Châu Âu.
C. Châu Úc.
D. Châu Phi.
Câu 24: Trên bán đảo A-ráp có nhiều
A. hoang mạc.
B. đồng bằng.
C. núi cao.
D. đầm lầy.
Câu 25: Ngành kinh tế đóng góp chủ yếu trong nền kinh tế khu vực Tây Nam Á

A. dầu khí.
B. trồng trọt.
C. chăn nuôi.
D. thủy sản.
Câu 26: Các sản phẩm trồng trọt chính của khu vực Tây Nam Á là
A. lúa gạo, lúa mạch, bông.
B. ngô, lúa mạch, bông.
C. lúa mì, bông, chà là.
D. lúa mì, đậu tương, bông.
Câu 27: Nước nào sau đây có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất ở Tây Nam Á?
A. Cô-oét.
B. I-rắc.
C. A-rập Xê-út.
D. Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất.
Câu 28: Địa điểm đã từng là cái nôi của nền văn minh Cổ đại của loài người là
A. sơn nguyên Iran.
B. bán đảo A-ráp.
C. đồng bằng Lưỡng Hà.
D. vịnh Pec-xich.
Câu 29: Quốc gia nào sau đây không thuộc khu vực Tây Nam Á?
A. Ca-dắc-xtan.
B. Ả- rập- Xê út.
C. Xi-ri.
D. I-ran.
Câu 30: Tây Nam Á là nơi ra đời của
A. Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái.
B. Phật giáo, Cơ đốc giáo, Do Thái.
C. Hồi giáo, Thiên chúa, Do Thái.
D. Phật giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái.
Câu 31: Cho bảng số liệu: Số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du
lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2014

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của
khách du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2014 là
A. Biểu đồ miền.
B. Biểu đồ kết hợp (cột, đường).
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ tròn.
Câu 32: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU KINH TẾ BRA-XIN NĂM 2000 VÀ NĂM 2019
(Đơn vị: %)
Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Thuế sản phẩm
2000 4,8 23,0 58,3 13,9
2019 5,9 17,7 62,9 13,5
(Nguồn: WB, 2022)
Theo bảng số liệu, loại biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện cơ cấu kinh
tế của Bra-xin năm 2000 và năm 2019?
A. Cột.
B. Đường.
C. Tròn.
D. Miền.
Câu 33: Cho bảng số liệu:
QUY MÔ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA BRA-XIN, GIAI ĐOẠN
2000 - 2021
Năm 2000 2005 2010 2015 2021
Quy mô (tỉ USD) 655,4 891,6 2209,0 1802,0 1609,0
Tốc độ tăng trưởng 4,39 3,20 7,53 -3,5 4,6
(%)
(Nguồn: WB, 2022)
Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Bra-
xin giai đoạn 2000 - 2021, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột.
B. Đường.
C. Tròn.
D. Kết hợp.
Câu 34: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GDP CỦA BRA-XIN PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ, GIAI
ĐOẠN 2000 - 2021
(Đơn vị: %)
Năm 2000 2005 2010 2015 202
1
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy 4,8 4,7 4,1 4,3 6,9
sản
Công nghiệp, xây dựng 23,0 24,2 23,3 19,4 18,
9
Dịch vụ 58,3 56,1 57,6 62,3 59,
4
Thuế sản phẩn trừ trợ cấp sản 13,9 15,0 15,0 14,0 14,
phẩm 8
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế
của Bra-xin giai đoạn 2000 - 2021, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột.
B. Miền.
C. Tròn.
D. Kết hợp.

Câu 35: Cho bảng số liệu:


BẢNG 1.1. CƠ CẤU KINH TẾ BRA-XIN NĂM 2000 VÀ NĂM 2019
(Đơn vị: %)
Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Thuế sản phẩm
2000 4,8 23,0 58,3 13,9
2019 5,9 17,7 62,9 13,5
(Nguồn: WB, 2022)
Theo bảng số liệu, loại biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện cơ cấu kinh
tế của Bra-xin năm 2000 và năm 2019?
A. Cột.
B. Đường.
C. Tròn.
D. Miền.
Câu 36: Cho bảng số liệu:
BẢNG 1.2. KHAI THÁC DẦU MỎ CỦA MỘT SỐ NƯỚC MỸ LATINH
Sản lượng (nghìn Xếp hạng trên thế
Quốc gia
thùng/ngày) giới
Bra-xin 2800 10
Mê-hi-cô 2100 12
Cô-lôm-bi-a 886 20
Vê-nê-xu-ê-la 877 21
Ê-cu-a-đo 531 28
Ac-hen-ti-na 531 28
(Nguồn: WB, 2022)
Theo bảng số liệu, loại biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện sản lượng
khai thác dầu mỏ của một số nước Mỹ Latinh năm 2000?
A. Cột.
B. Đường.
C. Tròn.
D. Miền.
Câu 37: Cho bảng số liệu:
BẢNG 1.3. GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở MỸ LATINH NĂM 2020
Quốc gia Tổng GDP (Tỉ USD) GDP/Người (USD)
Bra-xin 1434,08 6747
Mê-hi-cô 1076,16 8347
Ac-hen-ti-na 388,28 8557
Pa-na-ma 52,94 12269
Vê-nê-du-ê-la 47,26 1662
Ha-i-ti 14,29 1253
Đô-mi-ni-ca 0,52 7223
(Nguồn: WB, 2022)
Theo bảng số liệu, loại biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện GDP của
một số nước Mỹ Latinh năm 2000?
A. Kết hợp.
B. Đường.
C. Tròn.
D. Miền.
Câu 38: Cho bảng số liệu:
BẢNG 1.4. TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ KHU VỰC MỸ LATINH QUA CÁC
NĂM
196 199 200 201 202
Năm 1950 0 1970 1980 0 0 0 0
Tỉ lệ
(%) 40,0 49,5 57,3 64,5 70,5 75,3 78,4 81,1
(Nguồn: WB, 2022)
Theo bảng số liệu, loại biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện tỉ lệ dân
thành thị khu vực Mỹ Latinh qua các năm?
A. Kết hợp.
B. Đường.
C. Tròn.
D. Cột.
Câu 39: Cho bảng số liệu:
Tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014
(Đơn vị: %)

Để thể hiện được tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới,
biểu đồ thích hợp là
A. Biểu đồ đường.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ tròn.
D. Biểu đồ kết hợp (cột và đường).
Câu 40: Cho bảng số liệu:
Tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014
(Đơn vị: %)

Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên?
A. EU là trung tâm kinh tế lớn hàng đầu thế giới, vượt HOA KÌ, Nhật Bản.
B. Tỉ trọng GDP của EU so với các nước ngày càng tăng.
C. Tỉ trọng số dân của EU so với các nước ngày càng tăng.
D. So với các nước, tỉ trọng GDP của EU lớn là do có số dân đông.

You might also like