Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ÔN THI HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Giới hạn ôn tập: Có tổng cộng 3 câu (Hai câu 3 điểm và một câu 4 điểm).
Bài 1: Khái niệm tiêu chuẩn, tiêu chuẩn hóa, loại tiêu chuẩn; Giá trị, vai trò của bộ tiêu
chuẩn ISO về hệ thống quản lý môi trường; Lợi ích và thực trạng áp dụng hệ thống quản
lý môi trường tại Việt Nam?
Bài 2: Mô tả cấu trúc hệ thống quản lý môi trường (Phải sẽ được sơ đồ, biểu đồ); Phải
nắm được các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO (Khía cạnh
môi trường, mục tiêu môi trường, khía cạnh môi trường có ý nghĩa,..); Tham khảo một số
ví dụ trong bài 2 hoặc tự tìm tòi.
Bài 3: Khái niệm và vai trò của chương trình 5S; Phân tích các bước thực hiện chương
trình 5S, nhớ lấy ví dụ minh họa cho các bước (Ví dụ như chúng ta sẽ làm gì với chương
trình 5S, ở công ty, ở trường học, ta sẽ làm gì với từng chữ S và công việc sẽ như thế nào?
Bài 4: Bài tập liên quan đến xây dựng hệ thống quản lý môi trường, lấy các ví dụ cụ thể?
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000
1. Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để
phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng
khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối
tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
2. Tiêu chuẩn hóa là hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp
lại đối với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong
một khung cảnh nhất định.
3. Loại tiêu chuẩn:

 Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi
rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể.
 Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động
trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
 Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng
của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn
 Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo,
phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp
khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng
của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
 Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi
nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hóa.
4. Giá trị, vai trò của bộ tiêu chuẩn ISO về hệ thống quản lý môi trường

 Dễ dàng hơn trong kinh doanh, có điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn, cải tiến hiệu
suất, tăng lòng tin, nâng cao hình ảnh công ty, tiết kiệm chi phí
 Đáp ứng với yêu cầu pháp luật
 Giảm rủi ro và trách nhiệm pháp lý
 Đáp ứng các yêu cầu của bên hữu quan
 Giảm áp lực về môi trường
 Sẽ có nhiều cơ hội bảo hiểm với chi phí thấp hơn cho các sự cố ÔNMT
5. Lợi ích khi áp dụng HTQLMT cho doanh nghiệp

 Về mặt thị trường: (3 lợi ích)


 Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp
 Nâng cao năng lực cạnh tranh
 Phát triển bền vững
 Về mặt kinh tế: (9 lợi ích)
 Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên, nguyên liệu và năng lượng
 Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên
 Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý
 Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường
 Tránh các khoản tiền phạt vi phạm pháp luật về môi trường
 Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ
 Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn
 Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp
 Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra
 Về mặt quản lý rủi ro: (3 rủi ro)
 Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro
 Giảm chi phí bảo hiểm
 Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường
6. Thực trạng áp dụng HTQLMT tại Việt Nam

 Chứng chỉ ISO 14001:1996 đã được cấp lần đầu tiên vào năm 1998.
 Thời gian đầu, chủ yếu công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài áp dụng.
 Số lượng chứng chỉ ngày càng tăng (Xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Hoàng
Thạch….)
 Nhiều doanh nghiệp và ngành nghề tham gia áp dụng hệ thống quản lý môi trường
ISO 14001. Tuy nhiên, so với 6000 doanh nghiệp áp dụng ISO 9001, số lượng áp
dụng ISO 14001 ít.
 Nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về bảo vệ môi trường còn hạn chế và còn mang
tính hình thức, đối phó.
Thuận lợi

 Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn.


 Sức ép từ các công ty đa quốc gia thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện tốt hơn.
 Sự quan tâm của cộng đồng ngày càng tăng.
Khó khăn
 Thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước.
 Đưa chính sách môi trường trong chính sách phát triển chung của doanh nghiệp 
Chỉ mang tính hình thức, hạn chế sự phát huy tham gia.
 Mục tiêu môi trường trong mục tiêu PTBV chung chung, chỉ hướng tới lợi nhuận,
không liên quan đến vấn đề môi trường gặp phải.
BÀI 2: CẤU TRÚC VÀ YÊU CẦU CỦA HTQLMT THEO ISO 14001
1. Mô tả cấu trúc hệ thống quản lý môi trường
Cấu trúc HTQLMT theo ISO 14001:2015

Hệ thống quản lý môi trường theo mô hình PCDA:


2. Các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO (Khía cạnh môi
trường, mục tiêu môi trường, khía cạnh môi trường có ý nghĩa,..)

 Khía cạnh MT là yếu tố của các hoạt động hoặc sản phẩm, dịch vụ của một tổ chức
có thể tác động qua lại với MT.
 Khía cạnh MT có ý nghĩa là khía cạnh có thể có một tác động môi trường đáng kể.
 Tác động môi trường là bất kỳ một sự thay đổi nào của môi trường, dù có lợi hay hai,
toàn bộ hoặc từng phần do khía cạnh môi trường của một tổ chức gây ra.
 Mục tiêu môi trường là mục đích tổng thể về MT, phù hợp với Chính sách MT mà tổ
chức tự đặt ra cho mình nhằm đạt tới.
 Chỉ tiêu môi trường là yêu cầu cụ thể, khả thi về kết quả thực hiện đối với một tổ
chức hoặc các bộ phận của nó, yêu cầu này xuất phát từ Mục tiêu MT và cần phải đề
ra, phải đạt được để vươn tới mục tiêu đó.
BÀI 3: CẢI THIỆN HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG QUA CHƯƠNG
TRÌNH 5S
1. Chương trình 5S là chương trình quản lý sản xuất và chất lượng hàng hoá nhằm cải
thiện môi trường và điều kiện nơi làm việc. Năm chữ S trong mô hình 5S là viết tắt của
Seiri (Sàng lọc), Seiton (Sắp xếp), Seiso (Sạch sẽ), Seiketsu (Săn sóc), Shitsuke (Sẵn
sàng).
2. Vai trò của chương trình 5S:

 Cải tiến năng suất


 Nâng cao chất lượng
 Giảm chi phí
 Giao hàng đúng hạn
 Đảm bảo an toàn
 Nâng cao tinh thần
3. Phân tích các bước thực hiện chương trình 5S
Bước 1: Chuẩn bị

 Thành lập đội 5S, đào tạo 5S cho nhóm hạt nhân
 Chụp ảnh hiện trạng và chuẩn bị khác (Dụng cụ vệ sinh,..)
 Xây dựng khẩu hiệu 5S và chuẩn bị bảng tin cải tiến
Bước 2: Khởi động 5S

 Thông báo, treo khẩu hiệu, bảng tin chương trình 5S


 Giới thiệu đội 5S
 Ngày khởi động: Toàn bộ nhà máy thực hiện sàng lọc và sạch sẽ
 Chụp ảnh sau ngày khởi động và đưa lên bảng tin cải tiến 5S
Bước 3: Thực hiện 5S cấp 1

 Sắp xếp lại các khu vực


 Chụp ảnh sau khi Sắp xếp lại và đưa lên bảng tin cải tiến 5S
 Yêu cầu các bộ phận duy trì sự ngăn nắp – sạch sẽ đã đạt được
 Lập tiêu chuẩn 5S cho các bộ phận
 Duy trì và kiểm tra việc thực hiện 5S cấp 1
Bước 4: Đánh giá 5S cấp 1
 Sau 4 tuần, cần tổ chức đánh giá kết quả 5S cấp 1
 Dùng các tiêu chuẩn 5S và bảng chấm điểm để đánh giá từng bộ phận
 Chụp ảnh các điểm tốt/không tốt và đưa lên bảng tin 5S
 Thực hiện khắc phục, cải tiến
 Họp tổng kết và lập kế hoạch nâng cấp 5S
 Tổng kết, khen thưởng
Bước 5: Duy trì và cải tiến 5S

 Nâng cấp các tiêu chuẩn 5S


 Tăng số sáng kiến cải tiến 5S
 Nâng cao tính chủ động thực hiện 5S
 Tiếp tục duy trì việc thực hiện và kiểm tra 5S
 Lãnh đạo thực sự quan tâm, không coi 5S là phong trào nhất thời
 Khuyến khích động viên nhân viên bằng các chế độ khen thưởng

You might also like