Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 VẬT LÝ

9 NĂM HỌC 2023 - 2024

A. TRẮC NGHIỆM: Nội dung bài 31- 45


B. TỰ LUẬN
I. Lí thuyết:
1. Nêu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng?
Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín đặt trong từ trường của 1 nam châm khi số
đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.
2. Nêu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
* Cấu tạo: Máy phát điện xoay chiều gồm hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây.
* Hoạt động:
+ nam châm quay (rôto), cuộn dây đứng yên (stato)
+ nam châm đứng yên (stato), cuộn dây quay (rôto).
3. Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều?
- Tác dụng nhiệt
- Tác dụng phát sáng (quang)
- Tác dụng từ.
- Tác dụng sinh lý
4. Viết công thức tính công suất hao phí do tỏa nhiệt? Nêu cách để làm giảm công suất
2
RP
-Công thức tính công suất hao phí do tỏa nhiệt: Php= 2 Trong đó:
U
+ Php là công suất hao phí
+I là cường độ dòng điện (A)
+U là hiệu điện thế (V)
+R là điện trở của dây dẫn (Ω)
+P là công suất (W)
-Cách làm giảm công suất hao phí:
l
+Cách 1: GIẢM R (= ρ . ) ( Php R)
s
 ρ :không đổi
 l: giảm không được => đã cố định
 S: tăng => V tăng (=S.h) => m tăng (=V.D) => dây nặng => xây dựng lại hệ thống cột điện =>
tốn kém
+Cách 2: TĂNG U bằng cách xây dựng máy tăng thế
1
 VD: tăng U 2 lần => Php giảm 4 lần ( Php 2)
U
5. Trình bày vai trò của máy biến thế trong quá trình truyền tải điện năng đi xa?
- Ở nơi gần nhà máy đặt máy tăng thế giúp làm giảm hao phí trên đg truyền tải điện năng
- Ở nơi tiêu thụ đặt hạ thế giúp làm giảm hiệu điện thế phù hợp với từng nơi sử dụng
6. Nêu cấu tạo và hoạt động của máy biến thế.
*Các bộ phận chính của một máy biến thế gồm có:
+ Hai cuộn dây dẫn có số vòng khác nhau, đặt cách điện với nhau
+ Một lõi sắt (hay thép) có pha silic chung cho cả hai cuộn dây
*Nguyên tắc hoạt động: Khi đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay
chiều thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều.
7. Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Nêu kết luận và vẽ hình hiện tượng khúc xạ
ánh sáng tia sáng truyền từ nước sang không khí và ngược lại.
-Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc
tại mặt phân cách giữa hai môi trường gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng
*hiện tượng khúc xạ ánh sáng tía sáng truyền từ nước sang không khí:

SI: tia tới


IK: tia khúc xạ
I: điểm tới
Góc SIN = i: góc tới
Góc NIK = r: góc khúc xạ

*hiện tượng khúc xạ ánh sáng tía sáng truyền từ không khí sang nước:
SI: tia tới
IK: tia khúc xạ
I: điểm tới
Góc SIN = i: góc tới
Góc NIK = r: góc khúc xạ

8. Cách nhận biết hai loại thấu kính: TKHT và TKPK


*Cách nhận biết thấu kính hội tụ:
+ Phần rìa ngoài mỏng hơn phần giữa.
+ Chiếu một chùm sáng song song vào thấu kính nếu các tia ló hội tụ lại tại 1 điểm trên trục chính thì
đây là thấu kính hội tụ.
+ Đặt tk lại gần trang sách, nếu thấy ảnh của chữ đó lơn hơn vật
*Cách nhận biết thấu kính phân kì:
+ Phần rìa ngoài dày hơn phần giữa.
+ Đặt một vật bất kì trước thấu kính, nếu không tạo bất kì ảnh nào trên màn chắn thì đó là thấu kính
phân kì (thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo).
+ Đặt tk lại gần trang sách, nếu thấy ảnh của chữ đó bé hơn vật (d<f)
9. Nêu đặc điểm ảnh của vật tạo bởi TKHT, TKPK?
- TKHT:
-ảnh thật: ảnh ngược chiều với vật
+ Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự (d>f) => ảnh lớn hơn vật (A’B’=AB)
+ Vật đặt xa thấu kính (d=2f) vị trí vật cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự (d=d’) => ảnh bằng vật
(A’B’=AB)
+ d<2f => A’B’ lớn hơn AB; d’ > d
-ảnh ảo: ảnh cùng chiều với vật
+ Vật đặt trong khoảng tiêu cự (d<f)
+ ảnh lớn hơn vật và cùng chiều với vật.
- TKPK:
+ Vật đặt tại mọi vị trí trước thấu kính luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong
khoảng tiêu cự của thấu kính
II. Bài tập
Bài 1: Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp 50 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn
sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 12V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu?
Bài 2: Muốn truyền tải một công suất 2kW trên dây dẫn có điện trở tổng cộng 2  , thì công suất
hao phí trên đường dây là bao nhiêu? Cho biết hiệu điện thế trên hai đầu dây dẫn là 200V.
Bài 3: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 100 vòng, cuộn thứ cấp có 5000 vòng đặt ở một đầu
đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện là 10 000kW. Biết hiệu điện thế ở hai đầu cuộn
thứ cấp là 500kV.
a. Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp? Đây là máy tăng thế hay hạ thế?
b. Biết điện trở của toàn bộ đường dây là 100. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây
tải điện?
Bài 4: Hình vẽ sau cho biết  là trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng, A/B/ là ảnh của AB
a. A/B/ là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao?
b. Thấu kính đó cho là loại thấu kính gì? Vì sao? Xác định quang tâm, tiêu điểm bằng phép vẽ.

B’ B
,

A’ A
Hình 1

Bài 5 Cho biết  là trục chính của một thấu kính,


S là điểm sáng, S' là ảnh của S tạo bởi thấu kính.
a. S' là ảnh thật hay ảnh ảo?
b. Thấu kính đã cho là thấu kính gì?
c. Vẽ hình, nêu cách dựng xác định quang tâm, tiêu điểm thấu kính.
Bài 6. Cho biết  là trục chính của một thấu kính, S là
điểm sáng, S' là ảnh của S tạo bởi thấu kính.
a. S' là ảnh thật hay ảnh ảo?
b. Thấu kính đã cho là thấu kính gì?
c. Xác định quang tâm, tiêu điểm của thấu kính. Nêu cách vẽ
Bài 7. Một vật sáng AB có chiều cao 5cm được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính
phân kì có tiêu cự 20cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính 10cm.
a. Dựng ảnh của vật AB.
b. Dựa vào kiến thức hình học hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
Bài 8. Một vật sáng AB = 2cm được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu
cự f = 24cm. Điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính 32cm.
a. Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính, nêu đặc điểm của ảnh.
b. Xác định vị trí, độ cao của ảnh.
Bài 9. a. Qua thấu kính hội tụ, vật AB có ảnh là A'B' hứng được trên màn chắn đặt song song với
thấu kính. Biết A'B' cao gấp 3 lần AB và tiêu cự của thấu kính là 12 cm. Tìm khoảng cách giữa
thấu kính và màn chắn.
b. Qua thấu kính phân kì, vật AB có ảnh là A'B' cao bằng một nửa AB và tiêu cự của thấu kính là
12 cm. Tìm khoảng cách giữa vật và thấu kính.
Bài 10. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 24 cm
tạo ảnh A'B' cùng chiều với vật. Biết A'B' = 4AB. Vẽ hình và xác định tiêu cự của thấu kính.

You might also like