Tài Liệu Học Tập Bỏng y4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BỎNG NHIỆT ƯỚT

I. ĐẠI CƯƠNG
Bỏng là tổn thương cấp tính của cơ thể gây nên bởi sức nhiệt, hoá chất, điện
năng, bức xạ. Bỏng là một tai nạn thường gặp trong thời bình và thời chiến. Theo
Lê Thế Trung, ở Việt Nam trong thời bình, so với chấn thương ngoại khoa, tỷ lệ
bỏng từ 6 - 10% và trong chiến tranh, tỷ lệ bỏng thường chiếm từ 3 - 10% tổng số
thương binh và nếu chiến tranh sử dụng vũ khí hạt nhân, dự kiến tỷ lệ bỏng chiếm
70 - 85% tổng số nạn nhân.
Tổn thương bỏng gây nên các rối loạn tại chỗ và toàn thân nặng nề. Chính
tổn thương bỏng là nguồn gốc của mọi rối loạn bệnh lí của bỏng tại chỗ và toàn
thân. Do đó điều trị tại chỗ vết thương bỏng có một vị trí quan trọng trong quá
trình điều trị, bên cạnh đó phải kiểm soát, xử lý tốt các rối loạn toàn thân, đảm bảo
hoạt động các cơ quan, tránh các biến chứng nguy hiểm.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Công việc chẩn đoán
1.1. Hỏi bệnh
– Bệnh sử: tác nhân, thời gian cơ thể tiếp xúc tác nhân, triệu chứng sau bị bỏng, sơ
cứu, triệu chứng sau sơ cứu, sau bao lâu vào viện.
- Tiền sử.
1.2. Khám lâm sàng:
- Đánh giá toàn trạng bệnh nhân, phát hiện các tình trạng cấp cứu cần xử trí.
- Khám diện bỏng đánh giá tổn thương: vị trí, độ bỏng, diện tích bỏng.
- Đánh giá các tổn thương đi kèm nếu có.
1.3. Cận lâm sàng
– Các CLS cần làm, ý nghĩa của các CLS đó: mục đích để đánh giá gì, theo dõi các
tình trạng gì.
2. Chẩn đoán: Bỏng nhiệt ướt + diện tích + độ + vị trí + biến chứng (nếu có) +
thời gian.

III. ĐIỀU TRỊ


1. Nguyên tắc điều trị
– Sơ cứu ban đầu
– Điều trị thực thụ
– Phòng tránh các biến chứng, di chứng về sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Bỏng”. Giáo trình bộ môn Ngoại – PTTH, trường Đại học Y Dược Hải
Phòng.
2. Sơ cấp cứu và điều trị bỏng, Viện bỏng quốc gia.
3. “Bệnh bỏng”, Bệnh học ngoại khoa, Học viện Quân Y.

You might also like