Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 47

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC

AN TOÀN
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
& TRONG CÔNG NGHIỆP
TS. Vũ Thị Ngọc Minh
@ Bộ môn Công nghệ Vật liệu Silicat, Viện KT Hóa học

Hà Nội, 2019
Nội dung bài giảng
1. Các yếu tố nguy hại trong phòng thí nghiệm và trong
công nghiệp
2. Những quy định chung về an toàn vệ sinh lao động
3. An toàn trong sử dụng hóa chất gia dụng
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
5. An toàn trong công nghiệp

Bài kiểm tra an toàn tại: https://forms.gle/AtTYX8pHXofhwvMQ6


1. Các yếu tố nguy hại

• Các yếu tố nguy hại • Con đường xâm nhập


• Cơ (va đập, cắt, mài mòn,…) • Da
• Nhiệt • Hô hấp
• Điện • Ăn uống
• Hoá chất (rắn, lỏng, khí/hơi)
• Bức xạ
• Tiếng ồn
• Bụi
• Thiếu khí oxy
• … và nhiều yếu tố khác
2. Các quy định chung về an toàn vệ sinh lao động
Pháp luật Việt Nam về an toàn, vệ sinh lao động

• Luật an toàn, vệ sinh lao động (2015)


• Bộ Luật Lao động

• Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động
• Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức
khỏe người lao động
• Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH Quy định nội dung tổ chức thực hiện
công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
• Thông tư 08/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ,
tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự
cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
• Quyết định 1037/QĐ-TTg thành lập Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ
sinh lao động
• Thông tư 103/2017/TT-BTC về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự
nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm
và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020
Pháp luật Việt Nam về an toàn, vệ sinh lao động

• Luật hoá chất (2007)

• Nghị định 113/2017/NĐ-CP Hướng


dẫn Luật hóa chất
• Thông tư 32/2017/TT-BCT về hướng
dẫn Luật hóa chất
Mã số đăng ký hoá chất
(Chemical Abstracts Service - CAS)
Số đăng ký CAS là chuỗi số định danh duy nhất cho một nguyên tố hóa
học, hợp chất hóa học, polyme, chuỗi sinh học, hỗn hợp hoặc hợp kim.
Mục đích:
• Tra cứu thuận tiện trong cơ sở dữ liệu
• Phân biệt giữa các đồng phân lập thể của một hợp chất
Ví dụ:
• D-glucoza có số CAS là 50-99-7,
• L-glucoza có số CAS 921-60-8,
• α-D-glucoza có số CAS 26655-34-5
• v.v.
• Có ích khi tính đến số của các hợp chất có liên quan gần
Ví dụ, để tìm kiếm thông tin về cocain (CAS 50-36-2), người ta cần tính đến
cocain hiđrôclorua (CAS 53-21-4), một dạng phổ biến nhất của cocain khi sử
dụng làm dược phẩm.
Mã số đăng ký hoá chất
(Chemical Abstracts Service - CAS)

Định dạng số CAS: xxxxxxx - yy - z

2 – 6 số 2 số số kiểm tra

Quy tắc tính số kiểm tra: Trọng số của các số tang dần từ trái sang phải
theo trật tự 1, 2, 3, 4 v.v. Lấy tổng số của tích các số tương ứng với
trọng số của nó, sau đó lấy số dư trong phép chia cho 10.

Ví dụ: số CAS của nước là 7732-18-5


Số kiểm tra được tính như sau
(8×1 + 1×2 + 2×3 + 3×4 + 7×5 + 7×6) mod 10 = 105 mod 10 = 5
(mod là phép tính lấy phần dư).
Hệ thống hài hoà toàn cầu
về phân loại và ghi nhãn hoá chất (GSH)
Ký hiệu tượng hình nguy hiểm vật lý

Ký hiệu tượng hình nguy hiểm Sức khỏe & Môi trường

Đọc thêm: Globally Harmonized System of Classification and Labeling of Chemicals, United
Nations, 2011
Bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất (MSDS
hoặc SDS, hoặc PSDS)
MSDS là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc
tính của một hóa chất cụ thể

Mục đích
• Giúp đưa ra phương thức vận chuyển phù hợp.
• Cảnh bảo về các mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
• Cung cấp thông tin cần thiết để sử dụng vật liệu một cách an toàn.
• Giúp xây dựng được một môi trường làm việc an toàn, các biện
pháp, thiết bị bảo vệ và các chương trình đào tạo lao động khi tiếp
xúc với vật liệu trong quá trình làm việc.
• Cung cấp thông tin cho người ứng cứu trong các trường hợp xảy ra
sự cố.
3. An toàn trong sử dụng hóa chất gia dụng

• Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng • Gom riêng chất thải độc hại
trước khi dùng! và đưa đến nơi thu gom!
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
Trang phục
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
Các ký hiệu an toàn

• Cần nhận biết các ký


hiệu an toàn
• Xuất hiện trong các
hoạt động thí nghiệm
• Cảnh báo nguy hiểm
• Nhắc nhở mọi người
làm việc cẩn thận
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
Hãy suy nghĩ trước khi hành động

• Thận trọng
• Tuân thủ hướng dẫn của giáo
viên
• Báo ngay cho giáo viên khi có
tai nạn, thương tật, hoặc yếu
tố nguy hiểm xảy ra trong
phòng thí nghiệm

Giáo sư Glikman đùa nghịch bằng cách bí


mật nhỏ một giọt axit hydrochloric axit
vào sau cổ giáo sư Bingham.
Điều gì sẽ xảy ra?
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
Hãy suy nghĩ trước khi hành động

• Đọc trước tài liệu hướng dẫn thí nghiệm


• Luôn tuân thủ chính xác quy trình thí nghiệm
• Không làm những thí nghiệm ngoài nội dung buổi thí nghiệm
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
Chọn trang phục

• Buộc gọn tóc dài


• KHÔNG mặc quần áo rộng thùng
thình vì dễ bắt lửa
• KHÔNG mặc quần đùi, quần soóc

• Đi giày kín cả ngón


chân và gót chân
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
Bảo vệ tai

Các nguy cơ mất thính lực ở các cường độ âm thanh


• ≥ 110 Decibels: Thường xuyên tiếp xúc nhiều hơn 1 phút
• ≥ 100 Decibels: Tiếp xúc chưa đến 15 phút
• ≥ 85 Decibels: Tiếp xúc lâu dài.

Nút tai Chụp tai


Bông gòn
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
Bảo vệ mắt

• Đeo kính bảo hộ chuyên dụng khi làm


việc với:
• hóa chất,
• ngọn lửa,
• thiết bị nhiệt
• Thiết bị phát tia laser
• máy nén/ép Kính cản bụi, hoá chất
• máy gia công cơ khí

• Nếu bạn có đeo kính cận thì dùng loại


kính bảo hộ có thể trùm lên kính cận
• Hạn chế đeo kính áp tròng trong PTN.
Nếu có, hãy báo giáo viên hướng dẫn Kính cản tia UV
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
Bảo vệ mắt

• Nhận biết vị trí các bồn rửa


mắt (nếu có) và bồn rửa tay
trong PTN
• Nếu bị hóa chất vào mắt, thì
dùng bồn rửa gần nhất
• Rửa mắt bằng nước chảy liên
tục trong 15 phút, và báo
ngay cho giáo viên hướng dẫn
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
Bảo vệ đường hô hấp

• Khẩu trang được dùng để ngăn các


tác nhân có hại từ không khí như:
bụi, khói, khí, hơi, sợi, …

• Phải dùng loại phù hợp với điều


kiện môi trường

• Phải được kiểm tra khi


• Dùng lần đầu
• Dùng hoá chất mới
• Thay đổi bất cứ điều kiện nào trong
môi trường lao động
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
Bảo vệ đường hô hấp

Khẩu trang Nửa mặt Cả mặt


ngăn bụi

Trùm nửa thân


Trùm đầu
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
Bảo vệ tay

• Đeo găng tay chống thấm khi • Đeo găng tay chịu nhiệt khi làm
cầm dụng cụ, chai, lọ, bao bì việc với tủ sấy, bếp điện, lò nung
chứa hóa chất

• Đeo găng tay cách điện khi đấu • Đeo găng tay bằng vải bố khi bê
nối đường dây, thiết bị điện vật nặng
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
Vệ sinh tay

• Cẩn thận khi dùng dụng cụ • Nếu bị dính hóa chất vào da thì
thủy tinh, vật sắc nhọn và các phải báo ngay cho giáo viên
bình chứa nóng hướng dẫn và rửa bằng nước
• KHÔNG dùng tay đeo găng tay chảy liên tục trong 15 phút
bẩn để mở cửa, mở khóa • Rửa sạch tay sau mỗi thí nghiệm
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
Vệ sinh tay

Có điều gì không đúng


trong bức tranh này?
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
Khi dùng dụng cụ sắc nhọn

• Luôn cầm đằng chuôi, hoặc cán, tay cầm

• Khi di chuyển cùng vật sắc nhọn phải


luôn hướng đầu sắc nhọn xuống dưới
và ra ngoài, chú ý an toàn cho người
xung quanh

• Không tung, bắt vật sắc nhọn


4. An toàn trong phòng thí nghiệm
Khi dùng dụng cụ sắc nhọn

• Nhận biết vị trí hộp dụng cụ cứu thương


trong phòng thí nghiệm
• Nếu bị cắt vào tay thì báo ngay cho giáo
viên hướng dẫn tiến hành sơ cứu: rửa vết
thương, tiệt trùng, băng bó
• Không đổ thủy tinh vỡ và vật sắc nhọn vào
thùng rác chung
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
An toàn điện

• Chỉ cắm phích cắm vào ổ điện, • RÚT phích cắm sau khi sử dụng
KHÔNG cắm những vật dụng khác
• KHOÁ cầu dao/tủ điện khi tạm
dừng thiết bị để sửa chữa

• KHÔNG để dây điện, phích


cắm, và các thiết bị điện gần
nguồn nước
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
An toàn vật lý

• Để gọn vật dụng cá nhân vào nơi quy định


• Sử dụng, di chuyển thiết bị cẩn thận
• Đặt các chai hoá chất vào khay có thành cao
khi di chuyển
• KHÔNG để các dây vắt ngang lối đi
• KHÔNG có vật cản trở (ghế, túi xách,…) đặt
ở lối đi
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
An toàn cháy nổ

• Buộc gọn tóc, quần áo rộng khi


làm việc với ngọn lửa trần
• KHÔNG nhìn vào bình chứa
nếu đang đun nóng nó
• KHÔNG hướng miệng ống
nghiệm nóng vào bản thân
hoặc người khác
• KHÔNG đốt nóng bình chứa kín
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
An toàn cháy nổ

• LUÔN giám sát nguồn nhiệt


• Dùng kẹp có cán dài hoặc găng tay
cách nhiệt để gắp vật, dụng cụ nóng
• Không đặt vật nóng trực tiếp lên bàn
• Không đặt chai lọ thuỷ tinh nóng vào
nước lạnh
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
An toàn bức xạ

4 2+
2𝐻𝑒
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
Hậu quả sinh học của phơi nhiễm bức xạ độc hại

• Hiệu ứng tế bào Ví dụ về bỏng tia X


• Ngay lập tức: Bỏng da và đục
thủy tinh thể
• Chậm: ung thư 500+ rad
• Hiệu ứng di truyền
• Tác dụng gây quái thai

KHÔNG sử dụng thiết bị


Phơi nhiễm 5 – 10 giây
có bức xạ độc hại nếu Vết bỏng xuất hiện sau 25 ngày
chưa được đào tạo!!! Thương tật vĩnh viễn
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
An toàn hoá học

• Đọc kỹ nhãn của bao bì hoá chất trước khi lấy


hoá chất khỏi bao bì
• CHỈ dùng loại và lượng hoá chất
nêu trong hướng dẫn thí nghiệm
• KHÔNG sờ, nếm, ngửi hoá chất trừ
khi được giáo viên hướng dẫn
• KHÔNG trộn lẫn các hoá chất với
nhau trừ khi được giáo viên hướng
dẫn
• KHÔNG dùng miệng hút hoá chất
vào pipet
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
An toàn hoá học

• Cẩn thận khi di chuyển hoá chất


• Đóng nắp chai hoá chất khi không sử dụng
• Khi pha loãng axit, cần đổ axit vào nước,
tuyệt đối KHÔNG làm ngược lại
• Coi rằng tất cả hoá chất đều độc hại
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
An toàn hóa học

KHÔNG
• Vào kho hoá chất mà không
được phép
• Lấy hoá chất ra khỏi PTN
• Chạm và các thiết bị, hoá
chất, hoặc vật liệu trước khi
được hướng dẫn sử dụng
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
An toàn hóa học

KHÔNG làm những việc sau trong PTN


• Hút thuốc lá
• Ăn hoặc uống
• Dùng dụng cụ trong PTN để đựng đồ
ăn hoặc đồ uống
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
An toàn hóa học

• KHÔNG đùa nghịch trong PTN


4. An toàn trong phòng thí nghiệm
Trong trường hợp khẩn cấp

• Nhận biết bị trí của :


• Thiết bị cứu hoả
• Bồn rửa
• Hộp cứu thương

• Nếu làm đổ hoá chất thì phải báo ngay


cho những người xung quanh và giáo
viên hướng dẫn, thực hiện vệ sinh theo
hướng dẫn của giáo viên

• Nếu bị rơi hoá chất lên da hoặc mắt thì


phải rửa ngay bằng nước sạch chảy liên
tục và báo cho giáo viên hướng dẫn
Vì vậy, hãy thực hành đúng cách và an toàn!
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
Luôn ghi nhớ

• Thực hiện thí nghiệm tại vị trí của mình


• Giữ vệ sinh sạch sẽ tại vị trí làm việc
• Đọc và làm theo hướng dẫn
• Báo cáo ngay cho giáo viên nếu có rơi,
vỡ, tai nạn, thương tật
• Làm vệ sinh và cất gọn dụng cụ sau khi
làm thí nghiệm
• Đổ chất thải, rác thải vào nơi quy định
theo hướng dẫn của giáo viên
4. An toàn trong phòng thí nghiệm
Nếu có nghi ngờ hoặc không chắc chắn

ĐỪNG đoán
Hãy HỎI
5. An toàn trong công nghiệp
5. An toàn trong công nghiệp
Trang phục bảo hộ lao động
5. An toàn trong công nghiệp
Những quy định cơ bản trong an toàn lao động
Câu hỏi suy luận

Căn cứ vào bài giảng, bạn thấy cần chuẩn bị trang phục và
có thái độ như thế nào khi:
• Vào các phòng thí nghiệm?
• Đi thăm quan nhà máy hoá chất?
Học liệu có trên ứng dụng TEAMS của Microsoft

500ujf1

You might also like