Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 19

ÔN TẬP HẾT MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Câu 1: Hiện tượng tâm lý là gì? Nêu chức năng của hiện tượng tâm lý
* Khái niệm: là những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người,
gắn liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động của con người
* Chức năng:
- Định hướng cho mọi hoạt động của con người. Việc định hướng phải dựa vào các
hình ảnh tâm lý được tạo ra trong não ta. Sự chuẩn bị chính là định hướng
VD: chim hót -> tiếng chim hót: h/ả tâm lý định hướng cho hoạt động săn
- Điều khiển hoạt động con người. Có những h/ả tâm lý trở thành động lực, lôi
cuốn con người hành động
VD: nghe nhạc sôi động -> hào hứng, nhiệt tình hơn
- Điều chỉnh hoạt động: trong làm việc – mắc lỗi -> sửa chữa -> đạt mục đích đề ra
=> 3 chức năng trên: thích ứng h/cảnh KQ + cải tạo, sáng tạo TGiới

Câu 2: Phân tích nội dung và nêu ý nghĩa của luận điểm: “Tâm lý là sự phản
ánh hiện thực khách quan vào não của mỗi cá nhân”
- Não là điều kiện cần nhưng có não rồi phải có HTKQ phản ánh vào (tác động)
mới có tâm lý
Sơ đồ: HTKQ ----------> Não -> Hình ảnh HTKQ (tâm lý)
- Hiện thực khách quan (1): là tất cả những gì tồn tại ngoài ý thức của con người,
gồm hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần
- Phản ánh(2): là sự tác động qua lại giữa hệ thống này lên hệ thống khác, kết quả
để lại dấu vết ( hình ảnh) trên cả hai hệ thống
VD: Khi đi trên tuyết thì dấu giày của ta sẽ in hằn lên bề mặt tuyết => Phản ánh cơ
học.
(1)(2)=> là loại phản ánh đặc biệt do thế giới khách quan tác động vào con người,
cụ thể là các giác quan rồi chuyển lên não bộ. Tạo ra các hình ảnh tinh thần (tâm
lý) về thế giới
* Ý nghĩa:
- Tâm lý người có nguồn gốc từ TGKQ, vì thế khi ngiên cứu cũng như khi hình
thành cải tạo tâm lý phải nghiên cứu hoàn cảnh con người đó sống và hoạt động
- Tâm lý người mang tính chất chủ thể, nên trong giáo dục, quản lý con người phải
chú ý đến nguyên tắc sát đối tượng
- Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt động và
giao tiếp để nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lý người

Câu 3: Phân tích nội dung và nêu ý nghĩa của luận điểm: “Tâm lý người mang
tính chủ thể”
- Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiên ở:
+ Cùng nhận sự tác động của thế giới về cùng một hiện thực khách quan nhưng ở
những chủ thể khác nhau xuất hiện những hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc
thái khác nhau
VD: cùng xem 1 bức ảnh, 1 tấm hình, 1 bộ phim sẽ có người khen người chê khác
nhau.
+ Cùng nhận khi cùng 1 hiện thực khách quan tác động đến 1 chủ thể duy nhất
nhưng trong những thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau với trạng
thái cơ thể, trạng thái tính thần khác nhau có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện và
các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy
VD: cùng 1 câu nới đùa nhưng tùy vào hoàn cảnh câu nói đó sẽ gây cười hay gây
tức giận cho người khác
+ Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện
nó rõ nhất
+ Thông qua các mức độ và sác hái tâm lý khác nhau mà mỗi chủ thể tở thái độ,
hành vi khác nhau đối với hiện thực,
* Ý nghĩa:
- Tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan, vì thế khi nghiên cứu cũng như khi
hình thành cải tạo tâm lý người phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người
sống và hoạt động
- Tâm lý người mang tính chủ thể, vì thế trong dạy học, giáo dục cũng như trong
quan hiện ứng xử phải chú ý nguyên tắc sát đối tượng (chú ý đến cái riêng trong
tâm lý mỗi người)
- Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt động và
các quan hiện giao tiếp để nghiên cứu, hình thành và phát triển tâm lý con người
Câu 4: Phân tích nội dung và nêu ý nghĩa của luận điểm: “Tâm lý người mang
bản chất xã hội – lịch sử”
- Là sự phản ánh hiện thực khách quan, là kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành
cái riêng của mỗi con người. Tâm lí người khác tâm lí động vật ở chỗ: tâm lí người
có bản chất xã hội và mang tính lịch sử
- Có nguồn gốc là thế giới khách quan (tự nhiên và xã hội), trong đó cuộc sống xã
hội là cái quyết định. Phần xã hội thế giới quyết định tâm lý người thể hiện qua:
các quan hệ kinh tế - xã hội, các mới quan hệ đạo đức pháp quyền, các mới quan
hệ con người – con người
- Là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã
hội, là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa
xã hội thông qua hoạt động giao tiếp trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo, hoạt
động của con người và mối quan hệ giao tiếp của con người trong xã hội giữ vai
trò quyết định
- Là 1 thực thể xã hội, con người là chủ thể của nhận thức, chủ thể của hoạt động,
giao tiếp với tư cách 1 chủ thể tích cực, chủ động sáng tạo, tâm lý của con người là
1 sản phẩm của hoạt động con người với tư cách chủ thể xã hội, vì thế tâm lý
người mang đầy đủ dấu ấn xã hội lịch sử của con người
- Hình thành, phát triển và biến đổi với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử
dân tộc và cộng đồng. Tâm lý của mỗi người chịu sự khế ước bởi lịch sủ của cá
nhân và cộng đồng
* Ý nghĩa:
+ Chú ý nghiên cứu môi trường xã hội, các quan hệ xã hội để hình thành và phát
triển tâm lý.
+ Tổ chức có hiệu quả hoạt động đa dạng ở từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau giúp
cho con người lĩnh hội nền văn hoá xã hội để hình thành và phát triển tâm lý con
người
VD: Khi nhìn thấy một người bị ngã, chúng ta sẽ tự đi tới và đỡ họ dậy. Loại phản
ánh này có thể đã được giáo dục trong một thời gian

Câu 5: Phân tích quá trình xuất tâm và nhập tâm trong hoạt động của con
người
* Quá trình xuất tâm và nhập tâm là hai quá trình trong hoạt
động của con người
- Quá trình xuất tâm:
+ Chủ thể bộc lộ cảm xúc, đặc điểm tâm lý trong quá trình tác động vào đối tượng
mới tạo ra sản phẩm
Quá trình xuất tâm (hay còn gọi là quá trình đối tượng

Quá trình xuất tâm (hay còn gọi


là quá trình đối tượng + +
+ Tâm lý của con người được thể hiện, bộc lộ, được khách quan hóa trong quá
trình tạo ra sản phẩm
=> Con người tác động vào đối tượng để tạo ra sản phẩm
VD: Khi thuyết trình, mỗi người có một tâm lý khác nhau người thì tự tin người thì
lo lắng, cho nên phụ thuộc vào tâm lý của mỗi người mà bài thuyết trình đó sẽ tốt
và không tốt
- Quá trình nhập tâm:
+ Chủ thể chuyển những cái chứa đựng (quy luật, đặc điểm, bản chất trong thế giới
của đối tượng) vào bản thân mình tạo nên tâm lý, ý thức, nhân cách của bản
thân
+ Con người lĩnh hội thêm kinh nghiệm, thuộc tính, quy luật mới về đối tượng, sự
vật hiện tượng
VD: Sau thuyết trình đầu thì cá nhân sẽ rút được ra nhiều kinh nghiệm cho bản
thân và biết làm thế nào để có một bài thuyết trình đạt hiệu quả tốt
=> quá trình hình thành tâm lý ở chủ thể
Câu 6: Bằng dẫn chứng hãy chứng minh: “Tâm lý người được bộc lộ, hình
thành và phát triển thông qua hoạt động”
* Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. Trong đó, giao tiếp là hoạt động
quan trọng nhất
- Trong hoạt động, nhờ hoạt động và hành động, con người chuyển nhượng sản
phẩm tâm lý của mình vào sản phẩm tinh thần. Tâm lý con người được phản ánh
vào các sản phẩm của hoạt động đó
- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người
+ Nếu không có giao tiếp thì không có sự tồn tại xã hội, vì xh luôn là một cộng
đồng người có rang buộc, liên kết với nhau
+ Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình
cảm, vốn sống, kinh nghiệm, ... của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể gtiep
đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp
- Giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm lý
 Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả lĩnh hội tiếp thu

âm lý của mỗi cá nhân là kết


quả lĩnh hội tiếp thu
- Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội loài
người, nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động giao tiếp
VD: Sau thuyết trình đầu thì cá nhân sẽ rút được ra nhiều kinh nghiệm cho bản
thân và biết làm thế nào để có một bài thuyết trình đạt hiệu quả tốt

Câu 7: Nhận thức cảm tính là gì? Phân tích các đặc điểm và vai trò của nhận
thức cảm tính
- Nhận thức cảm tính: mức độ nhận thức đầu tiên, thấp nhất của con người,
phản ánh những thuộc tính bên ngoài, những cái trực tiếp tác động đến giác quan
(gồm cảm giác và tri giác)
* Cảm giác:
- Là 1 quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của từng SVHT khi chúng
đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta
- Đặc điểm:
+ có nảy sinh, diễn biến và kết thúc
+ chỉ phản ánh thuộc tính lẻ, rời rạc, bề ngoài của SVHT
+ phản ánh hiện thực KQ trực tiếp (SVHT phải trực tiếp tác động vào giác quan thì
mới tạo ra cảm giác)
+ con vật và con người đều có cảm giác. Cảm giác con người khác về chất so với
động vật. Cảm giác con người mang tính xã hội (phản ánh cả thuộc tính bản thân
SVHT vốn có + phản ánh cả thuộc tính SVHT do con người tạo ra)
VD: nhắm mặt lại và để một viên phấn lên tay -> cảm nhận được vật này có hình
thon, dài, hơi bột, có thể bẻ gãy với lực ko quá lớn
- Vai trò:
+ có vai trò quan trọng trong nhận thức và hoạt động con người
+ là hình thức định hướng đầu tiên của con người trong môi trường xq
+ là nguồn cung cấp nhận thức lý tính
+ đặc biệt đối với những người khuyết tật thì cảm giác (nhất là xúc giác) sẽ là con
đường nhận thức quan trọng
+ là điều kiện quan trọng đảm bảo trạng thái hoạt động bình thường của con người
* Tri giác:
- là một quá trình tâm lý p/á một cách trọn vẹn các thuộc tính của SVHT khi chúng
trực tiếp tác động vào các giác quan
- Đặc điểm: (3 cái đầu giống cảm giác)
+ có nảy sinh, diễn biến, kết thúc
+ chỉ p/á thuộc tính bề ngoài SVHT
+ p/á hiện thức KQ một cách trực tiếp tác động vào các giác quan
+ p/á SVHT một cách trọn vẹn
+ trong cảm giác, kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng. Kinh nghiệm phong phú ->
tri giác hoàn thiện, chính xác hơn
+ là mức độ p/á cao hơn cảm giác, gắn liền với hoạt động con người
VD: nhìn thấy 1 rổ cam -> Nhờ mắt mà có thể nhìn thấy được màu sắc, cũng ước
lượng được kích thước, số lượng của những quả cam trong rổ
- Vai trò:
+ có vai trò quan trọng trong đ/s tâm lý con người
+ là điều kiện quan trọng định hướng hành vi và hoạt động con người
+ thực hiện chức năng: điều chỉnh các hành động
+ sự quan sát là hình thức cao nhất, tích cực, chủ động của con người -> khác so
với tri giác con vật
Câu 8: Tư duy là gì? Phân tích các đặc điểm của tư duy
- Tư duy: là 1 quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện
thực khách quan mà trước đó ta chưa biết
* Đặc điểm:
- Tính “có vấn đề” của tư duy: không phải bất cứ tác động nào cũng gây ra tư duy.
Tư duy chỉ nảy sinh khi gặp hoàn cảnh, tình huống mà bằng vốn hiểu biết đã có,
con người không giải quyết được => đi tìm cái mới. Muốn kích thích tư duy, hoàn
cảnh “có vấn đề” phải xác định cái đã biết, cái phải tìm, phải có đầy đủ những tri
thức liên quan đến vấn đề đó thì tư duy mới nảy sinh và phát triển
VD: giáo viên đặt 1 bài toán đại số nâng cao dựa trên kiến thức cơ bản đã học để
giúp học sinh vận dụng cái cũ, tư duy ra giải pháp
- Mang tính chất gián tiếp: đến với tư duy, con người không nhận thức TG một
cách trực tiếp nữa, thay vào đó là gián tiếp bằng ngôn ngữ. Tư duy con người được
biểu hiện qua ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ để tiếp nhận thông tin người khác. Cụ
thể
+ Tư duy của thế hệ trước bằng ngôn ngữ để lại cho thế hệ sau
+ Được biểu hiện qua công cụ lao động, trình độ văn hóa
+ Mỗi người khi giải quyết vấn đề tư duy của mình đều sử dụng kết quả tư duy của
người khác
Nhờ tư duy p/á gián tiếp, SVHT tư duy của con người vượt lên trên cảm tính, đi
sâu vào bản chất TG. Tư duy là đỉnh cao của nhận thức
VD: làm 1 bài toán dựa trên công thức (Định lý Pythagoras: a²+b²=c²)

- Có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ: tư duy thống nhất với ngôn ngữ nhưng không
đồng nhất hoặc tách rời nhau. Tư duy không thể tồn tại ngoài ngôn ngữ và ngược
lại, ngôn ngữ không thể có được nếu không dựa vào tư duy (mqh nội dung và hình
thức). Không có ngôn ngữ -> quá trình tư duy, sản phẩm tư duy không thể diễn ra
+ đón nhận. Không có tư duy -> ngôn ngữ: chuỗi âm thanh vô nghĩa không có nội
dung.
VD: đánh giá 1 người thông qua việc họ trình bày, phát biểu. Thiếu vốn từ -> chưa
trình bày thỏa đáng câu trả lời một cách tư duy, logic
- Có mối quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính: tư duy vượt xa giới hạn của
cảm giác, tri giác nhưng chúng không tách rời nhau. Được thể hiện
+ NTCT là cơ sở của tư duy, tư duy dựa vào NTCT là nguồn cung cấp nguyên liệu
của tư duy
+ NTCT là 1 khâu, 1 thành phần trong hoạt động tư duy
+ NTCT là phương tiện kiểm tra tư duy. Nhờ tư duy đi kèm mà ta có cảm giác, tri
giác chính xác hơn
=> Tư duy + NTCT có mqh chặt chẽ, đan xen
VD: bác sĩ khám cho bệnh nhân. Chụp X – quang -> nhìn ảnh -> biết bệnh gì
Câu 9: So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, từ đó chỉ ra mối
quan hệ giữa chúng và rút ra ý nghĩa đối với hoạt động nhận thức của bản
thân
- Nhận thức cảm tính: mức độ nhận thức đầu tiên, thấp nhất của con người, phản
ánh những thuộc tính bên ngoài, những cái trực tiếp tác động đến giác quan (gồm
cảm giác và tri giác)
- Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao ở con người, phản ánh những thuộc
tính bên trong, những quy luật của hiện thức khách quan một cách gián tiếp (gồm
tư duy và tưởng tượng)
* Giống nhau
- Đều là quá trình tâm lý nên có mở đầu, diễn biến, và kết thúc một cách tương đối
rõ ràng
- Đều có ở con người và động vật
- Là quá trình tâm lý, quá trình nhận thức, phản ánh các đặc điểm của sự vật, hiện
tượng, cung cấp tri thức cho con người
- Đều là giai đoạn của quá trình nhận thức nên ít nhiều đem lại cho con người
những hiểu biết về sự vật

* Khác nhau
Nội dung Cảm tính Lý tính
Nguồn gốc Nảy sinh khi có hiện thực Nảy sinh khi gặp tình huống có
khách quan tác động trực tiếp vấn đề
vào các giác quan

ND phản ánh Những thuộc tính bên ngoài, Những thuộc tính bản chất
trực quan cụ thể, những mối những mối quan hệ có tính quy
liên hệ không gian và thời luật
gian

PT phản ánh Nhận thức phản ánh trực tiếp Phản ánh khái quát, gián tiếp
bằng các giác quan bằng ngôn ngữ, hiện tượng,
khái niệm

Khả năng p/á Chỉ phản ánh những sự vật, Phản ánh những sự vật - hiện
hiện tượng cụ thể tác động tượng không còn tác động,
trực tiếp vào các giác quan thậm chí là chưa tác động

KQuả Cho ta thấy những hình ảnh cụ Cho ta thấy những khái niệm,
thể phán đoán những cái chung, cái
bản chất về những hình ảnh
mới

VD khi gặp gỡ một người nào đó, vẻ bề ngoài của họ là cái đầu tiên
bạn nhận thấy người đó xấu hay đẹp, đây là nhận thức cảm tính.
Nhưng qua việc nói chuyện, bạn chuyển qua suy nghĩ về tính
cách, phẩm chất của người đó như thế nào, đó chính là nhận
thức lý tính.
Mối liên hệ:
- Nhận thức cảm tính là cơ sở, là nơi cung cấp nguyên liệu, cho nhận thức lý tính.
- Nhận thức lý tính phải dựa trên nhận thức cảm tính, gắn chặt với nhận thức cảm
tính. Dù nhận thức lý tính có trừu tượng và khái quát đến đâu thì nội dung của
nó cũng chứa đựng các thành phần của nhận thức cảm tính.
- Nhận thức lý tính chi phối nhận thức cảm tính làm cho nhận thức cảm tính tinh
vi, nhạy bén và chính xác hơn
Ý nghĩa: Đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Giúp con người
hiểu được cái riêng, cái chung, hiểu được hiện tượng và bản chất của sự vật, sự
việc. Biết được đúng đắn, đầy đủ và chính xác về bản chất của sự vật, hiện tượng.
Cung cấp cho con người một lượng lớn tri thức cũng như tích lũy được rất nhiều
kinh nghiệm trong cuộc sống
Câu 10: Phân biệt xúc cảm và tình cảm. Hãy cho biết ý nghĩa của sự hiểu biết
đó đối với bản thân
- Xúc cảm là những rung động của một con người đối với một người khác, hoặc
một sự kiện, hiện tượng nào đó
- Tình cảm: những thái độ cảm xúc ổn định của mỗi cá nhân đối với một người
khác, hoặc một sự kiện, hiện tượng nào đó
* Giống nhau: đều thể hiện thái độ của chủ thể đối với sự vật, hiện tượng theo nhu
cầu và động cơ
* Khác nhau:
Xúc cảm Tình cảm
ở cả con người + động vật chỉ có ở con người
là quá trình tâm lý là thuộc tính tâm lý
nhất thời, phụ thuộc tình huống ổn định, không phụ thuộc nhiều vào
tình huống
ở trạng thái hiện thực ở trạng thái tiềm tàng
thực hiện chức năng sinh vật thực hiện chức năng xã hội
xuất hiện trước xuất hiện sau
gắn liền với phản xạ vô điều kiện gắn liền với phản xạ có điều kiện
Mối quan hệ:
+ Tình cảm được hình thành từ những xúc cảm đồng loại. Cảm xúc là biểu hiện
của tình cảm
+ Tình cảm ảnh hưởng, chi phối cảm xúc
Ý nghĩa:
+ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy và chi phối nhận thức, kích thích sự tìm tòi và
sáng tạo của con người
+ có vai trò vô cùng to lớn về cả mặt sinh lý lẫn tâm lý
+ có động lực vượt qua khó khăn, trở ngại >< cảm xúc- tình cảm tiêu cực lại gây ra
sự cản trở. Thông qua quá trình hoạt động, xúc cảm- tình cảm của con người xuất
hiện, nảy nở và thêm phong phú hơn
VD: Xúc cảm: thấy hứng thú với tarot vì vẻ ngoài huyền bí của nó
Tình cảm: bộ môn parkour (Pháp): những người chơi: họ nghiện thử thách
bản thân ở những tòa ốc cao, hưởng thụ sự nguy hiểm chết người từ trò chơi này

Câu 11: Phân tích các quy luật của tình cảm. Nêu hướng ứng dụng các quy
luật trong đời sống
- Tình cảm: những thái độ cảm xúc ổn định của mỗi cá nhân đối với một
người khác, hoặc một sự kiện, hiện tượng nào đó
* Quy luật:
+ Quy luật lây lan: tình cảm/ xúc cảm của người này có thể lây sang người khác,
mang tính xã hội, tập thể (vui lây, buồn lây, cảm thông, …)
VD: một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
+ Quy luật thích ứng: tình cảm/xúc cảm được lặp đi lặp lại một cách không thay
đổi -> suy yếu -> chai sạn (hiện tượng: xa thương, gần thường)
VD: ngày đầu đi xe bus: mùi, say xe >< mấy ngày sau (đi quen): ko say xe, ko
ngửi thấy mùi khó chịu
+ Quy luật di chuyển: xúc cảm/ tình cảm được dịch chuyển sang người khác (hiện
tượng vơ đũa cả nắm)
VD: giận cá chém thớt
=> ≠ quy luật lây lan
+ Quy luật pha trộn: 2 xúc cảm/ tình cảm đối lập nhau cùng tồn tại ở 1 con người,
không loại trừ nhau nhưng mang tính phức tạp, đa dạng
VD: giận thì giận mà thương càng thương
+ Quy luật về sự hình thành tính cách: tính cách được hình thành từ xúc cảm, do
xúc cảm được tổng hợp hóa mà thành => không có rung động -> không có tình
cảm
VD: mưa dầm thấm lâu
chơi với 1 nhóm bạn ngày đầu (xúc cảm đồng loại)
-> trở thành 1 nhóm bạn (theo thời gian/ năm tháng)
* Ứng dụng:
- ko xúc cảm/ tình cảm -> vô cảm -> hiện tượng vô cảm giới trẻ/ đói tình cảm
- có đam mê, động lực để đạt được mục tiêu trong cuộc sống
- tạo môi trường thuận lợi để phát triển toàn diện về mặt tình cảm
Câu 12: Từ sự hiểu biết mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm, hãy rút ra ý
nghĩa đối với bản thân
- Nhận thức: là khả năng trực tiếp biết và nhận thức, cảm nhận hoặc nhận
thức được các sự kiện
- Tình cảm: những thái độ cảm xúc ổn định của mỗi cá nhân đối với một
người khác, hoặc một sự kiện, hiện tượng nào đó
* Mối quan hệ:
+ nhận thức chỉ ra phương hướng cho sự phát triển tình cảm -> tình cảm sâu sắc +
chắc chắn hơn
+ không có nhận thức -> tình cảm mù quáng, thiếu lý trí
+ tình cảm thúc đẩy quá trình nhận thức, chi phối việc lựa chọn đối tượng nhận
thức. Nếu quá trình nhận thức mờ nhạt/ rõ ràng -> thay đổi đối tượng nhận thức
VD: chẳng ưa thì dưa hóa giòi / con hát mẹ khen hay
Ý nghĩa: cân bằng giữa lý trí và cảm xúc. Suy xét kỹ lưỡng. Nếu thiếu lý trí: mơ
tưởng hão huyền, mù quáng, đuối lý >< nếu thiếu tình cảm: cứng nhắc, rập khuôn
Câu 13: Ý chí là gì? Phân tích các phẩm chất cơ bản của ý chí
- Ý chí: phẩm chất tâm lý cá nhân, biểu hiện năng lực thực hiện những hành
động có mục đích, đòi hỏi sự nỗ lực khắc phục khó khăn
* Phẩm chất:
- Tính mục đích: cho phép con người điều chỉnh hành vi của mình theo mục đích
đã xác định
VD: dù ai nói ngả nói nghiêng/ lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
- Tính độc lập (≠ bảo thủ): quyết định và thực hiện hành động đã dự định, không bị
ảnh hưởng từ tác động của nhiều phía -> hình thành niềm tin + sức mạnh
VD: gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
- Tính quyết đoán: khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, cứng rắn -> dũng
cảm, không dao động
VD: chắc như đinh đóng cột
- Tính bền bỉ: khắc phục những trở ngại bên trong + bên ngoài, duy trì sự nỗ lực ->
đạt mục tiêu đã đề ra
VD: có công mài sắt, có ngày nên kim
- Tính tự chủ: khả năng làm chủ bản thân, tự phê phán mình -> tránh được những
hành vi thiếu suy nghĩ
VD: tự lực tự cường
Câu 14: Nhân cách là gì? Trình bày các đặc điểm của nhân cách
- Nhân cách: tổ hợp những đạo đức, thuộc tính tâm lý của cá nhân nói lên bộ
mặt tâm lý – XH, bản sắc cá nhân, quy định giá trị XH, hành vi XH của họ
Nhân cách là sự tổng hoà không phải các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ là
những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên
bộ mặt tâm lí - xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Những
thuộc tính tâm lí tạo thành nhân cách thường biểu hiện trên ba cấp độ: cấp độ bên
trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân và cấp độ biểu hiện ra hoạt động và các sản
phẩm của nó.
Từ định nghĩa trên cho ta thấy chỉ có thể dùng từ nhân cách cho con người và chỉ
từ một giai đoạn phát triển nhất định nào đó. Vì thế người ta không nói "nhân cách
của con vật" hay "nhân cách của một trẻ sơ sinh, một trẻ hai tuổi". Nhưng lại có thể
nói đến nhân cách của một học sinh tiểu học, nhân cách của một sinh viên. Con
người được sinh ra chưa phải đã là một nhân cách, mà trong quá trình sinh sống
và hoạt động, giao lưu của mình trong xã hội, con người trở thành một nhân
cách. Nhân cách được hình thành không dừng lại, không cố định, nó có thể được
phát triển đi đến hoàn thiện, có thể bị suy thoái.
* Đặc điểm:
- Tính ổn định:
+ Là những thuộc tính tâm lý hình thành trong đời sống qua sự lặp lại
+ Củng cố những hành vi và thái độ, tạo thành những cấu trúc tâm ý bền vững đặc
trưng cho cá nhân
+ Biểu hiện thường xuyên trong nhiều tình huống, nhiều mối quan hệ và chi phối
các hoạt động, các hành vi ứng xử của họ một cách nhất quán trong một thời gian
dài
VD: giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời
- Tính thống nhất:
+ là chỉnh thể thống nhất của những thuộc tính, những đặc điểm khác nhau của cá
nhân
+ Sự liên kết những thành phần của nhân cách như một tổng thể hữu cơ và chặt
chẽ, luôn tương tác và ảnh hưởng qua lại với nhau
VD: Học đi đôi với hành (thống nhất giữa ý thức và hoạt động)
Trong lòng mỗi người dân chúng ta đều chung lòng yêu nước: yêu lao động,
yêu con người, yêu quê hương đất nước, có tinh thần chống giặc ngoại xâm (vụ
đắk lắk)
=> cho phép chúng ta luôn nhìn nhận, đánh giá và giáo dục nhân cách một cách
hoàn chỉnh, toàn diện, không biệt lập và tách rời
- Tính tích cực:
+ Vừa là sản phẩm của xã hội, vừa là chủ thể của các hoạt động và giao tiếp xã hội
+ Tác động tới xã hội, người khác => những sản phẩm vật chất tinh thần đem đến
lợi ích cho xã hội, người khác, bản thân
VD: mỗi 1 sinh viên HVBC khi tham gia vào các hoạt động của Đoàn,Hội thì mỗi
sinh viên có một nhu cầu như để thể hiên tài năng của bản thân hay để học hỏi
thêm kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng cho bản thân,cộng điểm rèn luyện… nên mỗi
cá nhân đều tích cực trong quá trình tham gia
- Tính giao lưu:
+ hình thành, tồn tại, phát triển trong sự giao lưu với những nhân cách khác
+ lĩnh hội được giá trị chuẩn mực đạo đức, hệ thống giá trị xã hội
VD: đi một ngày đàng, học 1 sàng khôn
Những em bé sinh ra nếu không được sống trong các quan hệ xã hội loài
người thì không thể có nhân cách. Nhu cầu giao lưu xuất hiện rất sớm ở trẻ
(khoảng 2 tháng tuổi), nhu cầu này có được bởi sự giao lưu gắn bó mẹ - con trong
thời kỳ sơ sinh. Nhu cầu về người khác đầu tiên này là nền tảng của sự phát triển
các quan hệ của trẻ và là mầm mống cho việc phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ
Câu 15: Phân tích vai trò của các yếu tố có ảnh hưởng đến sự hình thành và
phát triển nhân cách
- Nhân cách: là tổ hợp những đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân nói lên
bộ mặt tâm lý – XH, bản sắc cá nhân, quy định giá trị XH và hành vi XH
* Bẩm sinh – di truyền: sự di truyền của thế hệ trước cho thế hệ sau gồm những
đặc điểm hành động hay thuộc tính
+ Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và chức
năng cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường di truyền. Những đặc điểm của hoạt
động thần kinh cấp cao được biểu hiện ngay từ những ngày đầu của cá thể
+ Sự tác động của yếu tố di truyền đối với từng giai đoạn phát triển lứa tuổi và đối
với từng hoạt động cụ thể là khác nhau
+ là nền tảng tiền đề sinh học, chi phối nhân cách con người
VD: Nhà soạn nhạc thiên tài Moza được sinh ra trong một gia đình có truyền thống
âm nhạc. Cùng với sự dạy dỗ của người cha và niềm say mê âm nhạc từ thuở nhỏ
đã tạo lên một nghệ sĩ thiên tài. Như vậy, yếu tố di truyền đã giúp tạo tiền đề cho
nhân cách con người phát triển.
* Môi trường giáo dục, gia đình (gián tiếp): là hiện tượng XH, là quá trình tác động
có mục đích, có KH, ảnh hưởng tự giác, chủ động đến con người -> hình thành và
phát riển nhân cách theo yêu cầu của XH
+ vạch ra hướng đi cho sự hình thành và phát triển nhân cách
+ phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự hình thành nhân
cách và bù đắp thiếu hụt, hạn chế của những yếu tố đó
+ uốn nắn những sai lệch của nhân cách về một mặt nào đó, điều chỉnh theo chiều
hướng XH mong muốn
+ đi trước hiện thực
VD: Trẻ em sinh ra bình thường đến một giai đoạn trẻ sẽ biết nói, nhưng muốn biết
đọc thì cần phải giáo dục chúng học, và đi học
* Hoạt động, giao tiếp (trực tiếp): là phương thức tồn tại của con người, mang tính
xã hội; hoạt động luôn đi với giao tiếp
+ Thông qua hai quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân
cách được bộc lộ và hình thành
+ Hoạt động của con người được thực hiện không chỉ trong mối quan hệ của con
người với sự vật mà cả trong mối quan hệ với người khác
+ tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, chuẩn mực xã
hội
+ đóng góp năng lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại
+ tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá
bản thân như một nhân cách
VD: Con người thiếu hoạt động sẽ gây ra các bệnh như suy nhược cơ thể và đầu óc
không được minh mẫn
Sinh viên trong qua trình học tập nghiên cứu, nhờ giao tiếp, tiếp xúc, trao đổi
với bạn bè mà học hỏi được thêm nhiều kiến thức, cũng qua đó mà mỗi sinh viên
có được những đánh giá thái độ với những người bạn của mình (ngưỡng mộ, khâm
phục học hỏi từ họ…) đồng thời cũng hình thành sự đánh giá, xem xét lại bản thân,
còn những gì cần khắc phục ở bản thân, những gì cần hoàn thiện…

Câu 16: Phân biệt nhu cầu học tập và hứng thú học tập của sinh viên
- Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà cá nhân thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và
phát triển
- Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa
đối với đời sống cá nhân, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong
quá trình hoạt động
Nhu cầu học tập Hứng thú học tập
+ SV nhận thức được việc học tập là + SV không chỉ nhận thức được việc
cần thiết đối với bản thân học tập là cần thiết đối với bản thân mà
+ chứa đựng mặt nhận thức nên SV chỉ còn có tình cảm, sự yêu thích đối
hiểu được việc học tập có ý nghĩa với với việc học tập đó
bản thân + Chứa đựng cả mặt nhận thức và tình
VD: cảm. Nói cách khác, trong hứng thú SV
- Trong lớp ngồi nghe giảng, không nói không chỉ nhận thức được việc học tập
chuyện riêng, ghi chép bài đầy đủ có nghĩa đối với bản thân mà còn khát
- SV đi học đủ số buổi khao học tập
- Về nhà học bài và làm bài đủ theo VD:
yêu cầu của giảng viên - Ngồi nghe giảng tập trung cao độ,
ghi bài có sáng tạo, tích cực xây dựng
=> đến lớp -> học bài, tự giác
- Đi học đầy đủ các buổi, không nghỉ
buổi nào bất chấp mọi lý do
- Không chỉ làm đầy đủ các bải giảng
viên giao cho mà còn tìm hiểu thêm,
đầu tư công sức, thời gian cho việc học
tập

=> say mê, xúc cảm tích cực


Câu 17: Phân tích vai trò của tư chất đối với sự phát triển năng lực
- Tư chất: là những đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẫu sinh lý bẩm sinh
của bộ não, của hệ thần kinh, của các phân tích quan, tạo nên sự khác biệt giữa con
người với nhau và những chức năng của chúng được biểu hiện trong giai đoạn hoạt
động đầu tiên của con người
* Vai trò:

Vai trò của tư chất đối với sự


hình thành và phát triển năng
lực
- Trong cuộc sống, trong hoạt động, tư chất luôn biến đổi chứ không cố định. Tư
chất không quyết định năng lực nhưng tư chất có ảnh hưởng đến sự phát triển năng
lực, là tiền đề tự nhiên, tiền đề vật chất của sự phát triển năng lực
- Tư chất ảnh hưởng đến chiều hướng và tốc độ của sự hình thành và phát triển
năng lực: những người có tư chất phù hợp với sự phát triển năng lực tương ứng với
tư chất đó thì sẽ dễ dàng phát triển năng lực ấy và dễ đạt được thành tích hơn
những người không có tư chất phù hợp
- Tư chất là cơ sở, tiền đề hình thành năng lực: Tư chất là điều kiện hình thành
năng lực, nhưng tư chất không quy định sự phát triển của các năng lực. Trên cơ sở
của tư chất, có thể hình thành nên những năng lực khác nhau trong hoạt động
=> Có tư chất thì sẽ nhanh tiến tới năng lực -> ko có thì sẽ bị chậm hơn thôi
VD: tư chất: linh hoạt, nhanh nhẹn -> phù hợp tổ chức sự kiện, MC,… >< học luật
(cần sự chậm rãi, điềm đạm)

Thường khi nói đến tiền đề tự nhiên của năng lực là người ta nói đến yếu tố tư
chất. Thực tế đây là vấn đề phức tạp vì trong yếu tố tư chất có:
- Cái bẩm sinh: sinh ra đã có.
- Cái di truyền: cái tồn tại và phát triển trên cơ sở đến của bố mẹ.
- Cái tự tạo: cái cá nhân thu được, khác thế hệ bố mẹ.
Tư chất: Những đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẫu sinh lí đặc biệt của hệ
thần kinh và những chức năng của chúng --- được biểu hiện trong giai đoạn hoạt
động đầu tiên của con người. Trong cuộc sống, trong hoạt động, tư chất luôn biến
đổi chứ không cố định.
Quan điểm của tâm lí học mácxít: Các hoạt động chức năng của não và trong cấu
trúc cơ thể nói chung không có ý nghĩa hiển nhiên đối với sự phát triển năng lực
của con người. Tư chất không quyết định năng lực nhưng tu chất có ảnh hưởng đến
sự phát triển năng lực, là tiền đề tự nhiên, tiền đề vật chất của sự phát triển năng
lực.
X L. Rubinstein: Năng lực không được quy định trước nhưng không thể đưa từ
ngoài vào một cách đơn giản. Trong các cá nhân phải có tiền đề tức là điều kiện
bên trong cho sự phát triển. Tư chất ảnh hưởng như thế nào?
- Ảnh hưởng đến chiều hướng và tốc độ của sự hình thành và phát triển năng
lực: những người có tư chất phù hợp với sự phát triển năng lực tương ứng với tư
chất đó thì sẽ dễ dàng phát triển năng lực ấy và dễ đạt được thành tích hơn những
người không có tư chất phù hợp.j
- Về vai trò của tiền đề tự nhiên cũng cần nhấn mạnh là khi đạt đến mức độ thiên
tài thì tiền đề tự nhiên này khá quan trọng. Nhưng ảnh hưởng này tới sự phát triển
tài năng đang còn ở trong tình trạng tự phát.
Tuy nhiên tư chất là điều kiện cần chứ chưa đủ của sự phát triển năng lực. Một
người có tư chất tốt nhưng nếu không tham gia những hoạt động thích hợp thì năng
lực cũng không thể phát triển được
Câu 18: Bằng dẫn chứng hãy chứng minh vai trò của tư chất đối với sự hình
thành và phát triển năng lực
- Năng lực là khả năng của con người để hoàn thành 1 hoạt động cụ thể
+ Năng lực gồm năng lực chung (tạo nền tảng cho các hoạt động của con người) và
năng lực riêng (năng lực đặc biệt, không có nó thì hoạt động không đạt hiệu quả.
VD: chất giọng hay là năng lực đặc biệt của ca sĩ).
+ Năng lực của con người không phải sinh ra là có mà được hình thành qua hoạt
động thực tiễn của cá nhân.
+ Năng lực vừa là tiền đề vừa là kết quả của hành động
- Tư chất là những đặc điểm về giải phẫu và chức năng của chúng được biểu hiện
trong cuộc sống
* Mối quan hệ tư chất và năng lực:
- Tư chất là tiền đề, cơ sở vật chất, điều kiện đầu tiên , mầm ảnh hưởng đến sự hình
thành và phát triển năng lực
VD: cao là điều kiện để 1 người có thể trở thành vận động viên bóng rổ
- Tư chất không quyết định đến sự hình thành và phát triển năng lực
VD: không phải có chiều cao là sẽ trở thành vận động viên bóng chuyền
Tư chất không quyết định đến sự hìnhthành và phát triển năng lực. VD: Không
phải có chiều caMối quan hệ giữa tư chất và năng lực:
 Tư chất là tiền đề, cơ sở
vật chất, điđầu tiên, mầm ảnh hưởng đến sự hình thành và phá

Sự hình thành và phát triển


năng lực của
- Sự hình thành và phát triển năng lực con người còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố
như: môi trường giáo dục, nỗ lực hoạt động của cá nhân đó, môi trường rèn luyện
thường xuyên để trau dồi năng lực

Câu 19: Phân tích cái điển hình và cái cá biệt trong tính cách
- Tính cách của con người được hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng của môi
trường kinh nghiệm sống giáo dục và tự giáo dục.
- Mỗi cá nhân đều sống lớn lên và hoạt động trong những môi trường xã hội nhất
định nên họ sẽ được hình thành thành như là một tính cách dưới ảnh hưởng của
những điều kiện xã hội đó. Những điều kiện xã hội, lịch sử này ảnh hưởng đến tất
cả những cá nhân cùng sống chung trong những điều kiện xã hội lịch sử đó. Do đó
tính cách của cá nhân sẽ phản ánh những nét điển hình, nét chung phản ánh những
điều kiện chung của điều kiện lịch sử
- Cái điển hình trong tính cách phản ánh những nét cơ bản chung của một nhóm
người, một giai cấp, một dân tộc,... phản ánh những điều kiện chung trong cuộc
sống của họ
- Tuy cùng sống chung trong điều kiện xã hội lịch sử trong mỗi cá nhân lại có một
điều kiện sống, cách sống, hoàn cảnh riêng. Điều kiện sống riêng của mỗi cá nhân
khiến cho hệ thống thái độ và hành vi, cử chỉ, cách nói năng của họ mang tính cá
biệt
- Sự kết hợp giữa kiểu hoạt động thần kinh riêng và sự hoạt động của cá nhân trong
điều kiện sống riêng làm cho tính cách của cá nhân mang tính riêng biệt độc đáo,
khiến cho cá nhân này khác với cá nhân khác
- Tính cách cá nhân là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng cái điển hình và
cái cá biệt
Câu 20. Trong các kiểu khí chất, có kiểu nào tốt nhất hay không? Vì sao?
- Khí chất: là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ,
tốc độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý, thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói
năng của cá nhân
Có 4 kiểu khí chất: hăng hái, bình thản, nóng nảy và ưu tư
* Hăng hái: hoạt động thần kinh mạnh, cân bằng, linh hoạt, có năng lực nhận thức
nhanh. Lạc quan, yêu đời, dễ dàng thích nghi môi trường sống >< phản xạ có điều
kiện + động hình rất dễ bị phá vỡ + tình cảm dễ thay đổi, thiếu kiên định, thiếu
kiên trì
=> Cần rèn luyện tính nhẫn nãi, tính kiềm chế
* Bình thản: hoạt động thần kinh mạng, cân bằng, không linh hoạt. Khó nhận thức
nhưng nhận thức sâu sắc. Tâm lý bền vững, khó thay đổi. Điềm đạm, thận trọng,
có năng lực tự kiềm chế cao >< ì ạch + ko linh hoạt + khó thích nghi môi trường +
ít tháo vát
=> Rèn luyện năng lực linh hoạt, nhạy cảm
* Nóng nảy: thần kinh mạnh, không cân bằng. Năng lực nhận thức tương đối
nhanh; xúc cảm, tình cảm bộc lộ mãnh liệt. Hăng hái, sôi nổi, nhiệt huyết, quyết
đoán và hay nói thẳng >< dễ kích thích, tính kiềm chế kém, hay gay gắt, thô bạo,
cục cằn
=> giáo dục, rèn luyện khả năng ức chế, tính tự kiềm chế
* Ưu tư: hoạt động thần kinh yếu. Nhận thức chậm nhưng suy nghĩ sâu sắc, dồi
dào. Tình cảm sâu sắc, hiền dịu, dễ thông cảm với mọi người >< Thái độ rụt rè, cởi
mở, thiếu tự tin, hay bi quan
=> giáo dục, rèn luyện quá trình hung phấn, tính mạnh dạn, mở lòng
=> Mỗi loại khí chất đều có mặt tích cực lẫn tiêu cực. Không có khí chất nào tốt
nhất. Việc rèn luyện khí chất này và thay thế bằng khí chất khác mà là khai thác,
phát huy mặt tích cực của các loại khí chất trên, cải tạo mặt tiêu cực

You might also like