Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Câu hỏi: Nêu những ưu điểm và khuyết điểm của mạch PLL.

Đáp án:
Sử dụng vòng giữ pha PLL như một hệ thống lọc so với bộ lọc tích cực RC dùng kỹ
thuật hồi tiếp hay những mạch cộng hưởng LC có những ưu điểm nổi bật như sau:
1. Khả năng tần số cao: vòng giữ pha PLL đơn khối có thể hoạt động ở tần số cao
(1÷100Mhz), trong khi phần nhiều kỹ thuật hồi tiếp RC tích cực bị giới hạn ở dải tần
số dưới 100Khz.
2. Sự độc lập về khả năng chọn lọc và điều hưởng tần số trung tâm: tần số trung tâm
thì được “tần số chạy tự do” của VCO bám theo, còn tính chọn lọc của PLL được xác
định bằng bộ lọc thông thấp của vòng này. Điều này sẽ loại trừ được vấn đề đồng
chỉnh phức tạp khi dùng nhiều tầng lọc điều hưởng LC nối kết với nhau. Mặt khác
việc thay đổi tần số của PLL không làm thay đổi phẩm chất Q như mạch cộng hưởng
LC.
3. Những linh kiện bên ngoài ít hơn.
4. Dễ dàng trong việc điều hưởng: PLL có thể được điều hưởng theo một tần số yêu
cầu nào đó, bởi sự chọn lọc riêng của “tần số chạy tự do”. Tần số này thông thường
được quyết định bởi 1 phần tử đơn bên ngoài (tụ C) và có thể được điều chỉnh liên tục
từ 1Hz đến phạm vi lệch tần số mong muốn là 50 MHz.
Tuy có nhiều ưu điểm như trên, PLL vẫn không thể thay thế hoàn toàn cho những bộ
lọc cộng hưởng LC hay bộ lọc tích cực RC trong tất cả các ứng dụng vì:
- Sự thiếu thốn thông tin về biên độ tín hiệu: PLL chỉ đáp ứng với tần số của tín
hiệu vào, mà không đáp ứng với biên độ, miễn là biên độ tín hiệu vào đủ cao để
duy trì khoá. Như vậy PLL chỉ lọc được những tần số mong muốn. Trong khi
dùng mạch cộng hưởng LC (hay dùng mạch lọc tích cực RC có hồi tiếp) thì
không những lọc được tần số mong muốn mà tại tần số đó biên độ tín hiệu là
cực đại.
- Sự khó khăn trong vấn đề tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại (AGC).
Mặc dù tồn tại 1 số khuyết điểm như vậy, nhưng PLL dưới dạng vi mạch đơn khối có
khả năng thực hiện nhiều chức năng nhất trong các thiết bị điện tử viễn thông tương
tự, công tác ở những lĩnh vực khác nhau.
Câu hỏi: Vẽ sơ đồ khối và giải thích nguyên lý hoạt động của PLL.
Đáp án:
PLL là 1 hệ thống hồi tiếp gồm có 1 bộ so pha (thực chất là 1 bộ tách sóng pha), bộ
lọc thông thấp (LTT) và bộ khuếch đại sai số trên đường truyền tín hiệu thuận và bộ
tạo dao động được điều chỉnh bằng điện áp (VCO) trên đường hồi tiếp.
Thực chất PLL hoạt động theo nguyên tắc vòng điều khiển mà đại lượng vào và ra là
tần số và chúng được so sánh với nhau về pha. Vòng điều khiển pha có nhiệm vụ phát
hiện và điều chỉnh những sai sót về tần số giữa tín hiệu và tín hiệu ra. Bộ tách sóng
pha sẽ tạo ra 1 điện thế tỉ lệ với sự sai pha giữa tín hiệu vào và tín hiệu ra của VCO.
Tín hiệu sai số này Vp(t) qua bộ lọc thông thấp để loại trừ nhiễu và những thành phần
không mong muốn, sau đó khuếch đại và đưa tới VCO. Tín hiệu điều chỉnh này sẽ làm
thay đổi tần số dao động của VCO sao cho hiệu tần số của tín hiệu vào và tín hiệu ra
giảm dần và tiến tới 0, nghĩa là ωo = ωi.
Chúng ta nhận thấy rằng, dải bắt là dải tần số mà tín hiệu vào ban đầu phải có tần số
nằm trong phạm vi của nó để PLL có thể thiết lập được chế độ đồng bộ. Còn khi hệ
thống đã ở chế độ đồng bộ thì tần số VCO có khả năng bám theo tần số tín hiệu vào
trong 1 dải tần số lớn hơn, đó là dải giữ hay dải đồng bộ. Như vậy hệ thống PLL có sự
chọn lọc tự nhiên về tần số trung tâm fo mà tần số chạy của VCO phải bám theo và hệ
thống PLL chỉ đáp ứng với những tín hiệu vào có tần số cách tần số trung tâm fo một
khoảng không vượt quá Δfb hay Δfg (nếu như tình trạng ban đầu của PLL đã ở trong
chế độ đồng bộ).
Sự tuyến tính của đặc tuyến truyền đạt tần số biên độ của hệ thống PLL được xác định
duy nhất bởi độ lợi chuyển đổi của VCO. Như vậy, trong nhiều ứng dụng, VCO yêu
cầu đặc tuyến truyền đạt tần số - biên độ của hệ thống PLL được xác định duy nhất
bởi độ lợi chuyển đổi của VCO. Như vậy, trong nhiều ứng dụng VCO yêu cầu đặc
tuyến truyền đạt điện áp – tần số tuyến tính cao. Dải bắt của PLL phụ thuộc vào dải
thông của bộ lọc (Δfb = fc), còn dải giữ phụ thuộc vào biên độ điện áp điều khiển Vd(t)
và vào khả năng biến đổi tần số của VCO.
Câu hỏi: Vai trò của bộ lọc thông thấp (LTT) trong mạch PLL.
Đáp án:
Trong hệ thống PLL, bộ lọc thông thấp có những chức năng sau:
- Cho tín hiệu tần số thấp qua, nén thành phần tần số cao.
- Bảo đảm cho PLL bắt nhanh và bám được tín hiệu khi tần số thay đổi, nghĩa là tốc
độ đáp ứng của nó đủ cao.
- Vì dải bắt của PLL phụ thuộc vào dải thông của bộ LTT (ωc), nên yêu cầu dải thông
của LTT phải đủ lớn để đảm bảo dải bắt cần thiết cho PLL.
Thông thường trong hệ thống PLL, người ta dùng các bộ lọc thông thấp bậc nhất, vì
dùng các bộ lọc cao hơn có thể ảnh hưởng đến tính ổn định của hệ thống. Dùng bộ lọc
tích cực có thể tăng hệ số khuếch đại của cả hệ thống và cho phép có được dải bắt
mong muốn hay dải bám tuỳ ý khi thay đổi dải thông và hệ số khuếch đại.
Câu hỏi: Vai trò của bộ tạo dao động được điều khiển bằng điện áp (VCO)?
Đáp án:
VCO là một khối quan trọng nhất trong PLL vì nó quyết định độ ổn định tần số, các
đặc trưng dải điều chế tín hiệu điều tần (FM). Để đảm bảo có thể làm việc tốt nhất và
làm nhiều chức năng khác nhau, VCO phải thoả những điều kiện cơ bản sau đây:
- Đặc tuyến truyền đạt điện áp – tần số tuyến tính
- Độ ổn định tần số cao
- Tạo được dao động tần số cao
- Hệ số chuyển đổi điện áp – tần số cao (Ao lớn)
- Dải bám rộng
- Điều chỉnh tần số đơn giản
- Không có cuộn cảm để dễ tích hợp vào tổ hợp đơn khối
Câu hỏi: Vẽ và phân tích nguyên lý hoạt động của bộ tách sóng tín hiệu điều tần FM
bằng PLL.
Đáp án:

Nhờ vòng giữ pha PLL thực hiện giải điều chế tín hiệu điều tần FM theo sơ đồ trên.
Tín hiệu vào hệ thống là tín hiệu điều tần FM. Nếu ta chỉnh VCO sao cho tín hiệu mà
nó phát ra có tần số dao động tự do ωo trùng với tần số sóng mang chuẩn của tín hiệu
FM (ωo = ωoi) thì khi đó sự lệch pha giữa tín hiệu đầu vào hệ thống và tín hiệu từ VCO
sẽ tạo ra 1 điện áp sai số Vd(t) ở đầu ra của hệ thống. Tức là khi hệ thống đã thiết lập
được chế độ đồng bộ rồi (ωo = ωoi), thì tần số của VCO sẽ bám theo sự biến thiên tần
số của tín hiệu vào. Đầu ra của bộ LTT tỷ lệ với sự biến thiên tần số này, chính là điện
áp đã giải điều chế mang thành phần tần số Ω.
Ta cũng có thể dùng PLL để tách sóng tín hiệu FM stereo, nhưng khi đó phải sử dụng
PLL đơn khối loại chuyên dụng có cả phần tạo và giải mã tín hiệu stereo.
Câu hỏi: Nêu một số nhược điểm của bộ tách sóng biên độ của máy thu điều biên. Vẽ
sơ đồ khối bộ tách sóng điều biên dùng PLL và giải thích nguyên lý hoạt động của nó.
Đáp án:
Bộ tách sóng biên độ của máy thu điều biên thường có 1 số nhược điểm như sau:
Khi dải thông của khối trung tâm không đủ hẹp, nhiễu các kênh lân cận có thể lọt tới
đầu vào của bộ tách sóng. Do đó, ở đầu ra của bộ tách sóng sẽ xuất hiện các tín hiệu
nhiễu. Ngoài ra, do phần tử tách sóng là phần tử phi tuyến (Diode) nên khi tín hiệu có
tỷ số S/N nhỏ thì các loại nhiễu ở trong tín hiệu sau tách sóng có thể tăng lên và cuối
cùng là bộ tách sóng biên độ bao giờ cũng gây ra méo phi tuyến.
Các nhược điểm trên có thể khắc phục bằng 1 bộ tách sóng biên độ sử dụng PLL. Sơ
đồ khối bộ tách sóng biên độ dùng PLL như sau:

Nguyên lý hoạt động của mạch: PLL khoá sóng mang của tín hiệu AM và sinh ra sóng
chuẩn tại đầu ra VCO, mà nó có cùng tần số như sóng mang AM, nhưng không biến
điệu biên độ. Bộ di pha 90o (RC tới hạn) dùng để bù sự dịch chuyển pha 90o của vòng
PLL. Sau đó cả 2 tín hiệu này được đưa vào bộ nhân biến điệu cân bằng, rồi qua bộ
LTT2. Ở đầu ra, ta thu được tín hiệu âm tần đã được hoàn điệu.
Khi mà vòng PLL chỉ đáp ứng với những sóng mang rất gần tần số fo của VCO, hệ
sóng tách sóng AM khoá pha cũng biểu lộ độ chọn lọc cao quanh fo.
Bộ tách sóng AM khoá pha ở sơ đồ khối trên là một kỹ thuật tách sóng kết hợp. Kết
quả nó cho độ miễn trừ tạp âm cao hơn những bộ hoàn điệu AM loại tách sóng đỉnh
quy ước. Tuy nhiên do mạch phức tạp và giá thành cao nó chỉ được sử dụng trong
những máy thu chất lượng cao.

You might also like