Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN


MÔN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

TÊN ĐỀ TÀI
VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
TIÊN PHONG TPBANK TRONG NỀN KINH TẾ SỐ VÀ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ SỐ TỚI
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TPBANK
Giảng viên hướng dẫn:
TS. Phạm Hồng Linh
NHÓM 05 – MÃ LHP 231FIN17A10

HÀ NỘI – 11/2023
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

HỌ VÀ MÃ SINH HOÀN
STT PHÂN CÔNG CHỮ KÝ
TÊN VIÊN THÀNH
Lên ý tưởng tìm
Đặng Thị kiếm tài liệu, kiểm
1 25A4011388
Ngọc Ánh tra, làm nội dung
chương 3
Lên ý tưởng tìm
kiếm tài liệu; kiểm
Trần Hương
2 25A4012119 tra, bổ sung thông
Giang
tin và tổng hợp
word
Lên ý tưởng tìm
Nguyễn Thị kiếm tài liệu, kiểm
3 25A4010455
Linh tra, tổng hợp nội
dung chương 3
Cao Thị Lên ý tưởng tìm
Luyến kiếm tài liệu, kiểm
4 25A4021455
(Nhóm tra, tổng hợp nội
Trưởng) dung chương 2

Lên ý tưởng tìm


Nguyễn Thị kiếm tài liệu, kiểm
5 25A4050957
Mai Quỳnh tra, tổng hợp nội
dung chương 1
Lên ý tưởng tìm
Đàm Thị kiếm tài liệu, kiểm
6 25A4011802
Thanh Trà tra, bổ sung thông
tin chương 1, 2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ ...................................................... 2
1.1. Kinh tế số ................................................................................................... 2
1.1.1. Giải thích ngắn gọn về kinh tế số là gì? .............................................. 2
1.1.2. Sự cần thiết của nền kinh tế số ............................................................ 2
1.2. Xu hướng phát triển nền kinh tế số trên thế giới ....................................... 3
1.3. Xu hướng phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam ........................................ 4
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG
TPBANK TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ ................................... 8
2.1. Tổng quan về vai trò của ngân hàng thương mại trong phát triển nền kinh
tế số.................................................................................................................... 8
2.2. Tổng quan về TPBank .............................................................................. 10
2.3. TPBank đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế số .................... 11
2.3.1. TPBank có thể cung cấp các dịch vụ tài chính điện tử. .................... 11
2.3.2. TPBank có thể cung cấp các khoản vay để hỗ trợ các doanh nghiệp
và phát triển kinh doanh trên nền tảng số. .................................................. 13
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NỀN KINH TẾ SỐ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TPBANK... 15
3.1. TPBank áp dụng nền kinh tế số vào hoạt động như thế nào? .................. 15
3.1.1. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến và di động ......................................... 15
3.1.2. Cải thiện quy trình giao dịch và tự động hóa .................................... 16
3.1.3. Phát triển sản phẩm và dịch vụ số ..................................................... 16
3.1.4. Minh chứng về kết quả hoạt động kinh doanh của TPBank trong
những quý gần đây ...................................................................................... 18
3.2. Tác động tích cực ..................................................................................... 19
3.3. Tác động tiêu cực: .................................................................................... 19
3.4. Những biện pháp để khắc phục ................................................................ 20
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 23
MỞ ĐẦU

Thách thức của sự đổi mới và chuyển đổi kỹ thuật số đang đặt ra
trước mắt các nền kinh tế, và Việt Nam không chỉ là nhân chứng mà còn là
người tham gia tích cực trong hành trình này. Trong bối cảnh nền kinh tế số
trở thành một phần không thể tách rời, hệ thống tài chính, và đặc biệt là
ngân hàng thương mại, đang nắm giữ một vị trí trọng yếu trong việc định
hình và thúc đẩy sự phát triển của quốc gia.
Bài tiểu luận này đặt ra nhiệm vụ không chỉ làm sáng tỏ vai trò to
lớn của ngân hàng thương mại trong môi trường kinh tế số của Việt Nam
mà còn nhấn mạnh sự ảnh hưởng chiến lược của họ đối với thị trường kinh
doanh. Chúng ta sẽ đàm phán về cách ngân hàng thương mại không chỉ là
người chứng kiến mà còn là người định hình sự thành công của nền kinh tế
số, và nhận diện rõ hơn về tác động chiến lược của họ lên hoạt động kinh
doanh. Bằng cách này, chúng ta có thể hiểu sâu hơn về những thách thức
đang đặt ra trước họ và cơ hội mà họ có thể tận dụng để tạo ra một hành
trình sống động và bền vững cho tương lai.

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm 5 chúng em xin cam đoan những kết quả nghiên cứu được thể
hiện trong tiểu luận này là sản phẩm của riêng nhóm 5 và không có bất kỳ
sự gian lận hay sao chép nào. Toàn bộ nội dung của báo cáo đều được trình
bày dựa trên quan điểm, kiến thức cá nhân hoặc tích lũy, chọn lọc từ nhiều
nguồn tài liệu có đính kèm chi tiết và hợp lệ.
Nhóm 5 chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và hình thức kỷ
luật theo quy định nếu phát hiện bất kỳ sai phạm hoặc gian lận nào.

1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ

1.1. Kinh tế số
1.1.1. Giải thích ngắn gọn về kinh tế số là gì?
Nhờ có cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thế giới đã có những sự
thay đổi cơ bản về kinh tế-xã hội, đặc biệt phải kể đến đó là sự phát triển
của Internet và công nghệ kỹ thuật số. Cũng từ đó tạo ra vô vàn cơ hội cho
giới trẻ gia nhập và kết nối với thị trường kinh tế số.
Kinh tế số là nền kinh tế mà các mối quan hệ, các hoạt động kinh tế
và tài chính được thực hiện trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông, Internet và công nghệ viễn thông trong hệ thống mạng lưới
sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường
toàn cầu. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông
vận tải, logistic, tài chính ngân hàng, …) mà công nghệ số được áp dụng.
Về bản chất, đây là mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của
nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số. Ngày nay, ta có thể bắt gặp
biểu hiện của công nghệ số ở bất cứ đâu như các trang thương mại điện tử,
ứng dụng giao hàng, ứng dụng giao đồ ăn, quảng cáo…
Thực tế ta thấy, kinh tế số đã mang lại rất nhiều ưu thế cho các công
ty, tập đoàn lớn trên toàn cầu như Google, Apple, Microsoft… Điểm nổi
bật của kinh tế số phải kể đến như: tăng trưởng thương mại điện tử; thúc
đẩy người dùng sử dụng internet; phát triển hệ thống hàng hóa và dịch vụ
kinh tế số. Ngoài ba ưu điểm này, phát triển kinh tế theo định hướng kinh
tế số còn bảo đảm tính minh bạch, nhờ đó, gián tiếp làm giảm lượng tiền
tham nhũng thông qua các hoạt động trực tuyến minh bạch, giúp kiểm soát
tốt nền kinh tế hơn.

1.1.2. Sự cần thiết của nền kinh tế số


Cách mạng 4.0 đã làm thay đổi rất nhiều về mọi mặt của con người
trong thế kỉ XXI, trong đó nền kinh tế không thuộc ngoại lệ. Internet ra đời
và đã đánh dấu sự xuấthiện của các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến. Đó là
cơ hội để mọi người tiếp cận và kết nối với nhau trong môi trường kinh tế
số, bỏ qua mọi rào cản khoảng cách, việc chia sẻ thông tin hay tạo dựng mối
quan hệ và xa hơn là sự hợp tác giữa các chủ thể trong các dự án sản xuất
Đối với các nước phát triển, nền kinh tế số được coi là một trong
những giải pháp chính để tăng trưởng kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc
sống và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Với các nước đang phát triển như
Việt Nam, nền kinh tế số cũng đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy sự phát
triển kinh tế
Phát triển kinh tế số mang lại lợi ích to lớn đặc biệt là trong ngành
ngân hàng như:
• Chi phí giao dịch giảm: Một số ngành công nghệ tài chính (Fintech)
đã chứng minh điều này là đúng. Hãy tưởng tượng việc thanh toán
2
dịch vụ ngân hàng với chỉ một chạm trên điện thoại trong vài giây
mà trước đây chúng ta phải đến tận chi nhánh để giao dịch.
• Hạn chế tối đa bất cân xứng thông tin: Bất cân xứng thông tin là
tình trạng thông tin không chính xác và đầy đủ. Với sự hỗ trợ của
công nghệ, việc phân tích dữ liệu trở nên đơn giản và hiệu quả. Ví
dụ như muốn phát triển các dịch vụ cho khách hàng cần phân tích
thói quen và nhu cầu của họ.
• Tăng cường sự phát triển kinh tế: Kinh tế số cung cấp những cơ hội
cho doanh nghiệp tăng tốc sản xuất, tăng cường năng suất và giảm
chi phí sản xuất.
• Tạo ra nhiều việc làm: Kinh tế số tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong
lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông, marketing số và các
lĩnh vực khác.
• Nâng cao chất lượng cuộc sống: Kinh tế số cung cấp nhiều dịch vụ
tiện ích và giải trí trên internet, như mua sắm trực tuyến, đặt chỗ,
học trực tuyến, trò chơi trực tuyến, xem phim trực tuyến... giúp
nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng cường sự tiện lợi.
• Giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Kinh tế số giúp giảm thiểu sự tiêu
thụ giấy, giảm thiểu việc di chuyển, tăng cường sử dụng các sản
phẩm.
• Những lợi ích mà nền kinh tế số mang lại giúp ta nhận ra được việc
phát triển nền kinh tế số là vô cùng cấp thiết và quan trọng.

1.2. Xu hướng phát triển nền kinh tế số trên thế giới


Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã thúc đẩy phát triển kinh
tế số (Digital Economy) và toàn cầu hóa số (Digital Globalization). Kinh tế
số vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số. Công nghệ số hiện đang được
nhiều quốc gia sử dụng cả trong phát triển kinh tế, xã hội, y tế. Các xu hướng
nổi bật của kinh tế số trên thế giới bao gồm phát triển thương mại số, thỏa
thuận kinh tế số, ứng dụng đồng tiền số và ngân hàng số. Nhận thức được
xu thế đó, hầu hết các nền kinh tế phát triển trên thế giới đều đưa ra chiến
lược phát triển công nghệ số gắn với tăng trưởng kinh tế. Mỹ là một trong
những nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, với quy mô thị trường hơn
1.300 tỷ USD vào năm 2020. Mỹ là quê hương của một số công ty công
nghệ thành công nhất thế giới, bao gồm: Apple, Amazon, Google, Facebook
và Microsoft đã đi đầu đổi mới kỹ thuật số trong nhiều năm và đóng một
vai trò quan trọng trong việc định hình kinh tế số. Tương tự, Trung Quốc
cũng là một trong những nước có nền kinh tế kỹ thuật số thuộc nhóm đầu
thế giới. Theo sách trắng do Học viện Công nghệ thông tin và Truyền thông
Trung Quốc (CAICT) công bố cho thấy, năm 2021 nền kinh tế số của Trung
Quốc đạt 7,1 nghìn tỷ USD, đứng thứ 2 sau Hoa Kỳ. Thống kê cũng cho
thấy, tỷ trọng của nền kinh tế số trong GDP quốc gia, được đo bằng giá trị
kết hợp của các sản phẩm công nghệ và đầu vào kỹ thuật số tích hợp, đạt
39,8% trong năm 2021. Theo dự báo của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDC
3
(International Data Corporation), tối thiểu 80% các ứng dụng doanh nghiệp
mới của Trung Quốc năm 2025 sẽ sử dụng các công nghệ AI. Định hướng
của Chính phủ Trung Quốc tập trung vào những lĩnh vực công nghệ số đòi
hỏi công nghệ vừa phải như thương mại điện tử, tiếp đến tiến tới phát triển
những lĩnh vực công nghệ số khó hơn như AI, rô-bốt. Trung Quốc đang đầu
tư hàng tỷ USD để hỗ trợ các nhà phát triển AI.Với sự phát triển mạnh mẽ
của số hóa và thông tin hóa toàn cầu, những công nghệ thế hệ mới như
Mobile Internet, Cloud Computing, Big Data, Internet of Thing,
Blockchain, AI, Virtual Reality,... dần dần trở thành một động cơ mới thúc
đẩy cho nền kinh tế thế giới phát triển.Theo “Digital Economy Report” 2021
của UNCTAD (Hiệp hội Liên Hợp Quốc về Thương Mại và Phát Triển) đã
chỉ ra Data (Dữ liệu) là một tài nguyên đặc biệt, được coi là nhiên liệu để
phát triển các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến. Có thể kể đến một số xu
hướng gần đây của nền kinh tế số hướng dữ liệu:
• Thu thập dữ liệu (Data Collection): Tiêu biểu là Internet of Thing,
được coi là cách chính trong việc thu thập dữ liệu trong tương lai
gần, thông qua dữ liệu được tạo ra bằng hàng tỷ thiết bị điện tử được
kết nối với nhau. Quy mô thị trường IoT toàn cầu là 308.97 tỷ USD
(2020), được dự đoán là 1,85 nghìn tỷ USD vào năm 2028.
• Trí tuệ nhân tạo (AI): Hoa Kỳ đang dẫn đầu về phát triển AI, theo
sau là Trung Quốc. Hai quốc gia này chiếm tới 94% tổng số tiền tài
trợ cho các công ty khởi nghiệp AI giai đoạn 2016 đến 2020.
• Truyền và lưu trữ dữ liệu: Băng thông dữ liệu 5G - chìa khóa cho
sự phát triển của IoT. Mạng di động thế hệ thứ 5 được kỳ vọng sẽ
thay đổi hoàn toàn các mạng di động với tốc độ siêu nhanh, và hứa
hẹn chấm dứt tình trạng tắc nghẽn.
• Thị trường đám mây và trung tâm dữ liệu: Điện toán đám mây cho
phép cung cấp các dịch vụ điện toán qua Internet, Bằng cách này,
các doanh nghiệp có thể tiếp cận các quy trình đổi mới và nguồn
lực linh hoạt hơn. Điểm nổi bật của lưu trữ đám mây là có thể lưu
trữ dữ liệu với chi phí thấp hơn rất nhiều. Năm 2020, tổng giá trị
của thị trường là 371,4 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng kép hàng
năm là 17,5%, dự kiến giá trị thị trường sẽ lên tới 832,1 tỷ USD vào
năm 2025, trong đó Bắc Mỹ có thị phần điện toán đám mây lớn nhất
là 61% vào năm 2020.

1.3. Xu hướng phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam


Không để bị tụt lại phía sau, Đảng và Nhà Nước Việt Nam đã có
những chính sách hợp lý để phát triển kinh tế số. Chỉ thị số 01/CT-TTg,
ngày 14-1-2020, của Thủ tướng Chính phủ “Về thúc đẩy phát triển doanh
nghiệp công nghệ số Việt Nam” đã khẳng định: “Dựa trên nền tảng của
nhiều công nghệ mới mà cốt lõi là công nghệ số (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu
lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, internet vạn vật...), chuyển đổi số đang
tạo ra không gian phát triển mới - kinh tế số, xã hội số, chính phủ điện tử”.
4
Đặc biệt, chuyển đổi số mở ra cơ hội to lớn cho Việt Nam phát triển đột
phá, nhanh chóng bắt kịp các nước phát triển đang bắt đầu quá trình chuyển
đổi số…Xu hướng phát triển nền kinh tế số 3 năm trở lại đây:
• Năm 2021:
Theo báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á - Tiếng gầm thập
kỷ XX: Thập kỷ kỹ thuật số Đông Nam Á”, nền kinh tế số Việt
Nam có trị giá khoảng 21 tỷ USD, cao gấp 7 lần so với năm 2015,
và dự đoán đạt 220 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV) vào năm
2030, đứng thứ hai trong khu vực chỉ sau Indonesia.
Trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn là
trung tâm đổi mới hấp dẫn trong khu vực và trên thế giới với hoạt
động thương mại, đầu tư tăng vọt, đạt mức cao kỷ lục với 1,37 tỷ
USD, tập trung vào các lĩnh vực thương mại điện tử, tài chính, sức
khỏe và giáo dục…
Trên 50% các bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã xây
dựng và triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch về chuyển đổi
số. Nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã làm chủ các công
nghệ “lõi”, phát triển khoảng 40 nền tảng “Make in Viet Nam.”
Áp dụng khoa học - công nghệ hiện đại đã giúp cho lĩnh vực
thương mại điện tử có nhiều chuyển biến tích cực. Trong 6 tháng
đầu năm 2021, Việt Nam có thêm 8 triệu người tiêu dùng mới trên
nền tảng kỹ thuật số; nhiều cá nhân và doanh nghiệp áp dụng các
dịch vụ internet, công nghệ để mua bán sản phẩm, dịch vụ. Trong
đó, có trên 95% doanh nghiệp kỹ thuật số chấp nhận thanh toán qua
internet, 79% sử dụng hình thức chuyển tiền kỹ thuật số, 67% chấp
nhận cho vay trên internet… Mỗi doanh nghiệp sử dụng trung bình
2 nền tảng số để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, trong
lĩnh vực y tế, mạng lưới khám, chữa bệnh trực tuyến đã kết nối thêm
1.000 cơ sở y tế khám chữa bệnh từ xa, góp phần thu hẹp khoảng
cách y tế giữa các vùng, miền, giữa tuyến Trung ương và địa
phương; nhờ vậy, tỷ lệ chuyển tuyến giảm xuống dưới 10%, giúp
tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng và giảm tải cho hệ thống y tế.
• Năm 2022:
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2022, kinh tế số của
Việt Nam đạt 23 tỷ USD và đang trên đà đạt 49 tỷ USD vào năm
2025, mức tăng trưởng nhanh nhất tại khu vực.
Sau đại dịch Covid-19, Việt Nam là một trong những quốc gia
khôi phục các hoạt động ‘bình thường mới’ một cách nhanh chóng.
Thương mại điện tử trở thành đầu tàu trong sự tăng trưởng của kinh
tế số Việt Nam và có tới 90% người tiêu dùng số dự định duy trì
hay thậm chí gia tăng sử dụng các nền tảng thương mại điện tử trong
12 tháng tới. Phần lớn người tiêu dùng tập trung vào các dịch vụ
giao đồ ăn (60%) và mua hàng tạp hóa trực tuyến (54%).

5
Người dùng số thành thị tại Việt Nam có mức tiếp nhận dịch
vụ số cao nhất, trong đó lĩnh vực thương mại điện tử, dịch vụ vận
tải và giao đồ ăn đứng đầu danh sách với tỷ lệ lần lượt là 96%, 85%
và 85%.
Dịch vụ tài chính số được kỳ vọng phát triển vượt bậc: Lĩnh
vực cho vay số đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) nhanh
nhất ở mức 114% giai đoạn 2021 – 2022 và duy trì ở mức tăng 56%
giai đoạn 2022 – 2025; lĩnh vực đầu tư dự kiến sẽ có bước nhảy vọt
với mức hơn 106% CAGR giai đoạn 2022 - 2025.
• Năm 2023:
Truyền thông số đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam nhờ
nhu cầu của người dùng và sự tham gia của nhiều người chơi trong
nước. Game, đặc biệt là game di động, tăng trưởng rất nhanh và một
số nhà phát triển đã tìm được thành công ở nước ngoài. Nhà cung
cấp dịch vụ stream nhạc theo yêu cầu ngày càng phổ biến.
Thanh toán số cũng là một điểm sáng của kinh tế số Việt Nam
nhờ sự ủng hộ của Chính phủ, đầu tư từ các ngân hàng thương mại,
sự phổ biến rộng rãi của mã QR. Xu hướng sẽ còn tăng khi Ngân
hàng Nhà nước thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tại nông thôn,
vùng sâu vùng xa.
Báo cáo cho thấy tổng khối lượng hàng hóa (GMV) kinh tế số
Việt Nam năm 2023 ước đạt 30 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2022
và dự kiến đạt 45 tỷ USD năm 2025, 90 - 200 tỷ USD năm 2030.
Trong đó, GMV thương mại điện tử đóng góp khoảng 16 tỷ USD,
vận tải và thực phẩm 03 tỷ USD, du lịch trực tuyến 05 tỷ USD và
giải trí trực tuyến 05 tỷ USD trong năm nay.
Về dịch vụ tài chính số, tổng giá trị giao dịch của thanh toán
số (bao gồm thẻ tín dụng, ghi nợ, trả trước, A2A, ví điện tử) năm
2023 ước đạt 126 tỷ USD, cho vay kỹ thuật số ước đạt 04 tỷ USD.
Về quỹ đầu tư tư nhân, có sự tăng trưởng nhẹ trong nửa đầu năm
nhờ các hoạt động trong lĩnh vực non trẻ như doanh nghiệp, công
nghệ y tế, công nghệ giáo dục, AI, Web3/crypto, tài sản, xe hơi…

Tóm lại,
Việt Nam đang dốc hết sức mình để đổi mới sáng tạo, đang ở
vị trí cao so với các nước có mức GDP tương đương và dẫn đầu
trong số các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Việt Nam có tốc độ đổi mới công nghệ ngày càng nhanh, ngày
càng xuất hiện nhiều công nghệ có tính bước ngoặt, nhạy vọt như
công nghệ truyền thông di động với mạng 4G hiện phủ sóng hơn
95% các hộ gia đình.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã xuất hiện nhiều ngành công nghiệp,
công nghệ thông tin mũi nhọn như thương mại điện tử, các dạng
kinh tế chia sẻ...
6
Việt Nam đang là điểm đến lý tưởng, có sức thu hút lớn đối
với các nhà đầu tư và là môi trường với nhiều điều kiện ưu đãi để
khởi nghiệp công nghệ.
Việc áp dụng khoa học - công nghệ vào quản lý giảng dạy và
học tập đã giúp lĩnh vực giáo dục - đào tạo có nhiều khởi sắc, chất
lượng đào tạo được nâng cao, đặc biệt là quy mô giáo dục được mở
rộng đến những khu vực khó khăn, vùng sâu vùng xa, biển hải đảo.
Một trong những kết quả đáng tự hào và cần được ghi nhận chính
là tỷ lệ học sinh trung học phổ thông được học trực tuyến chiếm
79,7%, cao hơn 67,5% so với mức trung bình chung của các nước
thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
Với nhiều nền tảng công nghệ trọng tâm là trí tuệ nhân tạo –
AI, chuỗi khối – Blockchain, dữ liệu lớn – Big Data, Internet vạn
vật – IoT, điện toán đám mây – Cloud Computing, nền kinh tế số
mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam. Nước ta
cần nắm bắt thời cơ để phát triển đột phá, nhanh chóng để bắt kịp
các nước phát triển trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.

7
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA NGÂN
HÀNG TPBANK TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ

2.1. Tổng quan về vai trò của ngân hàng thương mại trong phát triển nền kinh
tế số
Cung cấp các dịch vụ tài chính kỹ thuật số. Một trong các quy định
các NHTM tất yếu phải triển khai là tối giản quy trình so với mô hình ngân
hàng truyền thống, điều này sẽ được thực hiện với mô hình ngân hàng số.
Ngân hàng số là hình thức thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng bằng
trực tuyến thông qua đường truyền Internet, trên cơ sở mọi hoạt động của
khách hàng đều khai thác tính năng sản phẩm dịch vụ của NHTM qua các
thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng, laptop và các thiết bị cầm
tay khác. Nói cách khác, mô hình ngân hàng truyền thống phụ thuộc vào
mạng lưới chi nhánh sẽ dần được chuyển dịch sang mô hình tích hợp các
dịch vụ ngân hàng điện tử. Thông qua ngân hàng số, các dịch vụ giao dịch
như chuyển tiền trong và ngoài hệ thống của ngân hàng, chuyển tiền quốc
tế, thanh toán hóa đơn dịch vụ (điện, nước...), vay nợ ngân hàng, gửi tiền
tiết kiệm, tham gia các sản phẩm tài chính như bảo hiểm, đầu tư, quản lý tài
chính cá nhân, doanh nghiệp và các tiện ích khác... khách hàng đều không
cần phải đến chi nhánh ngân hàng. Hiện một số NHTM đã thử nghiệm các
dịch vụ ngân hàng tự động số và chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng
hiện đại, số hóa sử dụng các giải pháp e-banking, Mobile Banking, CDM...
như: dịch vụ chuyển tiền qua mạng xã hội (Facebook, Zalo, các ví điện
tử...), rút tiền tại ATM không cần dùng thẻ của Techcombank và VIB; ứng
dụng MyVIB của VIB; ứng dụng ngân hàng điện tử My Ebank của
Sacombank; hỗ trợ nhận diện phân tích hành vi khách hàng nhanh chóng
của NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank);...Một số NHTM đang
lập dự án phát triển như: dự án không gian giao dịch công nghệ số Digital
Lab của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); dự án ngân
hàng số Timo của VPBank; dịch vụ ngân hàng tự động LiveBank của
NHTMCP Tiên Phong (TPBank); khu trải nghiệm giao dịch ngân hàng điện
tử hiện đại E-Zone tại Trụ sở chi nhánh Hà Nội của NHTMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam (BIDV); nền tảng hợp kênh (Omni Chanel) của
NHTMCP Phương Đông (OCB); đẩy mạnh khái niệm “chi nhánh ngân hàng
điện tử” và phát triển kênh Live Chat (tư vấn trực tuyến) nhằm hỗ trợ cho
khách hàng (như NHTMCP Công thương Việt Nam (VietinBank),
Vietcombank, TPBank, VIB, Sacombank,...). Hiện nay, Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) đã đề xuất trình Chính phủ ban hành khuôn khổ pháp lý thử
nghiệm cho phép sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ mới đối với doanh nghiệp
Fintech trong lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh đó, để các NHTM sẵn sàng
cung cấp dịch vụ trên nền tảng hiện đại hóa ngân hàng, xây dựng hạ tầng
làm nền tảng cho việc cung cấp những dịch vụ số, đảm bảo an ninh được an
toàn, thì phải tính đến việc cung cấp dịch vụ không chỉ phục vụ cho ngành
Ngân hàng mà phải tích hợp với các ngành khác. NHTM không nằm ngoài
8
xu hướng chung của các ngành nghề xã hội trong cuộc CMCN 4.0. Thời
gian qua, nhóm dịch vụ ngân hàng điện tử e-banking của các NHTM có sự
cạnh tranh và tăng trưởng mạnh mẽ. Các NHTM cần nhanh chóng nắm bắt
thời điểm vàng để phát triển, chiếm thị phần khách hàng sử dụng dịch vụ
thông qua ngân hàng số như: các tiện ích dịch vụ Mobile banking, Internet
banking, CDM, ATM/POS, các dịch vụ thuộc nhóm ngân hàng điện tử e-
banking gồm dịch vụ vấn tin số dư; sao kê 5 giao dịch gần nhất; nạp tiền
VnTopup; nạp tiền thuê bao trả sau cho điện thoại di động các mạng Viettel,
Vinaphone, Mobifone; nạp tiền điện thoại trả trước; nạp tiền ví điện tử
VnMart; tự động thông báo giao dịch thẻ tín dụng quốc tế; thanh toán hóa
đơn tiền điện qua tin nhắn SMS; thanh toán học phí qua tin nhắn SMS,...
Khi sử dụng dịch vụ này cho phép khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ tài
chính, ngân hàng như: vấn tin tài khoản đăng ký dịch vụ của khách hàng
(kiểm tra số dư, xem thông tin tài khoản và tra cứu lịch sử giao dịch gần
nhất trong thời gian theo quy định của mỗi ngân hàng); chuyển khoản trong
hệ thống của NHTM đó và chuyển khoản liên ngân hàng,... Nhóm dịch vụ
ngân hàng điện tử e-banking ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu
lợi nhuận ròng thu từ sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Ngân
hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá
trình chuyển đổi số. Các ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính kỹ thuật
số như thanh toán điện tử, chuyển khoản trực tuyến và cho vay trực tuyến
để giúp các doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ mới và phát triển kinh
doanh. Giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng dễ dàng với chi phí rẻ
hơn: Trong thời đại kỷ nguyên số, các ngân hàng không còn bị động về cách
thức tiếp cận và thu hút khách hàng như trước. Chuyển đổi số ngân hàng đã
giúp các tổ chức tài chính tiếp cận khách hàng tiềm năng của họ dễ dàng và
ít tốn kém hơn. Người tiêu dùng ngày nay lựa chọn ngân hàng tùy thuộc
vào cách họ nhìn nhận về tổ chức thông qua các nền tảng truyền thông xã
hội, các trang web và quảng cáo. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể hỗ trợ
các doanh nghiệp trong việc đào tạo nhân viên về kỹ năng sử dụng công
nghệ thông tin và giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh
phù hợp với xu hướng chuyển đổi số.
Tham gia vào nền kinh tế số. Ngân hàng thương mại tham gia vào
nền kinh tế số dưới hình thức là Ngân hàng điện tử (E - Banking) - là việc
cung cấp tự động các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng mới và truyền thống
trực tiếp cho khách hàng thông qua điện tử, các kênh truyền thông tương
tác. Hiện nay, việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử để từng bước
tiến tới mô hình ngân hàng số là một trong những mục tiêu dài hạn mang
tính chiến lược của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Vì vậy, các ngân
hàng thương mại Việt Nam đã và đang tập trung trong chuyển đổi số bằng
cách đầu tư công nghệ, số hóa các nghiệp vụ lõi của ngân hàng nhằm thay
đổi hệ thống quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao

9
năng lực cạnh tranh với các ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam.
Các xu hướng nổi bật trong ứng dụng công nghệ ngân hàng bao gồm:
• Đẩy mạnh phát triển ngân hàng số
• Ứng dụng dữ liệu lớn trong phân tích hành vi khách hàng (Big Data)
• Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo khi tương tác phục vụ khách
hàng và nghiên cứu công nghệ điện toán đám mây và tự động hóa
trong hoạt động ngân hàng.
Ngân hàng thương mại tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số bằng
cách cung cấp dịch vụ tài chính trực tuyến, đầu tư vào công nghệ tài chính
và phát triển các nền tảng và hệ thống thanh toán kỹ thuật số như: Phát triển
ứng dụng di động: Ngân hàng thương mại tạo ra các ứng dụng di động để
khách hàng có thể truy cập dịch vụ ngân hàng từ điện thoại di động của họ.
Điều này mang lại sự thuận tiện và linh hoạt cho khách hàng, cho phép họ
thực hiện các giao dịch ngân hàng mọi lúc, mọi nơi.
Xây dựng hệ thống thanh toán kỹ thuật số: Ngân hàng thương mại
có thể phát triển và triển khai hệ thống thanh toán kỹ thuật số, cho phép
khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến một cách nhanh
chóng và an toàn. Hệ thống này có thể bao gồm việc sử dụng ví điện tử, thẻ
tiền điện tử và các phương thức thanh toán trực tuyến khác. Tạo ra nền tảng
giao dịch và tài chính số: Ngân hàng thương mại có thể phát triển các nền
tảng giao dịch và tài chính số, cung cấp cho khách hàng và doanh nghiệp
các công cụ để quản lý tài chính, đầu tư và giao dịch trực tuyến. Những nền
tảng này có thể tích hợp các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain
và phân tích dữ liệu để cung cấp các dịch vụ tài chính thông minh và cá
nhân hóa.
Phát triển các dịch vụ tài chính đáng tin cậy và an toàn: Ngân hàng
thương mại cần đảm bảo rằng các dịch vụ tài chính kỹ thuật số của họ đáng
tin cậy và an toàn. Điều này bao gồm việc đầu tư vào bảo mật thông tin,
kiểm soát rủi ro
Đào tạo và phát triển nhân lực kỹ thuật số: Ngân hàng thương mại
cần đào tạo và phát triển nhân lực có kiến thức và kỹ năng về công nghệ và
kinh tế kỹ thuật số. Điều này bao gồm việc đảm bảo nhân viên hiểu và áp
dụng công nghệ mới trong các quy trình và dịch vụ ngân hàng.

2.2. Tổng quan về TPBank


Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank- Tien Phong
Commercial Joint Stock Bank) được thành lập từ ngày 05/05/2008. TPBank
được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường
cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao gồm: Tập đoàn Vàng
bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Công ty Tài chính quốc tế
(IFC), Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn Tài chính
SBI Ven Holding Pte. Ltd., Singapore.
TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân
hàng hiệu quả nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa
10
trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, với mục
tiêu đi đầu về Ngân hàng số, TPBank đã tập trung đầu tư để có hạ tầng hiện
đại, giải pháp công nghệ tiên tiến với những sản phẩm đột phá như
LiveBank – mô hình ngân hàng tự động 24/7, Savy - ứng dụng tiết kiệm
vạn năng, QuickPay – thanh toán bằng mã QR code, ứng dụng ngân hàng
điện tử Ebank.
TPBank đã ứng dụng thành công trợ lý ảo T’aio với trí thông minh
nhân tạo AI và công nghệ máy học Machine Learning, hệ thống nhận diện
khách hàng bằng giọng nói và vân tay. Tất cả những sản phẩm vượt trội đó
đã giúp TPBank trở thành nhà băng đầu tiên có hệ sinh thái ngân hàng số
đa dạng và vượt trội tại Việt Nam.
Năm 2018, TPBank đã niêm yết thành công 555 triệu cổ phiếu trên
sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Nhiều tổ chức uy tín trong nước và quốc
tế cũng liên tục đánh giá cao TPBank với nhiều giải thưởng danh giá: Ngân
hàng số sáng tạo nhất Việt Nam, Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt
Nam…Hãng tín nhiệm Moody’s liên tục nâng mức xếp hạng tín nhiệm của
TPBank lên mức B1 với triển vọng ổn định. TPBank cũng được tạp chí The
Asian Bankẻ bình chọn nằm trong top 10 Ngân hàng mạnh nhất Việt Nam,
Top 500 Ngân hàng mạnh nhất Châu Á. Đặc biệt tháng 11/2018, TPBank
đã vinh dự nhận được Huân chương lao động Hạng Ba do Đảng và Nhà
Nước trao tặng.
Với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn”, TPBank mong
muốn lấy nền tảng của “sự thấu hiểu” khách hàng để xây dựng phong cách
chất lượng dịch vụ ngân hàng hàng đầu. Hiểu để sẻ chia, hiểu để cùng đồng
hành với khách hàng, để tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất và phù hợp
nhất đem lại những giá trị gia tăng cao nhất cho khách hàng. Đó cũng chính
là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững mà TPBank hướng đến.

2.3. TPBank đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế số
2.3.1. TPBank có thể cung cấp các dịch vụ tài chính điện tử.
TPBank giúp cho việc thanh toán và giao dịch trực tuyến trở nên dễ
dàng hơn: LiveBank – mô hình ngân hàng tự động 24/7, Savy - ứng dụng
tiết kiệm vạn năng, QuickPay – thanh toán bằng mã QR code, ứng dụng
ngân hàng điện tử Ebank.
LiveBank- mô hình ngân hàng tự động 24/7 của TPBank. LiveBank
cho phép khách hàng thực hiện gần như toàn bộ các nhu cầu giao dịch ngân
hàng với tốc độ nhanh, chính xác và bảo mật nhất. Một số tính năng nổi bật
của LiveBank bao gồm:
• Mở tài khoản thanh toán và thẻ ATM ngay trong vòng 5 phút.
• Nộp/rút tiền mặt.
• Chuyển tiền.
• Mở sổ tiết kiệm.
• Sử dụng công nghệ sinh trắc học để bảo vệ tài khoản và an toàn
bằng quét gương mặt & vân tay.
11
LiveBank hoạt động liên tục 24/7, khách hàng có thể thực hiện giao
dịch mọi lúc Savy là ứng dụng tiết kiệm vạn năng được phát triển bởi
TPBank. Dưới đây là một số tính năng nổi bật của Savy:
• Gửi góp tiết kiệm: Savy cho phép bạn gửi góp tiết kiệm với số tiền
nhỏ nhất chỉ từ 30.000đ.
• Gửi tiết kiệm kỳ hạn: Bạn có thể gửi tiết kiệm dài hạn chỉ từ 8 triệu
đồng với lãi suất lên đến 6.8%/năm.
• Tiết kiệm nhóm: Savy sắp ra mắt tính năng tiết kiệm nhóm.
• Miễn phí nạp tiền từ mọi ngân hàng: Bạn có thể nạp tiền từ mọi
ngân hàng mà không mất phí.
• Tham gia trò chơi: Savy cung cấp các trò chơi để giúp bạn tiết kiệm
vui vẻ hơn.

QuickPay là một ứng dụng thanh toán và chuyển tiền nhanh bằng mã
QR. Đây là ứng dụng do ngân hàng TPBank phát hành, cho phép thanh toán
và chuyển tiền thông qua mã QR một cách nhanh chóng thuận tiện. Đặc
điểm của Quickpay:
• Chức năng nạp tiền: Nạp tiền từ tài khoản TPBank, thẻ ATM và tài
khoản ngân hàng khác, thẻ VISA & Mastercard.
• Chức năng thanh toán: Trả tiền hàng hóa dịch vụ tại các cửa hàng,
thanh toán hóa đơn điện, nước, vé máy bay.
• Chức năng chuyển tiền: Bạn có thể chuyển tiền sang các tài khoản
QuickPay khác trong vòng 3s.
• Bảo mật an toàn: Giao dịch đạt tiêu chuẩn bảo mật PCI-DSS; xác
thực bằng vân tay, FaceID.

eBank TPBank là ứng dụng ngân hàng số dành cho cá nhân hàng đầu
tại Việt Nam. Ứng dụng này mang đến cho khách hàng những trải nghiệm
dịch vụ ngân hàng số đỉnh cao: MƯỢT MÀ - ĐA TIỆN ÍCH - và ĐẬM
CHẤT CÁ NHÂN HÓA ngay trên chiếc Smartphone của bạn.Tính năng
của eBank TPBank:
• Đăng ký mở tài khoản TPBank qua eBank online miễn phí.
• Giao dịch chuyển tiền miễn phí tới hơn 60 ngân hàng hiện nay.
• Quản lý tài khoản và thẻ ATM nhanh chóng.
• Bảo mật tuyệt đối với mã Smart OTP và eToken.
• Rút tiền không cần thẻ ATM thông qua mã QR.
• Mua sắm hoàn tiền tới 50%.
• Săn deal thỏa thích, ưu đãi nhân đôi trên App TPBank.
• Mở mới & Quản lý thẻ thông minh.
• Lấy Nickname/Tên Shop làm số tài khoản.
• Định danh trực tuyến eKYC chỉ 5s.
• Miễn phí chuyển tiền và 60 loại phí khác.
12
• Thanh toán tiện lợi Hóa đơn điện, nước, internet, truyền hình.
Điều này giúp người dùng tiện lợi hơn trong việc giao dịch tài chính
và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thanh toán và giao dịch điện
tử. Điều này giúp giảm thiểu sự phụ thuộc về tiền mặt, các hoạt động kinh
doanh, giao dịch tài chính giữa các cá nhân, doanh nghiệp trở nên thuận
tiện, nhanh chóng và an toàn tăng tính bảo mật hơn

2.3.2. TPBank có thể cung cấp các khoản vay để hỗ trợ các doanh nghiệp
và phát triển kinh doanh trên nền tảng số.
Vay kinh doanh: là dịch vụ cho vay vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất,
vốn lưu động, mua sắm thiết bị, với lãi suất cạnh tranh, hạn mức cao, thời
hạn linh hoạt và thủ tục đơn giản. Điều kiện vay vốn:
• Là cá nhân, doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh hợp pháp từ 12
tháng trở lên.
• Có khả năng tài chính ổn định, có nguồn thu nhập rõ ràng để đảm
bảo khả năng trả nợ.
• Chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ: Đối với cá nhân: CMND/CCCD,
hộ khẩu, giấy phép đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính.

Vay tín chấp: là dịch vụ cho vay vốn không cần tài sản thế chấp, chỉ
cần hợp đồng kinh tế, với hạn mức lên tới 15 tỷ đồng, thời gian phê duyệt
nhanh chóng và quy trình số hóa hoàn toàn. Hỗ trợ doanh nghiệp: đầu tư,
kinh doanh, xây dựng cơ sở vật chất, tái đầu tư, sử dụng vốn lưu động, mở
lc trong hoạt động xuất nhập khẩu, phát hành bảo lãnh…. Điều kiện vay
vốn:
• Sổ hộ khẩu/ Giấy phép lái xe hoặc loại giấy tờ khác tương đương.
• Hợp đồng lao động với cơ quan/doanh nghiệp.
• Chứng từ chứng minh tài chính hoặc sao kê lương 3 tháng gần đây.
• Giấy đề nghị vay vốn và phương pháp vay vốn

Vay xuất nhập khẩu: là dịch vụ cho vay vốn hỗ trợ các doanh nghiệp
tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, với lãi suất ưu đãi, hạn mức lên tới
10.000 tỷ đồng, thời hạn vay từ 6 tháng đến 60 tháng và các giải pháp tài
chính như tài trợ trước giao hàng, chiết khấu bộ chứng từ, tài trợ hợp đồng
đầu ra. Mức lãi suất cho vay USD chỉ từ 3,6% và VND từ 6,3%1. Riêng
doanh nghiệp có nữ làm chủ được giảm thêm 0,2% so với mức lãi suất ưu
đãi của chương trình. TPBank cung cấp nhiều chương trình ưu đãi, miễn
phí với các dịch vụ cho khách hàng tổ chức, SME, hộ kinh doanh. TPBank
cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bảo hiểm doanh nghiệp: là dịch vụ bảo hiểm cho các doanh nghiệp
về tài sản, trách nhiệm, nhân thọ, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
xe cơ giới, bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tín dụng và bảo lãnh Theo thống
kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV), doanh thu bancassurance năm
13
2018 đạt 19% tổng doanh thu mới từ các kênh của thị trường bảo hiểm, tăng
so với 12% trong năm 2017. Trong nửa đầu năm 2019, doanh thu mới từ
kênh bancassurance đạt 4.300 tỷ đồng, chiếm 28% tổng doanh thu bảo hiểm
toàn thị trường. Ngoài ra, TPBank cũng đã triển khai dịch vụ bảo hiểm vi
mô với mức phí bảo hiểm thấp chỉ 5,000đ/ lần đóng phí. Khách hàng có thể
đóng phí linh hoạt, không yêu cầu phải đóng nhiều lần, dù chỉ đóng 1 lần
cũng được bảo vệ khi gặp rủi ro.
Ngoài những vai trò hết sức quan trọng trên thì TPBank cũng đã phát
triển mạnh về công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI). Các giải pháp AI có thể được
sử dụng để phân tích dữ liệu và cải thiện quá trình đánh giá rủi ro tín dụng.
• TPBank đã đầu tư lớn cho công nghệ AI trong suốt nhiều năm qua
và sẽ tiếp tục đẩy mạnh khai thác AI kết hợp với tự động hóa và cá
nhân hóa. Hiện tại, nhiều ứng dụng công nghệ, sản phẩm dịch vụ
của TPBank sử dụng AI và các công nghệ hiện đại khác như máy
học (Machine Learning), học sâu (Deep Learning) hay nhận dạng
ký tự quang học (OCR)
• Ứng dụng Blockchain: TPBank đã ứng dụng thành công công nghệ
blockchain thông qua RippleNet, một nền tảng được phát triển bởi
SBI Ripple Asia, liên doanh giữa Ripple Labs, Inc (USA) và SBI
Holdings3. Điều này giúp giao dịch chuyển tiền quốc tế qua
TPBank trở nên nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn rất nhiều
so với trước đây

TPBank đã phát triển hệ sinh thái kỹ thuật số kết hợp với các công
ty khởi nghiệp fintech và công nghệ để nâng cao sự tương tác và trải nghiệm
khách hành. Ngân hàng xây dựng hệ sinh thái các dịch vụ ngân hàng và phi
ngân hàng để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng.
TPBank đã xây dựng một loạt hệ sinh thái với các nhà cung cấp dịch
vụ bên thứ ba vào năm 2021, như một phần của quá trình chuyển đổi kỹ
thuật số. Việc hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ cho phép TPBank đáp
ứng nhu cầu tài chính của khách hàng và nâng cao khả năng tiếp cận của họ
với các khả năng ngân hàng của nó
Dưới đây là một số thống kê về việc TPBank phát triển kinh doanh
trên nền tảng số:
• Số lượng tài khoản và thẻ mở mới qua hệ thống LiveBank trong
năm 2020 đã tăng gấp 4 lần năm 2019, CASA tăng gấp 5 lần, và
các máy LiveBank xử lý hơn 7 triệu giao dịch, tăng 130%.
• Số lượng khách hàng mới tăng đáng kể trong năm qua, nâng tổng
số khách của TPBank lên 3,6 triệu.
• Năm 2020, ngân hàng đạt 4.300 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, xếp
thứ 12.
• Cuối quý 1.2021, với 216 ngàn tỉ đồng, TPBank đứng thứ 13 về quy
mô tổng tài sản trong hệ thống.

14
• Năm 2020, chỉ số sinh lời ROEA của nhà băng đạt 23,5%, xếp thứ
ba từ trên xuống.
• TPBank đứng thứ hai trong Danh sách 10 ngân hàng kinh doanh
hiệu quả nhất của Forbes Việt Nam năm 2020.
• Trong Danh sách 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu năm 2021, giá
trị thương hiệu TPBank định giá 115 triệu đô la Mỹ.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN


NỀN KINH TẾ SỐ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TPBANK

3.1. TPBank áp dụng nền kinh tế số vào hoạt động như thế nào?
3.1.1. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến và di động
TPBank đã phát triển các ứng dụng ngân hàng trực tuyến và di động
tiên tiến cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính trực tuyến
một cách thuận tiện. Điều này đã giúp tăng cường tính khả dụng của dịch
vụ và thu hút thêm khách hàng sử dụng các kênh này.
TPBank cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến và di động để giúp
khách hàng tiếp cận và quản lý tài khoản ngân hàng của mình một cách
thuận tiện. Dưới đây là một số tính năng của dịch vụ này:
• Truy cập tài khoản ngân hàng: Khách hàng có thể đăng nhập vào
tài khoản của mình thông qua trình duyệt web hoặc ứng dụng di
động để kiểm tra số dư tài khoản, lịch sử giao dịch và thông tin khác
liên quan.
• Chuyển khoản: Người dùng có thể thực hiện chuyển khoản nội bộ,
chuyển khoản liên ngân hàng và chuyển khoản quốc tế thông qua
dịch vụ ngân hàng trực tuyến và di động. Khách hàng có thể thực
hiện các giao dịch này mọi lúc mọi nơi mà không cần phải đến ngân
hàng trực tiếp.
• Thanh toán hóa đơn: Dịch vụ này cung cấp cho người dùng khả
năng thanh toán hóa đơn trực tuyến, bao gồm thanh toán điện, nước,
Internet, điện thoại di động và nhiều loại hóa đơn khác từ các nhà
cung cấp khác nhau.
• Quản lý thẻ: Khách hàng có thể kiểm tra số dư, lịch sử giao dịch và
thông tin liên quan đến thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của mình thông
qua dịch vụ ngân hàng điện tử. Họ cũng có thể yêu cầu làm thẻ,
khóa thẻ hoặc cài đặt giới hạn sử dụng thẻ.
• Đặt lịch hẹn: Ngoài việc quản lý tài khoản, khách hàng cũng có thể
đặt lịch hẹn với nhân viên ngân hàng thông qua dịch vụ ngân hàng
điện tử. Điều này giúp họ tiết kiệm thời gian và tránh việc phải đến
chi nhánh ngân hàng một cách không cần thiết.
• Thông báo qua tin nhắn: TPBank cho phép khách hàng đăng ký
nhận thông báo qua tin nhắn SMS hoặc email về các giao dịch liên
quan đến tài khoản ngân hàng của họ. Điều này giúp khách hàng

15
giữ được thông tin cập nhật về tài khoản và đảm bảo an toàn cho
giao dịch của mình.
Dịch vụ ngân hàng trực tuyến và di động của TPBank cho phép khách
hàng tiếp cận và quản lý tài khoản ngân hàng của mình một cách thuận
tiện và linh hoạt.

3.1.2. Cải thiện quy trình giao dịch và tự động hóa


TPBank đã đầu tư vào các hệ thống và quy trình tự động hóa để giảm
thiểu sai sót và tối ưu hóa hiệu suất. Điều này đã giúp giảm thời gian xử lý
giao dịch, cải thiện khả năng phản hồi cho khách hàng và giảm chi phí hoạt
động.
TPBank liên tục cải thiện quy trình giao dịch và áp dụng tự động hoá
trong các hoạt động của mình để cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
Dưới đây là một số cách mà TPBank đã cải thiện quy trình giao dịch và tự
động hoá:
• Tự động hoá quy trình mở tài khoản: Thay vì khách hàng phải điền
các biểu mẫu giấy và thủ tục rườm rà, TPBank đã áp dụng quy trình
mở tài khoản trực tuyến. Khách hàng chỉ cần điền thông tin trực
tuyến và gửi các tài liệu cần thiết qua hệ thống điện tử. Quy trình
này giúp tiết kiệm thời gian và đơn giản hóa quy trình mở tài khoản.
• Tự động hoá quy trình vay vốn: TPBank đã áp dụng hệ thống tự
động hoá quy trình vay vốn. Khách hàng chỉ cần điền thông tin trực
tuyến và hệ thống sẽ tự động xét duyệt vay vốn dựa trên các thông
tin liên quan, như thông tin tài chính và lịch sử tín dụng. Quy trình
này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn khi vay
vốn.
• Tự động hoá quy trình giao dịch ngân hàng trực tuyến: TPBank đã
phát triển và cung cấp một hệ thống giao dịch ngân hàng trực tuyến
tự động. Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch, chuyển khoản,
thanh toán hóa đơn và quản lý tài khoản một cách thuận tiện từ xa
thông qua giao diện trực tuyến. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm
thời gian và không cần phải đến ngân hàng trực tiếp
• Tự động hoá quy trình đăng ký dịch vụ: TPBank đã phát triển và áp
dụng hệ thống đăng ký dịch vụ tự động. Khách hàng có thể đăng ký
và quản lý các dịch vụ bổ sung, như SMS Banking, internet
banking, eStatement, và nhiều dịch vụ khác thông qua giao diện
trực tuyến. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và tăng
tính linh hoạt khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.
Qua đó ta thấy, TPBank đã cải thiện quy trình giao dịch và tự động hoá
trong nhiều hoạt động của mình nhằm mang lại sự thuận tiện và tiết kiệm
thời gian cho khách hàng. Việc áp dụng tự động hoá giúp TPBank cung
cấp dịch vụ tốt hơn và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

3.1.3. Phát triển sản phẩm và dịch vụ số


16
Hoạt động theo phương châm của thương hiệu đó là “vì chúng tôi
hiểu bạn”, ngân hàng dựa trên nhu cầu chính của khách hàng để xây dựng
được chuẩn mực, chỉ tiêu về cả chất lượng và dịch vụ tốt nhất.
TPBank đã có nhiều sản phẩm và dịch vụ số để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Các sản phẩm và dịch vụ số của TPBank bao gồm:
• TPBank Online - Hệ thống ngân hàng trực tuyến của TPBank cho
phép khách hàng thực hiện các giao dịch ngân hàng một cách nhanh
chóng và hiệu quả. Khách hàng có thể đăng nhập và thực hiện các
giao dịch như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, tra cứu số dư, và
nhiều dịch vụ khác.
• TPBank Mobile Banking - Ứng dụng TPBank Mobile Banking cho
phép khách hàng thực hiện các giao dịch ngân hàng trên điện thoại
di động như thanh toán hóa đơn, chuyển khoản, quản lý tài khoản,
và nhiều dịch vụ khác.
• TPBank SMS Banking - Dịch vụ SMS Banking của TPBank cho
phép khách hàng nhận thông báo giới hạn tài khoản, thông báo giao
dịch và hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
• Thẻ Visa Debit và Thanh toán không tiền mặt - TPBank cung cấp
thẻ Visa Debit và dịch vụ thanh toán không tiền mặt để giúp khách
hàng thanh toán các chi phí một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn.
• Dịch vụ Ngân hàng trực tuyến cho Doanh nghiệp - TPBank đã phát
triển các dịch vụ ngân hàng trực tuyến cho doanh nghiệp như
chuyển khoản, quản lý tài khoản, và thanh toán hóa đơn.
• TPBank eStatement - TPBank cho phép khách hàng tải về các bản
sao hóa đơn của họ trực tuyến, giúp tiết kiệm thời gian và giảm
thiểu việc sử dụng giấy tờ.
• TPBank eLoan - TPBank cho phép khách hàng vay vốn trực tuyến
trên TPBank Online thông qua sản phẩm eLoan.
• Thẻ flash 2in1: Thẻ TPBank Visa Flash 2in1 là một dạng thẻ thanh
toán tiện lợi cho khách hàng, tích hợp cả thẻ tín dụng và thẻ ATM
(quốc tế) trong cùng một chip có thể dùng để thanh toán tại các cửa
hàng, nhà hàng, trung tâm mua sắm và trực tuyến trên toàn thế giới
chấp nhận thẻ MasterCard. Thẻ cũng cho phép khách hàng rút tiền
mặt tại các máy ATM của TP Bank và các máy ATM chấp nhận thẻ
Mastercard khác. Thẻ TPBank 2in1 là một loại thẻ kết hợp giữa thẻ
ghi nợ và thẻ tín dụng. Đây là một sản phẩm tiện lợi cho người dùng
với tính năng và lợi ích từ cả hai loại thẻ.
Với thẻ TPBank 2in1, bạn có thể sử dụng như một thẻ ghi nợ
thông thường để thanh toán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp từ tài
khoản của bạn mà không cần phải nạp tiền trước. Tất cả các giao
dịch sẽ được trừ trực tiếp từ tài khoản của bạn.Tuy nhiên, thẻ
TPBank 2in1 cũng cho phép bạn sử dụng chức năng thẻ tín dụng để
mua hàng và trả sau. Bạn có thể chọn thanh toán số tiền mua hàng
trên thẻ và trả sau trong khoảng thời gian quy định. Lợi ích của việc
17
sử dụng chức năng thẻ tín dụng là bạn có thể tận dụng lãi suất vay
ưu đãi, tích điểm hoặc nhận các ưu đãi khác từ ngân hàng.
Một số ưu điểm của thẻ TPBank 2in1 bao gồm tích hợp cả hai
chức năng thanh toán, tiện lợi khi mua sắm và tiết kiệm thời gian.
Bạn không cần phải mang nhiều thẻ khi ra ngoài và có khả năng
quản lý tài chính cá nhân một cách linh hoạt.
Tuy nhiên, việc sử dụng thẻ 2 trong 1 cũng có nhược điểm
tiềm ẩn. Ví dụ, bạn cần phải đảm bảo rằng bạn có số dư đủ trong tài
khoản để chi tiêu khi sử dụng chức năng ghi nợ. Nếu không, bạn có
thể bị từ chối giao dịch hoặc phải trả phí quá hạn. Ngoài ra, việc
quản lý và giám sát số tiền chi tiêu trở nên quan trọng hơn để tránh
sử dụng thẻ tín dụng một cách vô tội vạ.
Thẻ TPBank 2in1 là một lựa chọn phổ biến cho những người
muốn tận dụng tối đa các tính năng của cả thẻ ghi nợ và thẻ tín
dụng. Tuy nhiên, bạn nên xem xét kỹ trước khi sử dụng sản phẩm
này để đảm bảo rằng nó phù hợp với nhu cầu tài chính của bạn.
Do vậy, TPBank liên tục cập nhật và phát triển các sản phẩm
và dịch vụ số mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giải quyết
các vấn đề đang gặp phải trong quá trình giao dịch ngân hàng.

3.1.4. Minh chứng về kết quả hoạt động kinh doanh của TPBank trong
những quý gần đây
TPBank đã áp dụng kinh tế số vào hoạt động của mình trong nhiều
cách. Dưới đây là một số minh chứng về kết quả hoạt động kinh doanh của
TPBank trong những quý gần đây:
• Tăng trưởng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ số: TPBank đã
chứng kiến tăng trưởng đáng kể về số lượng khách hàng sử dụng
các dịch vụ số như TPBank Online và TPBank Mobile Banking. Số
lượng khách hàng sử dụng dịch vụ số của TPBank đã tăng từng đợt
theo thời gian.
• Tăng cường khả năng của hệ thống dịch vụ số: TPBank đã không
ngừng cải thiện và nâng cấp hệ thống dịch vụ số để đảm bảo tính
ổn định và khả năng chịu tải tốt. Điều này giúp TPBank mang đến
trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và thu hút thêm nhiều người
dùng.
• Đồng bộ hóa các kênh giao dịch: TPBank đã công nhận tầm quan
trọng của việc đồng bộ hóa các kênh giao dịch và đã đầu tư để đảm
bảo tính liên tục của dịch vụ từ ngân hàng trực tuyến đến ngân hàng
di động. Điều này giúp đảm bảo khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ
và hoàn tất giao dịch một cách thuận tiện và nhanh chóng.
• Tăng cường bảo mật thông tin: TPBank đã đặt sự ưu tiên hàng đầu
về bảo mật thông tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ số.
TPBank đã triển khai các biện pháp bảo mật như mã hóa dữ liệu và

18
kiểm tra an ninh định kỳ để đảm bảo an toàn cho thông tin cá nhân
và giao dịch của khách hàng.
• Phát triển các dịch vụ số mới: TPBank liên tục phát triển và giới
thiệu các dịch vụ số mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của
khách hàng. Sản phẩm và dịch vụ mới bao gồm công nghệ
Blockchain, ứng dụng Chatbot đáp ứng tức thì và nhiều giải pháp
tài chính công nghệ khác.
Từ các minh chứng trên, có thể thấy rằng TPBank đã thành công trong
việc áp dụng kinh tế số vào hoạt động của mình và đạt được kết quả tích
cực trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ số.

3.2. Tác động tích cực


Xu hướng phát triển nền kinh tế số có thể có những tác động tích cực
đối với hoạt động kinh doanh của TPBank như sau:
• Tăng cường tiện ích cho khách hàng: TPBank có thể cung cấp các
dịch vụ ngân hàng trực tuyến, thanh toán điện tử và ứng dụng di
động tiện lợi, giúp khách hàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân
hàng dễ dàng hơn.
• Tối ưu hóa quy trình nội bộ: Sử dụng công nghệ số giúp TPBank
tối ưu hóa quy trình nội bộ, giảm chi phí và tăng hiệu suất hoạt
động.
Phát triển sản phẩm và dịch vụ mới: TPBank có thể phát triển
các sản phẩm và dịch vụ dựa trên dữ liệu và phân tích số, đáp ứng
nhu cầu thay đổi của khách hàng và thị trường.
Bảo mật thông tin: TPBank cần đảm bảo bảo mật thông tin
khách hàng và giao dịch trực tuyến, để xây dựng niềm tin và tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế số.
Hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp: TPBank có thể hỗ trợ
các doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua các sản phẩm tài chính số,
giúp tạo ra môi trường kinh doanh sống động.
Mở rộng thị trường: Sử dụng kỹ thuật số có thể giúp TPBank
tiếp cận và mở rộng thị trường, bao gồm cả khách hàng quốc tế
thông qua các dịch vụ trực tuyến và tiện ích.
Ta thấy, phát triển nền kinh tế số có thể giúp TPBank cải thiện hiệu suất,
tạo ra cơ hội mới và cung cấp giá trị tốt hơn cho khách hàng trong môi
trường kinh doanh ngày càng số hóa.

3.3. Tác động tiêu cực:


Xu hướng phát triển nền kinh tế số có thể tác động tiêu cực đến hoạt
động kinh doanh của TPBank như sau:
• Cạnh tranh gay gắt: Sự phát triển nền kinh tế số tạo điều kiện cho
sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng trực tuyến và các dịch vụ
tài chính trực tuyến khác. Điều này có thể đặt áp lực lên TPBank để

19
duy trì hoặc nâng cao sự cạnh tranh và cung cấp các dịch vụ tiện
ích để giữ chân khách hàng.
• Rủi ro bảo mật và an ninh: Sự phát triển nền kinh tế số cũng tạo ra
rủi ro về bảo mật và an ninh. TPBank phải đảm bảo rằng họ có các
biện pháp bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ thông tin khách hàng và dữ
liệu tài chính khỏi các cuộc tấn công mạng và gian lận.
• Biến đổi mô hình kinh doanh: TPBank có thể cần điều chỉnh mô
hình kinh doanh của họ để thích nghi với sự chuyển đổi từ các giao
dịch truyền thống sang dịch vụ trực tuyến và số hóa. Điều này có
thể đòi hỏi đầu tư vào công nghệ và đào tạo nhân viên để đảm bảo
họ có khả năng thích nghi với sự thay đổi.
• Thách thức về quản lý dữ liệu: Với việc số hóa dữ liệu và sự gia
tăng về lưu trữ thông tin, TPBank cần quản lý dữ liệu một cách hiệu
quả, đảm bảo tuân thủ quy định về bảo vệ thông tin cá nhân và dữ
liệu tài chính.

3.4. Những biện pháp để khắc phục


Các biện pháp để khắc phục bao gồm:
• Đầu tư vào công nghệ: TPBank cần đầu tư vào công nghệ để cung
cấp các dịch vụ trực tuyến, tăng cường bảo mật, và cải thiện trải
nghiệm khách hàng.
• Đào tạo nhân viên: Đảm bảo rằng nhân viên TPBank có kiến thức
và kỹ năng cần thiết để làm việc trong môi trường số hóa.
• Tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới: TPBank có thể phát triển các
sản phẩm và dịch vụ số hóa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và
cạnh tranh với các đối thủ trực tuyến.
• Đảm bảo bảo mật và tuân thủ quy định: TPBank cần đảm bảo rằng
họ có các biện pháp bảo mật và quy trình tuân thủ quy định về bảo
vệ thông tin và dữ liệu tài chính.
• Hợp tác và đối tác: TPBank có thể hợp tác với các công ty công
nghệ và đối tác để tận dụng các cơ hội số hóa và giảm rủi ro.

20
21
KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi mạnh mẽ sang
hình ảnh số hóa, ngân hàng thương mại không chỉ là một bộ phận quan trọng
mà còn đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng và thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế số. Với những nghiên cứu và đánh giá về vai trò quyết định
của ngân hàng trong hệ thống tài chính và kinh tế số, chúng ta đã thấy rõ
tầm quan trọng của sự đổi mới và hợp nhất trong hoạt động ngân hàng.
Ngân hàng thương mại không chỉ là nơi lưu trữ và chuyển giao vốn,
mà còn trở thành một trung tâm dịch vụ tài chính tích hợp, thấu hiểu sâu sắc
nhu cầu của khách hàng trong thế giới số. Việc đầu tư vào công nghệ thông
tin và dịch vụ số, cùng việc phát triển hệ thống thanh toán hiện đại, là những
bước quan trọng giúp ngân hàng thương mại tận dụng và thích ứng với thách
thức của kinh tế số.
Tác động của xu hướng kinh tế số không chỉ là cơ hội mà còn là thách
thức đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Điều này đặt
ra yêu cầu cấp thiết với các nhà quản trị ngân hàng phải nắm vững chiến
lược, không ngừng nâng cao năng lực kỹ thuật số và tăng cường khả năng
đổi mới. Việc hiểu rõ và linh hoạt ứng biến trong môi trường kinh tế số sẽ
giúp ngân hàng không chỉ duy trì mà còn phát triển bền vững trong thời kỳ
đầy thách thức này.
Như vậy, ngân hàng thương mại không chỉ là người chứng kiến mà
còn là người định hình chính sách và quá trình chuyển đổi kinh tế số ở Việt
Nam. Sự chủ động, sáng tạo và linh hoạt sẽ là chìa khóa mở cánh cửa cho
ngân hàng để không chỉ thích ứng mà còn tận dụng triệt để cơ hội trong
hành trình phát triển của mình trong thời đại số hóa đầy tiềm năng.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trang web chính thức của Ngân hàng TMCP Tiên phong TPBank,
https://tpb.vn/ca-nhan
2. Báo tin tức (2020), ‘Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành công nghệ thông
tin vẫn tăng’, truy cập lần cuối ngày 25 tháng 10 năm 2023, từ
https://baotintuc.vn/xa-hoi/nhu-cau-tuyen-dung-nhan-luc-nganh-cong-
nghe-thong-tin-van-tang-20200911154903397.htm
3. Dũng Nguyễn (2019), ‘59% ngân hàng Việt đang chuyển đổi số’, Kinh tế
Sài Gòn, truy cập lần cuối ngày 25 tháng 10 năm 2023, từ
https://thesaigontimes.vn/59-ngan-hang-viet-dang-chuyen-doi-so/
4. Hà An (2020), ‘Lỗ hổng trong an ninh thông tin ngân hàng số’, Báo Nhân
dân, truy cập lần cuối ngày 25 tháng 10 năm 2023, từ
https://nhandan.vn/lo-hong-trong-an-ninh-thong-tin-ngan-hang-so-
post616515.html
5. Hữu Tuấn (2021), ‘Đối thủ mới của Internet cáp quang’, Báo Đầu tư, truy
cập lần cuối ngày 25 tháng 10 năm 2023, từ https://baodautu.vn/doi-thu-
moi-cua-internet-cap-quang-d137132.html
6. mof.gov.vn (2022), ‘Năm 2022: Kinh tế số của Việt Nam đạt 23 tỷ USD’,
truy cập lần cuối ngày 25 tháng 10 năm 2023, từ
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-
chinh?dDocName=MOFUCM258728
7. Nguyễn Hồng Quân (2020), ‘Nhân tố tác động đến sự hài lòng chất lượng
dịch vụ ngân hàng điện tử: nghiên cứu tại ngân hàng thương mại tiên
phong’, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, truy cập lần cuối ngày 25 tháng
10 năm 2023, từ
https://www.researchgate.net/publication/339686452_CAC_NHAN_TO_
TAC_DONG_DEN_SU_HAI_LONG_CHAT_LUONG_DICH_VU_NG
AN_HANG_DIEN_TU_NGHIEN_CUU_TAI_NGAN_HANG_THUON
G_MAI_TIEN_PHONGnhoquan.ninhbinh.gov.vn (2021), ‘Kinh tế số là
gì? Đặc điểm và vai trò của kinh tế số’, truy cập lần cuối ngày 25 tháng 10
năm 2023, từ https://nhoquan.ninhbinh.gov.vn/chuyen-doi-so/kinh-te-so-
la-gi-dac-diem-va-vai-tro-cua-kinh-te-so-241188
8. PGS.TS. HOÀNG XUÂN LÂM (2023), ‘Tiềm năng phát triển kinh tế số
và chuyển đổi số tại Việt Nam’, Tạp chí Công thương, truy cập lần cuối
ngày 25 tháng 10 năm 2023, từ https://tapchicongthuong.com.vn/bai-
viet/tiem-nang-phat-trien-kinh-te-so-va-chuyen-doi-so-tai-viet-nam-
103420.htm
9. PGS, TS. TRƯƠNG THỊ HIỀN (2022), ‘Việt Nam đẩy mạnh phát triển
kinh tế số’, Tạp chí cộng sản, truy cập lần cuối ngày 25 tháng 10 năm 2023,
từ https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-
/2018/825738/viet-nam-day-manh-phat-trien-kinh-te-so.aspx
10. Thegioinganhang (2018), ‘TP Bank Savy: App tiết kiệm vạn năng, gửi tiền
điến miễn phí từ mọi ngân hàng’, truy cập lần cuối ngày 25 tháng 10 năm
23
2023, từ https://topbank.vn/tin-tuc/tp-bank-savy-app-tiet-kiem-van-nang-
gui-tien-dien-mien-phi-tu-moi-ngan-hang-np20181025091609430
11. Trần Việt Anh (2020), ‘Quickpay là gì? Cách đăng ký và sử dụng TPbank
Quickpay’, truy cập lần cuối ngày 25 tháng 10 năm 2023, từ
https://thebank.vn/blog/18236-Huong-dan-dang-ky-va-su-dung-tpbank-
quickpay.html
12. TS Lê Phương Hòa, ThS Phan Cao Quang Anh (2022), ‘Thúc đẩy sự phát
triển nền kinh tế số ở Việt Nam’. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, truy cập
lần cuối ngày 25 tháng 10 năm 2023, từ http://vjst.vn/vn/tin-tuc/6760/thuc-
day-su-phat-trien-nen-kinh-te-so-o-viet-nam.aspx
13. Vietnambiz (2022), ‘TPBank Livebank là gì? Hướng dẫn sử dụng LiveBank
24/7’, truy cập lần cuối ngày 25 tháng 10 năm 2023, từ
https://vietnambiz.vn/tpbank-livebank-la-gi-huong-dan-su-dung-livebank-
247-2022101216382872.htm
14. Vietnam Report (2020), ‘Công bố Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam
uy tín năm 2020’, truy cập lần cuối ngày 25 tháng 10 năm 2023, từ
https://vietnamreport.net.vn/Cong-bo-Top-%E2%80%AF10-Ngan-hang-
thuong-mai-Viet-Nam-uy-tin-%20nam-2020-9188-1049.html
15. Vietnam Report (2021), ‘Công bố Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam
uy tín năm 2021’, truy cập lần cuối ngày 25 tháng 10 năm 2023, từ
https://vietnamreport.net.vn/Cong-bo-Top-%E2%80%AF10-Ngan-hang-
thuong-mai-Viet-Nam-uy-tin-%20nam-2021-9931-1006.html

24

You might also like