Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 82

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

LỜI CẢM ƠN
--

Đ
ược sự tiếp nhận của Trung tâm thực hành và dịch vụ sản xuất trường Cao
đẳng Công nghiệp Nam Định em đã được thực tập tại phân xưởng của Trung
tâm. Trong suốt quá trình thực tập tại Trung tâm em đã được học hỏi thêm
những kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, có điều kiện phát huy những kiến thức
chuyên môn đã được học trong trường do các thầy, các cô giảng dạy. Đó sẽ là hành trang
để tôi vững bước vào đời. Qua đây em xin được gửi lời cảm ơn tới:

Các thầy trong Trung tâm đã tạo điều kiện cho em được thực tập và tiếp xúc với
thiết bị, máy móc tại Trung tâm, cũng như đã tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện cho em được
tiếp xúc với thực tế công việc, tạo điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành quá trình
thực tập tại Trung tâm và hỗ trợ cho em hoàn thành bài báo cáo này.

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, các cô Khoa Cơ Khí &
Động Lực Trường CĐ Công Nghiệp Nam Định, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn đã tận
tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập và trong quá trình làm bài báo cáo thực
tập tốt nghiệp này.

Trong thời gian thực tập tại Trung tâm em đã được các thầy trong Trung tâm
truyền đạt những kinh nghiệm qúy báu để giúp ích cho em trong công việc sau này. Với
những suy nghĩ còn nông cạn và sự hiểu biết còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh
khỏi những thiếu xót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của quý thầy, cô trong
khoa và các thầy trong Trung tâm.

SV: Trương Công Nguyện Trang 1


Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

LỜI NÓI ĐẦU

C
ó thể nói rằng, nền công nghiệp Việt Nam nói riêng và nền công nghiệp thế
giới nói chung, thì ngành ô tô đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là một
trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong công cuộc phát triển của mỗi
quốc gia. Không những chỉ từ nguồn lợi nhuận mà chính bản thân nó đem lại, mà thêm
nữa chính những tiện ích của ngành ô tô đã thúc đẩy sự phát triển của những ngành công
nghiệp khác (là thứ phương tiện vận tải không thể thiếu đối với bất kì một ngành công
nghiệp nào). Đồng thời, cũng chính tiện ích của ngành ô tô đã giúp nâng cao thêm đời
sống của nhân dân (nâng cao đời sống kinh tế, tạo công ăn việc làm, và tiện lợi hơn trong
vấn đề giao thông, đi lại…), làm cho đất nước ngày một phát triển và lớn mạnh.

Là một trong rất nhiều sinh viên được đào tạo tại trường, em đã được các thầy, các
cô trang bị cho những kiến thức cơ bản về chuyên môn. Và để tổng kết và đánh giá cho
quá trình học tập và rèn luyện tại Trường em được giao đề tài thực tập: “Xây dựng quy
trình tháo, lắp, kiểm tra và sửa chữa nhóm Piston – Thanh Truyền” trong khoảng thời
gian thực tập tại Trung tâm Thực hành và Dịch vụ Sản xuất Trường Cao đẳng Công
nghiệp Nam Định.

Em rất mong rằng khi bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này của em được hoàn thành
sẽ đóng góp một phần nhỏ trong công tác giảng dạy và học tập cho môn học này. Đồng
thời có thể là tài liệu tham khảo cho các bạn học sinh, sinh viên chuyên ngành ôtô và các
bạn sinh viên học tại các chuyên ngành khác thích tìm hiểu về kỹ thuật ôtô.

Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót trong quá
trình thực hiện bản báo cáo, em rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô và bạn
bè để của em được hoàn thiện hơn.

Em xin trân thành cảm ơn!

SV: Trương Công Nguyện Trang 2


Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM

1. Lịch sử phát triển.

T rung tâm Thực hành và Dịch vụ sản xuất trường Cao đẳng Công nghiệp Nam
Định được thành lập ngày 01 tháng 10 năm 2010. Trên cơ sở đội ngũ cán bộ, giáo
viên và các trang thiết bị của Khoa Cơ khí & Động lực có 55 năm xây dựng và
phát triển. Hiện nay, Trung tâm có đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ trình độ, khả năng và
kinh nghiệm thực hiện tốt việc đào tạo kết hợp với sản xuất. Trung tâm luôn quan tâm và
phát huy truyền thống tốt đẹp của lĩnh vực đào tạo nghề Cơ khí đồng thời tích cực xây
dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên. Trung tâm luôn duy trì mối quan hệ với
các doanh nghiệp sử dụng lao động để đào tạo kết hợp với thực tế và đưa học sinh – sinh
viên ra môi trường doanh nghiệp để trải nghiệm thực tế nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo, đáp ứng với yêu cầu của các doanh nghiệp.

Học sinh - sinh viên tốt nghiệp tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định đã và
đang được xã hội đánh giá cao, trong đó học sinh - sinh viên được đào tạo ở khoa Cơ khí
& Động lực kết hợp với Trung tâm TH và DV sản xuất được đánh giá cao về chất lượng
đào tạo. Điều đó được khẳng định khi học sinh - sinh viên ra trường, đi làm đều đáp ứng
tốt về trình độ chuyên môn, tay nghề và thích ứng với sự phát triển hội nhập của xã hội.
Hàng năm, Trung tâm kết hợp với khoa luôn đầu tư, bổ sung các trang thiết bị máy
móc hiện đại phù hợp với chương trình đào tạo và xu thế phát triển của xã hội.

2. Chức năng nhiệm vụ.


2.1. Chức năng.
Trung tâm Thực hành và Dịch vụ sản xuất là đơn vị trực thuộc Hiệu trưởng có
chức năng khai thác, tổ chức sản xuất và quản lý các hoạt động dịch vụ sản xuất thuộc
lĩnh vực đào tạo của nhà trường trước hết là lĩnh vực cơ khí. Quản lý toàn bộ hệ thống
máy móc, thiết bị và hệ thống xưởng thực tập thuộc khoa Cơ khí & Động lực, tổ chức các
lớp học sinh - sinh viên thuộc khoa Cơ khí & Động lực thực tập cơ bản và thực tập kết
hợp với sản xuất tại xưởng trường, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, đảm bảo kế hoạch
đào tạo của nhà trường và thực tập của khoa Cơ khí.
2.2. Nhiệm vụ.
1. Được phép khai thác sử dụng các máy móc, trang thiết bị hiện có trường đã giao
cho trung tâm quản lý, hợp đồng thuê mướn máy móc thiết bị của các đơn vị bạn, các

SV: Trương Công Nguyện Trang 3


Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

doanh nghiệp để tổ chức hoạt động sản xuất hàng hóa thuộc lĩnh vực cơ khí và các
nghành khác trong điều kiện cho phép. Tuyệt đối đảm bảo an toàn lao động và làm tốt
công tác phòng chống cháy nổ.
2. Chủ động tìm kiếm nguồn hàng, ký kết hợp đồng tổ chức sản xuất, thanh lý hợp
đồng trong và ngoài nhà trường trên cơ sở được sự ủy quyền của hiệu trưởng (hợp đồng
không cần tư cách pháp nhân). Đối với những hợp đồng cần tư cách pháp nhân phải thực
hiện đúng qui định hiện hành.
3. Phối hợp với khoa Cơ khí & Động lực và các khoa chuyên môn trong trường tổ
chức nguồn nhân lực, thực hiện các hợp đồng sản xuất đúng tiến độ.
4. Căn cứ kế hoạch đào tạo đã được duyệt phối hợp Đào tạo, khoa Cơ khí & Động
lực, trung tâm chịu trách nhiệm lập kế hoạch vật tư, chuẩn bị xưởng thực tập và các điều
kiện cần thiết khác cho các lớp học sinh, sinh viên thuộc khoa Cơ khí & Động lực thực
tập cơ bản theo kế hoạch tại xưởng trường thuộc trung tâm quản lý.
5. Quản lý cơ điện, bảo dưỡng, sữa chữa thường xuyên và lập lịch trình sữa chữa toàn
bộ hệ thống máy móc thiết bị của nhà trường.
6. Kết hợp lao động sản xuất với công tác nghiên cứu khoa học: Tư vấn và chuyển
giao công nghệ các công trình nghiên cứu đã được nghiệm thu bàn giao.
7. Tổ chức giảng dạy, thi kiểm tra các lớp đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng và thi nâng
bậc do trung tâm tuyển sinh đào tạo bồi dưỡng và giới thiệu việc làm mở lớp.
8. Việc thu chi tài chính của Trung tâm được thanh toán theo qui định của Hiệu
Trưởng nhà trường đối với Trung tâm.
9. Mọi chế độ khen thưởng kỷ luật, về tiền lương và các khoản phụ cấp khác của
Giám đốc, phó Giám đốc và các viên chức thuộc trung tâm trong diện quản lý của trường
được hưởng như cán bộ, viên chức ở các phòng khoa khác trong trường.
10. Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác do Hiệu trưởng phân công.
11. Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Hiệu Trưởng tổ chức triển khai thực hiện tốt
các nhiệm vụ được giao được đề xuất biên chế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và trực
tiếp phân công nhiệm vụ cho từng người trong đơn vị.
3. Nhân sự và cơ sở vật chất:
3.1. Nhân sự.
Đội ngũ cán bộ cơ hữu của Trung tâm có 5 người 100% số cán bộ, giáo viên đạt
trình độ Đại học và trên đại học và có tay nghề bậc thợ từ 5/7 đến 7/7 (nghề Cắt gọt,
Nguội, Sửa chữa, Hàn, Ô tô,…). Đa số các giáo viên đã được đào tạo chính quy, và tham
gia các khoá đào tạo ngắn hạn, chuyển giao công nghệ.
Hầu hết giáo viên trong Trung tâm có khả năng giảng dạy cả lý thuyết và thực
hành.
Trung tâm Cơ khí có đội ngũ cán bộ giáo viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trong
nghiên cứu khoa học và giảng dạy và có khả năng đáp ứng được các hợp đồng sản xuất
của các Doanh nghiệp.
3.2. Cơ sở vật chất.
Trung tâm kết hợp với khoa Cơ khí & Động lực quản lý, khai thác các phân xưởng
sau:
SV: Trương Công Nguyện Trang 4
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

3.2.1. Ngành cắt gọt.


- 03 xưởng thực hành tiện với hơn 40 máy tiện;
- 01 xưởng thực hành phay bào;
- 01 phòng thực hành CNC với các máy tiện, phay CNC hiện đại.
3.2.2. Ngành Nguội.
- 01 phòng thực hành nguội chế tạo;
- 04 xưởng thực hành Công nghệ ô tô;
- 02 xưởng thực hành Nguội sửa chữa máy công cụ và Nguội sửa chữa lắp ráp.
- 01 xưởng thực hành Sửa chữa thiết bị may.
3.2.3. Ngành hàn.
- 06 xưởng thực hành công nghệ hàn với các thiết bị hàn, cắt hiện đại như: TIG,
MIG, MAG, PLASMA,...;
- 02 xưởng thực tập công nghệ vỏ tàu thủy;
4. Đào tạo.
Với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm, Trung tâm kết hợp với Khoa Cơ khí &
Động lực mở các lớp đào tạo và cấp chứng chỉ ngắn hạn (sơ cấp nghề) với thời gian đào
tạo từ 3 đến 12 tháng:
4.1. Nghề Tiện cơ bản.
1. Thời gian đào tạo: 6 tháng
2. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo ngắn hạn nghề Tiện, trang bị cho người học các kiến thức lý
thuyết và tay nghề tương đương bậc 2/7;
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
- Sử dụng thành thạo một số dụng cụ đo thông dụng như: Panme, đồng hồ so, thước
đo góc vạn năng, thước cặp...
- Chế tạo và mài được các dụng cụ cắt đơn giản;
- Sử dụng thành thạo các loại máy tiện, máy tiện vạn năng, máy mài hai đá, máy
khoan bàn,...
- Tiện được các chi tiết có mặt trụ trơn, bậc, mặt côn, ren tam giác, ren truyền động
các hệ ngoài và trong; tiện chi tiết lệch tâm chi tiết định hình;
- Phát hiện và sửa chữa được các sai hỏng thông thường của máy, đồ gá và vật gia
công.
3. Cấp chứng chỉ
Kết thúc khóa học Trung tâm kết hợp với Khoa Cơ khí & Động lực tổ chức thi sát
hạch tay nghề và đề nghị cấp chứng chỉ. Chứng chỉ do Bộ Giáo dục & Đào tạo kết hợp
với trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định cấp;
Lệ phí thi và cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
4.Sau khi tốt nghiệp
Người học được giới thiệu làm việc tại các Doanh nghiệp sản xuất cơ khí trong và
ngoài tỉnh.
4.2. Nghề Tiện CNC.
SV: Trương Công Nguyện Trang 5
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

1. Thời gian đào tạo: 6 tháng


2. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo ngắn hạn nghề Tiện CNC, trang bị cho người các kiến thức lý
thuyết và tay nghề tương đương bậc 2/7;
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
- Sử dụng thành thạo một số dụng cụ đo thông dụng như: Panme, đồng hồ so, thước
đo góc vạn năng, thước cặp...
- Chế tạo và mài được các dụng cụ cắt đơn giản;
- Củng cố lý thuyết và tay nghề Tiện bằng các máy tiện thông thường;
- Sử dụng thành thạo một số máy tiện CNC, máy mài hai đá, máy khoan bàn,...
- Tiện được các chi tiết có mặt trụ trơn, bậc, mặt côn, ren tam giác, ren truyền động
các hệ ngoài và trong; tiện chi tiết lệch tâm chi tiết định hìnhbằng máy tiện CNC;
- Phát hiện và sửa chữa được các sai hỏng thông thường của máy, đồ gá và vật gia
công.
3. Cấp chứng chỉ
Kết thúc khóa học Trung tâm kết hợp với Khoa Cơ khí & Động lực tổ chức thi sát
hạch tay nghề và đề nghị cấp chứng chỉ. Chứng chỉ do Bộ Giáo dục & Đào tạo kết hợp
với Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định cấp;
Lệ phí thi và cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
4. Sau khi tốt nghiệp
Người học được giới thiệu làm việc tại các Doanh nghiệp sản xuất cơ khí trong và
ngoài tỉnh.
4.3. Nghề Hàn điệncơ bản.
1. Thời gian đào tạo: 6 tháng
2. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo ngắn hạn nghề Hàn, trang bị cho người học các kiến thức lý
thuyết và tay nghề tương đương bậc 2/7;
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ cầm tay;
- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo kiểm thuộc phạm vi nghề;
- Hàn được các mối hàn và kết cấu hàn đơn giản bằng các phương pháp hàn hồ
quang tay đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo tính thẩm mỹ, tiết kiệm và an toàn;
- Sử dụng thành thạo các loại máy hàn hồ quang tay một chiều, xoay chiều.
- Phát hiện và sửa chữa được một số khuyết tật thông thường của máy, đồ gá và vật
gia công;
3. Cấp chứng chỉ
Kết thúc khóa học Trung tâm kết hợp với Khoa Cơ khí & Động lực tổ chức thi sát
hạch tay nghề và đề nghị cấp chứng chỉ. Chứng chỉ do Bộ Giáo dục & Đào tạo kết hợp
với Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định cấp;
Lệ phí thi và cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
4. Sau khi tốt nghiệp

SV: Trương Công Nguyện Trang 6


Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Người học được giới thiệu làm việc tại các Doanh nghiệp sản xuất cơ khí trong và
ngoài tỉnh.

4.4. Nghề Hàn điệnNâng cao.


1. Thời gian đào tạo: 6 tháng
2. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo ngắn hạn nghề Hàn, trang bị cho người học các kiến thức lý
thuyết và tay nghề tương đương bậc 2/7;
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ cầm tay;
- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo kiểm thuộc phạm vi nghề;
- Củng cố lý thuyết và tay nghề Hàn bằng hồ quang tay;
- Hàn được các mối hàn và kết cấu hàn đơn giản bằng các phương pháp hàn tự
động, bán tự động đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo tính thẩm mỹ, tiết kiệm và an toàn;
- Sử dụng thành thạo một số loại máy hàn TIG, MIG, MAG,...
- Phát hiện và sửa chữa được một số khuyết tật thông thường của máy, đồ gá và vật
gia công;
3. Cấp chứng chỉ
Kết thúc khóa học Trung tâm kết hợp với Khoa Cơ khí & Động lực tổ chức thi sát
hạch tay nghề và đề nghị cấp chứng chỉ. Chứng chỉ do Bộ Giáo dục & Đào tạo kết hợp
với Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định cấp;
Lệ phí thi và cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
4. Sau khi tốt nghiệp
Người học được giới thiệu làm việc tại các Doanh nghiệp sản xuất cơ khí trong và
ngoài tỉnh.
4.5. Nghề Nguội sửa chữa máy công cụ.
1. Thời gian đào tạo: 6 tháng
2. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo ngắn hạn nghề Hàn, trang bị cho người học các kiến thức lý
thuyết và tay nghề tương đương bậc 2/7;
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
- Sử dụng thành thạo các loại thiết bị, dụng cụ trong sửa chữa và bảo dưỡng máy
công cụ;
- Chế tạo, phục hồi được một số chi tiết máy thông thường đạt yêu cầu kỹ thuật
phục vụ công tác sửa chữa;
- Nắm được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số máy công cụ;
- Tháo, lắp, kiểm tra sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy công như: Máy tiện, máy
phay, máy bào, máy khoan bàn, khoan cần,..
- Phát hiện và sửa chữa một số hư hỏng thường gặp của một số thiết bị may.
3. Cấp chứng chỉ

SV: Trương Công Nguyện Trang 7


Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Kết thúc khóa học Trung tâm kết hợp với Khoa Cơ khí & Động lực tổ chứcthi sát
hạch tay nghề và đề nghị cấp chứng chỉ. Chứng chỉ do Bộ Giáo dục & Đào tạo kết hợp
với Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định cấp;
Lệ phí thi và cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
4. Sau khi tốt nghiệp
Người học được giới thiệu làm việc tại các Doanh nghiệp sản xuất cơ khí trong và
ngoài tỉnh.

4.6. Nghề Sửa chữa thiết bị may.


1. Thời gian đào tạo: 6 tháng
2. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo ngắn hạn nghề Hàn, trang bị cho người học các kiến thức lý
thuyết và tay nghề tương đương bậc 2/7;
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
- Sử dụng thành thạo các loại thiết bị, dụng cụ dùng trong sửa chữa và bảo dưỡng
thiết bị may;
- Nắm được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số thiết bị may;
- Tháo,lắp, sửa chữa, bảo dưỡng và hiệu chỉnh các loại máy may đạp chân, máy
may công nghiệp 34M, máy may công nghiệp một kim, hai kim JUKI, máy may công
nghiệp 8332, máy đính cúc phẳng, máy thùa khuy đầu bằng JUKI,…
- Phát hiện và sửa chữa một số hư hỏng thường gặp của một số thiết bị may.
3. Cấp chứng chỉ
Kết thúc khóa học Trung tâm kết hợp với Khoa Cơ khí & Động lực tổ chức thi sát
hạch tay nghề và đề nghị cấp chứng chỉ. Chứng chỉ do Bộ Giáo dục & Đào tạo kết hợp
với Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định cấp;
Lệ phí thi và cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
4. Sau khi tốt nghiệp
Người học được giới thiệu làm việc tại các Doanh nghiệp sản xuất cơ khí trong và
ngoài tỉnh.
4.6. Nghề Sửa chữa động cơ ô tô, máy nổ.
1. Thời gian đào tạo: 6 tháng
2. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo ngắn hạn nghề Hàn, trang bị cho người học các kiến thức lý
thuyết và tay nghề tương đương bậc 2/7;
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
- Sử dụng thành thạo các loại thiết bị, dụng cụ dùng trong sửa chữa và bảo dưỡng
động cơ;
- Nắm được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong ứng dụng trên ô tô,
máy nổ;
- Tháo,lắp, sửa chữa, bảo dưỡng và hiệu chỉnh các cơ cấu, hệ thống trên động cơ
như: cơ cấu trục khủy thanh truyền, cơ cấu phân phối khí, hệ thống cung cấp nhiên liệu

SV: Trương Công Nguyện Trang 8


Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

xăng và Diesel, hệ thống đánh lửa,… trên các động cơ ô tô của các hãng TOYOTA, KIA,
HUYNDAI,…
- Chẩn đoán và sửa chữa một số hư hỏng thường gặp của các loại động cơ ô tô.
3. Cấp chứng chỉ
Kết thúc khóa học Trung tâm kết hợp với Khoa Cơ khí & Động lực tổ chức thi sát
hạch tay nghề và đề nghị cấp chứng chỉ. Chứng chỉ do Bộ Giáo dục & Đào tạo kết hợp
với Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định cấp;
Lệ phí thi và cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
4. Sau khi tốt nghiệp
Người học được giới thiệu làm việc tại các Garage, các phân xưởng sửa chữa ô tô
trong và ngoài tỉnh.
4.7. Nghề Sửa chữa Điện ô tô.
1. Thời gian đào tạo: 6 tháng
2. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo ngắn hạn nghề Hàn, trang bị cho người học các kiến thức lý
thuyết và tay nghề tương đương bậc 2/7;
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
- Sử dụng thành thạo các loại thiết bị, dụng cụ đo kiểm và sửa chữa điện ô tô;
- Nắm được sơ đồ mạch điện, giải thích được nguyên lý hoạt động của các mạch
điện cơ bản trên ô tô;
- Tháo,lắp, sửa chữa, các hệ thống trang bị điện ô tô như: Hệ thống chiếu sáng, hệ
thống thông tin tín hiệu, hệ thống đánh lửa và khởi động, hệ thống phục vụ, trên các sa
bàn và trên các xe ô tô của các hãng TOYOTA, KIA, HUYNDAI,…
- Chẩn đoán và sửa chữa một số hư hỏng thường gặp hệ thống điện ô tô.
3. Cấp chứng chỉ
Kết thúc khóa học Trung tâm kết hợp với Khoa Cơ khí & Động lực tổ chức thi sát
hạch tay nghề và đề nghị cấp chứng chỉ. Chứng chỉ do Bộ Giáo dục & Đào tạo kết hợp
với Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định cấp;
Lệ phí thi và cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
4. Sau khi tốt nghiệp
Người học được giới thiệu làm việc tại các Garage, các phân xưởng sửa chữa ô tô
trong và ngoài tỉnh.
4.8. Nghề Sửa chữa Gầm ô tô.
1. Thời gian đào tạo: 6 tháng
2. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo ngắn hạn nghề Hàn, trang bị cho người học các kiến thức lý
thuyết và tay nghề tương đương bậc 2/7;
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
- Sử dụng thành thạo các loại thiết bị, dụng cụ đo kiểm và sửa chữa gầm ô tô;
- Nắm được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống truyền động trên ô tô;
- Tháo,lắp, sửa chữa, hiệu chỉnh được các cơ cấu của hệ thống truyền động như:

SV: Trương Công Nguyện Trang 9


Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

- Ly hợp, hộp số, các đăng, cầu, may ơ, lốp bánh,… trên các xe ô tô của các hãng
TOYOTA, KIA, HUYNDAI,…
- Chẩn đoán và sửa chữa một số hư hỏng thường gặp hệ thống truyền động.
3. Cấp chứng chỉ
Kết thúc khóa học Trung tâm kết hợp với Khoa Cơ khí & Động lực tổ chức thi sát
hạch tay nghề và đề nghị cấp chứng chỉ. Chứng chỉ do Bộ Giáo dục & Đào tạo kết hợp
với Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định cấp;
Lệ phí thi và cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
4. Sau khi tốt nghiệp
Người học được giới thiệu làm việc tại các Garage, các phân xưởng sửa chữa ô tô
trong và ngoài tỉnh.
5.Dịch vụ sản xuất.
5.1. Trung tâm thực hành và dịch vụ sản xuất nhận:
- Gia công các mặt hàng cơ khí (Tiện, phay, bào, gò, hàn, nguội ...)
- Thi công lắp dựng nhà kết cấu không gian.
- Thiết kế lắp dựng cá loại biển quảng cáo.
- Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt các loại thiết bị cơ khí.
- Cung ứng nguồn nhân lực có tay nghề.
6. Đào tạo kết hợp với sản xuất dịch vụ
Đào tạo kết hợp với sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đào tạo nghề
bởi vì chỉ có thông qua đó mới có thể tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người học được
luyện tập củng cố và nâng cao năng lực thực hành đồng thời cũng là cơ hội giúp các em
HSSV thể hiện tính chủ động sáng tạo trong công việc dưới sự uốn nắn chỉ đạo của giáo
viên để các học sinh sinh viên có thể dùng kiến thức kỹ năng đã học tạo ra những sản
phẩm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật .
Để có được kỹ năng nghề thành thạo cho HSSV ngoài các bài tập công nghệ theo
chương trình đào tạo Trung tâm luôn luôn chủ động liên kết với các doanh nghiệp bên
ngoài nhận các hợp đồng sản xuất để thông qua đó HSSV có thêm điều kiện luyện tập
củng cố và nâng cao kỹ năng thực hành nghề nghiệp.
Thông qua hoạt động đào tạo kết hợp sản xuất sẽ đào tạo ra được nguồn nhân lực
có đủ năng lực về kiến thức và kỹ năng cần thiết để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ sau khi
tốt nghiệp và điều đó đã và đang được xã hội đánh giá đó là HSSV của ngành cơ khí
được đào tạo tại Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định ra trường làm việc tại các
doanh nghiệp Việt nam và liên doanh nước ngoài các em đã thể hiện được năng lực của
mình hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công và có tác phong công nghiệp, có tính
chủ động sáng tạo trong công việc thích ứng với xu thế hội nhập và phát triển của xã hội.
Học sinh sinh viên sau khi tốt nghiệp đều có được việc làm đúng ngành nghề đào tạo của
mình tại các doanh nghiệp trên mọi miền đất nước, trong các năm học vừa qua có nhiều
học sinh đã được các doanh nghiệp về tuyển dụng tại trường trước khi tốt nghiệp.

SV: Trương Công Nguyện Trang


10
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

SV: Trương Công Nguyện Trang


11
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

PHẦN 2: KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN TRONG NHÓM


PISTON – THANH TRUYỀN

2.1. PISTON
2.1.1 Điều kiên làm việc

- Chịu tải trọng cơ học lớn và có chu kì, áp suất cao (120Kg/cm2)
- Chịu lực quán tính lớn
- Chịu nhiệt độ cao lên giảm độ bền, bị giãn nở nhiệt gây ra bó kẹt, nứt, làm giảm hệ
số nạp của động cơ gây kích nổ
- Chịu va đập mài mòn lớn, ăn mòn hoá học va đập với thành vách xi lanh, xéc
măng.
- Bị mài mòn ô van.
- Điều kiện bôi trơn khó khăn.

2.1.2 Kêt cấu:

2.1.2.1 Đỉnh piston:

- Là phần trên cùng của piston, nó cùng với xilanh và nắp máy tạo thành buồng đốt.
Đỉnh piston có ba loại: Đỉnh bằng , đỉnh lồi, đỉnh lõm.
- Đỉnh bằng là loại phổ biến nhất.Thường dùng cho động cơ xăng và Diesel 4 kỳ.
- Đỉnh lồi :

SV: Trương Công Nguyện Trang


12
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Hình 2.1. Kết cấu của piston

+ Đỉnh lồi hình cầu và đỉnh lồi hình thang (Hình 2.2 b,c): được dùng trong các
động cơ xăng có buồng cháy chỏm cầu dùng xu páp treo và dùng trong các động cơ xăng
hai kỳ có tác dụng hướng dòng cho dòng khi quét.

+ Đỉnh lồi không đối xứng (Hình 2.2.d): Chỉ dùng cho động cơ xăng hai kì cỡ nhỏ,
phối khí bằng hệ thống lỗ quét và lỗ thải, phần lồi nên lắp sát về phía lỗ quét để dẫn
hướng cho dòng khí đi vào xilanh .

+ Đỉnh lõm ( Hình 2.2.d,e,f,g,h ) thường được dùng trong các động cơ Diesel 2 kỳ
và 4 kỳ có buồng cháy thống nhất (buồng cháy trên đỉnh piston).

Khi thiết kế dạng đỉnh này cần chú ý đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Đỉnh phải có dạng thích hợp để tạo thành hỗn hợp khí tốt (gây xoáy lốc mạnh,
phù hợp với chùm tia phun và phù hợp với các yêu cầu của quá trình cháy) để đem lại
tính kinh tế.

+ Đỉnh phải có góc lượn tương đối lớn để dẫn nhiệt tốt.

Hình 2.2. Các dạng kết cấu của đỉnh piston

SV: Trương Công Nguyện Trang


13
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

2.1.2.2 Đầu piston (Hình 2.3).

Tính từ phần đỉnh piston đến xéc măng dầu cuối cùng phía trên bệ chốt. Đường
kính đầu piston thường nhỏ hơn đường kính thân và đầu piston tập chung nhiều vật liệu,
chịu nhiệt lớn dãn nở nhiều có thể gây bó kẹt. Kết cấu đầu piston phải chú ý giải quyết tốt
các vấn đề sau.

- Bao kín buồng cháy nhằm ngăn chặn khí cháy lọt xuống đáy các te và dầu bôi
trơn từ các te sục lên buồng đốt .Thông thường người ta dùng xéc măng dầu và xéc măng
khí để bao kín (xéc măng khí lắp trên xéc măng dầu). Số lượng xéc măng tuỳ thuộc vào
từng loại động cơ, xéc măng khí nhiều hơn xéc măng dầu .

Hình 2.3. Kết cấu của đầu piston

+ Phần chuyển tiếp giữa đỉnh và đầu piston có bán kính R lớn để tăng diện tích
tiếp xúc.

+ Bố trí gân tản nhiệt ở phía dưới đỉnh piston (Hình 2.4)

SV: Trương Công Nguyện Trang


14
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

+ Dùng rãnh chắn nhiệt để cho nhiệt lượng phần đỉnh tản đều xuống phía dưới,
các xéc măng dưới bảo vệ được xéc măng khí thứ nhất.

- Sức bền cao: Để đảm bảo độ cứng vững và sức bền của đỉnh và đầu piston
ngoài việc làm gân phía dưới đỉnh người ta còn làm các gân dọc nối với bệ chốt để đảm
bảo độ cứng vững.

Hình2.4. Các kiểu bố chí gân tản nhiệt

2.1.2.3. Thân piston.

Tính từ rãnh xéc măng dầu cuối cùng phía trên bệ chốt đến đáy piston, nó có
nhiệm vụ dẫn hướng cho piston trong quá trình làm việc.

- Trên thân piston có lỗ bệ chốt có chiều cao và kích thước phù hợp đảm bảo lực
nâng phân bố đều trên bề mặt làm việc.

Nếu gọi chiều cao của lỗ bệ chốt là hch, chiều cao của thân piston là hth

SV: Trương Công Nguyện Trang


15
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Thì ta có hch =(0,6  0,7) hth.

- Để làm giảm lực va đập trong quá trình làm việc giữa piston và xilanh người ta
làm lệch tâm của lỗ chốt và tâm piston một khoảng là e = (1,5 2) mm sự tiếp xúc diễn ra
dần dần.
- Thân được chế tạo hình ôvan để chống bó kẹt trong quá trình làm việc.

* Các biện pháp thiết kế thân piston để tránh bó kẹt.

- Trong quá trình làm việc khi thân chịu lực khí thể dẫn đến biến dạng thành hình
ôvan có trục dài tâm ngang trùng với tâm của lỗ chốt.
- Thân chịu lực ngang dẫn đến biến dạng thành hình ôvan có tâm dọc trùng với tâm
của lỗ chốt.
- Do nhiệt độ thân giãn nở theo phương hướng kính dẫn đến thân biến dạng thành
hình ôvan có tâm dọc trùng với tâm của lỗ chốt.

Do đó ta có các biện pháp khắc phục sau:

+ Làm thân piston có hình ôvan mà trục ngắn của nó trùng với đường tâm chốt
piston.

+ Chế tạo thân có đường kính thay đổi. Cắt bớt kim loại ở phía hai đầu bệ chốt.

+ Xẻ các rãnh dãn nở vì nhiệt trên thân piston bằng các rãnh chữ T và rãnh hình
(II), đầu các rãnh xẻ phải khoan chặn để tránh ứng suất. Các rãnh phải xiên với đường
sinh một góc theo quy định, tránh làm xước bề mặt xilanh. Nó có nhược điểm là bề mặt
kém bền vững nên rãnh phải quay về phía chịu lực nhỏ nhất. Đối với động cơ Diesel do
chịu lực rất lớn nên thân piston thường không xẻ rãnh mà chế tạo thân chịu lực ngang dẫn
đến biến dạng thành hình ôvan có tâm dọc trùng với tâm của lỗ chốt.

- Do nhiệt độ thân giãn nở theo phương hướng kính dẫn đến thân biến dạng thành
hình ôvan có tâm dọc trùng với tâm của lỗ chốt.

Do đó ta có các biện pháp khắc phục sau.

SV: Trương Công Nguyện Trang


16
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

+ Làm thân piston có hình ôvan mà trục ngắn của nó trùng với đường tâm chốt
piston.

+ Chế tạo thân có đường kính thay đổi. Cắt bớt kim loại ở phía hai đầu bệ chốt.

+ Xẻ các rãnh dãn nở vì nhiệt trên thân piston bằng các rãnh chữ T và rãnh hình
(II), đầu các rãnh xẻ phải khoan chặn để tránh ứng suất. Các rãnh phải xiên với đường
sinh một góc theo quy định, tránh làm xước bề mặt xilanh. Nó có nhược điểm là bề mặt
kém bền vững nên rãnh phải quay về phía chịu lực nhỏ nhất. Đối với động cơ Diesel do
chịu lực rất lớn nên thân piston thường không xẻ rãnh tạo đường kính phần đỉnh, phần
đầu nhỏ hơn phần thân.

+ Hiện nay dùng kim loại êvar (NiCr) thường đúc vào bệ chốt. Nó có nhược điểm
là khó chế tạo và giá thành cao.

+ Ngoài ba phần chính trên còn có phần đáy piston được kết cấu có vành đai để
tăng độ cứng vững đồng thời để điều chỉnh trọng lượng piston sao cho đồng đều giữa các
xilanh.

SV: Trương Công Nguyện Trang


17
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Hình2.5. Các biên pháp chống bó kẹt piston

2.2 CHỐT PISTON


2.2.1. Điều kiên làm việc

- Trong quá trình làm việc, chốt piston chịu lực khí thể và lực quán tính lớn các lực
này đều và thay đồi theo chu kỳ .
- Chịu va đập giữa chốt và lỗ bệ chốt, đầu nhỏ thanh truyền với chốt.
- Có xu hướng bị uốn cong, bị cắt .
- Chịu nhiệt độ lớn do nhiệt độ khí thải truyền qua piston tới chốt piston nên nhiệt
độ lên tới khoảng 3730K.
- Chịu mài mòn lớn do chốt piston được bôi trơn trong điều kiện rất khó khăn.

2.2.2 Kết cấu.

- Là chi tiết hình trụ tròn bề mặt ngoài được gia công chính xác và có độ bóng cao.
Để làm giảm khối lượng chốt nên chốt thường làm bằng trụ rỗng. Mặt trong có nhiều loại
khác nhau:
- Hình trụ rỗng có tiết diện đều: Chế tạo đơn giản phân bố vật liệu không hợp lý .
- Có dạng bậc, tiết diện không đều, chế tạo phức tạp .

2.2.2.1. Các phương pháp lắp ghép chốt pistôn với đầu nhỏ thanh truyền.

- Lắp cố định chốt trên đầu nhỏ thanh truyền (Hình 2.6.a) khi đó chốt piston phải
được lắp tự do trên bệ chốt do không phải giải quyết vấn đề bôi trơn của mối ghép với
thanh truyền nên có thể thu hẹp bề rộng thanh truyền và tăng được chiều dài của bệ chốt
giảm được áp suất tiếp xúc mòn tại đây. Giữa chốt piston và đầu nhỏ thanh truyền không
có khe hở nên không gây ra va đập, động cơ ít ồn. Tuy nhiên mặt phẳng chịu lực của chốt
ít thay đổi nên tính chịu mỏi kém gây ra mài mòn không đều.
- Lắp cố định chốt piston trên bệ chốt (Hình 2.6.b).

SV: Trương Công Nguyện Trang


18
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Khi đó chốt phải được lắp tự do trên thanh truyền. Cũng như phương pháp trên do
không phải bôi trơn cho bệ chốt nên có thể rút ngắn chiều dài của bệ chốt, để tăng chiều
rộng của đầu nhỏ thanh truyền, giảm được áp suất tiếp xúc của mối ghép này. Nhưng mặt
phẳng chịu lực không thay đổi nên tính chịu mỏi kém, mài mòn không đều.

Hình 2.6. Lắp cố định chốt piston trên đầu nhỏ thanh truyền và trên bệ chốt.

- Lắp tự do cả hai mối ghép (lắp bơi): hình 2.7.


- Tại hai mối ghép đều không có kết cấu hãm. Khi lắp ráp mối ghép giữa chốt piston
và bạc đầu nhỏ thanh truyền là mối ghép lỏng. Còn mối ghép với bệ chốt là mối ghép
trung gian có độ dài (0,01 0,02mm).

Trong quá trình làm việc do nhiệt độ cao piston làm bằng hợp kim nhôm dãn ra
nhiều hơn chốt bằng thép. Tạo ra khe hở mối ghép này nên chốt piston có thể tự xoay.
Khi đó mặt phẳng chịu lực thay đổi nên chốt piston mòn đều hơn và chịu mỏi tốt hơn tuy
nhiên động cơ làm việc ồn hơn. Phương pháp này được dùng phổ biến hiện nay, tuy
nhiên phải có kết cấu để hạn chế di chuyển dọc trục của chốt. Thông thường người ta
dùng vòng hãm hoặc nút kim loại mòn có mặt cầu

SV: Trương Công Nguyện Trang


19
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Hình 2.7. Lắp tự do chốt piston

Do các mối ghép động nên phải giải quyết vấn đề bôi trơn cho các mối ghép. Đối
với bệ chốt thường khoan lỗ để dẫn dầu cho xéc măng gạt (Hình 2.8a) hoặc khoan lỗ
hứng dầu (Hình 2.8b). Còn đối với thanh truyền để bôi trơn người ta có thể dùng lỗ hứng
dầu (Hình2.8c) hoặc bôi trơn cưỡng bức kết hợp với làm mát đỉnh piston bằng dầu có áp
suất cao dẫn từ trục khuỷu dọc theo thân thanh truyền như được dùng ở động cơ IFA
W50(Hình2.8d,e).

Hình 2.8. Bôi trơn các mối ghép chốt piston.

2.3 XÉC MĂNG


2.3.1 Điều kiện làm việc

Là chi tiết máy làm việc trong điều kiện rất khó khăn vì vậy xéc măng là chi tiết
mòn nhất trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền .

- Chịu tải trọng cơ học lớn. Nhất là đối với xéc măng khí trên cùng .
- Chịu nhiệt độ cao và áp suất lớn (chịu ứng suất nhiệt).
SV: Trương Công Nguyện Trang
20
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

- Chịu mài mòn và ăn mòn hoá học.


- Điều kiện bôi trơn rất khó khăn (nhất là đối với xéc măng khí trên cùng).
- Chịu lực quán tính lớn theo chu kỳ.
- Chịu ứng suất ban đầu khi lắp xéc măng vào rãnh trên piston.
- Chịu va đập mạnh giữa xéc măng với rãnh xéc măng nhất là trong động cơ cao
tốc.

2.3.2 Kết cấu của xéc măng.

Kết cấu chung của xéc măng là hình tròn hở miệng và được chia làm hai loại là
xéc măng khí và xéc măng dầu .

2.3.2.1. Xéc măng khí .

- Xéc măng khí có nhiệm vụ bao kín buồng đốt không cho khí cháy từ buồng đốt lọt
xuống hộp trục khuỷu . Nó có kết cấu ( như hình 2.9)
- Tiết diện :

+ Loại tiết diện hình chữ nhật (Hình 2.9) là loại thông dụng nhất, đơn giản, dễ chế
tạo nhưng khả năng bao kín kém ( Tiếp xúc mặt).

+ Loại tiết diện mặt lưng hình côn (Hình 2.9d) mặ côn có  =(150300) có áp suất
tiếp xúc lớn và có thể rà khít nhanh chóng với xilanh. Tuy nhiên chế tạo khó khăn, phức
tạp và phải đánh dấu khi lắp ghép sao cho khi xéc măng đi xuống sẽ có tác dụng như một
lưỡi dao cạo để gạt dầu.

+ Loại tiết diện vát trong hoặc vát ngoài (Hình 2.9d,c).

Trong quá trình làm việc khi chưa có áp suất tác động do tiết diện thay đổi vòng
găng có xu hướng bị vênh, diện tích tiếp xúc nhỏ, đảm bảo độ kín khít, gạt dầu tốt, khi
có áp suất tác động tiếp xúc mặt làm giảm ma sát .

 Chú ý: Nếu vát mép hoặc hạ bậc phía trong thì phải lắp chiều vát mép hoặc hạ bậc
hướng lên phía trên buồng cháy. Còn vát mép hoặc hạ bậc phía ngoài thì phải lắp hướng

SV: Trương Công Nguyện Trang


21
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

xuống phía dưới nhằm tránh hiện tượng giảm lực căng của xéc măng do áp suất cao của
khí lọt từ buồng cháy .

+ Tiết diện hình thang (Hình 2.9f).

Có tác dụng giữ muội than khi xéc măng co bóp do đường kính xi lanh không
đồng đều theo phương dọc trục do đó tránh được hiện tượng bó kẹt xéc măng trong rãnh
của nó .

- Kết cấu miệng xéc măng khí: Có ba loại.

+ Loại thẳng dễ chế tạo nhưng dễ lọt khí và sục dầu qua miệng .

+ Loại cắt vát: Cắt vát một góc 30 0 hoặc 450 loại này ít lọt khí được dùng nhiều,
nhưng khó chế tạo .

+ Loại xếp chồng hay bậc thang: Khả năng bao kín tốt nhất nhưng chế tạo rất phức
tạp nên ít dùng.

Hình 2.9. Kết cấu của xéc măng khí.

2.3.2.2. Xéc măng dầu.

Xéc măng dầu có nhiệm vụ tráng và gạt dầu bôi trơn trên bề mặt gương xilanh
không cho dầu bôi trơn từ các te sục lên buồng đốt . Nó có kết cấu (Hình 2.10)

SV: Trương Công Nguyện Trang


22
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Hình 2.10. Kết cấu của xéc măng dầu.

Nếu chỉ có xéc măng khí thì có hiện tượng bơm dầu lên buồng cháy qua khe hở
mặt đầu xéc măng trong rãnh xéc măng khi piston đổi chiều chuyển động dầu sẽ cháy, kết
muội than và tiêu hao dầu bôi trơn gây bó kẹt làm gãy xéc măng hoặc lọt khí (như hình
2.11)

Hình 2.11. Hiện tượng bơm dầu của xéc măng khí.

- Kết cấu của xéc măng dầu có nhiều loại: Trên rãnh xéc măng dầu cũng như rãnh
xéc măng của piston đều phay rãnh thoát dầu. Nhiều khi để tăng áp suất tiếp xúc người ta
đệm vào trong rãnh một vòng lò xo (hình 2.12.a ) hoặc dùng xéc măng dầu tổ hợp đặc
biệt bằng thép (hình 2.12.b).

Hình 2.12. Xéc măng dầu tổ hợp.

1.xilanh.

2.xéc măng.
SV: Trương Công Nguyện Trang
23
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

3.vòng đệm đàn hồi (lá bung)

4. piston

Loại xéc măng dầu tổ hợp gồm hai vòng thép mỏng đặt ốp hai bên, một vòng lò xo
đệm. Các loại xéc măng dầu tổ hợp thường chỉ khác nhau ở kết cấu của vòng lò xo đệm.
Xéc măng dầu tổ hợp có tác dụng giãn dầu và làm giảm va đập rất tốt.

2.4 THANH TRUYỀN


2.4.1 Điều kiện làm việc

- Chịu lực quán tính của chính bản thân các phần tử của thanh truyền, lực này luôn
luôn thay đổi về phương, chiều và trị số.
- Chịu lực khí thể thông qua piston.
- Chịu lực quán tính chuyển động tịnh tiến của nhóm piston.
- Chịu các lực uốn dọc, uốn ngang, kéo, nén. Do vậy thanh truyền làm việc một thời
gian thường bị cong, xoắn.
- Chịu lực va đập ở đầu to và đầu nhỏ thanh truyền.

2.4.2 Kết cấu của thanh truyền

Kết cấu thanh truyền được chia làm ba phần: Đầu to, đầu nhỏ và thân

SV: Trương Công Nguyện Trang


24
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Hình 2.13. Kết cấu thanh truyền

1. Nắp đầu to thanh truyền; 2. Bạc đầu to thanh truyền; 3. Lỗ bắt bulông thanh truyền; 4. Bạc đầu
nhỏ thanh truyền; 5. Đầu nhỏ thanh truyền; 6. Thân thanh ruyền.

2.4.2.1. Đầu nhỏ thanh truyền:

Là bộ phận lắp ghép với chốt piston, có cấu tạo hình trụ, bên trong có bạc lót và có
khoan lỗ dầu hoặc phay rãnh hứng dầu (hình 1.10c). Tuỳ theo kiểu lắp ghép giữa đầu nhỏ
thanh truyền với chốt piston mà có các kiểu kết cấu khác nhau như (hình 2.13). Khi chốt
piston lắp kiểu tự do, đầu nhỏ có bạc lót bằng đồng hoặc bằng thép (hình 2.13.a), có tráng
một lớp hợp kim chống mòn. Lắp bạc lót có độ dôi vào đầu nhỏ rồi doa theo kích thước
chính xác lắp ghép.

Khi chốt piston cố định trên đầu nhỏ thanh truyền, đầu nhỏ phải có kết cấu kẹp chặt
như ở hình 2.13.

Hình 2.13. Kết cấu đầu nhỏ thanh truyền

a. Đầu nhỏ có bạc lót b. đầu nhỏ làm vấu nồi;


c,d. Đầu nhỏ có rãnh hứng dầu; e. Đầu nhỏ dùng bi kim cho bạc lót

2.4.2.2. Thân thanh truyền:

Thân thanh truyền là phần nối giữ đầu nhỏ và đầu to thanh truyền.Thân thanh
truyền có tiết diện thay đổi từ nhỏ đến lớn kể từ đầu nhỏ đến đầu to.

SV: Trương Công Nguyện Trang


25
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Hình 2.14 Các loại tiết diện thân thanh truyền

- Loại tiết hình tròn (hình 2.14a): Chỉ dùng trong động cơ tĩnh tại và tầu thuỷ.

2.4.2.3. Đầu to thanh truyền:

Kích thước của đầu to thanh truyền phụ thuộc vào đường kính và chiều dài của
chốt khuỷu (hình 2.15)

a) b) c)

Hình 2.15. Các dạng kết cấu đầu to thanh truyền

a. Đầu to thanh truyền được chế tạo riêng; b. Đầu to thanh truyền được chia thành hai nửa bằng
mặt phẳng chéo; c. Đầu to thanh truyền có kết cấu bản lề và hãm bằng chốt côn

- Kết cấu đầu to thanh truyền phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Có độ cứng vững lớn để bạc nót không bị biến dạng nhất là các bạc lót mỏng.

SV: Trương Công Nguyện Trang


26
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

+ Kích thước, khối lượng nhỏ gọn để đảm bảo lực quán tính chuyển động quay
nhỏ, giảm được tải trọng nên chốt khuỷu, ổ trục và giảm được kích thước hộp trục khuỷu,
đồng thời tạo điều kiện để bố trí trục cam gần với trục khuỷu.

+ Chỗ chuyển tiếp giữa thân với đầu to thanh truyền phải có góc lượn lớn để tránh
ứng suất tập chung.

Để dễ lắp ghép nhất là trong động cơ ô tô máy kéo đầu to thanh truyền được cắt
làm hai nửa, nửa trên liền với thân thanh truyền, nửa dưới cắt rời ra thành nắp đầu to
thanh truyền. Hai nửa này lắp với nhau bằng bu lông. Trong trường hợp này bạc lót đầu
to cũng làm thành hai nửa.

Do trục khuỷu chịu tải trọng lớn nên khi thiết kế người ta dùng mọi biện pháp tăng
kích thước đường kính chốt khuỷu để nâng cao độ cứng vững của trục khuỷu. Do đó đầu
to thanh truyền cũng lớn lên. Vì vậy để đảm bảo kích thước đầu to thanh truyền mà vẫn
tăng đường kính chốt khuỷu người ta dùng các cách sau:

+ Chế tạo đầu to thanh truyền riêng rồi lắp với thân thanh truyền (hình 2.15a)

+ Cắt đầu to thanh truyền với mặt phẳng nghiêng 30 0 ÷ 600 so với đường tâm
thanh truyền (hình 2.15b).

+ Dùng loại kết cấu bản lề và hãm bằng chốt côn (hình 2.15c).

2.5 BẠC THANH TRUYỀN


2.5.1. Điều kiện làm việc

- Chịu ma sát lớn giữa bạc đầu nhỏ và chốt piston, giữa bạc đầu to và cổ biên.
- Chịu nhiệt độ cao nhất là với bạc đầu nhỏ do nhiệt độ của khí cháy truyền qua
piston đến chốt piston và đến bạc đầu nhỏ thanh truyền.
- Chịu va đập giữa bạc đầu nhỏ và chốt piston, bạc đầu to với cổ trục khuỷu.

2.5.2 Kết cấu bạc lót.

2.5.2.1 Bạc đầu nhỏ thanh truyền:

SV: Trương Công Nguyện Trang


27
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Bạc đầu nhỏ thanh truyền được chế tạo rời hoặc liền nhưng đa số là bạc liền được
ép vào bên trong đầu nhỏ thanh truyền. Trên bạc có khoan lỗ và phay rãnh dẫn dầu bôi
trơn cho chốt piston.

Hình 2.16. Kết cấu cố định bạc lót trên đầu to thanh truyền

1. Vấu lưỡi gà định vị; 2. Bạc lót

Hình 2.17. a) Bạc lót mỏng; b) Bạc lót dầy

Kết cấu bạc gồm hai phần đó là gộp bạc và phần hợp kim chịu mòn. Gộp bạc
thường được chế tạo bằng thép hợp kim ít cacbon để có độ đàn hồi cao.

Bạc lót mỏng: Chiều dày gộp bạc từ (0,93)mm. Lớp hợp kim chịu mòn từ (0,40,7)mm.

SV: Trương Công Nguyện Trang


28
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Phần 3 : QUY TRÌNH THÁO NHÓM PISTON -


THANH TRUYỀN

3.1 QUY TRÌNH THÁO NHÓM PISTON – THANH TRUYỀN


3.1.1 Tháo cụm piston - thanh truyền ra khỏi động cơ:

TT Công việc Dụng cụ Hình vẽ Chú ý

- Xả nước, xả dầu bôi


trơn ra khỏi động cơ.

- Lật nghiêng động cơ


phía buồng xupap
hướng lên trên để tháo
cụm piston - thanh
truyền (h 3.1).

Hình 3.1

SV: Trương Công Nguyện Trang


29
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

- Kiểm tra thanh truyền


và nắp đã có dấu chưa,
nếu chưa có phải đánh
dấu (chấm số, chấm
dấu) theo thứ tự của xi
lanh (h 3.2).

Hình 3.2

-Đánh dấu (chấm số, -Chấm -Theo


chấm dấu) theo thứ tự dấu hoặc thứ tự
của xi lanh (h 3.3). mũi đánh của xi
số. lanh.
3

Hình 3.3

- Quay trục khuỷu, để - Dùng -Để


cụm piston thanh tuýp, đúng vị
truyền cần tháo xuống khẩu. trí của
4 vị trí thấp nhất.

- Dùng tuýp, khẩu nới tránh
đều hai bu lông hoặc nhầm
êcu nhiều lần rồi mới lẫn.

SV: Trương Công Nguyện Trang


30
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

tháo hẳn ra để đúng vị


trí của nó tránh nhầm
lẫn (h3.4).

Hình 3.4

-Dùng búa nhựa gõ -Búa -Tránh


nhẹ vào bu lông lấy nhựa làm
nắp đầu to thanh gãy
truyền ra (h3.5). nắp
5 đầu to
thanh
truyền

Hình 3.5

- Đặt ống lót dẫn -Ống lót -Tránh


hướng bu lông hoặc dẫn làm
ống cao so gắn trên bu hướng hỏng
lông thanh truyền để
ren.
bảo vệ ren bu lông và
trục khuỷu khi tháo
6 (h3.5).

Hình 3.6

SV: Trương Công Nguyện Trang


31
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

- Kiểm tra xem miệng


xi lanh có gờ không
(h3.7).

Hình 3.7

8 - Cạo gờ miệng xi -Dao cạo -Tránh


lanh (nếu cần thiết), ba cạnh làm
dùng dao cạo ba hoặc dùng xước
cạnh hoặc dùng
dụng cụ bề mặt
dụng cụ chuyên
chuyên của xi
dùng để cạo (h3.8).
dùng để lanh.
cạo

Hình 3.8

SV: Trương Công Nguyện Trang


32
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

9 -Lấy cụm piston -Dùng búa


thanh truyền ra khỏi có cán
động bằng cách bằng gỗ,
dùng cán búa đẩy hay cán
cụm piston thanh bằng nhựa.
truyền (h 3.9).

Hình 3.9

10 -Lắp lại nắp thanh -Giá đỡ -Tránh


truyền đúng vị trí nhầm
theo từng cụm thanh lẫn
truyền. giữa
các
-Đưa cụm piston
cụm
thanh truyền lên giá
xilanh.
đỡ không để lẫn
chung vào khay có
các chi tiết khác.

-Tháo các cụm


piston - thanh truyền
còn lại ra khỏi động
cơ.

SV: Trương Công Nguyện Trang


33
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Hình 3.10

3.1.2. Tháo rời cụm piston - thanh truyền

- Dùng kìm tháo xéc -Kìm -Tránh


măng để tháo xéc tháo xéc lám
măng ra khỏi piston. măng gãy
xéc
- Dùng kìm tháo xéc
măng
măng, tháo xéc măng
khí số 1 và số 2
(h.3.11).
1

Hình 3.11

SV: Trương Công Nguyện Trang


34
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

- Nếu không có kìm ta -Tránh


có thể dùng tay lót dẻ làm
banh từ từ và đều khi gãy
nào lọt piston thì đưa xéc
xéc măng ra ngoài. măng.

- Dùng tay tháo hai


vòng dẫn hướng và lò
2
xo của vòng găng dầu
ra (h3.12)

-Để theo bộ không để


lẫn sang các piston
khác.

Hình 3.12

- Đánh dấu chiều lắp -Dùng


ghép giữa piston và sơn hoặc
thanh truyền (h3.13). phấn.

Hình 3.13

SV: Trương Công Nguyện Trang


35
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

- Dùng kìm mỏ nhọn -Kìm mỏ -Tránh


để tháo phanh hãm nhọn. làm
chốt (nếu có ) (h3.14). gãy
phanh
hãm.

Hình 3.14

- Dùng trục bậc đưa -Trục -Chốt


vào để đóng chốt bậc, búa lắp tự
piston, không tháo rời nhựa, do.
khỏi chốt piston, nếu đoạn
đưa chốt ra ngoài phải chầy
đánh dấu chiều lắp đồng.
ghép đúng với lỗ bệ
chốt theo từng bộ.
5
- Dùng búa nhựa,
đoạn nhựa và đoạn
chầy đồng gõ nhẹ lấy
chốt ra khỏi piston
(h3.15).

Hình 3.15

6 - Một số loại chốt -Dụng -Nhiệt


SV: Trương Công Nguyện Trang
36
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

piston trước khi tháo cụ hâm độ phải


chốt, phải làm nóng nóng. đúng
piston trong nước yêu
(h.3.16). cầu.

Hình 3.16

SV: Trương Công Nguyện Trang


37
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

- Dùng máy ép và bộ -Máy ép


gá để ép chốt ra khỏi và bộ gá.
piston (h3.17).

Hình 3.17

SV: Trương Công Nguyện Trang


38
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

- Piston và chốt đều -Khay -Tránh


được đánh dấu theo bộ. đụng nhầm
lẫn.
- Xếp lại piston, chốt
piston, xéc măng và
bạc lót theo thứ tự
(h3.18).

Hình 3.18

3.1.3. Tháo bạc thanh truyền

SV: Trương Công Nguyện Trang


39
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

-Tháo bạc ở nắp đầu to -Tránh


(hình3.19). làm
sước
bạc

Hình 3.19

SV: Trương Công Nguyện Trang


40
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

-Tháo bạc ở thân đầu to


thanh truyền
(hình3.20).

10

Hình 3.20

-Tháo bạc đầu nhỏ -Dụng


thanh truyền (h 3.21) cụ
chuyên
dùng
SST

11

Hình 3.21

SV: Trương Công Nguyện Trang


41
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

PHẦN 4: KIỂM TRA, SỬA CHỮA NHÓM


PISTON – THANH TRUYỀN
4.1. PISTON
4.1.1. Hư hỏng - nguyên nhân - tác hại

STT Hư Hỏng Nguyên Nhân Tác Hại

Thân bị mòn côn, Lực ngang. Làm cho piston


ô van. chuyển động không
Do ma sát với xi lanh.
vững vàng trong xi
1 Chất lượng dầu bôi trơn kém. lanh gây va đập.

Thiếu dầu bôi trơn.

Làm việc lâu ngày.

Thân bị cào Dầu có cặn bẩn. Mài mòn nhanh giữa


2 xước. xi lanh và piston.
Xéc măng bị bó kẹt trong xi lanh.

Rạn nứt. Niệt độ cao. Không an toàn khi


3 làm việc.
Thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Rãnh lắp xéc Do va đập giữa xéc măng và rãnh Làm cho sục dầu lên
măng bị mòn piston. buồng đốt.
4
rộng, rãnh trên bị
Lọt khí.
mòn nhiều nhất.

Mòn côn, ô van Do va đập với chốt piston. Làm cho tốc độ mòn
5 lỗ bệ chốt. nhanh, gõ chốt khi
động cơ làm việc.

SV: Trương Công Nguyện Trang


42
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Đỉnh piston bị Do tiếp xúc với sản phẩm cháy. Bám muội than nhanh
6 cháy rỗ, ăn mòn
gây kích nổ.
hóa học.

Piston bị vỡ. Do chất lượng chế tạo kém Làm cho động cơ
không làm việc được.
Do tháo lắp không đúng kỹ thuật.
7
Phá hủy các chi tiết khác

Piston bị bó kẹt Do nhiệt độ quá cao khi động cơ Làm cho động cơ
8 trong xi lanh. làm việc.Do khe hở giữa xi lanh không làm việc được.
và piston quá nhỏ.

SV: Trương Công Nguyện Trang


43
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

4.1.2. Kiểm tra và sửa chữa piston

- Vệ sinh piston trước khi kiểm tra.


- Dùng mắt quan sát, kiểm tra các vết nứt, cào xước cháy rỗ, muội than
- Thân piston mòn ít, các vết xước nhẹ thì có thể đánh bóng rồi dùng tiếp.

TT Kiểm tra,sửa chữa Dụng Hình vẽ Thông


cụ số
chuẩn

-Dùng panme đo đường Panme -Khe


kính dẫn hướng để xác hở phải
định độ mài mòn của nhỏ
thân (h4.1). hơn
0,35
-Piston bị nứt, vỡ thì
mm với
phải thay piston mới
đường
nếu vết nứt nhẹ thì có
kính
1 thể khoan chặn hai đầu
100
vết nứt một lỗ nhỏ và
mm).
dùng lại(h 4.1)
-Khe
-Khe hở piston và xi
hở tiêu
lanh quá tiêu chuẩn thì Hình 4.1
chuẩn
phải thay mới
la
0,06÷0,
08mm

SV: Trương Công Nguyện Trang


44
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

-Dùng đồng hồ so đo lỗ -Đồng -Độ


bệ chốt xác định độ hồ so mòn
mòn côn và ô van (h4.2) côn và
mòn ô
2 -Lỗ chốt bị mòn côn và
van nhỏ
ô van thì doa lại và thay
hơn
chốt piston có kích
0,003m
thước lớn hơn. Hình 4.2
m.

-Dùng căn lá và xéc Căn lá -Khe


măng mới để kiểm tra hở tiêu
và xéc
khe hở rãnh lắp xéc chuẩn
măng
măng (h4.3). của
mới
rãnh và
3 -Rãnh lắp xéc măng
xéc
mòn quá quy định thì
Hình 4.3 măng:
phải thay piston mới.
0,018 ÷
0,02
mm.

-Kiểm tra độ khít giữa


piston và chốt. Giữ
thanh truyền, thử lắc
piston, lên, xuống, tới
4
lui. Nếu cảm thấy có độ
rơ (lỏng) thì phải thay
piston và chốt cùng bộ
(h4.4). Hình 4.4

SV: Trương Công Nguyện Trang


45
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

-Dùng dao cạo, cạo sạch -Dao


muội than bám trên đỉnh cạo.
piston(h4.5 ).

Hình 4.5

- Dùng chất dung môi -Bàn


hòa tan và lấy bàn chải chải
làm sạch kỹ piston
(h4.6).

Hình 4.6

7 -Dùng dụng cụ chuyên


dùng hoặc vòng găng
gẫy làm sạch rãnh vòng
găng (h4.7).

SV: Trương Công Nguyện Trang


46
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Hình 4.7

4.1.3. Yêu cầu kỹ thuật

- Piston thay mới thì phải có đường kính phù hợp với đường kính xi lanh.
- Các thông số kỹ thuật phải đảm bảo.
- Khe hở tiêu chuẩn của piston với xi lanh: 0,06 ÷ 0,08 mm.
- Khe hở tiêu chuẩn của rãnh và xéc măng: 0,018 ÷ 0,02 mm.
- Chọn chốt piston cùng nhóm piston.
- Trọng lượng piston trong bộ phải bằng nhau, nếu đường kính lớn hơn hoặc bằng
100 mm độ sai lệch cho phép không quá 15g. Đường kính nhỏ hơn 100 mm trọng lượng
sai lệch cho phép không quá 9g.
- Trường hợp thay một quả piston thì các thông số kỹ thuật của quả mới phải bằng
các quả đang dùng.
- Bề mặt làm việc của piston phải nhẵn bóng.

4.2. CHỐT PISTON


4.2.1. Hư hỏng - nguyên nhân - tác hại

- Chốt piston làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao, bôi trơn khó khăn. Vì vậy trong
quá trình làm việc thường bị những hư hỏng sau:

STT Hư hỏng Nguyên nhân Tác hại

SV: Trương Công Nguyện Trang


47
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Mòn ở vị trí lắp ghép với đầu Do ma sát giữa hai Làm tăng khe hở lắp
1 nhỏ thanh truyền. bề mặt tiếp xúc. ghép. Khi làm việc gây
va đập gọi là gõ ắc.

Mòn ở vị trí lắp ghép với lỗ Do ma sát giữa hai Làm tăng khe hở lắp
2 bệ chốt piston. bề mặt tiếp xúc. ghép và gây va đập trong
quá trình làm việc.

Chốt piston bị cào xước bề Dầu bôi trơn có cặn Làm mòn nhanh các chi
3
mặt. bẩn, tạp chất. tiết.

Chốt piston bị nứt gẫy. Do Do chất lượng chế Làm động cơ không thể
4 tạo không đảm bảo, hoạt động được.
sự cố động cơ.

4.2.2 Kiểm tra - sửa chữa

Dụng Thông số
STT Kiểm tra, sửa chữa Hình vẽ
cụ chuẩn

-Dùng mắt quan sát bề Panme -Độ côn


mặt của chốt, kiểm tra các và ô van
vết nứt, cào xước. phải nhỏ
1 hơn 0,003
-Dùng dụng cụ đo để
mm.
kiểm tra độ côn và ô van
của chốt(h4.8)
Hình 4.8

SV: Trương Công Nguyện Trang


48
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

-Kiểm tra lỗ bệ chốt ở đầu -Đồng -Lớn hơn


nhỏ thanh truyền(h4.9) hồ so. dường
kính chốt
không
quá
2
0,003mm.

Hình 4.9

- Kiểm tra độ lắp khít của Hình 4.10

chốt, khi piston đã được


làm nóng, dùng tay đẩy
3
chốt vào trong piston
(h4.10).

4.2.3. Yêu cầu kỹ thuật

- Chọn chốt piston cùng nhóm với piston.


- Độ côn và ô van phải nhỏ hơn 0,003 mm.
- Độ cứng bề mặt phải đạt 56 HRC, độ bóng Ra 9 ÷ 12.
- Kích thước sửa chữa của chốt: 0,004; 0,008; 0,012; 0,016 mm.

4.3. XÉC MĂNG


4.3.1. Hư hỏng - nguyên nhân - tác hại

SV: Trương Công Nguyện Trang


49
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

ST Hư hỏng Nguyên nhân Tác hại


T

Hư hỏng chủ yếu là ma sát Do thiếu dầu bôi trơn, Gây hiện tượng sục
1 với thành xi lanh, mòn cạnh hành trình của piston có khí, lọt dầu, giảm
do va đập với rãnh piston. lực phức tạp. công xuât động cơ.

Xéc măng trên cùng mòn Làm việc trong điều kiện Làm tăng khe hở
nhiều nhất. áp xuất lớn, nhiệt độ cao miệng làm giảm độ
thiếu dầu bôi trơn. kín khít gây va đập
2 giữa xéc măng và
rãnh gây sục dầu,
lọt khí giảm công
suất động cơ.

Xéc măng đôi khi bị bó kẹt, Do nhiệt độ cao, thiếu dầu Gây hiện tượng cào
3
gẫy. bôi trơn. xước với xilanh.

4.3.2 Kiểm tra – sửa chữa

Dụng
STT Kiểm tra,sửa chữa Hình vẽ Thông số chuẩn
cụ

SV: Trương Công Nguyện Trang


50
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

-Kiểm tra khe hở -Căn -Khe hở miệng


miệng xéc măng. lá. tiêu chuẩn : 0,15
÷ 0,25 mm.
-Xéc măng đặt ở đáy
xi lanh gần điểm thấp
nhất của hành trình
xéc măng.

-Và kiểm tra khe hở


Hình 4.11
miệng xéc măng ở
1 một số điểm cần
thiết(h 4.11).
(H4.11) .

-Dùng căn lá để kiểm -Căn -Khe hở cạnh


tra khe hở cạnh lá tiêu chuẩn từ

(H4.12 ) 0,015 ÷ 0,02mm

SV: Trương Công Nguyện Trang


51
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Hình 4.12

-Kiểm tra khe hở lưng -Tia sáng xuyên


của xéc măng . qua lỗ đó sao cho
tổng số lọt ánh
- Đặt xéc măng vào
sáng không quá -
xilanh mới có kích
1/3 chu vi, tổng
thước phù hợp ,đúng cung lọt ánh
tiêu chuẩn. Sau đó sáng không quá
dụngmột cái chụp có 3 cung.
đường kính nhỏ hơn
3
đườngkính của xilanh
1 ÷ 2 mm(h 4.13)

Hình 4.13

4.3.3 Yêu cầu kỹ thuật

- Khe hở miệng từ 0,15 ÷ 0,25. Lớn nhất 1mm đối với xéc măng hơi và 1,5 đối với
xéc măng dầu.
- Xéc măng phải thấp hơn mép rãnh 0,20 mm.
- Xéc măng phải có khe hở cạnh so với rãnh 0,015 – 0,02mm.
- Xéc măng phải có khe hở lưng nhỏ hơn 1/3 chu vi (tổng số cung lọt ánh sáng
không quá 3 cung và tổng số góc lọt ánh sáng không quá 1/3 chu vi ).
- Xéc măng phải đảm bảo đủ lực đàn hồi cho mỗi loại.
SV: Trương Công Nguyện Trang
52
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

- Độ đàn hồi của xéc măng hơi 60 ÷ 80 N, của xéc măng dầu 10 ÷ 80N.

SV: Trương Công Nguyện Trang


53
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

4.4.THANH TRUYỀN
4.4.1 .Những hư hỏng – nguyên nhân và tác hại :

ST
Hư hỏng Nguyên nhân Tác hại
T

Thanh -Do động cơ bị kích nổ, - Làm cho piston đâm lệch về một
truyền bị do đánh lửa quá sớm, phía piston và xéc măng bị
1 cong. do piston bị bó kẹt, đặt cam nghiêng làm giảm độ kín khít
sai. - Cụm piston, xéc măng, xi lanh
mòn nhanh và mòn không đều.
Thanh -Do lực tác dụng đột ngột vi -Làm cho đường tâm của lỗ đầu to
truyền bị các nguyên nhân kể trên, khe thanh truyền và đầu nhỏ thanh
xoắn. hở giữa đầu to thanh truyền truyền không cùng nằm trên một
và dầu cổ biên quá lớn và độ mặt phẳng.
mòn côn ôvan lớn.
-Piston xoay lệch trong xi lanh
2 bạc đầu to, đầu nhỏ thanh truyền
mòn nhanh.

-Thanh truyền bị mòn rỗng lỗ đầu


to, đầu nhỏ do bạc bị xoay làm
khe hở lắp ghép mòn nhanh gây va
đập bó kẹt.

Thanh -Do dầu có nhiều cặn bẩn,do -Thanh truyền bị tắc lỗ dầu làm
truyền bị tắc bạc bị xoay. dầu không thể tới pitston và xi
3 lỗ dầu. lanh nên không thể bôi trơn cho
các chi tiết này dẫn tới phá hỏng
các chi tiết rất nguy hiểm.

SV: Trương Công Nguyện Trang


54
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Thanh -Do lực tác dụng quá lớn vì -Động cơ mất khả năng làm việc
truyền bị những nguyên nhân kể trên, và gây hư hỏng cho các chi tiết
4 nứt, gãy. do piston bị bó kẹt trong khác của động cơ.
xilanh.

Lỗ đầu to -Do va đập (khe hở bạc lớn -Bịt lỗ dầu gây bó kẹt, phát sinh
thanh truyền quá), do mài mòn (bạc bị tiếng gõ.
5
và đầu nhỏ xoay)
bị mòn rộng

Bu lông, đai -Do mỏi, do lực uốn, lực kéo -Động cơ không làm việc được,
ốc thanh lớn, do lực xiết lớn quá. gây hư hỏng các chi tiết.
6 truyền bị
hỏng ren
hoặc bị gãy

4.4.2.Kiểm tra và sửa chữa :

4.4.2.1. Bu lông thanh truyền

- Dùng mắt quan sát bề mặt ren xem có tróc rỗ, mòn không. Bề mặt tiếp xúc của
bulông, đai ốc có phẳng không? Thân bulông có bị cong không? Nếu có hư hỏng thì thay
ngay.
- Vặn đai ốc vào bulông sao cho đai ốc vặn vào được hết chiều dài có ren của
bulông, nếu đai ốc không vào hết ren thì dùng thước cặp đo đường kính nhỏ lại của
bulông nếu như không xác định được phần nhỏ lại phải đo đường kính thân bulông cách
25 mm. Đường kính từ khoảng 7,4 ÷ 7,6 mm, tối thiểu 7,2
4.4.2.2. Lỗ dầu

- Dùng mắt quan sát hoặc dùng khí nén để kiểm tra, nếu bị tắc thì tiến hành thông.

SV: Trương Công Nguyện Trang


55
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

- Dùng vòi hơi thổi lỗ dầu xem có tắc không nếu có thì thông đến khi nào hết tắc thì
thôi .
4.4.2.3. Đầu to và đầu nhỏ thanh truyền
- Lắp đầu to thanh truyền (không có bạc lót) và xiết đúng mô men quy định.
- Dùng đồng hồ so đo trong và kết hợp với Panme đo trong để kiểm tra đường kính
lỗ, độ côn và độ ôvan của lỗ đầu to và đầu nhỏ thanh truyền.
- Độ côn và độ ôvan cho phép từ 0,008 ÷ 0,015mm.
- Đối với lỗ đầu to doa lại theo kích thước sửa chữa và mạ đồng ở lưng bạc lót, nếu
điều kiện cho phép ta tiến hành thay mới.
- Đối với lỗ đầu nhỏ doa rộng theo kích thước sửa chữa sau đó dùng bạc đồng có
kích thước tương ứng để ép vào.

Kiểm tra,sửa Thông số


TT Dụng cụ Hình vẽ
chữa chuẩn

- Kiểm tra độ -Dụng cụ -Độ cong


cong của thanh chuyên cho phép
truyền bằng dụng dùng. không vượt
cụ chuyên dùng. quá
- Lắp thanh 0,05/100
truyền lên dụng mm .
cụ chuyên dùng.
1 (chú ý điểu chỉnh
vị trí thanh
truyền phù hợp).

Hình 4.14

SV: Trương Công Nguyện Trang


56
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

-Kiểm tra độ -Dụng cu -Độ xoắn


xoắn của thanh chuyên cho phép
truyền bằng dụng dùng. không vượt
cụ chuyên dùng quá
(h4.15) 0,15/100
mm.

Hình 4.15

-Thanh truyền bị -Trục vít,


cong: Đánh dấu máy ép
chiều cong rồi thủy lực
thực hiện nắn hoặc nắn
thanh truyền trên bằng búa
máy ép. nguội.
3 -Dùng trục vít,
máy ép thủy lực
hoặc nắn bằng
búa nguội (chú ý
kê đỡ không làm
biến dạng bề mặt
Hình 4.16
thanh truyền).

SV: Trương Công Nguyện Trang


57
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

-Thanh truyền bị -Máy ép


xoắn: Kẹp đầu to thủy lực.
thanh truyền lên
êtô (chú ý đệm
lót để không làm
biến dạng bề mặt
thanh truyền),
4
dùng tay đòn nắn
vào phần,thân sát
với đầu nhỏ
thanh truyền rồi
quay ngược với
Hình 4.17
chiều xoắn để
uốn.(h 4.17)

4.4.3. Yêu cầu kỹ thuật

- Độ côn và độ ôvan cho phép của lỗ đầu to và đầu nhỏ thanh truyền từ 0,008 ÷
0,015mm.
- Độ cong cho phép của thanh truyền không vượt quá 0,05/100mm .
- Độ xoắn cho phép của thanh truyền không vượt quá 0,15/100mm.

SV: Trương Công Nguyện Trang


58
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

4.5 BẠC THANH TRUYỀN


4.5. 1 Hư hỏng - nguyên nhân - hậu quả.

4.5.1.1 Bạc đầu to thanh truyền.

TT Hư hỏng Nguyên nhân Hậu quả

Bề mặt làm việc Do trong dầu có nhiều cặn bẩn, nếu -Làm cho bạc và các
của bạc bị cào xước vết xước sâu có thể do cát hoặc kim ổ trục bị mài mòn
1
thành những đường loại. nhanh hơn.
tròn.

Bề mặt làm việc - Do ma sát giữa bạc và trục. - Làm tăng khe hở
của bạc bị mòn lắp ghép và sinh ra
- Chất lượng dầu bôi trơn kém trong
côn, ôvan. va đập trong quá
dầu có nhiều tạp chất.
trình làm việc.
2 - Do cổ biên bị cong, xoắn.
- Làm giảm áp suất
- Do tác dụng của lực khí cháy thay dầu bôi trơn.
đổi theo chu kì.

3 Bề mặt làm việc - Do thiếu dầu bôi trơn, chất lượng -Làm tăng nhanh
của bạc bị cháy dầu kém trong dầu có nhiều tạp mài mòn các chi tiết.
xám, tróc rỗ. chất.

- Do khe hở giữa bạc và trục quá


nhỏ.

- Do khả năng truyền nhiệt của bạc


kém.

SV: Trương Công Nguyện Trang


59
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Bạc bị bó, cháy lớp - Do khe hở lắp ghép giữa bạc và -Làm xước, gẫy trục.
hợp kim ở trên bề trục quá nhỏ.
mặt làm việc của
- Do thiếu dầu bôi trơn.
4 bạc.
- Do tắc đường dẫn dầu.

- Do chất lượng chế tạo bạc không


đảm bảo.

Bạc bị xoay lưng. - Do không đảm bảo độ găng. -Làm bịt lỗ dầu bôi
5 trơn gây nên hiện
- Do lắp ghép không đúng chiều.
tượng phá hỏng các
chi tiết khác.

4.5.1.2 Bạc đầu nhỏ thanh truyền.

TT Hư hỏng Nguyên nhân Hậu quả

-Bạc bị mòn côn, mòn ô van. -Do ma sát với chốt -Gây ra va đập khi
1
Piston. động cơ làm việc

- Bạc bị xoay. - Do không đảm bảo độ -Gây tắc đường dầu bôi
găng, do lắp ghép sai trơn, dẫn đến phá hủy
2
chiều. nhanh các chi tiết và có
thể phá hỏng động cơ.

-Bạc bị cháy. -Do thiếu dầu bôi trơn. -Làm bó chốt và đầu
3 nhỏ thanh truyền làm
phá huỷ động cơ.

4 -Bề mặt bạc bị cào xước -Do dầu bôi trơn có -Làm cho động cơ khi
thành những đường tròn. nhiều cặn bẩn như mạt làm việc có tiếng gõ ở

SV: Trương Công Nguyện Trang


60
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

kim loại hoặc hạt cứng. đầu nhỏ thanh truyền.

4.5.2. Kiểm tra – sưa chữa

4.5.2.1 Bạc đầu to thanh truyền.

Quan sát bằng mắt các vết xước, cháy rỗ trên bề


mặt làm việc của bạc Hình (4.18)
Hình 4.18
a. Kiểm tra khe hở giữa bạc và cổ trục:

* Dùng Panme hoặc thước ống đo đường kính trong của


bạc (Hình 4.19)

- Dùng Panme hoặc thước cặp đo đường kính


ngoài của cổ khuỷu.
- Hiệu số hai kích thước là khe hở của bạc và cổ
trục. Hình 4.19
* Dùng phương pháp ép chì (đối với động cơ Diesel).
(hình 4.20).

Tháo nắp đầu to thanh truyền rồi lấy hai đoạn

dây chì mỗi đoạn dài bằng 2/3 chiều dài của bạc.

Đặt hai dây chì ở gần hai mép bạc cách hai má

khuỷu khoảng 2 ÷ 3 cm (theo cung tròn). Lắp nắp

thanh truyền vào rồi xiết bulông đúng lực quy định Hình 4.20

xoay thanh truyền một vòng rồi tháo lấy dây chì ra.

Dùng Panme hoặc thước cặp đo chiều dày của dây

chì đó chính là khe hở giữa bạc thanh truyền và cổ trục.

SV: Trương Công Nguyện Trang


61
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Đối với cổ trục khuỷu ta chỉ đặt dây chì vào xiết nắp

trục khuỷu đủ cân lực sau đó tháo ra đo dây chì là được.

* Dùng dải nhựa plastic:

- Tháo nắp ổ đỡ trục khuỷu (nắp đầu to thanh


truyền).
- Đặt dải nhựa plastic vào dọc mỗi cổ trục chiều
dài của dải nhựa bằng 2/3 chiều dài của cổ trục khuỷu
(hình4.21).
- Lắp lại nắp đầu to thanh truyền (nắp ổ đỡ) theo
dấu. Xiết các bulông đúng cân lực.
 Chú ý: Không được quay trục khuỷu chờ một
thời gian sau đó tháo ra.

Dùng thẻ mẫu đo chiều rộng của dây plastic căn cứ


vào chiều rộng của thẻ mẫu để xác định được khe hở giữa Hình 4.21

bạc với cổ trục (hình4.22).

- Khe hở giới hạn : 0,03 ÷ 0,059 mm

khe hở tối đa : 0,1 mm

Đối với TOYOTA : 0,02 β 0,05 mm

khe hở tối đa : 0,1 mm

Đối với MAZDA : 0,03 ÷ 0,049 mm (đối với

cổ số3).
Hình 4.22
0,025 ÷ 0,043 mm (đối với cổ số 1,2,4,5).

khe hở tối đa : 0,08 mm

SV: Trương Công Nguyện Trang


62
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

b. Kiểm tra độ găng bạc đầu to thanh truyền

- Lắp bạc vào ổ trên đồ gá kiểm tra độ găng, một

đầu ép dẫn động bằng khí nén sẽ nén bạc với một lực cần
Hình 4.23
thiết (khoảng 1500 Kg), trên đầu ép gắn đồng hồ xo để kiểm tra độ găng của bạc so với
mặt phẳng chuẩn của ổ. Khi đầu ép đi lên, một thanh đẩy lắp trên trục sẽ tì vào chốt đẩy
bạc ra khỏi ổ (hình4.23).

4.5.2.2 Sửa chữa bạc đầu to thanh truyền

a.Cạo rà bạc

*.Công tác chuẩn bị

+ Dao cạo có mũi dao hình tam giác


(hình4.24).

- Cấu tạo: gồm ba lưỡi dao cắt hợp thành ba góc


có tiết diện hình tam giác.

+ Máy mài dao, thỏi đá mài

*Phương pháp mài dao:

- Mũi cạo tam giác dạng rỗng cần được


mài đồng thời ba cạnh cắt bằng cách mài từng Hình 4.24
mặt một với thao tác (hình4.24).
 Chú ý : + Mũi nhọn có thể gây thương
tích.

+ Trong khi mài nên sử dụng hết chiều


rộng của đá mài, tránh mài sâu một chỗ.

SV: Trương Công Nguyện Trang


63
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

+ Lưỡi cạo sau khi mài cần được mài sơ lại lên đá mài.

- Khi mài luôn phải đeo kính bảo hộ.

b. Các cấp sửa chữa bạc

Căn cứ vào các cấp sửa chữa bảo dưỡng của động cơ mà có các công việc cụ thể
sau:

- Hạ căn mép để điều chỉnh khe hở của bạc đối với những động cơ bảo dưỡng lần
đầu.
- Đưa căn đệm vào lưng bạc phía nắp ổ đỡ để điều chỉnh khe hở của bạc. Tùy từng
mức độ của khe hở mà ta chọn khe hở cho phù hợp đối với động cơ đã qua nhiều lần bảo
dưỡng.
- Thay thế toàn bộ bạc mới đối với bạc đã qua nhiều lần căn chỉnh.
- Bạc bị cào xước sâu cháy rỗ hoặc bị xoay lưng cũng phải thay thế.

c. Cách lựa chọn bạc mới

Đối với bạc thay mới phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật sau:

- Bạc phải cùng cốt với cổ trục.


- Bạc phải đảm bảo độ găng: Động cơ Xăng 0,12 ÷ 0,2mm Động cơ Diesel 0,2 ÷
0.22mm.
- Lỗ dầu của bạc phải trùng với lỗ dầu của cổ trục và phải có chốt định vị.

d. Quy trình kiểm tra cạo rà bạc thanh truyền.

- Kiểm tra chất lượng mài sắc của dao cạo, góc mài sắc bằng dưỡng xem đảm bảo
yêu cầu chưa.
- Lắp trục khuỷu lên gối đỡ chuyên

dùng rồi lau chùi cẩn thận bằng giẻ lau.

SV: Trương Công Nguyện Trang


64
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

- Lau cẩn thận bằng giẻ lau các nắp

nửa bạc trượt trên nắp đầu to thanh truyền

và thân thanh truyền. Hình 4.25

- Lắp thanh truyền đã được thay thế bạc,vào đúng vị trí thứ tự chiều lắp ghép nắp
đầu to

thanh truyền lại xiết bulông biên đều tay và quay thử để làm dính bột màu lên bạc khi
nào thấy chặt thì dừng tay lại.

- Tháo thanh truyền ra quan sát vết tiếp


xúc trên bề mặt làm việc của bạc. Nếu diện tích tiếp xúc phân bố đều chiếm 80 ÷ 85%

trở lên là đạt. Nếu không ta tiến hành cạo,

cạo các vết bột màu bằng dao cạo ba cạnh

theo đường vân nghiêng bằng cách cho dao

cạo chuyển động đều theo cung tròn,

lưỡi cắt của dao dịch chuyển từ phải sang

trái, tránh không đểcó vết vấp trên bề mặt bạc.


Hình 4.26
- Lau sạch bề mặt làm việc của bạc và cổ biên trục khuỷu.
- Kiểm tra bằng cách để thanh truyền nghiêng so với phương thẳng đứng phía dưới
một góc 450 rồi để thanh truyền rơi do trọng lượng của nó. Nếu thanh truyền quay qua
phương thẳng đứng phía dưới một góc nào đó là đạt.

4.5.2.3. Yêu cầu kỹ thuật của bạc đầu to thanh truyền

- Đảm bảo độ găng cho phép : 0.12 ÷ 0.2 mm


- Đảm bảo độ chính xác về độ côn, ô van nhỏ hơn 0.02mm.
- Bạc không bị cào xước, tróc rỗ,vấp bậc.
- Đảm bảo khe hở đúng quy định ở lực xiết quy định.

SV: Trương Công Nguyện Trang


65
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

- Độ bóng đạt Ra = 8 ÷ 9.

4.5.3.4 Sửa chữa bạc đầu nhỏ thanh truyền

Nếu bạc còn tốt thì có thể thay chốt có kích thước lớn hơn rồi doa cạo lại bạc cho
đúng yêu cầu kỹ thuật.

Nếu bạc bị xoay thì phải thay bạc mới doa và cạo rà lại.

Các thông số kỹ thuật sửa chữa của chốt là: 0,04 mm; 0,08mm; 0,12mm; 0,16mm.

SV: Trương Công Nguyện Trang


66
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

PHẦN 5 : QUY TRÌNH LẮP CỤM PISTON,


THANH TRUYỀN

5.1. QUY TRÌNH LẮP CỤM PISTON – THANH TRUYỀN


5.1.1 Lắp chốt piston.

Dụng
TT Công việc Hình vẽ Chú ý
cụ

- Lắp piston với Chiều


thanh truyền theo làm
đúng thự tự đã đánh việc
dấu (h5.1). của
piston.
1

Hình 5.1

- Lắp phanh hãm chốt


mới vào một bên lỗ
chốt piston.

- Ướm 1/3 chu vi


2
phanh hãm vào đoạn
mép lỗ chốt giữa hai
lỗ khoét (h5.2).

SV: Trương Công Nguyện Trang


67
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Hình 5.2

- Ướm phanh hãm Tránh


vào rãnh, sao cho đầu làm
mép phanh hãm trùng gãy
với lỗ khoét trên lỗ phanh
chốt piston. hãm.

- Đưa đầu phanh hãm


vào rãnh và dùng
3
ngón tay cái giữ
phanh hãm(h5.3)

Hình 5.3

- Đưa đầu tuốc nơ -Tuốc Tránh


vít vào lỗ khoét và nơ vít. làm
đẩy dần phanh hãm gãy
lọt vào rãnh (h5.4). phanh
hãm.

Hình 5.4

SV: Trương Công Nguyện Trang


68
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

- Một số trường -Dụng -Nhiệt


hợp phải luộc piston cụ hâm độ vừa
trong nước nóng nóng. đủ.
(h5.5).

Hình 5.5

6 - Dùng búa nhựa, -Máy ép


đoạn nhựa và đoạn và bộ gá
chầy đồng gõ lắp
chốt vào piston.

- Dùng máy ép và
bộ gá để lắp chốt
vào piston(h 5.6).

SV: Trương Công Nguyện Trang


69
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Hình 5.6

SV: Trương Công Nguyện Trang


70
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

5.1. 2. Lắp xéc măng vào piston

TT Công việc Dụng cụ Hình vẽ Chú ý

- Xéc măng trước -Lắp


khi lắp phải đảm bảo đúng
các thông số kỹ thứ
thuật. tự.

- Lắp xéc măng vào


piston theo theo thứ
tự của từng bộ,
không lắp lẫn vào
1 các piston khác.

- Lắp phanh hãm lò


xo và hai vòng dẫn
hướng của xéc măng
dầu vào (h5.7).

Hình 5.7

2 - Dùng kìm lắp vòng -Kìm - Sao


găng để lắp hai xéc tháo xéc cho
măng hơi vào piston măng. mặt
(h 5.8). ký
hiệu
quay
lên
trên.

SV: Trương Công Nguyện Trang


71
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Hình 5.8

- Chia các miệng xéc -Kìm


măng theo 1200 tháo xéc
hoặc 900 ( h 5.9). măng

-Các miệng xéc


măng phải không
thẳng hàng không
nằm vào phần dẫn
3
hướng của piston và
lỗ bệ chốt.

Hình 5.9

5.1.3. Lắp bạc thanh truyền

T Công việc Dụng cụ Hình vẽ Chú ý


T

1 -Lắp bạc ở nắp đầu -


to. Tránh
làm
-Sao cho cựa gà đúng
sước
vị trí.
bạc.
-Lỗ dầu trên bạc va
trên nắp thanh truyền
trùng nhau
(hình5.10).

SV: Trương Công Nguyện Trang


72
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Hình 5.10

-Lắp bạc ở thân đầu


to thanh truyền.

-Lỗ dầu trên bạc va


trên nắp thanh truyền
trùng nhau(hình5.11).

Hình 5.11

SV: Trương Công Nguyện Trang


73
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

-Tháo bạc đầu nhỏ -Dụng


thanh truyền (h 5.12) cụ
chuyên
dùng
SST.

Hình 5.12

5.1.4. Lắp cụm piston - thanh truyền vào động cơ.

T Công việc Dụng cụ Hình vẽ Chú ý


T

1 - Dùng đoạn ống -Ống


mềm hoặc cao su mềm
bọc các chân bu lông hoặc cao
thanh truyền, để su
tránh làm xước cổ
trục (h5.13).

SV: Trương Công Nguyện Trang


74
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Hình 5.13

- Quay cổ biên cần -Gõ đều


lắp xuống vị trí thấp xung
nhất (ĐCD) . quanh.

- Xiết ống kẹp


chuyên dùng cho ôm
khít quả piston -
thanh truyền.
2
- Dùng đuôi búa gõ
đẩy nhẹ cho piston -
thanh truyền vào
xilanh theo thứ tự, và
xem dấu (h5.14).

Hình 5.14

- Tháo ống cao su -Lắp


bọc các chân bu lông đúng bộ.
thanh truyền ra.

- Lắp nắp thanh


truyền của bộ đó lại,
3 dùng tay vặn êcu bu
lông(h5.15).

Hình 5.15

SV: Trương Công Nguyện Trang


75
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

-Dùng clê lực xiết


cho đều cả hai phía
hay đúng lực xiết
quy định(h 5.16)

Hình 5.16

SV: Trương Công Nguyện Trang


76
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

- Lắp các cụm piston


- thanh truyền còn lại
vào, khi lắp xong mỗi
cụm phải kiểm tra,
nếu có hiện tượng bất
thường nào phải kịp
thời sữa chữa ngay.
Tùy từng loại động
cơ lực xiết khác nhau
(h5.17).

Hình 5.17

SV: Trương Công Nguyện Trang


77
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

PHẦN 6 : KIỂM NGHIỆM CÁC THÔNG SỐ KĨ THUẬT SAU SỬA CHỮA


Bảng thông số kỹ thuật

TT Tên chi tiết Nội dung Thông số

- Khe hở tiêu chuẩn của piston với xi lanh. 0,06 ÷ 0,08 mm

Piston - Khe hở tiêu chuẩn của rãnh và xéc 0,018 ÷ 0,02 mm


măng.
1
-Độ mòn côn và mòn ô van của lỗ bệ chốt < 0,003mm

-Độ mòn của piston < 0,03 mm

Chốt piston -Độ côn và ô van cuả chốt piston < 0,003 mm
2
-Độ cứng bề mặt, độ bóng bề mặt 56 HRC, Ra 9-12

-Khe hở miệng tiêu chuẩn 0,15 ÷ 0,25 mm

-Khe hở cạnh tiêu chuẩn 0,015 ÷ 0,02mm

Xéc măng -Độ đàn hồi của xéc măng hơi 60 ÷ 80 N

3 -Độ đàn hồi của xéc măng dầu 10 ÷ 80N

- Xéc măng phải có khe hở lưng < 1/3 chu vi nó

- Độ côn, độ ôvan của lỗ đầu to và đầu 0,008- 0,015mm.


nhỏ thanh truyền
Thanh
- Độ cong cho phép của thanh truyền < 0,05/100 mm
4 truyền
- Độ xoắn cho phép của thanh truyền < 0,15/100mm

- Đảm bảo độ găng cho phép 0.12 ÷ 0.2 mm

-Độ côn, ô van < 0.02mm

SV: Trương Công Nguyện Trang


78
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

5 Bạc thanh - Độ bóng đạt Ra = 8 ÷ 9


truyền

NHẬN XÉT CỦA TRUNG TÂM


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................

Nam Định, ngày tháng năm 2012

GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM

SV: Trương Công Nguyện Trang


79
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

Trần Văn Tiến

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Nam Định, ngày tháng năm 2012

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Tống Minh Hải

SV: Trương Công Nguyện Trang


80
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………...…..1

LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………..…………………………..2

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM…………………………………………….3

PHẦN 2: KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN TRONG NHÓM PISTON - THANH


TRUYỀN ……………………………………..…………………………………………11

PHẦN 3:QUY TRÌNH THÁO NHÓM PISTON, THANH TRUYỀN……….……...28

PHẦN 4: KIỂM TRA, SỬA CHỮA NHÓM PISTON – THANH TRUYỀN…...39

PHẦN 5: QUY TRÌNH LẮP NHÓM PISTON – THANH TRUYỀN………………62

PHẦN 6: KIỂM NGHIỆM CÁC THÔNG SỐ KĨ THUẬT SAU SỬA CHỮA…….71

SV: Trương Công Nguyện Trang


81
Lớp: CN50-OT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG TÂM TH & DV SẢN XUẤT

SV: Trương Công Nguyện Trang


82
Lớp: CN50-OT

You might also like