Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

NHÓM 1

CRITICAL THINKING - CREDIBILITY

1. Tính xác thực của thông tin


 Trong việc đánh giá tính xác thực của các trang web, các chuyên gia đã chỉ ra
tính xác thực của các trang web là khác nhau nên họ phải nỗ lực đánh giá những
trang web nào mà họ cho là quan trọng. Nhưng trong quá trình đá giá thì những
người không có chuyên môn thì chỉ quan tâm đến bố cục, kiểu chữ và hoạt ảnh
của trang web. Ngược lại thì các chuyên gia đã chú ý hơn vào chất lượng tài
liệu tham khảo của trang web. thông tin xá thực của các nhân được đề cập đến.
 Chúng ta có thể thấy rằng một bản tin hay báo cáo với thiết kế đẹp và những
màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn không thể thay thế cho những bài báo có tài liệu tham
khảo và được đưa ra bởi những người có thông tin xác thực phù hợp
 Có thể kiểm tra những thông tin không xác thực bằng các cơ quan kiểm tra tính
xác thực khác nhau như:
■ Factcheck.org
■ New York Times
■ Politifact (Poynter Institute)
■ Snopes
■ Washington Post
 Đối với độc giả có những mối lo ngại lòng tin về cơ quan truyền thông nghiêng
về cánh tả, một tổ chức không thiên tả trực tuyến chuyên tập hợp dữ liệu và tin
tức chính trị - RealClearPolitics – đồng thời cũng là cơ quan kiểm tra tính xác
thực, xem xét kết quả những tổ chức kiểm định tính xác thực được kể trên.
 Các trang web kiểm tra tính xác thực thông tin có những hạn chế: chỉ những
bản tin được lưu hành rộng rãi mới được điều tra và kết quả điều tra không có
tính nhất quán.

2. Tin tức trên các kênh truyền thông

 News on Internet ( 2 người ) Linh + Trung


o (Trung) Bài viết "Tin giả trên Internet" của tác giả Seth Godin và Jane Levine
chỉ ra rằng Internet là một nguồn thông tin khổng lồ, nhưng cũng là nơi chứa
đựng nhiều tin giả. Tin giả là những thông tin sai lệch, được tạo ra với mục đích
lừa đảo, gây hiểu lầm hoặc gây hại cho người khác.
o (Linh) Bài viết này nói về sự phổ biến của tin giả trên Internet và cách đánh giá
tính đáng tin cậy của các trang web. Nó nhấn mạnh rằng Internet có thể truyền
tải thông tin sai lệch một cách rất dễ dàng. Có hai loại nguồn thông tin trên
Internet, bao gồm các nguồn thương mại và tổ chức chính thức, cũng như các
trang web cá nhân và nhóm trên World Wide Web. Một số trang web giả mạo
có thể trông rất giống các nguồn tin thực. Bài viết cũng đề cập đến việc đánh
giá tính đáng tin cậy của một trang web, với sự chú ý đặc biệt đến nguồn tham
khảo và uy tín của trang web đó. Ngoài ra, bài viết cũng nhắc đến một số trang
web tin giả cụ thể và nhấn mạnh rằng thiết kế hấp dẫn của một trang web không
thể thay thế thông tin được chứng minh bằng tài liệu tham khảo và được đăng
bởi những người có chứng chỉ phù hợp.

Bài viết phân loại các nguồn thông tin trên Internet thành hai loại:

o Các nguồn thương mại và thể chế: Đây là những nguồn thông tin chính thống, được
kiểm duyệt và xác minh trước khi đăng tải. Các nguồn thông tin này bao gồm các cơ
quan truyền thông lớn, chính phủ, các tổ chức giáo dục, v.v.
o Các trang cá nhân và nhóm trên World Wide Web: Đây là các nguồn thông tin không
chính thống, có thể được tạo ra bởi bất kỳ ai. Các nguồn thông tin này bao gồm các
trang web tin tức giả, các trang cá nhân, các nhóm trên mạng xã hội, v.v.
o Bài viết chỉ ra rằng các trang web tin tức giả thường có thiết kế và logo giống như các
trang web tin tức chính thống. Chúng cũng thường sử dụng các tiêu đề giật gân, gây
sốc để thu hút người đọc. Tuy nhiên, nội dung của các trang web tin tức giả thường
không chính xác hoặc bị bóp méo.
o Bài viết cũng đưa ra một số ví dụ về tin giả đã được lan truyền trên Internet. Một trong
những ví dụ là câu chuyện về việc cựu tổng thống Barack Obama bị bắt quả tang ăn
cắp tiền từ Văn phòng Thăm viếng và Kỳ nghỉ của Tổng thống. Câu chuyện này đã
được lan truyền trên mạng xã hội và một số nguồn tin tức hợp pháp, mặc dù nó hoàn
toàn không có thật.
o Bài viết kết luận rằng người dùng Internet cần thận trọng khi tiếp nhận thông tin từ
Internet. Người dùng nên kiểm tra độ tin cậy của nguồn thông tin trước khi chia sẻ
hoặc tin tưởng vào thông tin đó.

Một số lưu ý để nhận biết tin giả:

o Kiểm tra độ tin cậy của nguồn thông tin: Nguồn thông tin có phải là một cơ quan
truyền thông chính thống hay không? Nguồn thông tin có được kiểm duyệt và xác
minh trước khi đăng tải hay không?
o Xem xét tiêu đề và nội dung của bài viết: Tiêu đề có giật gân, gây sốc hay không? Nội
dung của bài viết có phù hợp với thực tế hay không?
o Tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: Nếu bạn thấy một thông tin đáng ngờ,
hãy tìm kiếm thông tin đó từ nhiều nguồn khác nhau để có cái nhìn tổng quan hơn.
o Không chia sẻ tin tức chưa được xác minh: Nếu bạn chưa chắc chắn về độ tin cậy của
một thông tin, hãy đợi cho đến khi có thêm thông tin xác minh.

 Videos và Talk Radio


o Videos: Đoạn văn nhấn mạnh rằng mặc dù các video trực tiếp về các sự kiện nóng
hổi có giá trị đối với công chúng nhưng chúng có thể bị diễn giải và thiếu ngữ cảnh
cần thiết. Bạn nên thận trọng khi xem video về các sự kiện đáng chú ý, đặc biệt khi
chúng được trình bày bởi các cá nhân hoặc nhóm có mối quan tâm đặc biệt đến chủ đề
này. Một mối lo ngại khác là khả năng tạo ra ấn tượng sai lầm khi xem đi xem lại một
số sự kiện nhất định, dẫn đến đánh giá quá cao tần suất của chúng. Mặc dù việc có
nhiều nguồn tin tức là có lợi nhưng điều quan trọng là phải tiếp cận video từ các
nguồn không xác định bằng sự thận trọng và tư duy phê phán.

o Talk Radio: Đài phát thanh dường như cung cấp thông tin độc đáo không có trong
các bản tin thông thường. Một số người dẫn chương trình thậm chí còn thuê các nhà
nghiên cứu để thu thập thông tin liên quan từ các nguồn hợp pháp, cung cấp cho người
nghe những thông tin thú vị. Tuy nhiên, người dẫn chương trình phát thanh từ mọi
phía có xu hướng bóp méo sự thật, và thể hiện sự thiên vị trong việc đưa tin của họ.
Bản chất ồn ào và hung hãn của đài phát thanh có thể khiến bạn choáng ngợp.

Social Media: Echo Chambers and Foreign Agent

o Nhìn chung, bài viết tập trung vào vấn đề của thông tin sai lệch và tin tức không đúng
sự thật do ảnh hưởng của mạng xã hội. Nó đề cập đến các khái niệm như “information
bubble” (bong bóng thông tin) và "information echo chamber” (buồng vang âm thanh
thông tin), mô tả hiện tượng mà người dùng chỉ tiếp nhận thông tin từ một số nguồn
nhất định, dẫn đến sự sai lệch thông tin và tăng sự chia rẽ trong cộng đồng.

o Bài viết cũng nêu lên vấn đề liên quan đến việc các trang mạng xã hội truy cập vào
hoạt động hay dữ liệu cá nhân, để tùy chỉnh nội dung, tạo ra các "bong bóng thông
tin". Dẫn đến việc người dùng chỉ tiếp xúc những gì họ đã quen thuộc và tìm kiếm, mà
không khám phá, đa dạng hóa nguồn tin của mình. Điều này có thể tạo ra góc nhìn
chênh lệch và hạn chế cái nhìn toàn diện về các vấn đề xã hội, chính trị, và văn hóa.
o Để đối phó với tình trạng này, bài viết có đề xuất hành động khắc phục bằng cách đọc
rộng rãi và không chỉ dựa vào mạng xã hội để tiếp nhận thông tin. Và kiểm tra độ xác
thực thông qua các tổ chức kiểm chứng sự thật để đảm bảo tính chính xác và đa chiều
của thông tin mà người dùng tiếp xúc.
o Tóm lại, bài viết cảnh báo về hậu quả, tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với tin
tức - có thể là làm giả, bịa đặt hoặc sai lệch đi thông tin. Ngoài ra, cũng khuyến khích
người đọc hành động thông thái, có cái nhìn đa chiều và xác minh độ chính xác để duy
trì sự đa dạng góc nhìn và quan điểm trong xã hội.

 Wikipedia:
1. Tính xác thực của thông tin trên Wikipedia:

o Wikipedia thường được biên soạn và kiểm định bởi cộng đồng người biên soạn đa
dạng.
o Tính chủ quan của thông tin có thể xuất hiện do quan điểm cá nhân của các biên tập
viên, người chỉnh sửa thông tin
o Wikipedia cung cấp các công cụ như "Nguồn cần kiểm chứng" để hỗ trợ tính xác thực
thông tin.
=> Về tính xác thực của thông tin trên Wikipedia, đa số các bài viết được kiểm
định và sửa chữa bởi cộng đồng người biên soạn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng có thể
xuất hiện thông tin không chính xác do sự đóng góp từ người dùng không chính
xác hoặc có mục đích gian lận, điều hướng, làm sai lệch thông tin gốc. Vì thế,
người sử dụng cần kiểm tra kỹ càng và so sánh với các nguồn chính thống khác

2. Tin tức trên Wikipedia:

o Wikipedia không phải là nguồn tin tức hàng ngày, mà chủ yếu là nơi chứa thông tin
lịch sử, kiến thức và dữ liệu, khái niệm và dữ liệu đa dạng từ các nguồn khác nhau.
o Bài viết thường được cập nhật liên tục, nhưng không theo thời gian thực như các trang
tin tức.
o Mỗi trang Wikipedia đều có phần "Nguồn tham khảo" giúp người đọc theo dõi nguồn
gốc của thông tin.
o Sự xác thực của thông tin trên Wikipedia có thể thay đổi theo thời gian do đó việc
kiểm tra ngày tháng chỉnh sửa là vô cùng quan trọng

=> Về tin tức trên Wikipedia, các tin tức đều chứa đựng đa dạng thông tin về lịch
sử, kiến thức và dữ liệu, khái niệm và dữ liệu. Để đạt được độ tin cậy của người
đọc, tin tức trên Wikipedia đều có phần “ Nguồn tham khảo”. Và vì tin tức trên
Wikipedia luôn thay đổi nên người đọc cần phải biết chọn lọc và kiểm tra lại ngày
tháng của tin tức đó để tin tức đó được xác thực một cách chính xác nhất.

 Blog Keo ly
o Blog được hiểu đơn giản là các tạp chí, cá nhân tạo ra và công khai trên Internet. Blog
đề cập đến tất cả các vấn đề có thể tưởng tượng ra. Hiện có khoảng 500 triệu blog.
Bạn có thể tìm thấy các blog chuyên về châm biếm, nhại lại và bịa đặt hoàn toàn. Họ
đại diện cho tất cả các khía cạnh của quang phổ chính trị, gồm gồm những khía cạnh
mà ta sẽ không nghĩ là có tồn tại. Ví dụ điển hình là The Drudge Report và The
Huffington Post. Hai trang web trên không có tổ chức chịu trách nhiệm điều hành mà,
mà ai cũnh có thể đưa thông tin lên, bao gồm cả các loại thông tin xấu**
o Ta có thể dùng thông tin trên nguồn này nhưng cần thận trọng. Và nếu tìm kiếm thông
tin, chúng ta hãy kham thảo thêm các nguồn khác thay vì chỉ xem các nguồn được liên
kết với trang gốc.
o **: Bách khoa toàn thư Internet "Go Head to Head" của Jim Giles, Nature, ngày 12
tháng 12 năm 2005. https://www.softwarefindr.com/how-many-blogs-are-there/
DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ CÔNG VIỆC:

Thành viên Công việc


Nguyễn Quốc Trí Tính xác thực thông tinh
Vũ Thành Trung
Tin tức trên Internet
Hoàng Thị Diệu Linh
Nguyễn Tuấn Kiệt Tin tức trên Videos và Talk Radio
Nguyễn Song Hoàng Tâm Tin tức trên Social Media: Echo Chambers and
Phạm Thị Thảo Trang Foreign Agent
Vũ Tiến Đạt
Tin tức trên Wikipedia
Trần Thị Lan Trinh
Võ Triệu Vy Tin tức trên Blog

You might also like