Xoay ánh sáng lại soi rọi chính mình

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

46.

Mở máy truyền hình

Tâm Là Máy Truyền Hình

Có Muôn Ngàn Nút Bấm

Chọn Thế Giới An Lành

Cho Tươi Vui Cuộc Sống.

Tâm là nhận thức. Nhận thức bao gồm chủ thể nhận thức (cái biết) và đối tượng
nhận thức (cái bị biết). Hai phần chủ thể và đối tượng nương vào nhau mà có, như
thiền sư Hương Hải nước ta nói; thấy vật liền thấy tâm, không vật tâm không hiện
(kiến vật tiện kiến tâm, vô vật tâm bất hiện). Tâm ta nhận thức cái gì thì ta là cái ấy,
trong giờ phút ấy. Khi ta ngắm một đỉnh núi tuyết thì ta là đỉnh núi tuyết. Khi ta theo
dõi một truyện phim ồn ào thì ta là truyện phim ồn ào. Tâm ta như một máy vô
tuyến truyền hình có hàng triệu nút bấm; bấm đài nào thì ta là đài ấy. Khi giận dữ ta
là sự giận dữ. Khi nhớ nhung ta là sự nhớ nhung. Khi an vui, ta là sự an vui. Vậy nên
ta hãy chọn đài mà bấm nút. Ta là cái mà ta chọn. Và ta có thể chọn bất cứ đài nào
của tâm: Bụt là một đài, ma là một đài, nhớ là một đài, quên là một đài, tĩnh lặng là
một đài, náo nhiệt là một đài. Đơn giản như ta tắt đài đang chiếu phim mà vặn sang
đài đang trình diễn âm nhạc vậy.

Có người vì không chịu đựng được sự yên lặng hoặc sợ đối diện với chính mình, mở
máy truyền hình để máy nói và hát suốt buổi. Trong nền văn minh hiện đại, con
người ít ưa sống với chính mình cứ hay đi tìm quên lãng nơi đường phố, trong rạp
hát hoặc những nơi tụ họp. Con người ít có thì giờ để nhìn lại mình và nhìn lại hoàn
cảnh mình. Thiếu niên bây giờ vừa có máy truyền hình, vừa có đủ loại trò chơi điện
tử, đã có đủ điều kiện để khỏa lấp hết thì giờ mà học đường còn để sót lại. Một nền
văn minh mà trong đó con người không có dịp đối diện với mình và không có thì giờ
để thiết lập liên lạc thât sự với những con người khác, một nền văn minh như thế sẽ
đưa chúng ta đi về đâu?
Có những chương trình hay và bổ ích nơi vô tuyến truyền hình, bạn và tôi thấy được
điều đó. Vậy ta hãy chọn những gì thực sự hay và thật bổ ích để theo dõi. Ta hãy sử
dụng bản chương trình hàng tuần và dạy cho trẻ em sử dụng như ta. Sử dụng máy
truyền hình, nhưng không mở máy để khỏa lấp sự trống trải.

Ta đừng để máy truyền hình làm tiêu mòn sự sống của ta và của con em ta. Hãy sử
dụng công viên, bờ sông, biển cả, núi đồi, trăng sao, bạn hữu, thi ca, âm nhạc tuổi
thơ và lý tưởng. Cuộc đời phải lành mạnh, tươi vui và an lạc.

Nhìn lại chính mình


TT.Thích Thông Tạng thuyết giảng tại TV Chơn Tâm - Hoa Kỳ
Kính thưa quý Sư cô, chúng ta đang có mặt trong khóa tu Mùa xuân tại Thiền viện Chơn Tâm.
Chúng tôi vẫn thường nói rằng mình cứ nói đi, nói lại hoài cũng chỉ chừng đấy việc, chúng
tôi nghĩ mình có mặt với quý phật tử để tu nhiều hơn là nói nhưng rồi vẫn cứ bị “bắt nói”
thành ra khi nói, khi chia sẻ kinh nghiệm, chỗ mà mình muốn nói thì nói không tới, khi nói
trên ngôn ngữ tương đối thì dễ có một sự hiểu lầm.

Nếu mình khéo nhìn lại chính mình để mình quán sát, nhận diện tâm hành, những gì
đang vận hành trong tâm thức của mình thì khả dĩ chúng ta có cơ hội để cảm thông
được với người nói còn không, nếu mình nói trên kiến thức, cái hiểu biết, cái tương đối,
cái đúng, cái sai thì chúng ta dễ lầm lẫn tại vì đa số quý Phật tử ở đây kiến thức về
Phật pháp, về thiền quý vị học hỏi mấy chục năm rất nhiều, bây giờ chúng tôi nói nữa
thì cũng là dư thôi. Vì vậy, ở đây chúng ta chia sẻ với nhau một chút ít kinh nghiệm về
phương pháp thực tập pháp hành, còn những gì về kiến thức, ngôn ngữ hy vọng quý
phật tử sẽ bỏ qua hết để mình nhìn và nhận diện lại. Chúng tôi chia sẻ trên chỗ thực
hành, tu tập nên hôm nay chúng tôi sẽ trình bày một đề tài bình thường không có gì cao
siêu hết, đó là Nhìn lại chính mình, đề tài này dựa trên chủ đích của khóa tu đó là có
cơ hội để nhìn lại mình, sống trở lại với cái thật của chính mình.
Thưa quý phật tử, chúng ta sống ngoài đời luôn luôn bị lôi cuốn bởi cơn lốc của thành
bại, được mất, hơn thua, vui buồn, tất cả những cái gọi là đúng sai, phải quấy, chúng ta
luôn bị cái nhị nguyên đối đãi giữa cuộc đời làm cho tâm mình trở nên bất an và mình
quay cuồng trong cơn lốc đó rồi đến một lúc nào nhìn lại thì chúng ta thấy rằng mình trở
nên nôn nóng, hấp tấp, vội vã, có gì đó cứ đẩy mình đi tới chứ ít khi mình dừng lại, vì
vậy, bảo quý phật tử làm chậm cuộc sống của mình lại quả là điều khó khăn. Bây giờ
bảo quý phật tử đi thiền hành chậm chậm từng bước để thấy rõ từng bước chân của
mình thì quý vị sẽ thấy lúng túng. Qúy Thầy đi như vậy là còn dễ một chút cho quý phật
tử, nếu đi đúng để thấy từng bước chân, từng cái giở, từng cái đặt chân xuống thì có lẽ
quý phật tử sẽ lúng túng và khó đi. Mỗi con người chúng ta có một thói quen là lúc nào
cũng lao tới, cũng đi nhanh nên bước chầm chậm là mình khó bước, xiêu xiêu như
muốn ngã. Nhìn lại sự sống của mình, chúng ta luôn luôn hấp tấp, nôn nóng và vội vã,
lúc nào năng lượng của sự khẩn trương cũng đẩy mình đi. Rồi trong đó, quý vị thấy còn
kèm theo nỗi lo âu, sợ hãi làm mình căng thăng, bức xúc và mình trở nên một con
người giận giữ, hung hăng thậm chí đôi khi mình hành động một cách tàn nhẫn mà
mình không dừng được, không để ý thấy bởi cái năng lượng đó đẩy mình đi, khiến
mình không làm chủ được. Tình trạng đó ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống tinh thần
của mình do đó mà quý phật tử thấy mình tu tập thiền là để mình dừng lại và làm chủ
lại cuộc sống của chính mình, trở về với sự sống đích thực của mình. Rồi mình lại có
một lỗi nữa là trong lúc mình lăng xăng, căng thẳng quá, mình vô đây mấy ngày để có
thể trở về với sự bình yên, mình lại tiếp tục ước muốn được thực sự bình yên. Khi
chúng ta khởi tâm mong muốn thì nó sẽ tạo thêm một sự căng thẳng khác nữa. Tại
sao, tại vì sự bình yên đó không đơn giản mà mình lại ước muốn nhiều quá nên nó bị
xung đột giữa cái lăng xăng và ước muốn bình yên. Cái năng lượng lăng xăng chìm
sâu trong tâm thức của mình, lúc nào nó cũng đẩy mình đi, còn bên ngoài chúng ta lại
có ước muốn được dừng lại, được yên nhưng rồi chính hai cái đó xung đột với nhau và
đôi lúc quý vị thấy mình giận giữ với chính mình. Nhiều khi mình thấy mình không yên
rồi mình giận mình tại sao mình tu hoài, mình đến đây muốn yên mà không yên được,
ngay trong đời sống hàng ngày, mình tu tập mười mấy hai mươi năm hay ít nhất năm
ba năm, mình muốn mình được yên mà nó lại không yên nên mình cảm thấy bức xúc,
khó chịu, bực bội và cái khó chịu, bực bội đó làm mình càng căng thẳng, không yên
nữa. Như vậy, chủ đích của Thiền là quý vị cần phải bình tĩnh, không cần lăng xăng, hối
hả để tìm một biện pháp giải quyết.
Thường thì chúng ta muốn tìm biện pháp để giải quyết những cái lăng xăng, lộn xộn,
bất an đó nhưng thưa quý vị, không có cách khác nào để cho quý vị nôn nóng mà giải
quyết được vì càng nôn nóng thì bằng cách nào đi nữa sự căng thẳng càng gia tăng
mà thôi. Qúy vị để ý, mình càng nôn nóng giải quyết vọng tưởng, những sự đau khổ
trong tâm mình thì sự bất an càng gia tăng, chính cái đó Đức Phật gọi là Khổ khổ chứ
không có gì hết. Đó là cái khổ của thực tại, cái khổ của quả, cái gì bất như ý thì mình
khó chịu, mình cho đó là khổ rồi mình lại muốn chối bỏ nó. Qúy vị thấy trong đời sống
hiện tại quý vị đang có những cái buồn khổ, cái bất an thì bây giờ quý vị muốn tu là loại
bỏ nó ra khỏi đời sống của mình nhưng khi mình loại bỏ nó không được thì mình trở
nên đau khổ, khổ đó là do tâm lý muốn chối bỏ của mình, tâm lý chối bỏ tạo thành một
cái khổ chồng lên cái bất như ý kia. Như thế, quý vị thấy bao giờ mình mới hết khổ? Ở
đây, tu đơn giản chỉ là mình để cho thân tâm mình nghỉ ngơi một cách hoàn toàn, đó là
đừng có thêm một cái gì hết. Khi mình có một niềm đau, một nỗi buồn nào đó thì mình
nhìn nó thôi, biết nó và chấp nhận nó, chấp nhận không có nghĩa là chịu đựng mà chấp
nhận nó như một thực tại đang có mặt và đang xảy ra như vậy. Thưa quý vị, chúng ta
có mặt ở đây là do nghiệp, tất cả những hiện tượng cuộc sống xảy ra, những cảm giác,
suy nghĩ, hiểu biết, tâm sinh vật lý… đó là nghiệp quả mà đã là nghiệp quả thì quý vị
không có chạy trốn ở đâu được hết. Trên cái nghiệp quả đó mình biết nó như nó đang
xảy ra và sự thật nó đang xảy ra thì mình chỉ nhìn nó, chấp nhận nó thì tự nhiên nó trôi
qua rồi hết. Tại chúng ta không nhìn thấy được và mình đồng hóa mình trong đó nên
mới tạo thành một cái khổ đau chứ quý vị nhìn kỹ không có niềm đau nào còn mãi, chút
xíu là nó qua nhưng vì mình tưởng nó là thật, mình đồng hóa nó là mình, mình cứ ôn đi
ôn lại, nhiều khi mình đang sống vui mình lại nhớ, lại ôn lại nên mình tiếp tục nhớ rồi
buồn khổ, những cái đau khổ đã qua, đã mất nhưng chúng ta còn khổ hoài là tại mình
nhớ, mình ôn lại. Mình sống mà không để cho tâm mình dừng nghỉ một chút nào hết
nên bây giờ chúng ta tu là nhìn lại sự vận hành của tâm, mình biết rõ cái gì xảy ra trong
cuộc sống của mình đều là quả mà đã là quả thì mình chỉ nhận thức nó xảy ra một cách
đơn thuần vậy thôi, mình biết rõ và đừng thêm một cái gì hết. Sở dĩ chúng ta khổ đau là
vì chúng ta đồng hóa mình trong đó với thái độ nắm giữ hay chối bỏ. Hai cái nắm giữ
hay chối bỏ tạo thành một cảm xúc bất an, khổ đau. Khi thấy cái gì bằng lòng, vừa ý thì
mình muốn nắm giữ mà cuộc đời là vô thường, phút trước phút sau đã thay đổi, không
có gì là mãi mãi nhưng mình lại ảo tưởng, muốn rằng nó phải mãi mãi. Chính cái ảo
tưởng mong muốn mãi mãi mà không được mãi mãi, muốn nắm giữ mà không được
nên đau khổ, cái đó Đức Phật gọi là Hoại khổ. Hoại khổ là nó không thể tồn tại mà
mình cứ muốn nó tồn tại nên khi nó thay đổi là mình khổ. Cái khó chịu, mình thấy là khổ
nên muốn loại bỏ nó ra nhưng không loại bỏ được nên sinh ra tâm lý khổ chồng lên trên
đó, đó là khổ khổ. Mình không bao giờ để cho tâm mình được dừng lại, khi ngồi yên,
mình cảm thấy rỗng rang, trống trải nên phải khởi nghĩ một điều gì đó hay tìm một việc
gì để làm, tâm của mình muốn đẩy thân hoạt động, cái đó Đức Phật gọi là Hành khổ.
Tâm mình luôn luôn suy nghĩ, đẩy mình đi tới để tìm cầu một niềm vui, một sự thỏa
mãn, chớ không bao giờ mình chịu ngồi yên với sự rỗng rang như thế. Cho nên, mình
sinh ra trên đời là phải chấp nhận ba cái khổ đó là Khổ khổ, Hoại khổ và Hành khổ, ba
cái khổ đó luôn có mặt với mình khi mình không thấy rõ được. Bây giờ, tu tập nghĩa là
mình nhận thức rõ những gì xảy ra trong thân và tâm của mình để mình buông ra,
không nắm giữ cũng không loại bỏ, tu là chỉ làm một việc là cái gì xảy ra trong tâm thức
mình thì mình đừng nắm giữ cũng đừng chối bỏ, còn nắm giữ hay chối bỏ là còn khổ
đau, sự nắm giữ hay chối bỏ đều phát sinh từ cái chấp ngã. Chúng ta có một ảo tưởng
về cái tôi, thấy tôi là thật và tận trong sâu thẳm ai cũng thấy tôi là thật, mình đã được
học qua lời Đức Phật dạy, rồi chư Tổ, Hòa thượng dạy rằng tất cả đều là vô thường, là
vô ngã, là hư giả nhưng mình chỉ biết trên kiến thức là như vậy còn khi đụng chuyện thì
mình vẫn thấy mình thật. Vậy nên cái thật đó rất mạnh và phản ứng rất nhanh, nghe
một câu trái tai là ta phản ứng liền mà phản ứng nghĩa là thấy mình thật mới phản ứng,
nếu thấy mình là giả, người là giả và lời nói kia là giả thì không bao giờ mình phản ứng
hết. Tận trong sâu thẳm cái chấp ngã, chấp thật nó ăn sâu vào xương tủy chúng ta
nhiều đời, nhiều kiếp nên đụng tới là nó phản ứng liền. Nhiều vị tu tập, hiểu hiểu một
chút, thấy tâm mình yên tưởng như mình thành thánh, tưởng mình ngộ đạo và tưởng
mình xong việc nhưng thưa quý vị, không đơn giản như vậy. Trong đời sống của mình,
mỗi ngày cần phải dừng lại và nhìn sâu vào tâm mình để thấy rõ sự vận hành của tâm,
để nhìn thấu tận nguồn gốc của nó rồi buông xả nó ra. Chỉ cần có cái nhận thức biết tất
cả mọi thứ đều là vô thường, vô ngã, là duyên hợp không có gì thật hết, ngay cái trí tuệ
đó lúc nào mình cũng thắp sáng lên được thì lúc đối duyên xúc cảnh trí tuệ đó tự động
cho mình năng lượng để thấy rõ các pháp và mình dừng lại, không phản ứng trên bản
ngã của mình thì cái bản ngã đó tự nó bị triệt tiêu, hóa tán vào chân trời bát nhã. Nó rất
đơn giản nhưng thường mình tu mình không chịu quán chiếu vô thường vô ngã mà
nghĩ mình tu là làm sao kiến tánh thành Phật chứ quán chiếu chi cho mệt, phải đi con
đường thẳng, phải tu theo tối thượng thừa cho nên chúng ta bị mắc kẹt vào các pháp
tu. Qúy vị cứ nghĩ rằng ngộ là thành Phật, đúng là ngộ là thành Phật nhưng mà thành
Phật nhanh, do mình quên mình có sẵn ông Phật. Nghe chư Tổ và Hòa thượng chỉ dạy,
ngộ là mình nhận ra rằng ngay nơi con người mình có cái tánh giác, tánh giác đó là
Phật nên tánh giác đó có sẵn rồi, mình đã là Phật rồi, không cần thêm nữa. Hiểu như
vậy rồi mình nhận biết mình có cái tánh giác, mình cho rằng mình đã là Phật rồi, đâu
cần phải tu nữa, Phật đó là vô tu, vô chứng, mình còn ngồi đó mà quán, mà chiếu, niệm
thế này thế kia là còn thấp lắm. Qúy vị thấy lâu nay, nhận ra mấy chục năm rồi mà quý
vị còn tham, sân, nếu đụng tới mà chúng ta còn nổi sân, còn phản ứng thì phải hiểu
rằng cái kia chỉ là kiến thức thôi, ngộ đó là giải ngộ chứ không phải chứng ngộ. Ngộ
phải đi tới 3 giai đoạn chứ không phải thành Phật liền:
Giải ngộ là mình nghe, hiểu, biết rõ nơi mình có cái tánh giác, có Phật.
Chứng ngộ là mình tu tập, mình sáng ra được, giống như mình có thể rờ mó, tiếp xúc
được với cái đó.
Nhưng mình thấy rõ, tiếp xúc một lần đã xong chưa? Ngài A nan nói giống như “cái
chớp của đêm ba mươi” thôi, chỉ lóe sáng lên mà mình tưởng cái lóe sáng đó là xong
nhưng thực ra không phải vậy. Từ cái chứng ngộ đó đi tới cái tu tập, bảo dưỡng tới lúc
sống hoàn toàn, trọn vẹn với cái đó thì mới là triệt ngộ.
Như vậy, quý vị thấy không đơn giản ngộ là thành Phật liền, nên chư Tổ nói kiến tánh
rồi mới khởi tu nhưng thường chúng ta nghe kiến tánh rồi mới khởi tu thì mình không
biết tu sao hết nên mình cứ sống vậy thôi, sống với cái kiến tánh là cái hiểu của mình,
mình cho đó là tu, rồi mình ngồi đó, khởi tu thì mình nói “biết vọng liền buông”. Nhưng
thưa quý vị, biết vọng liền buông, buông vọng này thì tới vọng khác, cứ buông hoài, biết
rồi buông, biết rồi buông nhưng động tới thì vọng vẫn dấy lên, phiền não vẫn đùng
đùng, phản ứng sân si lên, vậy mình biết vọng là biết cái gì? Cái chỗ “biết vọng không
theo” đó cũng làm cho mình rắc rối, mình hiểu nó sai rồi, cho nên biết vọng thì không
bao giờ theo nó, biết vọng mà mình còn theo nó thì thực là chưa biết vọng, mà đã biết
rồi thì nó không còn là vọng nữa, còn là vọng thì không có biết cho nên biết vọng là
mình thấy rõ được nó, biết nó thì tự nó liền hết đó mới gọi là biết vọng. Còn mình nói
mình biết vọng rồi mà còn bị cái vọng đó chi phối thì chưa phải là biết vọng, là mình còn
thấy nó là thật, biết vọng rồi thì vọng đó không còn chi phối mình được.
Chúng ta muốn thân tâm mình được yên thì phải buông xuống hết mọi ý niệm, mọi
vọng tưởng tạo tác để mình trở thành thanh tịnh, mình còn muốn như vậy thì đó cũng là
chướng ngại mà thôi. Dù mình muốn trở thành Phật, thành Bồ Tát, tất cả ý tưởng đó là
động cơ làm cho tâm mình không bao giờ yên được và mình sẽ đánh mất đi cái sự
sống chơn thật của mình, cái chơn thật đó bị khuất lấp mất rồi. Chúng ta có một lỗi là
không chịu quán chiếu mà chỉ muốn thấy được chơn tâm, Phật tánh và chỉ muốn trở
thành Phật. Thưa quý vị, chúng ta trở thành Phật được không? Không bao giờ, Phật là
không có trở thành, Phật mà còn có trở thành thì là cái gì khác rồi chứ không phải Phật,
Phật đã là sẵn đó rồi, mình tu mà còn trở thành thì là thành cái thứ hai, cái thứ ba chứ
không phải thành Phật. Cho nên, chúng ta tu không phải để trở thành mà tu để loại, nói
loại là một lối nói chứ không có gì để loại, mình chỉ buông sự dính mắc của mình trên
các pháp thôi, mình buông hết đúng sai, phải quấy, hơn thua, tốt xấu, tâm ganh tỵ,
buông hết các ý niệm dính mắc đó chứ không phải không biết nó, mình biết rõ tất cả
nhưng không dính mắc. Tu là biết vọng, vọng là ý niệm dính mắc vào cái đúng, cái sai,
phải quấy, tốt xấu chứ không phải hiện tượng của đúng sai, phải quấy đó là vọng. Trên
đời sống tục đế quy ước của xã hội, con người có mặt ở đây thì cái sự đúng sai, phải
quấy, tốt xấu đó phải có nhưng khi quy ước như thế thì mình tưởng nó là thật và mình
đồng hóa mình trong sự quy ước đó rồi mình lấy đó làm cái thật của mình, cho đó là
mình cho nên mới có phiền não, khổ đau. Không phải mình tu rồi thì không còn phải
quấy, tốt xấu mà tu là buông sự dính mắc trong tâm, cái hiện tượng bên ngoài là
chuyện của thực tại đang xảy ra, đừng nắm giữ cũng đừng chối bỏ. Điều quan trọng là
chúng ta tu là để buông hết tất cả những ý muốn của mình dù đó là ý muốn thiền định
để giữ cho tâm yên tĩnh, khi mình khởi ý niệm muốn thì ý niệm đó đã che mờ đi cái
chân thật của mình và mình tìm hoài, tìm mãi cũng không bao giờ thấy cái chân thật đó
hiện tiền, muốn cái chân thật hiện tiền thì mình phải buông hết mọi ý niệm, ý niệm dính
mắc vào đúng sai, phải quấy, hơn thua. Qúy vị buông được cái đó thì tự nhiên sự sống
chân thật kia đã có mặt nơi mình rồi, không cần phải chạy đi tìm nó ở đâu hết. Lâu nay
mình cứ lăng xăng đi tìm chạy hết chỗ này tới chỗ kia nghe ở đâu có ông Thầy nào
giảng hay hay là liền chạy tới đó tu thử xem ra sao, mình nghe chỗ nào tu làm cho mình
thấy được Niết Bàn, chân tâm, thấy hào quang gì đó thì mình cũng tìm tới để nghiên
cứu thử coi sao, mình không đủ niềm tin với chính mình nên tất cả những cái dù là
thiền định hay hiện tại lạc thú thì vẫn là một loại hoạt động làm cho mình căng thẳng mà
thôi vì mình có cái tâm gá vào trong đó để muốn nó được an lạc. Chỉ khi nào tập nhìn
lại để nhận thức rõ sự vận hành của tâm mình trong từng ý niệm, từng cảm xúc buồn
vui, hờn giận, phải quấy đó mình thấy rõ nó với tâm tỉnh sáng và khi mình có cái tâm
tỉnh sáng đó là quý vị tách mình ra khỏi đó, còn lâu nay, mình đồng hóa mình trong đó
mà đánh mất mình. Nên bây giờ tu tập là mình biết rõ nó và đừng có dính mắc, đừng
đồng hóa mình trong đó thì cái rõ biết đúng sai, hơn thua, có vọng tưởng hay không có
vọng tưởng, cái rõ biết đó là cái chân thật của mình chứ không có gì khác. Nó rất là
đơn giản mà mình không chịu sống như vậy, mình cứ muốn được cái này, được cái kia,
mà càng muốn được thì càng mất, càng muốn được thì tâm mình càng trở nên bất an.
Điều quan trọng trong khóa tu này là quý vị chỉ cần tập nhìn lại tâm mình, nhận thức rõ
sự vận hành của từng ý niệm từng sự máy động trong tâm mà thôi. Quý vị chỉ nhìn nó,
biết rõ nó đang buồn hay vui, nó như thế nào vậy thôi, biết rõ mà đừng có thêm gì hết
rồi từ từ quý phật tử sẽ nhận lại được chỗ chân thật của mình thôi. Mình phải đem mình
ra khỏi trạng thái của nắm bắt, dính mắc, bám víu trong ý niệm của tốt xấu, hơn thua,
phải quấy, mình buông tất cả những cái đó ra thì tâm mình sẽ trở lại an nhiên, lúc đó
quý phật tử sẽ thấy cái hạnh phúc chân thật hiển bày ở đó. Thân tâm an lạc không xuất
phát từ sự cố gắng, thúc ép, đè nén ý niệm, vọng tưởng. Lâu nay chúng ta tu, chúng ta
luôn cố gắng cho vọng tưởng đừng dấy lên, làm sao cho tâm đừng có vọng tưởng gì
hết, chúng ta hiểu lầm rằng cái niệm nào dấy lên cũng là vọng tưởng vì vậy mà mình
muốn cho tâm mình rỗng rang, không còn niệm nào hết. Khi không suy nghĩ, không còn
niệm nào hết thì lúc đó còn lại một cái rõ biết. Nhưng cái rõ biết đó, thí dụ mình đói
bụng, mình muốn đi ăn cơm, dù rằng mình không khởi ý niệm đi ăn cơm nhưng trong
sâu thẳm vẫn có cái thúc đẩy mình biết đi ăn cơm. Như vậy, đói bụng là mình biết nghĩ
đến chuyện đi ăn cơm, vậy cái nghĩ đi ăn cơm có phải vọng tưởng hay không? Thưa
quý vị, đó không phải vọng tưởng mà vọng tưởng là cái ý niệm dấy lên mình đi ăn cơm
nhưng phải ăn cái gì mà mình ưa thích. Nếu như lên mâm cơm mà mình thấy cái gì ăn
cái đó, ngon dở gì mình cũng ăn, không khởi ý niệm là ngon, dở gì hết thì cái đó mới
gọi là vô niệm, mới gọi là không có vọng tưởng. Còn chúng ta khởi nghĩ rằng cơm bữa
nay sao nấu dở quá, bữa nay sao không có món hôm qua tôi thích thì đó là vọng
tưởng. Không phải niệm nào cũng là vọng, nói suy nghĩ là vọng thì Đức Phật có khởi
niệm giáo hóa chúng sinh không, không có thì lấy đâu ra tam tạng kinh điển cho chúng
ta học. Như vậy chúng ta biết rằng mọi suy nghĩ, nói năng, hành động nếu chúng ta để
cho cái ngã của mình một ảo tưởng về một cái tôi hình thành và tất cả những suy nghĩ,
nói năng, khởi niệm đều phát sinh từ cái ngã thì đó mới gọi là vọng tưởng. Còn khi
chúng ta không còn cái ngã nữa, mình khởi niệm lên thì niệm đó gọi là như lý tác tác ý,
như lý tác ý là thoát ra khỏi bản ngã, như lý tác ý đó là dụng của trí chứ không phải là
vọng tưởng. Qúy phật tử biết điều đó rồi thì không cần phải sợ vọng tưởng, không phải
sợ mình không còn suy nghĩ gì hết mà biết rằng mình nghĩ cái gì và cái gì đang biết
nghĩ, khi mình biết mình đang biết nghĩ thì mình không bị cái nghĩ đó chi phối, như vậy
mình nghĩ về một điều tốt, lợi ích cho mọi người, mình làm chủ được dòng suy nghĩ của
mình.
Hòa thượng dạy tu thiền là mình phải làm chủ suy nghĩ của mình như một ông thầy
thuốc bắc, trong tiệm thuốc có từng hộc tủ thuốc, cần vị thuốc nào thì kéo hộc tủ đó ra,
bốc vị thuốc đó rồi đóng hộc tủ lại, người tu thiền là làm chủ dòng suy nghĩ của mình
chứ không phải là không có nghĩ, mình phải biết làm chủ suy nghĩ của mình, biết mình
đang nghĩ cái gì, nghĩ đúng hay sai, nghĩ tốt hay xấu, đó là đứng trên tục đế quy ước
còn khi sống với cái chân đế thì mình không dính mắc vào đúng sai, phải quấy mà khởi
cái dụng trên đúng sai, phải quấy đó để làm lợi ích thì đó không phải là vọng tưởng.
Hiểu như vậy thì quý phật tử không phải cố gắng đè nén để không cho vọng tưởng dấy
lên. Thường thì quý vị nghe trong thiền sử ghi lại niệm khởi là phạm giới thì một ngày
mình phạm giới không biết bao nhiêu lần, như thế biết không biết làm sao mà tu, rồi
mình cố gắng không phạm giới bằng cách đè cho ý niệm chết đi không còn nghĩ gì hết,
mà không nghĩ gì hết thì mình thành gỗ đá. Chúng ta phải hiểu rõ, không khéo là mắc
kẹt trên ngôn ngữ, ngôn ngữ làm cho mình rối, tu không được và mình luôn luôn tìm
cách để không khởi các ý niệm xấu ác thì mình lại khởi các ý niệm khác, ý niệm tạo tác
một cách chủ quan để mình trở thành Phật, thành Tổ, tu để được chân tâm, Phật tánh
thì cái đó cũng là ý niệm thôi mà ý niệm đó phát sinh từ cái tư kiến, tư dục của bản
ngã, bản ngã mà còn muốn trở thành gì thì cũng khổ đau như thường, cho nên còn ngã
là còn khổ đau. Khi bản ngã mình muốn trở thành, muốn có được Niết bàn, chân tâm,
Phật tánh để trở thành cõi cực lạc gì đó thì đó là có tướng mà cái gì có tướng thì đều là
giả như trong Kinh Kim Cang nói: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”. Dù là mình
muốn trở thành Phật, thành gì đó thì đều là có tướng, mà có tướng là không thật, là hư
dối nên bí quyết để được an lạc là thân tâm mình phải thoát khỏi mọi ý niệm lăng xăng,
tạo tác của cái Ta ảo tưởng. Mình luôn luôn ảo tưởng có một cái tôi thật, mình thấy cái
tôi đó khổ đau quá, mình tu để cho cái tôi đó được an lạc, hạnh phúc nên mình mới
mong cầu được Niết bàn, được chân tâm, Phật tánh, cái tôi đó dù cho có được thì cũng
sẽ bị hoại diệt, cũng sẽ đưa đến bất an, đau khổ bởi đó chỉ là cái ảo tưởng của mình
cho nên an lạc, hạnh phúc chỉ thực sự có mặt khi tâm của chúng ta không bị dính mắc
vào quá khứ, hiện tại, vị lai. Qúy vị khởi niệm thành Phật thì quý vị bị dính mắc vào vị
lai, vị lai mình muốn trở thành Phật trong khi Phật đó là sẵn rồi, tánh giác đó là sẵn có,
mình tu tập không phải để trở thành mà để buông hết những cái kia ra giống như cái
gương của mình luôn luôn sáng, sở dĩ mình không thấy sáng là do bụi phủ lên, muốn
thấy được cái gương sáng thì mình phải làm cho nó hết bụi thôi chứ không phải làm
cho nó trở thành sáng, hết bụi thì cái gương tự nó sáng. Lâu nay chúng ta tu là để trở
thành cho nên tu hoài mà không trở thành gì hết bởi ý niệm trở thành đã là bụi phủ lên
cái kia rồi thì làm sao nó sáng được cho nên ý niệm thành Phật, thành Tổ gì đó cũng
phải phủi luôn. Tu là chỉ có bỏ ra chứ không có thêm vào, muốn thêm vào là muốn trở
thành, nói buông ra, loại ra cũng chỉ là một lối nói chứ thực không có cái gì để mình
buông, mình loại hết. Qúy vị thấy buông cái gì, loại cái gì? Mình đau khổ, mình vọng
tưởng nhiều thế này thế kia nhưng thử tìm lại một cái vọng tưởng xem nó có không, nó
không có mà bảo buông là cái gì, nó dấy lên là chuyện của nó và mình là người biết nó,
vọng tưởng là đối tượng bị mình biết và mình có cái biết rõ ràng, biết có vọng tưởng
hay không có vọng tưởng. Vọng tưởng là cái dụng từ cái thể do gió nghiệp thổi giống
như từ nước mà thành sóng, trí tuệ mình biết rõ, mình nhìn thấy tức là dừng nghiệp, gió
nghiệp không còn thì tự sóng trở về với thể nước chứ đâu có gì thêm nữa. Chúng ta chỉ
tu tập làm sao để thân tâm mình nghỉ ngơi một cách thoải mái vậy thôi chứ đừng dính
mắc vào quá khứ, hiện tại, tương lai và mình thấy rõ rằng cái tâm của mình lúc nào
cũng an nhiên, tự tại không bị lệ thuộc vào bất cứ một điều kiện nào hết, chúng ta chỉ
cần buông bỏ hết các điều kiện đó ra thôi. Chúng ta cứ muốn đi tìm bình an, hạnh phúc
bằng điều kiện này, điều kiện để mình có hạnh phúc, trở thành hạnh phúc thì điều đó
không bao giờ có. Chúng ta hãy để cho thân tâm mình nghỉ ngơi một cách thoải mái.
Trong 7 ngày tu tập này, quý phật tử đang cố gắng để đừng cho vọng tưởng dấy lên có
phải không? Khỏi cần làm điều đó, quý vị chỉ cần tới giờ cơm đi ăn cơm, tới giờ ngồi
thiền đi ngồi thiền, ngồi thiền đau chân mình biết có đau chân, không đau chân mình
biết không đau chân chừng bao nhiêu đó thôi. Mình chăn cái tâm của mình đừng để nó
khởi cảm xúc khó chịu, bực bội, dính mắc, nắm giữ hay chối bỏ tất cả những hình thức
đang có trong khóa tu của mình, chỉ chừng đó tự nhiên quý vị thấy có sự mầu nhiệm
của con đường tu tập thiền còn nếu không thì mình sẽ ngồi đó nhăn nhó với cái đau
của mình, mình bực bội bản thân tu mười mấy năm rồi, ngồi một tiếng mà vẫn thấy
đau, cái bực bội, khó chịu đó đã là vọng tưởng mất rồi. Nếu trên cái đau mà quý vị biết
rõ mười ba khóa tu rồi nó vẫn còn đau, mình biết rằng ừ thì nó đau thì mình an ổn còn
khi mình bực bội, khó chịu, chối bỏ điều này thì sự khó chịu đó đã là một lớp bụi phủ
lên sự bình an, an nhiên, tự tại của mình. Tự tại không phải là không có đau mà là nhìn
rõ, biết nó đang đau vậy thôi, không thêm gì hết. Ngồi đau quá thì lén lén kéo cái chân
xuống, bớt đau lại kéo cái chân lên, nếu đau quá chịu không nổi thì xả ra đi thiền hành
vậy thôi, đừng để cái tâm mình bực bội, khó chịu trên cái hiện tượng đang xảy ra. Còn
nếu mình cố gắng thấy người ta ngồi một tiếng, tiếng rưỡi mà mình ngồi không nổi rồi
cứ ráng ngồi, ngồi như thế là chịu đựng thì quá ư là khổ đau. Mình tu là để tìm sự an
lạc mà tại sao quý phật tử lại khổ đau chi vậy? Đau quá chịu không được thì xả ra chứ
có gì đâu. Nói như vậy không có nghĩa là mình đầu hàng chịu thua, mình phải cố gắng
với cái tâm không khó chịu, bực bội, căng thẳng và không cố để loại trừ cái đau ra. Nói
rằng tu mà để đến lúc nào không còn cảm giác đau nữa thì coi chừng mình đã tu sai
rồi vì thân mình có mặt ở đây là cái quả của nhân quá khứ, mình có mặt ở đây là có đủ
thọ, tưởng, hành, thức, tất cả cảm giác của buồn vui, đau đớn, của dễ chịu, khó chịu,
tất cả những cái cảm thọ của buồn vui, đau đớn, không dễ chịu, không khó chịu đó là
quả của hiện tại, là một thực tại đang xảy ra, quý phật tử không thể chối bỏ đi đâu được
hết mà chỉ biết nó và chấp nhận nó thôi, chấp nhận nó là bình an, chối bỏ nó là bất an,
đau khổ nhưng nhớ một điều là quý phật tử chấp nhận bằng trí tuệ thấy rõ lẽ thật chứ
không phải chấp nhận bằng cái vì nó đau quá nên không biết làm sao cho hết đau,
không có cách nào khác nên đành phải chịu, đó gọi là chịu đựng chứ không phải thấy
bằng trí tuệ. Khi chúng ta thấy bằng trí tuệ thì chúng ta biết một sự thật rằng có thân là
có già, có bệnh, có đau và đi tới cái chết và chúng ta chấp nhận sự thật đó bằng trí tuệ
cho nên đau mà không có khổ, còn nếu không chấp nhận sự thật, muốn lúc nào nó
cũng không đau thì đau là khổ vì mình không muốn có cái đau đó. Ở đây chúng ta tu
tập đau mà không khổ, đau hay không đau là cái quả của thân tứ đại còn cái rõ biết kia
mới là cái chân thật của mình, cái chân thật đó biết được hiện tượng đau hay không
đau cũng không dính dáng tới cái chân thật kia hết. Sở dĩ lâu nay chúng ta đau khổ là
tại chúng ta đồng hóa cái thật của mình trong cái hư giả kia, đau là mình sợ hãi cái đau,
sân là mình nổi sân đùng đùng lên rồi lúc sau khi cái sân đã phản ứng lên rồi mình mới
biết mình đã sân còn khi mình đang sân thì không bao giờ mình biết, mình sân lên là
mình đồng hóa mình trong cái sân, mình phản ứng, cái đồng hóa và phản ứng rất là
nhanh, cho nên mình đồng hóa, phản ứng rồi cái trí tuệ đó mới cho mình nghĩ lại, mình
mới thấy sân là sai nhưng lúc đó thì mình đã sân rồi. Chúng ta tu tập là để mình nhận
diện ra cái tham, cái sân của mình, cái giận hờn, bực bội, cái gì làm cho mình bất an,
mình nhận diện được nó và khi đó mình không còn đồng hóa mình trong đó. Tu là mình
phải thắp sáng cái trí tuệ vô thường, vô ngã lên để hàng ngày, trong cuộc sống mình
luôn luôn có chánh niệm, tỉnh giác trong trong từng phút giây. Chánh niệm là mình làm
cái gì mình biết rõ cái đó. Thực hiện được việc sống chánh niệm có khi cũng rất là khó,
mình luôn luôn không thắp sáng được sự tỉnh giác nên mình cứ phản ứng trên cái tập
khí và thói quen lâu đời của mình vì vậy quý Phật tử thấy cái nghiệp thức của mình luôn
vận hành và mình cứ phản ứng theo sự vận hành của nghiệp thức chứ mình không
thấy rõ bằng cái trí. Có những lúc mình làm mà mình không biết mình làm gì, mình
phản ứng trên cái tự nhiên trong cái nhân quá khứ, trong cái tập khí, thói quen của
mình, mình làm mà không sáng tỏ trong từng hành động làm của mình. Nhiều khi
chúng ta rửa chén, lặt rau, quét nhà…chúng ta làm mọi thứ nhưng chúng ta bị thói
quen của quá khứ dẫn mình đi, mình suy nghĩ hết chuyện này tới chuyện kia và cái tâm
sinh diệt đó cứ vận hành, đẩy mình đi. Ngay khi mình làm, mình không nhận thức rõ
việc mình đang làm, quý phật tử nãy giờ ngồi đây nhưng chưa chắc đã hoàn toàn có
mặt ở đây, có ai hứa là 7 ngày này con sẽ thật sự có mặt ở Chơn Tâm không? Chúng
ta phải ráng có mặt bằng cách buông tất cả, chỉ biết có mặt ở đây, mỗi ngày mình biết
mình làm cái gì, bao nhiêu suy nghĩ về quá khứ, tương lai, những sự sắp đặt gì ở nhà
đều buông hết, suy nghĩ dấy lên thì mình biết nó, đừng để nó chi phối, đừng chạy theo
nó, biết nó là vọng tưởng thì nó dừng lại thôi. Như thế 7 ngày tu tập của chúng ta mới
có được kết quả còn nếu không mình cứ loay hoay với cái vọng tưởng của quá khứ,
tương lai và ngay cả hiện tại mình cũng quên mất luôn, mình chạy theo cái đúng sai,
phải quấy, cái hơn, cái thua và mình đánh mất hết cuộc sống thật của mình.
Cuộc sống thật chỉ đơn giản ở chỗ biết rõ tất cả những gì xảy ra trong cuộc sống của
mình mà không dính mắc vào cái gì hết, mình biết rằng sáng nay mình uể oải, có ý
niệm không muốn đi ngồi thiền thì mình biết rõ ý niệm đó vậy thôi, đừng tự trách hay
hành hạ mình bằng một ý niệm nào khác nữa, mình biết nó vậy thì mình lặng lẽ thay
đổi, chuyển hóa nó chứ đừng tạo cho tâm mình thành một bãi chiến trường. Có khi
mình giận một ý niệm xấu xa của mình rồi mình tự hành hạ mình, nếu mình hành hạ
mình bằng cách giận dữ thì giống như dùng bàn tay trái đập bàn tay phải, điều đó
không có nghĩa là mình làm sai rồi cứ tha thứ cho mình mà mình không làm khổ mình
và chuyển hóa nó, đó mới gọi là trí tuệ, chúng ta thắp sáng trí tuệ để mình hiểu rõ được
những gì vận hành nơi bản thân để tu tập. Nếu quý vị thực hành được như vậy thì
trong 7 ngày, mình sẽ thấy sự an lạc, màu nhiệm của việc tu tập còn nếu không, mình
cũng có được sự an lạc nhưng không khéo sự an lạc đó chỉ là ảo tưởng do mình dựng
lên chứ không phải an lạc thực sự. Muốn an lạc thực sự thì chúng ta phải buông hai
bên ra, đừng dính mắc bên này, bên kia, đừng dính mắc vào đúng sai, phải quấy để
tâm mình trở nên bất an. Tóm lại là quý phật tử chỉ cần rõ biết trong từng ngày, từng
phút, từng giờ, mình luôn nhìn lại tâm mình để thấy rõ sự vận hành của buồn, của giận,
của đúng, của sai, của phải quấy, hơn thua đó, tất cả những gì xảy ra trong tâm mình
nhận thức, biết rõ nó, đừng để nó chi phối mình, mình làm chủ được nó, không bị lệ
thuộc vào nó thì trong 7 ngày quý phật tử sẽ thấy mình bình an còn không thì cuối cùng
mình về phiền não vẫn còn y nguyên. Chúng ta tu tập là phải thực hành. Tôi cho rằng 7
ngày mà chúng ta phải ngồi nghe bảy buổi giảng thì cũng là hơi nhiều, ngày nào cũng
ngồi nghe giảng, nghe nhiều quá cũng không có lợi ích. Thưa quý vị, chỉ có một việc là
chúng ta dành nhiều thời gian để mình tu tập, quán chiếu chuyển hóa nội tâm thì việc
đó mới có lợi, mới thực tế. Còn nội quý vị ở nhà, lúc rảnh rang là quý vị nghe đĩa, nghe
băng không biết bao nhiêu rồi nhưng chúng ta có thói quen là cứ muốn nghe để coi nó
hay như thế nào, ông Thầy đó giảng hay hơn ông Thầy kia không, ông Thầy đó chỉ ra
cái pháp có dễ tu hơn ông Thầy kia không và rồi chúng ta cứ đem cái kinh nghiệm, kiến
thức để mình so sánh chứ không chịu tu tập, khóa tu nào mà biểu mình tu liên tục 7,8
ngày là không ai chịu hết, đã vậy rồi còn phải tham vấn nữa nếu các quý phật tử không
hỏi thì quý Thầy phải nói cho hết giờ chứ không lẽ ngồi im lặng. Thành ra chúng ta cứ
bị mắc kẹt vào cái nói, người thì thích nói, mình thì thích nghe, hai bên cứ nói và nghe,
nói và nghe rồi đâu nó vẫn còn nguyên đó. Chúng ta đừng quan trọng chuyện nghe
nhiều mà quan trọng là thực hành nhiều, thời giờ nghe ít thì thời giờ để nhìn lại mình sẽ
nhiều hơn, trong 7 ngày mà quý vị hoàn toàn chỉ nhìn lại mình thôi thì quý vị sẽ khám
phá ra những điều màu nhiệm của sự tu tập còn không cứ nghe rồi hỏi, hỏi rồi cứ phân
biệt, cứ kiến thức đúng sai,ông Thầy này nói là không đúng, ông Thầy kia nói là sai với
Tổ sư, với kinh điển rồi chúng ta cứ tiếp tục như vậy hoài thì suốt cuộc đời chúng ta cứ
loay hoay ở trong đó không thoát ra được. Như vậy, càng tu, càng trở về với mình thì
càng ít nói cũng càng không muốn nghe nữa bởi cái nghe của mình đã có sẵn rồi,
không cần phải nghe pháp nhiều. Chim, gió, cây rừng xào xạc cũng có thể nói pháp cho
mình nghe mà mình không chịu nghe, đó là vô tình thuyết pháp, mình chỉ muốn nghe
thuyết pháp cho hay. Tu mà không khéo thì không bao giờ chúng ta có thể sống được
với cái chân thật của mình. Trong 7 ngày quý vị được nghe nhiều thì cũng cần phải có
thời gian quay lại mình nhiều chứ đừng để cái nghe trở thành phân biệt đúng sai rồi
mình cứ lý luận, tìm xem chỗ ông Thầy đó nói có sai không rồi mình đem ra hỏi mà có
khi chẳng đi tới đâu hết. Chúng tôi đi giảng cũng gặp nhiều trường hợp như vậy, Thầy
nói ra một câu thì một phật tử bẻ lại một câu, người phật tử đó chỉ lấy trên cái ngôn ngữ
tương đối, nói ra thì phải sử dụng ngôn ngữ nhưng người nói không bị mắc kẹt mà chỉ
mượn lời nói để diễn tả còn người phật tử thì đứng trên cái tương đối, cái đúng sai nên
nói ra là trật rồi. Mà thưa quý vị, đúng là nói ra là trật cho nên chúng tôi mới nói tu tới đó
là không muốn nói bởi nói ra thì không có ai hiểu, không ai cảm thông được mình vì nói
ra là tương đối, nói đúng thì phải có cái sai đối lại, hạnh phúc thì phải có khổ đau đối lại,
xưng “tôi nói” thì người ta nghĩ đã tu rồi lại còn có cái tôi. “Tôi” ở đây chỉ là một đại từ
nhân xưng đối với nhau trên cái tục đế, “tôi nói” không phải là chấp ngã, chấp ngã hay
không chính là trong đời sống hàng ngày người đó biểu hiện ra. Như Đức Phật cũng
nói là “tôi nói”, cái tôi đó không phải là chấp ngã. Chẳng hạn, chúng tôi có nói khi buông
tất cả mọi thứ quý vị sẽ thấy hạnh phúc, có người nói thế thì sau hạnh phúc đó phải là
khổ đau nhưng thưa quý vị, chỗ chân thật, bình an đó nói không được, không có gì diễn
tả được hết thành ra tạm nói là hạnh phúc vậy thôi, “hạnh phúc” đó cũng là ngôn ngữ
tạm bợ nói ra, quý phật tử phải bỏ ngôn ngữ để thấy được chỗ thật mà Phật, Tổ, quý
Thầy chỉ chứ đừng mắc kẹt trên ngôn ngữ, sinh ra phân biệt rồi lại khổ đau tiếp. Chúng
tôi vẫn nói rằng khi nghe nói, quý vị chịu khó buông ngôn ngữ và mình nhận ra cái gì
nơi mình thì ngôn ngữ kia không còn quan trọng nữa. Có những vị đọc sách nhiều, hiểu
nhiều, kiến thức nhiều thì luôn luôn nhìn ra, nhìn người khác và lấy cái kiến thức của
mình đối chiếu, phân biệt rồi thấy người ta lúc nào cũng sai và mình cứ thấy lỗi của
người khác mà không bao giờ thấy lỗi của mình tại vì mình lấy cái hiểu làm cái thật của
mình. Lỗi của mình là nhìn thấy người khác lỗi, thấy người khác lỗi là mình đã có lỗi rồi.
Chúng ta phải khéo, càng tu càng thấy lại mình, thấy lỗi của mình chứ không thấy lỗi
của người khác, càng tu thì mình càng thấy mình như cỏ như rác, không thấy mình
quan trọng, nếu không khéo, tu nhiều, kiến thức nhiều lại thấy mình giỏi, mình quan
trọng, nhìn ai cũng thấy lầm lỗi, chỉ có mình là số một. Càng tu thì càng không muốn nói
vì ngôn ngữ không có nói được chỗ sống của mình vì vậy khi các thiền sư hỏi “Biết
không”, đáp “Không biết”, các vị ấy liền nói “Không biết là tốt”. Cái chỗ đó ngôn ngữ nói
không tới, nói lòng vòng thì cũng chỉ là dẫn nhau đi trên ngôn ngữ, trên kiến thức thôi.
Chừng nào mà quý phật tử tu thấy tới đây chỉ tu, chỉ sống thôi, chuyện các thầy nói là
chuyện của Thầy, không quan trọng, nghe cũng được, không nghe cũng tốt, đúng thấy
là đúng, sai thấy là sai, còn nếu thấy đúng sai là quan trọng thì tự nhiên có phiền não,
bực bội, khó chịu là đã sáu căn đã dính với sáu trần và bị sáu trần chi phối.

NHÌN LẠI MÌNH

Nhìn lại mình là pháp tu gốc của đạo Phật, đặc biệt của những hành giả tu thiền. Do thấy được mình,
chúng ta mới mãnh tỉnh khắc phục những khiếm khuyết, nỗ lực tu hành, chiến thắng mọi bất an bất ổn
trong lòng.

Nhìn lại mình để thấy rõ mình đang ở đâu, làm gì. Là Phật tử chúng ta phải làm việc Phật làm, tu theo
phương pháp Phật tu. Mỗi khi nhìn lại chúng ta sẽ thấy mình còn nhiều cù cặn tăm tối, bất an bất ổn.
Nếu không đả thông được những tồn đọng này, chúng ta sẽ gây tạo tác nhân không tốt. Tác nhân không
tốt thì hậu quả sẽ không tốt.

Nhiều vị Phật tử tu hành theo đạo Phật mà kết quả không như ý. Tại sao? Quý vị không nên đổ thừa tại
pháp, tại thầy hướng dẫn, tại hoàn cảnh, mà phải nhìn thấy tại mình. Chúng ta làm chưa đúng, hiểu
chưa tới, chưa thật sự ổn định và chín chắn trong việc tu tập. Hòa thượng Ân sư thường dạy mỗi vị phải
biết thương mình. Tại sao phải thương mình? Vì từ lâu lắm rồi, do bất giác nên chúng ta tạo nghiệp nhân
không tốt, tích chứa những cù cặn trong lòng, chưa giải trừ được nên bị nó hoành hành. Lại thêm hoàn
cảnh chung quanh tác động, chúng ta mất tự chủ, tiếp tục gây tạo những nghiệp nhân xấu. Chiếu theo
luật nhân quả, hễ gây nghiệp nhân thế nào thì sẽ bị nghiệp báo thế ấy. Nếu chúng ta áp dụng Phật pháp
không đúng thì không bao giờ có lợi lạc như Phật đã nói. Chỉ khi nào chúng ta áp dụng đúng, kết quả lợi
lạc mới đến, thành quả giác ngộ giải thoát không mong cầu cũng tự được.

Khi nhìn lại mình, có khi ta thấy mình yếu đuối, vớ vẩn, dễ duôi. Do thiếu sự cảnh giác, thiếu sự nhắc
nhở của thiện hữu tri thức, ta lại lầm lũi tạo nghiệp, để rồi bị vướng mắc mãi thôi. Phật bảo ai cột thì
người đó mở, chúng ta trói thì chúng ta mở, chứ không ai thay thế cho mình được. Giải thoát có nghĩa là
tự mình cởi trói cho mình. Lâu nay chúng ta vướng kẹt, chưa đả thông được thì ngay bây giờ tự giải tỏa.
Giải tỏa được, cởi mở được mới có niềm vui, có sức mạnh, từ đó phấn khởi tu tập tăng tiến hơn. Cột trói
do ta mà giải thoát cũng do ta.

Chúng ta lang thang, vướng mắc theo các duyên bên ngoài là do sự tăm tối. Không ai muốn tăm tối,
nhưng nó từ đâu tới mình cũng không biết. Nó hiện diện ở đâu đó trong chúng ta, loay hoay lẩn quẩn sơ
hở một chút là nó xuất hiện. Nó xuất hiện thì sẽ dẫn chúng ta đi tới những hầm hố, những đoạn đường
chông gai, bất an bất ổn. Chắc chắn như thế. Do vậy chúng ta cần kiểm điểm thật kỹ, đừng để tăm tối
có cơ hội dấy khởi trong đời sống sinh hoạt của mình. Vừa có một niệm dấy khởi hãy buông đi. Buông
được là yên. Biết nó không thật chúng ta vất bỏ, đó là tuệ. Định tuệ hiện tiền ngay phút giây tỉnh giác.

Đây là phương pháp cơ bản nhất của chúng ta. Chư huynh đệ đã nắm vững và có quá trình thể nghiệm,
không ai muốn thua các dấy niệm. Vì vậy phải cố gắng mãnh tỉnh. Nếu yếu đuối, chưa dứt khoát, cứ làm
ngơ khi niệm khởi lên, nó sống dậy được rồi, nhất định sẽ dẫn lôi chúng ta đi. Đang ngồi thế này nó dẫn
ta ra phố hay trở lui về thời gian năm năm, mười năm, hai ba mươi năm trước. Nếu cứ để nó kéo lôi như
thế, hiện tại chỉ còn cái xác mà không có chủ, làm gì được Niết-bàn, an lạc.

Nhiều huynh đệ đã dày công tu tập, tham gia đạo tràng, nhưng thời gian sau không muốn tới đạo tràng
nữa. Là vì các vị thấy tới đạo tràng cũng thế, ngồi thiền cũng thế, tụng kinh cũng thế, họp mặt huynh đệ
trao đổi đạo lý đủ thứ, cuối cùng những dấy niệm kéo lôi, những bất an bất ổn vẫn hiện hình đầy dẫy.
Do đó nên chán, không muốn tu, không muốn sinh hoạt đạo tràng nữa. Xin đề nghị quý Phật tử cắt đứt
những vọng tưởng này, giải tỏa điểm này. Quý vị phải biết gầy dựng tuệ giác từ chính mình, bằng ý chí,
nghị lực, sự kiên định và niềm tin bất thoái chuyển. Chúng ta có sẵn trí tuệ, chỉ cần chuyên tâm nhất ý
phát huy, không nên bị xao động hay bị lung lay bởi ngoại duyên.

Chúng ta có phương pháp để gầy dựng công phu, làm sao cho trí tuệ Bát-nhã hiện tiền, viên mãn. Không
ai nỡ lòng nào đập chết trí tuệ của mình. Đập chết trí tuệ đồng nghĩa với làm mất đi chủng Phật của
chúng ta. Người con Phật, cố gắng trong mọi sinh hoạt, làm chủ được mình. Đừng bao giờ chúng ta làm
tắt đi ánh sáng, ngọn đèn tuệ của chúng ta. Ngọn đèn tuệ tắt rồi, sự tăm tối dẫy đầy, ta sẽ quờ quạng
trong đêm đen, bao nhiêu sự cố xảy ra đằng sau, ta hoàn toàn không thể biết được. Thật nguy hiểm.
Giống như kẻ lữ khách đi trong đêm đen, không có ánh sáng, không biết đường đi, quờ quạng ngã
nghiêng trên những hầm hố chông gai, nguy hiểm biết bao nhiêu. Do đó chúng ta phải thương mình, lựa
đường tốt mà đi, đi trong ánh sáng.

Trong bài ca chăn trâu của Thường Chiếu có câu “Trâu cứ đi đường ngay lối thẳng, dù trên đường chẳng
có chi vui”. Không được liếc ngó hai bên, chỉ nhìn thẳng mà đi. Muốn thế không phải là dễ. Bởi vì chúng
ta có thói quen ngó liếc, quen ghé xóm này làng nọ, quen lăng xăng, còn việc nhìn thẳng chính mình lại
không quen. Ở trong thiền viện, các thầy nhỏ có một cái bệnh thật ngộ, là tới giờ tụng kinh lại muốn
nằm. Quái lạ thật! Từ sáng tới trưa đi ngược đi xuôi, làm trăm công ngàn việc, có khi trưa cũng không
biết mệt, vẫn cứ làm. Nhưng tới giờ tu tập cho mình, sống cho mình lại khởi niệm lười biếng. Không biết
từ đâu nó khởi lên, tự nhiên muốn nằm. Lúc đó nếu không có sự nhắc nhở của chuông bảng, của đại
chúng, của uy lực thiền môn, nhất định mình nằm dài thôi. Nhờ có chuông bảng, có đại chúng, quý vị
muốn nằm cũng nằm không yên. Nằm mà nghe tiếng đại hồng chung tác động vào tim, vào huyết quản,
tự nhiên bất an, thấy mình không tròn trách nhiệm, không biết thương mình, nhất định phải ngồi dậy.
Cho nên tu sống trong tăng chúng được sự bảo hộ che chở như vậy.

Quý Phật tử sinh hoạt trong đạo tràng một tuần hoặc hai tuần mới gặp nhau một lần, sự cảnh tỉnh không
đặc biệt như chúng tôi. Khi quý vị muốn nằm cứ nằm ra đó, có vị còn biểu người khác đấm bóp nữa. Việc
tu như thế dĩ nhiên là chậm tiến rồi. Hôm nay mất một giờ, ngày mai cũng mất một giờ, dần dần thành
quen nên đến giờ tu là quý vị nằm. Nhiều người còn biện minh: Bạch thầy, nằm cũng thiền được!

Cho nên tôi muốn nhắc nhở quý vị đừng bao giờ dễ duôi, mà phải nghiêm túc. Ví dụ các vị đến sinh hoạt
ở đây, bảy giờ tụng kinh, tám giờ ngồi thiền, chín giờ nghe pháp, đâu đó có giờ giấc và sự hướng dẫn
của các huynh trưởng đàng hoàng. Giờ học tập, giờ tụng kinh, giờ ngồi thiền đầy đủ, thì cứ theo sự
hướng dẫn ấy mà làm, lâu dần nó sẽ gắn bó, sẽ bắt nhịp cho những nấc thang căn bản để chúng ta đi
vào nề nếp và tăng tiến công phu.

Chữ “nề nếp” trong đạo tràng có khi trải qua năm mười năm mới gầy dựng được. Như thiền viện Thường
Chiếu có mặt trên vùng đất Long Thành từ năm 1974, nhưng tới những năm của thập kỷ chín mươi mới
vào nề nếp, mà cũng chưa phải hoàn bị. Nhờ uy lực của Hòa thượng và chư tăng, nhờ sự cảnh giác tu
hành của quý thầy mới vào nề nếp. Nếu như chúng tôi tự do phóng túng buông lung, ai muốn làm gì thì
làm, chắc chắn không thể nào vào nề nếp được, dù cho thời gian có kéo dài bao lâu.

Tôi nói như thế để làm gì? Để huynh đệ nắm được, nhận ra được những khiếm khuyết, cù cặn, yếu đuối
mà cùng nhau nhắc nhở sửa đổi. Đối với người tu, tất cả những thứ đó phải được tiêu dung, không thể
nuôi dưỡng nó trong lòng. Nuôi dưỡng nó giống như nuôi giặc trong nhà. Mời nó ra chúng ta mới yên
được. Có đả thông được những bất an bất ổn trong lòng chúng ta mới vui được. Buổi sáng quý vị đến
được đạo tràng là vì trong lòng không có những trở ngại, bất an. Quý vị trông mong đến giờ họp bạn để
huynh đệ tu tập vui vẻ.

Mỗi chúng ta đều có trí tuệ, có tánh giác, nhưng từ nhiều đời, vọng tưởng lăng xăng bu bám, làm cho trí
tuệ khuất lấp, ta không sử dụng được. Giống như ngôi nhà có cửa chính, người chủ giữ chìa khóa chứ
không ai khác. Nhưng ngặt nỗi chủ nhà đã bỏ quên chìa khóa ở đâu rồi, bây giờ muốn vô nhà không biết
làm sao vô. Dù biết mình là chủ nhà, nhưng nếu chưa kiếm được chìa khóa thì chưa thể vô nhà được. Ở
đây tôi muốn nhấn mạnh, chúng ta nói mình là chủ chưa đủ, phải nắm chìa khoá trong tay, muốn vô nhà
thì vô, muốn ở ngoài thì ở, không cần nói chủ chi cả.

Trong công phu tu hành, trước nhất là phải tỉnh. Nếu chúng ta thiếu tỉnh sẽ bị ngoại cảnh bên ngoài kéo
lôi, vọng tưởng lăng xăng bên trong dẫn đi, làm mất thì giờ của mình. Những chuyện tạp nói qua nói về
với nhau không đáng gì mà làm mất hết quỹ thời gian vốn có hạn của chúng ta. Nên nghĩ đến việc tu
tập, việc chính quy của mình là áp dụng pháp Phật dạy vào sinh hoạt thường ngày, đừng để loạn tưởng
xen vô cướp hết gia sản nhà mình.

Những lúc không tỉnh, bỏ quên chìa khóa, chúng ta muốn vô nhà vô không được, lang thang như những
kẻ không nhà, khổ ơi là khổ. Lúc bấy giờ muốn làm gì cũng không được, hoàn toàn mất hết chủ quyền.
Có những người tu hành nhiều năm, học Phật nhiều năm nhưng vẫn không có kết quả gì. Đó là tình
trạng bỏ quên chìa khóa, lang thang ngoài đường gặp cái gì vớ được thì vớ, mất hết định hướng ban
đầu, dần dần loạn tâm, không còn tu tập theo chánh pháp nữa. Người có trí khi nghe ai nói điều gì cũng
suy nghĩ xem đúng không, không phải nghe liền tin, tin rồi chạy theo.

Từ tỉnh có định, từ định có tuệ. Cho nên thiếu tỉnh thì không có định tuệ. Không có định tuệ giống như
lục bình ngược xuôi trôi giạt theo con nước, bến đỗ ở đâu không biết. Người tu thiếu định tuệ dễ lâm vấp
vào tình huống: Một là bị hủy diệt giữa giòng đời. Hai là tấp bờ bên này. Ba là tấp bờ bên kia. Bốn là bị
những lực khác đẩy trôi giạt, không thực hiện được mục đích của mình, như trường hợp bị người ta vớt.
Như vậy nuôi dưỡng công phu tỉnh giác cũng không phải dễ dàng.

Nếu thiếu tỉnh giác, chúng ta sẽ gây những tác động đến chung quanh, chẳng những mất mình, mà còn
làm xáo trộn, gây ảnh hưởng bất an bất ổn cho mọi người nữa. Ví dụ trong đạo tràng chúng ta có một
trăm huynh đệ, chỉ cần một người bất tỉnh thôi là huynh đệ thất điên bát đảo. Kinh nghiệm ở thiền viện
chúng tôi thấy, một trăm mấy chục thầy, trên có Hòa thượng kế đến là các thiện hữu tri thức, Phật tử
đàn-na chung quanh như thế, nhưng hôm nào có một người bất an ở đâu chạy tới, nói líu lo đủ thứ
chuyện trên đời. Bấy giờ từ nhà khách vô tới chánh điện, mấy thầy kẻ chặn người khuyên mời ra, không
được đi lộn xộn nói năng lung tung như thế. Rõ ràng chỉ một người không bình thường làm rộn ràng đến
nhiều người.

Cho nên muốn bảo vệ sự tu tập chung của mọi người, trong đó có bản thân mình, mỗi vị phải tỉnh. Tỉnh
để đừng phát ra những lời lẽ, đừng nuôi dưỡng những ý nghĩ, hoặc hành động gây ảnh hưởng xấu đối
với bạn hữu, với việc tu tập chung. Cho nên tỉnh là một pháp học cốt lõi của người tu. Người không tỉnh
thì tu không được, vì cứ dính cái này mắc cái kia. Hòa thượng thường dạy: Nghĩ cái gì, chịu khó tỉnh, nghĩ
sai thì đừng nghĩ. Nói cái gì, chịu khó tỉnh, nói sai, nói để được mình mà hại người thì đừng nói. Làm cái
gì thương tổn đến người thì đừng làm.

Do đó huynh đệ phải tự kiểm luôn. Kiểm ý nghĩ, lời nói, việc làm, nhớ phải tỉnh. Chúng ta không thể là
người bất tỉnh, mà là người tỉnh. Tỉnh để có định, định để có tuệ, định tuệ đầy đủ là người giác ngộ. Giác
ngộ đầu tiên trong đạo Phật là thấy được lẽ thực của các pháp. Sở dĩ lâu nay chúng ta vướng mắc, trôi
giạt, không giải tỏa được là vì chưa thấy được lẽ thực. Chúng ta còn lầm nhận, còn mê muội nên mới
vướng mắc. Bây giờ thấy được lẽ thực rồi không còn vướng mắc nữa. Giống như người biết phân biệt
vàng giả vàng thật, sẽ không mua nhằm vàng giả nữa, dù người ta có đánh bóng tới đâu, đẹp cỡ nào, họ
cũng không lầm.

Một khi chúng ta biết được tận căn để các pháp không thật rồi thì giải thoát tức thì. Cho nên nói thiếu
tỉnh khó mà giải thoát. Muốn giải thoát phải tỉnh. Quý vị muốn giải thoát, muốn bình yên, nên tỉnh táo
sắp đặt mọi việc theo trí tuệ nhận biết các pháp không thật, sẽ thấy mọi việc nhẹ nhàng an ổn. Hôm nào
không tỉnh sẽ làm đảo lộn hết mọi sinh hoạt. Ví dụ như sáng phải ăn chút gì đó mới đi làm, sáng người ta
chưa ăn mà mình bảo đi làm thì người ta không chịu đâu. Cho nên sắp đặt việc, phải tỉnh sắp đặt mới
đúng.

Chính các vị đại đệ tử của đức Thế Tôn đôi khi cũng sắp đặt không ổn. Trong kinh A-hàm kể lại, có vị cư
sĩ được tôn giả A-nan dạy tu, ông tu một thời gian đến thưa với Phật: Bạch đức Thế Tôn con tu không
được, nay xin hoàn tục. Phật hỏi: Ông làm nghề gì? Thưa: Con làm nghề thợ rèn. Phật hỏi: Thầy ông dạy
tu ra sao? Thầy dạy con quán bất tịnh. Đức Thế Tôn kêu A-nan lại bảo: Sao ông dạy như thế? Thợ rèn
phải dạy đếm hơi thở mới thành công. Thế là nhờ đức Phật dạy lại pháp quán sổ tức, người thợ rèn tu
chẳng bao lâu liền chứng quả A-la-hán. Một chút như thế thôi mà đảo lộn tất cả.

Sau khi khắc tỉnh rồi, chúng ta phải tu. Tu là sửa, thấy đến nơi đến chốn mọi sai lầm của mình trước kia
thì phải sửa. Khi mình đã có nội tại vững, thì cái nhìn đúng đắn. Cho nên các bậc tôn túc tu tập nhuần
nhuyễn, nói điều gì, sắp đặt việc gì đều thành tựu. Nói đến tu là nói đến sửa, những gì còn cù cặn phải
thẩy bỏ. Trong giai đoạn mình đang dụng công, phải tích cực ứng dụng giáo pháp đã học, tu sửa và sống
cho được với điều Phật tổ dạy. Nói và làm thống nhất, như vậy mới đúng tinh thần nhà thiền. Người nói
thiền thế này, thế kia, siêu xuất, đặc biệt… mà bản thân không sửa đổi, không áp dụng được, đó chỉ là
nói suông cho vui, không có lợi lạc, không có giá trị gì hết.

Khi công phu cần đến sự quyết tâm của hành giả đối với pháp tu. Ở đây, chúng ta tu thiền. Giả dụ có ai
hỏi quý vị hành thiền như thế nào? Chúng ta không thể giải thích: Hành thiền là mỗi tháng đến đạo tràng
bao nhiêu lần, ngồi thiền bao nhiêu lần… Không phải như thế, mà phải tỉnh, phải có trí tuệ, phải thể hiện
cuộc sống an lạc, thảnh thơi, không vướng mắc, không phiền hận, không lăng xăng phân biệt hơn thua,
được mất, thương ghét… Do đó các thiền sư khi được hỏi thiền, các ngài vỗ vào miệng mình. Xử sự như
thế mới đúng tinh thần nhà thiền.

Hồi xưa các thiền sư thăng toà nêu lên đề mục nào đó, mỗi vị trong hội chúng trình bày chỗ nhận của
mình. Đúng thì Hòa thượng gật đầu, chưa đúng Hòa thượng khai thông cho mình. Ngày nay, chúng tôi ở
thiền viện cũng được Hòa thượng hỏi: Lâu nay tu ra sao, nói nghe coi. Thầy nào lạng quạng là Hòa
thượng biết ngay vô cửa chưa được. Hoặc nói bắn bổng trên mây xanh liền bị ngài quở, phải xem xét lại
công phu cho chín chắn. Chúng ta phát tâm tu là một việc rất tốt, không nên tự dối, nói điều gì với thầy
tổ cũng bằng tâm chân thực, như vậy sẽ có lợi ích cho việc tu tập của mình. Thấy như thế, tu như thế,
nói như thế, cứ trình bày như thế. Điều gì không đúng, thầy sẽ hướng dẫn lại. Vừa nói ra trật rồi thì
đừng cố nói nữa. Đó là người biết tu sửa.

Chúng ta tu thiền, chắc chắn không áp dụng điều gì khác ngoài đường lối đã học, nhất định thành quả lợi
lạc sẽ đến với mình. Thành quả đó là gì? Nhiều vị cho rằng thành quả là Niết-bàn hay gì gì đó. Thưa,
không phải vậy. Hồi trước chúng ta chưa biết Phật pháp, chưa đủ duyên gặp gỡ huynh đệ, cùng chung
sinh hoạt trong đạo tràng, mỗi lần có sự cố gì xảy ra trong cuộc đời, như bị người mạ nhục, quý vị thấy
tối tăm mày mặt, thấy ngạt thở, tức giận không còn tự chủ được nữa v.v… Lúc chưa biết Phật pháp, rơi
vào tình trạng như vậy không có gì đáng trách. Nhưng kể từ khi gặp Phật pháp, sinh hoạt đạo tràng rồi,
áp dụng lời Phật, gặp những tình huống như thế quý vị nuôi dưỡng phiền não là sai bét, đáng trách. Đối
diện với các cảnh duyên ấy không phải mình đóng tai, bịt mũi, mà vẫn nghe rõ ràng, thấy rõ ràng, cảm
giác rõ ràng, không có gì khuất lấp cả, nhưng mình bình thường, thấy không có vấn đề gì cả. Mình còn
biết rõ đây là nhân duyên quả báo chiêu cảm mà nên. Nhờ thế quý vị đầy đủ tinh thần vượt qua các
nghịch cảnh dễ dàng. Đó chính là thành quả của chúng ta.

Trong kinh A-hàm kể lại, một buổi sáng đức Phật đi khất thực, hai thầy trò vị Phạm chí đi phía sau, người
đệ tử khen Phật từ bước đi cho đến dáng đứng, cái gì cũng khen, còn ông thầy thì mạ lị hết lời. Phật bảo
lời khen ấy cũng không dính dáng tới Như Lai, lời mạ lị kia cũng không dính dáng tới Như Lai. Nếu nói
theo nhà thiền là không can hệ gì đến ta. Kết quả của tu thiền là tám gió thổi không động. Tám gió là lợi,
suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc, chúng thổi ta không động mới thật sự an nhiên tự do tự tại, tự làm chủ
hoàn toàn. Chúng ta là thiền sinh ít ra năm ba thứ gió thổi không lay động mới được chứ! Chẳng lẽ bao
nhiêu năm tu tập mà bị thổi tróc hết sao? Được người công kênh cũng không mừng. Bị người khinh chê
cũng không buồn. Như vậy không phải thích thú lắm sao, do đâu phải ôm ấp phiền não?

Chúng ta tự chiêm nghiệm về công phu tu hành hằng ngày của mình, biết điểm nào còn yếu, cố gắng
chấn chỉnh thêm lên, chỗ nào đã vững cố gắng phát huy. Chỗ tu hành cần phải được thể nghiệm hằng
ngày, ngay cả trong mọi sinh hoạt bình thường của chúng ta. Đụng việc nổi đóa lên, bất như ý một chút
la om sòm, thì còn gì người tu nữa. Cho nên chúng ta nỗ lực, khắc phục, khắc tỉnh, tự nguyện áp dụng
lời Phật dạy vào đời tu của mình cho được lợi lạc.

Chúng ta càng tu tập, trí tuệ càng phát huy, càng viên mãn. Đó là điều chắc chắn không nghi. Kính chúc
quý pháp hữu luôn phát huy được trí tuệ để chúng ta đi đến toàn giác, lợi lạc quần sanh, báo ân Phật tổ.

***

Hồi quang phản chiếu & Phản quan tự kỷ


GN Xuân - Ai còn quên mình thì khoan dùng, dùng rất nguy hiểm. Tăng Ni cần phải nắm thật
vững, hiểu cho tường tận như thế, để trong sự tu ứng dụng đúng, đạt kết quả tốt, không bị lầm
lẫn đáng tiếc. Đây là ý nghĩa tôi muốn nhắc nhở nhân ngày đầu năm.

Trong nhà thiền có hai câu được xem như châm ngôn của hành giả tu thiền, đó là “Hồi quang phản
chiếu” và “Phản quan tự kỷ”. Hai câu này là một hay khác? Nếu là một thì nói một câu đủ rồi, dùng chi tới
hai câu. Nếu khác thì khác chỗ nào? Có khi ta nghe nói “Hồi quang phản chiếu”, có khi nghe nói “Phản
quan tự kỷ”, câu nào cũng dạy xoay lại mình hết, tại sao có hai cách gọi khác nhau?

Trước hết tôi nói về “Hồi quang phản chiếu”. Chữ “hồi” là quay lại, “quang” là ánh sáng, “phản” là trở lại,
“chiếu” là soi sáng. “Hồi quang phản chiếu” tức là quay ánh sáng trở lại, soi rọi chính mình. Soi thế nào?
Nhiều người không hiểu, tưởng ngồi nhìn chăm chăm thấu tim gan ruột phổi, đó là phản chiếu. Hiểu như
vậy là sai lầm. Tôi sẽ dẫn kinh để nói rõ hơn về điều này.

Trong kinh Lăng nghiêm, khi Đức Phật đưa tay lên hỏi ngài A-nan thấy không, ngài A-nan trả lời thấy. Rồi
Phật để tay xuống hỏi ngài A-nan thấy không, ngài A-nan trả lời không thấy. Ngay đó Phật liền quở Ngài
là quên mình theo vật. Tất cả chúng ta từ người trí thức cho tới kẻ bình dân, suốt ngày ai cũng phóng
sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đuổi theo sáu trần bên ngoài, luôn luôn phân tích, chia chẻ, tìm hiểu.
Cứ thấy hình sắc thì phân tích đẹp xấu, nghe âm thanh cũng phân tích tiếng hay dở v.v… Đối diện với tất
cả cảnh giới bên ngoài, đều đem hết khả năng soi sáng của mình phân tích, chia chẻ sự vật. Càng phân
tích, chia chẻ nhiều chừng nào thì càng quên mình nhiều chừng ấy.

Do đó mắt vừa thấy hình tướng thì nói thấy, khi hình tướng mất đi nói không thấy. Đó là chúng ta phóng
ánh sáng của mình đuổi theo vật, hay nói cách khác là phóng quang chiếu ngoại. Phóng quang này
không phải phóng quang của chư Phật, mà đem cái tri giác hiểu biết của mình phóng ra ngoài để phân
tích, chia chẻ sự vật. Vì vậy khi có sự vật thì tưởng như có mình, khi mất sự vật tưởng như mất mình. Đó
là một mê lầm rất đáng thương.

Phật quở ngài A-nan quên mình theo vật là vì thế. Cánh tay là vật ở ngoài, còn cái hay thấy tức là ánh
sáng của chính mình. Khi có cánh tay Ngài nói thấy, khi không có cánh tay Ngài nói không thấy. Như vậy
nhớ mình hay nhớ vật? Rõ ràng là nhớ vật mà quên mình. Đúng ra khi thấy cánh tay nên nói thấy có
cánh tay, khi tay để xuống nên nói thấy không có cánh tay. Tay khi có khi không, cái thấy luôn luôn sẵn
có. Nếu tay để xuống nói không thấy như vậy thành mù sao?

Chúng ta mê muội chỉ nhớ vật ở ngoài, không nhớ cái hay thấy của mình. Chính cái hay thấy mới là
mình, còn vật ở ngoài chỉ là ngoại cảnh. Quên mình theo vật, đó là chỗ tất cả chúng ta đang mắc phải.
Mắt thấy sắc chỉ nhớ cảnh nhớ người mà không nhớ có cái hay thấy. Chúng ta tu hành thường vướng
hai chứng bệnh rất nặng, rất sâu kín, đó là quên mình và mắc kẹt ngoại cảnh. Vì vậy các thiền sư thường
dạy nơi sáu căn phải luôn gìn giữ đừng cho dính mắc sáu trần. Dính mắc tức là chạy theo, mà chạy theo
tức là quên mình. Đó là gốc của sự tu.

Trong sáu căn dễ nhận dễ thấy nhất là mắt và tai, nên các thiền sư dùng nhiều thủ thuật để chỉ hai tánh
thấy và nghe đó. Hoặc đưa phất tử, hoặc đưa cành hoa v.v… để nhắc nơi chúng ta có cái hay thấy. Nếu
ngay hình ảnh đó, ta nhớ được mình có cái hay thấy là nhớ được tâm chân thật rồi.

Hình ảnh Phật đưa cành hoa sen lên, ngài Ca-diếp mỉm cười, đó là sự cảm thông của hai thầy trò, Tôn
giả đã lãnh hội được điều Đức Phật muốn chỉ. Thấy cành hoa không lệ thuộc vào cành hoa, mà biết
được mình có cái hay thấy. Khi Phật đưa mắt nhìn khắp đại chúng, tới Ca-diếp Ngài cười. Đó là đệ tử
hiểu được ý Phật, nhìn cảnh mà chẳng quên mình, hay nói cách khác là nương nơi cảnh mà thấy mình.
Vì vậy trong nhà thiền có câu "kiến sắc minh tâm". Nghĩa là thấy hình sắc bên ngoài mà sáng được tâm
của mình.

Tâm mình ở đâu? Lâu nay nhiều người cứ cho tâm là cái suy nghĩ lăng xăng lộn xộn hằng ngày, không
ngờ cái hay thấy hay biết mới là tâm mình. Tâm đó không có lăng xăng lộn xộn. Thấy được cành hoa là
chỉ cho "kiến sắc", nhận ra mình có cái hay thấy, hay biết hằng hữu không thiếu vắng là "minh tâm". Rõ
được tâm mình thì không chạy theo vật. Nếu chỉ biết cành hoa bên ngoài, có thì nói thấy, không có thì nói
không thấy, đó là quên mình theo vật. Quên mình theo vật là mê, nhớ mình không theo vật là giác.

Như vậy thì hồi quang phản chiếu nghĩa là soi ánh sáng trở lại mình. Thay vì trước kia ta phóng ánh sáng
ấy theo sáu trần, bây giờ dừng lại, nhớ ánh sáng đó hiện hữu nơi sáu căn của mình, không theo sáu trần
nữa. Đó là trọng tâm các thiền sư dạy cho chúng ta. Người được thấy như mù nghe như điếc, dù ngồi
giữa chợ cũng như ngồi thiền. Chúng ta nhiều khi ngồi thiền tại thiền đường mà ai nói gì cũng lắng tai
nghe. Ngồi thiền như vậy cũng giống như ngồi ngoài chợ. Các thiền sư luôn nhắc chúng ta phải hồi
quang phản chiếu, quay lại nhớ mình, đừng nhớ cảnh. Đó là gốc của sự tu.

Thiền sư nhờ tu như thế nên các ngài không bận bịu, không kiềm chế, sống rất tự tại thoải mái, thấy
nghe đều không dính. Nếu chúng ta tu được vậy có thích không? Rất thích. Nhưng vì mình chưa được
thế nên phải có câu thứ hai, tức là “phản quan tự kỷ”. Chữ “quang” của hồi quang có “g” để chỉ ánh sáng.
Chữ “quan” của phản quan không có “g” để chỉ sự xem xét quán chiếu.

“Phản quan tự kỷ” nghĩa là xem xét lại mình, quán chiếu lại mình. Hồi quang phản chiếu có tánh cách kỳ
đặc dành cho bậc thượng cơ, nhất là những vị tu theo Thiền tông. Còn phản quan tự kỷ là nói tổng quát,
bao trùm hết thảy giáo lý nhà Phật. Nghĩa là soi xét lại chính mình, từ thân thể cho tới nội tâm, thấy rõ
thân thể, nội tâm như thế nào.

Ví dụ Phật dạy tu thiền, quán Tứ niệm xứ là pháp căn bản trong các kinh A-hàm. Quán Tứ niệm xứ là
quán cái gì?

Một, quán thân bất tịnh, xem xét phân tích tường tận từng bộ phận thân này, thấy đều nhớp nhúa, đó là
quán thân bất tịnh. Hai, quán thọ thị khổ, tức là tất cả cảm giác do sáu trần đến với mình, ta cảm nhận rõ
ràng chúng đều vô thường, không thật có, là gốc của đau khổ. Ba, quán tâm vô thường, tức những tâm
niệm của mình luôn luôn sanh diệt, không dừng, đó là quán tâm vô thường. Bốn, quán pháp vô ngã tức
là quán tất cả pháp, từ tâm pháp cho tới ngoại cảnh đều do duyên hợp không có chủ.

Phật dạy vị nào cột tâm trong Tứ niệm xứ được bảy ngày không dời đổi, người đó sẽ chứng quả A-la-
hán. Chẳng những bảy ngày mà ba ngày, chẳng những ba ngày mà một ngày, cột tâm trong Tứ niệm xứ
không dời đổi sẽ chứng quả A-na-hàm. Chúng ta thấy tu dễ chứng quá, phải không?

Chỉ cột tâm trong Tứ niệm xứ trọn ngày không dời đổi liền chứng quả A-na-hàm. Quán như thế là phản
chiếu lại mình, soi sáng lại mình, xét nét lại mình, nên pháp của các kinh A-hàm hay của Phật giáo
Nguyên thủy vẫn là pháp tu “Phản quan tự kỷ”. Cho tới như không dùng Tứ niệm xứ, mà dùng Ngũ đình
tâm quán thì cũng là soi xét lại mình. Đó là nói hệ thống A-hàm.

Qua hệ thống Bát-nhã, mỗi đêm chúng ta đều tụng “Chiếu kiến ngũ uẩn giai không”. Chiếu kiến ngũ uẩn
của ai? Ngũ uẩn của mình. Như vậy cũng là soi sáng, xét nét lại chính mình để biết rõ năm uẩn không
thật, không có thực thể, từ đó mà qua tất cả khổ nạn. Chúng ta thấy từ hệ A-hàm tiến lên hệ Bát-nhã,
Phật đều dạy phản chiếu lại mình.

Đến Thiền tông tôi thường hướng dẫn quý thầy cô nhìn lại từng niệm khởi, đừng chạy theo nó, gọi là biết
vọng không theo. Như thế có phải phản quan không? Nếu không xoay lại làm sao thấy niệm khởi? Rõ
ràng đó là lối phản quan. Tóm lại, từ pháp tu A-hàm, pháp tu Bát-nhã, tới pháp tu Thiền tông đều dạy
phản quan. Như vậy toàn bộ hệ thống tu của đạo Phật đều lấy phản quan tự kỷ làm trọng tâm.

Câu “hồi quang phản chiếu” mới nghe thấy tương tự nhưng thật ra có khác. Đây là trường hợp dành cho
những bậc kỳ đặc như Tổ Lâm Tế hay Lục tổ Huệ Năng. Lục Tổ Huệ Năng khi thấy tăng ngồi thiền, ngài
liền kéo lỗ tai thổi phù. Ngài Lâm Tế cũng không thích ngồi thiền, vậy các ngài tu cái gì? Các ngài luôn
hồi quang phản chiếu, tức nhớ nơi sáu căn thường sáng rỡ, không phóng ra ngoài.

“Hồi quang phản chiếu” và “Phản quan tự kỷ” là nền tảng của tất cả người tu Phật chúng ta. Nếu mình
làm chưa nổi trường hợp thứ nhất, thì phải theo trường hợp thứ hai, tức là phản quan tự kỷ. Chừng nào
nội tâm trong sạch, yên lặng hết mới bước qua trình độ thứ nhất là hồi quang phản chiếu. Đi đứng nằm
ngồi mà không dính nghiệp gì hết. Thấy như mù, nghe như điếc, đó là tự tại vô ngại.

Tăng Ni nên nhớ trường hợp hồi quang phản chiếu chỉ dành cho người nào triệt ngộ, nghĩa là đi đứng
nằm ngồi không quên mình, mới dùng được. Ai còn quên mình thì khoan dùng, dùng rất nguy hiểm. Tăng
Ni cần phải nắm thật vững, hiểu cho tường tận như thế, để trong sự tu ứng dụng đúng, đạt kết quả tốt,
không bị lầm lẫn đáng tiếc.

Đây là ý nghĩa tôi muốn nhắc nhở nhân ngày đầu năm.

HT.Thích Thanh Từ
***

Tham Thiền Phả i Hồ i Quang Phả n Chiếu


Ði đứng nằm ngồi

Không lìa bỏ nó

Lìa bỏ cái đó

Tức thành lầm lỗi.

Cái đó là cái gì? Chính là câu thoại đầu để chúng ta dụng công tham thiền. Lấy chân tâm mà tu Ðạo, đề
khởi câu thoại đầu rồi tham cứu một cách miên mật, không dứt đoạn. Hàng giờ, hàng khắc, hàng phút,
hàng giây, không một tạp niệm nào, một vọng tưởng nào xen vào, tóm lại trong tâm tư, niệm trước niệm
sau, chỉ rặt một câu thoại đầu là đề mục tham cứu. Vậy thì đâu còn thời gian nào khác để nói chuyện với
nhau, làm rộn người khác? Cũng không có cơ hội để lười biếng nghỉ ngơi, càng không có dịp để nói
chuyện thị phi, chuyên một lòng giữ câu thoại đầu để tham ngộ. Có câu kệ rằng:

Mọi sự qua suông sẻ

Khó xả duy nổi nóng

Nếu quả không tức giận

Ðó là hòn ngọc quý

Lại không biết hận người

Sự việc đều trôi chẩy

Phiền não chẳng hề sanh

Lấy đâu tạo oan nghiệt?

Thường chỉ rặt trách người

Khổ đau chuốc mãi mãi.

Người tham Thiền nếu có được thái độ như vậy mới mong có ngày "nhập môn". Tại Thiền đường ai ai
cũng phải hồi quang phản chiếu, quay về nơi mình, tự hỏi mình, có phải ta đương dụng công, hay ta
đương phóng tâm theo vọng tưởng? Hãy nhìn chính mình, phải chăng ta đương rọi sáng để soi chính ta?
Chớ không phải soi ra ngoài? Ðó là điều chúng ta phải rất mực chú ý.

Dụng công nơi Thiền đường, ta phải ghi nhớ hai câu sau:

Ma-ha-tát, chẳng lý tới kẻ khác

Di-đà Phật, ai nấy tự lo lấy!

Từng thời từng khắc, tự quản lý mình, khỏi cần để ý tới ai, càng không nên làm phiền hà người khác,
như vậy là chướng ngại sự dụng công của mọi người, khiến họ có thể lỡ cơ hội khai ngộ, một việc không
thể chấp nhận được. Như tôi thường nói với quý vị:

Thành thực nhận lỗi mình

Không bàn lỗi người khác


Lỗi người tức lỗi ta

Ðồng thể gọi Ðại bi.

Ai ai cũng có tư tưởng đó thì tất cả đều một lòng một ý tu hành, không còn nghĩ gì khác, chẳng còn nhiều
chuyện bàn tán, làm rộn mọi người.

Người tham thiền cốt yếu phải nhận định cho rõ rệt một vấn đề căn bản. Ðó là vấn đề gì? Cái đó là tập
khí. Ngồi thiền là để loại trừ tập khí, những thói xấu, để thanh lọc tâm tư, để giải trừ những thói xấu đố kỵ
những ai hơn mình. Hãy mang những tâm đố kỵ, những tâm phiền não vô minh, gạt bỏ hết. Có như vậy,
Chân tâm sẽ tỏ lộ, trí huệ sẽ hiển bầy, và lúc đó thiền giả mới có hy vọng nhận được tin vui.

Bởi đâu mà mọi người ưa những chuyện thị phi? Chính vì lý do ngu si. Bởi đâu mà sanh tâm tật đố?
Cũng là do ngu si. Bởi đâu mà có tâm hại người? Là ngu si hết. Phàm làm những chuyện không hợp lý
đều do ngu si mà phát sanh ra. Vậy bởi đâu mà có ngu si? Chính vì không chịu tu tập thiền định, nên
không có trí huệ, cho nên chúng ta cứ luẩn quẩn trong vòng nhân ngã thị phi, không ra khỏi được. Do đó,
chúng ta phải hồi quang phản chiếu, nhìn nhận lỗi mình trong quá khứ, dốc lòng hối cải, thay vì khư khư
giữ mãi những tập khí xấu xa mà không chịu buông bỏ.

Tại sao khi ngồi thiền lại buồn ngủ? Bởi cầu Pháp mà lòng không chân thực. Nếu như thành tâm cầu Ðạo
thì tuyệt đối không bao giờ buồn ngủ. Quý vị hãy thử kinh nghiệm coi, tôi nói lẽ đó có đúng hay không?

Thiền thất khai thị, tháng 12, 1980


HT Tuyên Hóa
***

KHAI THỊ THIỀN NHÂN VÔ ĐỊA LẬP (LÂM TẾ)


Bốn chữ "hồi quang phản chiếu" là cảnh giới độc thoát phàm tình, siêu nhập lãnh vực đại ngộ.
Ông công phu chưa tới chỗ nầy thì quang làm sao hồi, chiếu làm sao phản. Ông nếu chưa chân chánh
ngộ minh hễ có lý để hồi để phản đều là tự dối. Vì ngộ đến chỗ triệt thì tâm quang chẳng đợi hồi mà tự
hồi, giác chiếu chẳng đợi phản mà tự phản. Vì không có đối đãi nên cũng không có quang để hồi, cũng
không có chiếu để phản, ấy là nhất hạnh tam muội. Từ xưa, Phật Tổ đều nhằm vào chỗ nầy đặt gót, chứ
chẳng phải chỗ ý thức tình vọng có thể đến.

Hiện nay có một bọn người ngu si ở chỗ vắng lặng thâu cái thấy nghe tuyệt kiến văn tương tợ
như gỗ đá, gọi là hồi quang phản chiếu, chiếu như thế ấy ba mươi năm,niệm niệm muốn thoát sanh tử
chẳng được.

Chỉ cần mạnh mẽ đề khởi câu: "Triệu Châu vì sao nói chữ KHÔNG?”. Ngày đêm tham cứu, đi
cũng nghi, ngồi cũng nghi. Chính đương lúc khán như thế, điều thiết yếu là chẳng được tưởng là hồi
quang phản chiếu. Chỗ tham cứu chẳng được, chính là lúc tán thân bỏ mạng. Lâu ngày thuần thục hốt
nhiên khai ngộ, chẳng từng tự biết mà hồi quang phản chiếu hoàn tất vậy. Nếu còn cho là hồi quang
phản chiếu thì vẫn y như xưa, chưa được ngộ.

Thiền nhân Vô-Địa-Lập cầu lời cảnh sách, tôi viết như thế.

You might also like