Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

DÀN Ý BÀI CHIỀU TỐI

MỞ BÀI: Hồ Chí Minh được nhân loại biết đến không chỉ là một vị lãnh tụ kiệt xuất của
dân tộc Việt Nam mà còn là nhà văn, nhà thơ lớn của thế kỷ XX. Ngoài văn chính luận,
Người còn để lại cho đời một sự nghiệp thơ ca đáng trân trọng. Trong đó nổi bật nhất là
tập thơ Nhật ký trong tù - ghi lại những chặng đường giải lao đầy gian nan vất vả, bản
lĩnh thép của người tù cộng sản vượt qua hoàn cảnh tù đày để hướng về ánh sáng. Bài thơ
Chiều tối là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của tập Nhật ký trong tù. Bài thơ là
vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu con
người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại và lạc quan
trong mọi cảnh ngộ của đời sống:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”

THÂN BÀI
- Dẫn dắt giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Phân tích 2 câu đầu: (nhớ liên hệ với các nhà thơ khác khi sử dụng lại 2 thi liệu
cổ điển để gọi buổi chiều) khi phân tích phải so sánh với bản dịch thơ những chỗ
dịch chưa sát. Sau khi phân tích xong phải chốt ý như cô đã cho ghi trong vở.
Liên hệ: Không phải đến HCM, Người mới mượn hình ảnh cánh chim để giải bày tâm
trạng. Trong thơ cổ đã nói rất nhiều:
“Chim bay về núi, tối rồi.”
(Ca dao)
“Chim hôm thoi thót về rừng”
(Nguyễn Du)
“Ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi”
(Bà Huyện Thanh Quan)
Ngòi bút HCM diễn tả thiên nhiên rất chân thật, tự nhiên…
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ” câu thơ đầy tâm trạng. Nhìn cánh chim bay mà nhận
ra vẻ uể oải của đôi cánh chim. Chỉ một cái nhìn ta nhận ra con người đó giàu tình cảm
biết bao! Có lẽ Bác bị giải đi suốt cả ngày quá mệt mỏi nên dễ đồng cảm với cánh chim
“quy lâm” kia. Nhưng nhà thơ không để lộ ra vẻ mệt mỏi của mình.
chốt ý 2 câu đầu và vẻ đẹp tâm hồn của Bác

- Phân tích 2 câu cuối:


Cần so sánh liên hệ với thơ xưa khi miêu tả về con người
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
(Bà huyện Thanh Quan)
“Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào?
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Trong thơ xưa có bóng dáng con người nhưng thấp thoáng, mờ nhạt, ẩn dật hoặc
hoà tan vào thiên nhiên. Hình ảnh con người chỉ tôn thêm cái hùng vĩ, hoang sơ
của đất trời thiên nhiên.
- Còn trong thơ Bác con người đời thường quen thuộc, bình dị. Con người là trung
tâm của cảnh vật, hoạt động của con người luôn hướng ra ánh sáng, sự sống, tương
lai.
chốt ý 2 câu sau và vẻ đẹp tâm hồn của Bác
- Chốt nghệ thuật:
KẾT BÀI:
Tóm lại, bài thơ Chiều tối đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên và bức
tranh cuộc sống của con người nơi núi rừng hoang dã. Đằng sau bức tranh ấy là vẻ đẹp
tâm hồn của Hồ Chí Minh: một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, một tinh thần lạc quan, ý chí,
bản lĩnh thép kiên cường của người tù cộng sản và một tình yêu thương bao la dành cho
nhân loại cần lao. Tìm hiểu bài thơ, thế hệ trẻ chúng ta học được ở Người nhiều bài học
đáng quý, hãy luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng ngày mai; không ngừng nỗ
lực, học tập rèn luyện để đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
đất nước:
“Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tính”
(Hoàng Trung Thông)

You might also like