Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN LỚP 11 NĂM HỌC 2023 – 2024
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Lịch sử - Lớp 11
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (4,0 điểm)


Phân tích tiền đề chung và riêng của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại. Trong các
tiền đề bùng nổ cách mạng tư sản, theo em, tiền đề về kinh tế có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2 (5,0 điểm)
Trình bày mối liên hệ giữa bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 và bản Tuyên
ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp năm 1789 và bản Tuyên ngôn Độc lập của
Việt Nam năm 1945.

Câu 3 (5,0 điểm)


Phân tích những thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại để làm rõ nhận định sau:
“Chủ nghĩa Tư bản hiện đại đã khoác trên mình nó một bộ áo cánh mới và bộ áo cánh đó
đã phần nào che đậy được một số khuyết tật cố hữu của Chủ nghĩa Tư bản. Tuy nhiên, Chủ nghĩa
Tư bản dầu sao vẫn là Chủ nghĩa Tư bản với bản chất xã hội mang nặng sự phi lý, là chế độ đầy
rẫy bất công phi lý, mâu thuẫn”.
(GS.TS Vũ Văn Hiền, Nhận thức về chủ nghĩa tư bản hiện đại, Báo điện tử VOV,
Thứ Năm, ngày 26/08/2010).
Câu 4 (2,0 điểm)

Là một học sinh trung học phổ thông, em hãy nêu lên 4 việc mà mình có thể đóng
góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Câu 5 (4 ,0 điểm)
Nêu những nét chính của CNXH từ 1991 đến nay. Sự tồn tại và phát triển của CNXH từ
1991 đến nay thể hiện điều gì?

Chú ý - Thí sinh không được dùng tài liệu.


- Giám thị không giải thích gì thêm.

--------------HẾT--------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 11


MÔN LỊCH SỬ - LỚP 11
Năm học 2023- 2024
Lưu ý:
+ GV bám sát hướng dẫn chấm. Có thể vận dụng khi chấm, cho điểm khuyến
khích nhưng không vượt quá thang điểm trong câu.
+ Học sinh làm bài phải có sự phân tích sâu, liên hệ rộng mới được điểm tối đa .
CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM
Phân tích tiền đề chung và riêng của các cuộc cách mạng tư sản
Câu 1 thời cận đại. Trong các tiền đề bùng nổ cách mạng tư sản, theo em,
( 4,0 điểm) tiền đề về kinh tế có ý nghĩa như thế nào?
 Tiền đề chung
Trong thời cận đại, nhiều cuộc cách mạng tư sản đã diễn ra, tiêu biểu là
Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh
ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp… Các cuộc cách mạng bùng nổ do
đã xuất hiện những tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.
- Kinh tế: Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế 0,5
độ phong kiến hoặc chế độ thuộc địa, đặc biệt là trong lĩnh vực nông
nghiệp và công thương nghiệp (sự ra đời của các công trường thủ
công, sự xâm nhập của CNTB vào trong nông nghiệp, việc sử dụng
máy móc trong công nghiệp, sự phát triển của các thành thị, mở
rộng quan hệ buôn bán…). Tuy nhiên sự phát triển này lại gặp phải
nhiều rào cản từ phía nhà nước phong kiến hoặc chính sách cai trị hà
khắc ở chính quốc.
- Chính trị: Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến, thực dân gây
0,25
ra sự bất mãn ngày càng lớn cho giai cấp tư sản và các tầng lớp khác
trong xã hội. Họ đấu tranh để xoá bỏ ách áp bức, bóc lột.
- Xã hội: xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới như tư sản, quý tộc 0,5
mới, vô sản… Giai cấp tư sản và đồng minh (quý tộc mới ở Anh,
chủ nô ở Bắc Mỹ,...) tuy giàu có về kinh tế nhưng không có quyền
lực chính trị tương xứng; còn nông dân, công nhân, bình dân thành thị,
1
tiểu tư sản bị bóc lột, chén ép, bị cai trị hà khắc. Các giai cấp này có
mâu thuẫn gay gắt với chế độ phong kiến bảo thủ hoặc chủ nghĩa thực
dân nên họ muốn làm cách mạng.
- Tư tưởng: xuất hiện hệ tư tưởng của giai cấp tư sản, tấn công vào hệ
tư tưởng phong kiến, đề xuất những tư tưởng mới tiến bộ, thúc đẩy xã 0,25
hội phát triển, chuẩn bị tiền đề về tư tưởng cho cuộc cách mạng tư sản
bùng nổ
(Cải cách tôn giáo, Triết học Ánh sáng…)
 Tiền đề riêng
- Kinh tế:
+ Cách mạng tư sản Anh: Đến đầu TK XVII, kinh tế Anh phát
triển nhất châu Âu, nhất là ngành len dạ. Ngoại thương phát 0,25
triển mạnh mẽ.
+ Bắc Mĩ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là nguồn cung cấp
nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của chính quốc. Đến
0,25
giữa thế kỉ XVIII, công thương nghiệp TBCN ngày càng
phát triển. Các công trường thủ công rất phổ biến, nhiều
trung tâm công nghiệp hình thành ở miền Bắc và miền Trung
+ Cách mạng tư sản Pháp: Đến giữa thế kỉ XVIII, nông
nghiệp vẫn rất lạc tế công thương nghiệp phát triển mạnh theo 0,25
hướng TBCN hậu (năng suất cây trồng thấp, 1/3 diện tích đất bị bỏ
hoang,...)
- Chính trị :
+Anh: Vua Sác – lơ I nắm mọi quyền lực, cai trị độc
đoán, cản trở việc kinh doanh làm giàu của tư sản và quý
tộc mới. Vua đứng đầu Giáo hội Anh (Anh giáo), tiến hành đàn 0,25
áp các tín đồ Thanh giáo (tôn giáo cải cách).
+ Bắc Mĩ: Chính sách cai trị của thực dân Anh đã kìm hãm sự
phát triển kinh tế của Bắc Mĩ 0,25
+ Pháp: Đến cuối TK XVIII, Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên
chế, đứng đầu là vua Lu-I XVI. Vua chuyên chế cao độ, có 0,25
quyền lực tuyệt đối.
- Xã hội:
+ Anh: Mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân, đặc biệt là TS,
0,25
2
quý tộc mới với chế độ PK chuyên chế gay gắt
+ Bắc Mĩ: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Anh đã
gây ra mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa các tầng lớp nhân dân 0,25
thuộc địa (tư sản, chủ nô, trại chủ, nông dân,...) với thực dân Anh
+ Pháp: Mâu thuẫn giữa tăng lữ và quý tộc phong kiến với tư sản 0,25
và các tầng lớp nhân dân ngày càng sâu sắc.
- Tư tưởng
+ Anh : giai cấp tư sản, quý tộc mới đã mượn “ngọn cờ” tôn giáo
cải cách (Thanh giáo) để tập hợp quần chúng. 0,25
+ Bắc Mĩ: Tư tưởng dân chủ tư sản thể hiện qua khẩu hiệu “Tự do
0,25
và tư hữu”, “Thống nhất hoàn toàn hay là chết” với đại diện
tiêu biểu là Thô-mát:
+ Pháp: Trào lưu Triết học Ánh sáng đã kịch liệt phê phán tình 0,25
trạng mục nát, lỗi thời của chế độ phong kiến và Giáo
hội, đưa ra những lí thuyết về xây dựng nhà nước kiểu mới Giép-
phéc-sơn.
Trong các tiền đề bùng nổ cách mạng tư sản, theo em, tiền đề về
kinh tế có ý nghĩa như thế nào? 0,5
Tiền đề về kinh tế có ý nghĩa quan trọng, quyết định hàng đầu dẫn
đến bùng nổ các cuộc CMTS bởi vì kinh tế tư bản xuất hiện mới dẫn
tới sự ra đời những giai cấp, tầng lớp mới của xã hội tư bản, những giai
cấp, tầng lớp này dần lớn mạnh thì mới có cuộc đấu tranh trên lĩnh vực
tư tưởng và dẫn tới 1 cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến – cuộc
CMTS.

Câu 2 Trình bày mối liên hệ giữa bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm
(5 điểm) 1776 và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp
năm 1789 và bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam năm 1945.
1. Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ được đọc này 4/7/1776, tuyên
bố nền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- Nội dung:
+ Tuyên ngôn khẳng định: Mỗi người sinh ra đều có quyền Bình đẳng, tạo
hóa cho họ những quyền bất khả xâm phạm , quyền sống, quyền tự do và 0,25
quyền mưu cầu hạnh phúc.
+ Tuyên ngôn độc lập xác định nhân dân là gốc của chính quyền, nhân dân 0,25
có quyền thiết lập bộ máy nhà nước
3
+ Mặt khác tuyên ngôn lại khẳng định quyền lực của giai cấp tư sản và 0,25
người da trắng, không xóa bỏ chế độ nô lệ, duy trì việc bóc lột công nhân
làm thuê
- Nhận xét:
+ Tích cực: Nêu “ chủ quyền thuộc về nhân dân” đây là nguyên tắc mà lần 0,5
đầu tiên được đưa vào văn kiện chính thức của nhà nước Tư sản. Tuyên
ngôn nhân quyền đầu tiên( quyền được sống, quyền được hưởng tự do và
mưu cầu hạnh phúc). Bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Mĩ( Ngày 4/7 sau
này được lấy làm ngày quốc khánh nước Mĩ).
- Hạn chế:
+ Xác định quyền lực của người da trắng và tư sản. Duy trì chế độ nô lệ, 0.25
bắt nạt lao động và người làm thuê
- Ý nghĩa:
+ Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân thuộc 0,5
địa. Thể hiện tinh thần tiến bộ và có ảnh hưởng rất lớn đối với các nước,
trong đó có Việt Nam.
2. Bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp thông qua vào
ngày 26/8/1789 tại Pari
- Nội dung:
+ Tích cực: Tuyên ngôn gồm 17 điều, xác định quyền bình đẳng giữa các 0,75
công dân, thừa nhận quyền tự do, đân chủ. Nổi tiếng với khẩu hiệu bất hủ
có giá trị ở mọi thời đại “ tự do, bình đẳng, bác ái”. Lần đầu tiên trong lịch
sử nước Pháp và châu Âu, chủ quyền tối cao được tuyên bố thuộc về nhân
dân. Quyền lợi của nhà vua cùng với chế độ đẳng cấp trong xã hội phong
kiến bị bãi bỏ.
+ Hạn chê: Khẳng định quyền tư hữu, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản. 0,25
Ý nghĩa: Là văn kiện hết sức tiến bộ lúc bấy giờ và cho đến nay những điều 0,25
khoản của nó còn có ý nghĩa trong việc xây dựng một nền dân chủ thực sự
3.Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam: Do chủ tich Hồ Chí Minh soạn thảo
và đọc ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, đánh dấu sự 0,25
thành lập nước Việt Nam, Dân chủ cộng hòa
- Mở đầu bản tuyên ngôn, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đã dẫn lại những tư
tưởng cơ bản về quyền con người trong tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ 0,5
cũng như Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của nước Pháp. Song chủ
tich Hồ Chí Minh không dừng lại ở quyền con người mà còn khái quát
nâng lên thành quyền dân tộc. Người viết “ Tất cả các dân tộc trên thê giới
sinh ra đều có quyền Bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống , quyền
sung sướng và quyền tự do”
Kết luận: Mỗi liên hệ giữa bản tuyên ngôn độc lập nước Mỹ( 1776) và bản
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp( 1789) với bản tuyên ngôn 0,5
4
Độc lập của Việt Nam là ở quyền con người, quyền được sống, quyền
được tự do, được mưu cầu hạnh phúc…..

Phân tích những thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại để làm rõ nhận
Câu 3 định sau:
(5
“Chủ nghĩa Tư bản hiện đại đã khoác trên mình nó một bộ áo cánh
điểm)
mới và bộ áo cánh đó đã phần nào che đậy được một số khuyết tật cố hữu
của Chủ nghĩa Tư bản. Tuy nhiên, Chủ nghĩa Tư bản dầu sao vẫn là Chủ
nghĩa Tư bản với bản chất xã hội mang nặng sự phi lý, là chế độ đầy rẫy bất
công phi lý, mâu thuẫn”.
(GS.TS Vũ Văn Hiền, Nhận thức về chủ nghĩa tư bản hiện đại,
Báo điện tử VOV, Thứ Năm, ngày 26/08/2010).
-Phải thừa nhận ràng CNTB hiện nay có nhũng tiến bộ vượt bậc, đóng góp
đối với sự phát triển của thế giới nhưng có thể khẳng định rằng, bản chất
của CNTB vẫn khôn thay đổi – vẫn là chế độ người bóc lột người với nhiều
bất công thách thức:
+ Thứ nhất: Theo đuổi lợi nhuật sẽ là mục tiêu cao nhất và cuối cùng của
các nhà TB…. Nguồn gốc cuả những lợi nhuận này lag giá trị thặng dư do 0,5
công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất. Do vậy bóc lột vẫn là bản chất
của CNTB hiện đại.
+ Thứ hai: Bất bình đẳng trong xã hội ngày càng gia tăng, mặc dù CNTB
1,0
hiện đại đã có những điều chỉnh quan trọng về quan hệ sở hữu và quản
lý….. Dẫn chứng “ Chiếm lấy phố Wall”……..hay còn gọi là phong trào “
99 chống 1” là một phong trào xuất hiện ở nước Mĩ vào đầu năm 2011..(
HS phải lấy nhiều dẫn chứng mới được điểm tối đa)
Thứ ba: CNTB đang phải đối mặt với nhiều vấn đề chính trị, xã hội nan
giải. Nền dân chủ tư sản đang bị xói mòn, trên thực tế nền dân chủ đó chỉ 1,0
dành cho một số người trong xã hội.... Dẫn chứng: Tình trạng bất an trong
xã hội Mĩ là điều đáng lo ngại.... Tội ác bạo lực...... Nạn phân biệt chủng
tộc.... HS phải lấy nhiều dẫn chứng mới được điểm tối đa)
Thứ tư: CN TB phải đối mặt với những nguy cơ khủng hoảng mang tính
toàn cầu, như khủng hoảng tài chính tiền tệ, khủng hoảng môi trường.... 1,0
Dẫn chứng: Khủng hoảng dầu mỏ 1973 đến nay..... Khủng hoảng năng
lượng....... Khủng hoảng tài chính tiềng tệ ở châu Á năm 1997 – 1998, .....
Khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn câu năm 2008 – 2009, làm sụp đổ
hàng loạt các ngân hàng lớn....., Năm 2019 ở Anh diễn ra phong trào đấu
tranh chống biến đổi khí hậu..... (HS phải lấy nhiều dẫn chứng mới được
điểm tối đa)
5
Thứ năm: CNTB đang phải đối mặt với các mâu thuẫn giữa các công ty,
tập đoàn tư bản, các nước tư bản phát triển với nhau trong việc giành giật 1,0
thị trường.....tiêu thụ.....các nguồn nguyên nhiên liệu....
Kết luận:
Mặc dù chủ nghĩa tư bản ngày nay đang có nhiều thành tựu, tuy vậy, chủ
nghĩa tư bản không phải là điểm dừng cuối cùng của lịch sử nhân loại với 0,5
bản chất và những mâu thuẫn nội tại vốn có, hiện hữu, trong lòng chủ
nghĩa tư bản đang ủ chứa những giới hạn mà tự bản thân phương thức sản
xuất này không thể khắc phục được, việc nhân loại tiến lên trình độ phát
triển mới, thay thế chủ nghĩa tư bản là tất yếu khách quan. Loài người tất
yếu tiến tới chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đó, sự phát triển của
Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội là hoàn toàn phù hợp với tất yếu khách
quan như vậy.

Là một học sinh trung học phổ thông, em hãy nêu lên 4 việc mà
mình có thể đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước hiện nay.
1. Cố gắng học tập tốt, trau dồi kiến thức, kĩ năng và rèn luyện bản lĩnh 0,5
Câu 4 thái độ thật tốt, đúng mực…
( 2 điểm) 2. Có ý thức giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, trân trọng và 0,5
phát huy những giá trị truyền thống của cha ông.
3. Lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp với bạn bè quốc
tế khi đi ra nước ngoài hoặc đón tiếp bạn bè quốc tế đến Việt Nam. 0,5
4. Không bị kích động hoặc tham gia kích động gây mất an ninh trật tự
xã hội, sẵn sàng đi và làm những việc mà đất nước cần. 0,5

Câu 5 Nêu những nét chính của CNXH từ 1991 đến nay. Sự tồn tại và phát
(4,0điểm) triển của CNXH từ 1991 đến nay thể hiện điều gì?
Trả lời:
- Từ năm 1991 sau khi sụp đỏ của CNXH ở các nước Đông Âu và sự tan 0,5
rã của Liên Bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết, CNXH không còn là
hệ thống thế giới nữa. Tuy vậy, công cuộc xây dựng CNXH ở một số nước
như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu Ba…. Vẫn tiếp tục được duy trì và
đẩy mạnh. Các nước này vẫn kiên định con đường CNXH và đạt được
những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác
- Ở Trung Quốc, đường lối cải cách và mở của tiếp tục được triển khai với 0,5

6
chủ trương: Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. Xây dựng nền kinh tế thị
trường XHCN. …..
- Ở Việt Nam, qua gần 4 thập kỉ, tiến hành đổi mới, bắt đầu từ năm 1986 0,5
đã
- Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng KT – XH , đời sông vật chất và 0,5
tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt…..
- Ở Lào, sau gần 40 năm đổi mới ( bắt đầu từ năm 1986) đất nước vượt qua 0,5
nhiều khó khăn thử thách. Kinh tế Lào đạt mức tăng trưởng cao…
- Ở khu vực Mĩ La Tinh, từ năm 1991, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó 1,0
khăn thử thách, đặc biệt là lệnh cấm vận kéo dài của Mĩ và các nước
phương Tây, Cu Ba vẫn đi theo con đường XHCN , thực hiện cải cách kinh
tế đạt nhiều thành tựu…..
- Những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở TQ, VN, Lào, Cu
Ba… đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam trên các lĩnh vực xóa đói, giảm 0,5
nghèo, cải thiện chỉ số phát triển con người, ổn định chính trị, xã hội… đã
nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế, chứng minh sức sốn của
CNXH là phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của thời đại,,,

-----Hết------

You might also like