LKD - Bài Tâp Nhóm Buổi 6 - Nhóm 5

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BÀI TẬP NHÓM BUỔI 6

LUẬT KINH DOANH

Mã lớp HP: 23D3LAW51100101

Nhóm: 5

Thành viên tham gia:

- Nguyễn Thị Vân Anh (87224020078).


- Nguyễn Ngọc Lợi (87224020212).
- Phạm Thị Hồng Trinh (87231020152).
- Huỳnh Tấn Phát (87232020030).
- Đặng Đoàn Xuân Thi (88224020039).
- Phạm Thùy Dương (88224020051).
- Lê Vũ Châu Giang (88224020307).
- Nguyễn Huỳnh Kim Nga (88224020321).
- Nguyễn Ngọc Phụng (88232020144).
- Nguyễn Hoàng Bảo Vy (88232020167).
- Nguyễn Thị Minh Ngọc (88232020168).
- Nguyễn Khắc Tính (88232020198).
- Đỗ Thị Thu Hồng (89232020082).
- Đỗ Thị Hà My (HCMVB120194114).
- Nguyễn Thị Bích Huệ (HCMVB120194126).
- Nguyễn Thị Hồng Loan (88224020310).
Đề:
Bài 1. Ngày 03/01/2021, Công ty TNHH Fubon được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh với bốn thành viên:
Thành viên Cam kết Thực hiện góp vốn Thực hiện góp vốn
góp (đến ngày (đến ngày
03/01/2021) 03/11/2021)
Ông Trần Văn Hoàng 2 tỷ 1 tỷ 1 tỷ
Ông Tống Thiên Sơn 3 tỷ 3 tỷ 3 tỷ
Công ty CP La Minh 5 tỷ 3 tỷ 5 tỷ
Công ty TNHH Hoàng 7 tỷ 3 tỷ 6 tỷ
Hải

1
Hãy xác định và giải thích:
a. Vốn điều lệ của công ty là bao nhiêu tại thời điểm thành lập?
Cơ sở pháp lý: Khoản 1, điều 47, Luật Doanh Nghiệp 2020
Vốn điều lệ = vốn cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty.
 Vốn điều lệ của công ty TNHH Fubon = 2+3+5+7= 17 tỷ
b. Ngày 05/5/2021, Hội đồng thành viên tiến hành họp. Tỉ lệ biểu quyết của các
thành viên là bao nhêu?
Cơ sở pháp lý: Điểm b, Khoản 1, điều 49, Luật Doanh Nghiệp 2020
Số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp
 số vốn tính đến ngày 05/5/2021 là 10 tỷ, từ đó tính được tỷ lệ biểu quyết của từng
cá nhân bằng cách: (số vốn góp ban đầu của từng cá nhân/tổ chức)/tổng số vốn góp
ban đầu*100%
Và được số liệu bên dưới:
Thực hiện góp vốn (đến
Thành viên Tỷ lệ biểu quyết
ngày 03/01/2021)
Ông Trần Văn Hoàng 1 tỷ 10%
Ông Tống Thiên Sơn 3 tỷ 30%
Công ty CP La Minh 3 tỷ 30%
Công ty TNHH Hoàng Hải 3 tỷ 30%
Tổng 10 tỷ

c. Ngày 10/11/2021, vốn điều lệ của công ty được được xác định là bao nhiêu?
Tính tỷ lệ góp vốn của các thành viên.
Cơ sở pháp lý: Khoản 4, điều 47, Luật Doanh Nghiệp 2020
Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty
phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ
 Vốn điều lệ của công ty tính tới thời điểm ngày 10/11/2021 là: 1+3+5+6=15 tỷ
Thực hiện góp vốn (đến ngày
Thành viên Tỷ lệ góp vốn
03/01/2021)
Ông Trần Văn Hoàng 1 tỷ 6,7%
Ông Tống Thiên Sơn 3 tỷ 20%
Công ty CP La Minh 5 tỷ 33.3%
2
Công ty TNHH Hoàng Hải 6 tỷ 40%
Tổng 15 tỷ

d. Sau 01 năm kinh doanh, ngày 03/01/2022 công ty muốn tăng thêm 05 tỉ đồng
vốn điều lệ, ai sẽ được quyền ưu tiên góp thêm và góp thêm bao nhiêu?
Cơ sở pháp lý: Điểm đ, Khoản 1, Điều 49 và khoản 2 Điều 68, Luật Doanh Nghiệp
2020
 Khi công ty muốn tăng vốn điều lệ, Hội đồng thành viên được ưu tiên góp thêm
vốn và vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn
góp của họ trong vốn điều lệ công ty
Thành viên Tỷ lệ góp vốn Số vốn có thể góp thêm
Ông Trần Văn Hoàng 6,7% 0.33 tỷ
Ông Tống Thiên Sơn 20% 1.0 tỷ
Công ty CP La Minh 33.3% 1.67 tỷ
Công ty TNHH Hoàng
40% 2.0 tỷ
Hải
Tổng 5 tỷ

e. Do gia đình phát sinh vấn đề về tài chính nên ông Sơn muốn rút toàn bộ vốn
góp của mình. Ông phải làm gì để rút vốn?
Cơ sở pháp lý: Khoản 2, điều 50 và Điểm e, Khoản 1, Điều 49 Luật Doanh Nghiệp
Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy
định tại các điều 51, 52, 53 và 68 của Luật này, Định đoạt phần vốn góp của mình
bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và hình thức khác theo quy
định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Ông Sơn không được phép rút toàn bộ vốn góp. Tuy nhiên, có thể chuyển nhượng
một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác, trừ trường hợp quy
định tại khoản 4 điều 51 và khoản 6,7 điều 53.
f. Giả sử ông Sơn muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho một
người bạn là bà Trinh với giá là 3.5 tỷ. Ba thành viên còn lại không đồng ý với lý
do họ được quyền ưu tiên mua, và họ sẽ mua với giá là 3.2 tỷ. Vậy ông Sơn có
được quyền chuyển nhượng vốn cho bà Trinh không?
Cơ sở pháp lý: Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 52, Luật Doanh Nghiệp 2020

3
Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần
vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán.
 Các thành viên còn lại được ưu tiên mua phần vốn góp của ông Sơn trước vì họ đã
đồng ý mua. Vậy nên, ông Sơn phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên của hội
đồng trước sau đó nếu những người này không mua, thì mới được chuyển nhượng cho
những người không thuộc hội đồng thành viên (ở đây là bà Trinh).
g. Ông Hoàng muốn tặng cho toàn bộ vốn góp của mình cho 02 người là cô Minh
(bạn học cũ đang gặp nhiều khó khăn) và cô Nga (con gái của chị ruột ông
Hoàng). Ai có thể trở thành thành viên của Công ty TNHH Fubon, biết các thành
viên còn lại không đồng ý với cả hai.
Cơ sở pháp lý: Điểm điểm b khoản 6 điều 53 Luật Doanh Nghiệp 2020
Người được tặng cho không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này thì người
này chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Ở đây các thành viên còn lại không đồng ý nên cô Minh không thể trở thành thành
viên.
Cơ sở pháp lý: Điểm a Khoản 6 điều 53 Luật Doanh Nghiệp 2020 và Điểm c Khoản 1
Điều 651 Luật Dân Sự 2015
Người được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ luật
Dân sự thì người này đương nhiên là thành viên công ty và theo quyền thừa kế thì cháu
ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt
ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại thuộc hàng thừa kế thứ ba.
Cho nên cô Nga sẽ trở thành thành viên cho dù các thành viên còn lại đồng ý hay
không.
h. Mâu thuẫn từ việc bán phần vốn góp, ông Hoàng không đồng ý với chiến lược
phát triển kinh doanh của công ty trong năm mới, ông yêu cầu công ty mua lại
phần vốn góp của mình. Công ty có phải mua lại phần vốn góp của ông Hoàng
không?
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 51 của Luật Doanh Nghiệp 2020
Việc ông Hoàng có lý do như trên không thuộc phạm vi công ty phải giải quyết, nên
công ty có quyền không mua lại phần vốn góp đó.

Bài 2. Công ty CP Đỉnh Việt được cấp cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày
01/7/2021, với vốn điều lệ được chia thành 1 triệu cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ
phần (bao gồm 800.000 cổ phần phổ thông, 100.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết và
100.000 cổ phần ưu đãi cổ tức) và với các cổ đông sáng lập đăng ký mua CP như sau:
STT Cổ đông Số CP phổ thông đăng kí mua
1 Công ty CP Trung Dũng 100.000
2 Công ty TNHH Hoàng Lê 100.000
4
3 Ông Trần Văn Nam 50.000
4 Ông John Nguyễn 350.000

a. Vốn điều lệ của công ty khi thành lập là bao nhiêu, biết cổ phần được phát
hành với mức giá là 13.000 đồng?
Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Điều 112, Luật Doanh Nghiệp
Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá
cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Vốn điều lệ khi thành lập = số cổ phần đã được đăng ký mua của cổ đông sáng lập *
mệnh giá ban đầu (10,000 đồng)
Vốn điều lệ Công ty CP Đỉnh Việt = (100.000+100.000+50.000+350.000)*10.000=6
tỷ
b. Việc các cổ đông sáng lập chỉ đăng kí mua số lượng cổ phần như vậy có phù
hợp không?
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 120 Luật Doanh Nghiệp 2020
Cổ đông sáng lập phải cùng nhau mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được
quyền chào bán khi đăng kí doanh nghiệp.
Vì vậy với tổng số cổ phần phổ thông các cổ đông sáng lập cùng nhau mua là 600.000
cổ phần chiếm 60% trên tổng số là 1.000.000 cổ phần nên số lượng đăng ký mua như
vậy là hợp lý.
c. Chỉ có Công ty CP Trung Dũng, công ty TNHH Hoàng Lê và ông Nam thực
hiện thanh toán đủ số CP đã đăng kí mua, còn ông John Nguyễn mới thanh toán
được ½ số CP đã đăng ký. Việc thanh toán có phù hợp không?
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 113 Luật Doanh Nghiệp 2020
Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể
từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công
ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.
Vậy nên ông Jonh Nguyễn phải thanh toán đủ ½ số cổ phần còn lại đã đăng kí mua.
Trường hợp nếu sau thời hạn 90 ngày ông John Nguyễn vẫn chưa thanh toán đủ ½ số
cổ phần còn lại đã đăng kí mua thì ông chỉ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các
quyền lợi khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán và không được chuyển nhượng
số cổ phần còn lại chưa thanh toán cho người khác (Theo điểm b khoản 3 của Luật
Doanh Nghiệp 2020).

You might also like