Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

I, KHÁI QUÁT VỀ ĐẤU THẦU QUỐC TẾ

1, Khái niệm
Đấu thầu quốc tế trong tiếng Anh là International Bidding.
Được quy định tại Khoản 14, Điều 4, Luật Đấu thầu năm 2013, Đấu thầu quốc tế
được hiểu như sau
"Đấu thầu quốc tế là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài
được tham dự thầu”
Đấu thầu quốc tế được áp dụng trong các trường hợp sau:

 Đối với gói thầu mà không có nhà thầu trong nước nào đáp ứng các yêu cầu
của gói thầu.
 Đối với các dự án sử dụng vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước
ngoài có quy định trong Điều ước là phải đấu thầu quốc tế.

2- Ý nghĩa của đấu thầu Đấu thầu quốc tế ngày càng đóng vai trò quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đặc biệt là với các
nước đang phát triển như Việt Nam bởi tính hữu ích đối với chủ đầu tư,
với các nhà thầu và Chính phủ.
a, Đối với Nhà nước:
Thực hiện đấu thầu quốc tế là biện pháp quản lý tài chính có hiệu quả và
tăng cường các lợi ích kinh tế xã hội khác. Đấu thầu quốc tế là cơ sở để đánh
giá khả năng của các đơn vị cơ sở, các đối tác nước ngoài, ngăn chặn được
các biểu hiện tiêu cực, sự thiên vị, móc ngoặc riêng làm mất đi tính cạnh
tranh trong kinh doanh. Đồng thời, thông qua đấu thầu quốc tế mà đất nước
thu được những công nghệ mới, hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại,
học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến, những kiến thức về kỹ thuật, tư vấn
của các chuyên gia, đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề ... phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
b, Đối với chủ đầu tư:
Áp dụng đấu thầu quốc tế là phương thức thích hợp để lựa chọn các nhà thầu
có năng lực nhất đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật đặt ra đồng thời cũng có
được giá thành và điều kiện tín dụng hợp lý nhất. Đấu thầu chống tình trạng
độc quyền của các nhà thầu. Chủ đầu tư giảm được giá vốn đầu tư do có sự
cạnh tranh giữa các nhà thầu.
Thực tế, giá chào thầu của các nhà thầu chênh nhau từ 30-40% trên cùng
một mặt bằng kỹ thuật. Do vậy, các đơn vị trúng thầu có giá trúng thầu giảm
từ 20-30% so với các đơn vị chào thầu cao nhất và giảm từ 10- 15% so với
giá chào ban đầu của chính đơn vị trúng thầu. Thông qua đấu thầu, chủ đầu
tư có thể chọn được thiết bị công nghệ tiên tiến, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Công nghệ và kỹ thuật là điều kiện tiên quyết đảm bảo khả năng trúng thầu
cho các nhà thầu.
Ngoài ra, thông qua việc tham khảo ý kiến của các nhà thầu, các chủ đầu tư
còn thu được những thông tin hữu ích cho việc đầu tư, xây dựng các tiêu
chuẩn tối ưu trong hồ sơ mời thầu.
c, Đối với nhà thầu:
Đấu thầu quốc tế là hình thức bảo đảm công bằng và cơ hội tương đối cho
tất cả các nhà cung ứng tiềm năng. Đấu thầu quốc tế kích thích các nhà thầu
nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ để đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư
nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Thông qua đấu thầu quốc tế, các nhà thầu
trong nước có thể tiếp cận được những kỹ thuật công nghệ tiên tiến, học hỏi
kinh nghiệm quản lý để nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế.
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
HIỆN NAY
1-Các lĩnh vực đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam: Có bốn lĩnh vực đấu thầu quốc tế đang tồn tại như sau:
+ Đấu thầu về tư vấn: Là đấu thầu về tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn để
thực hiện công tác tư vấn như tư vấn chuẩn bị dự án, tư vấn thực hiện dự
án,...
+ Đấu thầu về mua sắm thiết bị máy móc: Là dạng đấu thầu theo nội dung
đấu thầu hàng hoá.
+ Đấu thầu xây, lắp: Là đấu thầu về các công trình mang tính chất xây dựng
cơ sở hạ tầng. Đây là loại đấu thầu được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam. Do
tính chất xây dựng ở Việt Nam còn non kém, cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ, vấn
đề xây lắp là tất yếu cho nên có rất nhiều công trình để xây dựng. Trong quá
trình này, nhiều công ty trong nước cũng như nước ngoài muốn mình đứng
ra làm chủ công trình cho nên sản sinh ra việc đấu thầu trong xây lắp là công
việc cần làm. Hơn thế nữa ở Việt Nam, các lĩnh vực về đấu thầu khác như tư
vấn, mua sắm hàng hoá hoặc dự án và nó quá mới mẻ với nhà thầu Việt Nam
hoặc là quá ít, việc đấu thầu chưa phải là cấp thiết, sống còn đối với nhà thầu
ở Việt Nam. Cho nên, họ chỉ tập trung vào lĩnh vực đấu thầu xây lắp.
+ Đấu thầu dự án: Là loại đấu thầu các dự án mà các chủ đầu tư muốn nhà
thầu quản lý dự án đó theo tiến độ công việc được giao cho nhà thầu mà chủ
dự án mong muốn.

2-Sự yếu kém của các nhà thầu Việt Nam khi cạnh tranh với các nhà
thầu quốc tế trong đấu thầu tại Việt Nam

Tham gia các cuộc đấu thầu quốc tế ở Việt Nam thời gian qua chủ yếu là
các nhà thầu nước ngoài. Các cuộc đấu thầu dự án công trình có vốn FDI hay
ODA không hoàn lại thường được tổ chức ở nước ngoài.

Tuy nhiên, hầu hết các dự án với quy mô lớn hoặc đầu tư từ nguồn vốn
nước ngoài đã từ chối các nhà thầu trong nước để lựa chọn nhà thầu nước ngoài.

Ðiều này đã biến các nhà thầu trong nước đành chấp nhận làm thầu phụ cho
nhà thầu nước ngoài, điển hình như tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, các dự án
ODA lớn khác như cầu Nhật Tân, đường vành đai III giai đoạn 2,... chủ yếu do các
nhà thầu quốc tế làm nhà thầu chính.

Nhìn chung các dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì các nhà thầu Việt Nam
hầu như ít được làm tổng thầu, tỉ lệ thầu chính thấp, các nhà thầu Việt Nam chủ
yếu tham gia với tư cách là các nhà thầu phụ hoặc một bên liên doanh với nước
ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng

3. Trung Quốc là nhà thầu tiêu biểu trong đấu thầu quốc tế tại VN

A, Một vài số liệu:

Tổng công suất các dự án điện của Việt Nam do Trung Quốc làm tổng
thầu EPC, BOT và sử dụng thiết bị Trung Quốc lên đến gần 15.500 MW/
31.000 MW tổng công suất điện quốc gia (chiếm hơn 48%).

+ Về nhiệt điện: 21/36 dự án (hơn 58% tổng dự án) do các doanh nghiệp
Trung Quốc làm tổng thầu EPC và BOT, trong đó có 10 dự án đã đi vào hoạt
động, 11 dự án đang xây dựng với công suất xấp xỉ 8.000 MW, chiếm hơn
45% công suất nhiệt điện chạy than và khí.

+ Về thuỷ điện: nhà thầu Trung Quốc cung cấp thiết bị, máy móc, công
nghệ cho hầu hết trong số gần 100% thuỷ điện nhỏ (với hơn 400 dự án, tổng
công suất 4.000 MV), 75% thuỷ điện vừa và lớn (18/24 dự án, trong đó 14
đã đi vào hoạt động, 4 đang xây dựng với công suất 3.630 MW).

Về khoáng sản: Trung Quốc trúng thầu hơn 87%, trong đó phân đạm và hoá
chất chiếm khoảng 60%. Nhiều dự án lớn đã lọt vào tay nhà thầu Trung
Quốc như: Alumin Nhân Cơ, Alumin Tân Rai, đạm Hà Bắc, đạm Cà Mau,
đạm Ninh Bình
B, chất lượng thực hiện các dự án đấu thầu quốc tế tại Việt Nam do
Trung Quốc nhận thầu
*Các dự án bị châm tiến độ
Thông tin từ hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết hầu hết các dự án
nguồn điện trong Quy hoạch điện 6 (giai đoạn 2006-2010) đều bị chậm tiến
độ như các nhà máy thuỷ điện sông Ba Hạ, Pleikrông, Bản Vẽ...; các nhà
máy nhiệt điện: Uông Bí (mở rộng 1), Hải Phòng 1, Quảng Ninh 1, Vũng
Áng Động, Mạo Khê, Nông Sơn, Ô Môn 1. Đặc biệt, các dự án điện do các
nhà thầu Trung Quốc đảm nhận như: Hải Phòng 1, Hải Phòng 2, Cẩm Phả 1,
Cẩm Phả 2, Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2, Mạo Khê, Thái Nguyên, Vĩnh
Tân 2, Duyên Hải 1 và nhà đầu tư tư nhân Trung Quốc như Kiên Lương...
đều bị chậm

Một số dự án khác do nhà thầu Trung Quốc thực hiện cũng trong tình trạng chậm
tiến độ như vậy, như: Dự án Gang Thép Thái Nguyên giai đoạn 2 do nhà thầu
MCC (Trung Quốc) làm tổng thầu EPC. Sau khi trúng thầu, không những họ
không tiếp tục triển khai, mà còn đề nghị tăng giá mới tiến hành, làm cho tổng mức
đầu tư tăng và cũng khiến dự án chậm hơn ba năm. Hay như Dự án sản xuất
Alumin Tân Rai do nhà thầu Chalieco (Trung Quốc) trúng thầu (tháng 10/2013)
cũng làm tăng tổng mức đầu tư của Dự án thêm 35,37% và khiến tiến độ dự án
chậm gần hai năm
Dự án chậm tiến độ đã làm tăng chi phí như tăng khoản lãi vay, tăng chi phí
quản lý dự án, chi phí thuê tư vấn, tăng chi phí chuẩn bị sản xuất... Điều này được
thể hiện qua việc nhiều dự án điện bị đội mức đầu tư khá nhiều sau khi hoàn
thành.

b, Các dự án bị đội vốn đầu tư

Theo đó, lần lượt, dự án nhiệt điện Cao Ngạn (công suất 100MW), nhiệt
điện Sơn Động (200 MW), nhiệt điện Nông Sơn (30 MW), nhiệt điện Cẩm Phả 1
(310 MW), nhiệt điện Cẩm Phả 2 (300MW) rồi nhiệt điện Mạo Khê (440MW) do
TKV làm chủ đầu tư đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc, ước tính tổng giá trị
hợp đồng EPC do các nhà thầu Trung Quốc đảm trách tại 6 dự án lên tới 1,2 tỉ
USD. Tuy nhiên, kinh nghiệm làm tổng thầu EPC của các nhà thầu Trung Quốc
còn ít, khi triển khai dự án gặp nhiều khó khăn, việc tiếp cận với các tiêu chuẩn
quốc tế của các nhà thầu chưa tốt vì đa số các nhà thầu thiết kế, thi công xây dựng
của Trung Quốc chỉ quen với các tiêu chuẩn của Trung Quốc... Và dù nhà thầu
Trung Quốc thường chấp nhận tất cả các yêu cầu của Hồ sơ mời thầu nhưng khi
bắt đầu vào thi công, thực hiện hợp đồng mới bộc lộ những khó khăn. Bên cạnh
đó, trong quá trình thi công nhà thầu thường hay đề xuất thay đổi so với hợp đồng
như: Thay đổi nhân sự, thầu phụ cung cấp thiết bị, thầu phụ xây lắp, thay đổi các
điều khoản kỹ thuật... Việc này làm mất thời gian để đàm phán, xem xét, gây khó
khăn, phức tạp trong quản lý dự án của chủ đầu tư.

Nhiệt điện cao ngạn Nhiệt điện Cẩm Phả

Cuối cùng Tổng công ty Điện lực TKV nhận được kết quả: Thực tế cho
thấy tất cả các dự án nhiệt điện đốt than thực hiện tại Việt Nam trong thời gian vừa
qua của Trung Quốc đều bị chậm tiến độ từ 1-2 năm hoặc hơn đã làm tăng chi phí
đầu tư của dự án, nhưng việc đàm phán để nhà thầu EPC Trung Quốc nộp khoản
phạt chậm tiến độ là công việc rất khó khăn và thường bị kéo dài.

Tình trạng chung của hầu hết các dự án do Trung Quốc nhận thầu là giá
trúng thầu ban đầu rất thấp và đội giá sau khi hoàn thành lại là một con số không
nhỏ.

c, Chất lượng các dự án sau khi hoàn thành thấp và những vấn đề kinh
tế- xã hội khác

Ví dụ với gói thầu 6 dự án điện của Tổng công ty Điện lực thuộc Tập
đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, so sánh thực tế vận hành ở nhà máy điện Na
Dương (do MC làm tổng thầu, các thiết bị chính xuất xứ từ Nhật Bản và các nước
G7) với nhiệt điện Cao Ngạn (do HPE làm tổng thầu, các thiết bị chính xuất xứ từ
Trung Quốc), Sơn Động, Cẩm Phả, cho thấy chất lượng thiết bị xuất xứ từ Trung
Quốc cũng như các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật (hiệu suất nhà máy) thấp hơn các thiết
bị của các nước châu âu, G7.

Nhà máy điện Na Dương Nhiệt điện cao ngạn

Tương tự như vậy, Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có gói
thầu chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt (Trung
Quốc) thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC, nhưng kinh nghiệm của nhà thầu
lại là “lần đầu tiên” làm tổng thầu EPC trên lĩnh vực đường sắt đô thị, dự án chưa
hoàn thành nhưng với một phần đã hoàn thành hiện nay cũng bộc lộ sự kém chất
lượng khi kiểm tra, đánh giá.

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông


Trái ngược về chất lượng kém từ các dự án nhà thầu Trung Quốc làm tổng
thầu, dẫn chứng về chất lượng nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2 (600MW) mà chịu
trách nhiệm thi công công trình là tổ hợp các nhà thầu nước ngoài như Sumitomo
(Nhật Bản), Hyundai (Hàn Quốc), Stone & Webster (Mỹ), Mitsui Babcock (Anh)
cùng một số công ty xây lắp của Việt Nam như Lilama, Licogi... thì dự án này
hoàn thành từ năm 2001 và đến nay vẫn vận hành tốt, không hề có bất cứ dấu hiệu
về xuống cấp. Bởi tất cả những thiết bị, máy móc ở nhà máy nhiệt điện này đều
được nhập từ các nước G7 và các công ty Việt Nam. Ví dụ như nồi hơi của Anh,
thiết bị điện của Mỹ, tuốc bin, máy phát của Nhật.

nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2

Không chỉ vấn đề chậm tiến độ, chất lượng thấp, đội giá khi hoàn thành,
các dự án do Trung Quốc nhận thầu còn dẫn tới nhiều nghi ngại về các vấn đề an
ninh xã hội như đảm bảo an ninh năng lượng khi 90% các nhà máy nhiệt điện,
thủy điện do Trung Quốc thi công hay vấn đề Trung Quốc nhập khẩu hoàn toàn lao
động từ bên họ sang Việt Nam làm việc, không tạo cơ hội cho công nhân Việt
Nam, hoặc vấn đề phá vỡ hợp đồng, kéo dài thời gian hoàn thành có mục đích
chính trị, ảnh hưởng đến tổng thể kinh tế- xã hội Việt Nam…

You might also like