Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

A.

PHẦN MÔN VẬT LÝ


I. TRẮC NGHIỆM (1,75 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng nhất trong bốn phương án A, B, C, D của mỗi
câu sau đây (từ câu 25 đến câu 31).
Câu 25. Dụng cụ nào sau đây hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn năng lượng
tái tạo?
A. Máy cắt cỏ. B. Bóng điện. C. Đèn dầu. D. Bếp gas.
Câu 26. Khi quạt điện hoạt động thì:
A. điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng là năng lượng có ích.
B. điện năng chuyển hóa thành động năng của cánh quạt là năng lượng có ích.
C. điện năng chuyển hóa thành động năng của cánh quạt là năng lượng hao phí.
D. điện năng chuyển hóa thành động năng làm cánh quạt quay là năng lượng có
ích và nhiệt năng làm nóng quạt là năng lượng hao phí.
Câu 27. Điền vào chỗ trống “…” để thành câu hoàn chỉnh: Nhiên liệu là các vật
liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng …
A. nhiệt và ánh sáng. B. nhiệt và năng lượng âm.
C. nhiệt và năng lượng hóa học. D. quang năng và năng lượng âm.
Câu 28. Gọi tên dạng năng lượng chính được sử dụng khi đọc sách ở sân trường?
A. Hoá năng. B. Động năng. C. Điện năng. D. Quang năng.
Câu 29. Tại sao khi trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau và thấy tay nóng lên?
A. Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hoá năng lượng từ động năng
sang nhiệt năng, động năng làm tay ta nóng lên.
B. Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hoá năng lượng từ động năng
sang nhiệt năng, nhiệt năng làm tay ta nóng lên.
C. Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hoá năng lượng từ nhiệt năng
sang nhiệt năng, động năng làm tay ta nóng lên.
D. Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hoá năng lượng từ nhiệt năng
sang động năng, động năng làm tay ta nóng lên.
Câu 30. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng?
A. Năng lượng tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác
hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
B. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi và truyền từ vật này sang vật
khác.
Trang 2

C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này
sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
D. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này
sang dạng khác.
Câu 31. Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là:
A. thế năng đàn hồi. B. động năng.
C. thế năng hấp dẫn. D. nhiệt năng.
II. PHẦN TỰ LUẬN (0,5 điểm)
Câu 32 (0,5 điểm). Tại sao khi thả quả bóng cao su từ một độ cao nào đó xuống
mặt bàn nằm ngang, quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu? Hãy dùng định
luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để giải thích hiện tượng này?

Trang 2

You might also like