Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Câu 1: Các yếu tố cấu thành văn hóa trong môi trường kinh doanh quốc gia

1, Thẩm mỹ
- Sở thích, thị hiếu, sự cảm nhận về cái hay, cái đẹp của nghệ thuật về ý nghĩa
tượng trưng của màu sắc, hình dáng, âm thanh. Có ảnh hưởng lớn đến việc
lựa chọn màu sắc, biểu tượng âm thanh trong quảng cáo, bao bì sản phẩm.
2, Thái độ
- Là những đánh giá, tình cảm và khuynh hướng có tính tiêu cực hay tích cự
của con người đối với 1 đối tượng.
 Thái đội với thời gian
 Thái độ đối với công việc
 Thái độ đối với sự thay đổi
3, Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ thành lời ( lời nói, chữ viết)
- Ngôn ngữ không lời ( cử chỉ, điệu bộ, tư thế, nét mặt, ánh mắt,..)
4, Phong tục tập quán
- Những thói quen, hành vi phổ biến trong những tình huống cụ thể được hình
thành từ lâu và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
5, Cấu trúc xã hội
- Nhóm xã hội( gia đình, giới tình)
- Địa vị xã hội
- Hệ thống đẳng cấp
- Hệ thống giai cấp
6, Tôn giáo: Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Hinđu giáo, Phật giáo, Khổng giáo, Do
thái giáo
7, Giáo dục
- Giáo dục chính thức (nhà trường) và giáo dục không chính thức( gia đình, xã
hội)
- Cung cấp hiểu biết, trình độ, chuẩn mực xã hội
- Trình độ giáo dục( phổ thông, đại học, trên đại học)
- Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức hấp dẫn của một thị trường-mức độ
sẵn có của nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn, tay nghề phù hợp, lựa chọn
sản phẩm kinh doanh và cách thức quảng bá sản phẩm.
 Yếu tố quan trọng nhất: Ngôn ngữ vì ngôn ngữ không chỉ là một
phương tiện truyền đạt thông tin mà còn là bản chất của giao tiếp và
tương tác xã hội. Nó không chỉ hình thành ý nghĩa của từng từ ngữ mà
còn phản ánh giá trị, quan điểm, và lịch sử của một cộng đồng. Ngôn
ngữ là nền tảng của văn hóa, từ đó ảnh hưởng đến thái độ, phong tục,
tập quán và giáo dục của quốc gia.
Câu 2: Phân tích tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh
1, Thẩm mỹ
- Thẩm mỹ là một vấn đề quan trọng. Sai lầm có thể sảy ra khi chọn màu sắc
không phù hợp với quảng cáo, bao bì sản phẩm thậm chí là quần áo đồng
phục làm việc.
- VD: ở các quốc gai đạo Hồi màu xanh lá là một màu sắc được ưa chuộng do
đó bao bì màu xanh sẽ chiếm được lợi thế ở các quốc gai này. Tuy nhiên, ở
các nước châu Á mà xanh lá cây đại diện cho sự ốm yếu. Vì vậy các công ty
cần cẩn trọng khi chọn màu sắc và tên gọi sản phẩm.
2, Giá trị
- Giá trị ảnh hưởng đến ước muốn vật chất và đạo đức nghề nghiệp của con
người.
- VD:ở Singapore giá trị là làm việc tích cực và thành đạt về vật chất, ở Hy
Lạp giá trị là nghỉ ngơi và lối sống văn minh.
3, Thái độ
- Thái độ đối với thời gian
- VD: Người dân ở khu vực Mỹ Lating thường không coi trọng vấn đề thời
gian, các kế hoạch của họ đều linh hoạt. Còn ở Mỹ luôn coi trọng sự đúng
giờ và biết quý trọng thời gian của người khác.
- Thái độ đối công việc và sự thành công
- VD: Người dân ở phí nam nước Pháp cho rằng “ chúng ta làm việc để sống”
trong khi người Mỹ cho rằng “sống để làm việc”
4, Phong tục tập quán
- Tập quán là các các cư xử, nói năng ăn mặc thích hợp trong một nền văn
hóa. VD: trong nền văn hóa Ả rập thì bạn không được chìa tay ra khi chào
mời một người nhiều tuổi hơn. Điều này thể hiện cách cư xử không thích
hợp.
- Phong tục: là những thói quen và hành vi hợp lý trong những trường hợp cụ
thể. VD: Việc đội khăn xếp ơt người đạo hồi và nghệ thuật múa bụng ở Thổ
Nhĩ Kỳ là một phong tục dân gian.
5, Tính linh hoạt của xã hội
- Hệ thống giai cấp: VD, ở các nước Tâu Âu, các gia đình, tập đoàn có duy trì
quyền lực trong nhiều thế hệ điều này dẫn đến việc mâu thuẫn giai cấp.
- Hệ thống đẳng cấp: VD, ở Ấn Độ cưới xin không cùng đẳng cấp là điều cấm
kị. những nghề nghiệp bị hạn chế đối với mỗi đẳng cấp, một nhân viên đẳng
cấp thấp không thể quản lý người ở đẳng cấp cao hơn.
6, Tôn giáo
- Tôn giáo là hệ thống tín ngưỡng và nghi thức liên quan đến yếu tố tinh thần
của con người.
- VD: Đạo Hồi cấm dùng thịt lợn và rượu nếu kinh doanh 2 sp này sẽ bị lỗ
7, Ngôn ngữ
- Mỗi quốc gia có một ngôn ngữ riêng. Chỉ có thể hiều một nền văn hóa khi
biết ngôn ngữ của nền văn hóa đó. VD, ở Malaysia có 60% là người Mã Lai
và 30% Trung Quốc, 10% Ấn Độ nên ngôn ngữ chính là tiếng Mã Lai và
đan xen tiếng Anh.
- Ngôn ngữ cơ thể: những điệu bọ của cơ thể sẽ truyền tài nội dung ý nghĩa
khác nhau. VD, ở Italia và Hy Lạp ám hiệu giơ ngon tay cái là thô bỉ nhưng
ở Mỹ điều này lại có nghĩa là thuyệt vời hay được đấy.
Câu 3: Tác động của môi trường chính trị pháp luật đối với hoạt động kinh doanh
1. Hệ thống chính trị
- Là tổng thể những tổ chức thực hiện quyền lực chính trị mà xã hội thừa
nhận. Bao gồm các cơ quan luật pháp, các đảng phái chính trị, các nhóm vận
động hành lang và công đoàn.
2. Rủi ro chính trị: khả năng những hoạt động chính trị gây ảnh hưởng đến
kinh doanh.
- Nguồn gốc của rủi ro chính trị:
 Lãnh đạo chính trị yếu kém
 Mâu thuẫn giữa các nước
 Có sự can thiệp của giới quân sự hoặc tôn giáo vào chính trị
 Mâu thuẫn giữa các đảng phái, sắc tộc tôn giáo.
 Hành vi của doanh nghiệp
 Hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội.
- Phân loại rủi ro chính trị
 Theo phạm vi tác động: Rủi ro vi mô và Rủi ro vĩ mô
 Theo hình thức biểu hiện: Tước đoạt tài sản, thay đổi chính sách thuế,
bạo động, trừng phạt, cấm vận kinh tế-thương mại, tẩy chay sản phẩm,

- Hậu quả
 Mất quyền sở hữu
 Thị trường đầu ra đầu vào bị mất hoặc thu hẹp
 Đảo lộn chiến lược, kế hoạch kinh doanh
- Ngăn ngừa rủi ro
 Đánh giá mức độ liên quan đến doanh nghiệp
 Phân tích các sự kiện chính trị tiềm năng
 Thích ứng với rủi ro, tạo sự phụ thuộc của nước sở tại vào DN, rà soát
dự đoán các sự kiện chính trị
 Tác động đến chính trị địa phương
3. Hệ thống pháp luật: hệ thống quy định luật pháp và quá trình thực thi luật
pháp ở một quốc gia nhằm điều tiết hành vi của các chủ thể trong xã hội.
***Doanh nghiệp cần hiếu biết vấn đề quyền sở hữu trí tuệ vì:
- Quyền này giúp DN bảo vệ ý tưởng sáng tạo, sản phẩm, dịch vụ của mình
khỏi việc bị sao chép đánh cắp.
- Quyền này giúp duy trì và tăng giá trị thương hiệu của DN trên thị trường.
- Tạo động lực cho DN đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm khi họ biết
sáng tạo của mình sẽ được bảo vệ.
Câu 4: Lý thuyết về thương mại quốc tế
1) Chủ nghĩa trọng thương
- Các quốc gia tích lũy của cải bằng cách khuyến khích xuất khẩu và hạn chế
nhập khẩu.
- 3 trụ cột:
 Duy trì thặng dư thương mại XK>NK
 Can thiệp của chính phủ
 Bóc lột các thuộc địa
- Hạn chế: thương mại quốc tế là trò chơi người thắng kẻ thua. Cản trở phát
triển kinh tế ở các nước thuộc địa.
2) Lợi thế tuyệt đối
- Là khả năng của một quốc gia sản xuất một mặt hàng với hiệu quả cao hơn
so với quốc gia khác.
- Chuyên môn hóa và trao đổi quốc tế dựa trên LTTĐ gia tăng sản lượng của
thế giới và tiêu dùng ở các nước tham gia.
3) Lợi thế so sánh
- Là khả năng của một quốc gia sản xuất một mặt hàng có hiệu quả cao hơn
tương đối so với mặt hàng khác.
- David Ricardo- Thương mại quốc tế dựa trên LTSS gia tăng số lượng của
thế giới và tiêu dùng ở các nước tham gia.
4) Lý thuyết Heckscher-Ohlin (H-O)
- Mỗi nước được trang bị 2 yếu tố sản xuất là lao động(L) và vốn(K).
- Một quốc gia được coi là “dồi dào về lao động” khi tỉ lệ L/K>L/K của quốc
gia thứ 2. Khi đó quốc gai thứ 2 được coi là dồi dào về vốn.
- Một mặt hàng được coi là “ thâm dụng lao động” nếu L/K sử dụng cho sx
một đơn vị mặt hàng >L/K của mặt hàng thứ 2.
- Thương mại được quyết định bởi sự khác biệt về mức độ dồi dào các yếu tố
sản xuất giữa các quốc gia.
- Định lý H-O: quốc gia tập trung sx và xk mặt hàng thâm dụng yếu tố dồi
dào, và nk mặt hàng thâm dụng yếu tố khan hiếm.
5) Lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm
- Phát minh -> sản xuất, tiêu thụ sp trong thị trường nội địa -> xuất khẩu nước
ngoài -> đầu tư để sx sp trên thị trường nước ngoài.
6) Can thiệp của chính phủ vào thương mại
- Trên thực tế các quốc gia đều can thiệp vào thương mại vì lợi ích quốc gia.
Câu 5:Lợi ích và mặt trái của hội nhập quốc tế khu vực
a) Lợi ích
- Cơ hội thị trường: mở rộng thị trường và tăng cường cơ hội xuất nhập khẩu
giữa các quốc gia thành viên.
- Hiệu quả sản xuất: tận dụng lợi thế cung ứng nguyên liệu và công nghệ giữa
các quốc gia, giúp tăng hiệu suất và giảm chi phí sản xuất.
- Đầu tư và phát triển: thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển kinh
tế và cơ sở hạ tầng.
b) Mặt trái
- Cạnh tranh không lành mạnh
- Bất bình đẳng phát triển: có thể tăng khoảng cách phát triển giữa các quốc
gia thành viên, đặt thách thức về bất bình đẳng kinh tế.
- Ảnh hưởng đến môi trường: tăng cường sản xuất gây vấn đề liên quan đến
môi trường và an ninh lương thực.
Câu 6: Nội dung của thị trường vốn quốc tế
 Gia tăng nguồn cung tiền tệ cho những người đi vay: thị trường vốn tiền tệ là
chiếc cầu nối cho người đi vay và người cho vay trên thị trường vốn. Nếu
công ty không huy động được vốn của những người trong nước thì vẫn có
thể huy động vốn ở thị trường nước ngoài. Điều này đặc biệt quan trọng với
những quốc gia, nơi mà thị trường tài chính còn rất nhỏ bé hoặc đang trong
gia đoạn hình thành.
 Giảm chi phí đối với những người đi vay: Khi mức cung tiền được mở rộng
thì chi phí vay sẽ giảm đi. Nếu mức cung tiền tăng thì giá vốn sẽ giảm
xuống. Khi đó dự án đầu tư được đánh giá là không khả thi vì mức sinh lời
thấp
 Giảm rủi ro đối với người cho vay: thị trường tài chính quốc tế tăng các cơ
hội cho vay từ đó giảm rủi ro đối với người cho vay thể hiện:
- Các nhà đầu tư có nhiều cơ hội lựa chọn hơn -> giảm bớt rủi ro đầu tư nhờ
phân tán nguồn vốn của mình.
- Đầu tư vào các chứng khoán quốc tế giúp giảm bớt rủi ro đối với người đầu
tư vì giá cả của các chứng khoán biến động một cách độc lập với nhau.
*** Thị trường vốn quốc tế phát triển vì:
- Tăng cường phát triển công nghiệp: sự phát triển của các ngành công nghiệp
đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi tạo ra nhu cầu ngày càng cao cho nguồn
vốn.
- Sự tăng trưởng của các thị trường nổi tiếng: sự gia tăng về quy mô và quy
mô của các thị trường nổi tiếng như Mỹ và TQ làm tăng cường sức hấp dẫn
cho các nhà đầu tư quốc tế
- Sự phổ cập công nghệ: công nghệ thông tin và viễn thông giúp kết nối toàn
cầu tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch và quản lý trên thị trường vốn quốc
tế.
V Câu 2: Phân tích tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh quốc tế
- Tránh quan điểm vi chủng: quan điểm cho rằng một dân tộc hay văn hóa của
một dân tộc có tính ưu việt hơn so với các dân tộc khác hay các nền văn hóa
khác.
VD: người Mỹ cho rằng đồ điện tử của họ không tốt bằng Nhật Bản hay
Người VN cho rằng dầu gội tự sản xuất ở bên mình không tốt bằng dầu gội
Châu Âu.
- Đàm phán: thời gian, địa điểm, số lượng người tham gia, chiến thuật đàm
phán. Giao tiếp với đối tác, khách hàng.
VD: người dân ở khu vực Mỹ Lating không coi trọng về thời gian các kế
hoạch của họ đều rất linh hoạt. Nhưng ở Mỹ thì họ rất coi trọng thời gian,
đúng giờ và quý trọng thời gian của người khác.
- Quá trình ra quyết định: ai là người ra quyết định ( cá nhân hay tập thể)và ra
quyết định như thế nào ( dựa trên thông tin lượng tính hay đ ịnh tính, sự hợp
lý, kinh nghiệm hay các yếu tố khác).
VD: ở các quốc gia độc quyền chuyên chế việc ra quyết định tập thể là việc
không thể xảy ra.
- Văn hóa và marketing
o Lựa chọn sản phẩm dịch vụ
o Lựa chọn các nhà phân phối và các đối tác khác
o Chuẩn bị hội chợ, triển lãm ở nước ngoài
o Thiết kế bao bì đóng gói
o Lựa chọn hình thức quảng cáo, khuếch trướng sản phẩm…
VD: ở các quốc gia đạo Hồi màu xanh lá là một màu sắc được ưa chuộng do
đó bao bì màu xanh sẽ chiếm được lợi thế ở các quốc gia này. Tuy nhiên, ở
các nước châu Á mà xanh lá cây đại diện cho sự ốm yếu. Vì vậy các công ty
cần cẩn trọng khi chọn màu sắc và tên gọi sản phẩm.
VD: Đạo Hồi cấm dùng thịt lợn và rượu nếu kinh doanh 2 sp này sẽ bị lỗ
- Văn hóa và quản trị nhân lực: tuyển chọn, bố trí công việc, trả lương, thưởng
phạt, quan hệ lao động ( phụ thuộc vào giá trị và thái độ, văn hóa định
hướng nhóm hay định hướng cá nhân, tôn giáo)
VD: ở Ấn Độ cưới xin không cùng đẳng cấp là điều cấm kị. Những nghề
nghiệp bị hạn chế đối với mỗi đẳng cấp, một nhân viên đẳng cấp thấp không
thể quản lý người ở đẳng cấp cao hơn.

You might also like