DS1. Bài Tập Tháng Thứ Nhất

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

BÀI TẬP THÁNG THỨ NHẤT

Vấn đề 1. Lạm dụng quyền dân sự


Tóm tắt Bản án số 32/2023/DS-PT ngày 10 tháng 05 năm 2023 của TAND tỉnh Phú
Thọ:
Nguyên đơn là bà Nguyễn Thị H và bị đơn là bà Lê Thị H.Theo bản án số
47/2020/HSST ngày 04/09/2020 của Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ tuyên Lê Thị H phạm
tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với mức án 16 năm tù và buộc bà H phải bồi thường cho
bà Nguyễn Thị H số tiền 880 triệu đồng.Bà Lê Thị H trốn tránh trách nhiệm thi hành
bằng thủ đoạn tẩu tán tài sản là thửa đất số 58, tờ bản đồ số 12, diện tích 1093,8m2 và tài
sản gắn liền với đất. Lê Thị H thừa nhận ủy quyền cho Chị Đinh Thị Thúy H (con dâu)
bán đất để trả nợ ngân hàng cho Anh M (con trai đẻ của bà H). Sau khi được ủy quyền thì
Chị H chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho T và L với giá trị chuyển nhượng thấp, đây
là hành vi trốn thuế. Về phần Bà H, việc ủy quyền cho người khác toàn quyền mua bán,
chuyển nhượng, định đoạt khối tài sản này trong khi đang có nghĩa vụ dân sự theo bản án
hình sự là vượt quá phạm vi được phép ủy quyền và gây thiệt hại cho Bà Nguyễn Thị H.
Tòa án tuyên bố Hợp đồng ủy quyền chỉ có giá trị pháp lý đối với nội dung ủy quyền giải
chấp tại ngân hàng và tuyên bố Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là vô hiệu.
Câu 1. Đoạn nào của Bản án cho thấy Toà án đã áp dụng quy định về “Lạm dụng
quyền dân sự?
Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy “việc ủy quyền lại vượt quá giới hạn pháp luật
cho phép bởi lẽ người ủy quyền đang có nghĩa vụ dân sự theo bản án hình sự, ngoài tài
sản này người ủy quyền không còn bất kỳ tài sản nào có giá trị…Việc ủy quyền này đã
vượt quá phạm vi được phép ủy quyền và gây thiệt hại cho người khác. Vì sau khi giải
chấp khoản vay với ngân hàng thì khối tài sản đã không còn bị ràng buộc với ngân hàng,
nhưng lại phát sinh nghĩa vụ ràng buộc với các chủ nợ khác. Điều 10 BLDS 2015 quy
định về giới hạn việc thực hiện quyền dân sự: 1. Cá nhân, pháp nhân không được lạm
dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình
hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật.
1
Câu 2. Việc Toà án xác định có “lạm dụng quyền dân sự" trong vụ việc này có
thuyết phục không? Vì sao?
Việc toà án xác định có “lạm dụng quyền dân sự” trong vụ việc này có thuyết phục
vì:
Theo khoản 1 Điều 10 BLDS 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân không được
lạm quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình
hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật”. Như vậy, có thể thấy hành vi của bà Lê Thị
H là lạm quyền dân sự và hậu quả làm thất thoát thuế của nhà nước. Tại hợp đồng thế
chấp tài sản số 18.120.080 giữa bà Lê Thị H và Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam - chi nhánh Đ H (nay là chi nhánh B P T) thì các bên xác định giá trị tài sản thế
chấp là 2.120.000.000 đồng. Giá chuyển nhượng thực tế do chị Đinh Thị Thuý H và vợ
chồng anh Trần Anh T và chị Bùi Thị L khai nhận 1.041.571.293 đồng (bao gồm cả tiền
án phí của bà H). Giá do cơ quan Chi cục thuế huyện T N tính là 559.628.360 đồng. Tuy
nhiên “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” lập ngày 15/4/2021 giữa bà Lê Thị
H (do chị Đinh Thị Thuý H kí hợp đồng theo sự uỷ quyền của bà H) với anh Trần Anh T
và chị Bùi Thị L ghi giá trị chuyển nhượng là 100.000.000 đồng.
Câu 3. Toà án đã áp dụng chế tài nào cho việc “lạm dụng quyền dân sự" trong vụ
việc này?
Toà án nhân dân huyện T N, tỉnh Phú Thọ đã có hướng giải quyết như sau:
- Chấp nhận kháng cáo của Bà Nguyễn Thị H (do Ông Triệu Văn T đại diện). Sửa
Bản án dân sự sơ thẩm số 10/2022/DS-ST ngày 20/10/2022 của Tòa án nhân dân
huyện T N, tỉnh Phú Thọ.
- Căn cứ vào: Khoản 3 Điều 26; khoản 1 Điều 228 Bộ luật Tố tụng Dân sự và các
Điều 116; 117; 118; 119; 123; 124; khoản 1 Điều 407; Điều 10; 160; 500; 501;
502 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Tuyên bố Hợp đồng ủy quyền số 2064, quyển số 03/2021 TP/CC - SCC/HĐGD
ngày 01/4/2021 do Văn phòng Công chứng K Đ đã thực hiện chỉ có giá trị pháp lý

2
đối với nội dung ủy quyền giải chấp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam - Phòng giao dịch T N, các nội dung khác vô hiệu.
- Tuyên bố Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 15/4/2021 đối với
thửa đất số 58, tờ bản đồ số 12, diện tích 1093,8 m2 và tài sản gắn liền với đất
giữa Bà Lê Thị H (do chị Đinh Thị Thuý H được ủy quyền ký bên A) với Trần
Anh T và Bùi Thị L đã được công chứng số 1447 quyển số 02/2021 TP-
SCC/HĐGD do Văn phòng Công chứng H T N đã thực hiện là vô hiệu;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số bìa DA 604511 ngày 28/5/2021do UBND
huyện T N cấp cho Trần Anh T và Bùi Thị L đối với thửa đất số 58, tờ bản đồ số
12, diện tích 1.093,8 m2 tại Khu X, xã T L, huyện T N, tỉnh Phú Thọ không còn
giá trị sử dụng, UBND huyện T N có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận này.
- Quyền sử dụng đất đối với thửa đất số 58, tờ bản đồ số 12, diện tích 1093,8m2 và
tài sản gắn liền với đất được trả lại cho Bà Lê Thị H.
Câu 4. Việc áp dụng chế tài nêu trên cho việc “lạm dụng quyền dân sự" trong vụ
việc này có thuyết phục không? Vì sao
Việc áp dụng chế tài nêu trên cho việc “lạm dụng quyền dân sự” trong vụ việc này là
thuyết phục, hợp lý và đúng quy định của pháp luật.
- Theo bản án, việc ủy quyền cho người con dâu Đinh Thị Thúy H của bà Lê Thị H
đã vượt quá giới hạn pháp luật cho phép. Khi ký hợp đồng ủy quyền, lẽ ra bà Lê
Thị H chỉ được ủy quyền phần giao dịch giải chấp tài sản với ngân hàng (để giải
quyết khoản nợ với ngân hàng từ trước), thì bà Lê Thị H lại ủy quyền cho con dâu
Đinh Thị Thúy H được toàn quyền mua bán, chuyển nhượng, định đoạt khối tài
sản này. Điều này đã nằm ngoài phạm vi các quyền mà bà Lê Thị H có. Vì vậy,
việc ủy quyền này đã vượt quá phạm vi được phép ủy quyền dẫn đến lạm dụng
quyền dân sự, từ đó gây thiệt hại cho người khác (cụ thể là bà Nguyễn Thị H).
- Căn cứ theo Điều 10 và Điều 160 Bộ luật Dân sự 2015, việc ủy quyền chuyển
nhượng của bà Lê Thị H đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp cũng như

3
kinh tế của bà Nguyễn Thị H. Vì vậy, việc áp dụng chế tài nêu trên cho việc “lạm
dụng quyền dân sự” trong vụ việc này là hoàn toàn thuyết phục, hợp tình hợp lý.

Vấn đề 2. Tuyên bố cá nhân đã chết


Tóm tắt Quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 của TAND Quận 9
TP.HCM:
- Người yêu cầu giải quyết dân sự: Bà Bùi Thị T
- Vụ việc: yêu cầu tuyên bố ông Trần Văn C là đã chết
- Nội dung bản án: bà T và ông C là vợ chồng và có đứa con chung là anh Trần
Minh T. Cuối năm 1985 ông C bỏ nhà đi biệt tích, không có tin tức, gia đình bà T
đã tổ chức tìm kiếm nhưng vẫn không tìm ra tung tích của ông C. Ngày
26/10/2017 TAND Quận 9 ban hành Thông báo tìm kiếm thông tin về người bị
yêu cầu tuyên bố là đã chết trên Đài tiếng nói Việt Nam nhưng đến nay vẫn không
tìm được ông C. Toà án nhận thấy yêu cầu của bà T là có căn cứ chấp thuận nên
Toà đã chấp nhận yêu cầu của bà Bùi Thị T và xác định ngày mất của ông C là
ngày 01/01/1986.
Tóm tắt Quyết định sơ thẩm số 04/2018/QĐST-DS vụ việc “Yêu cầu tuyên bố một
người là đã chết ngày 19/11/2018 của TAND huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá:
Người yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự là anh Quản Bá Đ và người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan là chị Quản Thị K. Chị K là chị gái anh Đ bỏ nhà đi khỏi địa phương
từ năm 1992 đến nay không có tin tức gì. Mặc dù gia đình anh Đ đã tìm kiếm rất nhiều
lần nhưng cũng không có kết quả. Nay anh Đ làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết tuyên bố
chị K đã chết. Vì có đủ cơ sở để khẳng định chị K đã biệt tích 5 năm liền trở lên và không
có tin tức xác thực là chị K còn sống nên Toà án chấp nhận yêu cầu anh Đ về việc tuyên
bố chị K là đã chết.
Tóm tắt Quyết định số 94/2019/QĐST-VDS ngày 15/11/2019 của TAND TP. Hà Nội:
Người yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự là bà Phạm Thị K. Bố đẻ của bà là cụ
Phạm Văn C đã bỏ nhà ra đi từ khoảng tháng 1/1997. Năm 2008, gia đình bà K đăng
thông tin tìm kiếm ông C trên báo nhưng không có tin tức gì. Nay bà K yêu cầu Toà án
4
tuyên bố cụ C là đã chết. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng nhất trí với
bà K về việc yêu cầu Toà án tuyên bố cụ C đã chết. Công an và UBND phường Bạch Mai
đều xác nhận cụ C đã đi khỏi địa phương và không sinh sống tại nơi đăng ký hộ khẩu
thường trú từ năm 1997, đến nay không xác định được cụ C ở đâu, làm gì. Toà án chấp
nhận đơn yêu cầu của bà K về việc yêu cầu Toà án tuyên bố một người là đã chết đối với
cụ Phạm Văn C và Toà án tuyên bố cụ C đã chết kể từ ngày 01/5/1997.
Tóm tắt Quyết định số 02/2020/QĐST-DS ngày 13/01/2020 của TAND huyện C, tỉnh
A (huyện Cần Đước, tỉnh Long An):
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ông Đ H và người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan là bà N T. Từ năm 2008 do vợ chồng có mâu thuẫn nên Ông Hoàng đến tỉnh
Lâm Đồng sinh sống và không liên lạc với gia đình nên vào ngày 02/3/2011 Tòa án nhân
dân huyện C đã tuyên bố mất tích. Đến ngày 20/5/2015 Tòa án nhân dân huyện C đã
tuyên bố ông Đ H đã chết và đến ngày 14/6/2011 Tòa án đã cho ly hôn giữa Bà N T và
Ông Đ H. Nhưng đến ngày 20/11/2019 ông Đ H đã trở về sinh sống tại A, xã L, huyện C
và có đơn yêu cầu hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết. Người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan là bà N T đã thừa nhận ông Đ H vẫn còn sống và đồng ý yêu cầu hủy
quyết định tuyên bố một người là đã chết. Qua đối chiếu kết quả tra cứu hồ sơ hộ khẩu và
chứng minh nhân dân đã có đủ căn cứ để xác định Ông Đ H vẫn còn sống. Tòa án nhân
dân huyện C có cơ sở để chấp nhận yêu cầu của Ông Đ H hủy bỏ quyết định tuyên bố
một người là đã chết theo Điều 395 Bộ luật tố tụng dân sự. Tòa án quyết định chấp nhận
đơn yêu cầu của Ông Đ H về việc yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã
chết của ông H.
Câu 1. Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và tuyên
bố một người là đã chết.
Giống nhau:
- Chỉ toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền tuyên bố.
- Tuyên bố khi có yêu cầu của nhân thân hoặc những người quyền và lợi ích hợp
pháp liên quan

5
Khác nhau:

Tuyên bố mất tích Tuyên bố đã chết


Điều kiện - Cá nhân biệt tích 2 năm liền trở - Thời hạn:
lên, không có tin tức xác thực về + Sau 03 năm, kể từ ngày
việc người đó còn sống hay đã quyết định tuyên bố mất
chết. tích của Tòa án có hiệu
- Thời hạn 02 năm được tính từ ngày lực pháp luật mà vẫn
biết được tin tức cuối cùng về không có tin tức xác thực
người đó; nếu không xác định được là còn sống;
ngày có tin tức cuối cùng thì thời + Biệt tích trong chiến
hạn này được tính từ ngày đầu tiên tranh sau 05 năm, kể từ
của tháng tiếp theo tháng có tin tức ngày chiến tranh kết thúc
cuối cùng; nếu không xác định mà vẫn không có tin tức
được ngày, tháng có tin tức cuối xác thực là còn sống;
cùng thì thời hạn này được tính từ + Bị tai nạn hoặc thảm họa,
ngày đầu tiên của năm tiếp theo thiên tai mà sau 02 năm,
năm có tin tức cuối cùng. kể từ ngày tai nạn hoặc
thảm hoạ, thiên tai đó
chấm dứt vẫn không có
tin tức xác thực là còn
sống, trừ trường hợp
pháp luật có quy định
khác;
+ Biệt tích 05 năm liền trở
lên và không có tin tức
xác thực là còn sống;
thời hạn này được tính
theo quy định tại khoản 1
6
Điều 68 của Bộ luật này.

Hiệu lực - Tạm thời đình chỉ tư cách chủ thể - Làm chấm dứt tư cách chủ thể
của cá nhân đối với các quan hệ của cá nhân để giải quyết những
pháp luật dân sự mà người đó đang quan hệ pháp luật dân sự khác.
tham gia.

Hậu quả - Về mặt tài sản: Tài sản vẫn thuộc - Về mặt tài sản: Quan hệ tài sản
quyền sở hữu của người mất tích. của người bị tòa án tuyên bố là
Người đang quản lý tài sản của đã chết được giải quyết như đối
người vắng mặt tại nơi cư trú tiếp với người đã chết; tài sản của
tục quản lý tài sản của người đó khi người đó được giải quyết theo
người đó bị tòa án tuyên bố mất quy định của pháp luật về thừa
tích và có các quyền, nghĩa vụ do kế (Điều 72 BLDS 2015).
luật quy định (Điều 65,66,67, 69 - Về mặt nhân thân: Quan hệ về
BLDS 2015). hôn nhân, gia đình và các quan
- Về mặt nhân thân: Quan hệ nhân hệ nhân thân khác của người đó
thân vẫn còn tồn tại. Trong trường được giải quyết như đối với
hợp vợ hoặc chồng của người bị người đã chết.
tuyên bố mất tích xin ly hôn thì tòa
án giải quyết cho ly hôn.

Câu 2. Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong thời hạn
bao lâu thì có thể bị Toà án tuyên bố là đã chết
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 71 BLDS 2015: “Người có quyền, lợi ích liên quan có
thể yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp
luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

7
b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn

không có tin tức xác thực là còn sống;


c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là
còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này
được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
Như vậy, một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong thời
hạn 03 năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật mà
vẫn không có tin tức xác thực là còn sống thì có thể bị Toà án tuyên bố là đã chết.
Câu 3. Trong các vụ việc trên (quyết định năm 2018 và 2019), cá nhân bị tuyên bố
chết biệt tích từ thời điểm nào? Vì sao?
● Đối với Quyết định số 272/2018/QĐST-DS:
Ông Trần Văn C bị tuyên bố chết biệt tích từ ngày 01/01/1986.
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 71 BLDS 2015:
“1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên
bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây: d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và
không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1
Điều 68 của Bộ luật này”
Căn cứ theo khoản 1 Điều 68 BLDS 2015:
“... Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó;
nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày
đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày,
tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo
năm có tin tức cuối cùng"
Ông C bỏ đi cuối năm 1985, Công an phường không xác định được ngày, tháng
ông C vắng mặt tại địa phương. Đây thuộc trường hợp không xác định được ngày, tháng
có tin tức cuối cùng của ông C. Do đó, ngày chết của ông C được tính là ngày đầu tiên

8
của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. Như vậy, ngày chết của ông C là ngày
01/01/1986.
● Đối với Quyết định số 04/2018/QĐST-DS vụ việc “Yêu cầu tuyên bố một người là
đã chết:
Chị Quản Thị K đã bỏ nhà đi khỏi địa phương từ năm 1992 đến nay không có tin
tức gì. Gia đình anh Đ đã tìm kiếm nhưng không có tin tức gì. Toà án nhân dân huyện đã
ra quyết định thông báo tìm kiếm chị K trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối
cao, Báo nhân dân và Đài tiếng nói Việt Nam 03 kỳ liên tiếp nhưng đến nay vẫn không
có tin tức gì về chị K. Do đó có đủ cơ sở khẳng định chị K đã biệt tích 05 năm liền trở lên
và không có tin tức xác thực chị K còn sống. Căn cứ điểm d khoản 1 điều 71, điều 72 của
Bộ luật dân sự, Tòa án tuyên bố chị Quản Thị K đã chết vào ngày 19/11/2018. Ngày
19/11/2018 là ngày làm căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ về nhân thân, tài
sản, về hôn nhân gia đình, và về thừa kế của chị Quản Thị K.
● Đối với Quyết định số 94:
Cụ Phạm Văn C bỏ nhà ra đi trong khoảng tháng 1/1997, đến năm 2008, gia đình
cụ C đăng tin tìm cụ C trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng không có tin tức
gì. Theo văn bản trả lời của cơ quan Bảo hiểm xã hội, việc chi trả lương hưu cho cụ C chỉ
được thực hiện đến tháng 4/1997. Do đó, có cơ sở xác định tin tức cuối cùng của cụ C là
vào tháng 4/1997.
Căn cứ vào Điểm d Khoản 1 Điều 71 Bộ luật dân sự 2015: “Biệt tích 05 năm liền
trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại
khoản 1 Điều 68 của bộ luật này.”
Và Khoản 1 Điều 68 Bộ luật dân sự 2015: “...Thời hạn 02 năm được tính từ ngày
biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối
cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối
cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được
tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng” .Vậy nên có cơ sở xác
định cụ C đã chết từ ngày 1/5/1997.

9
Câu 4. Cho biết tầm quan trọng của việc xác định ngày chết của một cá nhân? Nêu
cơ sở pháp lý và ví dụ minh hoạ.
Mỗi người sinh ra đều sẽ trải qua cái chết, đó là quy luật tự nhiên không thể phủ
nhận. Cái chết này là kết cục sinh học mà tự nhiên đã định sẵn cho mỗi người. Tuy nhiên,
ngoài cái chết sinh học, con người còn phải đối mặt với cái chết pháp lý, được quy định
trong Luật Dân sự Việt Nam. Cái chết pháp lý là khi một người rơi vào các trường hợp và
điều kiện được quy định bởi pháp luật, toà án sẽ tuyên bố rằng người đó đã chết. Việc
này đồng nghĩa với việc mất tư cách pháp lý hoàn toàn. Tuyên bố chết mang ý nghĩa
pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người đó trong các mối quan hệ
dân sự, hôn nhân, gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại, và đảm bảo cho các giao
dịch dân sự diễn ra một cách trơn tru. Việc tuyên bố chết là không thể thiếu trong giải
quyết một số vấn đề dân sự trong xã hội.
Cơ sở pháp lý để xác định ngày chết của một cá nhân: được quy định tại điều
71,72,73 Bộ luật dân sự 2015.
Điều 71. Tuyên bố chết
“1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố
một người là đã chết trong trường hợp sau đây:a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định
tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là
còn sống; b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà
vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau
02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác
thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; d) Biệt tích 05 năm liền trở
lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại
khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định
ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

10
3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của
pháp luật về hộ tịch.”
Điều 72. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã
chết
“1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật
thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải
quyết như đối với người đã chết.
2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối
với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về
thừa kế.”
Điều 73. Hủy bỏ quyết định tuyên bố chết
“1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người
đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan,
Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án
ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây: a)
Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định
tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;
b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết
hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã
nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.Trường hợp người thừa kế của
người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng
thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây
thiệt hại thì phải bồi thường.
4. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật
này, Luật hôn nhân và gia đình.

11
5. Quyết định của Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải
được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi
chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.”
Câu 5. Toà án xác định ngày chết của các cá nhân bị tuyên bố chết là ngày nào?
Đoạn nào của các Quyết định trên (Quyết định năm 2018 và 2019) cho câu trả lời?
Theo 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018, ông Trần Văn C được tuyên bố chết
vào ngày 1/1/1986 được xác định qua đoạn: “ Về việc xác định ngày chết của ông C: Bà
T và ông T xác định được ông C bỏ đi vào cuối năm 1985, Công an phường Phước Bình,
Quận 9 không xác định được ngày, tháng ông C vắng mặt tại địa phương. Đây thuộc
trường hợp không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng của ông C. Do đó, ngày
chết của ông C được tính là ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
Như vậy, ngày chết của ông C là ngày 01/01/1986.
Theo quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018, chị Quản Thị K được
tuyên bố chết vào ngày 19/11/2018, được xác định qua đoạn: “ Căn cứ vào: Khoản 4
Điều 27; Điều 361; Điều 393; 371; Khoản 1 Điều 372 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Điểm
d khoản 1 Điều 71, Điều 72 của Bộ luật dân sự; Điều 37 Nghị quyết
326/2016/UBTVQH14 quy định về án phí, lệ phí Tòa án. Chấp nhận đơn yêu cầu của anh
Quản Bá Đ; Tuyên bố chị Quản Thị K – sinh 1969 đã chết ngày 19/11/2018.
Ngày 19/11/2018 là ngày làm căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ về nhân
thân, về tài sản, về hôn nhân gia đình, về thừa kế của chị Quản Thị K”.
Câu 6. Đối với hoàn cảnh như trong các quyết định trên (quyết định năm 2018 và
2019), pháp luật nước ngoài xác định ngày chết là ngày nào?
Trích theo Điều 48 Bộ luật Dân sự Trung Quốc: “Đối với người bị tuyên bố là đã
chết thì ngày Toà án nhân dân ra phán quyết tuyên bố là đã chết được coi là ngày chết;
đối với người bị tuyên bố là đã chết do không biết tung tích do tai nạn thì ngày xảy ra vụ
tai nạn được coi là ngày chết.”

12
Câu 7. Suy nghĩ của anh/chị về việc Toà án xác định ngày chết trong các Quyết định
trên (quyết định năm 2018 và 2019)
Đối với Quyết định 272 của Toà án là hoàn toàn hợp lí khi tuyên bố ngày chết của
ông C là ngày 1/1/1986 căn cứ điểm d khoản 1, khoản 2 Điều 71 và Điều 72 BLDS 2015.
Vì ông C được xác định bỏ đi biệt tích từ cuối năm 1985. Do thuộc trường hợp không xác
định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng của ông C. Do đó, ngày chết của ông C được
tính là ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. Như vậy, ngày chết của
ông C là ngày 1/1/1986.
Đối với Quyết định số 04 của Tòa là chưa hợp lí khi Tòa tuyên bố ngày chết của
chị Quản Thị K là ngày 19/11/2018, trong khi đó chị K bỏ nhà đi khỏi địa phương từ năm
1992. Căn cứ theo BLDS 2015 điều 68 khoản 1 “…nếu không xác định được ngày tháng
có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có
tin tức cuối cùng.”, Vì vậy nên đáng lẽ ngày mất của chị K phải là ngày là 1/1/1993 chứ
không phải ngày 19/11/2018 như Toà án quyết định.
Quyết định số 94 của Tòa là chưa hợp lí khi Tòa tuyên bố cụ C mất vào ngày
1/5/1997. Tuy nhiên tháng 4/1997 chỉ là xác định việc chi trả lương hưu cho cụ C mà thôi
nên căn cứ vào tháng 1/1997 là ngày cụ bỏ nhà ra đi cũng là tin tức cuối cùng về cụ nên
ngày cụ mất phải là 1/2/1997 căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 71 BLDS 2015: “Biệt tích
05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo
quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.”
Câu 8. Cho biết căn cứ để huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết và Toà
án tuyên huỷ quyết định tuyên bố ông H đã chết trong quyết định năm 2020 có phù
hợp với quy định không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Căn cứ theo Điều 73 BLDS 2015, để hủy bỏ quyết định tuyên bố 1 người là đã
chết là: “Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó
còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa
án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.”

13
Tòa án ra quyết định tuyên bố hủy bỏ quyết định ông H đã chết trong quyết định
năm 2020 là phù hợp. Bởi vì ông H đã trở về và cung cấp đủ bằng chứng như hồ sơ hộ
khẩu và chứng minh nhân dân xác nhận mình vẫn còn sống nên yêu cầu của ông H đã
được Tòa án chấp nhận.
Câu 9. Cho biết kinh nghiệm nước ngoài (ít nhất một hệ thống) điều chỉnh hệ quả về
tài sản và nhân thân khi có quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một cá nhân đã
chết.

Câu 10. Đối với vụ việc được giải quyết trong quyết định năm 2020, bà T và ông H
có còn được coi là vợ chồng nữa không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 73 BLDS 2015 quy định: “Quan hệ nhân thân của người
bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố
người đó là đã chết”.
Trong trường hợp này, bà N T không chủ động yêu cầu ly hôn với ông Đ H mà là
do Tòa án đã cho ly hôn giữa ông Đ H và bà N T nên khi Tòa án chấp nhận yêu cầu hủy
bỏ quyết định đã chết của ông Đ H thì quan hệ vợ chồng của ông H và bà T được khôi
phục khi Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố đã chết
Câu 11. Nếu ông H có tài sản, quan hệ về tài sản trước đây của ông H được xử lý
như thế nào sau khi có quyết định năm 2020? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Căn cứ vào khoản 3 Điều 73 BLDS 2015 quy định như sau: “Người bị tuyên bố là
đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản,
giá trị tài sản hiện còn. Trong trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết
biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm thừa hưởng thừa kế thì người đó phải
hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường”.

14
Vì vậy trong trường hợp này, nếu ông H có tài sản, quan hệ về tài sản trước đây
của ông H, ông H có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế của mình trả lại
tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

Vấn đề 3. Tổ hợp tác


Tóm tắt Bản án số 02/2021/DS-PT ngày 11/1/2021 của TAND tỉnh Đắk Nông:
1. Đương sư, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án
- Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thế Th
- Bị đơn: Ông Nguyễn Trọng L
- Người kháng cáo: Nguyên đơn ông Nguyễn Thế Th
2. Nội dung bản án
- Ngày 13/09/2018, Tổ hợp tác X xã N (viết tắt là Tổ hợp tác) ký hợp đồng thuê
quyền sử dụng đất của ông Nguyễn Thế Th, bà Bùi Thị H để thuê 500m2 đất tọa
lạc tại thôn số 06, xã N, huyện Đ, tỉnh Đăk Nông.
- Sau khi ký kết hợp đồng và chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã N, ông Nguyễn
- Thế Th đã tiến hành phá bỏ một số cây với giá trị tương đối lớn để tăng diện tích
mặt bằng trước khi cho thuê quyền sử dụng đất.
- Ngày 11/1/2019, ông Th nhận Thông báo của Tổ hợp tác về việc chấm dứt hợp
đồng thuê đất theo Điều 420 Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Ngày 14/1/2019, ông Th gửi văn bản thông báo cho Tổ hợp tác về việc không
đồng ý chấm dứt hợp đồng thuê quyền sử dụng đất đồng thời yêu cầu Tổ hợp tác
bồi thường thiệt hại về cây cối khi giải phóng mặt bằng là 50.400.000 đồng.
- Tòa án sơ thẩm không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Th đồng
thời quyết định chi phí tố tụng, án phí và thông báo quyền kháng cáo của các
đương sự.
- Ngày 29/7/2020, ông Nguyễn Thế Th kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xét
xử lại vụ án theo hướng chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
- Sau khi xem xét, Tòa quyết định:

15
+ Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Nguyễn Thế Th; hủy bản án dân sự
sơ thẩm số 14/2020/DS-ST ngày 27/7/2020 và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa
án nhân dân huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông.
+ Trả lại cho ông Nguyễn Thế Th 300.000đ tạm ứng án phí đã nộp theo Biên
lai thu tạm ứng án phí, lệ phí của Tòa án số 0002791 ngày 11/08/2020 của
cục Thi hành án dân sự huyện Đ, tỉnh Đắk Nông.

Câu 1. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổ hợp tác và suy nghĩ
của anh/chị về những điểm mới này.

BLDS 2005 BLDS 2015


Chủ thể trong quan hệ Tổ hợp tác được xem là có Không quy định Tổ hợp tác
dân sự tư cách pháp nhân nếu có là chủ thể của quan hệ pháp
đủ điều kiện và đăng ký luật dân sự, chỉ cá nhân và
pháp lý theo quy định của pháp nhân mới là chủ thể,
pháp luật. vì không là chủ thể nên
cũng không có tư cách
Quy định từ 3 cá nhân trở pháp nhân. Do đó, việc xác
lên và hình thành trên cơ sở lập giao dịch dân sự phải
hợp đồng hợp tác có chứng do người đại diện theo ủy
thực của UBND cấp xã, quyền thực hiện.
phường, thị trấn.
Trường hợp thành viên của
Tổ hợp tác không có tư
cách pháp nhân tham gia
giao dịch dân sự không
được các thành viên khác
ủy quyền làm người đại
diện thì thành viên đó là
chủ thể tham gia giao dịch,
xác lập.

Không quy định số thành

16
viên tối thiểu của Tổ hợp
tác

Điểm mới này của Bộ luật


Dân sự năm 2015 đã giải
quyết được những vướng
mắc, bất cập kéo dài trong
nhiều năm qua liên quan
đến việc tham gia các quan
hệ dân sự của hộ gia đình,
tổ hợp tác, tổ chức khác
không có tư cách pháp
nhân trong quá trình giải
quyết tranh chấp tại Tòa án
và cơ quan nhà nước khác.

Đại diện Người đại diện là Tổ Người đại diện là người


trưởng do các Tổ viên cử được các thành viên khác
ra, Tổ trưởng có thể ủy ủy quyền,người đại diện
quyền cho Tổ viên thực chỉ có quyền thực hiện
hiện một số công việc nhất giao dịch khi được các
định cần thiết cho Tổ thành viên khác ủy quyền.
Có những quy định về nhận Việc ủy quyền phải lập
Tổ viên mới, ra khỏi Tổ thành văn bản, trừ trường
hợp tác hay chấm dứt Tổ hợp có thỏa thuận khác
hợp tác. (khoản 1 Điều 101).
Có quy định thêm về hệ
quả pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015 gộp hộ gia đình và tổ hợp tác lại với nhau trong khi Bộ
luật Dân sự năm 2005 tách riêng hộ gia đình và tổ hợp tác thành 2 mục.

17
Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bổ sung một chủ thể khác trong giao dịch dân sự bên
cạnh hộ gia đình và tổ hợp tác, đó là “ tổ chức khác không có tư cách pháp nhân”, nhằm
xác định rõ địa vị pháp lý của các chủ thể là tổ chức nhưng không có tư cách pháp nhân
trong giao dịch dân sự, giải quyết những bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật liên
quan đến những chủ thể trên. Bộ luật dân sự năm 2015 không phân tách các quy định của
hộ gia đình và tổ hợp tác ra thành hai nội dung riêng biệt mà sử dụng những quy định
nhằm điều chỉnh chung, căn cứ vào những đặc điểm giống nhau giữa các chủ thể, tránh
những nội dung trùng lặp gây phức tạp trong quy định của pháp luật.
Về chủ thể, khoản 1 Điều 101 quy định trong quan hệ dân sự có sự tham gia của
hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, thì các thành viên của
hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự. Bản thân hộ gia đình, tổ hợp tác hay tổ chức không có tư cách
pháp nhân không được xem là một bên chủ thể trong quan hệ dân sự mà là các thành viên
của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức không có tư cách pháp nhân hoặc là người đại diện
theo ủy quyền.
Một số vấn đề khác như tài sản của Tổ hợp tác, nghĩa vụ của tổ viên, quyền của
tổviên, trách nhiệm dân sự của Tổ hợp tác, … giữa 2 bộ luật không có nhiều thay đổi và
nội dung là như nhau.Theo nhóm, những điểm mới về Tổ hợp tác trong BLDS 2015 đã
thể hiện được sự tiến bộ và khắc phục được những hạn chế, điểm yếu ở BLDS 2005:
- Thứ nhất, với việc xóa tư cách chủ thể của Tổ hợp tác: Đã giảm được nhiều bất
cập của hoạt động tư pháp, do đây là tập hợp các cá nhân có quan hệ với nhau về tài sản.
Số lượng cá thể có thể khác nhau. Với nhiều hoặc ít thành viên, ý chí có thể không đồng
nhất.
- Thứ hai, khi tham gia giao dịch dân sự, nếu coi hợp tác là chủ thể có tư cách
pháp nhân thì sẽ khó xảy ra nên vướng mắc về vấn đề tài sản chung hay tài sản riêng
cũng dễ xảy ra và có tranh chấp.
- Thứ ba, trên thực tế xét xử chưa có vụ kiện nào có nguyên đơn hoặc bị đơn là Tổ

18
hợp tác. Hơn nữa, khoản 1 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 chỉ quy định: “Đương sự
trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan (Tổ hợp tác không được xác định là đương sự trong vụ án
dân sự).” Vì vậy việc loại bỏ tư cách là chủ thể của Tổ hợp tác là hợp lý.

Câu 2. Trong Quyết định năm 2021, đoạn nào cho thấy giao dịch (hợp đồng thuê
quyền sử dụng đất) được xác lập giữa ông Th và bà H với Tổ hợp tác?
Ngày 13/9/2018, Tổ hợp tác X xã N (viết tắt là Tổ hợp tác) ký hợp đồng thuê
quyền sử dụng đất của ông Nguyễn Thế Th, bà Bùi Thị H để thuê 500m2 đất tọa lạc tại
thôn 06, xã N, huyện Đ, tỉnh Đắk Nông, mục đích xây dựng kho cất trữ cà phê sau thu
hoạch, diện tích đất cho thuê là một phần của thửa đất số 50, tờ bản đồ số 03, diện tích
12.103m2 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Y do Ủy ban nhân dân huyện Đ
cấp ngày 12/12/2006, đứng tên hộ ông Nguyễn Thế Th và bà Bùi Thị H. Vị trí đất cho
thuê có tứ cận: Phía Đông giáp đường bê tông; phía Tây giáp đất ông Nguyễn Thế Th;
phía Nam giáp đường đất; phía Bắc giáp đất ông Nguyễn Hữu H.
Ngày 13/9/2018, ông Bùi Vĩnh H đại diện cho Tổ hợp tác thuê 500m2 đất của ông
Th để làm nhà kho theo Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất số: 61/SCT/HĐ-GD.
Câu 3. Theo Toà án, ai phía Tổ hợp tác là bên trong giao dịch (với ông Th và bà H)?
Hướng xác định như vậy của Toà án có phù hợp với quy định không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Trong Quyết định số 02/2021/DS-PT, ông Bùi Vĩnh H phía Tổ hợp tác là bên
trong giao dịch. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 101 BLDS 2015 có quy định:
"Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác
không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc
ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền
phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người
đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.

19
Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách
pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người
đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện."
Trong trường hợp này, ông Bùi Vĩnh H là đơn phương thực hiện hợp đồng giao
dịch với ông Th và bà H vì không có chứng minh rằng ông Bùi Vĩnh H là người đại diện
tổ hợp tác được ủy quyền. Do đó, ông Bùi Vĩnh H là người trong giao dịch với ông Th và
bà H.
Như vậy, theo Tòa án Tổ hợp tác trên thực tế không có ai bên trong giao dịch với
ông Th và bà H, chỉ có ông H trực tiếp ký hợp đồng vì Tổ hợp tác không có tư cách pháp
nhân
Câu 4. Theo Toà án, ai là Bị đơn và hướng xác định như vậy của Toà án có thuyết
phục không? Vì sao.
Theo nhận định của Tòa án: “...xác định bị đơn là Tổ trưởng hợp tác X xã N,
người đại diện ông Bùi Vĩnh H...”
Hướng xác định của Tòa án trong việc xác định bị đơn là hợp lí. Vì ông H là người
ký kết hợp đồng thuê quyền sử dụng đất chứ không phải ông Nguyễn Thăng L, việc xác
định đúng bị đơn đã bảo vệ quyền lợi cho ông Nguyễn Thăng L.

20

You might also like