Chương 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

Chương 2

ĐỊNH LUẬT NHIỆT ĐỘNG THỨ NHẤT


VÀ CÁC QUÁ TRÌNH NHIỆT ĐỘNG CỦA KHÍ LÝ TƯỞNG
2.1. Định luật nhiệt động thứ nhất
2.1.1. Ý nghĩa của định luật nhiệt động thứ nhất
Định luật nhiệt động thứ nhất:
Là định luật bảo toàn và biến hóa năng lượng trong phạm vi nhiệt.
Là cơ sở trong việc phát triển và xây dựng lý thuyết nhiệt động.
Là cơ sở để tính toán và thiết lập sự cân bằng năng lượng trong các
quá trình nhiệt động.
Định luật nhiệt động thứ nhất phát biểu: “Nhiệt lượng đưa vào chất khí
trong một quá trình làm thay đổi nội năng chất khí và thực hiện công giãn
nở”.
Như vậy để có thể giải thích được định luật nhiệt động 1 ta phải giải
thích các khái niệm như: quá trình nhiệt động, nội năng, entanpi, các loại
công: công giãn nở, công hữu ích.
2.1.2. Quá trình nhiệt động
2.1.2.1. Khái niệm về quá trình nhiệt động
Bất kỳ sự thay đổi trạng thái nào của chất khí gắn liền với những hiện
tượng nhiệt được gọi là quá trình nhiệt động. Như vậy trong quá trình nhiệt
động phải có sự thay đổi của thông số trạng thái chất khí và sự biến đổi của
các dạng năng lương, mà chủ yếu là giữa nhiệt và công.
Trong các quá trình nhiệt động ta có quá trình cân bằng, quá trình không
cân bằng, quá trình thuận nghịch và quá trình không thuận nghịch.
2.1.2.2. Quá trình cân bằng và quá trình thuận nghịch
Trạng thái cân bằng là một trạng thái có nhiệt độ và áp suất tại mọi chỗ
trong toàn bộ thể tích khối khí đều bằng nhau.
Nếu trong một quá trình biến đổi, chất khí đi từ trạng thái đầu đến trạng
thái cuối, qua các trạng thái trung gian đều là những trạng thái cân bằng thì
quá trình đó gọi là quá trình cân bằng.
Muốn thực hiện một quá trình cân bằng thì quá trình phải tiến hành vô
cùng chậm để không có tổn thất do masát, xoáy…. Trong thực tế tất cả các
quá trình đều là những quá trình không cân bằng.

32
Nếu trong một quá trình cân bằng AB chất khí lần lượt đi qua các trạng
thái trung gian 1, 2, 3,…, n; khi cho tiến hành ngược lại BA chất khí lại trở
về đúng các trạng thái n, …, 3, 2, 1 và tới trạng thái ban đầu A thì quá trình
đó gọi là quá trình thuận nghịch.
Như vậy muốn có quá trình thuận nghịch thì trước tiên nó phải là quá
cân bằng.
Quá trình thuận nghịch chỉ là quá trình lý tưởng được tiến hành trong
điều kiện không có ma sát và không có trao đổi nhiệt với môi trường.
2.1.3. Các khái niệm: nội năng, entanpi, entropi và công
2.1.3.1. Nội năng của chất khí u
Nội năng của chất khí là toàn bộ năng lượng bên trong của chất khí.
Nội năng của chất khí bao gồm hai thành phần: nội động năng u đ và nội
thế năng ut:
u = uđ + ut (2.1)
Nội động năng của chất khí uđ là tổng các dạng động năng của các phân
tử khí, bao gồm: động năng của chuyển động tịnh tiến, động năng của
chuyển động quay, động năng của chuyển động dao động dao động.
Nội động năng phụ thuộc vào nhiệt độ: uđ = f(t).
Các phân tử khí có khối lượng và lực hút lẫn nhau, cho nên giữa chúng
có một thế năng, gọi là nội thế năng ut.
Nội thế năng phụ thuộc vào khoảng cách của các phân tử, tức là phụ
thuộc vào thể tích riêng của chất khí v: ut = f(v)
Như vậy ở một trạng thái nhất định của chất khí t, v có giá trị xác định,
nên nội năng u cũng có giá trị xác định. Vậy nội năng u cũng là thông số
trạng thái và được xác định bằng hai thông số trạng thái bất kỳ.
Nội năng u không đo được nên thuộc nhóm các thông số trạng thái
không đo được.
Đối với khí lý tưởng do không có lực tương tác giữa các phân tử nên nội
thế năng ut=0, do đó: u = uđ = f(t).
Trong thực tế thường đi xác định biến thiên nội năng ∆u, vì vậy để đơn
giản thường quy ước nội năng ở điều kiện nào đó bằng 0, ví dụ như ở điều
kiện tiêu chuẩn quy ước u0=0.
Khi chất khí tiến hành quá trình mà thể tích không đổi (không thực hiện
công) thì nhiệt lượng cung cấp cho chất khí chỉ làm tăng nội năng của chất
khí, do đó:
du = Cv.dT (tính cho 1 kg), tính cho g kg ta có: dU = G.Cv.dT
33
2.1.3.2. Entanpi của chất khí i
Trong tính toán ta thường gặp biểu thức: u+pv, để đơn giản hóa ta thay
bằng ký hiệu i và gọi là entanpi: i = u +pv (2.2)
Viết dưới dạng vi phân: di = du + d(pv), J/kg; kJ/kg
Đối với G kg: dI = dU + d(pV), J; kJ
Vì u và p, v đều là các thông số trạng thái nên entanpi cũng là thông số
trạng thái. Nghĩa là ở trạng thái xác định entanpi của chất khí có giá trị xác
định.
Đối với khí lý tưởng entanpi là hàm số chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, vì nội
năng của khí lý tưởng u=f(t), tích của áp suất P và thể tích riêng v cũng là
các hàm của nhiệt độ (pv=RT).
Entanpi thuộc nhóm các thông số trạng thái không đo được.
Trong thực tế thường đi xác định biến thiên entanpi ∆i, vì vậy để đơn
giản thường quy ước entanpi ở điều kiện nào đó bằng 0, ví dụ như ở điều
kiện tiêu chuẩn quy ước i0=0.
Entanpi biểu thị năng lượng.
Từ định nghĩa của entanpi ta có: i = u + p.v
Viết dưới dạng vi phân: di = du + d(pv)
Từ di = du + d(pv), mà du=Cvdt, còn pv=RT
Ta có: di = Cv.dT + d(RT) = Cv.dT + RdT = (Cv + R).dT = Cp.dT
di = Cp.dT
2.1.3.3. Entropi s
Trong nhiệt động ta thường gặp trị số q/T, gọi là nhiệt quy dẫn, hay còn
gọi là Entropi, ký hiệu là s: s= q/T.
Phương trình vi phân của entropi viết cho 1 kg chất khí :
ds = dq/T, kJ/độ.kg (2.3)
Phương trình vi phân của entropi viết cho G kg chất khí
dS = dQ/T, kJ/độ.
2 
Vậy: s   dq
 1 T

34
 2dq
Người ta chứng minh được rằng:  tích phân này không phụ thuộc
T
1
vào đường đi của quá trình, mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối
quá trình, vì vậy entropi cũng là thông số trạng thái.
Entropi thuộc nhóm các thông số trạng thái không đo được.
Entropi xác định được khi biết 2 thông số trạng thái.
Trong thực tế thường đi xác định biến thiên entropi ∆s, vì vậy để đơn
giản thường quy ước entropi ở điều kiện nào đó bằng 0, ví dụ như ở điều
kiện tiêu chuẩn quy ước s0 = 0.
2.1.3.4. Công giãn nở, công có ích và công lưu động của chất
khí
a. Công giãn nở
Công giãn nở còn gọi là công thay đổi thể tích.
Xét quá trình giãn nở của công chất trong xilanh của động cơ nhiệt (hình
2.1).
Nếu ta tiến hành cấp nhiệt vào xilanh thì xilanh sẽ giãn nở, piston sẽ
chuyển dịch về phía bên trái từ v1 đến v2.

Hình 2.1. Quá trình sinh công trong xilanh của động cơ nhiệt
35
Xét quãng đường piston dịch chuyển được vô cùng bé ds, thể tích xilanh
thay đổi dv.
Công thay đổi thể tích thực hiện được trên quãng đường ds là:
dL = P.F.ds = P.dV
Ở đây:
2
P – áp suất trong xilanh, N/m ;
2
F – diện tích đỉnh piston, m ;
ds – quãng đường piston di chuyển được, m.
Như vây công sinh ra trong quá trình giãn nở của chất khí:
V

L   pdV
2

(2.4)
V
1

Đối với 1 kg chất khí: l   pdv , v là thể tích riêng.


2

v
1

Trên p−V công giãn nở của 1 kg chât khí được thể hiện bằng diện tích
hình A−1−2−B−A.
Nhận xét:
v2

Khi giãn nở ta có v2 > v1, do đó l  pd > 0, vậy công giãn nở (công
v1 v

sinh ra) quy định là công dương (+).


v2

Khi nén ta có v2 < v1, do đó l  pd < 0, vậy công nén (công tiêu tốn)
v1 v
quy định là công âm (−).
b. Công hữu ích l’ (còn gọi là công kỹ thuật lkt)
Công hữu ích còn gọi là công thực hiện khi thay đổi áp suất.
Như vậy công hữu ích viết dưới dạng vi phân bằng:
dl’=−vdp
p 2

vd (2.5)
Hay l '   p
p
1

Vậy Trên p−v công hữu ích l’ được biểu thị bằng diện tích:
1−2−p2−p1−1.

36
Nhận xét:

Khi giãn nở ta có p2 < p1, do đó

hữu ích quy định là công dương (+).

Khi nén ta có p2 > p1, do đó l ' 

quy định là công âm (−).


p 2


l  vdp  0 , vậy khi giãn nở, công
'

p
1

p2
 vdp  0 , vậy khi nén công hữu ích
p
1

c. Công lưu động llđ (l’’)


l’’ = p2.v2 – p1.v1 (2.6)
Viết dưới dạng vi phân: dl’’=d(pv)
Từ biểu thức trên ta có:
p2v2 p2v2 p2 v2

llđ  p2 v2  p1 v1  d ( pv)  d ( pv)  vdp   pdv  l  l'


p1v1 p1v1 p1 v1

Hay: l'  l  llđ


Vậy công hữu ích là một phần của công giãn nở sau khi đã trừ đi công
lưu động.
2.1.4. Các phương trình định luật nhiệt động thứ nhất
2.1.4.1. Phương trình định luật nhiệt động thứ nhất viết dưới
dạng nội năng
Nội dung của định lưật nhiệt động thứ nhất (còn gọi là định luật nhiệt
động 1): nhiệt lượng cấp vào chất khí dq trong một quá trình nào đó làm
thay đổi nội năng du và sinh công giãn nở dl.
Định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng nội năng, thể hiện bằng phương
trình vi phân cho 1 kg chất khí:
dq = du + dl = Cv.dT + pdv - với.
Như vậy phương trình định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng nội năng
cho 1 kg chất khí có dạng:
q = Δu + l (2.7)
Phương trình định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng nội năng cho G kg
chất khí có dạng:

37
dQ = dU + PdV = G Cv.dT + p.dV
Hay Q=ΔU+L (2.8)
2.1.4.2. Phương trình định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng
entanpi
Từ: dq = du + dl, mà du=di-d(pv)=di−pdv−vdp ta có:
dq=di –pdv-vdp+dl= di –pdv−vdp+pdv= di−vdp=di + dl’
Vậy phương định luật trình nhiệt động 1 viết dưới dạng entanpi cho 1 kg
chất khí thể hiện bằng phương trình vi phân:
dq = di+dl’,
Phương định luật trình nhiệt động 1 viết dưới dạng entanpi cho 1 kg chất
khí có dạng: q i  l ' (2.9)
Phương trình định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng entanpi cho G kg
chất khí có dạng: Q = ΔI + L’ (2.10)
Vậy định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng entanpi phát biểu: nhiệt lượng
cấp vào chất khí dq trong một quá trình nào đó làm thay đổi entanpi di và
sinh công kỹ thuật dl’.
2.1.4.3. Phương trình nhiệt động 1 viết cho dòng khí lưu động
a. Các giả thiết
Dòng khí lưu động liên tục và ổn định, nghĩa là ở mọi thời điểm lưu
lượng dòng khí G tại mọi tiết diện đều bằng nhau. Tốc độ lưu động của
dòng khí tại mọi điểm trên cùng một tiết diện đều bằng nhau.
Từ giả thiết ta có:
F
F w F w w 
G 1 1
 2 2
 const
 1  2 
2
F – diện tích tiết diện ngang của ống, m ;
w – lưu tốc bình quân của dòng khí, m/s;
3
v – thể tích riêng của khí ở tiết diện tương ứng, m /kg.
b. Công lưu động của dòng khí l’’
Trên dòng khí lưu động (hình 2.2) ta xét một khối khí giới hạn bởi tiết
diện I và II rất gần nhau, công lưu động của dòng khí bằng:
dl ''  p  dp F  dF  w  dw pFw (2.11)
Triển khai biểu thức trên và bỏ qua các đại lượng vô cùng bé ta có:

38
dl’’ = d(pFw) = d(pv)
dL’’ = G.d(pv)

Hình 2.2. Sơ đồ tính công lưu động của dòng khí


c. Phương trình nhiệt động một viết cho dòng khí lưu động
Nếu 1 kg khí lưu động trong ống nhận nhiệt lượng dq, thì nội năng biến
thiên 1 lượng du, thực hiện được công lưu động dl’’ và động năng thay đổi
 w2 
d

.
 2
Theo định luật bảo toàn và biến hóa năng lượng:

w 2 (2.12)
dq  du  dl ''  d 
 

 2
Phương trình (3.12) là phương trình lưu động của dòng khí, còn gọi là
phương trình năng lượng của dòng khí, hay phương trình nhiệt động 1 của
dòng khí lưu động viết dưới dạng nội năng.
Từ phương trình trên ta có:
 w2   w2   w2 
dq  du  d Pv d    d (u  Pv)  d    di  d  
     

 2  2  2
 w2 
dq  di  d   (2.13)
 

 2
Phương trình (2.13) là phương trình nhiệt đông 1 của dòng khí lưu động
viết dưới dạng entanpi.
Nếu quá trình lưu động của dòng khí là đoạn nhiệt dq=0 (không trao đổi
nhiệt với môi trường), ta có:

39
 w2   w2 
dq  di  d   0 suy ra: di d   wdw (2.14)
   

 2  2
Vậy khi dòng khí lưu động đoạn nhiệt thì động năng tăng lên là do
entanpi giảm xuống và ngược lại.
2.1.5. Ứng dụng của định luật nhiệt động 1
Ứng dụng lớn nhất của định luật nhiệt động 1 là việc ra đời các động cơ
nhiệt, ngoài ra định luật nhiệt động 1 được ứng dụng để:
Tính hiệu suất nhiệt,
Chứng minh công thức Mayer:
dq = du + pdv
dq = di – vdp
Suy ra: di – du = vdp + pdv = d(pv)
Hay: (Cp-Cv)dT = RdT
Ta có: Cp - Cv = R (đpcm).
2.2. Các quá trình nhiệt động của khí lý tưởng
2.2.1. Mục đích và phương pháp nghiên cứu các quá trình nhiệt
động cơ bản
2.2.1.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu các quá trình nhiệt động cơ bản là:
Xác lập mối quan hệ giữa các dạng năng lượng trong các quá trình
nhiệt động cơ bản.
Làm cơ sở để nghiên cứu chu trình của động cơ nhiệt, máy làm lạnh
(các thiết bị nhiệt).
2.1.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu các quá trình nhiệt động cơ bản bao gồm các
bước sau:
viết phương trình biểu thị quá trình,
biểu diễn quá trình trên đồ thị công p-v và đồ thị nhiệt T-S,
thiết lập mối quan hệ giữa các thông số trong quá trình,
tính độ biến thiên nội năng Δu, độ biến thiên entanpi Δi của chất khí
trong quá trình,
tính công mà chất khí thực hiện,

40
tính nhiệt lượng tham gia vào quá trình,
 u
xác định hệ số biến hoá năng lượng   q .

Hệ số biến hoá năng lượng nói lên: bao nhiêu phần nhiệt lượng tham gia
vào quá trình làm biến thiên nội năng, còn lại bao nhiêu để sinh ra công, có
nghĩa là hệ số α đánh giá chất lượng của quá trình.
2.2.2. Quá trình đẳng tích
Quá trình đẳng tích là quá trình xảy ra trong điều kiện thể tích không
đổi.
Phương trình biểu diễn quá trình đắng tích: v = const,
Mối quan hệ giữa các thông số trong quá trình:
Từ phương trình trạng thái pv = RT ta có p/T = R/v = const. Hay: p1/t1 =
p2/t2.
v2

- Công giãn nở của quá trình: l   pdv  0


v1

l '   vdp  v  p2  p1 


2

- Công hữu ích:


p
1

- Nhiệt lượng tham gia vào quá trình:


Theo định nghĩa nhiệt dung riêng: q = Cv.ΔT
- Biến thiên nội năng:
Từ định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng nội năng: q=Δu + l, mà l=0
Suy ra: q=Δu =Cv.ΔT.
Vậy trong quá trình đẳng tích nhiệt lượng cấp vào cho chất khí chỉ làm
tăng nội năng của chất khí.
- Biến thiên entanpi:
Từ định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng entanpi: q=Δi + l’, suy ra: =Δi
= q–l’.

- Hệ số biến hoá năng lượng   u  1


q
- Quá trình đẳng tích biểu diễn trên pv là đường thẳng song song với
trục tung.
dq C  dt
- Trên T-S, ta có: ds   v , vậy:
T T
41
s2 s1

s  C  ln T2  s2  s1  ln T2  T2 e C v

v
T1 Cv T1 T1
Coi t2 = t bất kỳ, s2=s ta có:

ss
1

TT e C
1
v (2.15)
Vậy trong quá trình đẳng tích, nhiệt độ phụ thuộc vào entropi theo hàm
s
t = f(e ).

Hình 2.3. Quá trình đẳng tích trên đồ thị p-v và T-s
Hệ số góc của đường đẳng tích trên T-S bằng :
tg dt dt Tdt T
(2.16)
 v    
ds dq Cv  dt Cv
T
2.2.3. Quá trình đẳng áp
Quá trình đẳng áp là quá trình xảy ra trong điều kiện áp suất không đổi
p=const.
Phương trình biểu diễn quá trình: p = const
Mối quan hệ giữa các thông số trong quá trình :
Từ phương trình trạng thái của khí lý tưởng ta có: pv = RT, vậy
v/T=R/p=const.
Hay v1/T1 = v2/T2.
p
2

- Công hữu ích : l'  vdp  0


p
1

- Biến thiên nội năng: u = Cv. T


42
Nhiệt lượng tham gia vào quá trình:
Theo định nghĩa nhiệt dung riêng: q=Cp. T
Biến thiên entanpi:
Từ định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng entanpi ta có: q=Δi + l’ mà
l’=0 do đó:
Δi =q=Cp.ΔT
Công giãn nở của quá trình: có 2 cách tính công giãn nở
Tính theo định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng nội năng: q = Δu +l,
hay:
= q −Δu = Cp.ΔT − Cv.ΔT = (Cp− Cv)ΔT = R.ΔT

Tính theo định nghĩa công giãn nở:


v 2
 2 1

l pdv  p(v  v )
v
1
C
- Hệ số biến hoá năng lượng:   u  Cv T  v  1
q CP T CP k
Biểu diễn quá trình đẳng áp trên p-v và T-s.

Hình 2.4. Quá trình đẳng áp và các biến đổi năng lượng trong
quá trình đẳng áp trên đồ thị p-v và T-s
Quá trình đẳng áp biểu diễn trên p-v là đường thẳng song song với trục
hoành.

d 
Trên T-S ta có: ds   ,
q C P dt
T T
T T T s 2 s1
2 s2  s1 2 2
C
Vậy: s  C P  ln T1  C P  ln T1  T1  e P

43
s s
T  T e 1
Coi t2 = t bất kỳ, ta có: 1 C P (2.17)

Vậy trong quá trình đẳng áp nhiệt độ phụ thuộc vào entropi theo hàm
s
t=f(e ).
Hệ số góc của đường đẳng áp trên T-S bằng :

d
tg (2.18)
dt t Tdt T
 p    
ds dq CP  dt C P
T
1
Vì Cp>Cv nên: tg 1
 v tg p 
C C
v P

Do đó trên T-S đường cong đẳng tích dốc hơn đường cong đẳng áp.
2.2.4. Quá trình đẳng nhiệt
Quá trình đẳng nhiệt là quá trình xảy ra trong điều kiện nhiệt độ không
đổi.
Phương trình biểu diễn quá trình: T = const,
Mối quan hệ giữa các thông số trong quá trình:
Từ phương trình trạng thái pv = RT suy ra p.v = const. Hay : p1v1 =
p2v2.
Biến thiên nội năng trong quá trình: u = Cv. T = 0.
Biến thiên entanpi trong quá trình: i = Cp. T = 0.
v v dv v p
l   pdv   RT v  RT ln v  RT ln p
2 2

- Công giãn nỡ của quá trình: 2 1

v v 1 2
1 1

- Công hữu ích của quá trình:


p p dp p p v
l '   vdp   RT p  RT ln p  RT ln p  RT ln v
2 2

2 1 2

p p 2 1 1
1 1

- Nhiệt lượng tham gia vào quá trình:


Theo định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng nội năng và dạng entanpi:
q = u + l mà u = 0 nên q = l
Theo định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng nội năng và dạng entanpi:
q = Δi + l’, mà Δi = 0, nên q = l’

Vậy trong quá trình đẳng nhiệt ta có: q  l  l '  RT ln p1  RT ln v2


p v
2 1
44
 u
Hệ số biến hoá năng lượng   q  0

Vậy nhiệt lượng cấp vào trong quá trình đẳng nhiệt chỉ để sinh công.

Hình 2.5. Quá trình đẳng nhiệt và các biến đổi năng lượng trong quá trình
đẳng nhiệt trên đồ thị p-v và T-s
Quá trình đẳng nhiệt biểu diễn trên p−v là đường cong hyperbon
(hình 2.5):
p = RT/v=const/v
Trên T-s quá trình là đoạn thẳng song song với trục hoành (hình 2.5).
2.2.5. Quá trình đoạn nhiệt
Quá trình đoạn nhiệt là quá trình mà ở đó chất khí không trao đổi nhiệt
với bên ngoài q = 0, hay s = const.
+ Phương trình biểu diễn quá trình:
p
dq  du  dl  0  C  dt  pdv  C d v  Pdv  C v pdv  vdp pdv  0
v v
R R
 Cv  R  C v
CP Cv
  pdv  vdp  pdv  vdp  0
 R  R R R
 R 
Nhân hai vế phương trình với   ta có:
v
 

 Cv p 
d
C p dv dp v 1 dp
    0
C
v v p v k p
d
Hay: k v  dp  0 , vậy: k.lnv + lnp = const
v p
45
Suy ra: p  v k  const (2.19)
Đây là phương trình của quá trình đoạn nhiệt, còn gọi là phương trình
Poisson.
Mối quan hệ giữa các thông số: -
Tính p theo v và ngược lại:
Từ phương trình biểu diễn quá trình đoạn nhiệt p  v k  const ta có:
k k
p1  v1  p2 v2 , hay:
1
 k
v p k
p v  và 2  1  (2.20)
 2
v 
p 
p
1

v  1  2
2  1 
Tính t theo v và ngược lại:
p k ta có:
Từ: v  const và phương trình trạng thái pv = RT
T  k 1
v  const , vậy:
1
1
T v v  T 1
2  1  hay: 2  1 (2.21)
T 
v v 
T
1  2  1  2 
Tính t theo p và ngược lại:
p k 1k k

Từ: v  const và pv = RT ta có: p T  const


1k k
T  p k p  T 1k (2.22)
Vậy: 2   1 hay: 2   1 
T 
p 
p 
T 

1  2  1  2 
Tính các biến đổi năng lượng trong quá trình: -
Nhiệt lượng tham gia vào quá trình: q = 0.
- Biến thiên nội năng trong quá trình: Δu = Cv.ΔT.
- Biến thiên entanpi trong quá trình: Δi = Cp.ΔT.
- Công giãn nở l:
Theo định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng nội năng: q=Δu+l, mà q=0,
suy ra: l=−Δu
Vậy trong quá trình đoạn nhiệt thì công sinh ra trong quá trình giãn nở
là do nội năng giảm xuống và khi nén thì nội năng tăng lên.
Công kỹ thuật l’:
Theo định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng entanpi: q=Δi+l’, mà q = 0,
suy ra: l’= −Δi
46
Cũng có thể tính công giãn nở l và công kỹ thuật l’ theo định nghĩa:
v 2
v k
 k v  v 
l
2

1k 1k
p v dv p v 2 1

p v
v
1
pdv  
v
1
v k
1 dv p  v k
1 1
v k

1k
1 1 

l k
 1
1 p v  p v 
1 1
 
1
v
1k 1k
v
 1
p v k
v
1k
p v
k
v
1k
  k 1
1 1 2 2

k 2 1 k 1 1 1 1 2 2 2

(2.23)
RT  T R
Hay: l 1 1  2  T T 
k 1 
T k 1 1 2

 1

Pv v   pv   p  
k 1 k 1
k 
(2.24)
l 1 
11
  1  1 1 1  2

k 1   v   k 1   p  

 2

   1 

 
+ Biểu diễn quá trình trên p-v và T-s (hình 2.6.):
Quá trình đoạn nhiệt biểu diễn trên p-v là đường cong hyperbon, nhưng
k k
dốc hơn đường đẳng nhiệt: p = RT/v = const/v

Hình 2.6. Quá trình đoạn nhiệt và các biến đổi năng lượng trong quá trình
đoạn nhiệt trên đồ thị p−v và T−s
Trên T-s là đường thẳng song song với trục tung: q=0, nên ds=0, do đó:
s=const.
2.2.6. Quá trình đa biến
Đặc điểm của quá trình: Quá trình đa biến là quá trình có hệ số biến
hoá năng lượng α bất kỳ.
Phương trình biểu diễn quá trình đa biến:
Từ dq = Cdt

47
C - nhiệt dung riêng trong quá trình đa biến.
Và Rdt = d(pv) = pdv + vdp; ta có:
 pdv  vdp 
dq  Cdt  C  và dq = Cvdt + pdv
 R 
 pdv  vdp 
Suy ra: C   C v  dt  p  dv
 R 
C pdv  vdp  Cv  pdv  vdp R  pdv

 v  dp  C  p  dv  Cv  v  dp  Cv  R p  dv

C v  dp  Cv  v  dp  CP  p  dv  C  pdv

(C C )  vdp  C  C pdv
v P
Vậy: CC P
C  C v  pdv  vdp  0
Đặt CC n (2.25)
P

CCv

n gọi là số mũ đa biến.
dv dp
Chia 2 vế cho pv ta có: n   0 suy ra: n.lnv + lnp = const
v p
Hay: pv = const
n (2.26)
Đây phương trình của quá trình đa biến.
CC
Từ: P  n , ta có: C – n.C = Cp – n.Cv = (k-n).Cv
C  Cv
kn
Vậy: C C v (2.27)
1 n
C là nhiệt dung riêng của quá trình đa biến.
Nhận xét: khi 1< n < k nhiệt dung riêng (−), nghĩa là khi đó nhiệt lượng
cấp vào trong quá trình không làm nhiệt độ chất khí tăng lên, mà nhiệt độ
chất khí giảm đi.
Mối quan hệ giữa các thông số trong quá trình đa biến:
Tính p theo v và ngược lại:
Từ phương trình biểu diễn quá trình đoạn nhiệt p  vn  const ta có:

48
1
p  v n v  p n
1  2  và 2  1 
   
v p
p2  1  v1  2 

Tính t theo v và ngược lại:


Từ: p  vn  const và pv = RT ta có:
t  v n 1  const
1
T  v n 1 v  T  n 1
Vậy: 2  1  hay: 2  1 
   
v T
T1  2  v1  2 
Tính t theo p và ngược lại:
1n
p n
p T  const
Từ: v  const và pv = RT ta có: n
1
n p  T  1n
T  p hay: 2  1
 1
n p 
T
Vậy:

T
2 

p  1  2 
1  2 
+ Tính các biến đổi năng lượng trong quá trình:
 k  n Cv
- Nhiệt lượng tham gia vào quá trình: q = C. T, mà
1n
Biến thiên nội năng trong quá trình: u = Cv. T.
Biến thiên Entanpi trong quá trình: i = Cp. T
Công giãn nở l:
Theo định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng nội năng: q=Δu+l, suy ra:
= q−Δu
Công kỹ thuật l’:
Theo định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng Entanpi: q=Δi+l’, suy ra:
l’= q−Δi
Cũng có thể tính công của quá trình đa biến theo định nghĩa:
v v
p vn n dv p v
n
1n 1n 1 n 1n n 1n
l   pdv   v dv  p1 v1 v  1 n v2 v1  n 1 p1 v1 v1  p2 v 2 v2 
2 2

n n
1 1 1 1

v v
1 1

 1 p v  p v
n 1 1 1 2 2 
n 1
l  RT   T 
1 1
2 
pv  11 1
 v n 1 

1  
pv  11 
 p
1 
2 
n 

n 1  T n 1  v   n 1   p 
 
 1  2  1
 

 
49
+ Hệ số biến hoá năng lượng:
 u  C v  n 1 .
(2.28)
n
q C k
+ Ý nghĩa tổng quát của quá trình đa biến:
n
Từ phương trình biểu diễn quá trình đa biến pv = const ta có:
Khi n = 0 → p =const, ta có quá trình đẳng áp.
Khi n = 1 → T = const, ta có quá trình đẳng nhiệt.
k
Khi n = k → pv = const, ta có quá trình đoạn nhiệt.
1

Khi n → ∞, thì p v suy ra v = const, ta có quá trình đẳng tích.


n
const

Hình 2.7. Ý nghĩa tổng quát của quá trình đa biến


Hình 2.7 biểu diễn ý nghĩa tổng quát của quá trình đa biến, từ hình 2.7 ta
có các nhận xét:
Tất cả các quá trình giãn nở hoặc nén xuất phát từ điểm 1 và nằm
phía bên phải đường đoạn nhiệt n=k, đều có q > 0 (chất khí nhận
nhiệt lượng), vì biến thiên entropi dương (∆s>0).
Tất cả các quá trình giãn nở hoặc nén xuất phát từ điểm 1 và nằm
phía bên trái đường đoạn nhiệt n=k, đều có q <0 (chất khí nhả nhiệt),
vì biến thiên entropi âm (∆s<0).
Tất cả các quá trình nhiệt động xuất phát từ điểm 1 và nằm ở phía
trên đường đẳng nhiệt đều có độ biến thiên nội năng và độ biến thiên

50
entanpi dương (∆u > 0 và ∆i > 0), vì có biên thiên nhiệt độ dương
(∆T>0).
Tất cả các quá trình nhiệt động xuất phát từ điểm 1 và nằm ở phía
dưới đường đẳng nhiệt đều có độ biến thiên nội năng và độ biến thiên
entanpi âm (∆u < 0 và ∆i < 0), vì có biên thiên nhiệt độ âm (∆T<0).
Tất cả các quá trình nhiệt động xuất phát từ điểm 1 và nằm ở phía
bên phải đường đẳng tích (n=∞) đều sinh công giãn nở (l > 0), vì thể
tích tăng và sinh công kỹ thuật (l’>0), vì áp suất giảm.
Tất cả các quá trình nhiệt động xuất phát từ điểm 1 và nằm ở phía
bên trái đường đẳng tích (n=∞) đều tiêu tốn công giãn nở (l<0), vì
thể tích giảm và tiêu tốn công hữu ích (l’ < 0), vì áp suất tăng.
Bài tập ví dụ 2.1:
o o
Làm mát đẳng tích 2 kg không khí từ t1= 627 C, p1=3 bar đến p2=327 C.
Tính các thông số trạng thái đầu cuối quá trình.
Tính các biến đổi năng lượng trong quá trình.
Biểu diễn quá trình trên đồ thị công và đồ thị nhiệt.
Giải:
Tính các thông số trạng thái đầu, cuối quá trình
5 2 o o
Điểm đầu có: p1=3 bar=3.10 N/m ; T1= 627 C=900 K.
Từ phương trình trạng thái ta có: p1v1=RT1 Mà
R=8314/μ=8314/29=286,7 J/kg.độ, suy ra:
R T 286,7 900 /
v 1   0,86 m3 kg
1 p 310 5
1

3
V1 =G.v1=2.0,86=1,72 m
Điểm cuối có:
3
v2=v1=0,86 m /kg
3
V2=V1=1,72 m
o o
T2=327 C=600 K
Vì quá trình đẳng tích nên: p2/T2=p1/T1 suy ra:
5 5 2
p2=p1.T2/T1=3.10 .600/900=2.10 N/m = 2bar
b) Tính các biến đổi năng lượng trong quá trình

51
v2

Công dãn nở: vì v=const nên theo định nghĩa: l   pdv  0


v1

Công hữu ích, theo định nghĩa:


p2

l  vdp v( p2  p1 ) 0,86.2  3105  0,86.105 J/kg=86 kJ/kg.


'

p
1

Nhiệt lượng tham gia vào quá trình: Theo định nghĩa nhiệt dung riêng:
q=Cv.ΔT
Mà Cv=R/(k - 1)=286,7/(1,4 - 1)=716,75 J/kg.đô;
vậy: q=716,75.(600-900)=-215025 J/kg =-215,025
kJ/kg. + Biến đổi nội năng:
Từ định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng nội năng ta có q=l+Δu
Mà l=0, nên: Δu=q=-215,025 kJ/kg.

Hình 2.8. Kết quả bài tập ví dụ 2.1


+ Biến đổi entanpi:
Từ định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng entanpi ta có q=l’+Δi; vậy:
Δi = q-l’=-215,025-86=-301,025 kJ/kg.
Tính cho G=2kg không khí:
L =G.l=0;
L’=G.l’=2.(-86)=-172 kJ;
Q=G.q=2.(-215,025)=-430,05 kJ;
ΔU=G.Δu=2.(-172)=-344 kJ;
ΔI=G.Δi=2.(-391,025)=-782,05 kJ.
c) Biểu diễn quá trình trên đồ thị công và đồ thị nhiệt (hình 2.8)
52
Bài tập ví dụ 2.2:
o o
Làm mát đẳng áp 2 kg khí ôxy từ t1= 527 C, p1=3 bar đến p2=127 C.
Tính các thông số trạng thái đầu cuối quá trình.
Tính các biến đổi năng lượng trong quá trình.
Biểu diễn quá trình trên đồ thị công và đồ thị nhiệt.
Giải:
Tính các thông số trạng thái đầu, cuối quá trình
5 2 o o
Điểm đầu có: p1=3 bar=3.10 N/m ; T1= 527 C=800 K.
Từ phương trình trạng thái ta có: p1v1=RT1
Mà R=8314/μ=8314/32=260 J/kg.độ, suy ra:
R T 260.800 /
v 1   0,69 m3 kg
1 p 310 5
1

3
V1 =G.v1=2.0,69=1,38 m .
5 2 0 o
Điểm cuối có: p2=p1=3 bar=3.10 N/m ; T2=127 C=400 K.
Vì quá trình đẳng áp nên: v2/T2=v1/T1 suy ra:
T 400
v  v 2  0,69   0,345 m3/kg
2 1 T 800
1

3
V2=G.v2=2x0,345=0,69 m
Tính các biến đổi năng lượng trong quá trình
p2
+ Công hữu ích: vì p=const nên theo định nghĩa: l'  vdp  0
p1

+ Công dãn nở, theo định nghĩa:


v

  pdv  p(v2  v1 )  3.0,345  0,69105 1,035.105 J/kg = 103,5kJ/kg2


v
1

Nhiệt lượng tham gia vào quá trình: Theo định nghĩa nhiệt dung riêng:
q=Cp.ΔT
k 1 ,4
Mà Cp  k 1  R  1, 4 1 260  910 J/kg.đô.

Vậy: q=910.(400-800)=-364000 J/kg =-364 kJ/kg.


Biến đổi entanpi: Từ định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng entanpi ta
có q=l’+Δi. Mà l’=0, nên: Δi=q=-364 kJ/kg.
53
Biến đổi nội năng: Từ định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng nội năng
ta có q=l+Δu

Tính cho G = 2kg không khí: L


=G.l = 2.(-103,5) =-207 kJ;
L’=G.l’ = 2.(0)=0 kJ;
Q=G.q = 2.(-364) =-728 kJ;
ΔU=G.Δu = 2.(-260,5) =-521 kJ.
c) Biểu diễn quá trình trên đồ thị công và đồ thị nhiệt

Hình 2.9. Kết quả bài tập ví dụ 2.2


Bài tập ví dụ 2.3:
o 3
kg khí ô xy thực hiện quá trình đẳng nhiệt từ T1=227 K, v1=2,7 m /kg
3
đến v2=1m /kg.
Tính các thông số trạng thái đầu cuối quá trình
Tính các biến đổi năng lượng trong quá trình
Biểu diễn quá trình và các biến đổi năng lượng trên p-v, T-s
Giải:
Tính các thông số trạng thái đầu, cuối quá trình
o o 3
Điểm 1 có: T1=227 C=500 K, v1=2,7 m /kg
Từ phương trình trạng thái ta có: p1.v1=RT1, suy ra: p1=RT1/v1
Mà R=8314/32=260 J/kg.độ, vậy:
2
p1=RT1/v1=260.500/2,7=48148 N/m ≈ 0,48
o 3
bar. Điểm 2 có: T2=T1=500 K; v2=1 m /kg,

54
2
Vậy p2=p1.v1/v2 = 48148.2,7/1 = 129999,6 N/m ≈ 1,3
bar b) Tính các biến đổi năng lượng trong quá trình
Biến đổi nội năng: Δu = Cv.ΔT, mà T=const nên Δu =0
Biến đổi entanpi: Δi =Cp.ΔT, mà T=const nên Δu =0
Công dãn nở:
v v dv v 1
l   pdv  RT v  RT  ln v  260.500  ln
2 2

v v 1
2,7
1 1

l= 260.500(–1) = –13000 J/kg=-13 kJ/kg

Hình 2.10. Kết quả bài tập ví dụ 2.3


Nhiệt lượng tham gia vào quá trình q: Theo định luật nhiệt động 1 viết
dưới dạng nội năng ta có:
q=Δu+l, mà Δu=0, vậy q=l=-13 kJ/kg.
Công hữu ích l’: Theo định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng entanpi ta
có:q=Δi+l’, mà Δi=0, vậy l’=q=-13 kJ/kg.
Tính cho G=5kg:
Biến đổi nội năng: ΔU =G.Δu=0,
Biến đổi entanpi: ΔI=G.Δi=0,
Công dãn nở, công hữu ích, nhiệt lượng tham gia vào quá trình:
L=L’=Q=5.(-13)=-65 kJ.
Biểu diễn quá trình và các biến đổi năng lượng trên p-v, T-s (hình
2.10)

55
Bài tập ví dụ 2.4:
o
1kg khí ni tơ thực hiện quá trình đoạn nhiệt từ p1=5 bar, t1=527 C, công
giãn nở của quá trình l=+200 kJ/kg.
Tính các thông số trạng thái đầu cuối quá trình
Tính các biến đổi năng lượng trong quá trình
Biểu diễn quá trình và các biến đổi năng lượng trên p-v, T-s.
Giải:
Tính các thông số trạng thái đầu cuối quá trình
5 2 0 o
Điểm 1: Có p1=5 bar =5.10 N/m ; t1=527 C=800 K
Từ phương trình trạng thái ta có: v1=RT1/p1
5 3
Mà R = 8314/28= 297 J/kg.độ, vậy: v1=297.800/5.10 =0,475 m /kg.
Điểm 2: Có l=+200 kJ/kg.
Tính T2: Từ định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng nội năng ta có:
q=Δu+l, mà quá trình đoạn nhiệt có q=0 do đó:
3
Δu=-l=-200 kJ/kg =-200.10 J/kg,
Hay: Δu=Cv.ΔT=Cv(T2-T1)=-200 kJ/kg. Suy ra:
T2=T1+Δu/Cv. Mà Cv=R/(k-1)=297/(1,4-1)=297/0,4=742,5
3 o
J/kg.độ T2=800+(-200).10 /742,5=800-269,36=530,64 K
k-1
Tính v2: Từ phương trình đoạn nhiệt ta có: T.v = const, vậy:
1
2,5
 T  k 1  800 
v  v  1
  0,475   0,475 1,5076 2,5  0,475  2,79
2 1  

 T2   530,64
3
v2 ≈ 1,325 m /kg
Tính p2: Từ phương trình trạng thái ta có:
p2=RT2/v2=297.530,64/1,325=118943
2
N/m p2≈1,19 bar.
b) Tính các biến đổi năng lượng trong quá trình
Nhiệt lượng tham gia vào quá trình q=0 (đặc điểm của quá trình)
Công giãn nở l=+200 kJ/kg (cho trước)
Biến đổi nội năng: Δu=-200 kJ/kg (tính ở trên)
Biến đổi entanpi:

56
Δi=Cp.ΔT=k.Cv.ΔT=k.Δu=1,4.(-200)=-280 kJ/kg.
Công hữu ích: theo định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng entanpi ta
có:q=Δi+l’, mà q=0 nên: l’=−Δi=-280 kJ/kg.
c) Biểu diễn quá trình và các biến đổi năng lượng trên p−v, T−s

Hình 2.11. Kết quả tính bài tập ví dụ 2.4


Bài tập ví dụ 2.5:
o
2 kg ôxy thực hiện quá trình đa biến với n=1,2 từ nhiệt độ t1=127 C, đến
áp suất p2=5bar. Công của quá trình L = −560 kJ.
Tính các thông số đầu cuối quá trình,
Tính các biến đổi năng lượng trong quá trình.
Biểu diển quá trình và các biến đổi năng lượng trong quá trình trên đồ
thị công và đồ thị
Giải:
o o
Cho trước: G=2 kg khí ôxy; n=1,2; t1=127 C=400 K;
5 2
p2=5 bar=5.10 N/m ; L = −560 kJ/kg; l=L/G=−560/2= −280 kJ/kg.
Tính các thông số đầu cuối quá trình:
+ Tính điểm 2: (t2 và v2)
Từ định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng nội năng ta có:q = l+Δu
Vậy: l=q-Δu= C.Δt – Cv .Δt = (C – Cv ).(T2 −T1), suy ra:
T T 
2 1 ClC v

o
R=8314/32=260 J/kg. K,

57
C  R  260  650 J
v k 1 k 1 kgo K
n
Ck C  1,2 1,4 C C 650 J ;
n 1 v 1,2 1 v v kgo K

3
280.10
Vậy: T  400  400  215, 4  615, 4 0 K  344,2 0 C
2
650 650
260615, 4  0,32 3
Từ p2v2=RT2 ta có: v  2 5 m /kg;
510
3
V2=G.v2=2.0,32=0,64 m .
Tính thông số điểm 1: (v1, p1). Từ quá trình đoạn nhiệt ta có:
1 1
 v  T2 n1  0, 32  615, 4  0,2
2  0, 32  13,197  4, 223 m3/kg;
T1400
3
V1=G.v1=2.4,223 = 8,446 m .
Từ phương trình trạng thái ta có: p1v1=R.T1, vậy:
5 2
p1=R.T1/v1=260.400/4,223=0,24627.10 N/m ≈ 0,25 bar.
Tính các biến đổi năng lượng trong quá trình: +
Biến đổi nội năng: u = Cv.(t2−t1);
Ta có: Cv = 650 J/kg.độ; (đã tính ở trên)
u = 650.(615,4−400)= 140010 J/kg ≈ +140 kJ/kg;
+ Biến đổi entanpi: i = Cp.(t2−t1); Ta
có Cp = k.Cv = 1,4.650 = 910 J/kg;
i = 910.(615.4−400) = 196014 J/kg≈196 kJ/kg;
Nhiệt lượng tham gia vào quá trình: q = C.(t2−t1);
Nhiệt dung riêng của quá trình đa biến:
C = −Cv = −650 J/kg.độ; (đã tính ở trên)
q = −650.(615,4−400) = −140010 J/kg ≈ −140 kJ/kg;
Công kỹ thuật:
Từ phương trình định luật nhiệt động 1 viết dưới dạng entanpi ta có:
q = Δi + l’;
l’ = q – i = – 140 – (+196)= –336 kJ/kg;

58
+ Tính cho 2kg khí ôxy:
U = G. u = 2.(+140) = 280 kJ;
I = G. i = 2.196 = 392 kJ;
Q = G.q = 2.( –140) = –280 kJ;
L = G.l = 2.( –280) = –560 kJ;
L’ = G.l’ = 2.( –336) = –672 kJ.
Biểu diễn quá trình và các biến đổi năng lượng trong quá trình trên đồ thị
công và đồ thị nhiệt (hình 2.12).

Hình 2.12. Kết quả tính của ví dụ 2.5


Câu hỏi ôn tập chương 2
Câu 1: Trình bày quá trình cân bằng và quá trình thuận nghịch.
Câu 2: Nêu các khái niệm: nội năng, entanpi, entropi.
Câu 3: Nêu các khái niệm: công dãn nở, công lưu động, công hữu ích.
Câu 4: Nêu ý nghĩa của định luật nhiệt động 1 và các phương trình định
luật nhiệt động 1.
Câu 5: Thành lập phương trình nhiệt động 1 viết cho dòng khí lưu động.

Câu 6: Nêu ý nghĩa và phương pháp nghiên cứu các quá trình nhiệt động
cơ bản của khí lý tưởng.
Câu 7: Trình bày quá trình đẳng tích.
Câu 8: Trình bày quá trình đẳng áp.
Câu 9: Trình bày quá trình đẳng nhiệt.
Câu 10: Trình bày quá trình đoạn nhiệt.
59
Câu 11: Trình bày quá trình đa biến, nêu ý nghĩa tổng quát của quá trình đa biến.
o o
Câu 12: Đốt nóng đẳng tích 2kg không khí từ t1= 227 C, p1=3bar đến p2=427 C.
Tính các thông số trạng thái đầu cuối quá trình.
Tính các biến đổi năng lượng trong quá trình.
Biểu diễn quá trình trên đồ thị công và đồ thị nhiệt.
o o
Câu 13: Đốt nóng đẳng áp 2kg khí ôxy từ t1= 127 C, p1=4bar đến p2=427 C.
Tính các thông số trạng thái đầu cuối quá trình.
Tính các biến đổi năng lượng trong quá trình.
Biểu diễn quá trình trên đồ thị công và đồ thị nhiệt.
o
Câu 14: 5 kg khí không thực hiện quá trình đẳng nhiệt từ T1=227 K, p1=2 bar đến p2=5
bar.
Tính các thông số trạng thái đầu cuối quá trình
Tính các biến đổi năng lượng trong quá trình
Biểu diễn quá trình và các biến đổi năng lượng trên p-v, T-s
o
Câu 15: 2kg khí ni tơ thực hiện quá trình đoạn nhiệt từ p1=5 bar, t1=227 C, công giãn
nở của quá trình l=−200 [kJ/kg].
Tính các thông số trạng thái đầu cuối quá trình
Tính các bi−ến đổi năng lượng trong quá trình
Biểu diễn quá trình và các biến đổi năng lượng trên p-v, T-s.
o
Câu 16: 2 kg ôxy thực hiện quá trình đa biến với n=1,2 từ nhiệt độ t1=427 C, đến áp
suất p2=2bar. Công của quá trình L = −560 kJ.
Tính các thông số đầu cuối quá trình,
Tính các biến đổi năng lượng trong quá trình.
Biểu diển quá trình và các biến đổi năng lượng trong quá trình trên đồ thị công và đồ
thị nhiệt.

You might also like