ÄeÌÌ 2 - Thu Hoaìch - TrieÌÌt Hoìc MaÌc Leìnin 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

ĐỀ BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN

HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN (HỌC KỲ 3/2022)

Sử dụng cho các lớp: 2231101113432, 2231101113424, 2231101113406, 2231101113407

(Thời gian: 28 giờ để làm và nộp bài tính từ khi đề thi được MS Teams gửi đi)

Đề số: 02

Câu 1: (5 điểm)
Sau thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản, giai cấp tư sản Châu Âu bước đầu xác lập
quyền thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, mở đường cho sức phát triển mạnh mẽ của
lực lượng sản xuất vốn đã bị kìm hãm trong một thời gian dài dưới thời phong kiến. Tuy nhiên,
với bản chất chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu, giới chủ tư bản ngày càng tăng cường
tích lũy tư bản cao độ, từ đó tạo nên xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội với giai
cấp công nhân. Thực tế đó đòi hỏi giai cấp công nhân phải tiến hành các cuộc cách mạng vô sản,
dần xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, mở đường cho sự ra đời và phát triển của phương
thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
Dựa vào những thông tin trong đoạn văn trên, anh/chị hãy phân tích nội dung quy luật
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. (3,5 điểm)
Quy luật này có ý nghĩa như thế nào đối với anh/chị khi nghiên cứu về sự phát triển của xã
hội có đối kháng giai cấp? (1,5 điểm)
Câu 2: (5 điểm)
Trên nền tảng những thành tựu của cách mạng Công nghiệp 4.0, trong những năm vừa qua,
các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam đã mạnh dạn chuyển đổi số toàn diện, thay đổi cách
thức vận hành, mô hình tổ chức, quy trình sản xuất theo hướng tinh gọn, nhanh chóng, chính xác
và hiệu quả. Sự chuyển đổi này đã và đang góp phần đẩy mạnh quá trình số hóa quan hệ sản xuất
trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Thực tế này đòi hỏi hệ thống cơ quan Nhà nước cũng phải
nhanh chóng thay đổi phương thức quản lý nhằm kịp thời cung cấp các sản phẩm dịch vụ công và
giải quyết các thủ tục hành chính cho hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, “Chương trình
Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt với mục tiêu phát triển Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số được kỳ vọng sẽ tạo
nên sự thay đổi mang tính đột phá trong công tác quản lý trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội. Từ đó, góp phần hỗ trợ và định hình cho sự chuyển đổi số của nền kinh tế Việt
Nam.
Hỏi:
a) Nội dung trong đoạn văn trên phản ánh cơ sở lý luận nào sau đây: (0,5 điểm)
a. Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất
b. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng
c. Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội
d. Nhà nước và cách mạng xã hội
b) Dựa vào những thông tin trong đoạn văn trên, anh/chị hãy phân tích cơ sở lý luận mà
anh/chị đã chọn. (3 điểm)
c) Dựa vào cơ sở lý luận đã chọn, anh/chị hãy cho biết trách nhiệm của bản thân với Chương
trình Chuyển đổi số quốc gia nói trên. (1,5 điểm)

Hết
GIẢNG VIÊN
Ths. Bùi Minh Nghĩa

You might also like