Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Thảo luận nhóm bài 4


Chủ đề 3: Cơ hội của EVFTA đối với thu hút FDI từ EU của Việt
Nam và giải pháp tăng cường thu hút một cách hiệu quả
I. Thực trạng thu hút FDI từ EU vào Việt Nam.
1. Trước khi có EVFTA:
● Giai đoạn 1988 - 2015:

Nguồn: Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trong giai đoạn đầu từ năm 1988 - 1994, số vốn đăng ký của EU vào Việt Nam còn
rất khiêm tốn. Tuy nhiên, năm 1995 con số đó đã tăng gấp nhiều lần, từ 15 triệu USD
vào năm 1988 lên 707 triệu USD vào năm 1995. Ngoài ra 1997, 2000, 2001 cũng là
những năm có số vốn FDI tăng mạnh. Trong đó chủ yếu là nguồn đầu tư từ Anh và Hà
Lan.
Tuy nhiên, FDI của châu Âu vào Việt Nam từ chiếm trên 40% tổng FDI đăng ký vào
Việt Nam giai đoạn 1998-1999 giảm xuống chỉ còn 16,8% giai đoạn 2002 – 2004.
Năm 2005 đánh dấu sự hồi phục trở lại của dòng vốn FDI của EU vào Việt Nam với
mức vốn đạt 1,7 tỷ USD. Năm 2008, mặc dù đầu tư từ châu Âu bắt đầu sụt giảm do
suy thoái kinh tế song FDI đăng ký sang Việt Nam vẫn tăng 2,6 tỷ USD trước khi sụt
giảm mạnh năm 2009 và tăng nhanh trở lại trong năm 2010 cũng là năm cao nhất từ
trước đến nay (2,6 tỷ USD)
Từ năm 2011 trở đi, dòng vốn FDI từ EU có xu hướng giảm nhẹ do kinh tế thế giới
vẫn còn chưa phục hồi. Tuy nhiên, sau 4 năm giảm liên tiếp, trong 6 tháng đầu năm
2015, FDI từ các quốc gia châu Âu đã bắt đầu tăng trở lại.
Xét về quy mô vốn đăng ký trung bình của các dự án, con số này cao nhất là vào năm
2012 (14,62 triệu USD/dự án) và 2015 (13,35 triệu USD/dự án)
Xét tới cơ cấu địa bàn đầu tư, có thể thấy FDI từ châu Âu tập trung chủ yếu ở các tỉnh
có thị trường lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, hoặc các tỉnh có nguồn tài nguyên
dầu khí, hoặc các tỉnh có khu công nghiệp lớn như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa –
Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng, Khánh Hòa, Hải Dương.
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư EU tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công
nghiệp chế biến chế tạo (573 dự án và 6,29 tỷ USD TVĐT, chiếm 32%). Đứng thứ hai
là lĩnh vực sản xuất điện (19 dự án và 3,5 tỷ USD TVDT, chiếm 17,8%). Đứng thứ ba
là lĩnh vực là lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
● Giai đoạn 2016 - 2020:

Vốn đầu tư từ EU đã có sự tăng đột biến từ 841 triệu USD năm 2016 lên 1.508 triệu
USD 2017 và tiếp tục giữ mức ổn định 2 năm sau đó với số vốn tương ứng là 1.571
triệu USD năm 2018 và giảm nhẹ xuống 1,504 triệu USD năm 2019. Theo đánh giá
của các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài, FDI của EU tuy còn khiêm
tốn so với các đối tác trong khu vực châu Á nhưng được xếp vào nhóm có chất lượng,
có hàm lượng và tỷ lệ chuyển giao công nghệ cao, phương pháp quản lý tiên tiến và
tạo ra giá trị gia tăng cao, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Việt Nam.
2. Sau khi có EVFTA:
Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 mở ra những cơ hội và
triển vọng to lớn, đây cũng là thời điểm đặc biệt quan trọng của quan hệ đối tác hợp
tác toàn diện Việt Nam-EU.
Có thể thấy vốn đầu tư từ EU vào Việt Nam giai đoạn 2020-2021 có phần giảm so với
giai đoạn 2017-2019. Thực tế này cho thấy dường như việc EVFTA có hiệu lực chưa
tạo ra tác động lớn tới hiệu quả thu hút nguồn vốn FDI từ EU vào Việt Nam.
Từ góc độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), FDI của EU vào Việt Nam năm
2020 đạt gần 1.376 triệu USD vốn đăng ký, giảm 8,6% so với 2019, đứng thứ 8 và
chiếm 4,8% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Năm 2021, tình hình có cải thiện hơn, với
tổng vốn hơn 1.405 triệu USD, tăng 2,2%, giúp EU vươn lên đứng thứ 5. Lũy kế đến
tháng 8/2022, EU có tổng cộng 2.378 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng giá trị
27,59 tỷ USD. Sự phục hồi này cho thấy những tín hiệu tích cực trong nền kinh tế sau
đại dịch Covid-19.
II. Cơ hội của EVFTA đối với thu hút FDI từ EU vào Việt Nam
1. Thúc đẩy FDI từ EU vào Việt Nam về khía cạnh quy mô
Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam có những cơ hội đầu tư lớn nhờ vào những
cam kết của EVFTA và EVIPA (Hiệp định bảo vệ đầu tư). Trong đó, những cam kết
thương mại trong EVFTA sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội tăng nguồn vốn FDI từ
các quốc gia nội khối và FDI nói chung do những cam kết về cắt giảm thuế quan.
Đồng thời, EVFTA sẽ giúp tăng quy mô FDI của EU vào Việt Nam do hiệp định này
giúp cho doanh nghiệp EU tiếp cận thị trường Việt Nam cũng như thị trường ASEAN
với hơn 650 triệu người tiêu dùng, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Các dự án có dòng vốn FDI đến từ EU chảy vào hầu hết các ngành, lĩnh vực( 18/21
ngành theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân), trong đó tập trung ở các lĩnh vực
công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất phân phối điện, khí; bất động sản, thông tin và
truyền thông; dầu khí,... Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại 54 tỉnh thành trên cả nước,
tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn với kết cấu hạ tầng phát triển, có cảng biển, sân
bay như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình
Dương…Tính đến tháng 8/2022, có 25/28 quốc gia EU tham gia đầu tư vào Việt Nam,
với tổng số dự án là 2378 dự án với tổng giá trị vốn đăng ký là 27,59 tỷ USD. Các
doanh nghiệp lớn đang hoạt động hiệu quả tại Việt Nam như Shell Group ( Hà Lan),
Total Elf Fina ( Pháp - Bỉ), Daimler Chrysler (Đức), Siemen, Alcatel Comvik (Thụy
Điển)...

Có thể thấy rõ rằng, những kỳ vọng từ EVFTA đã là một trong những động lực mạnh
mẽ thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư bình quân năm 2017-
2021 (giai đoạn sau khi EVFTA diễn ra đàm phán) tăng 86% so với thời gian 2015-
2016 liền trước đó.
- Từ các cam kết về thương mại dịch vụ
Cam kết của Việt Nam và Eu trong EVFTA về thương mại dịch vụ đầu tư hướng tới
việc tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp hai bên. Tham chiếu với các cam kết trong WTO, Việt Nam cam kết mở
cửa rộng hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ của EU so với WTO trong các lĩnh vực
kinh doanh, dịch vụ môi trường, dịch vụ bưu chính và chuyển phát, ngân hàng, bảo
hiểm và vận tải biển. Vì thế những lĩnh vực này có khả năng thu hút được nhiều FDI
hơn từ EU trong thời gian tới. Các cam kết mở cửa rộng hơn ở nhiều lĩnh vực tạo điều
kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ EU trong nhiều phân ngành hơn, và các cam kết
mở cửa sâu hơn giúp thị trường Việt Nam dễ dàng tiếp cận hơn đối với các nhà đầu tư
EU.
- Từ các cam kết về đầu tư
Việt Nam cam kết mở cửa rộng hơn cho đầu tư từ EU trong một số ngành sản
xuất như: Thực phẩm và đồ uống; Phân bón và hợp chất nitơ; Săm lốp; Găng tay và
sản phẩm nhựa, Đồ gốm; Vật liệu xây dựng; lắp ráp động cơ hàng hải, máy móc nông
nghiệp, đồ gia dụng và đối với sản xuất xe đạp. Đây là những ngành có thể thu hút
nhiều FDI hơn trong thời gian tới vì đây vừa là những ngành thế mạnh của EU, lại
được hưởng ưu đãi và có thể tiếp cận thị trưởng dễ dàng hơn khi hiệp định có hiệu lực.
EVFTA cũng quy định đối xử công bằng, thỏa đáng và dành sự bảo hộ đầu tư an toàn,
đầy đủ. Do đó, với EVFTA, đầu tư từ các đối tác có nguồn gốc từ các các nước phát
triển sẽ tăng do Việt Nam tăng cường mở cửa thị trường hàng hóa cũng như dịch vụ,
bảo hộ cho các doanh nghiệp EU. Điều này sẽ tạo ra những động lực mới cho dòng
vốn FDI từ EU vào Việt Nam.
Việt Nam và EU cam kết không phân biệt đối xử với nhà đầu tư bên kia trên cơ sở cho
các nhà đầu tư FDI các điều kiện không kém gì các nhà đầu tư trong nước mình hoặc
một nhà đầu tư của nước thứ ba. Không chỉ được đối xử công bằng như các nhà đầu tư
Việt Nam, các nhà đầu tư EU còn được Nhà nước Việt Nam bảo hộ với nhiều cam kết
ưu đãi cao như cam kết bồi thường tổn thất cho nhà đầu tư EU trong trường hợp thiệt
hại do xung đột vũ trang, cam kết cho phép nhà đầu tư EU chuyển các khoản thu nhập
ra nước ngoài không hạn chế và không chậm trễ theo tỷ giá chuyển đổi tự do. Với cam
kết về tự do hóa, mở cửa đầu tư, bảo hộ đầu tư nói trên cũng như cơ chế giải quyết
tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài của EVFTA và EVIPA, các nhà
đầu tư EU có lợi thế khi đầu tư vào Việt Nam hơn các nhà đầu tư của các nước khác
mà Việt Nam chưa có cam kết về tự do hóa và bảo hộ đầu tư, do đó tạo thuận lợi thu
hút đầu tư từ các doanh nghiệp EU vào Việt Nam.
EVFTA cam kết cho các nhà đầu tư chuyển vốn và lợi nhuận ra nước ngoài. Cam kết
này được EVFTA xây dựng chi tiết hơn, rõ ràng những hành vi mà nhà đầu tư được
làm và không được làm đồng thời giúp nhà đầu tư nước ngoài được hiểu và áp dụng
một cách nhất quán ngăn ngừa các trường hợp tranh chấp, vi phạm xảy ra. Các cam
kết rộng và sâu về đầu tư của EVFTA sẽ giúp Việt Nam tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh
tế, hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, tạo thuận lợi cho các nhà
đầu tư Eu tăng cường các dự án FDI hiệu quả tại Việt Nam.
2. Cải thiện chất lượng FDI từ EU vào Việt Nam
- Từ các cam kết về đầu tư
Các cam kết rộng và sâu về đầu tư của EVFTA sẽ giúp Việt Nam tiếp tục đổi mới cơ
cấu kinh tế, hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, tạo thuận lợi
cho việc tăng cường các dự án FDI chất lượng và hiệu quả từ EU vào Việt Nam. Các
nhà đầu tư EU sẽ đầu tư chiều sâu vào thị trường Việt Nam, tính minh bạch, rõ ràng,
các dự án FDI sẽ được cải thiện, có nhiều triển vọng hơn, nâng cao về chất lượng,
hiệu quả hơn. Tính đến nay, các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế
quan trọng, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp, xây dựng và một số ngành dịch vụ.
Quá trình thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế thu hút được các dự án FDI chất
lượng từ EU ngày càng hoàn thiện nền kinh tế Việt Nam.
Các cam kết bảo đảm lợi ích cao, và cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong
EVFTA và nhiều dịch vụ hỗ trợ đi kèm cùng các thị trường đầu tư mới xuất hiện, nên
dòng vốn đầu tư lưu chuyển mạnh hơn, chất lượng cao hơn. Như vậy, EVFTA hỗ trợ
Việt Nam thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình phát triển dựa trên
công nghệ hiện đại, hàm lượng tri thức cao, giải quyết việc làm và cải thiện thu nhập
cho người lao động. EVFTA có tác động toàn diện đến nền kinh tế như: làm gia tăng
thương mại, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị
toàn cầu và EU, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mở rộng
quy mô thị trường, gia tăng GDP, từ đó thu hút dòng vốn FDI nhiều hơn và chất lượng
hơn.
- Từ các cam kết về sở hữu trí tuệ
Việt Nam và EU có những cam kết quan trọng trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Việc bảo hộ lợi ích cho chủ sở hữu tài sản trí tuệ tại một nước có vai trò nhất định
trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là thu hút đầu tư từ các công ty xuyên
quốc gia. Trong thời gian gần đây, đầu tư nước ngoài tập trung vào các quốc gia có
chỉ số bảo hộ sở hữu trí tuệ cao. Theo nghiên cứu của Keith Markus, cứ 1% tăng sức
mạnh của hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ thì sẽ mở rộng 0,49% đơn vị FDI, xác suất
sai số là 0,04 (4,4%). Do đó, việc thi hành các nghĩa vụ sở hữu trí tuệ theo EVFTA sẽ
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp FDI từ EU cũng như
doanh nghiệp Việt Nam có thể xác lập và bảo vệ thành quả đầu tư cho hoạt động sáng
tạo một cách dễ dàng, hiệu quả hơn, từ sáng tạo đổi mới công nghệ, mẫu mã, bao bì
đến nhãn hiệu sản phẩm và dịch vụ. Điều này sẽ có nhiều tác động tích cực đến hoạt
động thu hút đầu tư có chất lượng cao từ EU vào Việt Nam.
Cụ thể, đối với những cam kết về Sở hữu trí tuệ, trong Hội nghị “Hiệp định Thương
mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) - Các cam kết quan trọng
về sở hữu trí tuệ và những điều cần lưu ý”, riêng về sở hữu trí tuệ với một chương, 63
điều và 2 phụ lục, những cam kết cụ thể mức độ bảo hộ trong EVFTA cùng với
nguyên tắc tối huệ quốc nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hai bên được hưởng sự bảo
hộ cao nhất mà mỗi bên dành cho bên thứ ba được cho là đã đặt ra một tiêu chuẩn mới
trong việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đáp ứng được yêu cầu và kỳ vọng
về bảo hộ của chủ thể quyền; đồng thời, vẫn đảm bảo độ linh hoạt nhất định để một
quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể hưởng lợi được từ bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Đây là một thuận lợi lớn có thể phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh
nghiệp hai bên và là động lực thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ từ EU sang
Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc thực hiện các cam kết sở hữu trí tuệ
cũng sẽ thúc đẩy đầu tư gắn với công nghệ và chuyển giao công nghệ cao trong nhiều
lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghệ chế biến, chế tạo máy móc thiết bị và
các lĩnh vực khác — các lĩnh vực mà EU có lợi thế.
- Tác động từ các cam kết về thương mại và phát triển bền vững
Các cam kết về thương mại và phát triển bền vững trong EVFTA sẽ giúp hạn chế bớt
những dòng vốn đầu tư có công nghệ lạc hậu và thúc đẩy phát triển các công nghệ sử
dụng nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường. Điều đó cũng làm giảm đi
một phần chi phí thực hiện dự án FDI từ EU vào Việt Nam về các vấn đề lao động,
chuyển từ lao động bằng sức người là chính sang lao động bằng công nghệ.
EVFTA có khả năng giúp các doanh nghiệp Việt Nam khai thác và sử dụng tốt những
thành tựu về khoa học – công nghệ từ EU thông qua các dự án FDI chất lượng cao và
công nghệ cao. EVFTA có hiệu lực mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam
tiếp nhận việc chuyển giao công nghệ cao từ EU, bởi đây là một trong những trung
tâm công nghệ của cả thế giới. Theo Báo Đầu tư (09/09/2019), một nghiên cứu về lợi
ích từ tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 với nền kinh tế Việt Nam cho thấy;
nếu áp dụng những công nghệ mới, các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ tạo được thêm
30 - 60 tỷ USD đến năm 2030. EVFTA tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh
của doanh nghiệp hai bên và là động lực thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ
cao trong nông nghiệp, công nghệ chế biến, sản xuất hàng nông sản, thực phẩm, công
nghiệp năng lượng, dược phẩm, chế tạo máy móc thiết bị và nhiều lĩnh vực khác từ
EU vào Việt Nam. Nhờ có những điều chỉnh trong cơ chế và chính sách kinh tế trong
EVFTA mà quan hệ thương mại được mở rộng, tạo ra những cơ hội cho các doanh
nghiệp Việt tiếp cận được những thành tựu mới của KHCN, từ đó đổi mới công nghệ
sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, trình độ tay nghề của người lao
động và năng suất lao động được nâng lên. Từ đó môi trường đầu tư ngày càng được
cải thiện.
Ví dụ trong lĩnh vực công nghệ chế chiến ngành chế biến của Việt đứng trước
thách thức về tiếp thu và phát triển công nghệ kỹ thuật khi hợp tác với các nhà đầu tư
từ EU. Tiếp theo là ngành sản xuất và công nghệ ô tô cũng được tiếp cận những chuẩn
chất lượng mới để cạnh tranh hơn trên thị trường xuất khẩu.
3. Đa dạng hóa hình thức FDI từ EU vào Việt Nam
EVFTA tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư như liên doanh hay mua bán và sáp nhập,
từ đó không chỉ giúp các doanh nghiệp EU có lợi thế trong việc đầu tư sang Việt Nam
theo hình thức này, mà còn tạo điều kiện tốt để thu hút lượng lớn FDI của các doanh
nghiệp EU vào Việt Nam.
EVFTA với những cam kết tự do hóa cao hơn trong các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư
giúp các nhà đầu tư EU dễ dàng tiếp cận được thị trường Việt Nam, quan tâm góp
vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam. Các cam kết trong EVFTA nới lỏng
các quy định về tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư trong liên doanh với doanh nghiệp
Việt Nam ở một số ngành dịch vụ như dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ
phân phối, dịch vụ vận tải. Điều này có thể thúc đẩy hình thức liên doanh phát triển.
Cụ thể, EVFTA cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU
nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 02 ngân hàng
thương mại cổ phần (ngoại trừ các ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank và
Agribank) của Việt Nam trong vòng 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Đối với
dịch vụ vận tải, Việt Nam cho phép doanh nghiệp EU lập liên doanh tới 51%. Đối với
dịch vụ mặt đất ở sân bay, Việt Nam cam kết sau 05 năm kể từ khi ta mở cửa cho khu
vực tư nhân sẽ cho phép các doanh nghiệp EU lập liên doanh không quá 49%.
Đối với hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua M&A (Mergers (Sáp nhập)
và Acquisitions (Mua lại)), EVFTA là cú huých cho Việt Nam ban hành các luật nhằm
tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, từ đó thúc đẩy hoạt động M&A. Điển hình là việc
ban hành Thông tư số 06/2019/TT-NHNN (năm 2019) nhằm khắc phục những bất
cập, chồng chéo trong quá trình thực hiện giao dịch chuyển nhượng vốn. Việc thi hành
các Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2020 góp phần vào việc
đơn giản hóa và đồng bộ các thủ tục hành chính cũng như pháp lý có liên quan đến
hoạt động đầu tư tại Việt Nam nói chung trong đó có hình thức M&A.
4. EVFTA giúp dịch chuyển cơ cấu lĩnh vực đầu tư
- EVFTA thúc đẩy đầu tư của EU vào lĩnh vực dịch vụ
Giai đoạn 2011-2016 chứng kiến sự thay đổi lớn trong cơ cấu FDI của EU vào
ASEAN, trong đó rõ nét nhất là sự lên ngôi của dịch vụ tài chính và các lĩnh vực dịch
vụ khác (đặc biệt là bán buôn và bán lẻ) với tỷ trọng lên tới 85% tổng FDI từ EU vào
ASEAN. Trong khi đó, đầu tư của EU tại Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu ở các ngành
công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất, phân phối điện, khí, bất động sản. Đầu tư vào
một số ngành dịch vụ như tài chính, bưu chính viễn thông, cho thuê văn phòng, bán
buôn, bán lẻ tuy có sự gia tăng song vẫn còn hạn chế.
Cam kết của Việt Nam và EU trong EVFTA về thương mại dịch vụ đầu tư làm gia
tăng dòng vốn FDI của EU vào Việt Nam trong các lĩnh vực dịch vụ vốn là thế mạnh
của các nước EU, phù hợp với xu hướng đầu tư ra nước ngoài của EU trong thời gian
gần đây, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu đầu tư cũng như cơ cấu kinh tế Việt
Nam sang lĩnh vực dịch vụ.
- EVFTA thúc đẩy đầu tư của EU vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng
Cam kết mở cửa thị trường mua sắm công cho các nhà đầu tư EU giúp họ có cơ hội
cung cấp dịch vụ và hàng hóa cho khu vực công của Việt Nam, tạo sự liên kết giữa
khu vực nhà nước và khu vực FDI. Đặc biệt trong đó có nhiều lĩnh vực Việt Nam
đang cần thu hút FDI như cơ sở hạ tầng (xây dựng đường xá, cảng biển,...). Việt Nam
và EU cam kết mở cửa các gói thầu mua sắm Chính phủ cho các nhà thầu của nhau.
Cụ thể, Việt Nam cam kết cho phép nhà thầu EU được tham gia đấu thầu các gói thầu
mua sắm của 20 cơ quan trung ương và 2 địa phương (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh); trong lĩnh vực xây dựng, sau 5 năm kể từ ngày EVFTA - IPA có hiệu lực, nhà
thầu EU được tham gia đấu thầu các gói thầu có giá trị từ 40 triệu SDR trở lên
(khoảng 1.200 tỷ đồng).
- EVFTA thúc đẩy đầu tư của EU vào lĩnh vực logistics
Việc mở cửa thị trường hàng hóa, tự do hóa lĩnh vực đầu tư, dịch vụ trong EVFTA
chính là điều kiện tiền đề tăng nhu cầu vận chuyển, cung ứng, kho bãi. Từ đó, các cam
kết này kích thích cầu về vận chuyển, đối lưu giữa Việt Nam và EU, giúp mở rộng thị
trường logistics, tăng sản lượng vận tải cho doanh nghiệp Việt Nam, hướng về tăng
trưởng xanh trong Logistics.
Tự do hoá cũng sẽ mời gọi các nhà đầu tư EU cùng tham gia vào việc cung cấp các
dịch vụ logistics, vận tải hàng hải khác nhau cho thị trường Việt Nam. Vì vậy, các
doanh nghiệp logistics Việt Nam sẽ có cơ hội hợp tác, học hỏi và kêu gọi vốn từ các
công ty đa quốc gia, các đội tàu lớn hiện đại và chiếm thị phần lớn trên thị trường
logistics thế giới.
Các cam kết tiêu chuẩn cao trong EVFTA thúc đẩy đầu tư vào các ngành có giá trị gia
tăng cao ở trong nước, thân thiện với môi trường thông qua việc thực hiện quy tắc
xuất xứ hàng hóa và các cam kết về môi trường, phát triển bền vững. Đầu tư nước
ngoài sẽ giảm dần vào các ngành thâm dụng lao động.
5. EVFTA góp phần đưa Việt Nam trở thành một “mắt xích” quan trọng
trong mạng lưới đầu tư và liên kết với EU cũng như thế giới
- EVFTA tạo cơ hội tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
EVFTA là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng
năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp. Sau khi mở rộng thị trường thông
qua tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam có thể thu hút
được một lượng lớn nguồn vốn FDI không chỉ từ EU mà còn từ các nước khác trên thế
giới. Từ đó, EVFTA hứa hẹn mang lại cơ hội hợp tác về vốn, chuyển giao công nghệ
và phương thức quản lý hiện đại, hiệu quả hơn cho doanh nghiệp Việt Nam.
- EVFTA tạo động lực phát triển công nghiệp phụ trợ.
Quy tắc xuất xứ trong EVFTA đối với hàng dệt may là quy tắc tương đối chặt “từ vải
trở đi”, tức vải nguyên liệu được dùng để may quần áo phải được dệt tại Việt Nam
hoặc các nước thành viên EU. Tuy nhiên, EVFTA cho phép sử dụng linh hoạt 10%
(theo trọng lượng) sợi hoặc xơ và 8% (theo giá trị) nguyên liệu dệt may khác không có
xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất. Đây là thách thức không nhỏ của
ngành do hiện nay ngành vẫn phải chủ yếu dựa vào nhập khẩu vải và nguyên phụ liệu
do chưa chủ động nguồn cung trong nước, trong khi các đơn hàng chủ yếu làm gia
công và việc sử dụng vải và nguyên liệu theo chỉ định của khách hàng nước ngoài.
Quy tắc xuất xứ tạo cơ hội thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thông qua
phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ hoặc thu hút FDI từ doanh nghiệp EU cũng
như tham gia vào mạng lưới đầu tư và sản xuất của các doanh nghiệp EU.
- EVFTA tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được nguồn vốn
đầu tư, công nghệ hiện đại, mở rộng cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp từ
thị trường EU.
Ngày càng có nhiều công ty của EU chọn Việt Nam làm điểm đến để đầu tư. Các công
ty của Việt Nam thường thiếu bí quyết, công nghệ và vốn. Trong khi đó, nhưng yếu tố
này lại tương đối có sẵn ở các công ty EU. Bên cạnh đó, chi phí lao động ở châu Âu là
khá cao, khác nhiều so với chi phí lao động của Việt Nam. Chính điều này khiến cho
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp EU là không cao. Ngược lại, cơ cấu chi phí
của các doanh nghiệp Việt Nam lại khá hấp dẫn, các lợi thế của Việt Nam khá đa
dạng, chất lượng lao động tốt hơn cũng như việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn
so với những nước khác trong khu vực. Do vậy, hợp tác giữa EU và Việt Nam là một
quan hệ mang lại nhiều lợi ích, giúp các công ty Việt Nam tiếp cận tri thức, công nghệ
của châu Âu đồng thời đem lại cho các công ty châu Âu một cơ sở sản xuất đáng tin
cậy, hiệu quả về mặt chi phí tại châu Á. EVFTA cũng làm tăng sức hút đối với nguồn
vốn từ EU vào Việt Nam. Thông qua EVFTA sẽ góp phần tăng cường hợp tác đầu tư
thương mại song phương. Hiện Việt Nam đang điều chỉnh chiến lược thu hút vốn FDI,
chú trọng chất lượng nhà đầu tư với khả năng chuyển giao công nghệ mới. EU cũng là
nhà cung cấp quan trọng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam
trong nhiều năm qua. Việt Nam có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận thị trường EU
tiếp cận các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU, tạo thêm công ăn việc làm cho
Việt Nam.
6. EVFTA thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện chính sách liên quan đến
FDI và cải thiện môi trường đầu tư:
EVFTA là cơ hội và cũng là sức ép để Việt Nam tiếp tục cải cách thể chế - pháp luật
theo hướng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế, hoàn thiện môi trường đầu tư theo hướng
thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn
đầu tư nước ngoài cũng như các hoạt động kinh doanh khác, bao gồm các giao dịch
xuyên quốc gia, các loại hình dịch vụ cung cấp qua biên giới.
III. Giải pháp tăng cường thu hút FDI từ EU trong bối cảnh tham gia
EVFTA
1. Đối với nhà nước
1.1 Tăng cường công tác nghiên cứu, tuyên truyền về EVFTA
EVFTA là một hiệp định sâu và phức tạp, có tác động đa chiều đến nguồn vốn FDI
thông qua nhiều kênh đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên, theo nhận định của phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) số lượng doanh nghiệp Việt Nam có am hiểu
về cam kết và tác động của hiệp định FDI còn ít. Gây hạn chế khả năng doanh nghiệp
trong việc tận dụng cơ hội, lợi ích cũng như chuẩn bị sẵn sàng trước thách thức mà
EVFTA mang lại. Vì thế nhà nước cần:
● Tăng cường phổ biến, tuyên truyền về hiệp định EVFTA cho các đối tượng có
thể chịu tác động như cơ quan quản lý cấp Trung ương và địa phương, nhà đầu
tư, tổ chức tư vấn, hiệp hội ngành nghề, cộng đồng doanh nghiệp thông qua các
phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử, các lớp tập huấn, hội thảo, tài
liệu nghiên cứu, bình luận nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam
kết cũng như tác động và các công việc cần triển khai để thực thi hiệu quả Hiệp
định EVFTA.
● Thiết lập đầu mối, nguồn thông tin về EVFTA để cung cấp thông tin, hướng
dẫn và làm rõ các nội dung cam kết và các vấn đề có liên quan đến Hiệp định
và FTA khác mà Việt Nam tham gia.
● Nghiên cứu chuyên sâu tác động của EVFTA đối với các ngành, lĩnh vực phân
ngành của các doanh nghiệp cụ thể là hết sức quan trọng, đặc biệt là các ngành
có thể chịu sức ép cạnh tranh lớn từ sự gia tăng FDI trong bối cảnh hội nhập
EVFTA như khoa học-công nghệ, dịch vụ, chế biến thực phẩm và một số
ngành dịch vụ.
1.2. Rà soát kiểm tra và điều chỉnh các chính sách, pháp luật, môi trường đầu tư
phù hợp với EVFTA
Việt Nam cần có kế hoạch, lộ trình cụ thể để rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện
các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với các cam kết trong EVFTA. Đặc
biệt, rà sát, công bố, công khai và kiểm soát chặt chẽ các quy định, điều kiện về đầu tư
kinh doanh, các quy định của Luật đầu tư.
Cần khẩn trương rà soát và hoàn thiện quy hoạch quốc gia về thu hút FDI, với định
hướng ưu tiên thu hút các dự án FDI có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, quản
trị hiện đại, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật, cần đảm bảo thực hiện cơ chế tham
vấn tiếp thu những ý kiến đóng góp để không phát sinh những mâu thuẫn tranh chấp
trong việc hiểu và áp dụng quy tắc của EVFTA.
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, quản lý tham gia vào quá trình phòng ngừa và
giải quyết tranh chấp, khiếu nại của đầu tư.
Nhà nước tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư; bảo
đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.
Nền tảng pháp lý ưu việt hơn, quốc tế hóa sẽ tạo cảm hứng cho các nhà đầu tư từ EU
tin trưởng và cam kết đầu tư lâu dài vào Việt Nam. Đây cũng là yếu tố giúp nâng cao
năng lực cạnh tranh của Việt Nam về thể chế và môi trường kinh doanh, cạnh tranh
lành mạnh, trong bối cảnh các nhà đầu tư quốc tế đang liên tục tìm kiếm các thị
trường mới ngoài Trung Quốc.
1.3. Xây dựng định hướng, chiến lược và các chính sách thu hút FDI có chọn lọc,
đặc biệt là FDI từ EU
Việt Nam cần có một chiến lược thu hút FDI phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay của
Việt Nam là một chiến lược được chia theo các cấp độ khác nhau, áp dụng các chính
sách ưu đãi riêng đối với ba nhóm dự án bao gồm: (i) các dự án đầu tư vào lĩnh vực
công nghệ tương lai; (ii) các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ hiện đại và sản xuất
trình độ cao; (iii) các dự án đầu tư vào lĩnh vực thâm dụng lao động như dệt may, giày
da, có tính đến việc kiểm soát các tác động tiêu cực đến môi trường và quan hệ lao
động.
Riêng với nhóm thứ ba nên định hướng phân bố lại các địa bàn khó khăn hơn nhằm
tránh tạo khoảng cách phát triển quá lớn giữa các địa phương trong cả nước.
Việt Nam cần có một cơ quan xúc tiến đầu tư chuyên trách; đưa ra các danh mục dự
án thu hút đầu tư phù hợp với các doanh nghiệp EU, nhất là trong các lĩnh vực sở
trường của họ như công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng công nghệ cao, năng lượng
sạch, năng lượng tái tạo, bất động sản, các dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ tài chính,
ngân hàng,viễn thông, vận tải, phân phối;
Tăng cường cơ chế đối thoại, mở rộng phương thức tiếp nhận, kiến nghị, phản ánh của
nhà đầu tư; giải quyết các vướng mắc của nhà đầu tư EU trong quá trình đăng ký và
thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam.
1.4. Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao trình độ công nghệ và cải thiện chất
lượng nguồn nhân lực trong nước
Thời gian qua, mặc dù Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và đạt được một số kết quả tích
cực trong cải thiện môi trường đầu tư song vẫn còn tồn tại các yếu tố gây khó khăn
cho hoạt động của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó chất lượng nguồn nhân lực của Việt
Nam còn nhiều hạn chế. Lao động phổ thông nhiều, không có kinh nghiệm chiếm
khoảng 81,8% trong tổng số lao động của Việt Nam. Chất lượng của nguồn nhân lực
kém còn cách xa so với nguồn nhân lực trong khu vực, ngoài ra trình độ ngoại ngữ là
một trở ngại rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm kiếm nguồn nhân lực
bản địa.
Muốn nâng có thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam cần cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh thông qua các thủ tục hành chính như: minh bạch hóa, nâng cao
năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ nhà nước, nâng cao trình độ công nghệ và dịch vụ
và đào tạo nguồn nhân lực.
Việt Nam cần xác định công nghệ nào phù hợp và và đáp ứng được yêu cầu đưa ra,
khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ.
Cải thiện nguồn nhân lực, Việt Nam cần có chiến lược đào tạo, phát triển tổng thể
nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của thị trường, thích
nghi với khoa học công nghệ, học hỏi được tối đa của công nghệ và trình độ quản lý
của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là EU. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch từ
nguồn lao động thu nhập thấp sang lao động thu nhập cao.
1.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và thúc đẩy
các doanh nghiệp trong nước liên kết với các doanh nghiệp FDI
Để đảm bảo lợi ích của EVFTA có thể chuyển đến các doanh nghiệp trong nước thay
vì các doanh nghiệp của một nước thứ 3 đầu tư sang Việt Nam cũng như lan tỏa tác
động của dòng vốn FDI tại Việt Nam. Quan trọng nhất là các doanh nghiệp trong
nước nâng cao năng lực cạnh tranh và liên kết với khu vực FDI, hướng tới một nền
kinh tế ổn định và phát triển.
Chính phủ cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước thông qua đẩy mạnh thực
hiện luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích đổi mới nâng cao năng lực,
sáng tạo, ứng dụng và nâng cao năng lực công nghệ. Xây dựng cơ chế khuyến khích,
ưu đãi thoả đáng để tăng liên kết giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước; phát
triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, góp phần nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức
cạnh tranh của sản phẩm và vị trí quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Khuyến khích
chuyển giao công nghệ và quản trị cho doanh nghiệp Việt Nam. Có chính sách khuyến
khích đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đào tạo, nâng cao kỹ năng, trình độ cho
lao động Việt Nam; sử dụng người lao động Việt Nam đã làm việc, tu nghiệp ở các
quốc gia tiên tiến.
1.6. Giảm sự phân bố không đồng đều của các dự án FDI về mặt địa lý
Để giảm sự phân bố không đồng đều của các dự án FDI về mặt địa lý, trong chính
sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước cần tránh tạo khoảng cách quá lớn giữa các trung
tâm thu hút đầu tư nước ngoài với các tỉnh thành đang khó khăn. Sửa đổi, bổ sung các
quy định về thủ tục, điều kiện đầu tư, khái niệm về các hoạt động đầu tư, về danh mục
địa bàn, lĩnh vực, đối tượng được áp dụng ưu đãi đầu tư trong các luật về đầu tư nước
ngoài và các luật có liên quan để thống nhất trong thực hiện và bảo đảm phù hợp với
các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Bên cạnh đó, cần xây dựng thể chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh tranh quốc tế tạo
điều kiện kinh doanh thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công
nghệ cao. Cần tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp và người lao động từ những
tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên tiếp cận được các chương trình, nguồn lực hỗ trợ
từ EU do bản thân các nhà đầu tư EU cũng luôn quan tâm đến vấn đề xóa bỏ bất bình
đẳng xã hội và đói nghèo.
1.7. Cải thiện các điều kiện hạ tầng, phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư khác
- Đầu tư cơ sở hạ tầng là yếu tố tối quan trọng trong việc thu hút FDI từ quốc tế
nói chung và EU nói riêng.
- Công khai, minh bạch hệ thống thông tin kinh tế - xã hội, pháp luật, chính sách,
quy hoạch, kế hoạch, thị trường.
- Tăng cường cơ chế đối thoại, đổi mới, mở rộng phương thức tiếp nhận kiến
nghị, phản ánh của nhà đầu tư; xử lý dứt điểm, kịp thời các khó khăn, vướng
mắc liên quan đến các dự án đang thực hiện.
- Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia về đầu tư đồng bộ, liên
thông với các lĩnh vực lao động, đất đai, thuế, hải quan, tín dụng, ngoại hối và
các địa phương.
- Nâng cao chất lượng công tác thống kê, bảo đảm kịp thời, đầy đủ, chính xác và
phù hợp với thông lệ quốc tế.
2. Đối với Doanh nghiệp
Cùng với hỗ trợ của Nhà nước, vấn đề quyết định sự thắng thế trong cạnh tranh vẫn là
ở bản thân mỗi DN. Do vậy, DN phải chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa sự hỗ
trợ của Nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường hội nhập, phát
triển.
Trước hết, mỗi doanh nhân thường xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ năng
cần thiết để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tiếp cận kinh tế tri thức. Chủ
động đổi mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng,
khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ; chuẩn hóa sản xuất kinh doanh để đáp
ứng các yêu cầu, tiêu chí của các thị trường quốc tế. DN cần phải đầu tư cho giai đoạn
nghiên cứu để nắm bắt xu hướng thay đổi nhu cầu của thị trường, giai đoạn thiết kế
sản phẩm nhằm tạo ra nhiều giá trị gia tăng; Áp dụng các công nghệ phù hợp, vừa bảo
đảm tạo ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa có chi phí
sản xuất thấp.
Mỗi DN tăng cường liên kết, hợp tác kinh doanh phát triển các chuỗi sản xuất,
chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, dịch vụ, tiến tới nấc thang
cao hơn trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; Đổi mới mô hình sản xuất kinh
doanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững: sản xuất sạch, xanh, tiết kiệm, sử dụng
hiệu quả năng lượng, bảo vệ môi trường, hướng tới nhóm người yếu thế trong xã
hội…
Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI không nên phân biệt khi hợp tác kinh doanh với
doanh nghiệp trong nước hay cùng là FDI, doanh nghiệp nào đáp ứng được yêu cầu,
có sản phẩm đạt chất lượng tốt thì sẽ thành đối tác. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt
Nam cần phải đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, bảo đảm chất lượng và đáp ứng được
yêu cầu đặt hàng của các doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp trong nước cần ứng dụng
khoa học công nghệ mới, tận dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cải
tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực quản trị
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần chủ động tiếp cận, thu hút các đối tác đầu tư kinh
doanh để tham gia sâu và hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu đang được định
hình lại sau đại dịch Covid-19.
Đồng thời, DN cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu
đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, kinh doanh, tham gia chuỗi kinh doanh toàn
cầu với việc đa dạng hóa các sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ chất lượng quốc tế;
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của DN đáp ứng được yêu
cầu phát triển theo hướng trang bị những tri thức, kỹ năng mới; Đổi mới mô hình sản
xuất kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững.

You might also like