Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

UỶ BAN NHÂN DÂN TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI THU HOẠCH


BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH
ĐỀ TÀI: CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM
TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Phạm Văn Phương


HỌC PHẦN : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
NHÓM LỚP : 13
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN :
1. Nguyễn Hoàng Minh Quang 3121330333
2. Phan Tuyết Hân 3121330170
3. Phan Thị Đoan Trang 3121330426
4. Lê Đình Phúc 3121330318
5. Lê Trịnh Mỹ Ngân 3121330302
6. Nguyễn Thị Bích Ngọc 3121330037

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2023


LỜI MỞ ĐẦU
Dù chiến tranh ở Việt Nam đã đi dần đi vào quá khứ nhưng những tàn tích do
chiến tranh để lại vẫn còn mãi với thời gian. Đặc biệt là chất độc màu da cam - một
trong những vấn đề quan trọng nhất sau chiến tranh bởi vì cho đến nay, nó vẫn đang
gây ra những hậu quả nặng nề cho con người và môi trường ở Việt Nam.
Khi bước chân vào cánh cửa Đại học, được tiếp cận với bộ môn Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam, chúng tôi càng học hỏi được nhiều kiến thức hơn về lịch sử của
đất nước. Và may mắn hơn, chúng tôi được tạo điều kiện ghé thăm Bảo tàng Chứng
tích Chiến tranh. Chuyến tham quan này đã giúp chúng tôi có cái nhìn sâu sắc về sự
khốc liệt, tội ác và hậu quả chiến tranh của các thế lực xâm lược đã gây ra cho người
dân Việt Nam, được trực tiếp nhìn lại những hình ảnh, đồ vật, minh chứng,... liên quan
đến các cuộc chiến tranh ở Việt Nam thì mới cảm nhận được chặng đường tiến tới nền
độc lập của dân tộc ta – một chặng đường đẫm máu đầy những chết chóc và bom mìn
kéo dài hàng chục thế kỷ. Điều này, đã để lại trong chúng tôi những cảm xúc sâu lắng
về những hậu quả mà đất nước phải gánh chịu trong các cuộc chiến tranh.
Nghiên cứu về chất độc màu da cam có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Việt
Nam nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung. Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về
những tội ác chiến tranh của Mỹ, đồng thời góp phần vào việc nâng cao nhận thức về
công lý và hòa bình. Chính vì vậy mà chúng tôi chọn đề tài: “Chất độc màu da cam
trong chiến tranh Việt Nam” để làm bài thu hoạch môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam.

2
NỘI DUNG
CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM
1. Định nghĩa về chất độc màu da cam/dioxin
Về chất độc màu da cam: Chất độc màu da cam là một trong những loại chất diệt
cỏ có màu mà không lực Hoa Kỳ đã rải trên vùng đất nông thôn Việt Nam từ năm
1961 đến năm một 1971 nhằm diệt các loài cây gỗ, cây bụi và mùa màng lương thực là
nguồn cung cấp sự che chở và thực phẩm cho bên đối địch. Chất độc màu da cam là
một hợp chất gồm hai loại thuốc diệt cỏ là 2,4 - D và 2,4,5 – T được pha với tỷ lệ
50/50. Chất này duy trì trong một vài ngày hoặc vài tuần và sau đó tự tiêu hủy, nhưng
nó có chứa độc chất dioxin, không phân hủy dễ dàng và hiện vẫn đang gây ra các vấn
đề sức khỏe cho người dân ở Việt Nam. (The ASPEN INSTITUTE, 2023)
Về chất dioxin: tên hóa học của nó là dioxin 2,3,7,8 - tetrachloro - dibenzo - para
hay còn gọi là TCDD. Trong số các hợp chất của dioxin có tới 75 chất khác nhau.
Nhưng chất nguy hiểm nhất, đáng sợ nhất vẫn là chất dioxin trong Chất Da cam. Đặc
biệt các công ty sản xuất các chất diệt cỏ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam nói họ đã
không nhận thức được chất dioxin độc hại tới mức nào. (The ASPEN INSTITUTE,
2023)
2. Chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam
2.1. Chiến dịch Ranch Hand
Chiến tranh là các cuộc xung đột vũ trang giữa các lực lượng, phe phái vì các
mâu thuẫn không thể điều hòa được, đó là mâu thuẫn mục đích, mâu thuẫn lợi ích…
nhằm thôn tính các nước khác thành thuộc địa của mình. Trong cuộc chiến tranh xâm
lược Việt Nam, Mỹ không chỉ dùng các loại bom đạn gây thương vong mà còn sử
dụng cả chất độc hóa học nhằm triệt hạ nguồn sinh sống của nhân dân Việt Nam, ngăn
chặn bước tiến của các lực lượng vũ trang cách mạng. Nó không chỉ đơn thuần là một
cuộc chiến tranh bom đạn gây thương vong, mà để xâm lược Việt Nam, quân đội Mỹ
đã tiến hành một cuộc tấn công sử dụng chất độc hoá học, điều này không chỉ ảnh
hưởng đến con người Việt Nam ở thời điểm đó, mà nó còn để lại hậu quả nặng nề cho
tới ngày nay.
Từ năm 1961 đến năm 1971, Quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ, phun rải
khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong đó là chất da cam, chứa 366 kg dioxin,
3
xuống gần 26.000 thôn bản, với diện tích 3,06 triệu ha, bằng gần ¼ tổng diện tích miền
Nam Việt Nam; trong đó có 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần, 11% diện tích bị
phun rải hơn 10 lần. Dioxin là chất độc nhất mà loài người biết đến, nó đã gây ra thảm
họa khủng khiếp đến môi trường Việt Nam, đặc biệt chất độc màu da cam còn có khả
năng di truyền xuyên thế hệ nên vì vậy nó để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến
con người Việt Nam.

Các thùng chứa chất khai quang được chuyển lên máy bay tại Sân bay quân sự Đà
Nẵng
Lần thử nghiệm đầu tiên là vào ngày 10 tháng 8 năm 1961. Chương trình rải trên
không của Không lực Hoa Kỳ, chiến dịch Hades đã được thực hiện từ tháng giêng năm
1962 đến tháng 2 năm 1971, chủ yếu từ các máy bay chở hàng hóa C - 123 và chiếm
đến 95% lượng thuốc diệt cỏ được rải. (DA CAM VIỆT NAM, 2023)

Máy bay C - 123 đang phun rải chất độc hóa học

4
Các công ty hóa chất Hoa Kỳ và các
đối tác đồng minh khác đã rải 5% lượng
thuốc diệt cỏ còn lại bằng máy bay trực
thăng, xe tải và bằng tay, chủ yếu là để
làm trống các bụi cây xung quanh các
vành đai các khu quân sự. Các chất diệt
cỏ được rải trên khoảng 24% diện tích
miền Nam Việt Nam, phá hủy 5 triệu
mẫu rừng núi cao và rừng ngập mặn và
500.000 mẫu hoa màu. Trong số này 34%
bị rải hơn 1 lần và một vài khu rừng núi
cao bị rải hơn 4 lần. Một nghiên cứu phát
hiện rằng 3.181 làng mạc cũng bị phun
rải. Các vùng đất của Lào và Campuchia
gần biên giới Việt Nam cũng bị phun rải.
2.2. Các phương tiện Mỹ đã sử dụng
Hàm lượng dioxin trong các loại chất độc hóa học được quân đội Mỹ sử dụng
trong chiến tranh ở Việt Nam (đơn vị tính ppm tương đương với mg/kilogam chất diệt
cỏ). Chất hồng 65,6 ppm, chất xanh lá cây 65,6 ppm, chất tía 32,8 đến 45 ppm. Chất
da cam và chất da cam II (siêu da cam) 1,77 đến 40 ppm đặc biệt chiếm 61% tổng khối
lượng đã sử dụng. Quan trọng nhất là chất dioxin trong chất da cam vẫn là chất nguy
hiểm nhất. Các nhà khoa học đã thống nhất ý kiến rằng: “dioxin là hóa chất độc hại
nhất mà loài người tìm ra được cho tới nay”. Chỉ cần 85 gram dioxin có thể giết toàn
bộ cư dân một thành phố khoảng 8 triệu người. Để sử dụng chất độc CS, quân đội Mỹ
đã sử dụng các phương tiện, vũ khí khác nhau như: các loại lựu đạn CS, ống phóng và
quấn chất nổ vào thùng phi chứa CS. Trong đó, 10% của chất này thì được dùng bằng
tay, bằng xe thô sơ và thuyền ở các vùng đầm lầy, đồng bằng và vùng ngập mặn ven
biển, 90% còn lại được sử dụng bằng cách phun bằng máy bay C-123 và máy bay trực
thăng.

5
Mảnh thùng nhựa để đựng chất hóa học

Máy bay dùng để phun rải chất hóa học và một số dụng cụ, phương tiện khác

Lựu đạn CS, TH3, ABC-M25 A2, CS M7A3,…

6
3. Hậu quả của chất độc màu da cam

Ông Goro Nakamura chia sẻ


Nội dung đoạn phỏng vấn của ông Goro Nakamura:
"Chiến dịch phun rải chất độc hóa học Ranch Hand của Mỹ (1961 - 1971) đã để
lại hậu quả nặng nề cho đất nước Việt Nam. Nhiệm vụ của chiến dịch này là "Sa mạc
hóa" rừng để quân giải phóng không thể ẩn nấp. Máy bay quân sự Mỹ C-123 Provider
đã phun rải chất da cam chứa nồng độ dioxin đậm đặc. Bốn triệu người Việt Nam sống
ở các khu vực gần đó đã bị nhiễm độc. Không những chất dioxin là một loại chất gây
ung thư hàng đầu, mà chất làm rụng lá còn làm ảnh hưởng đến gen di truyền, hậu quả
gây ra không chỉ đến hệ thống thứ nhất mà còn di chứng đến thế hệ thứ hai và thứ ba.
Cặp song sinh dính liền Việt và Đức không phải là những nạn nhân duy nhất. Tôi đã
gặp những đứa trẻ bị nhiễm độc hóa học từ lúc sinh ra trong những năm 1970, 1980,
một số em đã qua đời, một số trưởng thành và đã có gia đình.Trong số những đứa con
của họ, có một số em sinh ra đã bị dị tật bẩm sinh. Chất độc da cam được sử dụng
trong chiến tranh Việt Nam như một loại vũ khí hóa học; con người và đất nước Việt
Nam không chỉ là nạn nhân duy nhất bị thiệt hại mà 90 triệu lít hóa chất cũng đã phun
vào những người lính Mỹ và lính Hàn Quốc ở chiến trường này.

7
Nghiên cứu sâu về tác hại của chất độc da cam ở Việt Nam, Hoa Kỳ và Hàn
Quốc trong hơn 30 năm qua, tôi đã gặp gỡ nhiều cựu chiến binh tham gia chiến tranh
Việt Nam. Với kết quả điều tra của mình, tôi chắc chắn rằng các vấn đề về sức khỏe do
chất độc da cam gây ra đang lan rộng bất kể quốc gia hay chủng tộc.
Chính phủ Mỹ đã thừa nhận trách nhiệm của các công ty hóa chất đã sản xuất và
bán chất làm rụng lá cho quân đội Mỹ, về những tác hại của dioxin lên cơ thể người và
bồi thường cho các cựu chiến binh người Mỹ từng tham gia chiến tranh Việt Nam. Về
phía các nạn nhân Việt Nam, họ đã liên tiếp đệ đơn kiện đòi bồi thường đối với 37
Công ty hóa chất, trong số đó có Công ty hóa chất Dow và Monsanto. Tuy nhiên, Tòa
án Tối cao Hoa Kỳ đã miễn trách nhiệm cho các công ty hóa chất này.
Thời gian trôi dần, ký ức về chiến tranh Việt Nam và hậu quả của nó ngày càng
lùi xa. Những tội ác chiến tranh được nhắc đến ở đây là Chiến dịch Ranch Hand và
những hậu quả của nó phải được ghi nhớ, không chỉ người Việt Nam mà toàn nhân
loại. Chúng ta hy vọng thảm kịch này sẽ không bao giờ diễn ra nữa".
3.1. Tác động đến đời sống và sức khỏe con người
Theo số liệu thống kê của Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam có khoảng
4,8 triệu người bị nhiễm chất độc hóa học, hơn 3 triệu người là nạn nhân. Trong đó
bao gồm cả những người tham gia kháng chiến và người dân sinh sống trên địa bàn bị
rải chất độc hóa học. (BỘ QUỐC PHÒNG NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM, 2023)
Việc sử dụng chất da cam/dioxin ở chiến trường trong suốt 10 năm không chỉ
huỷ hoại môi trường, các hệ sinh thái mà còn để lại hệ lụy đau lòng đến sức khỏe con
người Việt Nam trong suốt 60 năm qua:
● Vô số nạn nhân phải chết vì độc.
● Hàng trăm nghìn người đang vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo.
● Chất độc da cam/dioxin có thể gây tổn thương đa dạng và phức tạp trên tất cả
các bộ máy sinh lý của cơ thể.
● Gây ung thư da, gan, tuyến giáp, đái tháo đường, nội tiết, thần kinh...; gây đột
biến gen và nhiễm sắc thể, từ đó gây nên các dị tật bẩm sinh, các tai biến sinh
sản.

8
Một số hình ảnh bị dị tật do ảnh hưởng của chất độc màu da cam
Hậu quả về mặt y sinh học của chất độc da cam đối với con người và môi trường
sinh thái là rất nghiêm trọng, vì dioxin là chất độc nhất mà loài người đã tổng hợp
được. Qua kết quả nghiên cứu trong 18 năm của Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga, các
nhà khoa học kết luận rằng chất độc da cam đã gây ra hậu quả y học và sinh học lâu
dài đối với sức khỏe con người, không những đối với các cựu chiến binh Việt Nam đã
từng tham gia chiến tranh, mà còn cả thế hệ thứ 2, thứ 3 là con em của những người đã
bị phơi nhiễm. Thậm chí, cả những trẻ em sống trong vùng bị nhiễm chất độc hoá học
cũng có biểu hiện bệnh lý. Đáng nói là ở Việt Nam di chứng da cam đã truyền sang thế
hệ thứ 4. Đặc biệt là chất độc da cam có thể di truyền qua nhiều thế hệ và ở Việt Nam,
di chứng da cam đã truyền sang thế hệ thứ tư. Thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có
khoảng:
● Hơn 150.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 2
● 35.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 3

9
● 2000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 4

Hệ lụy của chất độc da cam truyền sang các thế hệ sau
Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới cho thấy chất độc màu da cam,
dioxin có khả năng gây tổn thương đa dạng và phức tạp trên tất cả các bộ máy sinh lý
của cơ thể, gây ung thư da, tổn thương da, gan, tuyến giáp, đái tháo đường; làm tổn
thương hệ thống hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh; có vai trò quan trọng
gây đột biến gen và nhiễm sắc thể, từ đó gây nên các dị dạng ở con cháu nạn nhân chất
độc da cam là liệt hoàn toàn hay một phần cơ thể, mù, câm, điếc, thiểu năng trí tuệ,
tâm thần, ung thư, dị dạng, dị tật bẩm sinh.

10
Hai anh em Nguyễn Văn Trường (20 tuổi) và Nguyễn Văn Lành (18 tuổi)
cả ngày ú ớ, la hét trong căn nhà ẩm mốc, rách nát.

Hùng đứng với mẹ (phía sau) và em gái


Hùng, 37 tuổi cùng với con trai cả của mình tên là Hào 12 tuổi. Hào có khuôn
mặt giống Hùng hồi nhỏ. Hùng bị mất dần các khả năng do chứng liệt não, hay một
chứng bệnh gần giống như Parkinson làm cho anh hầu như không nói. Hai bố con
ngồi trước ruộng tôm, nơi này chính là cánh rừng chết trong bức ảnh hồi năm 1976.
Nhưng Hùng đã mất vào năm 2008, bệnh tình của Hùng đã không được cố gắng điều
trị hiệu quả (Cà Mau, 2007)

11
Hình ảnh hai bố con Hùng và Hào (Cà Mau, 2007)
Thảm họa da cam với biết bao thảm cảnh không sao kể xiết. Vô số nạn nhân phải
chết vì độc, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo, chất độc da
cam có thể gây tổn thương đa dạng và phức tạp trên tất cả các bộ máy sinh lý của cơ
thể, gây ung thư da, gan, tuyến giáp, đái tháo đường, nội tiết, thần kinh...,gây đột biến
gen và nhiễm sắc thể, từ đó gây nên các dị tật bẩm sinh, các tai biến sinh sản. Các bệnh
phổ biến ở con, cháu là nạn nhân chất độc da cam thường là liệt hoàn toàn hay một
phần cơ thể, mù, câm, điếc... .Nó đã làm cho nhiều cặp vợ chồng không được làm cha,
làm mẹ và ngược lại có hàng triệu cặp vợ chồng sinh từ 2 đến 6, 7 người con đều bị dị
dạng, tật nguyền, vô thức hoặc chết dần, chết mòn. (ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH, 2023)

Hình ảnh những đứa con bị dị dạng, tật nguyền, vô thức

12
3.2. Tác động đến môi trường
Gần 25% tổng diện tích miền Nam Việt Nam, bao gồm hầu hết các hệ sinh thái
từ vùng thấp ven biển đến vùng đồi núi cao thuộc 5 vùng sinh thái: Bắc Trung Bộ,
duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ đều bị ảnh hưởng.

Một làng dừa bị hủy hoại bởi chất làm trụi lá (tỉnh Bình Định, năm 1965)
Đông Nam Bộ là vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất (56% diện tích tự nhiên bị
phun rải).

Rừng Mã Đà (tỉnh Đồng Nai) Khu rừng đước Cần Giờ


Khoảng 86% lượng chất độc đã được phun rải lên các vùng rừng rậm, 14% còn
lại được dùng để phá hủy ruộng vườn, hoa màu, chủ yếu là đồng lúa và nương rẫy ở
các vùng đồi núi. Diện tích rừng ngập mặn bị ảnh hưởng chất độc hóa học là 150.000
ha, điển hình là khu rừng ngập mặn ở Cà Mau. Ngay sau khi bị rải chất diệt cỏ với

13
nồng độ cao lần thứ nhất, đã có 10 - 20% số cây thuộc tầng cao nhất (chiếm 40 - 60%
sinh khối của rừng) bị chết.

Khu rừng ngập mặn ở mũi Cà Mau năm 1976


Với một lượng khổng lồ chất độc hóa học phun rải lặp đi lặp lại nhiều lần trong
một thời gian dài như vậy dẫn đến:
● Môi trường bị ô nhiễm nặng nề.
● Các hệ sinh thái bị đảo lộn.
● Nhiều loài thực vật và động vật bị tiêu diệt.
● Rừng bị tàn phá nặng nề nên chức năng bảo vệ môi trường của rừng phòng hộ
đầu nguồn của 28 lưu vực sông cũng bị phá vỡ.
● Nhiều thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế.

Khu rừng Dương Minh Châu ở tỉnh Tây Ninh trước và sau khi chịu ảnh hưởng

14
Với một lượng khổng lồ chất độc hóa học phun rải lặp đi lặp lại nhiều lần trong
một thời gian dài, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, các hệ sinh thái bị đảo lộn, nhiều
loài thực vật và động vật bị tiêu diệt. Do rừng bị tàn phá nặng nề nên chức năng bảo vệ
môi trường của rừng phòng hộ đầu nguồn của 28 lưu vực sông cũng bị phá vỡ, gây
nhiều thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế. Hậu quả là khí hậu ở tầng thấp bị thay đổi, vì độ
ẩm giảm, cường độ chiếu sáng tăng, nên các cây non dù có sống sót cũng khó phát
triển. Đến mùa khô, lửa rừng do bom đạn lan đến diệt luôn cả cây con. Tiếp theo mùa
mưa đất bị xói mòn, thoái hoá dần, chỉ có một số loài thực vật ưa sáng như chíp, chè
vè, lau, tre, nứa, là những loài cây có bộ rễ phát triển mạnh, thân ngầm khỏe, chịu
được khô cằn có thể mọc được. Nhiều vùng rừng bị nhiễm chất độc quá nặng, cho đến
nay, vẫn chưa có cây gì mọc lại.

Cây chết và khu vực bị rải chất độc ở Buôn Mê Thuột năm 1962
Cây rừng bị trụi lá và nước bị ô nhiễm cũng ảnh hưởng đến động vật. Động vật
chết vì thiếu thức ăn, vì không có nơi trú ẩn, vì uống nước bị nhiễm độc. Có thể nói
rằng hệ sinh thái rừng mưa phong phú đã hoàn hoàn biến mất, thay vào đó là hệ sinh
thái nghèo kiệt xơ xác.

Vùng đất Vĩnh Linh và khu rừng ngập mặn ở Cà Mau bị tàn phá
bởi chất độc màu da cam, bom đạn và chất làm rụng lá cây
15
4. Các biện pháp khắc phục hậu quả chất độc màu da cam
Trong thời gian vừa qua, công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin đã
đạt được những thành tựu nhất định, đặc biệt trong công tác khắc phục, xử lý ô nhiễm
tại 3 điểm nóng (Sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa và Phú Cát) nhằm giảm thiểu khả năng
ảnh hưởng của chất độc hóa học/dioxin tới sức khỏe người dân và môi trường xung
quanh; công tác nghiên cứu giải độc và điều trị bệnh/tật do dioxin gây ra đối với sức
khỏe con người.
Tại Sân bay Đà Nẵng, Bộ quốc phòng đã cùng với Cơ quan Phát triển Quốc tế
Hoa Kỳ (USAID) triển khai Dự án "Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà
Nẵng" bằng công nghệ khử hấp nhiệt cho đất và bùn nhiễm dioxin trên diện tích 19,4
ha; hiện đã hoàn thành phần 1 của dự án xử lý nhiệt cho 45.000 mét vuông đất và bùn
và đang tiến hành xử lý phần 2.

Khu đất xử lý dioxin tại Sân bay Đà Nẵng


Tại Sân bay Biên Hòa, giai đoạn 2007 - 2010, Bộ Quốc phòng đã triển khai chôn
lấp, cô lập gần 100.000 mét vuông đất nhiễm dioxin trên diện tích 4,3ha và đang chuẩn
bị cho giai đoạn 2 của dự án.
Tại Sân bay Phù Cát, Văn phòng Ban chỉ đạo 33 được phân phối hợp lý với các
cơ quan, đơn vị thuộc Bộ quốc phòng chôn lấp, cô lập 7.500m đất và trầm tích nhiễm
dioxin trên diện tích 2 ha trong khuôn khổ Dự án "Xử lý ô nhiễm môi trường tại những
điểm nóng nhiễm nặng dioxin tại Việt Nam” từ nguồn kinh phí Quỹ Môi trường toàn
cầu (GEF) tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP)
16
Lễ khánh thành công trình chôn lấp đất nhiễm dioxin tại Sân bay Phù Cát tỉnh Bình
Định ngày 18/8/2012
Về chính sách: chính phủ Việt Nam đã ban hành và luôn bổ sung hoàn thiện các
chế độ chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin, gồm chính sách với người
hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm và chính sách với các đối tượng khác bị phơi
nhiễm. Chính phủ Việt Nam cũng huy động nhiều nguồn lực thực hiện các dự án hỗ
trợ nạn nhân về sản xuất, y tế, giáo dục, phục hồi chức năng.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Phạm Thế Duyệt cùng nhiều vị khách quốc tế đã tham gia đi bộ
“Vì trẻ em nhiễm chất độc da cam” lần thứ II, năm 2008
Về khoa học và công nghệ: phát huy lợi thế cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trong
áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ giải trình bộ gen, kích hoạt, chỉnh sửa gen,
17
nghiên cứu cách thức mà các biến dị gen gây ra các bệnh lý đặc thù ở nạn nhân chất
độc màu da cam. Tổ chức trồng lại rừng và phục hồi các hệ sinh thái trên toàn miền
nam.
Quan tâm, chú trọng tổ chức điều trị, phòng ngừa bệnh, tật liên quan với phơi
nhiễm chất độc da cam/dioxin cần được thể hiện bằng các hành động cụ thể trong các
chương trình hành động quốc gia và hợp tác quốc tế khắc phục hậu quả chất độc hóa
học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.

Quang cảnh Hội nghị khoa học quốc tế về chất diệt cỏ Quân đội Mỹ sử dụng ở Việt
Nam ngày 12/12/1970 tại Paris – Pháp

Quan cảnh Hội nghị quốc tế nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Hà Nội từ 28 -
29/03/2006

18
Hội nghị quốc tế nạn nhân chất độc da cam/dioxin lần thứ hai tại Hà Nội, năm 2011

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc
phòng; Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius tại Lễ công bố hoàn thành giai đoạn 1
dự án xử lý dioxin ở Sân bay Đà Nẵng, ngày 03/5/2016

19
5. Các vụ kiện của nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam

Thư của cô Trần Thị Hoan - nạn nhân chất độc da cam gửi Tổng thống Mỹ Barack
Obama ngày 19 tháng 3 năm 2009
Vụ kiện của cựu chiến binh Mỹ bị nhiễm chất độc màu da cam: (Nhân Dân,
2023)
Những di hại của chất độc da cam/dioxin không chỉ tác động nặng nề đối với
người Việt Nam mà còn đối với cà cựu chiến binh Mỹ và đồng minh tham gia Chiến
tranh Việt Nam. Trong khoảng thời gian 1968 - 1970, có ít nhất 2,6 triệu lượt bình sĩ
Mỹ đã bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin.
Bắt đầu từ năm 1979, hàng trăm đơn kiện đại diện cho hơn 2,5 triệu cựu chiến
binh Mỹ từng phục vụ trong Chiến Tranh Việt Nam kiện các công ty hóa hóa chất Mỹ
sản xuất ra chất da cam chứa dioxin. Ngày 7/5/1984, Tòa án Liên bang Brooklyn ở
New York công bố một quyết định hòa giải để đổi lấy việc chấm dứt vụ kiện của các
cựu chiến binh Mỹ, theo đó các công ty hóa chất Mỹ, trong đó có Dow Chemical và
Monsanto, chấp nhận rót 197 triệu USD vào Quỹ đền bù cho các cựu chiến binh Mỹ bị
ánh hường chất độc da cam. Năm 1996, Chính phủ Mỹ đã thừa nhận những nguy hại
mà chất độc da cam gây nên đối với quân nhân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam và
tuyên bố sẽ đền bù cho họ.
Năm 1968, ông Elmo R. Zumwalt Jr., mang hàm phó đô đốc, đến đảm nhiệm
chức vụ Tư lệnh Hải quân Mỹ tại Việt Nam. Ông đã cho triển khai chiến dịch rải hóa

20
chất làm rụng lá xuống các vùng sông nước ở Việt Nam để bảo vệ hoạt động của Hải
quân Mỹ. Đúng 20 năm sau, người con trai Elmo R.Zumwalt III của ông đã qua đời vì
bệnh ung thư, hậu quả của việc phơi nhiễm chất độc da cam khi tham chiến tại Việt
Nam. Trong tác phẩm "Cha con tôi" dựa theo lời thuật của đô đốc Elmo Zumwalt phát
hành tháng 11-1996, có đoạn viết: "Tấn bi kịch của gia đình đô đốc Zumwalt là ở chỗ,
chính người cha đã ra lệnh rải chất độc da cam lên các cánh rừng và các dòng sông ở
vùng Nam Trung Bộ Việt Nam, nơi con trai ông làm nhiệm vụ tuần tra dọc các bờ
sông. Mệnh lệnh của đô đốc không những tàn phá nhiều cánh rừng, làm ô nhiễm các
dòng sông, gây đau khổ cho biết bao nhiêu người dân Việt Nam vô tội, mà còn làm
cho chính con trai và cháu nội ông cũng bị nhiễm chất độc da cam".
Năm 1984, từ phán quyết của quan tòa Jack Weinstein, 7 công ty hóa chất Mỹ đã
phải bồi thường 180 triệu đô la cho các cựu chiến binh Mỹ nhưng các công ty này bác
bỏ trách nhiệm về tác hại của chất diệt cỏ mà họ đã cung cấp cho quân đội.
Vụ kiện của cựu binh Hàn Quốc, là một trong những nạn nhân của chất độc
màu da cam: (Quỳnh Trung, 2023)
Hội Cựu chiến binh thương tật do chất da cam Hàn Quốc (KAOVA) cho biết:
“Trong số 300 nghìn lượt binh sĩ Hàn Quốc đã tham chiến ở Việt Nam có khoảng 100
nghìn lượt là nạn nhân chất độc da cam/dioxin và 20 nghìn người trong số đó đã chết...
Ngày 25 tháng 1 năm 2006, Toà án dân sự cấp cao Seoul đã ra phán quyết buộc
hai công ty hóa chất Dow Chemical tại Midland, Michigan và Monsanto tại St. Louis,
Missouri phải bồi thường 62 triệu USD chi phí chăm sóc sức khỏe cho 6.800 người
gồm các cựu binh Hàn Quốc từng tham chiến tại Việt Nam và gia đình của họ. Đây là
lần đầu tiên một toà án ở Hàn Quốc ra phán quyết có lợi cho nạn nhân chất độc hoá
học da cam tại Hàn Quốc.
Cựu chiến binh các nước Hàn Quốc, New Zealand và Australia bị nhiễm chất độc
da cam/dioxin cūng đang đấu tranh để đòi bồi thường thương tật và bước đầu thu được
thắng lợi. Ngày 25/1/2006, Tòa án dân sự cấp cao Seoul đã ra phán quyết buộc hai
công ty hóa chất Dow Chemical và Monsanto phải bồi thường 62 triệu USD phí chăm
sóc sức khỏe cho 6.800 người, là các cựu chiến binh Hàn Quốc từng tham chiến tại
Việt Nam và gia đình của họ. Các nước New Zealand và Australia đã lên tiếng xin lỗi
và có chính sách hỗ trợ cho các cựu chiến binh nhiễm chất độc da cam/dioxin khi tham
chiến tại Việt Nam.
21
Vụ kiện của các nạn nhân ở Việt Nam: (Cổng thông tin Điện tử tỉnh Quảng
Nam, 2023)
Ngày 31 tháng 1 năm 2004, nhóm bảo vệ quyền lợi nạn nhân CĐDC, Hội Nạn
nhân Chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã kiện hơn 30 công ty Mỹ phải bồi thường do
trách nhiệm gây ra thương tích vì đã sản xuất chất hóa học này. Dow Chemical và
Monsanto là hai công ty sản xuất CĐDC lớn nhất cho quân đội Hoa Kỳ đã bị nêu tên
trong vụ kiện cùng các công ty khác. Các nạn nhân tham gia kiện gồm có: Phan Thị
Phi Phi, Nguyễn Văn Quý, Dương Quỳnh Hoa (đã mất tháng 2 năm 2006).
Vào ngày 10 tháng 3 năm 2005, quan tòa Jack Weinstein (thuộc Tòa án liên bang
tại quận Brooklyn) đã bác đơn kiện, quyết định rằng những đòi hỏi của đơn kiện
không có cơ sở pháp luật. Quan tòa kết luận rằng CĐDC đã không được xem là một
chất độc dưới luật quốc tế vào lúc Hoa Kỳ dùng nó, rằng Hoa Kỳ không bị cấm dùng
nó để diệt cỏ và những công ty sản xuất chất này không có trách nhiệm về cách sử
dụng của chính quyền.
Ngày 7 tháng 4 năm 2005 các nguyên đơn Việt Nam đã tiếp tục gửi đơn kháng
cáo lên Tòa Phúc thẩm của Mỹ đòi lật lại quyết định của tòa sơ thẩm. Tòa Phúc thẩm
Khu vực 2 tại Manhattan bắt đầu xem xét lại vụ kiện vào tháng 6 năm 2006, ra phán
quyết vào tháng 2 năm 2007 đồng ý với phán quyết của Tòa sơ thẩm và bác đơn kháng
cáo của các nguyên đơn Việt Nam. Luật sư nguyên đơn Việt Nam tiếp tục gửi đơn
kháng cáo lên Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Ngày 2 tháng 3 năm 2009, Tòa án Tối cao Hoa
Kỳ từ chối mở phiên tòa xem xét lại kết quả của tòa phúc thẩm.
Một số hình ảnh tại Tòa án Lương tâm nhân dân quốc tế ở Paris:

Đoàn đại biểu Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) tại Tòa án
Lương tâm nhân dân quốc tế ở Paris, ngày 16/5/2009
22
Đoàn Chủ tịch và Bồi thẩm đoàn tại Tòa án Lương tâm nhân dân quốc tế ủng hộ nạn
nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam do Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế tổ chức tại
ở Paris, ngày 15-18/5/2009

Một vài nhân chứng có mặt tại Tòa án Lương tâm nhân dân quốc tế ở paris,
ngày 16/5/2009

23
KẾT LUẬN
Thông qua những hình ảnh và tư liệu được chứng kiến ở bảo tàng, chúng ta phần
nào có thể biết được rằng chất độc màu da cam xuất phát từ đâu, từ lúc nào và quan
trọng nhất là cảm nhận được rõ nét những tác hại khủng khiếp của nó cho thiên nhiên
và cho toàn nhân loại. Thời gian dần trôi ký ức về cuộc chiến tranh tàn khốc nhất giữa
Việt Nam và Mỹ cũng như hậu quả mà nó để lại ngày càng lùi xa. Thế nhưng, tinh
thần yêu nước, nơi lưu giữ những khoảnh khắc kiên cường của ông cha ta vẫn mãi
trường tồn, nhắc nhở, khơi gợi dòng cảm xúc mãnh liệt ở thế hệ con cháu mai sau mãi
một lòng yêu nước thương dân, luôn biết ơn với sự hy sinh mà người đi trước đã miệt
mài gầy dựng. Tội ác về chiến dịch Ranch Hand (rải chất độc da cam) và những hậu
quả của nó phải được ghi nhớ, không chỉ riêng người Việt mà toàn nhân loại.
Trong phòng trưng bày của Bảo tàng Chứng tích chiến tranh có vẽ một câu nói
rất hay: “Hãy đến với nạn nhân chất độc da cam - đến với nỗi đau tột cùng của con
người. Nỗi đau của nạn nhân cũng là nỗi đau chung của toàn nhân loại”. Họ đã phải
gánh chịu nỗi bất hạnh nhất của cuộc đời. Chính điều đó giúp chúng ta nhận ra được
một điều rằng chiến tranh đã là một thứ gì đó rất đáng sợ nhưng hậu quả mà nó để lại
còn đáng sợ hơn gấp ngàn lần. Nhưng trên tất cả, để có được một đất nước phát triển
như hôm nay thì chúng ta sẽ không thể nào quên đi những sự hy sinh to lớn, công ơn
ngàn đời của thế hệ đi trước nói chung và các nạn nhân đã phải hứng chịu chất độc
màu da cam nói riêng để cùng chung một mục đích là giành lại sự tự do cho nhân dân
và độc lập cho dân tộc.
Chính vì hậu quả của chất độc màu da cam để lại là vô cùng lớn mà hiện nay
Đảng và nhà nước đã có những chính sách để có hỗ trợ các nạn nhân và giảm thiểu các
tác hại về môi trường do nó để lại. Song hành cùng sự nỗ lực đó, chúng ta - thế hệ
tương lai của đất nước phải luôn trân trọng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, phát
huy tinh thần đoàn kết tương trợ, ý thức được là bản thân cần làm gì, cần nỗ lực như
thế nào để có thể góp sức vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước để không phụ
lòng những thế hệ đã hy sinh cho chúng ta có được cuộc sống tốt đẹp như hôm nay.
Đặc biệt luôn trong tâm thế sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần. Mỗi thế hệ đều sắm vai
một nghĩa vụ riêng, thế nên, thanh niên Việt Nam trong thời đại 4.0 cần có những
bước tiến vượt bậc về trí tuệ, thúc đẩy đất nước phát triển, hội nhập với nền kinh tế thế
giới, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thương trường Quốc tế.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] BỘ QUỐC PHÒNG NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
(2023). Một số số liệu về nạn nhân chất độc da cam/điôxin. Được truy lục từ
http://mod.gov.vn/vn/noi-dung/sa-ttk/sa-ttdv-tochuchoi/sa-ttk-ctch-hnncddc/sa-
ttk-ctch-hnncddc-tl/6966f6b8-3398-439d-a4df-fa2f3143e153
[2] Cổng thông tin Điện tử tỉnh Quảng Nam. (2023). Vụ kiện của nạn nhân chất
độc da cam Việt Nam. Được truy lục từ Cổng thông tin Điện tử tỉnh Quảng
Nam: https://quangnam.gov.vn/webcenter/portal/ubnd/pages_tin-tuc/chi-tiet?
dDocName=PORTAL133689
[3] DA CAM VIỆT NAM. (2023). CHIẾN TRANH HÓA HỌC Ở VIỆT NAM.
Được truy lục từ https://dientudacam.vn/chien-tranh-hoa-hoc-do-my-tien-hanh-
o-viet-nam-bien-nien-su-kien.html
[4] ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. (2023). 60 năm thảm họa chất độc
màu da cam (10/8/1961 - 10/8/2021) - Nỗi đau vẫn luôn còn. Được truy lục từ
https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/60-nam-tham-hoa-chat-doc-mau-da-cam10-
8-1961-10-8-2021-noi-dau-van-luon-con-1491882180
[5] Nhân Dân. (2023). Về vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Được truy lục từ https://nhandan.vn/ve-vu-kien-cua-cac-nan-nhan-chat-doc-da-
cam-viet-nam-post602029.html
[6] Quỳnh Trung. (2023). Tòa án Hàn Quốc yêu cầu công ty Mỹ bồi thường nạn
nhân da cam. Được truy lục từ Tuổi trẻ online: https://tuoitre.vn/toa-an-han-
quoc-yeu-cau-cong-ty-my-boi-thuong-nan-nhan-da-cam-558839.htm
[7] The ASPEN INSTITUTE. (2023). Được truy lục từ
https://www.aspeninstitute.org/wp-content/uploads/2016/06/aovp-history-
vn.pdf

25
26

You might also like