Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

TT.

ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG XÂY DỰNG


BỘ MÔN CƠ HỌC ĐẤT & NỀN MÓNG
GV: ThS. NGUYỄN TỔNG

MÔ HÌNH VỚI SAFE.


ĐỘ VÕNG SÀN BÊ TÔNG CỐT THÉP DO TỪ BIẾN – CO NGÓT.
Các bước tiến hành tính toán độ võng sàn BTCT do từ biến và co ngót trên phần mềm
SAFE V12.
Bước 1: Tiến hành mô phỏng sàn trên phần mềm SAFE V12 như ở đã trình bày ở ví dụ
số 6. Tuy nhiên, ở phần khai báo các trường hợp tải, ta chú ý như sau:
1. Trong phần Load Pattern, ta lần lượt tạo các kiểu hình tải:
(i) Tĩnh tải do trọng lượng bản thân kết cấu (TT).
(ii) Tĩnh tải do tải các lớp cấu tạo sàn + tải tường (HTH).
(iii) Hoạt tải dài hạn của sàn do sử dụng (HT-DH).
(iv) Hoạt tải ngắn hạn của sàn do sử dụng (HT-NH).
2. Trong phần Load Case, ta lần lượt tạo các trường hợp tải theo giai đoạn thi công
(diễn tả quá trình chất tải ngắn hạn (NH) và dài hạn (DH) như sau:
(i) NH1: 1TT – Với mục Stiffness of Use: Zero Initial Conditions – Unstressed
States; và mục Analysis Type: Non-linear (Cracked).
(ii) NH2: 1HTH – Với mục Stiffness of Use: Stiffnsess at end Non-linear case 
chọn NH1 ở combobox ngay bên dưới; và mục Analysis Type: Non-linear
(Cracked).
(iii) NH3: 1HT-DH+ 1HT-NH – Với mục Stiffness of Use: Stiffnsess at end Non-
linear case  chọn NH2 ở combobox ngay bên dưới; và mục Analysis Type: Non-
linear (Cracked).
(iv) NH4: 1HT-NH – Với mục Stiffness of Use: Stiffnsess at end Non-linear case 
chọn NH3 ở combobox ngay bên dưới; và mục Analysis Type: Non-linear
(Cracked).
(v) DH1: 1TT – Với mục Stiffness of Use: Zero Initial Conditions – Unstressed
States; và mục Analysis Type: Non-linear (Long term Cracked).
(vi) DH2: 1HTH – Với mục Stiffness of Use: Stiffnsess at end Non-linear case 
chọn DH1 ở combobox ngay bên dưới; và mục Analysis Type: Non-linear (Long
term Cracked).

GV: ThS. NGUYỄN TỔNG 1


TT. ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG XÂY DỰNG
BỘ MÔN CƠ HỌC ĐẤT & NỀN MÓNG
GV: ThS. NGUYỄN TỔNG

(vii) DH3: 1HT-NH – Với mục Stiffness of Use: Stiffnsess at end Non-linear case 
chọn DH2 ở combobox ngay bên dưới; và mục Analysis Type: Non-linear (Long
term Cracked).
Lưu ý: Ở Load Case DH2 và DH3, ta điền các thông số từ biến Creep Coeffcient = 1.6
(có thể tra theo TCVN 5574-2012) và hệ số co ngót Shrinkage Strain = 0.
Bước 2: Chọn Run  Cracking Analysis Options…để khai báo giá trị cốt thép để phân tích
nứt. Trong hộp thoại Reinforcement Option For Cracking Analysis, ta phải khai báo 3 thông
tin sau:
1. Nguồn cốt thép (Reinforcement Source): ta chỉ chọn trong 3 nguồn sau:
(i) User Specified Rebar (Slab Rebar Object): Khai báo cốt thép do người dùng tự
vẽ. Nếu ta chọn tùy chọn này thì ta sẽ phải vẽ cốt thép bằng cách chọn Draw 
Draw Slab Rebar.
(ii) From Finite Element Based Design: Khai báo cốt thép theo kết quả tính toán từ
phần tử hữu hạn (tức từ chức năng Design của phần mềm SAFE). Tuy nhiên, ta
không sử dụng chức năng Design từ phần mềm (do sự sai khác về tiêu chuẩn thiết
kế) nên ta thường không sử dụng tùy chọn này.
(iii) Quick Tension Rebar Specification: Khai báo sơ bộ diện tích cốt thép với Top
Reinforcing là cốt thép lớp trên và Bottom Reinforcing là cốt thép lớp dưới. Ta
chỉ sử dụng tùy chọn này khi chưa biết được diện tích cốt thép chính xác, tức ở
bước tính sơ bộ.
2. Khai báo hàm lượng cốt thép tối thiểu sử dụng cho phân tích nứt (Minimum
Reinforcing Ratios Used for Cracking Analysis). Ở đây, ta lần lượt khai báo Tesnsion
Reinforcing (hàm lượng cốt thép chịu kéo) và Compression Reinforcing (hàm lượng cốt
thép chịu nén).
3. Khai báo mô đun chống nứt (Cracking Modulus of Rupture):
Có hai tùy chọn: đó là mặc định (Default) và theo người dùng (User Specied). Lưu ý, giá
trị mô đun này được xác định tùy theo tiêu chuẩn áp dụng.
Bước 3: Vẽ cốt thép sàn (chỉ thực hiện bước này khi lựa chọn tùy chọn User Specified Rebar
(Slab Rebar Object) ở bước 2:
Chọn Draw  Draw Slab Rebar. Ta vẽ trên từng Strip đã được chia.

GV: ThS. NGUYỄN TỔNG 2


TT. ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG XÂY DỰNG
BỘ MÔN CƠ HỌC ĐẤT & NỀN MÓNG
GV: ThS. NGUYỄN TỔNG

Bước 4: Tính toán độ võng cuối cùng:


Độ võng này được xác định dựa trên việc tạo một tổ hợp trong Define  Load
Combinations…như sau: 1NH4-1NH3+1DH3.
Bước 5: Kiểm tra độ võng tính toán:
1. Tính toán độ võng giới hạn [f].
2. So sánh độ võng dài hạn f tính từ bước 4 với độ võng giới hạn [f].

GV: ThS. NGUYỄN TỔNG 3

You might also like