Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 51

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG HÓA VÀ KHOA HỌC SỰ SỐNG


VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
---------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ

Đề tài: Thiết kế hệ thống sấy tầng sôi lúa mì năng suất 500kg sản phẩm/h

Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hiền

MSSV: 20201139

Mã học phần: BF3536

Mã lớp: 731587

GVHD: Th.S Lê Ngọc Cương

Mục lục

1
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................................................4
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................................................5
1.1 Định nghĩa vế sấy và mục đích của................................................................................................5
1.2 Các phương pháp sấy......................................................................................................................5
1.3. Tác nhân sấy..................................................................................................................................8
1.4. Chất tải nhiệt..................................................................................................................................9
1.5. Nguồn nhiên liệu.........................................................................................................................10
1.6 Các thiết bị sấy.............................................................................................................................11
1.6.1 Thiết bị sấy đối lưu................................................................................................................11
1.6.2 Thiết bị sấy tiếp xúc...............................................................................................................14
1.6.3 Thiết bị sấy bức xạ.................................................................................................................14
1.6.4 Thiết bị sấy dùng điện trường cao tần...................................................................................14
1.6.5 Thiết bị sấy thăng hoa............................................................................................................14
1.6.6 Thiết bị sấy chân không thông thường..................................................................................15
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU SẤY................................................................................16
2.1 Đặc tính của vật liệu sấy: Lúa mì.................................................................................................16
2.1.1 Đặc điểm cấu tạo, tính chất về lúa mì....................................................................................16
2.1.3 Ứng dụng của hạt Lúa mì......................................................................................................17
2.2 Một số giống lúa mì......................................................................................................................18
2.3 Phân tích, lựa chọn phương pháp và tác nhân sấy, thiết bị sấy, thời gian sấy phù hợp................19
CHƯƠNG 3. ĐỘNG HỌC QUÁ TRÌNH SẤY.....................................................................................21
3.1. Những biến đổi cơ bản trong quá trình sấy.................................................................................21
3.2. Đặc điểm diễn biến của quá trình sấy..........................................................................................23
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sấy..........................................................................................24
3.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí......................................................................................24
3.3.2. Ảnh hưởng của độ ẩm tương đối không khí.........................................................................25
3.3.3. Ảnh hưởng của tốc độ chuyển động không khí....................................................................25
3.3.4. Ảnh hưởng của áp suất tác nhân sấy.....................................................................................25
3.3.5. Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu................................................................................26
3.3.6. Ảnh hưởng của việc ủ ẩm.....................................................................................................26
3.3.7. Ảnh hưởng của bản thân nguyên liệu...................................................................................26
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ............................................................................................27
4.1 Tính toán các thông số cơ bản của vật liệu...................................................................................27
4.2 Tính toán quá trình sấy lý thuyết..................................................................................................27
4.2.1 Thông số của tác nhân sấy ở bên ngoài.................................................................................28
4.2.2 Thông số của không khí ở calorife.................................................................................29
4.2.3 Thông số của tác nhân sấy sau buồng sấy......................................................................29

2
4.2.4 Lượng không khí lý thuyết....................................................................................................29
4.3 QUÁ TRÌNH SẤY THỰC...........................................................................................................31
4.3.1 Các thông số của quá trình sấy thực......................................................................................31
4.3.2 Tính các đại lượng cần thiết..................................................................................................31
4.3.3 Xác định thông số của quá trình sấy thực.............................................................................34
Các số liệu tính toán được:.................................................................................................................36
PHẦN 5: TÍNH KÍCH THƯỚC CỦA THIẾT BỊ..................................................................................37
5.1 Thông số cần thiết cho tính toán..................................................................................................37
5.2 Tốc độ giới hạn.............................................................................................................................38
5.3 Tốc độ tác nhân sấy trong tầng sôi...............................................................................................38
5.4 Tốc độ cân bằng............................................................................................................................39
5.5 Lưới phân phối:............................................................................................................................39
5.6 Chiều cao buồng sấy:...................................................................................................................40
5.7 Bề dày của thiết bị........................................................................................................................40
5.7.1 Lưới......................................................................................................................................40
5.7.3 Bộ phận nạp liệu...................................................................................................................40
5.8 Bộ phận tháo liệu..........................................................................................................................40
PHẦN 6: TÍNH THIẾT BỊ PHỤ TRỢ...................................................................................................41
6.1 Cyclon...........................................................................................................................................41
6.2 Calorifer khí – hơi........................................................................................................................42
6.3. Tính trở lực..................................................................................................................................44
6.3.1 Trở lực từ quạt tới calorife:...................................................................................................44
6.3.2 Trở lực qua calorife...............................................................................................................45
6.3.3 Trở lực trên đoạn ống thẳng từ calorifer đến buồng sấy........................................................45
6.3.4 Trở lực qua lớp sôi:...............................................................................................................46
6.3.5. Trở lực do áp lực động quạt thổi:.........................................................................................46
6.3.6 Trở lực của lưới phân phối:...................................................................................................46
6.3.7 Trở lực đường ống từ buồng sấy đến Cyclon........................................................................47
6.3.8 Trở lực Cyclon.......................................................................................................................48
6.4 Chọn quạt......................................................................................................................................48
6.4.1 Chọn quạt hút.........................................................................................................................48
6.4.2 Chọn quạt đẩy........................................................................................................................48
KẾT LUẬN............................................................................................................................................50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................51

3
LỜI NÓI ĐẦU
Trong công nghiệp sản xuất và chế biến nguyên liệu, luôn có những yêu cầu về
sấy vật liệu ẩm. Đặc biệt các thiết bị sấy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công
nghệ sấy.

Sấy là một quá trình công nghệ được sử dụng trong rất nhiều ngành công nông
nghiệp. Trong nông nghiệp sấy là một trong những công đoạn quan trọng của công
nghệ sau thu hoạch. Trong công nghiệp như công nghệ chế biến nông - hải sản, công
nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, … Kỹ thuật sấy cũng
đóng vai trò quan trọng trong dây chuyền sản xuất.

Để thực hiện quá trình sấy người ta sử dụng nhiều phương pháp sấy khác nhau
như: phương pháp sấy nóng (hệ thống sấy đối lưu, hệ thống sấy tiếp xúc, hệ thống sấy
bức xạ ...), phương pháp sấy lạnh (hệ thống sấy thăng hoa, hệ thống sấy lạnh ...).
Là một quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới, Việt Nam có những sản phẩm từ
nông ngành nông nghiệp vô cùng phong phú như lúa gạo, ngô, khoai, sắn, đậu, lạc…
vv. Để bảo quản các nông sản khỏi bị hỏng thì cần sử dụng các thiết bị sấy tương ứng
với các phương pháp sấy khác nhau tùy thuộc vào loại vật liệu và các chế độ sấy. Tuy
nhiên, hiện nay ở nước ta, các thiết bị sấy có hiệu quả cao chủ yếu được nhập khẩu
với giá thành cao nên chi phí sản suất lớn dẫn tới các mặt hàng nông sản mang suất
khẩu thị trường nước ngoài không thu được nhiều lợi nhuận.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu, thiết kế các thiết bị sấy có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, nó quyết định đến hiệu suất và chất lượng sản phẩm, việc sử dụng hợp lí nhiên
liệu, góp phần làm giảm chi phí và tăng thời gian bảo quản dẫn tới làm giảm giá thành
nông sản.

Đối với sấy lúa mì, hiện nay có nhiều phương pháp sấy khác. Trong phạm vi
đồ án môn học này, em trình bày đề tài “Thiết kế hệ thống sấy lúa mì bằng máy sấy
tầng sôi, năng suất 500kg sản phẩm/h”.

Dù đã cố gắng nỗ lực rất nhiều nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những
thiếu sót nên em mong nhận được những ý kiến góp ý từ thầy, cô để đồ án của em có
thể hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Ngọc Cương cùng các Thầy, Cô khác đã
hướng dẫn tận tình để em hoàn thành được đồ án này.

4
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Định nghĩa vế sấy và mục đích của

 Định nghĩa:

Sấy là quá trình tách ẩm ra khỏi vật liệu bằng phương pháp nhiệt. kết quả của
quá trình là hàm lượng chất khô của vật liệu tăng lên.

 Mục đích của sấy:


- Nhằm tăng thời gian bảo quản sản phẩm, tránh bị phân hủy
- Giảm độ kết dính, đóng cục ở các vật liệu dạng bột.
- Tăng khả năng dẫn nhiệt ( đối với than củi, than quặng, khoáng sản..)
- Tăng độ bền.
- Chống ăn mòn …
 Nguyên tắc của quá trình sấy:
Cung cấp năng lượng nhiệt nhằm biến đổi trạng thái pha của chất lỏng trong vật
liệu thành hơi. Cơ chế được mô tả bằng 4 quá trình sau:
- Cấp nhiệt vào bề mặt vật liệu
- Dòng nhiệt từ bề mặt dẫn vào trong vật liệu.
- Khi nhận được nhiệt lượng, dòng ẩm di chuyển ra ngoài bề mặt.
- Dòng ẩm từ bề mặt vật liệu đi vào môi trường xung quanh.

1.2 Các phương pháp sấy

- Sấy tự nhiên: nhờ tác nhân chính là nắng, gió,… Phương pháp này thời gian sấy
dài, tốn diện tích sân phơi, khó điều chỉnh và độ ẩm cuối cùng của vật liệu còn khá
lớn và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu.
- Sấy nhân tạo: quá trình cần cung cấp nhiệt, nghĩa là phải dung đến tác nhân sấy
như khói lò, không khí nong, hơi quá nhiệt,… và nó được hút ra khỏi thiết bị khi
sấy xong. Quá trình sấy nhanh, dễ điều khiển và triệt để hơn sấy tự nhiên.
Phân loại phương pháp sấy nhân tạo:
+ Phân loại theo phương thức truyền nhiệt:
 Phương pháp sấy đối lưu: nguồn nhiệt cung cấp cho quá trình sấy là truyền nhiệt từ
tác nhân sấy đến vật liệu sấy bằng cách truyền nhiệt đôúi lưu. Đấy là phương pháp
được sử dụng rộng rãi hơn cả cho sấy hoa quả và sấy hạt.
 Phương pháp sấy bức xạ: nguồn nhiệt cung cấp cho quá trình sấy là thực hiện từ
một bề mặt nào đó đến vật sấy, có thể dung bức xạ thường, bức xạ hồng ngoại.
 Phương pháp sấy tiếp xúc: nguồn cung cấp nhiệt cho vật sấy bằng cách cho tiếp
xúc trực tiếp vật sấy cới bề mặt nguồn nhiệt.

5
 Phương pháp sấy bằng điện trường dòng cao tần: nguồn nhiệt cung cấp cho vật sấy
nhờ dòng điện cao tần tạo nên điện trường cao tần trong vật sấy làm vật nóng lên.
 Phương pháp sấy thăng hoa: được thực hiện bằng cách làm lạnh vật sấy đồng thời
hút chân không để cho vật sấy đạt đến trạng thái thăng hoa của nước, nước thoát
khỏi vật sấy nhờ quá trình thăng hoa.
 Phương pháp sấy tầng sôi: nguồn nhiệt nhờ không khí nóng nhờ quạt thổi vào
buồng sấy đủ mạnh làm sôi lớp hạt sau 1 thời gian nhất định hạt khô và được tháo
ra ngoài.
 Phương pháp sấy phun: được dung để sấy các sản phẩm dạng lỏng.
+ Phân loại theo tính chất xử lý vật liệu ẩm qua buồng sấy:
 Sấy mẻ: vật liệu đứng yên hoặc chuyển động qua buồng sấy nhiều lần, đến khi
hoàn tất sẽ được tháo ra.
 Sấy liên tục: vật liệu được cung cấp liên tục và sự chuyển động của vật liệu ẩm qua
buồng sấy cũng xảy ra liên tục.
+ Phân loại theo sự chuyển động tương đối giữa dòng khí và vật liệu ẩm:
 Loại thổi qua bề mặt.
 Loại thổi xuyên vuông góc với vật liệu.
Kết luận: từ đề bài và điều kiện chọn phương pháp sấy đối lưu.

Sơ đồ nguyên lý của quá trình sấy đối lưu

Quá trình sấy là một quá trình chuyển khối có sự tham gia của pha rắn rất phức tạp
vì nó bao gồm cả quá trình khuếch tán bên trong và cả bên ngoài vật liệu rắn đồng thời
với quá trình truyền nhiệt. Đây là một quá trình nối tiếp nghĩa là quá trình chuyển
lượng nước trongvật liệu từ pha lỏng sang pha hơi sau đó tách pha hơi ra khỏi vật liệu
ban đầu. Động lực của quá trình là sự chênh lệch độ ẩm ở trong lòng vật liệu và bên
trên bề mặt vật liệu. Quá trình khuếch tán chuyển pha này chỉ xảy ra khi áp suất hơi
trên bề mặt vật liệu lớn hơn áp suất hơi riêng phần của hơi nước trong môi trường
không khí xung quanh. Vận tốc của toàn bộ quá trình được quy định bởi giai đoạn nào
là chậm nhất. Ngoài ra tùy theo phương pháp sấy mà nhiệt độ là yếu tố thúc đẩy hoặc
cản trở quá trình di chuyển ẩm từ trong vật liệu sấy ra ngoài bền mặt vật liệu sấy.
Trong quá trình sấy thì môi trường không khí ẩm xung quanh có ảnh hưởng rất lớn
và trực tiếp đến vận tốc sấy. Do vậy cần nghiên cứu tính chất là thông số cơ bản của
quá trình sấy.
- Sấy tự nhiên: nhờ tác nhân chính là nắng, gió,… Phương pháp này thời gian sấy
dài, tốn diện tích sân phơi, khó điều chỉnh và độ ẩm cuối cùng của vật liệu còn khá
lớn và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu.
- Sấy nhân tạo: quá trình cần cung cấp nhiệt, nghĩa là phải dung đến tác nhân sấy
như khói lò, không khí nong, hơi quá nhiệt,… và nó được hút ra khỏi thiết bị khi
sấy xong. Quá trình sấy nhanh, dễ điều khiển và triệt để hơn sấy tự nhiên.
- Phân loại phương pháp sấy nhân tạo:

6
+ Phân loại theo phương thức truyền nhiệt:
 Phương pháp sấy đối lưu: nguồn nhiệt cung cấp cho quá trình sấy là truyền nhiệt từ
tác nhân sấy đến vật liệu sấy bằng cách truyền nhiệt đôúi lưu. Đấy là phương pháp
được sử dụng rộng rãi hơn cả cho sấy hoa quả và sấy hạt.
 Phương pháp sấy bức xạ: nguồn nhiệt cung cấp cho quá trình sấy là thực hiện từ
một bề mặt nào đó đến vật sấy, có thể dung bức xạ thường, bức xạ hồng ngoại.
 Phương pháp sấy tiếp xúc: nguồn cung cấp nhiệt cho vật sấy bằng cách cho tiếp
xúc trực tiếp vật sấy cới bề mặt nguồn nhiệt.
 Phương pháp sấy bằng điện trường dòng cao tần: nguồn nhiệt cung cấp cho vật sấy
nhờ dòng điện cao tần tạo nên điện trường cao tần trong vật sấy làm vật nóng lên.
 Phương pháp sấy thăng hoa: được thực hiện bằng cách làm lạnh vật sấy đồng thời
hút chân không để cho vật sấy đạt đến trạng thái thăng hoa của nước, nước thoát
khỏi vật sấy nhờ quá trình thăng hoa.
 Phương pháp sấy tầng sôi: nguồn nhiệt nhờ không khí nóng nhờ quạt thổi vào
buồng sấy đủ mạnh làm sôi lớp hạt sau 1 thời gian nhất định hạt khô và được tháo
ra ngoài.
 Phương pháp sấy phun: được dung để sấy các sản phẩm dạng lỏng.
+ Phân loại theo tính chất xử lý vật liệu ẩm qua buồng sấy:
 Sấy mẻ: vật liệu đứng yên hoặc chuyển động qua buồng sấy nhiều lần, đến khi
hoàn tất sẽ được tháo ra.
 Sấy liên tục: vật liệu được cung cấp liên tục và sự chuyển động của vật liệu ẩm qua
buồng sấy cũng xảy ra liên tục.
+ Phân loại theo sự chuyển động tương đối giữa dòng khí và vật liệu ẩm:
 Loại thổi qua bề mặt.
 Loại thổi xuyên vuông góc với vật liệu.
Kết luận: từ đề bài và điều kiện chọn phương pháp sấy đối lưu.

Sơ đồ nguyên lý của quá trình sấy đối lưu

Quá trình sấy là một quá trình chuyển khối có sự tham gia của pha rắn rất phức
tạp vì nó bao gồm cả quá trình khuếch tán bên trong và cả bên ngoài vật liệu rắn đồng
thời với quá trình truyền nhiệt. Đây là một quá trình nối tiếp nghĩa là quá trình chuyển
lượng nước trongvật liệu từ pha lỏng sang pha hơi sau đó tách pha hơi ra khỏi vật liệu
ban đầu. Động lực của quá trình là sự chênh lệch độ ẩm ở trong lòng vật liệu và bên
trên bề mặt vật liệu. Quá trình khuếch tán chuyển pha này chỉ xảy ra khi áp suất hơi
trên bề mặt vật liệu lớn hơn áp suất hơi riêng phần của hơi nước trong môi trường
không khí xung quanh. Vận tốc của toàn bộ quá trình được quy định bởi giai đoạn nào
là chậm nhất. Ngoài ra tùy theo phương pháp sấy mà nhiệt độ là yếu tố thúc đẩy hoặc
cản trở quá trình di chuyển ẩm từ trong vật liệu sấy ra ngoài bền mặt vật liệu sấy.

7
Trong quá trình sấy thì môi trường không khí ẩm xung quanh có ảnh hưởng rất
lớn và trực tiếp đến vận tốc sấy. Do vậy cần nghiên cứu tính chất là thông số cơ bản
của quá trình sấy.

Thiết bị
quạt Calorifer
sấy
Hình 2.1. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống sấy

1.3. Tác nhân sấy

Định nghĩa:
Là những chất dùng để chuyên chở lượng ẩm tách ra từ vật sấy
Nhiệm vụ:
 Gia nhiệt cho vật sấy
 Tải ẩm: mang ẩm từ bề mặt vào môi trường
 Bảo vệ vật sấy khỏi bị hoảng do quá nhiệt
1.3.1 Không khí nóng: Không khí nóng là loại tác nhân sấy thông dụng nhất
- Ưu điểm:
 Rẻ, có sẵn trong tự nhiên, có thể dùng hầu hét cho các loại sản phẩm
 Không độc
 Không làm ô nhiễm sản phẩm
- Nhược điểm:
 Cần trang bị thêm bộ phận gia nhiệt không khí (calorife khí – hơi hoặc khí-
khói)
 Nhiệt độ không khí để sấy không thể quá cao (thường <500C) vì nếu nhiệt độ
cao hơn làm ảnh hưởng đến thiết bị nên phải sử dụng các vật liệu như thép hợp
kim hay gốm sứ chi phí cao
1.3.2 Khói lò
- Ưu điểm:
 Phạm vi nhiệt độ rộng từ hàng chục đến hàng nghìn độ C
 Không cần calorife
- Nhược điểm:
 Có thể làm ô nhiễm sản phẩm sấy. Do đó chỉ dùng cho các vật liệu không sợ bị
ô nhiễm như gỗ, đồ gốm, 1 số loại hạt có vỏ
1.3.3 Hỗn hợp không khí hơi và hơi nước
 Dùng khi cần có độ ẩm tương đối φ cao
1.3.4 Hơi quá nhiệt
 Hơi quá nhiệt dùng làm môi chất sấy trong trường hợp nhiệt độ cao và sản
phẩm sáy là chất ễ cháy nổ.
Kết luận: Từ đề bài và điều kiện chọn không khí nóng

8
1.4. Chất tải nhiệt

- Mục đích: cấp nhiệt cho môi chất sấy


1.4.1 Hơi
- Ưu điểm:
 Nhiệt độ ổn định
 Dễ điều chỉnh nhiệt độ
 Hơi nước ngưng tụ tỏa nhiệt lớn nên hệ số tỏa nhiệt khi hơi ngưng tụ lớn nên bề
mặt trao đổi nhiệt nhỏ
- Nhược điểm:
 Phải trang bị lò hơi
1.4.2 Nước nóng
- Ưu điểm:
 Áp suất sử dụng thấp hơn khi dùng hơi
 Lò nước nóng có cấu tạo đơn giản hơn, giá thành rẻ hơn
 Nhiệt dung riêng của nước nhỏ hơn nên thiết bị gọn nhẹ hơn
- Nhược điểm:
 Nhiệt độ bị hạn chế (thường < 100C) nếu dùng ở nhiệt độ cao hơn thì phải dung
nước ở áp suất cao
 Phải xử lý nước để chống đóng cặn
1.4.3 Chất lỏng hữu cơ
- Ưu điểm:
 Nhiệt độ có thể tăng lên vài trăm độ ở áp suất khí quyển
 Không có hiện tượng đón cặn trên bề mặt trao đổi nhiệt
 Lò gia nhiệt chất lỏng hữu cơ có cấu tạo đơn giản hơn lò hơi
- Nhược điểm:
 Nhiệt dung riêng bé hơn nước nên lưu lượng lớn hơn so với nước khi cùng công
suất
 Giá thành đắt hơn nước
1.4.4 Khói lò
- Ưu điểm:
 Không phải trang bị lò hơi nên vốn đầu tư ít hơn
- Nhược điểm:
 Calorife khí- khói làm việc ở nhiệt độ cao cần dùng vật liệu chịu nhiệt
 Khói lò có hệ số truyền nhiệt thấp nên diện tích bề mặt truyền nhiệt lớn hơn so
với dùng hơi nước hay chất lỏng
1.4.5 Điện
- Ưu điểm:
 Thiết bị đơn giản, hiệu suất sử dụng cao
 Dễ điều chỉnh nhiệt độ
 Không gây ô nhiễm môi trường

9
- Nhược điểm:
 Giá thành nhiên liệu cao
Kết luận: từ đề bài và điều kiện chọn điện

1.5. Nguồn nhiên liệu

- Mục đích: để gia nhiệt cho không khí


1.5.1 Điện (calorife điện)
- Ưu điểm:
 Thiết bị gọn nhẹ, sạch sẽ
 Dễ điều chỉnh nhiệt độ của tác nhân
- Nhược điểm:
 Chi phí lớn
1.5.2 Nhiên liệu (than, củi..) (calorife khí- khói)
- Ưu điểm:
 Rẻ, thiết bị đơn giản
- Nhược điểm:
 Cồng kềnh, bẩn
 Khó điều chỉnh nhiệt độ tác nhân
1.5.3 Hơi nước:
- Dùng caorife khí- hơi
Kết luận: chọn nguồn nhiên liệu hơi nước.

1.6 Các thiết bị sấy


1.6.1 Thiết bị sấy đối lưu

1.6.1.1. Buồng sấy


Buồng sấy có hình dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật đứng hay nằm,
hình trụ đứng hoặc nằm. Thành buống sấy được bọc cách nhiệt và cách ẩm, có cửa để
nạp và lấy sản phẩm. Vật sấy được rải đểu thành lớp trên các tầng khay đặt gác lên
khung giá trong buồng sấy. Bộ phận gia nhiệt cho tác nhân sấy có thể đặt trong hoặc
ngoài buồng sấy. Tác nhân sấy được đối lưu tự nhiên hay cưỡng bức nhờ hệ thống
quạt. Quá tình sấy là gián đoạn hoặc theo chu kì. Nạp và tháo sản phẩm bằng thủ công
hay cơ giới.
Buồng sấy được ứng dụng rất rộng rãi trong công nghiệp chế biến các nông,
lâm, thủy hải sản và các chế biến thực phẩm, dược phẩm, thức ăn chăn nuôi. Nó có thể
sấy các vật liệu ở bất cứ dạng nào: hạt, miếng mảnh nhỏ xếp lớp, dạng bột nhão, ...
Buồng sấy có cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo, lắp đặt, dễ vận hành, vốn đầu tư ít.
Do quá trình sấy là gián đoạn và có chu kì nên lượng nhiệt tiêu tốn để nung
nóng thành và giá đỡ trong buồng sấy giữa các lần sấy rất đáng kể.

10
1.6.1.2. Tủ sấy
Tủ sấy là thiết bị buồng sấy có kích thước nhỏ. Cũng như hệ thống sấy buồng,
hệ thống sấy tủ là một trong những hệ thống sấy đối lưu phổ biến nhất. Nhưng khác
với hệ thống sấy buồng, hệ thống sấy tủ làm việc gián đoạn với năng suất trung bình
và phương pháp tổ chức trao đổi nhiệt chỉ có thểđối lưu cưỡng bức, nghĩa là bắt buộc
phải dùng quạt.
Cấu tạo của hệ thống sấy tủ bao gồm ba phần chính: tủ sấy, calorifer và quạt.
Tùy thuộc vào mục đích thiết kế mà tủ sấy có thể hồi lưu hoặc không hồi lưu.
1.6.1.3. Hầm sấy
Hầm sấy có cấu tạo khác với buồng sấy là chiều dài có kích thước lớn gấp
nhiều lần chiều rộng và chiều cao. Hầm sấy được dùng để sấy các vật liệu kém chịu
nhiệt và khó khô. Vật sấy thường ở dạng rời xếp lớp như các loại hạt, củ, quả cắt lát,
rau, chè, ... Các khay được xếp trên xe goong, xe treo, trên băng tải. Vật sấy cùng
phương tiện vận chuyển đi vào đầu hầm và đi ra ở cuối hầm. Để kéo các xe goong, xe
treo ta dùng xích tải. Tác nhân sấy chuyển động ngược chiều hoặc cùng chiều với vật
sấy. Để tác nhân sấy không tràn ra ngoài, hay không khí ở ngoài không bị hút vào hầm
thì ở đầu và cuối hầm sấy có khoang xép để nạp và lấy từng xe một. Hệ thống quạt vận
chuyển tác nhân và bộ phận gia nhiệt được lắp bên ngoài hoăc ngay trên nóc hầm,
calorife cũng có thể lắp trong hầm.

 Hầm sấy có xe goong


Chiều dài của hầm bằng tổng chiều dài của các xe goong xếp trong hầm, cộng
với chiều dài nơi nắp cửa hút, đấy tác nhân sấy, cộng với chiều dài khoang xép ở 2 đầu
nếu có để nạp và lấy xe ra. Nếu hầm ngắn thì nạp và lấy xe ra có thể dùng sức người
đẩy và kéo, khi hầm dài thì phải có hệ thống cơ giới như xích tải, cơ cấu thủy lực để
nạp và lấy xe.

 Hầm sấy có xe treo


Được dùng để sấy các loại vật liệu rời xếp lớp như hạt, mảnh cắt nhỏ. Cấu tạo
của loại hầm sấy này gồm: hầm sấy có kết cấu ngắn và rộng, cao, bên trong chia thành
nhiều khoang phù hợp với hệ thống xích vận chuyển các xe và chuyển động của tác
nhân sấy. Chiều dài của xích nằm trong buồng sấy phụ thuộc vào thời gian sấy, tốc độ
của xích. Chiều dài tổng cộng của xích bằng chiều dài phần nằm trong hầm sấy cộng
với phần để tháo sản phẩm sấy và nạp mới sản phẩm. Nếu mỗi xe chỉ có 1 khay thì
việc nạp và tháo sản phẩm sấy dễ tự động hóa, quá trình sấy là lien tục. Nếu mỗi xe có
nhiều khay thì theo nguyên tắc sấy liên tục nhưng các xe được treo lên xích hay lấy ra
lần lượt từng chiếc một. Các móc treo xe phải có bánh lăn trên ray treo.

11
1.6.1.4. Máy sấy băng tải
Nguyên tắc cấu tạo của máy sấy băng tải gồm có hầm hoặc buồng sấy, băng tải
liên tục chuyển động trong buồng. Vật sấy được rải đều trên băng tải nhờ cơ cấu nạp
liệu. Sản phẩm lien tục được lấy ra ở cuối băng tải. Tác nhân sấy là không khí nóng
hay khói lò chuyển động cắt ngang qua chiều chuyển động của băng tải. Chiều dài và
tốc độ của băng tải phụ thuộc vào thời gian sấy. Chiều rộng băng, chiều dày lớp vật
liệu và tốc độ băng phụ thuộc vào năng suất của máy.
Băng tải có cấu tạo rất da dạng: có thể là băng được chế tạo từ hang dệt, lưới
thép, băng thép đục lỗ, các khay đục lỗ hoặc không, lắp trên trục quay, hai đầu trục lắp
vào xích tải. Hai đầu khay về phía xích được kéo trượt trên lòng thanh thép góc. Đến
vị trí thanh thép góc đỡ không còn, đó là lúc khay xoay và đổ vật sấy xuống các khay
dưới. Đây cũng là biện pháp đảo trộn vật sấy
Hệ thống sấy hầm có năng suất lớn hơn nhiều so với hệ thống sấy buồng. Quá
trình sấy không theo chu kì như hệ thống sấy buồng mà nó hoạt động liên tục. Do vậy
hệ thống này rất phù hợp để sấy khoai tây với năng suất lớn.
1.6.1.5. Tháp sấy
Sấy tháp là quá trình sấy diễn ra trong buồng sấy có chiều cao lớn. Quá trình
sấy diễn ra trong tháp cũng là quá trình sấy đối lưu. Vật sấy được gầu tải đưa lên và rót
vào đỉnh tháp rồi chảy xuống đáy tháp dưới tác dụng của trọng lực, tác nhân sấy được
quạt thổi vào tháp từ dưới theo kênh dẫn đi lên. Tác nhân sấy tiếp xúc với các vật sấy
và làm bay hơi ẩm từ vật sấy.
Quá trình sấy trong tháp có thể là sấy không hồi lưu khí thải, sấy có hồi lưu một
phần hay toàn bộ khí thải, sấy có đốt nóng bổ sung cho tác nhân sấy. Hệ thống sấy
tháp bao gồm các bộ phận: tháp sấy, hệ thống vận chuyển hạt (gàu tải, băng tải, vít
tải), hệ thống đốt nóng (calorife) và vận chuyển (hệ thống quạt) tác nhân sấy. Vật sấy
chuyển động từ đỉnh xuống đáy tháp có thể đi qua các vùng sấy khác nhau, mỗi vùng
có hệ thống quạt và đốt nóng tác nhân sấy riêng phù hợp với chế độ sấy của mỗi vùng.
Vùng đáy tháp là vùng làm nguội.
Hệ thống sấy tháp có thể sấy liên tục với năng suất cao. Vật liệu chảy liên tục từ
trên xuống dưới tác dụng của trọng lực bản thân. Vì vậy trong quá trình sấy vật liệu
sấy được xáo chộn đều cùng với tác nhân sấy nên sản phẩm được sấy đồng đều.
Nhưng thiết bị này chỉ phù hợp sấy các loại vật liệu dạng hạt nên không dùng để sấy
khoai tây.
1.6.1.6. Máy sấy thùng quay

12
Quá trình sấy trong máy sấy thùng quay cũng là sấy đối lưu. Sấy thùng quay
được áp dụng rộng rãi để sấy các vật ẩm dạng hạt, mảnh vụn có kích thước nhỏ như
đậu đỗ, cà phê, ngô hạt, đường kính, muối ăn, củ cắt nhỏ, gỗ mảnh, cát, ...Máy sấy
thùng quay có những ưu điểm lớn như làm việc ổn định, năng suất cao, rất kinh tế.
Hệ thống sấy thùng quay xáo chộn đồng đều hơn nhiều so với hệ thống sấy tháp
do có cánh đảo trộn được dẫn động nhờ một động cơ quay. Nhưng cũng điều này mà
nó chỉ hiệu quả khi sấy với năng suất trung bình còn khi sấy với năng suất lớn thì việc
dẫn động cho thùng quay cũng đòi hỏi tốn kém và phức tap.
1.6.1.7. Thiết bị sấy tầng sôi
Máy sấy tầng sôi được áp dụng rất rộng rãi để sấy các vật sấy dạng hạt, bột
nhão, dung dịch, ...Các hệ thống máy sấy tầng sôi có cấu tạo đơn giản, làm việc liên
tục hoặc gián đoạn, cường độ sấy cao hơn hẳn so với sấy tháp và sấy thùng quay, thời
gian sấy ngắn, sản phẩm khô đều và chất lượng tốt.
Nhược điểm của máy sấy tầng sôi là phải tạo ra tốc độ tác nhân sấy đủ lớn để
duy trì quá trình sôi làm tăng chi phí năng lượng cho quạt. Tác nhân sấy phải được cấp
đều trên toàn diện tích lưới, nếu không thì chế độ sôi bị phá vỡ.
Trong hệ thống sấy tầng sôi vật liệu sấy luôn được xáo chộn. Quá trình sấy liên
tục do vật liệu khô nhẹ sẽ ở phần trên của lớp sôi và được lấy ra khỏi thiết bị sấy.
Trong hệ thống sấy tầng sôi, truyền nhiệt và ẩm giữa tác nhân sấy và vật liệu sấy rất
tốt nên trong các hệ thống sấy hiên có thì sấy tầng sôi có năng suất lớn, thời gian sấy
nhanh và vật liệu sấy được rất đều nhưng chi phí sử dụng cao.
1.6.1.8. Hệ thống sấy phun
Hệ thống sấy phun dùng để sấy các dung dịch, huyền phù, kem phân tán. Trong
công nghiệp thực phẩm, hệ thống sấy phun dùng để sấy dung dịch sữa đã tách bơ
thành sữa bột, lòng đỏ trứng gà, cà phê hòa tan, nước quả ép, nấm men, vitamin, ...
Hệ thống sấy phun gồm có buồng sấy phun, bộ phận nạp liệu là những vòi hoặc
cơ cấu phun, hệ thống quạt, calorife để cấp nhiệt cho tác nhân sấy, bộ phận thu hồi sản
phẩm. Nhờ các bộ phận phun mà nguyên liệu sấy được phun thành những hạt rất nhỏ
vào dòng tác nhân sấy đi trong buồng sấy làm tăng sự tiếp xúc giữa 2 pha. Nhờ vậy mà
cường độ sấy rất cao, thời gian sấy ngắn, sử dụng tác nhân sấy có nhiệt độ cao. Sản
phẩm sấy phun có chất lượng cao.
Hệ thống sấy phun có những nhược điểm: lưu lượng tác nhân lớn, tốn kém
trong khâu chuẩn bị dung dịch, hệ thống sấy phun có giá thành cao, hệ thống kích
thước lớn.

13
1.6.2 Thiết bị sấy tiếp xúc

Thiết bị này sử dụng phương pháp sấy tiếp xúc, gồm 2 kiểu:

1. Thiết bị sấy tiếp xúc với bề mặt nóng kiểu tang quay hay lò quay
2. Thiết bị sấy tiếp xúc trong chất lỏng .
1.6.3 Thiết bị sấy bức xạ

Thiết bị này sử dụng phương pháp sấy bức xạ. Thiết bị sấy này dùng thích hợp
với một số loại sản phẩm.

1.6.4 Thiết bị sấy dùng điện trường cao tần

Thiết bị sấy này dùng phương pháp sấy bằng điện trường cao tần

1.6.5 Thiết bị sấy thăng hoa.

Thiết bị này sử dụng phương pháp hóa hơi ẩm là thăng hoa. Việc thải ẩm sử dụng
hút chân không kết hợp với bình ngưng tụ ẩm.

1.6.6 Thiết bị sấy chân không thông thường

Thiết bị này sử dụng các thải ẩm bằng máy hút chân không. Do buồng sấy có
chân không nên không thể dùng cấp nhiệt bằng đối lưu, việc cấp nhiệt cho vật ẩm
bằng bức xạ hay dẫn nhiệt…

Các thiết bị sấy dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như công nghiệp
chế biến gỗ, chế biến lâm sản, lương thực thực phẩm, hải thủy sản, lượng thực, y tế,
công nghiệp khai thác mỏ, chế biến khoáng sản,…

Các thiết bị sấy phổ biến như:

 Thiết bị sấy tầng sôi


 Thiết bị sấy thùng quay
 Thiết bị sấy phun
 Thiết bị sấy thăng hoa
 Lò điện
 Thiết bị sấy kiểu ống khí động dùng để sấy cát.

Trong đồ án, em sẽ trình bày nội dung liên quan đến thiết bị sấy tầng sôi.

14
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU SẤY

2.1 Đặc tính của vật liệu sấy: Lúa mì

Lúa mì là một loại cây lương thực quan trọng trên toàn thế giới bên cạnh ngô
và lúa gạo. Ở các nước Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi, người ta sử dụng lúa mì
làm lương thực chính cho người với phương thức rất đa dạng theo vùng địa lý và
tập quán mỗi nơi. Tại Việt Nam, thời tiết không quá phù hợp với việc trồng lúa mì,
khi đây là một loại cây ôn đới, phù hợp với khí hậu khô-ấm, trong khi Việt Nam là
một nước nhiệt đới, do đó, sản lượng trồng trọt lúa mì ở Việt Nam rất thập, nguồn
nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu từ các nước Ấn Độ, Australia, Bzaril.
Dưới đây là một số nội dung nghiên cứu về cây Lúa mì hà hạt Lúa mì :
2.1.1 Đặc điểm cấu tạo, tính chất về lúa mì

+ Cám (Bran) : phần ngoài của hạt lúa mì, thường được loại ra khi sản xuất white
flour

+ Nội nhũ (Endosperm) : thành phần chính để xay ra thành bột mì. Phần bên
ngoài của lớp nội nhũ này có chứa hàm lượng protein cao hơn phần bên trong của
nó.

15
+ Phôi (Germ): là phần sẽ phát triển thành cây lúa mì mới, chứa nhiều chất béo
nên bột mì được làm ra từ thành phần này sẽ làm bánh dễ hư.

 Hàm lượng protein, tỷ lệ hấp thụ nước và các yếu tố khác

a. Hàm lượng protein trong mỗi loại bột được xác định cho từng loại bánh mà nó
yêu cầu: Cake flour (8%-12%), Bread flour (13%-14%). Việc xay xác bột mì
cũng quyết định hàm lượng protein trong bột mì. Lưu ý rằng, lớp vỏ ngoài của
phần nội nhũ (Endosperm) sẽ cho lượng Protein cao hơn lớp trong cùng.
b. Ngoài ra, không chỉ protein mà tỷ lệ hấp thụ nước cũng là yếu tố xác định cho
mỗi loại bột. Vd: nếu tỷ lệ hấp thụ nước cuả loại bột A được ghi là 60% thì để
tạo ra 1 thành phẩm bột tiêu chuẩn cần 60gr nước cho 100gr bột lại A đó.
Lượng protein có trong bột càng cao thì lượng nước cần để hấp thụ càng
nhiều.
c. Tro (Ash): hàm lượng tro trong bột quyết định hàm lượng khoáng có trong
đó. Bột mì có hàm lượng khoáng cao sẽ có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên
sẽ làm bánh có màu đen hơn.

 Thành phần hóa học và có trong hạt lúa mì.

Thành phần hóa học ( % khối lượng)

Nước 13
Chất đạm 7,6
Chất béo 1,54
Tinh bột 64,1
Xơ 13,2
Chất khoáng 0,52

16
Các chất khác 0,04

Bảng 3.3 : Thành phần hóa học của hạt Lúa mì


2.1.3 Ứng dụng của hạt Lúa mì

Với mức sản lượng đứng sau bắp và gạo, nó được xem như nguồn cung cấp
lương thực chủ yếu cho con người. Lúa mì được ứng dụng rộng rãi, nhiều nhất chính
là làm ra các loại bánh mì, bột mì, tiếp đó là các thực phẩm như mì sợi, bánh
kẹo, rượu, bia hay các nhiên liệu sinh học khác.
Ngoài ra, lúa mì còn là thực phẩm chăn nuôi gia súc và gia cầm, các nông trại
quy mô nhỏ sẽ trồng lúa mì, sau khi thu hoạch thì phần cỏ khô sẽ làm nguồn thức ăn
cho gia súc và gia cầm, hay rơm rạ làm vật liệu xây dựng.

2.2 Một số giống lúa mì

Các giống lúa mì mềm:


 Giống lúa mì mùa xuân mềm Galera. Nó có năng suất cao. Ngành sản xuất bột
mì ở nước ta đang có nhu cầu rất lớn. Chất lượng của nó tốt hơn so với các
giống lúa mì cường độ cao. Nó kết hợp chất lượng và hiệu suất cần thiết để thu
hoạch có lãi. Nó có khả năng thích ứng tuyệt vời, là giống mạnh nhất trong số
các giống tương tự, và nó có thể cho năng suất cao hơn. Ở Thung lũng Ebro,
Castilla La Mancha và Castilla León, nên trồng trọt bằng nước tưới. Nó có khả
năng chống chịu mạnh với các bệnh như bệnh phấn trắng, bệnh đốm nâu và bệnh
gỉ sắt. Phần trăm protein của nó là 15%.
 Lúa mì mùa xuân mềm của giống Badiel. Đây là loại lúa mì được tưới, cho
năng suất cao hơn các loại lúa mì khác. Sức đề kháng của nó đối với chỗ ở rất
mạnh, giống như giống Gazul, nó có khả năng chống lại các bệnh như bệnh phấn
trắng và bệnh đốm nâu. Khả năng chống gỉ nâu và vàng ở mức trung bình. Ở
những khu vực thường xuyên xảy ra bệnh này, chúng phải được xử lý bằng
thuốc diệt nấm cụ thể. Nó có một tỷ lệ protein trung bình, khả năng bột mì của
nó có giá trị kháng cao và cung cấp một loại bột mì được cải thiện có xu hướng
dẻo dai.
 Giống lúa mì Califa Sur. Đây là một giống có năng suất cao hơn tới 13%. Nó
thể hiện một sự thích nghi tốt ở cả phía bắc và phía nam của Tây Ban Nha. Giá
trị sức mạnh khá cao và nó có lượng protein vượt quá 15%. Nó cung cấp bột mì
có độ ổn định cao và là loại lúa mì cải thiện gluten. Nó ngắn ngày và khả năng
đẻ nhánh khá cao.

Các giống lúa mì cứng như sau:

17
 Atoris: Đây là một giống cho năng suất cao và khá ổn định. Nó có thể thích nghi
tốt với mọi loại địa hình và có khả năng chống chịu khá tốt với một số bệnh như
bệnh vàng lá và gỉ sắt. Nó có một bộ ba chất lượng cao.
 Ong vò vẽ: Nó là một trong những giống lúa mì cứng được biết đến nhiều nhất
nhờ khả năng thích nghi tuyệt vời. Nó là một trong những giống được gieo nhiều
nhất ở nước ta. Và nó thể hiện sự phát triển của cây và mức độ đẻ nhánh xuất
sắc. Nhờ các phép lai di truyền mà nó có khả năng chống lại bệnh tật và mạng
lưới rất lớn.
 Nick Kiko: nó cũng sản xuất tốt trên mọi loại địa hình. Nó có một chất lượng
tuyệt vời bột báng và pastera. Nó có hàm lượng protein cao và cải thiện chất
lượng của gluten. Nó có một khả năng chống gỉ tốt và chỗ ở.
 Noviri: là một trong những giống lúa mì được gieo sạ sớm nhưng chất lượng
cao. Nó được trồng chủ yếu ở phía bắc bán đảo và có khả năng kháng bệnh. Nó
có một hạt chất lượng tuyệt vời và một gluten rất tốt.

2.3 Phân tích, lựa chọn phương pháp và tác nhân sấy, thiết bị sấy, thời gian
sấy phù hợp
2.3.1. Định nghĩa sấy đối lưu:
- Sấy đối lưu là dùng không khí nóng hoặc khỏi lò làm tác nhân sấy có nhiệt độ,
độ ẩm, tốc độ phù hợp.
- Tác nhân sấy chuyển động chảy chùm lên vật liệu sấy làm cho ẩm trong vật sấy
bay hơi theo TNS. Sau thời gian sấy ta thu được sản phẩm sấy có độ ẩm theo
yêu cầu.
- Đối với VLS là lúa mì, ta có thể chọn sấy theo mẻ hoặc liên tục hoặc liên tục có
chu kì.
2.3.2. Sơ đồ nguyên lý sấy đối lưu bằng không khí nóng:

Nguyên lý làm việc:


- Quạt (1) hút không khí ngoài trời đẩy qua calorife (2) để thực hiện nung nóng
thành tác nhân sấy rồi vào buồng sấy (3) chảy chùm qua VLS đặt trong buồng
làm ẩm trong vật sấy bay hơi rồi cuốn theo cửa thải
- Đối với phương pháp sấy này thì sản phẩm lấy ra theo mẻ, calorife đốt nóng
dùng calorife hơi nước.
2.3.3. Chọn chế độ làm việc của hệ thống sấy đối lưu

18
Đối với công nghệ sấy lúa mì này thì hệ thống sấy tầng sôi làm việc liên tục.
- Ưu điểm: truyền nhiệt và truyền ẩm giữa tác nhân sấy và vật liệu sấy rất tốt,
năng suất lớn, thời gian nhanh, VLS được sấy rất đều.
- Nhược điểm: phức tạp, yêu cầu thông số đầu vào khắt khe, tốn năng lượng.
2.3.4. Chọn tác nhân sấy
Ta biết sấy là quá trình bốc hơi ẩm từ VLS được đốt nóng. Như vậy quá trình
sấy gồm 2 quá trình: quá trình đốt nóng vật ẩm và thải ẩm vào môi trường.
Đối với TBS đối lưu ta chọn TNS là khí nóng, nguồn năng lượng để gia nhiệt
cho TNS là hơi nước, thiết bị đốt nóng là calorife khí hơi.
Ưu điểm: Sạch sẽ, dễ điều chỉnh chế độ sấy và tiết kiệm điện, kinh tế hơn calorife in.
Nhược điểm:
- Nằm trong khu công nghiệp có lò hơi riêng.
- Nếu dùng TNS là khói lò thì thường chỉ thích hợp dạng VLS là dạng hạt, đồng
thời TNS khói lò có chứa lượng nhỏ khí CO2 nên dễ cháy nổ, mặt khác trong
khói lò có chứa khí SO2 nên dễ gây ăn mòn thiết bị.
Nhiệm vụ của tác nhân sấy là:
- Gia nhiệt cho vật sấy
- Tải ẩm mang ẩm từ bề mặt vật vào môi trường
- Bảo vệ vật sấy khỏi bị hỏng do quá nhiệt.
2.3.5. Chọn thiết bị sấy
Dựa vào đặc điểm cấu tạo của lúa mì cũng như đảm bảo các thông số chế độ
sấy yêu cầu các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật cao tiêu tốn ít nhiên liệu, năng lượng điện, giá
thành hạ, lắp đặt vận hành dễ dàng, sữa chữa dễ, tuổi thọ cao, có thể sấy được nhiều
vật liệu khác nhau có kích thước và tính chất gần nhau nên ta chọn thiết bị sấy tầng
sôi.
Sấy tầng sôi là thiết bị có tiết diện hình tròn, vật liệu sấy lơ lủng giữa buồng
sấy, môi chất sấy là không khí chuyển động trong buồng sấy bằng đối lưu cưỡng bức
nhờ quạt gió.
Ta chọn sấy tầng sôi bởi lẽ sấy tầng sôi làm việc liên tục, vật liệu đưa vào
buồng sấy liên tục, chế độ nhiệt độ tương đối ổn định.
Ta chọn thiết bị sấy tầng sôi dùng quạt ly tâm có gia nhiệt trung gian, môi chất
sấy đi vào từng phần của vật liệu gia nhiệt bổ sung do đó chế độ nhiệt độ được điều
hòa hơn theo chiều cao của vật liệu, khi cần hồi lưu có thể điều chỉnh cửa gió.
Nguyên lý làm việc của thiết bị sấy tầng sôi: Bộ phận chính của thiết bị sấy
tầng sôi là một buồng sấy, phía dưới buồng sấy đặt ghi lò. Ghi buồng sấy là một tấm
thép có đục nhiều lỗ thích hợp để TNS đi qua nhưng hạt không rơi xuống được. TNS
có nhiệt độ cao, độ ẩm thấp được thối từ dưới lên để đi qua lớp vật liệu. Với tốc độ đủ
lớn, TNS nâng các hạt vật liệu lên và làm cho lớp hạt xáo trộn. Quá trình sôi này là
quá trình trao đổi nhiệt ẩm mãnh liệt nhất giữa TNS và VLS. Các hạt vật liệu khô hơn
nên nhẹ hơn sẽ nằm ở lớp trên của tầng hạt đang sôi, và ở một độ cao nào đó, hạt khô
sẽ được đưa ra ngoài qua đường tháo liệu.
2.3.6. Thời gian sấy

19
Định nghĩa: thời gian sấy là đại lượng đặc trưng tổng hợp của quá trình sấy, nó có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình thiết kế và vận hành thiết bị sấy
Thời gian sấy phụ thuộc vào các đặc trưng: VLS, chủng loại, hình dáng, kích thước, độ
ẩm ban đầu và độ ẩm sản phẩm sau khi sấy, các đặc trưng thiết bị, phương pháp sấy,
chế độ sấy, cách bố trí vật liệu.
2.3.7. Sơ đồ quy trình công nghệ sấy lúa mì

Sơ đồ quy trình công nghệ

Nguyên liệu Phân loại Làm sạch

Sản phẩm Sấy

1: quạt 4: buồng sấy 7: cyclon


2: caloriphe 5: bộ phận nhập liệu
3: lưới phân phối khí 6: cửa tháo liệu

Yêu cầu của bài toán thiết kế: Thiết kế hệ thống sấy tầng sôi để sấy thóc với năng suất
500kg sản phẩm/giờ. Thiết bị được đặt tại Việt Nam. Với hệ thống thiệt bị sấy tầng
soi, chủ yếu dùng để sấy lúa mì đã qua phơi nắng để cho thóc đạt độ khô cần thiết và
khô đều hơn, giúp cho việc bảo quản tốt hơn. Do đó ta chọn độ ẩm của lúa mì trước
khi sấy không cao lắm và độ ẩm sau khi sấy thích hợp cho sự bảo quản.

20
CHƯƠNG 3. ĐỘNG HỌC QUÁ TRÌNH SẤY

3.1. Những biến đổi cơ bản trong quá trình sấy

Trong quá trình sấy xảy ra hai quá trình cơ bản:


- Quá trình trao đổi nhiệt: vật liệu sấy sẽ nhận nhiệt để tăng nhiệt độ và để ẩm
bay hơi vào môi trường.
- Quá trình trao đổi ẩm: quá trình này diễn ra do sự chênh lệch độ ẩm tương đối
của vật ẩm và độ ẩm tương đối của môi trường không khí xung quanh. Động
lực của quá trình này là do sự chênh lệch áp suất hơi trên bề mặt của vật liệu
sấy và áp suất riêng phẩn của hơi nước trong môi trường không khí. Quá trình
thải ẩm diễn ra cho đến khi độ ẩm của vật ẩm cân bằng với môi trường không
khí xung quanh. Do đó, trong quá trình sấy ta không thể sấy đến độ ẩm nhỏ hơn
độ ẩm cân bằng. Độ ẩm của môi trường không khí xung quanh càng nhỏ thì quá
trình sấy càng nhanh và độ ẩm cuối của vật liệu càng thấp. Qua đó có thể kết
luận độ ẩm tườn đối của môi trường không khí xung quanh là động lực cho quá
trình sấy, đây cũng là nguyên nhân tại sao khi sấy bằng bơm nhiệt (sấy lạnh) thì
thời gian sấy giảm đi rất nhiều.
Cơ chế thoát ẩm ra khỏi vật liệu trong quá trình sấy. Gồm hai quá trình:
- Quá trình khuếch tán nội (trong lòng vật liệu sấy)
 Quá trình khuếch tán nội là quá trình chuyển dịch ẩm từ các lớp bên trong ra
lớp bề mặt của vật ẩm. Động lực của quá trình này là do sự chênh lệch nồng độ
ẩm giữa các lớp bên trong và các lớp bề mặt. Qua nghiên cứu ta thấy rằng ẩm
dịch chuyển từ nơi có phân áp suất cao đến nơi có phân áp suất thấp. Do đó tùy
thuộc vào phương pháp sấy và thiết bị sấy mà dòng ẩm dịch chuyển dưới tác
dụng của nồng độ ẩm và dòng ẩm dịch chuyển dưới tác dụng của nhiệt độ có
thể cùng chiều hoặc ngược chiều nhau.
 Ta có thể biểu thị tốc độ khuếch tán nội bằng phương trình như sau:
dW dc
=k . F .
dτ dx
Trong đó:
W là lượng nước khuếch tán, kg
dτ là thời gian khuếch tán, giờ
F là diện tích bề mặt khuếch tán, m
k là hệ số khuếch tán

 Nếu hai dòng ẩm dịch chuyển cùng chiều với nhau sẽ làm thúc đẩy quá trình
thoát ẩm, rút ngắn thời gian sấy. Nếu hai dòng ẩm dịch chuyển ngược chiều
nhau sẽ kìm hãm sự thoát ẩm, kéo dài thời gian sấy.
- Quá trình khuếch tán ngoại
 Quá trình khuếch tán ngoại là quá trình chuyển ẩm từ lớp bề mặt của vật liệu
sấy vào môi trường không khí xung quanh. Động lực của quá trình này là do sự

21
chênh lệch áp suất hơi trên bề mặt của vật ẩm và phân áp suất hơi trong môi
trường không khí.
 Lượng hơi nước bay hơi trong quá trình khuếch tán ngoại thực hiện được dưới
điều kiện áp suất hơi nước trên bề mặt (Pbm) lớn hơn áp suất riêng phần của
hơi nước trong không khí (Pkk). Sự chênh lệch đó là AP= Pbm - Pkk. Lượng
hơi nước bay hơi tỷ lệ thuận với AP, với bề mặt bay hơi và thời gian làm khô ta
có:
dW = B(Pbm – Pkk).F.dτ
Tốc độ bay hơi nước được biểu diễn như sau:
dW
=B.(Pbm – Pkk).F

Trong đó: W là lượng nước bay hơi, kg
F là diện tích bề mặt bay hơi, m
dτ là thời gian bay hơi, giờ
B là hệ số bay hơi
- Mối quan hệ giữa khuếch tán nội và khuếch tán ngoại
Khuếch tán nội và khuếch tán ngoại có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau, quá trình
khuếch tan nội là động lực của quá trình khuếch tán ngoại và ngược lại. Tức là khi
khuếch tán ngoại được tiến hành thì khuếch tán nội mới có thể được tiếp tục và như
thế độ ẩm của nguyên liệu mới được giảm dần. Tuy nhiên trong quá trình sấy ta phải
làm sao cho hai quá trình này ngang bằng với nhau, tránh trường hợp khuếch tán ngoại
lớn hơn khuếch tán nội vì khi đó sẽ làm cho sự bay hơi ở lớp bề mặt diễn ra mãnh liệt
làm cho bề mặt của sản phẩm bị khô cứng, hạn chế sự thoát hơi ẩm. Khi xảy ra hiện
tượng đó ta khắc phục bằng cách sấy gián đoạn (quá trình sấy - ủ liên tiếp) mục đích là
để thúc đẩy quá trình khuếch tán nội.

3.2. Đặc điểm diễn biến của quá trình sấy

Quá trình sấy xảy ra 3 giai đoạn:


- Giai đoạn làm nóng vật
- Giai đoạn sấy tốc độ không đổi
- Giai đoạn sấy tốc độ giảm dần
a. Giai đoạn làm nóng vật
Giai đoạn này bắt đầu từ khi đưa vật vào buồng sấy tiếp xúc với không khí
nóng cho đến khi nhiệt độ đạt đến bằng nhiệt độ nhiệt kế ướt. Trong quá trình này,
toàn bộ vật sấy được gia nhiệt. Âm long trong vật cũng được gia nhiệt cho đến khi đạt
được nhiệt độ sôi ứng với phân áp suất hơi nước trong môi trường không khí buồng
sấy. Do được làm nóng nên độ ẩm của vật có giảm chút ít do bay hơi ẩm còn nhiệt độ
không đồng đều ở phần ngoài và phần trong vật. Vùng trong vật đạt tới tư. Đối với
những vật dễ sấy thì giai đoạn làm nóng vật xảy ra rất nhanh.
b. Giai đoạn tốc độ sấy không đổi

22
Kết thúc giai đoạn làm nóng vật, nhiệt độ của vật bằng nhiệt độ nhiệt kế ướt.
Tiếp tục cung cấp nhiệt, ẩm trong vật sẽ hóa hơi còn nhệt độ của vật giữ không đổi en
nhiệt lượng cung cấp chỉ để làm hóa hơi nước. Âm sẽ hóa hơi ở lớp vật liệu sát bề mặt
vật, ẩm lỏng bên trong vật sẽ truyền ra ngoài bề mặt vật để hóa hơi. Do nhiệt độ không
khí nóng không đổi, nhiệt độ của vật không đổi, nên chênh lệch nhiệt độ vật và môi
trường cũng không đổi. Do vậy tốc độ bay hơi ẩm của vaath cũng không thay đổi.
∂u
Điều này sẽ làm cho tốc độ giảm của độ chứa ẩm của vật liệu theo thời gian ( )
∂τ
không đổi, cũng có nghĩa là tốc độ sấy không đổi:
∂u
= const
∂τ
Trong giai đoạn sấy tốc độ không đổi biến thiên của độ chứa ẩm theo thời gian
là tuyến tính. Âm được thoát ra trong giai đoạn này là ẩm tự do. Khi độ ẩm của vật đạt
đến tri giới hạn uk = Ucbmax thì giai đoạn có tốc độ sấy không đổi kết thúc đồng thời
cũng chấm dứt giai đoạn thoát ẩm tự do chuyển sang giai đoạn tốc độ sấy giảm
c. Giai đoạn tốc độ sấy giảm dần
Kết thúc giai đoạn sấy tốc độ không đổi, ẩm tự do đã bay hơi hết, còn lại trong
vật là ẩm liên kết. Năng lượng để bay hơi ẩm liên kết lớn hơn so với ẩm tự do và càng
tăng lên khi độ ẩm của vật càng nhỏ (liên kết càng chặt). Do vậy tốc độ bay hơi ẩm
trong giai đoạn này nhỏ hơn trong giai đoạn có tốc độ sấy không đổi, có nghĩa là tốc
dộ sấy trong giai đoạn này nhỏ hơn và càng giảm theo thời gian sấy. Quá trình sấy
càng tiếp diễn độ ẩm của vật càng giảm, tốc độ sấy cũng giảm dần cho đến khi đọ của
vật giảm dần đến bằng độ ẩm cân bằng ứng với điều kiện môi trường không khí ẩm
trong buồng sấy (ucb, Wcb) thì quá trình thoát ẩm của vật ngừng lại có nghĩa là tốc độ
sấy bằng không. Trong giai đoạn sấy tốc độ giảm nhiệt độ sấy tăng lên lớn hơn nhiệt
độ của nhiệt kế ướt. Nhiệt độ ở các lớp bên ngoài mặt tăng nhanh hơn còn càng vào
sâu bên trong vật nhiệt độ tăng chậm do đó hình thành gradient nhiệt độ trong vật sấy.
Khi độ ẩm của vật đã đến độ ẩm cân bằng thì lúc này giữa vật sấy và môi trường có sự
cân bằng nhiệt và ẩm. Ở cuối quá trình sấy do tốc độ sấy nhỏ nên thời gian sấy kéo
dài. Người ta sấy đến độ ẩm cuối u2 (w2) lớn hơn độ ẩm cân bằng.

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sấy

3.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí

Trong các điều kiện khác không đổi như: độ ẩm không khí, tốc độ gió, ... nâng
cao nhiệt độ của không khí sẽ làm tăng nhanh quá trình làm khô. Như vậy ở nhiệt độ
sấy cao tốc độ làm khô sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên nhiệt độ tăng cao cũng phải trong giới
hạn cho phép, vì nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Mặt khác, sự cân
bằng giữa quá trình khuếch tán nội và khuếch tán ngoại bị phá vỡ, khuếch ngoại thì
lớn còn khuếch tan nội thì nhỏ dẫn đến hiện tượng vỏ cứng ảnh hưởng sự di chuyển
của nước từ trong ra. Nhưng nếu nhiệt độ làm khô thấp quá, dưới giới hạn cho phép thì
quá trình làm khô sẽ chậm lại dẫn đến thối rữa, hủy hoại thịt cá. Nhiệt độ làm khô tùy

23
thuộc vào loại nguyên liệu, kết cấu tổ chức cơ thịt, phương pháp chế biến và nhiều
phương pháp khác.
3.3.2. Ảnh hưởng của độ ẩm tương đối không khí

Độ ẩm tương đối của không khí cũng là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến quá
trình làm khô. Độ ẩm tương đối không khí càng lớn quá trình làm khô sẽ càng chậm.
Khi không khí càng khô tức là độ ẩm càng thấp, quá trình khuếch tán tăng, ẩm càng dễ
thoát ra hơn. Tuy nhiên, cần chú ý đến hiện tượng mất cân bằng trong quá trình khuếch
tán nội và khuếch tán ngoại, gây hiện tượng tạo màng cứng. Để tránh hiện tượng này
người ta áp dụng phương pháp làm khi gián đoạn, tức là vừa sấy vừa ủ ẩm.
3.3.3. Ảnh hưởng của tốc độ chuyển động không khí

Tốc độ chuyển động của không khí có ảnh hưởng lớn đến quá trình làm khô.
Tốc độ không khí quá lớn hoặc quá nhỏ đều không có lợi cho quá trình sấy. Nếu tốc độ
quá lớn sẽ làm bay sản phẩm hay khó giữ được nhiệt lượng trên nguyên liệu để cân
bằng quá trình sấy, còn tốc độ quá nhỏ làm cho quá trình sấy lâu, dẫn đến sự hư hỏng
sản phẩm. Khi đó, ngoài sản phẩm sẽ lên mốc gây thối rữa tạo thành lớp dịch nhầy có
mày sắc và mùi vị khó chịu. Vì vậy cần phải có một tốc độ gió thích hợp, nhất là giai
đoạn đầu của quá trình làm khô.
3.3.4. Ảnh hưởng của áp suất tác nhân sấy

Tốc độ sấy trong khí quyển ở một nhiệt độ nhất định được bểu thị
Trong đó:
dW
=B . ( P 1 – P 2 )

P1 − phân áp suất hơi nước trên bề mặt nguyên liệu (mmHg)
P2 – phân áp suất riêng phần hơi nước trong không khí (mmHg)
B – hệ số bay hơi nước trong khí quyển.
B phụ thuộc vào tốc độ gió, hướng gió và cấu tạo của nguyên liệu. Khi sấy ở áp lực
thường có tốc độ gió không đổi thì B là một hằng số phụ thuộc vào sự truyền dẫn ẩm
trong
nguyên liệu và sự trao đổi chất trong máy sấy, lúc đó hệ số bay hơi B được đặc trưng
bằng hệ số K, tức là:
dW
=K . ( P1 – P 2 )

Như vậy khi sấy trong chân không có nhiệt độ không đổi, thì tốc độ sấy tỉ lệ với
hiệu số áp suất trên bề mặt nguyên liệu và trong hệ thống sấy. Áp suất P2 trong máy
sấy giảm thì tốc độ sẫy sẽ tăng nhưng quan hệ đó không phải là quan hệ bậc nhất.
3.3.5. Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu

Nói chung nguyên liệu càng nhỏ, càng mỏng thì tốc độ sấy càng nhanh. Như đã
nói ở trên cả hai quá trình khuếch tán nội và khuếch tán ngoại đều tỉ lệ thuận với diện

24
tích bề mặt của nguyên liệu. Khi vật có bề mặt hơi nước lớn thì nước trong nguyên liệu
càng dễ bị bay hơi, vật liệu càng nhanh khô.
Trong những điều kiện khác như nhau thì tốc độ sấy tỷ lệ thuận với diện tích bề mặt S,
và tỷ lệ nghịch với chiều dày của nguyên liệu c
dW dS
=B
dτ dσ
Trong đó:
S – diện tích bề mặt bay hơi của nguyên liệu
σ - chiều dày của nguyên liệu
B – hệ số bay hơi đặc trưng cho bề mặt nguyên liệu
Chẳng hạn khi làm khô cá to, muốn cho nhanh chóng thì phải cắt, mổ phân chia
nhỏ ra. Dựa vào thời hạn bảo quản sản phẩm để chọn phương pháp cắt mổ cho phù
hợp. Muốn bảo quản cá được lâu khi mổ phải giữ lại da và vẩy để làm chậm sự xâm
nhập của nấm mốc và giữ cho thịt cá khô khó hút ẩm.
3.3.6. Ảnh hưởng của việc ủ ẩm

Ủ ẩm là công đoạn tiếp theo của bán thành phẩm, sau khi đã sấy khô một thời
gian. Vì vậy ủ ẩm là mục đích của quá trình sấy khô gián đoạnn để đảm bảo sự di
chuyển của nước trong sản phẩm ra bề mặt được đều hơn, rút ngắn thời gian sấy khô.
Nhưng quá trình ủ ẩm phải là một thời gian nhất định và thời gian sấy khô ban đầu
cũng không được quá ngắn hoặc quá dài. Nếu thời gian sấy quá ngắn thì bề mặt ngoài
của nguyên liệu chưa khô nê khi ủ ẩm sẽ làm cho bề mặt ngoài của bán thành phẩm
xảy ra hiện tượng sinh ra chất nhớt. Ngược lại thời gian sấy quá lâu thì bề mặt nguyê
liệu quá khô sẽ ảnh hưởng tới thời gian ủ ẩm, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì
vậy phải chú ý đến chế độ sấy khô gián đoạn cho thích hợp với từng loại nguyên liệu.
3.3.7. Ảnh hưởng của bản thân nguyên liệu

Nguyên liệu đưa vào làm khô cần phải xét đến thành phần hóa học như : nước,
mỡ, protit, chất khoáng, kết cấu tổ chức rắn chắc hay lỏng lẻo,...Ví dụ : Cá tươi hay
ươn, mặn hay nhạt... căn cứ vào các yếu tố đó chọn chế độ làm khô cho thích hợp.Cá
S
được cắt mổ, loại cá nhỏ sẽ được làm khô nhanh nhưng quan trọng ở đây là tỉ lệ
σ
càng lớn thì quá trình làm khô sẽ càng nhanh, bề mặt nguyên liệu nhẵn và sáng thì tốc
độ làm khô sẽ chậm.

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ

4.1 Tính toán các thông số cơ bản của vật liệu

Dùng các kí hiệu như sau:

25
 Lượng vật liệu ẩm đi vào máy sấy: G1
 Lượng vật liệu ra khỏi máy sấy: G2=500kg/h
 Độ ẩm ban đầu và cuối của vật liệu( tính theo khối lượng): w 1=25%, w 2
=13%
 Lượng ẩm tách ra khỏi vật liệu trong quá trình sấy: W(kg/h).
 Lượng vật liệu khô tuyệt đối: Gk
 Tác nhân sấy: Không khí nóng
 Nhiệt độ của tác nhân sấy trước khi vào và ra thiết bị sấy là t1=120°C,
t2=45°C.
 Nhiệt độ của vật liệu sấy trước khi vào sấy là tv1=25°C
 Nhiệt độ của vật liệu sau khi ra khỏi thiết bị sấy là tv2=40°C
 Trạng thái không khí bên ngoài là: t0=25°C,φ =85%
 Khối lượng riêng vật liệu: ρr=1500 kg/m3

 Tính toán cân bằng vật liệu


Theo phương trình cân bằng vật liệu ta có:
Lượng vật liệu ẩm đi vào máy sấy:
100−w1 100−13
G1= G2 = 500 = 580 kg/h
100−w2 100−25
Suy ra: W= 580 -500 = 80 kg/h
Và lượng vật liệu khô tuyệt đối :
100−w 2 100−13
Gk = G 2 = 500 = 435 kg/h.
100 100

4.2 Tính toán quá trình sấy lý thuyết

Các thông số của quá trình sấy:


 I: Ethanpy, kJ/kgkkk
 t: Nhiệt độ, oc
 x: Hàm ẩm, kg/kgkkk
 : Độ ẩm tương đối, % khối lượng.

Sơ đồ cấu tạo

26
Trong đó:
1. Là quạt
2. Là calorife
3. Là thiết bị sấy
Nguyên lí hoạt động:
Lúa mì khi được sơ chế được cho vầo buồng sáy từ của nạp liệu. Không khí được quạt
(1) thổi vào Calorife (2) tại đây không khí được gia nhiệt làm cho không khí nóng lên
đến 120°C thì được thổi qua kênh dẫn đi vào buồng (3) chảy trùm vào vật liệu, không
khí nóng gia nhiệt cho lúa mì đồng thời ẩm từ vật liệu thoát ra vận chuyển theo đường
ống gió thoát ra ngoài môi trường.
4.2.1 Thông số của tác nhân sấy ở bên ngoài (tại điểm A) (I0, x0, t0 và 0)

Ta có:
- Ethanpy được tính bằng công thức:
I0 = 1,004.t0 + x0( 2500 + 1,842.t0 ) (trang 158 – TL6)
Với hàm ẩm của không khí là :
Pb h .❑0
x 0 = 0,621 0

P−Pb h .❑0
0

Từ thông số ban đầu : t0 = 25oC, ❑0= 85%


Áp suất hơi nước bão hòa tại t 0 = 25oC được tính bằng:

(
Pbh = exp 12−
0
4026 , 42
235 , 5+t 0 )
(
= exp 12−
4026 , 42
235 , 5+25 )
= 0,0315 bar (trang 158_TL1)
745
Áp suất chung lấy giá trị là P = 745 mmHg = = 0,9933 bar.
750
0,0315 .0 , 85
Vậy x 0= 0,621 = 0,0172 kg/kgkkk
0,9933−0 ,85 . 0,0315
Từ đó suy ra : I0 = 1,004.25 + 0,0172.(2500 + 1,842.25)
= 68,892 kJ/kgkkk
Nên nhiệt dung riêng của không khí ẩm khi có hàm ẩm là x0 bằng:
Ckk = Ckkk – Ch x 0 = 1,004 + 1,842. 0,0172 = 1035,7 J/kgoc = 1,0357 kJ/kgoC
Trong đó : Ckkk là Nhiệt dung của không khí khô, lấy bằng 1,004 kJ/ kgoc
Ch là Nhiệt dung riêng của hơi nước, lấy bằng 1,842 k J/kgoc.
4.2.2 Thông số của không khí ở calorife tại điểm B (I1, x 1, t1 và 1)

27
Quá trình gia nhiệt trong calorife là quá trình có x= const
nên x 0= x 1= 0,0172 kgẩm /kgkkk
- Ethanpy : I1 = 1,004.t1 + x1( 2500 + 1,842.t1 )
= 1,004.120 + 0,0172.(2500 + 1,842.120)
= 167.282 kJ/kgkkk
- Áp suất hơi nước bão hòa ứng với nhiệt độ t1 = 85oC là:

Pbh = exp 12−


1 ( 4026 , 42
)
P
235 , 5+t 1 = bh = exp
12−
1 (
4026 , 42
235 , 5+140 )
= 3,5865 bar

x1 P 0,0172 . 0,9933
Khi đó 1 = = =¿ 0,00075 ≈ 0,75%
( 0,621+ x 1 ) Pbh 1
( 0,621+0,0172 ) .3,5865
4.2.3 Thông số của tác nhân sấy sau buồng sấy (I2, x 2, t2 và 2)
- Đối với máy sấy lý thuyết thì I1 = I2 = 167,282 kJ/kgkkk
- Độ chứa ẩm x2 có thể tính theo công thức :
I 2−1,004 t 2
x2 =
2500+1,842 t 2
167,282−1,004.45
= = 0,047 kgẩm / kgkkk
2500+1.842 .45
- Tính độ ẩm tương đối của tác nhân sấy sau quá trình sấyφ 2:
Ở t2 = 45oc, áp suất hơi nước bão hòa là :

Pbh = exp 12−


2 ( 4026 , 42
)P
235 , 5+t 2 = bh = exp2
12− (
4026 , 42
235 , 5+ 45 )
= 0,09495 bar

x2 P 0,047 . 0,9933
Vậy 2 = = ( 0,621+0,047 ) . 0,09495 = 0,74 = 74 %
( 0,621+ x 2 ) P b h2

4.2.4 Lượng không khí lý thuyết

- Lượng không khí khô tiêu tốn riêng cho 1kg ẩm bốc hơi là :
1
l0 = x −x
2 1

1
= = 33,25 kgkk/ kgam
0,047−0,0172
- Lượng không khí tiêu tốn chung:
W
L0 = x −x = Wl0 ( 7.29- TL/T.290)
2 1

= 80 . 33,25 = 2660,12 (kgkk/ h)

Biểu diễn quá trình sấy lý thuyết trên đồ thị I – x

Dựng các trục I, x, các đường nhiệt độ.

28
- Dựng trục tung là I ( kcal/ kgk kk).
- Dựng trục x ( kgẩm/ kgkkk ) hợp với trục I một góc bằng 135o.
- Vẽ các đường I0, I1 và I2 song song với trục x.
- Trên trục tung, vẽ các đường đẳng nhiệt t 0, t1 và t2. Các đường này tạo với trục
một góc nhất định và chúng có đọ dốc tăng dần khi nhiệt độ tăng.
Biểu diễn các trạng thái:
- Trạng thái đầu tiên của không khí được xác định bởi điểm A( x0 , t0 )
- Không khí bắt đầu đi vào calorife, đốt nóng không khí thì nhiệt độ tăng từ t 0
lên t1 và hàm ẩm x = const (x0 = x1).
- Sau khi không khí ra khỏi calorife, trạng thái được xác định bởi điểm B(x1 , t1)
- Đoạn thẳng AB biểu diễn giai đoạn đốt nóng không khí trong calorife.
- Điểm C( x2 , t2) biểu diễn trạng thái cuối của không khí trong quá trình sấy lí
thuyết, C nằm trên đường I1 ( vì I1 = I2)
- Như vậy, đường gấp khúc ABC biểu diễn quá trình sấy lý thuyết trên đồ thi I –
x.
I(kg/kg kkk)

B
t1

t2
C

I1=I2
A

0 x2 x (kg ẩm/kg kkk)


x0 = x1
Đồ thị quá trình sấy lí thuyết

4.3 QUÁ TRÌNH SẤY THỰC

4.3.1 Các thông số của quá trình sấy thực

Thông số của không khí:


Như đã tính ở phần lí thuyết, không khí là tác nhân sấy đi vào :
 Nhiệt độ t0 = 25oC
 Độ ẩm 0 = 85 %
 Nhiệt dung riêng của không khí ẩm : Ckk = 1,0375 kJ/kgoC

29
 Ethanpy : I0 = 68,892 kJ/kgkkk.
 Độ chứa ẩm: x0 = 0,0172 kg/kgkkk
 Áp suất hơi nước bão hòa ở 25oC : Pb= 0,0315 bar
745
 Áp suất chung : B = = 0.9933 bar.
750
Thông số của vật liệu sấy:
 Các kích thước của lúa mì: tra phụ lục 7 (trang 260/tài liệu [6])
 Dài: l = 8 mm
 Rộng: a= 3mm
 Dày: b= 3 mm
 Nhiệt dung riêng: Cp = 1,5 (KJ/Kg)
 Khối lượng riêng rắn: v = 1500 Kg/m3
 Hệ số hình dạng : dtd= 0,00272 (m).

4.3.2 Tính các đại lượng cần thiết

 Tốc độ làm việc tối ưu:

- Trước tiên, cần tính chuẩn số Fe:



Fe = d tđ 3
4 g(❑v −❑k )
2
3❑k ❑k
Ở điều kiện t = 0,5(t1 + t2) = 0,5(120+ 45)= 82,5oC, tra phụ lục tài liệu ta được
các thông số như sau :
k = 22,358.10-6 m2/s
❑k = 0,935 kg/m3

Vậy Fe = 0,00272 . 3
√ 4 .9 , 81(1500−0,935)
−6 2
3.(22,358 . 10 ) .0,935
- Lấy tốc độ làm việc theo tiêu chuẩn :
= 94,51

Re = 0,5(0,19 + 0,258)Fe1,56 ( 10.19- TL6)


= 0,5(0,19 + 0,258) .94,511,56 = 286,70
ℜt ❑k 286 ,70 . 22 , 35.10
−6
Do đó : wt = d = = 2,3566 m/s
tđ 0,00272
 Xác định sơ bộ diện tích ghi và chiều cao:
- Diện tích FG và chiều cao vật liệu sấy sẽ được tính chính xác khi tính được
lương tác nhân sấy thực tế. Tính đến diện tích chiếm chỗ của lưới thép, lấy sơ
bộ diện tích ghi bằng 1,2 – 1,5 . Diện tích ghi tính theo lượng tác nhân sấy lý
thuyết. Vậy ta có:
1 ,5 L0 1 , 5 .2660 , 12
FG = = = 0,5 m2
3600. wt ❑k 3600 .2,3566 .0,935

Vậy đường kính ghi sơ bộ :

30
D=
√ 4 FG
π
=
√ 4 .0 , 5
π
= 0,798 m ≈ 0,8 m

- Chiều cao lớp hạt nằm trên ghi, chọn sơ bộ H = 0,25m. Để bố trí phếu đưa vật
liệu sấy vào và ra buồng sấy, chọn chiều cao buồng sấy H b = 4.H = 4.0,25 = 1
m. Cũng như diện tích ghi lò chiều cao H sẽ được tính toán khi tính xong quá
trình sấy thực.
- Như vậy diện tích bao quanh buồng sấy bằng:
F = FG+ π D.Hb = 0,5+ π .0.8.1 = 3.006 m2
 Tổn thất nhiệt ra môi trường:
- TBS là một hình trụ tròn bằng thép có δ 1 = 0,01 m, hệ số dẫn nhiệt  =
46,5(W/m.K)
- Nhiệt độ ngoài môi trường t0 = 250C, phía kia là trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng
bức với tốc độ wt = 2,3566 (m/s).
- Bề dày lớp bảo vệ thiết bị δ 2 = 0,0012 m, hệ số dẫn nhiệt  = 46,5(W/m.K)
- Nhiệt độ trung bình của TNS ttb = (120+45)0,5 = 82,50C
- Bông thủy tinh: bề dày δ btt = 0,13 m, hệ số dẫn nhiệt λ btt = 0,045 W/m. K

 Xác định hệ số truyền nhiệt K (W/m2 .K).


Hệ số truyền nhiệt K được xác định theo công thức dưới đây: K =
1
1 δ 1
+∑ +
α1 λ α2
*Trong đó:
- α 1 – hệ số trao đổi nhiệt (TĐN) đối lưu của khí trong buồng sấy (W/m2
.K);
- α 2 – hệ số TĐN đối lưu từ tường bao tới không khí bên ngoài
(W/m2 .K);
- δ – chiều dày của các lớp của tường bao;
- λ – hệ số dẫn nhiệt của lớp tường bao.
Nhận thấy, trên công thức trên, ta chưa xác định được hai hệ số trao đổi nhiệt.
Nguyên tắc xác định α1 𝑣à α2 là sử dụng phương pháp lặp. Giả thiết rằng
nhiệt độ vách trong của tường là là tw1 = 81,68°C.

Chạy chương trình tổn thất nhiệt viết trong ngôn ngữ psscal. Ta được:

 Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu của khí trong buồng sấy:
α 1 = 6,15 + 4,17.w t (6.9 - TL6/T.74)

31
= 6,15 + 4,17.2,3566 = 15,977 (W/m2.K).

 Mật độ dòng nhiệt do tác nhân sấy cấp cho mặt trong buồng sấy là :
q1 = α 1( tf1 – tw1)
tf1 – Nhiệt độ trung bình trong buồng sấy , tf1 = ttb = 82,5oC

Vậy q1 = 15,977( 82,5 - 81,68) = 13,1 W/m2 .

 Mật độ dòng nhiệt do TNS dẫn qua mặt thép có độ dày δ và độ dẫn nhiệt  là :
δ 0,0012 0 , 01 0 ,13
t w 2 = t w 1 − 𝑞1 . ∑ = 51,38 – 13,1. ( + + ) = 39,1°C
λ 46 , 5 46 , 5 0 , 045
 Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu từ tường bao tới không khí bên ngoài:tf2 = t0

α 2 = 1,715(tw2 – tf2)0.333 (6.10 – TL6/T74)

= 1,715( 81,68 - 25)0,333 = 4,14 W/m2

 Mật độ dòng nhiệt do đối lưu tự nhiên từ mặt ngoài của máy với môi trường
bên ngoài:
q 2 = 4,14. (39,1 − 25) = 13,46 (𝑊/𝑚2 )

Để kiểm tra điều kiện ta có sai số tương đối :

⌈ q 1−q 2 ⌉ ⌈ 13 , 1−13 , 46 ⌉
= = 0,027 ≈ 2,7%
q1 13 ,1

Hệ số truyền nhiệt giữa tác nhân sấy trong buồng và ngoài là:

1 1
K= =
1 δ 1 1 δ δ δ2 1
+ + 1
+ + + +
p
α 1 λ α 2 α 1 λ1 λ p λ2 α 2

1 W
¿ =0,313( 2 )
1 0 , 01 0 ,13 0,0012 1 m K
+ + + +
15,977 46 , 5 0,045 46 , 5 4 , 14

Lấy mật độ nhiệt qtb = ¿+ q 2) .0,5 = ¿).0,5 = 13,28 W/m2

Như vậy, tổn thất nhiệt ra môi trường bằng :

Qmt = qtb.F = 13,28. 3,006 = 39,93 W

Nhiệt tổn thất tính cho 1 giờ:

32
3 ,6 Q mt 3 ,6.39 , 93
qmt = = = 1,80 kJ/kg ẩm.
W 80

 Tổn thất nhiệt do vật liệu sấy mang đi


Nhiệt độ VLS sau quá trình sấy tv2 thường lấy theo điều kiện tv2 khoảng (5÷10)
0
C. Ở đây: tv2 = 45 – 5 = 400C.
Nhiệt dung riêng Cv = 1,5 kJ/kgK.
Khi đó nhiệt lượng do VLS mang đi là :

Qv G C (t −t ) 500.1, 5(40−25)
qv = = 2 v v2 2 = =140,625 kJ/kg ẩm
W w 80

 Nhiệt lượng có ích qi


qi = i2 – Catv1 = (2500 + 1,842.45 ) – 4,1868.25 = 2469,01 kJ/kg ẩm.
(i2 = r + 1,842.t2 )
( Nhiệt dung riêng của nước :Ca = 4,1868 kJ/kg.K )
 Tổng tổn thất nhiệt
∆ q= Catv1 – qv – qmt = 4,1868.25 – 140,625 – 1,8 = −¿37,75 kJ/kg ẩm.

4.3.3 Xác định thông số của quá trình sấy thực

Sau khi đã có giá trị tổng tổn thất nhiệt chúng ta có thể xây dựng quá trình sấy
thực trên đồ thị I-x. Trạng thái TNS sau quá trình sấy thực bằng điểm C. Từ điểm C
chúng ta tìm được entanpy I2, lượng ẩm d2 và độ ẩm tương đối . Đương nhiên các
thông số này cũng có thể tính toán bằng:

- Độ chứa ẩm của không khí sau buồng sấy x2 :


Ckk ( x 0 ) .(t 1−t 2) 1,0357 (120−45)
x2 = x 0 + = 0,0172 + = 0,047 kg/kgkkk.
i 2−q ( 2500+1,842.45 ) +37 , 75
- Ethanpy :
I2 = 1,004t2 + x2i2
= 1,004.45 + 0,047.(2500 + 1,842.45) = 166,16 kJ/kgkkk
- Độ ẩm tương đối 2 :
B . x2
2 =
P bh2 ¿ ¿ ¿
( Pbh2 = 0,09495 bar )
0.9933 . 0,047
= = 0,734 ¿ 73,4 % ≈ 2 lí thuyết.
0,09495(0,621+0,047)
- Lượng không khí thực tế :

33
1 1
l= x = = 33,73 kgkk/ kgẩm
2− x 0,047−0,0172
0

L = lW = 33,73. 80 = 2699 kgkk/h.


- Lượng nhiệt tiêu hao do TNS mang đi q2 :
q2 = l.C dx ( d 0 ) . ( t 2−t 0) = 33,73.1,0357( 45 – 25 ) = 698,84 kJ/kg ẩm.
- Lượng nhiệt tiêu hao q:
q = l( I1 – I0 )
= 33,73.(167,28 – 68,892) = 3319,4 kJ/kg ẩm.
- Nếu tính phương trình cân bằng ta có :
q’ = q i+ q2 +q v +q mt

= 2469,01 +698,84 + 140,625 + 1,8 = 3310,2696 kJ/kg ẩm ≈ 3310,27 kJ/kg ẩm

Sai số tương đối trong quá trình tính toán :

|q−q ’| |3319 , 4−3310 , 27|


= = 0,0028 ≈ 0,28%
q 3319 , 4

Bảng cân bằng vật liệu và hiệu suất buồng sấy:


Stt Đại lượng kJ/kg ẩm %
hiệu
1 Nhiệt lượng có ích qi 2469,01 74,59
2 Tổn thất do TNS q2 698,84 21,11
3 Tổn thất do VLS qv 140,625 4,25
4 Tổng tổn thất ra môi trường qmt 1,8 0,05
3310,27
5 Tổng nhiệt lương tiêu hao q 100

Các số liệu tính toán được:

 Số liệu ban đầu:

t0 = 25oC 0 = 85%

t1 = 120oC t2 = 45oC

 Thông số lí sấy lý thuyết :

I0 = 68,892 kJ/kgkkk x0 =0,0172 kg/kgkkk L0 = 2660,12 kg/h

34
I1 = 167,28 kJ/kgkkk x1 = 0,0172 kg/kgkkk 1 = 1,36%
I2 = 167,28 kJ/kgkkk x2 = 0,047 kg/ kgkkk φ 2 = 74 %

 Thông số sấy thực tế:

I2’= 166,16 kJ/kgkkk


x2’ = 0,047 kg/kgkkk
φ 2’ = 73,4%

L = 2699 kgkk/h.

Tính lại kích thước

 Diện tích thực tế :


1,5 L 1 ,5. 2699
FG = 3600 w ρ = = 0,51 m2
t k 3600 .2,3566 .0,935
 Tính lại đường kính ghi:

D=
√ 4 FG
π
=
√ 4.0 ,51
3 , 14
= 0,806 m ≈ 0,81 m

 Khối lượng vật sấy trên ghi G:


- Trước hết ta tính tiêu chuẩn Nu, giả sử thêm nếu với Fe = 247,759 thì có thể
tính theo công thức :

( )
−0 ,34
H
Nu = 0,01.Fe0,74.Re0,65. d (10.6 – TL6/T.152)
td

( )
−0 ,34
0,74 0,65 0 , 25
= 0,01.(260,71) .(1316,6) = 2,464
0,00272
- Theo phụ lục, ở nhiệt độ trung bình ttb = 82,5oC, ta có hệ số dẫn nhiệt của
không khí ❑kk = 0,0315 W/mK, nên hệ số trao đổi nhiệt giữa vật liệu sấy và
thiết bị sấy :
N u .❑
=
kk

d td
2,464.0,0315
= = 28,54 W/m2K
0,00272
- Độ chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình của tác nhân sấy và vật liệu sấy t:
( t1 −t v1 ) −(t 2−t v 2)
t = ( t1 −t v1 ) (10.28 – TL6/T.156)
ln
(t 2 −t v2 )

35
(với t v 1 = t0 =25 oC; tv2 = 40oC)
( 120−25 )−(45−40)
= (120−25) = 28,32 oC
ln
(45−40)
 Khối lượng vật liệu sấy thường xuyên nằm trên ghi G :
'
W . q . ρ v . d td
G= (10.30 – TL6/T.155)
6. α . ∆ t
80 .3310 , 27 . 1500 . 0,00272
= = 223 kg
6.28 , 54 . 28 , 32
 Tính lại chiều cao lớp hạt nằm trên ghi H :
G
H = F . ρ (10.35 – TL2/T156)
G kk

lấy ρkk = 850.


223
Vậy H = = 0,514 m
1. 850
 Khối lượng hạt thực tế nằm trên ghi.
Trước đây, chọn sơ bộ H = 0,25 m. Thực tế H = 0,514 m, do đó khối lượng hạt
thường xuyên nằm trên ghi được tính bằng :
0,514
G = 223 = 463,84 kg
0 , 25
- Thời gian sấy trung bình τ :
G
τ= (10.36 – TL6/T.156)
0 ,5 (G1+ G2)

463 , 84
= = 0,85 giờ = 51,54 phút.
0 ,5 (580+550)

PHẦN 5: TÍNH KÍCH THƯỚC CỦA THIẾT BỊ

5.1 Thông số cần thiết cho tính toán

 Nhiệt độ tác nhân vào: t1 = 120 0C


 Nhiệt độ tác nhân ra : t2 = 45 0C
 Nhiệt độ tính toán trung bình: t = 82,5 0C
 Khối lượng riêng: ρk = 0,935 kg/m3
 Độ nhớt động học: νk = 22,35.10-6 m2/s
 Độ nhớt động lực học: μk = 21,5.10-6 Ns/m
 Hệ số dẫn nhiệt: λk = 0,0293 W/mK
 Độ xốp của lúa mì trong tầng sôi là ε = 0,7.

36
5.2 Tốc độ giới hạn

 Chuẩn số Arimet:
3 3
d . ( ρ r−ρ k ) g ( 2 ,72. 10−3 ) . ( 1500−0.935 ) 9 ,81
Ar = = = 6,3.105
ν 2k . ρk 2
( 21 , 5.10−6 ) .0,935

 Chuẩn số Reynol tới hạn:

ℜth = Ar
1406,250+5,229 √ Ar

5
6 , 3.10
= 5 = 113,74
1406,259+5,229 √ 6 , 3. 10

 Tốc độ tới hạn


−6
R th . ν k 113 , 74.21 ,5. 10
v th = = −3 = 0,93 m/s
d 2 , 72.10

5.3 Tốc độ tác nhân sấy trong tầng sôi

 Chuẩn số Arimet : Ar = 6,3.105


 Chuẩn số Ly tra đồ thị Ly = f(Ar), ta có: Ly = 1000 (Hình 10.8 – TL[6] )

vk =

3 Ly . μk . g . ( ρ r−ρ k )
2
ρk
=
√3 1000.21 , 5.10−6 .9 ,81. ( 1500−0,935 )
0,9352
= 7,12 m/s

1, 5 L 1 ,5.2699
Ta có: Fp = 3600 ν . ρ = 3600.7 ,12.0,935 = 0,17 m2
k k

 Tốc độ TNS trên bề mặt lưới phân phối là

273+ t 1 273+120
vl = vk . 273+ t = 7,12. 273+ 45 = 8,81 m/s
2

 Tốc độ thưc TNS qua lớp giả lỏng

νk 8 , 81
ν kt = = = 10,18 m/s
ε 0 ,7

( ε : Độ xốp của lớp sôi, với hạt dài ta chọn ε = 0,7)

37
5.4 Tốc độ cân bằng

 Khi bắt đầu bị lôi cuốn ԑ = 1


 Chuẩn số reynol:
5
Ar 6 , 3.10
Re = = = 1257,84
18+0 , 61. √ Ar 18+0 , 61. √ 6.3 . 105

 Chuẩn số Liasenco:
3 3
ℜ 1257 , 84
Ly = = 5 = 3142,96
Ar 6 , 3. 10

 Vận tốc cân bằng:

νc =

3 Ly . μk . g . ( ρ r−ρ k )
ρk
2 =3
√ 3142 , 96.21 , 5.10−6 .9 , 81. ( 1500−0,935 )
0,9352
= 10,44 m/s

 Vận tốc chủ đạo của dòng khí qua lưới

ν ak = 2 ν c = 20,87 m/s

5.5 Lưới phân phối:

- Diện tích:

FG = 0.51 m2

- Đường kính tương đương:

D=
√ 4. F G
π
=
√ 4.0 .51
3 , 14
= 0,81 (m)

Đường kính lỗ lưới: dựa vào kích thước của hạt vật liệu, để hạt không lọt qua, ta
chọn ỗ có đường kính 1,4 mm

- Tỷ số tiết diện chảy và lưới:

Fp F p ν ak 20 , 87
νak = ν k . ¿> = = = 2,93
Fd F d ν k 7 , 12

Chọn lưới có cách đục lỗ như sau:

38
Diện tích lưới: t2
2
d
Diện tích lỗ lưới: 2 π . =¿ 1,57d2
4

d: đường kính lỗ lưới

Fp t
2
= = 2,93 ; Suy ra t = 3 mm
F d 1 ,57 d 2

5.6 Chiều cao buồng sấy:

Khối lượng hạt thưc tế nằm trên ghi. Trước đây chúng ta chọn sơ bộ H = 0,25m.
Thực tế Hs = 0,52m.

Để đảm bảo quá trình hoạt động, bố trí phễu đưa VLS vào và ra buồng sấy, ta
chọn chiều cao buồng sấy bằng 4 lần chiều cao lớp tầng sôi H b = 0,52.4 = 2,08 m

5.7 Bề dày của thiết bị

5.7.1 Lưới

Chọn bề dày lưới là: 5 mm.

5.7.3 Bộ phận nạp liệu

Chọn bộ phận nhập liệu dạng vít xoắn, vít xoắn đặt nằm ngang, đường kính
150mm.

5.8 Bộ phận tháo liệu


Ở đây ta chọn bộ phận tháo liệu là một ống hình tròn, đường kính là
150mm.Ngô khi đạt đến độ khô cần thiết sẽ nổi lên trên và tự động được đưa ra
ngoài theo ống tháo liệu này. Sở dĩ Ngô có thể tự động ra ngoài là do tính chất đặc

39
biệt của lớp hạt ở trạng thái tầng sôi, lúc này lớp hạt giống như là một khối chất
lỏng và có thể tự chảy ra ngoài.

PHẦN 6: TÍNH THIẾT BỊ PHỤ TRỢ


6.1 Cyclon
Trong hệ thống sấy thường phải có thiết bị cyclon đi kèm để tách bụi ra khỏi tác
nhân sấy hoặc để thu hồi sản phẩm bị lôi cuốn theo. Cyclon hoạt động theo
nguyên lý ly tâm. Cấu tạo và kích thước cơ bản của nó được biểu diễn trên hình
vẽ sau:

40
Hình 6.1 Thiết bị cyclon

Để tìm kích thước của cyclone ta dựa vào bảng quan hệ giữa lưu lượng thể tích
tác nhân (m3/h) và kích thước cyclon cho dưới dạng bảng 16-1 (Kỹ thuật sấy – Trần
Văn Phú).

- Lưu lượng không khí đi qua cyclon:

L 2699
Vkk = ρ = = 2431,53 (m3/h)
kk 1 , 11

- Ta được cyclon có các kích thước cơ bản như sau:

D = 0,5 m d = 0,1 m

h1 = 0,17 m b = 0,25 m

h3 = 0,4 m h2 = 0,23 m

D1 = 0,25 m

41
6.2 Calorifer khí – hơi

 Nhiệt lượng mà calorifer cần cung cấp cho tác nhân sấy Q là:
Q= L ( I 1 - I 0)=2699.(167,28-68,892)= 265549,212 (kJ/h)=73,76 (kW)

Trong đó:
L0: là lượng không khí khô cần thiết cho quá trình sấy thực tế, kg/h
I 0, I 1: Entanpi của tác nhân sấy trước và sau khi ra khỏi calorifer, kJ/kgkk

 Công suất nhiệt của calorifer:


Qcal = Q* ncal , kJ/h
Trong đó: Q: nhiệt lượng đưa vào buồng sấy, kW hay kJ/h
ncal: hiệu suất nhiệt của calorifer, 0,95 - 0,97
Chọn ncal = 0,96
Qcal = 73,76/0,96=76,83(kW)

 Tiêu hao hơi nước ở Calorifer


Ta chọn lò hơi có áp suất bão hòa là 5 bar
Q cal
Tiêu hao hơi nước ở calorifer D =
ih−i'

Trong đó: ih- entanpi của hơi vào calorifer. Đây là hơi bão hòa khô ở 5 bar.
Vậy ih=2749 kJ/kg
i'- entanpi của nước bão hòa, i'=640 kJ/kg
Q cal 76 ,83
D= = = 0,036 (kg/s) = 130,98(kg/h)
ih−i' 2749−640

 Bề mặt truyền nhiệt của calorifer F được tính theo công thức:
F= (Qcal× ncal )/(k. ∆ttb ), công thức trang 138– [1]
Trong đó:
F: diện tích trao đổi nhiệt, bề mặt phía có cánh, m2
∆ttb: độ chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa hơi và không khí, ℃
k: hệ số truyền nhiệt của thiết bị, W/m2.K
Tra bảng 4, hệ số truyền nhiệt và trở lực thủy lực của thiết kế K∅ về phía không khí –
trang 181 – [1], chọn k = 20,8W/m2.k với lưu tốc không khí là 4 kg/m2.s và trở lực
phía không khí là 3,0mmHg.
 Tính chênh lệch nhiệt độ trug bình ∆ttb:

42
∆ t 1−∆ t 2
∆ t tb =
∆ t1
lnln
∆ t2

Trong đó:
Δt1= t s - t 0
∆t2= t s - t 1
Với t s là nhiệt độ bão hòa của hơi nước, tra bảng nước và hơi nước bão hòa theo
áp suất 5 bar ta có:
Nhiệt độ hơi bão hòa của hơi nước: ts= 152℃.
∆t1 = 152 – 25 = 127°C
∆t2 = 152 – 120 = 32°C
127−32
∆ t tb = =68 , 92
Vậy 127 °C
ln
32

 Bề mặt truyền nhiệt của calorifer:


F= 76,83.0,96.1000/(20,8.68,92 )= 51,45 m2
Dựa vào phụ lục I - bảng 4 – trang 182 - [1], ta chọn calorifer K∅9- Kiểu II

Diện tích Diện tích tiết Diệntích tiết Kích thước(mm) Đường kính
BMTĐN(m2) diện khí đi diện môi chất ống môi chất
qua(m2) đi qua(m2) vào(dm)
Dài Dài Dày
A B C
52,27 0,486 0,014 1250 90 240 3
3

6.3. Tính trở lực

6.3.1 Trở lực từ quạt tới calorife

Chọn ống dẫn có đường kính d = 0,22 m, chiều dài 0,34m.

Lưu lượng không khí:

Qkk = L . v A=2699.0,843=2388 , 62(m3/h) =0,664 (m3/s )


vA= 0,885 m3/kgkk thể tích không khí ẩm của 1kg không khí khô trước khi đi vào
calorifer (ở t0= 25℃, φ0= 85%)

43
Q 0,664
Vận tốc không khí: ω = π . d = 3 , 14. 0 ,222 = 17,46 (m/s)
2

4 4

ω.d
- Chuẩn số Reynol: Re =
v

Tại t = 25℃: ρ =1,185 kg/ m3 và Hệ số nhớt động học của không khí ở 250C:
  15,5.10-6 (m2/s) (phụ lục 6 trang 258 – kĩ thuật sấy- Trần Văn Phú)

17 , 46.022 5
→ Re = −6 = 2,48.10
15 , 5.10

Vậy dòng chảy ở chế độ xoáy.

- Reynol giới hạn trên:

( )
8
d td 7
Regh = 6
ԑ

Trong đó  là độ nhám tuyệt đối, chọn   0,08 mm

( )
8
0 , 22
→ Regh = 6 −3
7
=¿ 5,1. 104
0 , 08.10

Chuẩn số Reynol khi bắt đầu xuất hiện vùng nhám:

( ) ( ) = 1,88.10
9 9
d 0 , 22
Ren = 220. td 8 = 220. −3
8 6
ԑ 0 , 08. 10

Ta thấy Regh< Re < Ren nên hệ số ma sát được xác định theo công thức:

( )
0 ,25
ԑ 100
λ = 0,1. 1 , 46 d + ℜ
td

( )
−3 0 , 25
0 , 08× 10 100
= 0,1. 1 , 46. + 5 = 0,0175
0 , 22 2 , 48. 10

→ Vậy trở lực trên ống từ miệng quạt đến calorifer là:
2 2
L ω .ρ 0 ,34 17 , 46 .1,185
∆P1 = λ. = 0,0175 = 4,89 N/m2
d td 2 0 , 22 2

6.3.2 Trở lực qua calorife

Chọn theo kinh nghiệm ∆ p2=70 N/m2

44
6.3.3 Trở lực trên đoạn ống thẳng từ calorifer đến buồng sấy

Chọn ống dẫn có đường kính d = 0,22 m, chiều dài 2 m.

Lưu lượng không khí:

Qkk = L . v B =2699.1 ,15=3103 , 85(m3/h) =0,862 (m3/s )


v B= 1,15 m3/kgkk thể tích không khí ẩm của 1kg không khí khô trước khi đi vào
buồng sấy (ở t1= 120℃, φ1= 1,36%)
Q 0,862
Vận tốc không khí: ω = π . d = 3 , 14. 0 ,222 = 22,69 (m/s)
2

4 4

ω.d
- Chuẩn số Reynol: Re =
v

Tại t = 120℃: ρ =0,898 kg/ m3 và Hệ số nhớt động học của không khí ở 250C:
  24,45.10-6 (m2/s) (phụ lục 6 trang 258 – kĩ thuật sấy- Trần Văn Phú)

22 ,69.0 , 22 5
→ Re = −6 = 2,04.10
24 , 45.10

Vậy dòng chảy ở chế độ xoáy.

- Reynol giới hạn trên:

( )
8
d
Regh = 6 td 7
ԑ

Trong đó  là độ nhám tuyệt đối, chọn   0,08 mm

( )
8
0 , 22
→ Regh = 6 −3
7
=¿ 5,1. 104
0 , 08.10

Chuẩn số Reynol khi bắt đầu xuất hiện vùng nhám:

( ) ( ) = 1,88.10
9 9
d td 8 0 , 22 8
Ren = 220. = 220. −3
6
ԑ 0 , 08. 10

Ta thấy Regh< Re < Ren nên hệ số ma sát được xác định theo công thức:

( )
0 ,25
ԑ 100
λ = 0,1. 1 , 46 +
d td ℜ

45
( )
−3 0 ,25
0 , 08× 10 100
= 0,1. 1 , 46. + 5 = 0,0179
0 , 22 2 , 04. 10

→ Vậy trở lực trên ống từ miệng quạt đến calorifer là:
2 2
L ω .ρ 2 22 , 69 .0,898
∆ p3 = λ. = 0,0179 = 37,62 N/m2
d td 2 0 ,22 2

6.3.4 Trở lực qua lớp sôi

∆ p 4= g. h ( 1−ԑ ) . ( ρ r−ρ k ) = 9,81.0,52.(1-0,7).(795-0,935)

= 1215,2 N/m2

6.3.5. Trở lực do áp lực động quạt thổi


2 2
∆ p5 = ω . ρ = 17 , 46 .1,185 = 180,62 N/m2
2 2

Trong đó:

ω = 17,46 m/s
 =1,185 kg/m3 ( ở 250C)

6.3.6 Trở lực của lưới phân phối

0,503.V 2ak . ρ . [ 1−F2d ]


∆ p6 =
ξ2

Trong đó:

Vak = 20,87 m/s, vận tốc không khí qua lỗ trên lưới.

Fp 0 ,17
Fd = = = 0,06 m2
2 ,93 2 ,93

ξ: hệ số trở lực của lưới, phụ thuộc vào chiều dày của mặt lưới và

đường kính lỗ. Dựa vào đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc ξ = f ( ) ta có ξ = 0,8
d0
δ

→∆ p6 =  Pl  334,95 N/m2

6.3.7 Trở lực đường ống từ buồng sấy đến Cyclon

Chọn ống dẫn có chiều dài 1,5 m.

46
Đường kính ống 0,25 m

Trong đó:
Qc¿ L . v c =¿ 2699.1,037=2798,86 (m3 /h)=0,78 (m3/s)
 v c = 1,037 m3/kgkk thể tích không khí ẩm cho 1kg không khí khô sau khi đi ra
buồng sấy và vc=18,51.10-6 m2/s (phụ lục 6 trang 258 – kĩ thuật sấy- Trần Văn
Phú ) (ở t2= 45℃, φ2=74% )
Q 0 ,78
Vận tốc không khí: ω = π . d = 3 , 14. 0 ,25 2 = 15,9 (m/s)
2

4 4

Chuẩn số Re:
ωc . d 15 , 9.0 , 25 5
Re = = −6
=2 , 15.10
vc 18 , 51.10

Vậy dòng chảy ở chế độ rối.

Reynol giới hạn trên:

( )
8
d td 7
Regh = 6
ԑ

Trong đó  là độ nhám tuyệt đối, chọn   0,08 mm

→Regh =5,92.104

Chuẩn số Reynol khi bắt đầu xuất hiện vùng nhám:

( ) ( ) = 1,88.10
9 9
d td 8 0 , 25 8 6
Ren = 220. = 220. −3
ԑ 0 , 08.10

Ta thấy Regh < Re < Ren nên hệ số ma sát được xác định theo công thức:

( )
0 ,25
ԑ 100
λ = 0,1. 1 , 46. d . ℜ
td

( )
−3 0 , 25
0 , 08.10 100
= 0,1. 1 , 46. + 5 = 0,015
0 ,25 2 ,15. 10

2
L ω .ρ
→∆ p7 = λ. .
d td 2

2
1, 5 15 , 9 .1,037
= 0,015. . = 11,8 N/m2
0 ,25 2

47
6.3.8 Trở lực Cyclon

Chọn∆ p 8= 300 N/m2

Vậy tổng trở lự của hệ thống ∆ p = ∆p1+∆p2+∆p3+∆p4+∆p5+∆p6+∆p7+p8

= 4,89+70+37,62+1215,2+180,62+334,95+11,8+300

= 2155,09 N/m2

6.4 Chọn quạt

Từ cơ sở tổng cột áp mà quạt phải khắc phục và lưu lượng khí Q, ta dựa vào
đồ thị đặc tuyến của quạt (sổ tay Tập1) để chọn quạt. Trong hệ thống sấy ta sử
dụng hai quạt, một quạt hút và quạt đẩy để đảm bảo cho hệ thống thiết bị hoạt
động được tốt. Quạt đẩy được đặt trước calorife, còn quạt hút đặt sau Cyclon.

6.4.1 Chọn quạt hút

Trở lực quạt hút cần khắc phục là tổng trở lực từ lúc đột thu ra khỏi buồng sấy
đến Cyclon và trở lực do áp lực động quạt hút. Chọn phương pháp lắp đặt quạt ly
tâm.

Vậy trở lực mà quạt cần khắc phục là

∆P =311,8 N/m2

Và lưu lượng: Q = 2798,86 m3/h, ta chọn quạt II/4/70 N0 6 hiệu suất ƞ =0,7; ω = 72
rad/s=687,5 vòng/phút (phụ lục 2 - Thiết kế hệ thống và thiết bị sấy-NXB Khoa học và
kĩ thuật năm 2006).
Công suất của quạt là:
−3 −3
V . ∆ p . 10 2798 , 86.311, 8.10
Nc = = =1,327 (kW)
η 0,7

Công suất động cơ chạy quạt là:


Nc 1,327
Ndc= . φ= .1, 3=1,725 (W)
ηtd 1

Ở dây quạt nối trực tiếp với động cơ ƞtd=1, hệ số dự phòng φ=1,3.

6.4.2 Chọn quạt đẩy

Trở lực quạt đẩy cần khắc phục là tổng trở lực từ áp lực động đầu ra quạt đẩy
cho đến đột thu ra khỏi buồng sấy. Ta lắp đặt 1 quạt ly tâm.

48
Vậy trở lực mỗi quạt cần khắc phục:
2
Ʃ∆P =1843,29 N /m

Với lưu lượng: Q = 2388,62 m3/h,

Ta chọn quạt II/4/70 N0 3 hiệu suất ƞ =0,8; ω = 260 rad/s=2484,1 vòng/phút (phụ lục
2 - Thiết kế hệ thống và thiết bị sấy-NXB Khoa học và kĩ thuật năm 2006).
Công suất của quạt là:
−3 −3
V . ∆ p . 10 2388 , 62.921, 65.10
Nc = = =2 , 75 (kW)
η 0 ,8

Công suất động cơ chạy quạt là:


Nc 2 , 75
Ndc= . φ= .1 ,3=3,575 (W)
ηtd 1

Ở dây quạt nối trực tiếp với động cơ ƞtd=1, hệ số dự phòng φ=1,3.

49
KẾT LUẬN
Hệ thống sấy lúa mì bằng thiết bị sấy tầng sôi vận hành tương đối đơn giản, năng
suất phù hợp với quy mô doanh nghiệp nhỏ, là dạng thiết bị sấy đối lưu làm việc ở áp
suất khí quyển và dùng tác nhân là không khí nóng hay khói lò. Sản phẩm có chất
lượng đảm bảo, đồng đều. Hệ thống đang được sử dụng rộng tại các địa phương để
tăng giá trị nông sản, nâng cao đời sống người dân.
Nhược điểm của sấy tầng sôi là độ sôi kém và tính linh hoạt thấp, đặc biệt là mẫu
quá ướt, khả năng tiêu hao cao và trong một số trường hợp kết tụ các hạt mịn. Điều
này làm cho 1 số loại sản phẩm không được sấy khô đều. Tuy nhiên, với loại nguyên
liệu cần sấy là lúa mì thì việc lựa chọn sấy tầng sôi là dạng hệ thống sấy mang lại hiệu
quả kinh tế kỹ thuật cao, lý do như đã trình bày ở phần nội dung chính của đề tài. Em
đã cố gắng vận dụng kiến thức đã học, cũng như tham khảo một số nguồn tài liệu để
hoàn thành bài đồ án này. Trong quá trình làm không tránh khỏi những sai sót, mong
thầy cô góp ý để chúng em hoàn thiện bài của mình hơn và rút kinh nghiệm cho các đồ
án sau. Em xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Ngọc Cương và các Thầy, Cô khác đã
hướng dẫn để em hoàn thành bài đồ án này!

Hệ thống sấy đã thiết kế trong đồ án của em còn nhiều thiếu sót do những hạn chế
về kiến thức và tài liệu tham khảo. Em rất mong nhận được sự đóng góp thêm của
Thầy, Cô để đồ án được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kỹ thuật sấy nông sản thực phẩm- Nguyễn Văn May-NXB khoa học và
kỹ thuật 2007

2. Kỹ thuật sấy-PGS.TS Hoàng Văn Chước-NXB khoa học và kỹ thuật 1997

3. Thiết kế hệ thống thiết bị sấy- PGS.TS Hoàng Văn Chước-NXB khoa học và kỹ
thuật 2006

4. Nhà giáo ưu tú PGS.TS Tôn Thất Minh- giáo trình các quá trình và thiết bị trong
công nghệ thực phẩm và công nghệ sinh học – Tập I: Các quá trình và thiết bị chuyển
khối- NXB Bách Khoa Hà Nội năm 2016

5. Nhà giáo ưu tú PGS.TS Tôn Thất Minh- giáo trình các quá trình và thiết bị trong
công nghệ thực phẩm và công nghệ sinh học- Tập II: Các quá trình và thiết bị trao đổi
nhiệt – NXB Bách Khoa Hà Nội năm 2016

6. Kỹ thuật sấy-PGS.TS Trần Văn Phú-NXB Giáo dục 2008.

51

You might also like