Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 57

Số: 376/QĐ-UBND; 09/02/2021; 15:22:33

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA,


ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH LONG

Vĩnh Long, tháng 01/2021


MỤC LỤC

I. PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1


1. Tính cần thiết phải lập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh. ...1
2. Căn cứ pháp lý để lập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh......1
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ........................................................................................... 2
1. Tóm tắt điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ............................................................. 2
2. Tổng quan về hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh, tình hình sự cố hóa chất và
năng lực ứng phó của địa phương ................................................................................4
2.1. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long ...................................................................................................4
2.2. Đánh giá tình hình sự cố hóa chất đã xảy ra trên địa bàn tỉnh........................... 5
2.3. Các nguy cơ gây ra sự cố hóa chất lớn .............................................................. 6
2.4. Đánh giá năng lực về con người, trang thiết bị phục vụ ứng phó sự cố hóa chất
của các cơ sở và của các cơ quan chức năng ............................................................ 8
2.4. Nguồn nhân lực và trang thiết bị phục vụ ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn
tỉnh. ........................................................................................................................... 8
III. KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA SỰ CỐ HÓA CHẤT ..............................................10
1. Giải pháp về quản lý .............................................................................................. 10
2. Giải pháp nâng cao năng lực của người lao động, cơ sở có hoạt động hóa chất
trong việc phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất: ....................................................... 11
2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và yêu cầu kỹ thuật an toàn trong sản xuất,
sử dụng hóa chất dễ cháy nổ ................................................................................... 11
2.2. Yêu cầu về công tác đào tạo trong đảm bảo an toàn hóa chất. ........................ 12
3. Kế hoạch kiểm tra, giám sát nguồn nguy cơ xảy ra sự cố .....................................13
4. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra tuân thủ các quy định về an toàn hóa chất,
kiểm tra tính sẵn sàng lực lượng được ứng phó sự cố hóa chất 13
IV. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ...............14
1. Đánh giá các điề u kiê ̣n, nguyên nhân xảy ra sự cố và đinh ̣ hướng phòng ngừa sự
cố hóa chấ t .................................................................................................................. 14
2. Kịch bản và dự báo tình huống diễn biến của các sự cố hóa chất lớn có thể xảy ra
khi vận chuyển, sử dụng, bảo quản hóa chất. ............................................................ 14
2.1. Kịch bản xảy ra sự cố hóa chất khi vận chuyển, sử dụng, bảo quản hóa chất.14
2.2. Kịch bản xảy ra đối với trạm chiết nạp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và O2 ...15
3. Các kế hoạch ứng phó với các kịch bản sự cố hóa chất lớn ..................................15
3.1. Khi sự cố xảy ra, tùy theo mức độ và phạm vi ảnh hưởng, các bước thực hiện
ứng phó sự cố được triển khai theo các cấp độ ưu tiên như sau: ............................ 15
3.2. Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất khi vận chuyển, sử dụng, bảo quản hóa chất
................................................................................................................................ 16
3.3. Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất đối với trạm chiết nạp khí dầu mỏ hóa lỏng
(LPG) và trạm nạp khí O2 ....................................................................................... 16
4. Các giải pháp kỹ thuật khắc phục sự cố hóa chất .................................................. 43
5. Công tác đảm bảo ...................................................................................................44
5.1 Kế hoạch nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất về con người và trang
thiết bị của lực lượng ứng cứu sự cố của tỉnh: ....................................................... 44
5.2 Công tác tổ chức, phối hợp: ..............................................................................45
6. Hành động ứng cứu khẩn cấp, vệ sinh sau sự cố ................................................... 46
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN .......................................................................................... 47
1. Thành lập Ban chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh: ........................ 47
2. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa ứng phó sự cố
hóa chất ...................................................................................................................... 47
2.1. Sở Công Thương .............................................................................................. 47
2.2. Sở Y tế .............................................................................................................49
2.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa
chất .......................................................................................................................... 49
2.4. Sở Tài nguyên và Môi trường ..........................................................................50
2.5. Sở Thông tin và Truyền thông trong phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất: ...50
2.6. Ban Quản lý các Khu công nghiệp ..................................................................50
2.7. Công an tỉnh .....................................................................................................51
2.8. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh trong phòng ngừa sự cố hóa chất ............................ 51
2.9. Sở Khoa học và Công nghệ .............................................................................52
2.10. Sở Tài chính ...................................................................................................52
2.11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ..............................................52
2.12. Các cơ sở có hoạt động hóa chất ...................................................................53
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết phải lập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa
chất cấp tỉnh.
Hiện nay nhu cầu sử dụng hóa chất trên địa bàn tỉnh ngày càng lớn trong
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất
nguy hiểm (gọi chung là hoạt động hóa chất).
Hoạt động hóa chất nói chung luôn tiềm ẩn các nguy cơ mất an toàn, sự
cố hóa chất xảy ra tác động ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, tài sản vật
chất và môi trường; hóa chất có khả năng phát tán nhanh, trên diện rộng, rất dễ
xâm nhập vào cơ thể người và để lại những hậu quả lâu dài đối với sức khỏe và
môi trường bởi khả năng tồn lưu lâu dài khó phân hủy.
Để giảm thiểu những tác động tiêu cực do sự cố hóa chất gây ra, việc xây
dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là hết sức cần thiết và cấp
bách nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về
công tác an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất nguy hiểm;
phòng ngừa có hiệu quả sự cố hóa chất độc hại tạo điều kiện cho sản xuất, kinh
doanh, sử dụng hóa chất an toàn, hiệu quả, góp phần bảo vệ sức khỏe con người,
bảo vệ môi trường và nêu cao vai trò trách nhiệm của các ngành, các cấp, người
đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa
chất tại địa phương.
2. Căn cứ pháp lý để lập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa
chất cấp tỉnh
Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;
Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 05/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại;
Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc;
Quyết định số 04/2020/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó
sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg
ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ;

1
Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Trưởng
Bộ Công Thương Quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của
Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa
chất”;
Công văn số 1924/BCT-HC ngày 19/3/2020 của Bộ Công Thương về việc
đôn đốc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và
quản lý an toàn hóa chất.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Tóm tắt điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
a) Điều kiện tự nhiên
Vĩnh Long là tỉnh thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa sông Tiền, sông
Hậu và ở trung tâm khu vực ĐBSCL, tổng diện tích tự nhiên 152.017,6 ha. Phía
Bắc và Đông Bắc giáp các tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; phía Tây Bắc Đông giáp
tỉnh Đồng Tháp; phía Đông Nam giáp với tỉnh Trà Vinh; phía Tây Nam giáp các
tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và Thành phố Cần Thơ.

2
b) Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tỉnh Vĩnh Long hiện có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 huyện (Bình Tân,
Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm); thị xã Bình Minh và
Thành phố Vĩnh Long, với 107 xã, phường, thị trấn (87 xã, 6 thị trấn và 14
phường). Dân số trung bình năm 2019 ước đạt 1.022.619 người; mật độ dân số
670 người/km2; thành phố Vĩnh Long có mật độ dân số cao nhất với 2.884
người /km2; thấp nhất là huyện Vũng Liêm với 482 người/km2, (theo Niên giám
thống kê năm 2019).
Tổng GRDP của tỉnh năm 2015 đạt trên 30.131 tỷ đồng, đưa nền kinh tế
toàn tỉnh trong giai đoạn 05 năm 2011-2015 đạt tốc độ tăng trưởng gần
7,0%/năm, cao hơn tăng trưởng kinh tế cả nước trong cùng thời kỳ (đạt
5,9%/năm). Trong đó, riêng VA ngành công nghiệp + xây dựng có mức tăng
trưởng 11,1%/năm, cao hơn mức tăng trưởng chung của kinh tế toàn tỉnh (giá so
sánh 2010).
Năm 2015, GRDP/người của tỉnh đạt trên 37,8 triệu đồng/người (~1.743
USD) gấp 1,8 lần so với năm 2010 (đạt 20,9 triệu đồng/người) và tương đương
94,6% và 78,2% mức bình quân của Vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả
nước (đạt 2.228 USD).
Năm 2016, GRDP của tỉnh đạt khoảng trên 31.707 tỷ đồng, đạt tốc độ
tăng trưởng 5,2% so với với năm 2015. Trong đó ngành công nghiệp đạt khoảng
5.670 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 13,3% so với năm 2015 và duy trì tương
đương so với giai đoạn 2011-2015.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP - Gross Regional Domestic Product)
ước tính năm 2019 (tính theo giá so sánh 2010) tăng 5,58% so với năm 2018, trong
đó khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,86% đóng góp 0,62 điểm phần
trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,32% (công
nghiệp tăng 12,82%, xây dựng tăng 7,64%), đóng góp vào mức tăng chung 2,1
điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,1%, đóng góp 2,6 điểm phần trăm; thuế
sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,04%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm. Tăng
trưởng kinh tế năm 2019 cao hơn 0,02 điểm phần trăm so với mục tiêu kế hoạch
(mục tiêu tăng 6,2%) và cao hơn 0,31 điểm phần trăm so với tốc độ tăng trưởng của
năm 2018.
Trong năm 2019 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 14,96% so với năm
2018; kim ngạch xuất khẩu đạt 559 triệu USD

3
2. Tổng quan về hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh, tình hình sự cố
hóa chất và năng lực ứng phó của địa phương
2.1. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa
chất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
a) Thực trạng hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh
Theo Niên giám thống kê năm 2019, tính đến cuối năm 2018 trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Long có khoảng 346 doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo bao
gồm các ngành nghề như: sản xuất thuốc hóa dược và dược liệu, sản xuất chế
biến thực phẩm, đồ uống, sản xuất sản phẩm thuốc lá, sản xuất sản phẩm dệt,
may mặc, sản xuất da và sản phẩm có liên quan, sản xuất giấy và các sản phẩm
bằng giấy, in sao chép bản ghi các loại, sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh
chế, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic… Trong đó, cơ sở, doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh hóa chất là 14 doanh nghiệp và nhiều cơ sở, doanh nghiệp sử
dụng hóa chất trong hoạt động sản xuất.
Qua công tác kiểm tra thực tế tại các doanh nghiệp đang hoạt động có liên
quan đến hóa chất, nhìn chung công tác đảm bảo an toàn khi làm việc với hóa
chất ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm hơn. Đa số doanh nghiệp đều
cung cấp đầy đủ các thủ tục, hồ sơ như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa chất sản
xuất kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp, chứng nhận tập huấn an
toàn hóa chất, cam kết bảo vệ môi trường, chứng nhận về phòng cháy và chữa
cháy và có chứng từ chứng minh nguồn gốc của hoá chất đang sử dụng, lưu giữ
đầy đủ các phiếu an toàn hoá chất nguy hiểm đang sử dụng tại doanh nghiệp, có
cán bộ chuyên môn quản lý an toàn hoá chất tại doanh nghiệp và công tác tập
huấn an toàn lao động cho những người làm việc trực tiếp với hoá chất.
Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp, cơ sở chưa quan tâm công tác
đảm bảo an toàn trong hoạt động hóa chất như: việc cập nhật thông tin về phiếu
an toàn hóa chất chưa đầy đủ, chưa chú trọng đến nhãn mác và việc sử dụng bảo
hộ lao động trong sản xuất, bố trí kho chưa ngăn nắp… Đặc biệt, là hiện tượng
hóa chất rơi vãi tại khu sản xuất, đây là hành vi gây nguy hiểm đến sức khỏe con
người dễ xảy ra các sự cố phát sinh từ hóa chất.
Hoạt động hóa chất sử dụng chủ yếu cho các loại hình sản xuất công
nghiệp như: keo dán, bao bì, mực in, sơn, hóa chất ngành xây dựng, may mặc,
da giày, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ,… Đặc tính hóa chất chủ yếu mang
tính cháy nổ, kích ứng, độc và ăn mòn, trong đó, hóa chất có tính cháy nổ cao
chiếm đa số, vẫn còn một số cơ sở, doanh nghiệp nằm xen lẫn trong khu dân cư.

4
Hoạt động lưu trữ hóa chất của các cơ sở trên địa bàn tỉnh chưa được thực hiện
tốt, chỉ định sơ cứu chưa được các cơ sở sản xuất quan tâm, một số cơ sở trang
bị thiết bị phòng cháy chữa cháy rất sơ sài hoặc rất cũ, hư hỏng… Công tác
phòng cháy chữa cháy chưa được chú trọng, việc xây dựng phương án và diễn
tập còn mang tính hình thức dẫn đến việc ứng phó sự cố không đúng quy định
có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
b) Danh sách các cơ sở có hoạt động hóa chất; tên hóa chất, khối
lượng được sử dụng trên địa bàn tỉnh
Theo thống kê trên địa bàn tỉnh đến nay có 28 cơ sở, doanh nghiệp có
hoạt động hóa chất (sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất) thuộc danh mục
phải thực hiện xây dựng Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa ứng phó cự cố hóa
chất.
2.2. Đánh giá tình hình sự cố hóa chất đã xảy ra trên địa bàn tỉnh
a) Đối với cơ sở kinh doanh, sử dụng hóa chất
Các cơ sở sử dụng hóa chất cơ bản tồn trữ hóa chất khối lượng nhỏ và
theo văn bản hiện hành các cơ sở chỉ phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng
phó sự cố hóa chất. Tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở chưa chấp hành quy định
xây dựng Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất.
Qua kiểm tra thực tế tại một số cơ sở cho thấy việc xây dựng Kế hoạch và
Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất chưa được các cơ sở hóa chất, cơ
quan quản lý quan tâm đúng mức. Ngoài ra, các cơ sở đã tự xây dựng biện pháp
nhưng chưa theo quy định và chất lượng còn thấp.
Kết quả khảo sát các công ty tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long cho thấy trong
thời gian qua chưa xảy ra sự cố hóa chất ở mức độ nghiêm trọng. Các cơ sở đều
thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động hóa chất.
Các doanh nghiệp hóa chất nhìn chung đã thực hiện công tác đào tạo an
toàn hóa chất cho các đối tượng cán bộ quản lý, công nhân trực tiếp tiếp xúc với
hóa chất. Tuy nhiên số người được tập huấn còn ít so với số người liên quan đến
hóa chất; phần lớn doanh nghiệp chưa thực hiện diễn tập ứng phó sự cố hóa
chất. Một số doanh nghiệp vẫn xảy ra những trường hợp rò rỉ hóa chất ở mức độ
nhỏ, các cơ sở đã tự xử lý được.
b) Đối với hoạt động vận chuyển hóa chất trên địa bàn tỉnh
Hoạt động vận chuyển hóa chất trên địa bàn tỉnh trên thực tế chưa có
thống kê và khó kiểm soát vì các lý do sau:

5
Việc cấp phép vận chuyển hóa chất do các Bộ quản lý cấp phép vận
chuyển theo Nghị định số 42/2020/NĐ-CP chưa có quy định về việc khi vận
chuyển hóa chất qua địa bàn phải cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý địa
phương.
Ý thức chấp hành quy định cũng như nhận thức mối nguy hiểm của việc
vận chuyển hóa chất chưa cao, thậm chí không có hiểu biết tối thiểu về hóa chất
chuyên chở của chủ phương tiện vận chuyển sẽ là một trong các nguy cơ xảy ra
sự cố hóa chất trên đường vận chuyển.
Theo quy định, các doanh nghiệp khi vận chuyển hóa chất phục vụ quá
trình kinh doanh phải đạt yêu cầu quy định về phương tiện, người lái xe, người
áp tải hàng phải được qua đào tạo huấn luyện cơ bản về an toàn hóa chất.
c) Đối với hoạt động diễn tập ứng phó sự cố hóa chất tại cơ sở hoạt
động hóa chất
Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất là công việc có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng của doanh nghiệp để nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo đảm an toàn
trong hoạt động hóa chất, đồng thời giúp doanh nghiệp rèn luyện thuần thục các
kỹ năng ứng phó với tình huống xảy ra sự cố hóa chất, xử lý tình huống tốt,
giảm thiệt hại về vật chất, tài sản, tính mạng công nhân và nhân dân…
Các doanh nghiệp đều đã có phương án phòng cháy chữa cháy (PCCC)
được cơ quan PCCC tỉnh chấp thuận. Đối với hoạt động diễn tập PCCC đã được
tổ chức định kỳ hàng năm, tuy nhiên như đã nói ở trên, diễn tập PCCC gắn với
ứng phó sự cố hóa chất gần như chưa được triển khai.
Qua khảo sát các cơ sở hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh trong thời
gian qua, trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra sự cố hóa chất lớn nào gây tác động đến
sức khỏe con người cũng như thiệt hại về của cải vật chất ở các doanh nghiệp.
Tuy nhiên tại một số doanh nghiệp vẫn xảy ra những trường hợp rò rỉ hóa chất ở
mức độ nhỏ và các cơ sở đã nhanh chóng khắc phục.
2.3. Các nguy cơ gây ra sự cố hóa chất lớn

STT Vị trí xảy ra sự cố Địa chỉ Loại nguy cơ

Tổ 22, Khóm Đông


Công ty TNHH Oxy Thuận, Phường Đông Rò rỉ, tràn đổ, cháy nổ
1
Bình Minh Thuận, thị xã Bình khí O2
Minh, tỉnh Vĩnh Long

6
Số 02, Hưng Đạo
Công ty Cổ phần cấp Vương, Phường 1, TP
2 Rò rỉ khí Chlorine
nước Vĩnh Long Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh
Long.
ấp Phú Hưng, xã Phú
Công ty TNHH Gas
3 Thịnh, huyện Tam Rò rỉ, cháy nổ LPG
Vĩnh Long
Bình, tỉnh Vĩnh Long
Cty TNHH Hoàng Ân Tổ 24, ấp Đông Lợi, xã
4 Tây Ninh (Chi nhánh Đông Bình, Thị xã Bình Rò rỉ, cháy nổ LPG
Vĩnh Long Minh Vĩnh Long
Kho hóa chất Công ty
Khu công nghiệp Bình Rò rỉ, cháy nổ các hóa
5 Cổ phần hóa chất Miền
Minh, tỉnh Vĩnh Long chất
Nam
Các nhà máy sản xuất Các huyện trên địa bàn
6 Rò rỉ, cháy nổ NH3
nước đá tỉnh

a) Trong quá trình lưu giữ:


- Tràn đổ, rò rỉ hóa chất có thể xảy ra khi bao bì chứa hóa chất bị rách
thủng trong quá trình vận chuyển và bốc vác, do chuột cắn phá, do vật nhọn làm
rách thủng. Thùng chứa, phuy, can có thể bị nứt bể do va chạm, do tác động cơ
học, do thời gian sử dụng lâu, do chứa đựng hóa chất không phù hợp (ăn mòn,
phá hủy…) với chất liệu làm vật chứa, cũng có thể do nhiệt độ kho bảo quản quá
cao gây nứt vật chứa. Tràn đổ cũng có thể xảy ra do quá trình sắp xếp hàng hóa
trong kho vượt quá chiều cao quy định và không cẩn thận nên lớp hàng hóa bị
nghiêng và đổ, kéo theo các lô hóa chất kế bên.
- Cháy nổ hóa chất có thể xảy ra khi kho bảo quản hóa chất quá nóng (do
hỏa hoạn, chập điện…), vượt quá nhiệt độ tự cháy hoặc nhiệt độ bùng cháy của
hóa chất làm hóa chất bốc cháy sinh nhiệt có thể gây nổ. Cũng có thể do hóa
chất tràn đổ phản ứng với các loại hóa chất khác trong cùng kho bảo quản sinh
ra khí cháy gây nổ. Ngoài ra, cháy nổ có thể xảy ra khi xếp các loại hóa chất
không tương thích ở gần nhau gây ra phản ứng hóa học, do ma sát sinh nhiệt gây
cháy nổ hoặc do người lao động phải tiếp xúc và làm việc cùng lúc với nhiều
loại hóa chất mà thiếu thông tin về các loại chất này gây ra các phản ứng cháy
nổ.

7
b) Trong quá trình vận chuyển đường thủy và đường bộ:
- Cháy nổ xảy ra do phát sinh ma sát, do va đập sinh nhiệt gây cháy nổ
hoặc do xếp các loại hóa chất không tương thích ở gần nhau.
- Cháy nổ xảy ra do nhiệt độ môi trường khá cao, gây nên hiện tượng tự
bốc cháy.
- Tràn đổ, rò rỉ trong quá trình vận chuyển, do xếp các hóa chất chồng lên
nhau gây nghiêng đổ, tai nạn giao thông,…
2.4. Đánh giá năng lực về con người, trang thiết bị phục vụ ứng phó
sự cố hóa chất của các cơ sở và của các cơ quan chức năng
a) Những mặt đạt được: Hầu hết các cơ sở trên địa bàn tỉnh đều bố trí
nhân lực có chuyên môn thường xuyên giám sát, sẵn sàng xử lý tình huống khi
xảy ra sự cố, đã trang bị các phương tiện chữa cháy tại cơ sở.
Đối với những cơ sở chưa bố trí được nguồn nhân lực có chuyên môn đầy
đủ và trang bị các phương tiện chữa cháy thì cơ quan chức năng sẽ có hướng
khắc phục, có kế hoạch bổ sung, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhận lực và trang
thiết bị trong thời gian tới.
b) Những mặt chưa được: Việc xây dựng phương án và diễn tập công
tác phòng cháy chữa cháy chưa được chú trọng, còn mang tính hình thức, chỉ
một số rất ít cơ sở tự tổ chức diễn tập. Tại một số cơ sở, cách bố trí phương tiện
phục vụ chữa cháy còn sai quy định, đặt hàng hóa thiết bị che khuất phương tiện
phòng cháy chữa cháy, đặt xa nơi có khả năng xảy ra cháy nổ, hầu hết các cơ sở
chưa xây dựng phương án ứng phó sự cố hóa chất, chưa có trang thiết bị, lực
lượng sẵn sàng để ứng phó với sự cố hóa chất.
c) Năng lực huy động, điều phối lực lượng ứng phó sự cố hóa chất của
chính quyền địa phương: có khả năng điều phối và huy động lực lượng trang
thiết bị và nguồn nhân lực của tỉnh ứng phó với các sự cố hóa chất xảy ra trên
địa bàn.
2.4. Nguồn nhân lực và trang thiết bị phục vụ ứng phó sự cố hóa chất
trên địa bàn tỉnh.
2.4.1. Lực lượng quân sự
a) Lực lượng tại chỗ:
Cơ quan Bộ CHQS tỉnh: 01 Trung đội thiếu quân số 18-20 đồng chí.
Trung đoàn BB890: 01 Tiểu đội, quân số 09 đồng chí.
Đại đội Trinh sát: 01 Tiểu đội, quân số 09 đồng chí.

8
Đại đội Thiết Giáp : 01 tiểu đội, quân số 06 đồng chí.
Bệnh xá, Bệnh viện quân dân y Tân Thành, trạm sữa chữa ½ quân số.
Nhà kho ½ quân số; các huyện, thị, thành: 01 tiểu đội, quân số 6 - 9 đồng
chí.
Sử dụng 01 tổ, tiểu đội Dân quân cơ động của các huyện- thị- thành nơi
xảy ra sự cố, dân quân cơ động mỗi xã 7-9 đồng chí. Dân quân các ấp, khóm
mỗi nơi 03 đồng chí.
b) Lực lượng cơ động
Cơ quan Bộ CHQS tỉnh: 01 trung đội thiếu, quân số 18-20 đồng chí.
Trung đoàn BB890: một tiểu đội, quân số 9 đồng chí.
Đại đội Thiết Giáp: một tiểu đội, quân số 6 đồng chí
Bệnh xá, Bệnh viện quân dân y Tân Thành, trạm sữa chữa ½ quân số.
Sử dụng 01 tổ, tiểu đội Dân quân cơ động của các huyện- thị- thành nơi
xảy ra sự cố, dân quân cơ động mỗi xã 7-9 đồng chí. Dân quân các ấp, khóm
mỗi nơi 03 đồng chí.
c) Lực lượng bảo vệ
Trung đội Vệ binh đảm nhiệm, quân số: 04 đồng chí.
d) Phương tiện phòng ngừa, khắc phục sự cố hóa chất
Xe vận tải (GMC, ISUZU, KIA) 04 chiếc.
Xe Chỉ huy: 01 chiếc.
Bình cứu hỏa, câu liêm, thùng, mỗi thứ: 10 cái.
2.4.2. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy
a) Phương tiện xe cơ giới
Xe chữa cháy : 04 chiếc.
Xe Cứu nạn cứu hộ: 02 chiếc
Ca nô chữa cháy: 02 chiếc.
b) Nguồn nhân lực phục vụ ứng phó sự cố: khoảng 30 người.
c) Trang phục bảo hộ, thiết bị phục vụ:
Bộ trang phục chữa cháy đám cháy hóa chất, phóng xạ: 03 bộ
Máy đo nồng độ hóa chất (CO, O2, H2S, CH4,…): 04 máy.

9
2.4.3. Lực lượng Y tế
a) Phương tiện
Xe cứu thương: 02 xe
Xe chống dịch: 02 xe
b) Nguồn nhân lực phục vụ: khoảng 30 người
Đội ngoại viện (10 người/02 đội): Bác sĩ 02 người/đội; Điều dưỡng 02
người/đội; Lái xe 01 người/đội.
Đội chống dịch lưu động (14 người/02 đội): Bác sĩ 02 người/đội; Điều
dưỡng 02 người/đội; KTV xét nghiệm 01 người/đội; Nhân viên hành chính 01
người/đội; Lái xe 01 người/đội.
c) Trang bị bảo hộ, thiết bị phục vụ: 01 máy phun thuốc.
III. KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA SỰ CỐ HÓA CHẤT
1. Giải pháp về quản lý
a) Tăng cường công tác hướng dẫn các cơ sở sử dụng và lưu trữ hóa chất
trên địa bàn phải có kho chứa hóa chất riêng biệt, việc bố trí nơi lưu trữ hóa chất
phải tuân theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn trong sản
xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển. Kho hóa chất phải đảm bảo
khoảng cách an toàn khu vực sản xuất, chế biến và khu dân cư.
b) Yêu cầu các đơn vị có liên quan đến hoạt động hóa chất phải thống kê
loại hóa chất sử dụng nằm trong danh mục của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP
ngày 09/10/2017 của Chính phủ, đồng thời xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng
phó sự cố hóa chất (theo Điều 20 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP) gửi cơ quan
chức năng thẩm định, phê duyệt và biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa
chất (theo Điều 21 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP) gửi cơ quan có chức năng
theo dõi, quản lý.
c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở lưu trữ và sử
dụng hóa chất trên địa bàn toàn tỉnh.
d) Khi xảy ra hoặc khi có nguy cơ xảy ra sự cố thì người phát hiện phải
báo cáo ngay cho chủ cơ sở hoặc người chịu trách nhiệm cao nhất tại cơ sở và
báo động toàn đơn vị ứng phó với sự cố bằng hệ thống thông tin khẩn cấp theo
Kế hoạch Phòng ngừa, ứng phó sự cố đã xây dựng. Chủ cơ sở phải trực tiếp
thông báo với Chính quyền địa phương, đồng thời thông báo tới lực lượng chức
năng (Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; cơ quan Y tế;

10
Công an; Công Thương; Cảnh sát Môi trường...) tham gia ứng phó sự cố theo
chức năng nhiệm vụ của ngành, đơn vị và nhiệm vụ được phân công trong Kế
hoạch Phòng ngừa, ứng phó sự cố đã xây dựng.
đ) Cơ chế phối hợp với cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh để phòng
ngừa sự cố hóa chất: Các sở, ban, ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất và thông báo
đến cơ quan có liên quan những nội dung không thuộc thẩm quyền xử lý khi xảy
ra tình huống có khả năng mất an toàn trong hoạt động hóa chất.
e) Xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa các sở, ban, ngành tỉnh, các
địa phương, Công an, Quân đội và đơn vị Quân Khu 9 đóng trên địa bàn trong
việc phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh.
2. Giải pháp nâng cao năng lực của người lao động, cơ sở có hoạt
động hóa chất trong việc phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất:
2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và yêu cầu kỹ thuật an toàn
trong sản xuất, sử dụng hóa chất dễ cháy nổ
a) Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cơ sở hoạt động hóa chất
trong việc tuân thủ quy định quản lý an toàn hóa chất. Những người làm việc với
hóa chất nguy hiểm phải có giấy chứng nhận đã được học tập về phương pháp
làm việc an toàn, vận chuyển và cách giải quyết các sự cố xảy ra.
b) Các cơ sở hoạt động hóa chất phải trang bị đầy đủ các trang thiết bị
phòng cháy chữa cháy theo quy định, các phương tiện bảo vệ cá nhân, phải
hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản cho công nhân. Quần áo, găng tay, ủng,
kính, mặt nạ phòng độc… phải phù hợp với tính chất công việc, mức độ độc hại
của hoá chất.
c) Các cơ sở sản xuất sử dụng các hoá chất dễ cháy nổ phải đăng ký với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền; lập kế hoạch phòng chống cháy nổ và bảo
đảm đủ điều kiện thực hiện.
d) Nơi sản xuất hoặc sử dụng hóa chất dễ cháy nổ phải có lối thoát nạn,
phải có các buồng phụ, những buồng phụ này phải cách ly với nơi sản xuất
chính bằng các cấu kiện ngăn chặn đặc biệt và có giới hạn chịu lửa nhỏ nhất là
1,5 giờ.
đ) Trong khu vực sản xuất và sử dụng hóa chất cháy nổ phải quy định
chặt chẽ chế độ dùng lửa, khu vực dùng lửa, phải có bảng chỉ dẫn bằng chữ và
ký hiệu cấm lửa để ở nơi dễ nhận thấy, phải có nơi hút thuốc lá riêng cách xa nơi
có hóa chất dễ cháy nổ ít nhất 10m. Khi cần thiết phải sửa chữa cơ khí, hàn điện

11
hay hàn hơi phải có quy trình làm việc an toàn, có xác nhận của cán bộ an toàn
lao động.
e) Tất cả các dụng cụ điện, thiết bị điện đều phải là loại phòng chống cháy
nổ. Việc dùng điện chạy máy và điện thắp sáng ở những nơi có hóa chất dễ cháy
nổ phải đảm bảo an toàn.
g) Không dùng khí nén có ôxy để nén đẩy hóa chất dễ cháy nổ từ thiết bị
này sang thiết bị khác. Khi san chiết hoá chất dễ cháy nổ từ bình này sang bình
khác phải tiếp đất bình chứa và bình rót.
h) Để tránh hiện tượng tràn đổ rò rỉ hóa chất, trong kho bảo quản phải sắp
xếp các lô hóa chất ngay ngắn và theo từng khu vực riêng. Đối với khu vực chứa
Kali hydroxit và Axit clohydric thì cần phải lưu ý các vấn đề sau: lưu trữ hóa
chất trong bao bì kín, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, có hệ thống thông gió
tự nhiên và quả cầu hút nhiệt tránh sự tích tụ của khí, hơi dễ cháy. Tuyệt đối
không sử dụng dụng cụ, thiết bị có khả năng gây ra tia lửa điện do ma sát hay va
đập, không đưa xe vào sát khu vực kho, không hút thuốc hay mang các vật có
khả năng gây cháy vào kho. Tránh xa các chất không tương thích như chất đốt,
vật liệu hữu cơ, các kim loại nặng, các Photphat, vật liệu Cacbon, các axit mạnh
và các chất oxy hóa khác, thùng chứa hóa chất có thể nguy hiểm khi còn dư
lượng hóa chất. Quan sát tất cả các cảnh báo và biện pháp phòng ngừa được liệt
kê cho sản phẩm.
i) Các tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất tự kiểm tra, khắc phục các
điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm. Định kỳ thông báo phối hợp
với lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của tỉnh và các tổ chức,
cá nhân xung quanh nằm trong phạm vi ảnh hưởng khi có sự cố hóa chất, tổ
chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất tại đơn vị. Thực hiện báo cáo định kỳ, đột
xuất theo quy định của pháp luật về hóa chất.
2.2. Yêu cầu về công tác đào tạo trong đảm bảo an toàn hóa chất.
a) Lãnh đạo các cơ sở có hoạt động hóa chất phải tăng cường tổ chức đào
tạo huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất cho cán bộ, nhân viên, người lao động
trực tiếp tiếp xúc với hóa chất tại các cơ sở hóa chất. Lãnh đạo cơ sở cần triển
khai các hoạt động đào tạo cần thiết đối với người quản lý và lao động, bao gồm
cả nhân viên tạm thời và khách đến làm việc. Những nội dung đào tạo bao gồm:
- Các vị trí có nguy cơ gây sự cố trong cơ sở;
- Nhận diện nguy cơ và các biện pháp khắc phục cần thiết;
- Các quy trình đảm bảo an toàn lao động cơ bản;

12
- Các quy trình cấp cứu cơ bản;
- Các quy trình xử lý hóa chất;
- Các mối nguy hiểm trong quá trình thao tác.
b) Thiết kế chương trình đào tạo hợp lý, phù hợp với từng đối tượng để
người lao động có được kỹ năng cần thiết đảm đương tốt nhiệm vụ được giao và
nắm vững các hoạt động, thiết bị và các quá trình sản xuất ở nơi mình làm việc.
c) Cần phải tổ chức các lớp tập huấn thường xuyên cho công nhân trong
Đội ứng cứu - thoát hiểm, trong thiết kế, hướng dẫn vận hành hệ thống trong nhà
máy cũng như ở môi trường sinh hoạt của khu dân cư đều phải có vạch trước các
đường thoát hiểm, đường thoát hiểm được vẽ sẵn trên sơ đồ và có bảng chỉ dẫn
đến lối thoát, hệ thống thang, đường thoát hiểm phải được chuẩn bị đầy đủ và
kiểm tra sửa chữa duy tu thường xuyên.
d) Các hoạt động đào tạo nâng cao nhận thức cho người lao động, nắm
vững kỹ thuật an toàn hóa chất, góp phần ngăn ngừa sự cố hóa chất, ứng phó
nhanh chóng, hiệu quả trước những điều bất thường xảy ra tại cơ sở; thiếu sự
hiểu biết hoặc thông tin không đầy đủ có thể sẽ dẫn đến các hành động sai gây
hậu quả không mong muốn.
3. Kế hoạch kiểm tra, giám sát nguồn nguy cơ xảy ra sự cố
a) Kế hoạch kiểm soát rủi ro tại các vị trí có nguy cơ xảy ra sự cố là kế
hoạch nội bộ của cơ sở, nhằm kiểm tra định kỳ đảm bảo an toàn đối với các
công trình, thiết bị tại các vị trí có nguy cơ xảy ra sự cố bao gồm kho lưu trữ hóa
chất và nơi sử dụng hóa chất.
b) Yêu cầu các cơ sở phải xây dựng quy trình vận hành sản xuất an toàn
tại các công đoạn sản xuất.
4. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra tuân thủ các quy định về an
toàn hóa chất, kiểm tra tính sẵn sàng lực lượng được ứng phó sự cố hóa
chất
Định kỳ hàng năm, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên
quan, tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở, doanh nghiệp lưu giữ,
kinh doanh và sử dụng hóa chất; kiểm tra tính sẵn sàng để ứng phó với sự cố hóa
chất, điều kiện, trang thiết bị, dụng cụ dùng để ứng phó sự cố hóa chất tại các
đơn vị có hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh.

13
IV. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH
1. Đánh giá các điều kiêṇ , nguyên nhân xảy ra sư ̣ cố và đinh
̣ hướng
phòng ngừa sự cố hóa chấ t
Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của các hóa chất, vị trí địa lý của
các doanh nghiệp xung quanh, có thể phân vùng mức độ nguy hiểm trên địa bàn
tỉnh như sau:
a) Sự cố cấp cơ sở: Có thể xảy ra ở bất kỳ đơn vị nào có hoạt động hóa
chất như: sự cố tràn, đổ, rò rỉ, rách, thủng bao, thùng chứa các loại hóa chất
Natri hydroxit, axit clohydric, axit sunphuric,… với khối lượng nhỏ.
b) Sự cố cấp tỉnh: Sự cố cháy, nổ xe bồn chứa hóa chất (LPG, O2) trên
đường vận chuyển; sự cố cháy, nổ tại các doanh nghiệp lưu giữ, sản xuất, kinh
doanh hóa chất như LPG, O2…chưa có khả năng ảnh hưởng đến các công trình,
khu dân cư hoặc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
c) Sự cố cấp quốc gia: Sự cố cháy, nổ, tràn với quy mô lớn, có khả năng
hủy hoại tài sản của doanh nghiệp, tính mạng con người, có khả năng ảnh hưởng
đến các công trình, các kho chứa của các doanh nghiệp lân cận và gây ô nhiễm
nghiêm trọng đối với môi trường,
2. Kịch bản và dự báo tình huống diễn biến của các sự cố hóa chất lớn
có thể xảy ra khi vận chuyển, sử dụng, bảo quản hóa chất.
2.1. Kịch bản xảy ra sự cố hóa chất khi vận chuyển, sử dụng, bảo
quản hóa chất
a) Tràn đổ, rò rỉ hóa chất có thể xảy ra khi bao bì chứa hóa chất bị rách
thủng trong quá trình vận chuyển và bốc vác, do chuột cắn phá, do vật nhọn làm
rách thủng. Thùng chứa, phuy, can có thể bị nứt bể do va chạm, do tác động cơ
học, do thời gian sử dụng lâu, do chứa đựng hóa chất không phù hợp (ăn mòn,
phá hủy…) với chất liệu làm vật chứa, cũng có thể do nhiệt độ kho bảo quản quá
cao gây nứt vật chứa. Tràn đổ cũng có thể xảy ra do quá trình sắp xếp hàng hóa
trong kho vượt quá chiều cao quy định và không cẩn thận nên lớp hàng hóa bị
nghiêng và đổ, kéo theo các lô hóa chất kế bên.
b) Cháy nổ hóa chất có thể xảy ra khi kho bảo quản hóa chất quá nóng (do
hỏa hoạn, chập điện…), vượt quá nhiệt độ tự cháy hoặc nhiệt độ bùng cháy của
hóa chất làm hóa chất bốc cháy sinh nhiệt có thể gây nổ. Cũng có thể do hóa
chất tràn đổ phản ứng với các loại hóa chất khác trong cùng kho bảo quản sinh
ra khí cháy gây nổ. Ngoài ra, cháy nổ có thể xảy ra khi xếp các loại hóa chất

14
không tương thích ở gần nhau gây ra phản ứng hóa học, do ma sát sinh nhiệt gây
cháy nổ hoặc do người lao động phải tiếp xúc và làm việc cùng lúc với nhiều
loại hóa chất mà thiếu thông tin về các loại chất này gây ra các phản ứng cháy
nổ.
c) Cháy nổ xảy ra do phát sinh ma sát, do va đập sinh nhiệt gây cháy nổ
hoặc do xếp các loại hóa chất không tương thích ở gần nhau.
d) Cháy nổ xảy ra do nhiệt độ môi trường khá cao, gây nên hiện tượng tự
bốc cháy.
đ) Tràn đổ, rò rỉ trong quá trình vận chuyển, do xếp các hóa chất chồng
lên nhau gây nghiêng đổ, tai nạn giao thông…
2.2. Kịch bản xảy ra đối với trạm chiết nạp khí dầu mỏ hóa lỏng
(LPG) và O2
a) Bồn chứa cũ, không được bảo quản, bảo dưỡng định kỳ, kiểm định theo
quy định; nhập vượt quá dung tích bồn trong khi các thiết bị kiểm soát, van an
toàn không hoạt động hoặc có hoạt động nhưng tốc độ nhập lớn hơn khả năng xả
của van làm áp lực trong bồn tăng quá sức chịu của bồn; nhiệt độ bồn tăng cao
và nhanh; đường ống có thể bị nổ nếu gặp lửa cháy bên ngoài nếu van chặn 2
đầu không mở, gây tăng nhiệt độ và áp suất trong đường ống quá sức chịu tải
của vỏ ống; bình khí nén cũ không được kiểm tra, kiểm định bảo dưỡng đúng
quy định.
b) Vô tình hay cố ý sử dụng nguồn lửa nơi có vật liệu dễ bắt cháy; sử
dụng nguồn phát sinh tĩnh điện hay tia lửa điện; các thiết bị nối mát, nối đất
không đảm bảo yêu cầu (điện trở cao hơn mức cho phép).
c) Việc phát sinh lửa do va chạm xe bồn, xe tải trong kho, khi nạp hoặc
xuất từ bồn chứa và xe bồn, hệ thống ống mềm bị lỗi dẫn đến tuột hoặc đứt làm
rò rỉ khí gas.
3. Các kế hoạch ứng phó với các kịch bản sự cố hóa chất lớn
3.1. Khi sự cố xảy ra, tùy theo mức độ và phạm vi ảnh hưởng, các
bước thực hiện ứng phó sự cố được triển khai theo các cấp độ ưu tiên như
sau:
a) Thông báo về tình hình vị trí và phạm vi sự cố tới người lãnh đạo công
tác Phòng ngừa, ứng phó sự cố tại cơ sở.
b) Khoanh vùng, cô lập sự cố và đảm bảo an toàn khu vực tránh sự cố dây
chuyền.

15
c) Phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện cứu hộ, sơ tán người và tài
sản.
d) Thực hiện, phối hợp với các đơn vị chức năng trong ứng phó sự cố và
khắc phục môi trường sau sự cố.
3.2. Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất khi vận chuyển, sử dụng, bảo
quản hóa chất
Bước 1: Người phát hiện sự cố ngay lập tức báo động, sử dụng các
phương tiện trang bị tại chổ để khắc phục sự cố, sau đó báo ngay cho lực lượng
cảnh sát PCCC& CNCH trên địa bàn (điện thoại 114), đồng thời cung cấp chi
tiết nhất các thông tin quan sát được như: vị trí xảy ra sự cố; số lượng và chủng
loại hóa chất; tình trạng hiện tại về rò rỉ, tràn đổ, cháy... số nạn nhân quan sát
được. Ngay sau đó lực lượng cảnh sát PCCC&CNCH thông báo ngay cho
Thường trực Ban chỉ đạo phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tỉnh (Sở Công
Thương) và Công an tỉnh.
Bước 2: Tại nơi xảy ra sự cố, chủ cơ sở hoặc các cá nhân có liên quan
ngay lập tức khoanh vùng, cô lập sự cố đảm bảo an toàn tránh xảy ra sự cố dây
chuyền, cung cấp đầy đủ thông tin và hợp tác với các lực lượng chức năng khi
triển khai ứng phó sự cố hóa chất.
Bước 3: Các đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của
ngành và nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch, đảm bảo an toàn cho cán
bộ, nhân viên khi thực hiện nhiệm vụ, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác
khi Ban chỉ đạo yêu cầu, thực hiện công tác cứu hộ, sơ tán người và tài sản tại
khu vực xung quanh nơi xảy ra sự cố. Trong trường hợp cần thiết, Ban chỉ đạo
tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh trưng dụng phương tiện, tài sản của tổ chức, cá
nhân để phục vụ công tác ứng phó sự cố tại hiện trường.
Bước 4: Sau khi quá trình ứng phó sự cố tại hiện trường đã được xử lý an
toàn, Thường trực Ban chỉ đạo báo cáo với Trưởng ban để tuyên bố kết thúc quá
trình ứng phó. Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành công tác kiểm soát chất
lượng môi trường và báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo khi môi trường đã trở lại trạng
thái an toàn để xem xét việc kết thúc hoạt động ứng cứu, thông báo cho người
dân trở lại hoạt động bình thường.
3.3. Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất đối với trạm chiết nạp khí dầu
mỏ hóa lỏng (LPG) và trạm nạp khí O2
Bước 1: Người phát hiện sự cố ngay lập báo cáo cho chủ cơ sở, đồng thời,
báo ngay cho lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH trên địa bàn (điện thoại 114)

16
và cung cấp chi tiết nhất các thông tin quan sát được như: vị trí xảy ra sự cố; tình
trạng hiện tại về rò rỉ, tràn đổ, cháy... số nạn nhân quan sát được. Ngay sau đó
lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH tỉnh thông báo ngay cho Thường trực Ban
chỉ đạo phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tỉnh và Công an tỉnh.
Bước 2: Tại nơi xảy ra sự cố, chủ cơ sở lập tức triển khai theo kế hoạch,
biện pháp ứng phó của đơn vị đã xây dựng; người trực tiếp chỉ huy sự cố phải
nhanh chóng khoanh vùng, cô lập nơi xảy ra sự cố, đảm bảo an toàn tránh xảy ra
sự cố dây chuyền và thông báo cho các hộ dân ở xung quanh, cung cấp đầy đủ
thông tin và hợp tác với các lực lượng chức năng khi triển khai ứng phó sự cố
hóa chất.
Bước 3: Sau khi lực lượng cảnh sát PCCC có mặt, tiến hành khoanh vùng
cách ly, thực hiện công tác cứu hộ, sơ tán người và tài sản tại khu vực xung
quanh nằm trong khu vực cách ly tính từ nơi xảy ra sự cố. Trong trường hợp cần
thiết, Ban chỉ đạo tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh trưng dụng phương tiện, tài
sản của tổ chức, cá nhân để phục vụ công tác ứng phó sự cố tại hiện trường. Các
đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của ngành và nhiệm vụ
được phân công trong Kế hoạch, đảm bảo an toàn cho cán bộ, công nhân khi
thực hiện nhiệm vụ, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác khi Ban chỉ đạo yêu
cầu.
Bước 4: Sau khi quá trình ứng phó sự cố tại hiện trường đã được xử lý an
toàn, Thường trực Ban chỉ đạo báo cáo với Trưởng ban để tuyên bố kết thúc quá
trình ứng phó. Công an tỉnh tiến hành điều tra nguyên nhân gây ra sự cố. Chủ cơ
sở có trách nhiệm báo cáo về Sở Công Thương và các sở, ban, ngành có liên
quan nguyên nhân gây ra sự cố, tình hình thiệt hại, kế hoạch khắc phục sự cố tại
cơ sở, phương án bồi thường thiệt hại và chi phí khắc phục sự cố. Sở Tài nguyên
và Môi trường tiến hành công tác kiểm soát chất lượng môi trường và báo cáo
Trưởng Ban chỉ đạo khi môi trường đã trở lại trạng thái an toàn để xem xét việc
kết thúc hoạt động ứng cứu, thông báo cho người dân trở lại hoạt động bình
thường.
3.3.1. Kịch bản sự cố đối với cơ sở tồn chứa và nạp khí hóa lỏng
(LPG)
* Nguyên nhân của tình huống nổ bồn, bình, đường ống LPG
Sự cố rò rỉ, cháy nổ kho chứa gas có thể xảy ra bất cứ vị trí nào trong toàn
bộ hệ thống công nghệ nhập/xuất và bất kỳ thời gian nào trong ngày. Các tình
huống nổ bồn, bình, đường ống LPG, khí nén nếu xảy ra sẽ rất nguy hiểm. Các
nguyên nhân chính dẫn đến nổ bồn chứa LPG:

17
- Bồn cũ, không được bảo quản, bảo dưỡng, kiểm định đúng quy định.
- Nhập vượt quá dung tích bồn trong khi các thiết bị kiểm soát, mà trước
hết là van an toàn không hoạt động hoặc có hoạt động nhưng tốc độ nhập lớn
hơn khả năng xả của van làm áp lực trong bồn tăng quá sức chịu của bồn.
- Nhiệt độ bên ngoài bồn tăng cao và nhanh (ví dụ bị cháy bên ngoài bồn)
làm nhiệt độ trong bồn cũng tăng cao, gây tăng áp lực đột ngột, đồng thời các
các thiết bị kiểm soát mà trước hết là van an toàn không hoạt động hoặc có hoạt
động nhưng tốc độ tăng nhiệt và áp suất lớn hơn khả năng xả của van làm áp lực
trong bồn tăng quá sức chịu của bồn. Nguyên nhân này dễ xảy ra trong thực tế
và có thể đây cũng là nguyên nhân làm nổ bồn ổ ví dụ minh hoạ bên trên.
- Nguyên nhân nổ bình LPG đã chiết nạp thường cũng do nhiệt độ bên
ngoài tăng (do cháy trong khu vực) làm nhiệt độ và áp suất trong bình tăng
nhanh, đồng thời van an toàn đầu bình lại không hoạt động tốt nên áp lực khi
tăng quá sức chịu đựng của vỏ bình sẽ phát nổ. Các van an toàn tốt là các van
khi áp lực bên trong bình tăng vượt quá áp suất cho phép thì lò-xo chốt chặn sẽ
mở để xả áp bên trong bình. Lúc này lưu ý hậu quả cháy do có lượng LPG thoát
ra gặp lửa bên ngoài sẽ làm đám cháy lớn hơn.
- Đường ống LPG cũng có thể bị nổ nếu gặp lửa cháy bên ngoài mà các
van chặn 2 đầu không mở, gây tăng nhiệt độ và áp suất trong đường ống quá sức
chịu tải của vỏ ống sẽ gây nổ.
- Bình khí nén cũng có thể nổ do bình cũ không được kiểm tra, kiểm định
bảo dưỡng đúng quy định; máy nén hoạt động không được kiểm soát trong khi
các thiết bị kiểm soát an toàn trên máy nén và bình khí nén không hoạt động tốt.
- Vô tình hay cố ý sử dụng nguồn lửa (diêm, bật lửa, hút thuốc lá, thắp
hương thờ cúng chỗ cấm lửa...) ở nơi có vật liệu dễ bắt cháy (nguồn/chỗ chứa
hoá chất, các chất thải có dính dầu mỡ...).
- Sử dụng các nguồn phát sinh tĩnh điện hay tia lửa điện (các thiết bị vô
tuyến, điện tử, đèn,... không chống nổ, quần áo bảo hộ không đúng quy cách
chống tĩnh điện).
- Các thiết bị nối mát (mass), nối đất không tốt (điện trở cao hơn mức cho
phép).
- Do va chạm phát sinh lửa như xe bồn, xe tải đâm va trong kho.
- Khi nạp hoặc xuất LPG từ bồn chứa và xe bồn: Hệ thống ống mềm bị lỗi
dẫn đến tuột hoặc đứt làm rò rỉ khí gas. Nguồn khí gas này có thể bắt lửa gây

18
cháy làm tăng nhanh nhiệt độ bồn chứa dẫn tới tăng áp đột ngột có thể dẫn tới
nổ bồn.
Tổng hợp các loại nguyên nhân chung:
- Nguyên nhân từ máy móc, thiết bị: chưa được trang bị đủ, trang bị
không đúng chủng loại, không được sửa chữa bảo dưỡng kịp thời;
- Nguyên nhân từ người lao động: chưa có đủ kiến thức, năng lực cần
thiết, chưa có ý thức an toàn trong khi thực hiện công việc;
- Nguyên nhân từ hệ thống quản lý: chưa xây dựng quy trình, hướng dẫn
đầy đủ; chưa đề ra, và nếu đã đề ra, chưa thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát
một cách đầy đủ, nghiêm túc ở tất cả các cấp.
Cấp cơ sở: Trường hợp tai nạn sự cố nhỏ không lập tức gây nguy hại đối
với tính mạng, tài sản và môi trường. Các tình huống này có thể kiểm soát được
bởi các biện pháp xử lý tại chỗ. Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm huy động
nguồn lực ứng cứu của đơn vị (đội ứng phó sự cố hóa chất cấp cơ sở) và thực
hiện các biện pháp xử lý.
Các tình huống cấp cơ sở gồm các tình huống sau hoặc mức độ tương tự
các tình huống sau:
+ Rò rỉ LPG nhỏ từ các mối nối đường ống, bồn chứa với các thiết bị, các
rò rỉ nhỏ từ gioăng đệm trên các máy bơm, máy nén LPG mà mắt thường có thể
phát hiện hoặc phải dùng bọt xà phòng mới phát hiện được;
+ Xì chai LPG đang hoặc đã nạp;
+ Tuột ống mềm, ống mềm nạp cho xe bồn nhưng không bắt lửa.
+ Gãy ống hàng lỏng, hơi kích thước nhỏ dưới 2” không kèm theo cháy;
+ Va quệt xe bồn, xe chở bình trong khu vực kho nhưng không gây cháy
nổ;
+ Cháy nhỏ, xa khu vực đường ống công nghệ, bồn chứa;
+ Cháy trong khu vực nhà văn phòng, nhà xe, trên bãi trống được phát
hiện kịp thời dễ dàng khống chế bằng các dụng cụ chữa cháy cầm tay;
+ Sét đánh gần khu vực kho không gây cháy;
+ Cháy nổ nhỏ ở các đơn vị xung quanh chưa trực tiếp ảnh hưởng đến
kho.
+ Công nhân bị bỏng lạnh, choáng do LPG.

19
Cấp khu vực (cấp tỉnh):
Trường hợp sự cố gây nên những mối nguy hiểm nhất định đối với tính
mạng, tài sản và môi trường. Để có thể kiểm soát các tình huống này và ngoài sự
kiểm soát của đội ứng phó sự cố hóa chất cấp cơ sở cần phải có sự phối hợp, chỉ
đạo ứng cứu của chính quyền địa phương, các đơn vị có lực lượng, phương tiện
sẵn có gần kề khu vực xảy ra sự cố theo phương án đã thỏa thuận trước.
Các tình huống sự cố cấp khu vực bao gồm các tình huống sau hoặc mức
độ tương tự các tình huống sau:
+ Rò rỉ lớn trên đường ống nhập hay trên bồn như: Xì bồn do van an toàn
hỏng, gãy ống nhập... và hậu quả là một lượng lớn LPG thoát ra không khí;
+ Cháy gần bồn, đường ống công nghệ, trạm bơm, trạm nạp chai có nguy
cơ cháy lan vào các khu vực đó;
+ Sét đánh thẳng lên khu vực kho;
+ Đâm va xe bồn, xe chở bình vào hệ thống công nghệ của Kho;
+ Cháy nổ từ bên ngoài sát tường Kho có nguy cơ cháy lan sang Kho.
+ Công nhân bị thương nặng hay tử vong do tai nạn lao động hay do tiếp
xúc LPG.
Cấp quốc gia:
Sự cố hóa chất cấp quốc gia là sự cố vượt quá khả năng ứng phó của các
tỉnh, thành phố và có tác động đặc biệt nghiêm trọng. Khi xảy ra sự cố Ban chỉ
đạo ứng phó sự cố hóa chất tỉnh chỉ huy ứng cứu đồng thời báo cáo để Uỷ ban
Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên
quan tổ chức ứng phó.
Các tình huống sự cố cấp quốc gia bao gồm các tình huống sau hoặc mức
độ tương tự các tình huống sau:
+ Cháy nổ trong kho và có nguy cơ lan truyền sang các kho khác.
+ Cháy nổ hay đổ vỡ tràn LPG từ các bồn do hậu quả của thiên tai không
kiểm soát được.
* Các giải pháp phòng ngừa

20
+ Trang bị đầy đủ, đúng chủng loại các thiết bị của hệ thống công nghệ và
các thiết bị giám sát.
+ Lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra thường xuyên và định kỳ tất cả các
thiết bị theo đúng quy định nhà nước, hướng dẫn của nhà sản xuất. Đặc biệt cần
có kế hoạch thực hiện việc kiểm tra các trang thiết bị điện bao gồm cả điện động
lực và điện chiếu sáng để ngăn chặn các khả năng chập điện trong các động cơ,
trên dây dẫn qua các khu vực nguy hiểm.
+ Sửa chữa ngay tất cả các thiết bị khi phát hiện hư hỏng. Tuyệt đối
không vận hành hệ thống tại khu vực có phát hiện hư hỏng mà chưa có biện
pháp bổ sung ngăn ngừa sự cố hữu hiệu.
- Giải pháp phòng ngừa đối với người lao động:
+ Công nhân tuyển dụng làm việc tại kho phải đủ sức khoẻ, được đào tạo
căn bản về lĩnh vực công việc mình được phân công cũng như có kiến thức cơ
bản về LPG.
+ Khi nhận việc, công nhân phải được biết rõ về các mối hiểm nguy có
thể gặp phải trong công việc mình sắp làm và các biện pháp ngăn ngừa, phòng
tránh, ứng phó với các mối hiểm nguy đó.
+ Hướng dẫn công nhân chi tiết bằng văn bản những quy trình cần thực
hiện khi làm việc. Chỉ những công nhân đã qua đào tạo và kiểm tra đủ tiêu
chuẩn mới được làm các công việc có yêu cầu cao về an toàn và kiến thức kỹ
thuật.
+ Khi làm việc, tất cả công nhân phải được trang bị và sử dụng đúng
chủng loại bảo hộ lao động.
- Giải pháp phòng ngừa đối với hệ thống quản lý:
+ Xây dựng và hoàn thiện toàn bộ hệ thống quy trình, hướng dẫn chi tiết
cho từng loại công việc;
+ Có kế hoạch kiểm tra, kiểm soát và thực hiện việc kiểm tra kiểm soát
như nêu trong phần giải pháp thiết bị trên;
+ Tổ chức đào tạo huấn luyện phòng ngừa ứng phó sự cố khẩn cấp nói
chung và sự cố hoá chất nói riêng;
+ Tổ chức giáo dục ý thức làm việc an toàn cho người lao động;
+ Bố trí nhân lực phù hợp yêu cầu công việc;

21
+ Tổ chức kiểm tra sức khoẻ, xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi và nghỉ
dưỡng cho người lao động ít nhất cũng theo quy định nhà nước (nếu không có
điều kiện tốt hơn).
+ Tổ chức cho tất cả cán bộ nhân viên làm việc trực tiếp với hóa chất phải
tham gia các khóa đào tạo về hóa chất để đảm bảo mọi cán bộ nhân viên này có
chứng chỉ đào tạo an toàn hóa chất.
* Giải pháp ứng cứu khi sự cố xảy ra
- Cấp cơ sở: Trường hợp tai nạn sự cố nhỏ không lập tức gây nguy hại đối
với tính mạng, tài sản và môi trường. Các tình huống này có thể kiểm soát được
bởi các biện pháp xử lý tại chỗ. Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm huy động
nguồn lực ứng cứu của đơn vị (đội ứng phó sự cố hóa chất cấp cơ sở) và thực
hiện các biện pháp xử lý.
Các tình huống cấp cơ sở gồm các tình huống sau hoặc mức độ tương tự
các tình huống sau:
+ Rò rỉ LPG nhỏ từ các mối nối đường ống, bồn chứa với các thiết bị, các
rò rỉ nhỏ từ gioăng đệm trên các máy bơm, máy nén LPG mà mắt thường có thể
phát hiện hoặc phải dùng bọt xà phòng mới phát hiện được;
+ Xì chai LPG đang hoặc đã nạp;
+ Tuột ống mềm nối với tàu, ống mềm nạp cho xe bồn nhưng không bắt
lửa.
+ Gãy ống hàng lỏng, hơi kích thước nhỏ dưới 2 inch không kèm theo
cháy;
+ Va quệt xe bồn, xe chở bình trong khu vực kho nhưng không gây cháy
nổ;
+ Cháy nhỏ, xa khu vực đường ống công nghệ, bồn chứa;
+ Cháy trong khu vực nhà văn phòng, nhà xe, trên bãi trống được phát
hiện kịp thời dễ dàng khống chế bằng các dụng cụ chữa cháy cầm tay;
+ Sét đánh gần khu vực kho không gây cháy;
+ Cháy nổ nhỏ ở các đơn vị xung quanh chưa trực tiếp ảnh hưởng đến
kho.
+ Công nhân bị bỏng lạnh, choáng do LPG.
- Sự cố cấp tỉnh: Trường hợp sự cố gây nên những mối nguy hiểm nhất
định đối với tính mạng, tài sản và môi trường. Để có thể kiểm soát các tình

22
huống này và ngoài sự kiểm soát của đội ứng phó sự cố hóa chất cấp cơ sở cần
phải có sự phối hợp, chỉ đạo ứng cứu của chính quyền địa phương, các đơn vị có
lực lượng, phương tiện sẵn có gần kề khu vực xảy ra sự cố theo phương án đã
thỏa thuận trước.
Các tình huống sự cố cấp tỉnh bao gồm các tình huống sau hoặc mức độ
tương tự các tình huống sau:
+ Rò rỉ lớn trên đường ống nhập hay trên bồn như: Xì bồn do van an toàn
hỏng, gãy ống nhập... và hậu quả là một lượng lớn LPG thoát ra không khí;
+ Cháy gần bồn, đường ống công nghệ, trạm bơm, trạm nạp chai có nguy
cơ cháy lan vào các khu vực đó;
+ Sét đánh thẳng lên khu vực kho;
+ Đâm va xe bồn, xe chở bình vào hệ thống công nghệ của Kho;
+ Cháy nổ từ bên ngoài sát tường Kho có nguy cơ cháy lan sang Kho.
+ Công nhân bị thương nặng hay tử vong do tai nạn lao động hay do tiếp
xúc LPG.
- Cấp quốc gia: Sự cố hóa chất cấp quốc gia là sự cố vượt quá khả năng
ứng phó của tỉnh và có tác động đặc biệt nghiêm trọng. Khi xảy ra sự cố Ban chỉ
đạo ứng phó sự cố hóa chất tỉnh chỉ huy ứng cứu đồng thời báo cáo để Uỷ ban
Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên
quan tổ chức ứng phó.
Các tình huống sự cố cấp quốc gia bao gồm các tình huống sau hoặc mức
độ tương tự các tình huống sau:
+ Cháy nổ trong kho và có nguy cơ lan truyền sang các kho khác.
+ Cháy nổ hay đổ vỡ tràn LPG từ các bồn do hậu quả của thiên tai không
kiểm soát được.
Kế hoạch phối hợp của lực lượng bên trong với lực lượng bên ngoài:
+ Với sự cố cấ p cơ s ở: Đội ứng phó cơ sở có thể giải quyết thì chỉ thông
tin trong nội bộ để triển khai công tác ứng phó và các cá nhân không có trách
nhiệm sẽ di tản theo hướng thoát nạn đã được quy định.
+ Với sự cố cấ p t ỉnh: Ngoài việc doanh nghiệp triển khai các biện pháp
ứng cứu tại chỗ đồng thời doanh nghiệp phải báo cáo với Công an PCCC, Bệnh
viện tuyến huyện nơi gần nhất, chính quyền địa phương (cấp huyện, cấp xã, Ban

23
quản lý các KCN tỉnh…), UBND tỉnh, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi
trường để hỗ trợ trong công tác ứng phó sự cố.
- Với sự cố cấ p quốc gia: Ngoài công tác triển khai ứng cứu sự cố cấp khu
vực còn phải báo cáo với các bộ, ban, ngành Trung ương như Bộ Công Thương,
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Uỷ ban Quốc gia về Tìm kiếm Cứu
nạn.
Khi sự cố vượt quá sự kiểm soát của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải
liên hệ với Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh để được điều động các
lực lượng bên ngoài hỗ trợ trong việc ứng cứu và xử lý sự cố hóa chất.
Căn cứ vào quy chế phối hợp ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh, các cơ
quan, ban, ngành, các lực lượng liên quan triển khai các phương án ứng cứu cụ
thể (dưới sự điều động, chỉ huy của Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất của
tỉnh).
Nhiệm vụ của Công an tỉnh:
- Đối với lực lượng Cảnh sát PCCC: Nhận được tin báo cháy, chiến sĩ trực
đánh kẻng tập trung lực lượng phương tiện chữa cháy khu vực đến cơ sở xảy ra
sự cố: tiến hành trinh sát và nhận định tình hình đám cháy; quyết định các biện
pháp và phương pháp cứu người, tài sản; quyết hướng tấn công chính các khu
vực ngăn chặn cháy lan và bố trí lực lượng phương tiện.
+ Xác định số người bị nạn còn mắc kẹt lại trong đám cháy không và đưa
họ ra ngoài.
+ Dự báo diện tích của đám cháy, khả năng cháy lan sang các khu vực lân
cận.
+ Xác định hướng tiếp cận đám cháy thuận lợi nhất, xác định khu vực cần
bảo vệ.
+ Triển khai công tác cứu người bị nạn.
+ Sau khi đám cháy được dập tắt phải kiểm tra lại nếu không thấy dấu hiệu
cháy lại mới thu dọn phương tiện.
- Đối với lực lượng Công an như giao thông, cơ động,…:
+ Phân luồng giao thông chống ùn tắc đường trên đoạn đường, tham gia
cứu người cứu tài sản, bảo vệ tài sản và đảm bào an ninh trật tự.
+ Phối hợp Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh thiết lập các chốt không cho người
không phận sự vào khu vực cách ly.

24
+ Phối hợp điều tra kết luận nguyên nhân gây cháy.
Nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường
- Sử dụng trang thiết bị, phương tiện, máy móc để xác định nguy cơ độc
hại của sản phẩm cháy, khói, bụi thoát ra từ khu vực cháy để đề xuất với Ban chỉ
đạo chỉ có biện pháp an toàn bảo vệ lực lượng chữa cháy.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, đưa ra các biện pháp xử lý
chất thải nguy hại đối với các hóa chất tràn đổ đã được thu gom.
- Chủ trì xây dựng phương án khắc phục các ảnh hưởng lâu dài của sự cố
hóa chất, có kế hoạch quan trắc, giám sát môi trường. Thông báo với Trưởng
ban sau khi môi trường đã an toàn cho nhân dân khu vực bị ảnh hưởng.
Nhiệm vụ của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh:
- Phối hợp Công an tỉnh thiết lập các chốt không cho người không phận sự
vào khu vực cách ly.
- Tổ chức hướng dẫn, sơ tán dân trong vùng cách ly, khoanh vùng nguy
hiểm, thực hiện các biện pháp phòng, chống, tiêu tẩy ban đầu, tham gia TKCN,
khắc phục hậu quả.
Nhiệm vụ của lực lượng y tế:
- Tổ chức sơ cứu người bị nạn.
- Đối với những nạn nhân bị thương nặng, khẩn trương vận chuyển đến cơ
sở y tế có đủ phương tiện, máy móc, thuốc để cứu chữa.
3.3.2. Kịch bản sự cố đối với cơ sở tồn chứa và nạp khí O2
* Nguyên nhân xảy ra sự cố:
- Nguyên nhân xảy ra sự cố tràn O2 tại khu vực bồn chứa do thiết bị đo hiển
thị mức O2 tại vị trí không hoạt động hoặc do vỡ đường ống dẫn O2 ngay tại vị
trí bồn chứa.
- Nếu không khống chế được rò rỉ, tràn đổ sẽ gây ra cháy tại bồn chứa, lan
sang vị trí xung quanh. Bán kính có thể lên đến 800m.
- Rò rỉ O2, gây bỏng nặng nếu tiếp xúc trực tiếp.
- Nếu không khống chế được đám cháy, cháy sẽ lan sang các đơn vị bên
cạnh.
* Phương án ứng phó:

25
Cấp cơ sở: là những sự cố rò rỉ, tràn đổ chưa gây nguy hại đến tính mạng
con người và môi trường.
- Khi phát xảy ra sự cố cháy nổ, người phát hiện ngay lập tức hô to thông
báo cho những người xung quanh biết, đồng thời báo gấp cho phòng hành chính,
bảo vệ. Nhân viên hành chính sẽ thông báo qua hệ thống loa cho toàn thể nhân
viên và những người có mặt trong khu vực nhà máy biết.
- Thông báo cho đội trưởng đội xử lý sự cố của Công ty. Đội trưởng đội xử
lý sự cố của Công ty là chỉ huy trưởng xử lý sự cố. Dựa vào tình hình thực tế
của đám cháy, đội trưởng xử lý sự cố sẽ báo cáo lên lãnh đạo Công ty và yêu
cầu sự trợ giúp của các lực lượng bên ngoài.
- Tìm mọi cách để ngăn chặn nguồn rò rỉ O2: đóng các van cấp bằng hệ
thống điều khiển hoặc bằng tay (nếu có thể). Làm thông thoáng khu vực xảy ra
sự cố.
- Cách ly người và tài sản với khu vực xảy ra sự cố.
- Phong tỏa khu vực xảy ra sự cố tràn đổ, rò rỉ. Cử người trông coi và cảnh
báo cho mọi người cùng biết.
- Thành viên đội ứng phó sự cố được trang bị thiết bị bảo hộ lao động, có
bộ dưỡng khí cung cấp dưỡng khí để xử lý sự cố rò rỉ xảy ra.
- Sử dụng hệ thống phun sương hoặc nước để giảm nhiệt, pha loãng nồng
độ khí/hơi.
- Tổ chức lực lượng bảo vệ tài sản không xảy ra trộm cắp.
- Cán bộ y tế tại cơ sở chuẩn bị thuốc men dụng cụ để cấp cứu người bị
nạn.
- Sau khi khống chế và xử lý được sự cố nhà máy tiến hành xử lý và khắc
phục hậu quả như tập trung đất, vật liệu sử dụng để hấp thụ vào một điểm tập
trung và thông báo cho đơn vị xử lý chất thải nguy hại đến thu gom và xử lý.
Cấp tỉnh: đây là sự cố có người bị thương và có nguy hại đến môi trường
và tài sản của Công ty.
Lực lượng ứng phó của cơ sở thực hiện:
- Khi phát xảy ra sự cố cháy nổ, người phát hiện ngay lập tức hô to thông
báo cho những người xung quanh biết, đồng thời báo gấp cho phòng hành chính,
bảo vệ. Nhân viên hành chính sẽ thông báo qua hệ thống loa cho toàn thể nhân
viên và những người có mặt trong khu vực nhà máy biết.

26
- Thông báo cho đội trưởng đội xử lý sự cố của Công ty. Đội trưởng đội xử
lý sự cố của Công ty là chỉ huy trưởng xử lý sự cố. Dựa vào tình hình thực tế
của đám cháy, đội trưởng xử lý sự cố sẽ báo cáo lên lãnh đạo Công ty và yêu
cầu sự trợ giúp của các lực lượng bên ngoài.
- Tìm mọi cách để ngăn chặn nguồn rò rỉ O2: đóng các van cấp bằng hệ
thống điều khiển hoặc bằng tay (nếu có thể). Làm thông thoáng khu vực xảy ra
sự cố.
- Cách ly người và tài sản với khu vực xảy ra sự cố.
- Gọi điện cho Phòng Cảnh sát PCCC theo số máy 114. Khi báo yêu cầu
nói rõ họ tên, cháy ở đâu, chất cháy là gì, thời điểm cháy, diện tích đám cháy.
- Tiến hành các hoạt động dập lửa ngay để hạn chế lửa có thể lây lan sang
các bộ phận khác, đồng thời ngăn ngừa khả năng gây nổ các bồn chứa sản phẩm.
- Thành viên đội ứng phó sự cố được trang bị thiết bị bảo hộ lao động, có
bộ dưỡng khí cung cấp dưỡng khí để xử lý sự cố rò rỉ xảy ra.
- Tổ chức cứu người bị nạn nhanh chóng dời khỏi chỗ cháy.
- Kiểm tra thật kỹ xem còn người nào sót lại trong khu vực bị cháy không.
- Cử người làm nhiệm vụ ra đón xe chữa cháy và hướng dẫn xe chữa cháy
vào cơ sở, hướng dẫn nguồn nước chữa cháy.
- Tổ chức lực lượng bảo vệ tài sản không xảy ra trộm cắp.
- Cán bộ y tế tại cơ sở phối hợp với Sở Y tế chuẩn bị thuốc men dụng cụ để
cấp cứu người bị nạn.
+ Phối hợp thực hiện “Phương án chữa cháy, nổ” với phòng cảnh sát phòng
cháy chữa cháy công an tỉnh khi đội chữa cháy đến và giao quyền chỉ huy xử lý
sự cố cho đội trưởng đội PCCC.
Phối hợp với các cơ quan chức năng bên ngoài:
Lực lượng ứng phó cơ sở luôn đánh giá tình hình diễn biến của đám cháy,
tình hình ứng cứu khẩn cấp. Liên lạc và yêu cầu đơn vị PCCC, đội Y tế và các
đơn vị bên ngoài để được hỗ trợ trong trường hợp đám cháy diễn ra nghiêm
trọng và có nguy cơ lan rộng, vượt khỏi phạm vi ứng cứu của Công ty.
Các đội hỗ trợ đến văn phòng Công ty, được người dẫn đường đưa đến cơ
sở, được bảo vệ hướng dẫn đến trung tâm ứng cứu sự cố khẩn cấp của Công ty
và được đưa đến vị trí xảy ra đám cháy, sự cố.

27
Chỉ huy của cơ sở giao nhiêm vụ chỉ huy cho Chỉ huy chữa cháy, ứng cứu
chuyên nghiệp khi họ đến, thông báo tình hình diễn biến của đám cháy và làm
tham mưu cho đội PCCC chuyên nghiệp. Công tác cứu chữa người bị thương,
ảnh hưởng của sự cố được cơ quan y tế bên ngoài trực tiếp cứu chữa và đưa đi
cấp cứu.
Phân bổ lực lương chữa cháy chuyên nghiệp và lực lượng chữa cháy cơ sở
dựa vào điều kiện thực tế của đám cháy.
Trong quá trình chữa cháy cần chú ý:
- Chữa cháy ban đêm phải dùng đèn pha chiếu sang khu xảy ra sự cố.
- Phải sử dụng mặt nạ phòng độc khi vào chữa cháy.
- Lưu ý sự sụp đổ của các cấu kiện xây dựng.
- Sau khi đám cháy được dập tắt phải kiểm tra lại nếu không thấy dấu hiệu
cháy lại mới thu dọn phương tiện.
Cấp quốc gia: là sự cố vượt quá khả năng ứng phó của các tỉnh, thành
phố và có tác động đặc biệt nghiêm trọng. Khi xảy ra sự cố Ban chỉ đạo ứng phó
sự cố hóa chất tỉnh chỉ huy ứng cứu đồng thời báo cáo để Uỷ ban Quốc gia Tìm
kiếm Cứu nạn trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức ứng
phó.
Các tình huống sự cố cấp quốc gia bao gồm các tình huống sau hoặc mức
độ tương tự các tình huống sau:
+ Cháy nổ trong kho và có nguy cơ lan truyền sang các kho khác.
+ Cháy nổ hay đổ vỡ tràn O2 từ các bồn do hậu quả của thiên tai không
kiểm soát được.
Với sự cố cấ p quốc gia: Ngoài công tác triển khai ứng cứu sự cố cấp khu
vực còn phải báo cáo với các bộ, ban, ngành Trung ương như Bộ Công Thương,
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Uỷ ban Quốc gia về Tìm kiếm Cứu
nạn.
Khi sự cố vượt quá sự kiểm soát của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải
liên hệ với Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh để được điều động các
lực lượng bên ngoài hỗ trợ trong việc ứng cứu và xử lý sự cố hóa chất.
Căn cứ vào quy chế phối hợp ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh, các cơ
quan, ban, ngành, các lực lượng liên quan triển khai các phương án ứng cứu cụ

28
thể (dưới sự điều động, chỉ huy của Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất của
tỉnh).
Nhiệm vụ của Công an tỉnh:
- Đối với lực lượng Cảnh sát PCCC: Nhận được tin báo cháy, chiến sĩ trực
đánh kẻng tập trung lực lượng phương tiện chữa cháy khu vực đến cơ sở xảy ra
sự cố: tiến hành trinh sát và nhận định tình hình đám cháy; quyết định các biện
pháp và phương pháp cứu người, tài sản; quyết hướng tấn công chính các khu
vực ngăn chặn cháy lan và bố trí lực lượng phương tiện.
+ Xác định số người bị nạn còn mắc kẹt lại trong đám cháy không và đưa
họ ra ngoài.
+ Dự báo diện tích của đám cháy, khả năng cháy lan sang các khu vực lân
cận.
+ Xác định hướng tiếp cận đám cháy thuận lợi nhất, xác định khu vực cần
bảo vệ.
+ Triên khai công tác cứu người bị nạn.
+ Sau khi đám cháy được dập tắt phải kiểm tra lại nếu không thấy dấu hiệu
cháy lại mới thu dọn phương tiện.
- Đối với lực lượng Công an như giao thông, cơ động,…:
+ Phân luồng giao thông chống ùn tắc đường trên đoạn đường, tham gia
cứu người cứu tài sản, bảo vệ tài sản và đảm bào an ninh trật tự.
+ Phối hợp Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh thiết lập các chốt không cho người
không phận sự vào khu vực cách ly.
+ Phối hợp điều tra kết luận nguyên nhân gây cháy.
Nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường
- Sử dụng trang thiết bị, phương tiện, máy móc để xác định nguy cơ độc
hại của sản phẩm cháy, khói, bụi thoát ra từ khu vực cháy để đề xuất với Ban chỉ
đạo chỉ có biện pháp an toàn bảo vệ lực lượng chữa cháy.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, đưa ra các biện pháp xử lý
chất thải nguy hại đối với các hóa chất tràn đổ đã được thu gom.
- Chủ trì xây dựng phương án khắc phục các ảnh hưởng lâu dài của sự cố
hóa chất, có kế hoạch quan trắc, giám sát môi trường. Thông báo với Trưởng
ban sau khi môi trường đã an toàn cho nhân dân khu vực bị ảnh hưởng.

29
Nhiệm vụ của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh:
- Phối hợp Công an tỉnh thiết lập các chốt không cho người không phận sự
vào khu vực cách ly.
- Tổ chức hướng dẫn, sơ tán dân trong vùng cách ly, khoanh vùng nguy
hiểm, thực hiện các biện pháp phòng, chống, tiêu tẩy ban đầu, tham gia TKCN,
khắc phục hậu quả.
Nhiệm vụ của lực lượng y tế:
- Tổ chức sơ cứu người bị nạn.
- Đối với những nạn nhân bị thương nặng, khẩn trương vận chuyển đến cơ
sở y tế có đủ phương tiện, máy móc, thuốc để cứu chữa.
3.3.3 Kịch bản sự cố đối với cơ sở tồn chứa Cl2
* Nguyên nhân xảy ra sự cố
Rò rỉ từ thiết bị chứa, rò rỉ từ các roăng đệm, van thiết bị, bình chứa, thiết
bị ăn mòn rò rỉ, phát tán với mức độ lớn như vỡ bình chứa, gãy chân van,... hỏa
hoạn là nguyên nhân nguy hiểm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vì vậy
phải đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy kịp thời.
* Biện pháp phòng ngừa
- Khi bốc xếp các bình chứa Clo lỏng phải có thiết bị chuyên dùng.
Nghiêm cấm việc lăn bình cho rơi tự do xuống khỏi xe.
- Các bình xếp trên xe phải được kê chèn chắc chắn. Phải có biện pháp
thích hợp để chống lăn bình, đổ bình, các van của bình phải xếp quay về 01
phía, không xếp các bình chồng lên nhau.
- Xe chở Clo phải có 02 người phụ trách trong quá trình vận chuyển và
phải luôn có đầy đủ dụng cụ, phòng hộ lao động... để giải quyết sự cố khi cần
thiết. Xe chở bình chứa Clo lỏng phải đảm bảo thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu
trực tiếp vào bình.
- Không chở Clo chung với bất kỳ loại hàng hóa nào khác, không được đỗ
xe chở Clo lỏng ở những nơi đông người.
- Thường xuyên kiểm tra các bình chứa Clo, thực hiện đúng quy trình kỹ
thuật khi sử dụng Clo trong xử lý nước.
* Phương án ứng phó

30
Đối với sự cố xảy ra khi rò rỉ Clo (Chlorine) thì không thể sử dụng các
phương tiện đơn giản để xử lý. Thậm chí trong khu vực hơi Clo phát tán, nguồn
không khí đậm đặc hơi Clo, các dụng cụ phòng độc thông thường dành cho công
nhân vận hành không còn đủ tác dụng nếu phải xử lý sự cố trong thời gian dài,
việc tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị chứa Clo và kiểm soát hơi Clo rò rỉ rất khó
khăn.
Trong trường hợp phát hiện rò rỉ Clo, công nhân vận hành phải đeo mặt
nạ phòng độc, mũ, quần áo bảo hộ, kính an toàn, găng tay bảo vệ và bình thở
oxy để xử lý. Nếu bị nhiễm khí Clo cần lập tức đưa người bệnh ra chỗ thoáng
mát, nới rộng quần áo và kịp thời đưa đến cơ sở y tế gần nhất, tuyệt đối không
làm hô hấp nhân tạo vì làm như vậy sẽ gây tổn thương về phổi.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để xử lý rò rỉ Clo, điển hình một số
phương pháp như sau:
Xử lý rò rỉ Clo bằng giàn phun mưa: Khi đó một lượng lớn axit HCl yếu
sẽ phát tán ra ngoài môi trường làm ảnh hưởng không nhỏ đến xung quanh. Việc
xử lý một lượng nước lớn axit yếu này gây hậu quả tốn kém
Xử lý rò rỉ Clo bằng dung dịch nước vôi: xây dựng dưới trạm chứa Clo
một thùng vôi lớn. Trong trường hợp Clo rò rỉ, van an toàn được mở ra và toàn
bộ bình Clo đang rò rỉ lập tức được đánh tụt xuống thùng vôi và chờ xử lý tiếp
Xử lý rò rỉ Clo bằng tháp trung hòa Clo: Đây được coi là một trong các
biện pháp tối ưu hiện nay và đang được áp dụng rộng rãi.
Khi xảy ra sự cố:
a) Công ty thực hiện ứng phó sự cố khẩn cấp theo Kế hoạch, phương
án, gồm các nội dung chính sau:
- Thông báo, báo động cho toàn công ty.
- Nhanh chóng triệu tập các thành phần xử lý sự cố và các lực lượng liên
quan ra các vị trí tập trung theo kế hoạch.
- Dự kiến đánh giá tình hình (về quy mô, tác hại sự cố), căn cứ vào hướng
gió, xác định các khu vực dự kiến bị nhiễm nguy hiểm, nhanh chóng thông báo
cho cán bộ, nhân viên và dân cư xung quanh phòng tránh, sơ tán kịp thời đến
khu vực an toàn; báo cáo cấp trên (quản lý ngành trực tiếp và địa phương).
- Sử dụng lực lượng tại chỗ, phối hợp với các lực lượng PCCC, Y tế...địa
phương tham gia, thực hiện các nhiệm vụ ứng phó ban đầu của công ty.

31
b) Công an, chính quyền địa phương
Sơ tán dân cư khỏi khu vực ảnh hưởng của khí độc đến tập trung tại các
địa điểm công cộng, nơi chắc chắn không bị ảnh hưởng bởi khí độc, đồng thời
chặn các tuyến đường nhỏ.
c) Công an tỉnh
- Công an giao thông, cơ động,…
Chặn các tuyến đường nội ô, không cho người không có nhiệm vụ di
chuyển về khu vực xảy ra sự cố, tham gia cứu người, tài sản và đảm bảo an ninh
trật tự. Phối hợp thiết lập các chốt không cho người không phận sự vào khu vực
cách ly.
- Cảnh sát phòng cháy chữa cháy
+ Sử dụng trang phục bảo hộ cá nhân đảm bảo không bị phơi nhiễm khí
Clo đạt các tiêu chuẩn về an toàn.
+ Trinh sát, nhận định tình hình đám cháy quyết định các phương án cứu
người, tài sản và tiến hành chữa cháy
+ Sau khi ứng cứu xong yêu cầu kiểm tra lại hiện trường và điều tra
nguyên nhân xảy ra cháy.
Lưu ý đối với lực lượng PCCC
- Clo là chất không dễ cháy, nhưng nó giúp tăng cường quá trình đốt cháy
các chất khác.
- Clo phản ứng dữ dội với nhiều hợp chất hữu cơ, amoniac, hydrogen, và
các mảnh nhỏ kim loại, gây cháy nổ nguy hiểm.
- Có thể đốt cháy các chất dễ cháy (gỗ, giấy, dầu, quần áo, …)
- Đám cháy sẽ sinh ra khí kích ứng, ăn mòn hoặc độc hại.
- Đối với các đám cháy nhỏ, chỉ sử dụng nước; không sử dụng hóa chất
khô, carbon dioxide hoặc Halon. Khoanh vùng đám cháy và đợi cho đám cháy
kết thúc. Nếu bắt buộc phải dập lửa, nên phun nước hoặc sương mù. Không nên
để nước vào trong thùng chứa. Di chuyển các thùng chứa khỏi khu vực cháy nếu
có thể làm mà chắc chắn không gặp rủi ro. Tránh để nước vào trong thùng
chứa. Các thùng chứa hư hỏng cần chỉ được xử lý khi có chuyên gia.
- Đối với các thùng chứa nằm trong khu vực có đám cháy, dập lửa từ một
khoảng cách lớn nhất có thể hoặc sử dụng vòi phun được điều khiển tự động.
Lưu ý hiện tượng đóng băng có thể xuất hiện tại nguồn rò rỉ.

32
Nước thải từ việc chữa cháy có thể gây ô nhiễm. Vì vậy nên kiểm soát và
xử lý nước thải sau sự cố.
d) Quân sự tỉnh
- Phối hợp Công an tỉnh thiết lập các chốt không cho người không phận sự
vào khu vực cách ly.
- Tổ chức hướng dẫn, sơ tán dân trong vùng cách ly, khoanh vùng nguy
hiểm, thực hiện các biện pháp phòng, chống, tiêu tẩy ban đầu, xử lý khí độc, cứu
người theo chỉ đạo của chỉ huy, tiêu tẩy hiện trường, lập điểm làm sạch người,
thiết bị ra khỏi vùng nguy hiểm, tham gia tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả.
- Lực lượng trinh sát (là các cán bộ đã qua đào tạo chuyên môn về hóa
chất - nếu chưa có lực lượng này, đơn vị cần có kế hoạch nâng cao năng lực về
ứng phó sự cố hóa chất) khoanh vùng khu nhiễm độc, được trang bị phương
tiện, dụng cụ, bảo hộ cá nhân đầy đủ, sử dụng các loại máy phát hiện và xác
định nồng độ hơi, hóa chất độc công nghiệp. Trên cơ sở dự đoán, khu vực có
nguy cơ nhiễm độc do lan truyền, lực lượng hóa học chuyên môn có nhiệm vụ
xác định cụ thể vùng nhiễm độc thực tế để làm cơ sở cho quá trình ứng phó và
xây dựng phương án khắc phục hậu quả.
Phương án trinh sát cụ thể như sau
+ Phát hiện khoanh vùng nhiễm độc, xác định đến đâu cắm cờ đến đó và
ghi lên phiếu thời gian, nồng độ nhiễm.
+ Xác định mức độ nhiễm độc nguy hiểm tại các điểm quan trọng (khu
dân cư, địa điểm tập trung đông người)
Nhiệm vụ trinh sát hóa học được thực hiện liên tục trong suốt quá trình
ứng phó, nhằm xác định vùng nhiễm độc nguy hiểm thực tế với các mức độ
nguy hiểm khác nhau; các khu vực an toàn,… đồng thời trinh sát kiểm tra nhiễm
độc cho người ứng cứu, giúp người chỉ huy nắm chắc tình hình nhiễm độc trên
địa bàn, để có các quyết định ứng phó kịp thời chính xác.
- Xác định phạm vi ảnh hưởng, tính chất nguy hiểm của hóa chất, dự báo
các tình huống diễn biến có thể xảy ra, hỗ trợ kỹ thuật, đầu mối liên lạc
e) Sở Công Thương
- Cung cấp thông tin về tính chất vật lý, tính chất nguy hiểm, độc tính và
các tính chất nguy hại khác của hóa chất để cung cấp thông tin cho Ban chỉ huy
để chỉ đạo các phương án xử lý sự cố phù hợp.

33
- Xác định khu vực cần cách ly ban đầu, khu vực phát tán theo hướng gió
đối với từng sự cố để thông báo cho các lực lượng tại hiện trường.
- Liên hệ với Bộ Công Thương, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn để
tham vấn các vấn đề về tính chất nguy hại, giải pháp khắc phục sự cố trong
trường hợp sự cố đối với các hóa chất chưa xác định rõ hoặc cần có sự hỗ trợ từ
các lực lượng Trung ương.
g) Lực lượng Y tế:
- Tổ chức sơ cứu người bị nạn, kiểm tra sức khỏe toàn bộ người đi ra khỏi
khu vực chịu ảnh hưởng, thực hiện công tác sơ cứu người bị nạn tại hiện trường.
- Đối với những nạn nhân bị thương nặng, khẩn trương vận chuyển đến cơ
sở y tế có đủ phương tiện, máy móc, thuốc để cứu chữa.
- Phối hợp với chính quyền địa phương giám sát sức khỏe những người có
mặt trong vùng cách ly ban đầu sau khi sự cố được khắc phục để đảm bảo phát
hiện và cứu chữa kịp thời tất cả các nạn nhân.
Lưu ý đối với lực lượng y tế: Các con đường phơi nhiễm chính khi tiếp
xúc với clo
 Hô hấp
Phơi nhiễm do hít thở phải clo là con đường phơi nhiễm phổ biến nhất,
mùi và đặc tính kích ứng của clo rất dễ nhận biết đối với hầu hết các cá nhân
chỉ với nồng độ 0,32 ppm, nồng độ này còn nhỏ hơn cả nồng độ giới hạn cho
phép tiếp xúc theo OSHA là 1 ppm. Tuy nhiên, tiếp xúc ở mức độ thấp trong thời
gian dài có thể dẫn đến tổn thương khứu giác và không nhận thấy các ảnh
hưởng kích ứng của Clo. Clo nặng hơn không khí và có thể gây ngạt thở nếu
thông gió kém hoặc các khu vực trũng thấp.
 Tiếp xúc với da hoặc mắt
Tiếp xúc trực tiếp với clo lỏng hoặc hơi ngưng tụ gây bỏng hóa chất
nghiêm trọng, dẫn đến hoại tử.
 Tiêu hóa (nuốt phải)
Nuốt phải là không thể xảy ra vì clo là chất khí ở nhiệt độ phòng. Các
dung dịch có thể sinh ra khí clo (ví dụ dung dịch sodium hypochlorite) có thể
gây ra chấn thương do ăn mòn nếu nuốt phải.
 Ảnh hưởng đến sức khỏe

34
Khí clo có nguy cơ gây kích ứng và ăn mòn da, mắt và đường hô hấp.
Tiếp xúc với clo có thể gây bỏng mắt, mũi và cổ họng, ho cũng như co thắt, phù
nề đường thở và phổi.
 Phơi nhiễm cấp tính
Các ảnh hưởng độc hại của clo chủ yếu do tính chất ăn mòn của nó. Cơ
chế hoạt động của clo là do khả năng oxy hóa mạnh trong đó clo tách hydro từ
nước trong mô ẩm, làm giải phóng oxy và hydro clorua gây ra các tổn thương
mô lớn. Ngoài ra, clo có thể được chuyển đổi thành axit hypochlorous có thể
thâm nhập vào các tế bào và phản ứng với các protein tế bào để tạo thành dẫn
xuất N-chloro phá hủy cấu trúc tế bào.
 Đối với hệ hô hấp
Clo tan mạnh trong nước và do đó chủ yếu ảnh hưởng đến các đường hô
hấp trên. Tiếp xúc với nồng độ thấp của Clo (1-10 ppm) có nguy cơ kích ứng
mắt và mũi, đau họng, và ho. Hít thở phải nồng độ cao của khí clo (> 15 ppm)
có thể nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp với đường thở co thắt và tích tụ chất
dịch trong phổi (phù phổi). Bệnh nhân có thể bắt đầu ngay lập tức thở nhanh,
da có màu xanh, thở khò khè, ho ra máu… Ở những bệnh nhân có triệu chứng,
tổn thương phổi có thể xuất hiện trong vài giờ. Nồng độ gây chết thấp nhất cho
một tiếp xúc 30 phút đã được ước tính là 430 ppm. Tiếp xúc với clo có thể dẫn
đến phản ứng hội chứng rối loạn chức năng đường hô hấp (RADS), một loại
chất kích thích gây ra chất hóa học của bệnh hen suyễn.
Trẻ em có thể bị tổn thương nhiều hơn do các tác nhân ăn mòn hơn người
lớn vì kích thước đường thở của chúng nhỏ hơn. Trẻ em cũng có thể bị tổn
thương nhiều hơn khi tiếp xúc với khí do tăng lưu thông khí/kg và khả năng
thoát ra khỏi khu vực nhiễm độc kém hơn…
 Đối với hệ tim mạch
Ban đầu nhịp tim nhanh và tăng huyết áp sau đó là tụt huyết áp có thể xảy
ra. Khi tiếp xúc ở nồng độ cao, trụy tim mạch có thể xảy ra do thiếu oxy.
 Đối với da
Clo kích ứng da và có thể gây đau rát, viêm và mụn. Tiếp xúc với clo hóa
lỏng có thể dẫn đến chấn thương tê cóng.

35
 Đối với mắt
Ở nồng độ thấp trong không khí có thể gây ra sự khó chịu bỏng rát, nháy
mắt hoặc đóng mở không tự nhiên của mí mắt, đỏ mắt, viêm kết mạc, và chảy
nước mắt. Bỏng giác mạc có thể xảy ra ở nồng độ cao.
h) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Sử dụng trang thiết bị, phương tiện, máy móc xác định nguy cơ độc hại
của đám cháy, khói, bụi thoát ra từ khu vực cháy, giám sát nồng độ hóa chất tại
vành đai cách ly, báo cáo ngay cho trưởng ban để kịp thời xử lý.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng, đưa ra biện pháp xử lý chất
thải sau xảy ra sự cố hóa chất.
- Chủ trì xây dựng phương án khắc phục các ảnh hưởng lâu dài của sự cố
hóa chất, có kế hoạch quan trắc, giám sát môi trường.
i) Ban quản lý các khu công nghiệp:
- Trường hợp sự cố hóa chất xảy ra trong các Khu công nghiệp, tiến hành
thông báo cho các công ty lân cận, chính quyền địa phương để tiến hành sơ tán
hoặc tham gia ứng cứu.
- Huy động lực lượng tại chỗ, các trang thiết bị hiện có tham gia ứng cứu
dưới sự chỉ huy của Ban chỉ đạo.
3.3.4 Kịch bản đối với một số loại hóa chất kinh doanh, lưu giữ và sử
dụng trên địa bàn
a) Nguyên nhân xảy ra sự cố
- Do bất cẩn của nhân viên trong quá trình xếp dỡ, bố trí hàng hóa không
hợp lý gây ngã đỗ.
- Do thiết bị, dụng cụng chứa hóa chất bị hỏng hóc gây rò rỉ hóa chất ra
ngoài.
- Sự cố chấp điện, phát sinh tia lửa ở gần khu vực chứa hóa chất.
- Có vật liệu dễ cháy đặt tại khu vực kho lưu giữ
- Cháy lan từ khu vực khác đến khu vực chứa hóa chất
b) Phương án ứng phó
Công ty thực hiện ứng phó sự cố khẩn cấp theo Kế hoạch, phương án,
gồm các nội dung chính sau:

36
Thông báo cho toàn công ty (báo ngay cho giám đốc và người chịu trách
nhiệm an toàn), người phụ trách cơ sở sẽ huy động lực lượng và chỉ huy ứng phó
tại chỗ. Sơ tán người ra khỏi khu vực xảy ra sự cố, người bị nạn phải được tiến
hành sơ cấp cứu trước khi chuyển đến cơ sở y tế. Kế đó tiến hành ngăn chặn
nguồn rò rỉ hóa chất, dập lửa, ngăn cháy lan, ngăn hóa chất tiếp xúc nguồn nhiệt
tia lửa điện. Sau khi đã khống chế được sự cố, tổ chức thu gom dọn dẹp chất
thải, xử lý môi trường.
Khi sự cố vượt quá sự kiểm soát của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải
liên hệ với Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh để được điều động các
lực lượng bên ngoài hỗ trợ trong việc ứng cứu và xử lý sự cố hóa chất.
Căn cứ vào quy chế phối hợp ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh, các cơ
quan, ban, ngành, các lực lượng liên quan triển khai các phương án ứng cứu cụ
thể (dưới sự điều động, chỉ huy của Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất của
tỉnh).
Các đơn vị như Chính quyền địa phương, Công an tỉnh (Công an giao
thông, cơ động, phòng cháy chữa cháy,…), Quân sự tỉnh, Sở Công Thương, Sở
Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh,…
thực hiện các phương án ứng phó tương tự trường hợp sự cố hóa chất Clorin tuy
nhiên cần lưu ý đặc tính cụ thể của từng loại hóa chất mà có phương án thích
hợp.
c) Kịch bản sự cố đối với một số hóa chất lưu giữ tại kho, cửa hàng
kinh doanh
* Sự cố tràn đổ, rò rỉ Xút (NaOH)
- Sự cố có thể xảy ra: Thất thoát, rò rỉ và tràn đổ NaOH vào môi trường
gây ra những ảnh hưởng đến môi trường đất, không khí và môi trường nước.
- Biện pháp phòng ngừa
+ Bao bì chứa phải làm từ vật liệu chịu kiềm và bền đối với va đập, có nắp
đậy kín, trước khi dùng thùng chứa phải cọ rửa thật sạch nếu trước đó đã chứa
loại hóa chất khác. Trong quá trình nhập kho, cần kiểm tra kỹ bao bì, phuy can
chứa đựng để đảm bảo không có hiện tượng nứt vỡ thùng chứa, rách thủng bao
bì, tránh hiện tượng rò rỉ tràn đỗ. Nếu phát hiện có hiện tượng nứt vỡ, rách thủng
thì phải để riêng và xử lý trước khi cho nhập kho.
+ Để tránh hiện tượng tràn, đổ, rò rỉ hóa chất trong kho bảo quản phải sắp
xếp các loại hóa chất ngay ngắn và theo từng khu vực riêng. Không có hiện
tượng xếp chồng lên nhau hoặc xếp cao quá chiều cao quy định có thể gây

37
nghiêng đổ (các thùng phuy, can khi xếp chồng không quá 2 lớp, chiều cao của
các lô hàng không quá 2 m, lối đi giữa các lô hàng hóa tối thiểu là 1,5 m).
- Một số biện pháp xử lý khỉ xảy ra sự cố:
+ Khi tràn đổ, dò rỉ ở mức nhỏ: Thông gió diện tích tràn đổ hóa chất, thu
hồi hóa chất tràn đổ vào thùng chứa chất thải hóa học kín;
+ Khi tràn đổ, dò rỉ lớn ở diện rộng: Thông gió khu vực rò rỉ hoặc tràn,
mang thiết bị phòng hộ cá nhân phù hợp, cô lập khu vực tràn đổ, nghiêm cấm
người không có nhiệm vụ vào khu vực tràn đổ hóa chất. Thu hồi hóa chất tràn
đổ và chứa trong thùng chứa chất thải hóa học kín. Sử dụng phương pháp thu
hồi không tạo ra bụi hóa chất. Không rửa mặt bằng tràn đổ hóa chất bằng nước
và không xả ra hệ thống thoát nước chung. Lượng hóa chất tràn đổ không thu
hồi được thì pha loãng với nước và trung hòa bằng axit loãng như Axit Acetic,
Axit Sulfuric hoặc Axit Clohydric. Hấp thụ dung dịch sau trung hòa bằng chất
liệu trơ (như cát hoặc đất), sau đó đựng trong thùng chứa chất thải kín.
* Sự cố đối với các axit nitric, axit sunfuric, axit clohydric
- Sự cố có thể xảy ra
Thất thoát, rò rỉ, tràn đổ ra bên ngoài gây ra những ảnh hưởng đến môi
trường đất, không khí và môi trường nước.
- Biện pháp phòng ngừa
Hệ thống kho chứa axit được thiết kế có mái che, tường bao quanh, xung
quanh kho có hệ thống chống tràn axit ra ngoài để cách ly, ngăn không cho axit
chảy tràn lan rộng ra khu vực. Do không phải là hóa chất dễ bay hơi nên sự cố
đối với các loại axit này không ảnh hưởng trên diện rộng nghĩa là phạm vi tác
động chỉ trong khu vực cơ sở nên việc xử lý chủ yếu được giải quyết bởi lực
lượng tại chỗ.
- Một số biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố
Khi phát hiện rò rỉ thùng axit cần báo ngay cho cán bộ phụ trách kho, cán
bộ phụ trách an toàn phối hợp thực hiện, giảm thiểu tai nạn xảy ra. Báo cáo tình
hình sự cố lên cấp trên.
Treo biển báo rò rỉ hóa chất tại nơi xảy ra rò rỉ, nghiêm cấm người ra vào
khu vực rò rỉ, chỉ những người có trách nhiệm được trang bị đầy đủ thiết bị bảo
hộ gồm găng tay, ủng, tạp dề, kính mắt phòng axit, mặt nạ lọc khí tương ứng
mới được vào khu vực.

38
Không xả nước vào điểm chảy loang axit. Nếu không thể tận dụng dùng
cát hấp phụ hết lượng axit không cho chảy loang trên diện rộng sau đó vận
chuyển đến khu vực chứa chất thải nguy hại đã quy định trong Công ty, thuê
đơn vị có chức năng mang đi và xử lý.
Trường hợp xảy ra sự cố vỡ bồn chứa axit với khối lượng lớn cần thông
báo đến BCĐ để nhận được sự trợ giúp
* Những lưu ý khi ứng phó sự cố rò rỉ, tràn đổ axit
• Sử dụng trang phục bảo hộ cá nhân phù hợp đảm bảo không bị phơi
nhiễm axit đạt các tiêu chuẩn về an toàn như quần áo liền chống axit, mắt kính,
mặt nạ có thiết bị thở.
• Axit là chất ăn mòn mạnh, có thể làm bỏng da nghiêm trọng tùy theo
nồng độ, do đó không được tiếp xúc trực tiếp với hóa chất này
• Cần có biện pháp ngăn chặn axit xâm nhập vào hệ thống cống rãnh,
nguồn nước, tầng hầm hoặc các khu vực hạn chế khác;
• Tiêu tẩy, trung hòa axit sau sự cố bằng NaHCO3 loãng hoặc xà phòng
* Sự cố rò rì, tràn đổ metanol
- Sự cố có thể xảy ra
Thất thoát, rò rỉ, tràn đổ ra bên ngoài gây ra những ảnh hưởng đến sức
khỏe con người và môi trường.
- Biện pháp phòng ngừa
+ Không để ở nơi nhiệt độ cao, không gần nguồn lửa trần, không gần nơi
có tia lửa, lưu giữ môi trường thông thoáng, có nhiệt độ thoáng mát, tránh các bề
mặt nóng.
+ Nối dây tiếp đất cho công te nơ và thiết bị tiếp nhận. Chỉ sử dụng các
thiết bị điện, thiết bị thông gió, thiết bị chiếu sáng không phát tia lửa điện.
+ Áp dụng các biện pháp chống hiện tượng phóng tĩnh điện.
- Một số biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố
Khi phát hiện rò rỉ, tràn đổ cần báo ngay cho cán bộ phụ trách kho, cán bộ
phụ trách an toàn hóa chất phối hợp thực hiện, giảm thiểu tai nạn xảy ra. Báo
cáo tình hình sự cố lên cấp trên.
Treo biển báo rò rỉ hóa chất tại nơi xảy ra rò rỉ, nghiêm cấm ra vào khu
vực rò rỉ, chỉ những người có trách nhiệm được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ

39
găng tay, quần áo, kính, mặt nạ phù hợp, tránh hít phải khí khi tiếp xúc hóa chất
mới được vào khu vực.
Loại bỏ tất cả các nguồn gây cháy nổ trong khu vực xung quanh. Sử dụng
các vật liệu có khả năng hấp thụ để tránh làm ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn sự
lan rộng hay đi vào cống, rãnh bằng cách sử dụng cát, đất hay các vật chắn phù
hợp khác. Cố gắng phân tán hơi hay hướng dòng của nó vào một vị trí an toàn.
Có thể sử dụng bọt chống cháy, phun nước hay sương, không sử dụng
dòng nước có áp lực cao. Chỉ sử dụng bột hóa chất khô, cacbon dioxit, cát hay
đất cho các vụ hỏa hoạn nhỏ, với đám cháy lớn: Xịt nước, bọt kháng cồn với tỷ
lệ bọt 3% hoặc 6%. Giải tán những người không có nhiệm vụ ra khỏi khu vực có
hỏa hoạn.
Lưu ý:
Hỗn hợp >20% methanol với nước có tính chất dễ cháy. Có thể tạo thành
hỗn hợp nổ với không khí. Hơi nặng hơn không khí và có thể di chuyển trên mặt
đất đến nguồn gây cháy ở xa rồi bắt lửa ngược về. Bình chứa có thể thủng hoặc
nổ nếu để cho tiếp xúc với nhiệt.
* Sự cố rò rì, tràn đổ formaldehit
- Sự cố có thể xảy ra
Thất thoát, rò rỉ, tràn đổ ra bên ngoài gây ra những ảnh hưởng đến sức
khỏe con người và môi trường.
- Biện pháp phòng ngừa
Phải dùng quạt thông gió ở những nơi có nhiệt độ cao hơn môi trường
hoặc để giữ nồng độ thấp hơn giới hạn cho phép. Đóng chặt các thùng chứa. Giữ
nơi khô thoáng, lạnh, không sử dụng bình chứa kim loại. Tránh xa các nhuồn
gây nhiệt, tia lửa. Không để gần các hóa chất là tác nhân gây cháy nổ như: Acid,
kiềm, các tác nhân oxy hóa, các oxit hữu cơ.
- Một số biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố
+ Dùng găng tay, quần áo, kính, mặt nạ phòng độc phù hợp khi tiếp xúc
với hoá chất.
+ Mang dụng cụ bảo hộ thích hợp. Cách ly khu vực nguy hiểm, cấm
những người không phận sự vào. Thu gom chất lỏng khi có thể. Sử dụng dụng
cụ và thiết bị không gây tia lửa. Thu gom chất lỏng trong vật chứa hay hút nước
thích hợp bằng nguyên liệu trơ như vermiculite, cát khô, đất sau đó cho vào

40
thùng đựng chất thải hóa chất. Không sử dụng nguyên liệu dễ bắt lửa như mạt
cưa.
+ Sử dụng nước phun để làm lạnh, dùng bình chữa cháy bột carbon
dioxide, bọt chống cồn để chữa cháy. Tắt tất cả các nguồn dễ gây cháy.
+ Ngăn chặn việc nước chữa cháy gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt hoặc
hệ thống nước ngầm.
Lưu ý:
Các hơi này nặng hơn không khí và có thể lan to ả dọc theo sàn nhà . Tạo
thành hỗn hợp dễ nổ khi không khí nóng quá mức. Có thể phát sinh khí hoặc hơi
dễ cháy nguy hiểm khi có lửa
Rủi ro nổ với: Nitrometan, axit performic, Axit, phenon, Axit nitric, hydro
peroxide, axit peracetic, nitơ đioxit; Phản ứng tỏa nhiệt với: bazơ, nitrat hóa,
chất xúc tác polyme hóa , natri hydroxide, kali permanganat, cồn furfuryl, Các
chất oxy hóa mạnh axit perchloric , với, anline tạo ra các khí ho ặc khói nguy
hiểm khi tiếp xúc với: axit hydrochloric, magie carbonat
3.3.5 Sự cố vỡ đổ NH3 tại công ty Cổ phần hóa chất Miền Nam và sự
cố bồn chứa NH3 hóa lỏng tại các nhà máy sản xuất nước đá, kho lạnh…
a) Sự cố có thể xảy ra
Rò rỉ amoniac từ bình chứa, khi nạp amoniac từ xe bồn vào bình chứa, sự
cố nổ bồn chứa amoniac.
b) Biện pháp phòng ngừa
- Có đê bao quanh khu vực bồn chứa Amoniac
- Luôn dự trữ một lượng cát lớn để ngăn hoặc đào hố thu NH3 lỏng để
giảm khả năng NH3 lỏng tràn rộng ra các khu vực, hạn chế sự bốc hơi NH3
- Tại các vị trí có nguy cơ rò rỉ NH3 cần phải có hệ thống cảnh báo và có
các phương tiện xử lý sự cố, cấp cứu (nước, bình bọt, v.v.)
- Bồn chứa phải đạt các yêu cầu chung về chế tạo, lắp đặt, sửa chữa các
bình áp lực: Đạt các yêu cầu về chế độ kiểm định kỹ thuật, vận hành theo đúng
nguyên tắc an toàn; đạt các yêu cầu chung về các dụng cụ kiểm tra, đo lường, cơ
cấu an toàn và phụ tùng kèm theo (áp kế, cơ cấu an toàn, các dụng cụ đo...) và
phải tiến hành định kỳ kiểm định các dụng cụ này theo quy định
- Có hệ thống quạt thông gió và dùng nước phun mưa toàn bộ hệ thống để
hòa tan và pha loãng NH3

41
c) Một số biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố:
- Sơ tán dân cư khỏi khu vực ảnh hưởng của khí độc đến tập trung tại các
địa điểm công cộng: Trường học, cơ quan nơi chắc chắn không bị ảnh hưởng bởi
khí độc, đồng thời chặn các tuyến đường tránh không cho người không phận sự
vào khu vực xảy ra sự cố.
- Đối với các đám cháy nhỏ sử dụng hóa chất khô hoặc carbon dioxide
- Đối với đám cháy lớn sử dụng vòi phun nước, sương mù, hoặc bình bọt
thông thường. Di chuyển các thùng chứa khỏi khu vực cháy nếu có thể làm mà
chắc chắn không gặp rủi ro. Tránh để nước vào trong thùng chứa, các thùng
chứa hư hỏng cần chỉ được xử lý khi có chuyên gia.
- Đối với các thùng chứa nằm trong khu vực có đám cháy, dập lửa từ một
khoảng cách lớn nhất có thể hoặc sử dụng vòi phun được điều khiển tự động,
nước thải từ việc chữa cháy có thể gây ô nhiễm. Vì vậy, nên kiểm soát và xử lý
nước thải sau sự cố.
* Khi xử lý sự cố amoniac cần lưu ý:
+ Lực lượng ứng phó phải được trang bị mặt nạ có thiết bị thở để tránh
hít phải khí độc
+ Có thể sử dụng vòi phun nước, sương mù, để làm giảm lượng hơi
amoniac trong không khí
* Lưu ý các lực lượng y tế khi cấp cứu nạn nhân phơi nhiễm amoniac
Các con đường phơi nhiễm chính
- Hô hấp
+ Hít thở phải Amoniac có nguy cơ bỏng mũi họng và khí quản, phù nề
cuống phổi và phế nang, phá hủy đường hô hấp dẫn đến suy hô hấp hay tổn
thương. Ngưỡng mùi Amoniac rất thấp có thể nhận biết được sự hiện diện của
Amoniac ngay khi nồng độ rất nhỏ (ngưỡng mùi = 5 ppm; OSHA PEL = 50
ppm). Ở nồng độ nhỏ, Amoniac gây tổn thương khứu giác một cách từ nên rất
khó phát hiện khi tiếp xúc kéo dài.
+ Trẻ em có khả năng chịu được cùng mức độ phơi nhiễm với người lớn,
đôi khi có thể chịu được liều lớn hơn do tỷ lệ diện tích bề mắt phổi so với trọng
lượng cơ thể của trẻ em lớn hơn. Ngoài ra, trẻ em có thể được tiếp xúc với nồng
độ cao hơn so với người lớn trong cùng một vị trí do chúng thấp hơn vì amoniac
nhẹ hơn không khí.

42
- Tiếp xúc với da hoặc mắt
+ Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào thời gian phơi nhiễm và nồng độ của
dạng khí hoặc lỏng. Ở dạng sương rất dễ gây kích ứng mắt và mũi ngay cả ở
nồng độ 100ppm. Ở nồng độ cao hơn có thể gây tổn thương mắt nghiêm trọng.
Tiếp xúc với dung dịch amoniac đặc (25%) có nguy cơ tổn thương nghiêm trọng
do ăn mòn bao gồm: bỏng da, tổn thương mắt, mù lòa. Dấu hiệu bị tổn thương
mắt chỉ có thể nhận biết đầy đủ sau 1 tuần kể từ khi bị thương. Tiếp xúc với
amoniac hóa lỏng có nguy cơ bị bỏng lạnh.
+ Trẻ em nhạy cảm với hóa chất độc phơi nhiễm qua da hơn người
trưởng thành do tỷ lệ da trên trọng lượng cơ thể của trẻ em lớn hơn của người
trưởng thành.
- Tiêu hóa: mặc dù rất ít gặp, nhưng amoniac có thể gây tổn thương
miệng, họng và dạ dày. Nuốt phải amoniac thường không dẫn đến ngộ độc toàn
thân.
4. Các giải pháp kỹ thuật khắc phục sự cố hóa chất
a) Khi tràn đổ, rò rỉ ở mức nhỏ: Thông gió diện tích tràn đổ hóa chất, cách
ly mọi nguồn đánh lửa, trang bị bảo hộ lao động đầy đủ trước khi tiến hành xử
lý, hấp thụ hóa chất tràn đổ bằng chất liệu trơ (như vermiculite, cát hoặc đất) sau
đó đựng trong thùng chứa chất thải kín.
b) Khi tràn đổ, rò rỉ lớn ở diện rộng: Thông gió khu vực rò rỉ hoặc tràn,
hủy bỏ tất cả các nguồn lửa, mang thiết bị phòng hộ cá nhân phù hợp, cô lập khu
vực tràn đổ, nghiêm cấm người không có nhiệm vụ vào khu vực tràn đổ hóa
chất, hấp thụ hóa chất tràn đổ bằng chất liệu trơ (như vermiculite, cát hoặc đất),
không sử dụng chất liệu dễ cháy, sau đó đựng trong thùng chứa chất thải kín.
Nước rửa làm sạch khu vực tràn đổ rò rỉ không được xả ra hệ thống thoát nước
chung; phun nước để giải tán hơi hóa chất, bảo vệ nhân viên trong khi xử lý rò
rỉ, hạn chế tiếp xúc với hóa chất, sử dụng dụng cụ, thiết bị không phát ra tia lửa.
c) Khi xảy ra cháy nổ: Cần cách ly một trong ba yếu tố gây nên quá trình
cháy (nhiệt, nhiên liệu và oxy) các vật liệu dùng chữa cháy như: Cát, bột đá,
nước, các bình chữa cháy bình bột, bình CO2 ... Tùy vào đặc tính của từng đám
cháy do nguồn nhiên liệu tham gia khác nhau mà sử dụng các loại hóa chất hoặc
phương tiện chữa cháy khác nhau.

43
5. Công tác đảm bảo
5.1 Kế hoạch nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất về con người
và trang thiết bị của lực lượng ứng cứu sự cố của tỉnh:
a) Xác định vị trí và sự cố hóa chất xảy ra, các nguyên nhân gây nên sự
cố, ước lượng mức độ nguy hiểm của sự cố đối với con người và môi trường.
b) Tại vị trí có khả năng xảy ra sự cố phải bố trí hệ thống báo động, cơ sở
bố trí nhân sự phụ trách về sự cố tại chỗ, người chịu trách nhiệm về sự cố, các
địa chỉ liên lạc để ứng cứu sự cố được cung cấp trước cho người làm việc với
chất nguy hại và người có liên quan.
c) Bảo trì thiết bị ứng cứu: hệ thống thiết bị ứng cứu phải được thường
xuyên bảo trì và đảm bảo đầy đủ theo qui định. Công tác bảo trì có thể thực hiện
định kỳ hàng tháng hay hàng quý, thường xuyên kiểm tra vận hành thử thiết bị,
đo lại các thông số kỹ thuật và điều chỉnh cho đúng tiêu chuẩn qui định.
d) Quy trình ứng cứu: là trình tự các công việc phải làm khi sự cố xảy ra.
Quy trình này được xây dựng dựa trên nguyên tắc cứu hộ cho con người rồi mới
đến môi trường và tài sản; cứu hộ ở các vị trí sản xuất chính trước khu vực sản
xuất phụ trợ, cứu hộ hồ sơ sổ sách trước nhà xưởng….
đ) Huấn luyện và đào tạo: Cần phải tổ chức các lớp huấn luyện kỹ thuật
an toàn hóa chất cho các cơ sở có hoạt động hóa chất trên địa bàn; tập huấn
thường xuyên cho công nhân trong đội ứng cứu - thoát hiểm, trong thiết kế
hướng dẫn vận hành hệ thống trong nhà máy cũng như ở môi trường sinh hoạt
của khu dân cư đều phải có vạch trước các đường thoát hiểm.
e) Thiết bị ứng cứu: thiết bị dùng khắc phục sự cố, giảm tổn thất do sự cố
được để sẵn tại nơi có khả năng xảy ra sự cố, vị trí đặt thiết bị ứng cứu phải
thoáng, không bị che chắn, dễ thấy, dễ thao tác; các thiết bị ứng cứu thường
xuyên được kiểm tra, bảo quản luôn ở trong tình trạng sẵn sàng hoạt động. Các
thiết bị, dụng cụ ứng cứu phải bao gồm nhiều loại để đối phó với những loại sự
cố khác nhau và để kiểm tra mức ảnh hưởng sau sự cố (kiểm tra mẫu nước, đo
nồng độ không khí…).
g) Huấn luyện thao tác ứng cứu khẩn cấp: người làm việc với chất nguy
hại được cung cấp các thông tin và huấn luyện về các hành động cứu chữa khi
sự cố xảy ra như: phải am hiểu cách bố trí nhà kho hoặc xưởng sản xuất, các
đường thoát hiểm; thực hành sơ cứu, cấp cứu y tế; biết công dụng thiết bị máy
móc, thực hành quy tắc vận hành an toàn, đặc biệt là hành động cần thực hiện

44
ngay khi sự cố mới xảy ra để ngưng máy khẩn cấp; sử dụng thành thạo các
phương tiện thông tin chuông báo động, còi, dụng cụ phòng hộ cá nhân, thiết bị
cứu hộ và các biện pháp kỹ thuật để giảm thiểu sự rủi ro.
h) Thực hành các biện pháp kỹ thuật để hạn chế sự cố: Xây dựng đê bao
an toàn xung quanh khu vực chứa hóa chất nguy hại, xung quanh kho; lắp đặt
các trang thiết bị an toàn; hệ thống phòng chống cháy nổ phải đặt rải rác khắp
nơi trong nhà máy, đặc biệt chú ý những nơi có khả năng xảy ra sự cố; thiết kế
thiết bị chứa hợp lý, tính toán chính xác khả năng sự cố xảy ra, biện pháp đối
phó tối ưu; lắp đặt các thiết bị giám sát, kiểm soát để nhanh chóng phát hiện khi
có vấn đề, nhằm đối phó kịp thời khi sự cố xảy ra.
i) Lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của tỉnh, có kế
hoạch bổ sung, trang bị đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện, các điều kiện bảo
đảm đáp ứng yêu cầu công tác ứng phó sự cố hóa chất độc, phòng cháy chữa
cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên kiểm tra và tổ chức
diễn tập định kỳ nhằm sẳn sàng ứng phó khi có sự cố hóa chất xảy ra trên địa
bàn.
5.2 Công tác tổ chức, phối hợp:
a) Cách thức tổ chức lực lượng để thực hiện các nhiệm vụ này có thể khác
nhau tùy thuộc vào quy mô, tính chất xảy ra sự cố hóa chất, lực lượng ứng phó
sự cố được tổ chức thành lập và triển khai thực hiện nhiệm vụ trong suốt quá
trình xảy ra sự cố đến khi kết thúc.
b) Khi có sự cố hóa chất lớn xảy ra, Sở Công Thương thực hiện thông tin
liên lạc đến Chủ tịch UBND tỉnh (Ban chỉ đạo phòng ngừa ứng phó sự cố hóa
chất tỉnh), các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, thông tin liên quan đến sự cố, vị
trí xảy ra sự cố, hiện trạng, quy mô,...
c) Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp khẩn cấp và trực tiếp chỉ đạo Cảnh sát
Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công
an tỉnh, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (nếu liên quan đến ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn…
UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh nơi
xảy ra sự cố hóa chất và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan ứng phó, khắc
phục hậu quả sự cố hóa chất; trong trường hợp cần thiết, huy động lực lượng,
thiết bị của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ứng phó sự cố hóa chất. Trường hợp
sự cố hóa chất độc vượt quá khả năng ứng phó hoặc có nguy cơ lan sang địa bàn
của tỉnh khác, Ủy ban nhân dân tỉnh phải báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm
Cứu nạn để phối hợp xử lý.

45
d) Đội ứng cứu sự cố khẩn cấp chịu trách nhiệm tham gia trực tiếp trong
các hoạt động ứng phó, kiểm soát, khắc phục sự cố; có trách nhiệm đảm bảo
thông tin liên lạc, giao thông an toàn, thông suốt trong khu vực sự cố và thực
hiện các nhiệm vụ được giao. Đội ứng cứu sự cố khẩn cấp gồm các đơn vị như
sau:
- Đơn vị của tổ chức xảy ra sự cố;
- Đơn vị phụ trách an toàn môi trường;
- Đơn vị phụ trách an ninh;
- Đơn vị phụ trách phòng cháy, chữa cháy;
- Đơn vị phụ trách liên lạc, phối hợp với địa phương và đại diện khu vực
dân cư;
- Đơn vị phụ trách cấp cứu, cứu thương.
6. Hành động ứng cứu khẩn cấp, vệ sinh sau sự cố
a) Giai đoạn ứng cứu khẩn cấp: Mỗi loại hoá chất đều có đặc tính riêng
biệt, do đó khi sự cố xảy ra ta cần phải phán đoán chính xác nguyên nhân để
thực hiện các biện pháp ứng cứu thích hợp. Người có trách nhiệm trong việc xử
lý sự cố tại hiện trường cần phải nhanh chóng đưa ra những quyết định để ngăn
chặn sự cố, phân tán sự cố, bảo đảm an toàn cho con người, môi trường và tài
sản, giảm những nguy cơ do sự cố gây ra.
b) Giai đoạn vệ sinh sau sự cố: tùy vào sự cố và tác nhân gây sự cố, thực
hiện các biện pháp vệ sinh thích hợp, thông thường các sự cố khẩn cấp dễ nhận
biết cần giải quyết là cháy nổ và chất nguy hại bị rò rỉ hoặc đổ tràn. Hai giai
đoạn cần làm vệ sinh sau sự cố là:
- Dọn dẹp sạch chất thải: Khi chất nguy hại bị đổ vỡ hay rò rỉ nên giải
quyết trực tiếp, khẩn trương và sau đó dùng tấm phủ che bảo vệ bằng chất liệu
thích hợp, đặt bảng hiệu ngay trước vị trí xuất hiện rủi ro và sắp xếp, thu dọn
hiện trường, làm sạch chất thải. Chất lỏng bị tràn nên dùng cát hút hết và không
để lại bụi; phần rắn nứt vỡ nên làm sạch với máy hút bụi công nghiệp; đối với
chất khí độc thoát ra do sự cháy hay rò rỉ nên đối phó bằng cách thông thoáng và
sử dụng thiết bị bảo vệ hô hấp cho người. Các loại rác thải phải xử lý tiêu hủy
đúng quy định không ảnh hưởng tới môi trường; ngăn ngừa nạn ô nhiễm nước
ngầm và nước mặt do chất thải nguy hại sinh ra trong quá trình xảy ra sự cố hoá
chất.

46
- Khôi phục lại môi trường: Xử lý bằng phương pháp hóa lý, sinh học hay
cơ học để khôi phục trở lại tình trạng ban đầu của môi trường xảy ra sự cố, tránh
phát sinh những hiệu ứng phụ của quá trình xử lý.
c) Quản lý môi trường sau sự cố: sau khi sự cố xảy ra cần lập hồ sơ để
quản lý, trong đó nêu rõ: Diễn biến sự cố, các biện pháp khắc phục sự cố đã thực
hiện, kết quả đạt được, đánh giá các tổn thất về vật chất và con người, xác định
nguyên nhân và quy trách nhiệm cho những cá nhân có liên quan. Sau khi giải
quyết sự cố những người có trách nhiệm và liên quan đến sự cố triển khai rút
kinh nghiệm, phân tích nguyên nhân xảy ra tai nạn để đưa ra các biện pháp ứng
cứu hiệu quả, tránh tái diễn sự cố. Nếu cần thiết, phải đưa tin về sự cố, nguyên
nhân và những thiệt hại lên phương tiện truyền thông đại chúng để tạo ý thức
cảnh giác, rút kinh nghiệm cho những người đang sử dụng chất nguy hại.
d) Thu dọn hiện trường: thu gom xử lý chất thải các vật bị nhiễm hoá
chất… theo quy định, dọn dẹp sạch chất thải, đào đất bị ô nhiễm đi chôn lắp tại
bãi rác, cô lập nguồn ô nhiễm, sửa chữa khắc phục hậu quả, chứng nhận môi
trường đã khắc phục.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập Ban chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh:
Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các đơn vị, địa phương tham mưu
Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
tỉnh (theo hướng dẫn, quy định của cấp có thẩm quyền) nhằm phối hợp các lực
lượng, chỉ đạo thống nhất các hoạt động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó sự cố
hóa chất của các cơ sở, doanh nghiệp và thực hiện ứng phó khi có tình huống
tràn đổ, cháy nổ hóa chất (vượt quá khả năng ứng cứu của cơ sở, doanh nghiệp)
trên địa bàn.
2. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa
ứng phó sự cố hóa chất
2.1. Sở Công Thương
2.1.1. Trong phòng ngừa sự cố hóa chất
a) Thực hiện công tác quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh, sử dụng
các loại hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của
Luật Hóa chất.

47
b) Thực hiện công tác tuyên truyền, thông tin, hướng dẫn các tổ chức, cá
nhân có hoạt động hóa chất trong ngành công nghiệp chấp hành đúng các quy
định pháp luật về hóa chất.
c) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố các quy định
và thủ tục cần thiết về quản lý an toàn hóa chất của các tổ chức, cá nhân hoạt
động hóa chất trong ngành công nghiệp theo quy định.
d) Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất thuộc
“Danh mục hóa chất nguy hiểm” phải xây dựng Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng
ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và thiết lập khoảng cách an toàn theo quy định.
đ) Hỗ trợ tổ chức đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất cho các
cơ quan quản lý; các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong ngành công
nghiệp; tổ chức, cá nhân liên quan vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm trên
địa bàn tỉnh theo quy định pháp luật.
e) Rà soát, thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất
trên địa bàn; chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tăng cường thanh
tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về hóa chất của các tổ chức, cá
nhân hoạt động hóa chất trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt
trong việc thực hiện an toàn hóa chất; kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoặc
biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và năng lực ứng phó phù hợp với
quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất; xử lý theo quy định đối với
các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất vi phạm các quy định trong lĩnh vực
hóa chất.
g) Liên hệ với Bộ Công Thương, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn để
tham vấn các vấn đề về tính chất nguy hại, giải pháp khắc phục sự cố trong
trường hợp sự cố đối với các hóa chất chưa xác định rõ hoặc cần có sự hỗ trợ từ
các lực lượng Trung ương.
h) Thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng, năm gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh,
Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và Bộ Công Thương theo quy định.
2.1.2. Khi xảy ra sự cố hóa chất
a) Phối hợp với phòng Cảnh sát PCCC & CNCH trong công tác xử lý các
sự cố hóa chất; xử lý chuyên môn, nắm tình hình và đặc điểm các chất cháy nổ,
đề xuất các biện pháp ngăn chặn cháy lan và khống chế cháy một cách hiệu quả.
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở ngành liên quan và
UBND cấp huyện nơi xảy ra sự cố tiến hành công tác kiểm soát chất lượng môi

48
trường và kiểm soát việc thực hiện các biện pháp xử lý môi trường của tổ chức
cá nhân gây ra sự cố.
2.1.3. Sau khi xảy ra sự cố
a) Phối hợp với doanh nghiệp điều tra nguyên nhân gây nên sự cố hóa
chất, đánh giá rút kinh nghiệm trong việc quản lý, hướng dẫn công tác lưu giữ,
bảo quản hóa chất trên địa bàn.
b) Trường hợp sự cố hóa chất gây ra chưa xác định được nguyên nhân thì
Sở Công Thương trong quyền hạn và trách nhiệm của mình, hướng dẫn doanh
nghiệp thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố và bố trí lưu giữ cho phù hợp.
2.2. Sở Y tế
2.2.1. Trong phòng ngừa sự cố hóa chất
a) Rà soát, đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch tăng cường công tác
quản lý hóa chất sử dụng trong lĩnh vực dược; hóa chất chế phẩm diệt côn trùng,
diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế, hóa chất sử dụng trong trang thiết bị y
tế; hóa chất dùng làm phụ gia thực phẩm, mỹ phẩm.
b) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh hóa chất các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất
trong ngành y tế, ngành thực phẩm trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
c) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân vận chuyển hàng nguy hiểm là hóa
chất, chế phẩm duyệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế
theo quy định tại Thông tư số 08/TT-BYT ngày 17/5/2012 của Bộ Y tế.
2.1.2. Khi xảy ra sự cố hóa chất
Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thuốc và lực lượng Y, Bác sĩ cứu chữa
người bị nạn; phối hợp trong điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố hóa chất.
2.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phòng ngừa, ứng
phó sự cố hóa chất
a) Rà soát, đánh giá thực trạng để xây dựng kế hoạch tăng cường công tác
quản lý hóa chất sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thú y,
bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản chế biến nông lâm thủy sản.
b) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các văn bản quy phạm pháp luật
và các văn bản quy định có liên quan về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất
sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật,

49
bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo quy
định của pháp luật.
2.4. Sở Tài nguyên và Môi trường
2.4.1. Trong phòng ngừa sự cố hóa chất
a) Tuyên truyền, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất
trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến
hoạt động hóa chất; tổ chức hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính về bảo vệ
môi trường cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất theo đúng quy định
thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
b) Tăng cường kiểm tra, xử lý việc đảm bảo môi trường tại các cơ sở sản
xuất, kinh doanh hóa chất thuộc phạm vi quản lý.
2.4.2. Sau khi xảy ra sự cố
Tổ chức kiểm soát chất lượng môi trường và kiểm soát việc thực hiện các
biện pháp xử lý môi trường của tổ chức, cá nhân gây ra sự cố.
2.5. Sở Thông tin và Truyền thông trong phòng ngừa, ứng phó sự cố
hóa chất:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch
tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về nguy cơ, tác hại của sự
cố hoá chất và trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng về phòng
ngừa, ứng phó sự cố hoá chất nhằm bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi
trường.
2.6. Ban Quản lý các Khu công nghiệp
2.6.1. Trong phòng ngừa sự cố hóa chất
a) Phối kết hợp với Sở Công Thương thông tin, tuyên truyền các văn bản
quy phạm pháp luật về hoạt động hóa chất cho các doanh nghiệp thuộc địa bàn
quản lý.
b) Đôn đốc các doanh nghiệp báo cáo định kỳ theo đúng quy định.
c) Thông tin cho Sở Công Thương khi có doanh nghiệp mới hoạt động
trong lĩnh vực hóa chất, đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các thủ
tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2.6.2. Khi xảy ra sự cố hóa chất
Tạo mọi điều kiện để các cơ quan chức năng tham gia xử lý sự cố trong
các khu công nghiệp có xảy ra các sự cố hóa chất.

50
2.7. Công an tỉnh
2.7.1. Trong phòng ngừa sự cố hóa chất
a) Tăng cường quản lý hóa chất, hóa chất trong lĩnh vực quốc phòng, an
ninh; hóa chất phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp
luật.
b) Phối hợp với các sở, ngành có liên quan phát hiện, điều tra, xử lý và hỗ
trợ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động hóa chất theo quy định.
c) Chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, phối
hợp với Sở Công Thương, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh và các đơn vị liên quan chỉ
đạo, kiểm tra tình hình xây dựng kế hoạch công tác huấn luyện, diễn tập, ứng
phó sự cố hóa chất của các doanh nghiệp, đặc biệt các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, sử dụng lượng lớn hóa chất, có nhiều nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất.
2.7.2. Khi xảy ra sự cố hóa chất
Chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ:
a) Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị thực hiện ứng cứu kịp thời
khi xảy ra sự cố hóa chất. Quyết định các biện pháp chữa cháy ban đầu, sử dụng
mọi biện pháp để cứu người bị nạn, di chuyển tài sản và ngăn chặn cháy lan.
Đảm bảo an toàn cho con người, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về
con người và của cải vật chất.
b) Phối hợp với doanh nghiệp nắm tình hình, tổ chức cứu chữa của lực
lượng tại chỗ, đặc điểm khu vực xảy ra cháy, diễn biến cháy, đặc điểm kiến trúc
xây dựng, giao thông, chất cháy tại điểm cháy.
c) Thông báo và phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan, nếu cần thiết
thì yêu cầu hoặc huy động theo thẩm quyền đối với lực lượng, phương tiện của
cơ quan, tổ chức, cá nhân để phục vụ công tác chữa cháy.
2.7.3. Sau khi xảy ra sự cố
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, xác định nguyên
nhân gây ra sư cố và xử lý hoặc đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật
2.8. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh trong phòng ngừa sự cố hóa chất
a) Quản lý, kiểm tra hóa chất, sản phẩm hóa chất trong lĩnh vực quốc
phòng: phối hợp với các sở, ngành liên quan phát hiện, điều tra, xử lý và hỗ trợ
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động hóa chất theo quy định.

51
b) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với đơn vị hóa học của Quân
khu 9 xây dựng kế hoạch, chuẩn bị lực lượng phương tiện sẵn sàng thực hiện các
nhiệm vụ ứng cứu các tình huống khẩn cấp về sự cố hóa chất, thực hiện tìm
kiếm cứu nạn và tham gia ứng cứu khi có sự cố hóa chất xảy ra trên địa bàn.
2.9. Sở Khoa học và Công nghệ
+ Phối hợp với các lực lượng ứng phó hiện trường.
+ Phối hợp với Sở Công Thương để cung cấp các tính chất vật lý, tính
chất nguy hiểm, độc tính và các tính chất nguy hại khác của hóa chất trong phạm
vi quản lý.
+ Chủ trì xây dựng phương án khắc phục các ảnh hưởng lâu dài của các
hóa chất trong phạm vi quản lý.
+ Quản lý và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy
hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8)
bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và đường thủy nội địa cho các tổ
chức, cá nhân hoạt động hoá chất trên địa bàn Tỉnh theo phạm vi quản lý; Tham
mưu giúp UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về công nghệ đối với
các dự án công nghiệp; trong đó có dự án, nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh,
sử dụng hóa chất; chủ trì tổ chức thẩm định dây chuyền công nghệ đối với các
dự án trước khi đi vào hoạt động.
2.10. Sở Tài chính
Hàng năm, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham
mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí theo khả năng cân đối ngân sách để triển
khai thực hiện kế hoạch theo quy định.
2.11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
2.11.1. Trong phòng ngừa sự cố hóa chất
a) Chỉ đạo phòng Kinh tế, phòng Kinh tế & Hạ tầng rà soát thống kê cơ sở
sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất và tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn
thực hiện các quy định pháp luật về hóa chất, môi trường cho các tổ chức, cá
nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý theo quy định. Đồng thời, phối hợp
với các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá
nhân hoạt động hóa chất có hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh, gây ô
nhiễm môi trường trong hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý. Đặc biệt là
kiểm tra việc ghi nhãn hóa chất, điều kiện về nhà xưởng, kho tàng, trang thiết bị,

52
phương tiện vận chuyển, cũng như xây dựng quy phạm an toàn trong sản xuất,
kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
b) Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Công Thương hướng dẫn các điểm kinh
doanh, kho cất giữ bảo quản hóa chất nguy hiểm (bao gồm cả hỗn hợp hóa chất
nguy hiểm) thực hiện các Quy chuẩn xây dựng về kết cấu công trình, thiết kế
kho hoá chất… đảm bảo tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ.
2.11.2. Khi xảy ra sự cố hóa chất
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai công tác ứng phó khi
xảy ra sự cố hóa chất trên địa bàn quản lý.
2.11.3. Sau khi xảy ra sự cố
Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tại khu vực có sự cố hoá chất để
khắc phục nơi ở, tạo điều kiện để nhân dân ổn định đời sống.
2.12. Các cơ sở có hoạt động hóa chất
2.12.1. Trong phòng ngừa sự cố hóa chất
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về công tác an toàn
trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất nguy hiểm, báo cáo bằng văn
bản về Sở Công Thương và cơ quan quản lý nhà nước liên quan trước ngày 15
tháng 1 đối với báo cáo năm.
b) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt việc thực hiện các
quy trình, quy phạm, kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất
nguy hiểm nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện làm việc,
bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
c) Thực hiện các quy định về khai báo hóa chất sản xuất, lập và lưu giữ
phiếu an toàn hóa chất, xây dựng biện pháp, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự
cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất.
d) Kiểm tra, cải tạo nâng cấp kho chứa hóa chất nguy hiểm. Đảm bảo đủ
các trang thiết bị an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng chống rò rỉ, phát tán hóa
chất độc hại theo quy định. Những người tiếp xúc trực tiếp với hóa chất nguy
hiểm phải được đào tạo qua các lớp huấn luyện về an toàn hóa chất.
đ) Mọi hành vi vi phạm trong lĩnh vực hoạt động hóa chất như: vi phạm
về sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, khoảng cách an toàn, xử
lý thải bỏ chất thải tồn dư, vi phạm về phiếu an toàn hóa chất, vi phạm về đăng
ký, khai báo hóa chất,... đều phải chịu xử lý vi phạm theo quy định của pháp
luật.

53
2.12.2. Khi xảy ra sự cố hóa chất
a) Khi xảy ra sự cố hóa chất doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá sự cố,
nắm rõ tình hình và thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lan rộng sự cố. Phải
báo ngay cho người có trách nhiệm, người đứng đầu đơn vị để trực tiếp điều
khiển các biện pháp ứng phó.
b) Cắt ngay các nguồn điện, nguồn đánh lửa, thực hiện tốt chế độ thông
gió, tắt các thiết bị máy đang vận hành, áp dụng các biện pháp trong Kế hoạch
phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất tại đơn vị, huy động lực lượng, phương
tiện tại chỗ của đơn vị để chữa cháy ban đầu.
c) Nếu sự cố lớn vượt quá khả năng kiểm soát của cơ sở thì phải báo ngay
cho các cơ quan chức năng có liên quan như: chính quyền địa phương, Cảnh sát
Phòng Cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Sở Công Thương, Sở Y tế,… Phối
hợp với cơ quan chức năng để tham gia bảo vệ hiện trường, điều tra, kết luận
nguyên nhân vụ cháy, nổ.
2.12.3. Sau khi xảy ra sự cố
a) Xây dựng kế hoạch ổn định đời sống và việc làm cho nhân dân, cán bộ
và công nhân bị thiệt hại do, cháy nổ trong phạm vi doanh nghiệp của mình.
b) Kịp thời có các biện pháp xử lý môi trường, hạn chế sự tác động của
các chất độc, chất nhiễm xạ, phóng xạ do cháy, nổ gây ra đối với môi trường đất,
nước, không khí.
c) Bồi hoàn tài sản cho các tổ chức, cá nhân được huy động hoặc trưng
dụng để chữa cháy, khắc phục sự cố hoá chất; khẩn trương phục hồi các hoạt
động sản xuất, ổn định kinh doanh.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền
cho phép, các cơ quan có liên quan phản ánh về Sở Công Thương để chủ trì,
phối hợp các ngành có liên quan trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét,
giải quyết kịp thời./.

54

You might also like