Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Nguyễn Bảo Trinh lớp 9/1

PHÂN TÍCH 4 KHỔ CUỐI BÀI ÁNH TRĂNG


Bài làm
“Trăng tròn vành vạnh vầng trăng
Tình em trong trẻo như trăng ngày rằm.”
Trăng từ lâu đã đi vào lòng người qua rất nhiều tác phẩm văn học. Trăng không rực
rỡ chói chang như mặt trời, nhưng trăng lại là nguồn cảm xúc để cho ta gợi lên những nỗi
niềm sâu lắng. Nguyễn Duy, nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước, đã góp vào kho tàng văn học VN bài thơ “Ánh trăng”. Nếu như “Tĩnh dạ tứ” của Lý
Bạch gợi lên nỗi nhớ quê hương da diết, “Vọng nguyệt” của HCM thể hiện phong thái ung
dung lạc quan và tình yêu thiên nhiên tha thiết của Người thì “Ánh trăng” gợi nhắc chúng ta
về truyền thống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Đặc biệt, 4 khổ
cuối đã diễn tả cuộc gặp mặt giữa con người với vầng trăng và cảm xúc, suy ngẫm của tác
giả với vầng trăng.

“Từ hồi về thành phố

.................

đủ cho ta giật mình. “

Nguyễn Duy sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, quê ở Thanh Hóa.
Ông là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ của Nguyễn Duy
sâu lắng, thắm thiết cái hồn cái vía của ca dao và đi sâu vào cái nghĩa cái tình muôn đời của
con người Việt Nam. Bài thơ “Ánh trăng” được sáng tác vào năm 1978, khi miền Nam giải
phóng được ba năm. Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ. Bài thơ là câu chuyện được
kể theo trình tự thời gian, mạch cảm xúc đi từ quá khứ đến hiện tại và lắng kết trong cái
“giật mình” cuối bài thơ. Được in trong tập thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy - tập thơ đạt
giải A của Hội nhà Văn Việt Nam (1984). Bốn khổ thơ thuộc phần cuối của bài, thể hiện cuộc
gặp gỡ giữa người lính với vầng trăng và những cảm xúc, suy ngẫm của tác giả với vầng
trăng.

Từ những năm tháng tuổi thơ bươn trải nhọc nhằn gắn bó với đồng, với sông rồi với
bể cho đến những năm tháng chiến tranh gian khổ sống với rừng, bao giờ trăng cũng gần
gũi, thân thiết. Giữa con người với thiên nhiên, với trăng là mối quan hệ chung sống, quan
hệ thâm tình khăng khít. Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên
trăng hiện diện như là hình ảnh của quá khứ, là hiện thân của kí ức chan hoà tình nghĩa.
Người ta cứ đinh ninh về sự bền chặt của mối giao tình ấy, nhưng:

Từ hồi về thành phố


quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường…
Cuộc sống hiện đại với ánh sáng chói loà của ánh điện, cửa gương đã làm lu mờ ánh
sáng của vầng trăng. Tác giả đã tạo ra sự đối lập giữa hình ảnh vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa
trong quá khứ và vầng trăng "như người dưng qua đường" trong hiện tại. Sự đối lập này
diễn tả những đổi thay trong tình cảm của con người. Thủa trước, ta hồn nhiên sống với
đồng, với sông, với bể, với gian lao "ở rừng", khi ấy trăng chan hoà tình nghĩa, thiên nhiên
và con người gần gũi, hoà hợp. Bây giờ, thói quen cuộc sống phương tiện đủ đầy khiến ta
không còn thấy trăng là tri kỉ, nghĩa tình nữa. Nhà thơ nói về trăng là để nói thế thái, nhân
tình.
Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại luôn có những bất trắc. Và chính trong những bất trắc ấy,
ánh sáng của quá khứ, của ân tình lại bừng tỏ, là lúc người ta nhận thấy giá trị của quá khứ
gian lao mà tình nghĩa, thiếu thốn mà đủ đầy:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn…
Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ của toàn bài, là sự chuyển biến có ý nghĩa bước
ngoặt của mạch cảm xúc, bộc lộ rõ chủ đề tư tưởng của bài thơ.
Không chỉ là sự thay thế đúng lúc của ánh trăng cho ánh điện, ở đây còn là sự thức tỉnh,
bừng ngộ về ý nghĩa của những ngày tháng đã qua, của những cái bình dị của cuộc sống,
của tự nhiên, là sức sống vượt ra ngoài không gian, thời gian của tri kỉ, nghĩa tình. Các từ
"bật tung", "đột ngột" diễn tả trạng thái cảm xúc mạnh mẽ, bất ngờ. Có cái gì như thảng
thốt, lo âu trong hình ảnh "vội bật tung cửa sổ". Vầng trăng tròn đâu phải khi "đèn điện tắt"
mới có? Cũng như những tháng năm quá khứ, vẻ đẹp của đồng, sông, bể, rừng không hề
mất đi. Chỉ có điều con người có nhận ra hay không mà thôi. Và thế là trong cái khoảnh
khắc "thình lình" đối diện với trăng ấy, ân tình xưa "rưng rưng" sống dậy, thổn thức lòng
người:
Ngỡ như không bao giờ quên được “vầng trăng tình nghĩa” nhưng sự thay đổi của lòng
người như một nhát chổi cuống phăng đi tất cả những kỉ niệm, hình ảnh về vầng trăng:
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua dường”
Chiến tranh kết thúc, những người lính rời khỏi chiến trường khốc liệt để trở về quê hương
xứ sở. Họ tận hưởng một cuộc sống ngày càng trở nên hiện đại, văn minh hơn. Người lính
ngày xưa bây giờ được sống trong “ánh điện, cửa gương” và vầng trăng dần dần bị phai
nhạt trong kí ức của họ. Vầng trăng giờ đây không còn là “vầng trăng tri kỉ” hay “vầng trăng
tình nghĩa” nữa mà đã trở thành một “người dưng”, một người không có bất kì mối quan hệ
nào với người lính. Phép nhân hóa “người dưng qua đường” đã gây xúc động mạnh trong
lòng người đọc. Nó đã làm nổi bật lên sự thay đổi của lòng người. Sự ồn ã của phố phường,
sự bận bịu mưu sinh bươn chải kiếm sống cùng với sự vô tâm của người lính đã lấn át đi lí
trí của họ mà xóa bỏ vầng trăng ra khỏi trí nhớ. Điều này cũng nói lên một thực tế: khi con
người được tận hưởng sự sung sướng đến từ vật chất thì họ bắt đầu lãng quên những kí ức
gắn bó với mình lúc khó khăn.

Cuộc dời cũng như dòng sông có lắm thác nghềnh quanh co uốn khúc, đôi khi xảy ra những
chuyện không bao giờ lường trước được:
“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
Đèn điện tắt, cuộc sống hiện đại xa hoa của chốn thị thành bất chợt dừng lại và bao quanh
con người giờ đây chỉ là một màn đêm. Như là một bản năng, con người không bao giờ
muốn ở trong bóng đêm, họ tìm mọi cách để có được ánh sáng thế là “vội bật tung cửa sổ”.
Trước mặt người lính bây giờ là “vầng trăng tròn”, người bạn tri âm tri kỉ đã bị lãng quên
bấy lâu nay. Vầng trăng ấy vẫn cứ “tròn”, vẫn lành lặn vẹn nguyên như hồi nào. Trăng không
bỏ đi dù người lính có lãng quên trăng. Trăng không trách cứ hờn dỗi dù có bị xem là “người
dưng”. Cái lòng vị tha, bao dung của ánh trăng đã làm thức dậy trong nhà thơ những suy
nghĩ bâng khuâng:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng, là bể
như là sông, là rừng”
Mặt người phải đối diện với mặt trăng hay chính tác giả đang phải đối diện với người bạn tri
kỉ của mình ? Vầng trăng im lặng, chẳng nói, chẳng trách móc mà nhà thơ vẫn cứ cảm thấy
“có cái gì rưng rưng”. Cảm xúc giờ đây như muốn trào ra thành từng giọt nước mắt. Điệp từ
“như là” cùng với cấu trúc song hành và nghệ thuật liệt kê đã làm nổi bật lên dòng kí ức
tuôn trào, vỡ òa trong thâm tâm của nhà thơ. “Đồng, bề, sông, rừng”, những cảnh vật đã
gắn bó với người lính ngày xưa ùa về. Nó như là một thước phim chiếu lại những kỉ niệm
thân thương mà bị lãng quên. Giọt nước mắt bây giờ khiến cho tâm hồn nhà thơ trở nên
thanh thản, trong sáng lại, giúp ông nhận ra lỗi lầm của mình.

Ở khổ cuối, vầng trăng đã thực sự thức tỉnh con người:


“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Đến đây, hình ảnh vầng trăng đã mang một ý nghĩa biểu tượng: trăng là quá khứ nghĩa tình,
là vẻ đẹp bình dị vĩnh hằng trong đời sống. Vầng trăng “tròn vành vạnh” thể hiện một vẻ
đẹp viên mãn trọn vẹn, bất chấp sự vô tình của con người. Trăng “im phăng phắc”, không
nói gì mà chỉ nhìn. Trăng đã trở thành hiện thân của quá khứ chân tình, chung thủy và
nghiêm khắc nhắc nhở con người tự soi rọi lại chính mình. Con người có thể lãng quên, chối
bỏ quá khứ nhưng quá khứ vẫn cứ mãi bất diệt, vẹn nguyên.

Thể thơ năm chữ cùng với nhịp thơ trôi chảy, tự nhiên và nhịp nhàng theo lời kể đã thể
hiện được tâm trạng suy tư của tác giả. Giọng điệu tâm tình tự nhiên của nhà thơ cùng kết
cấu độc đáo của đoạn thơ tạo nên tính chân thực, có sức truyền cảm sâu sắc cho người
đọc. Cùng với phép nhân hóa và so sánh, vầng trăng hiện lên như một con người có tri giác,
một người bạn tri âm tri kỉ không bao giờ bỏ rơi người lính.

Bài thơ “Ánh trăng” không chỉ là lời tự nhắc nhở bản thân của tác giả mà đó còn là thông
điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm đến mọi người. Bài thơ đồng thời củng cố ở người đọc về
thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. “Nếu anh bắn
quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ nã đại bác vào anh”

You might also like