Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

🌸🍒🍭❤Nguyễn Bảo Trinh❤🍭🍒🌸

CẢM NHẬN VẺ ĐẸP MÙA XUÂN QUA KHỔ ĐẦU BÀI CẢNH NGÀY XUÂN VÀ
MÙA XUÂN NHO NHỎ

Bài làm
“Xuân về cánh én lượn bay
Trăm hoa đua nở ngất ngây lòng người “.
Khác với mùa hè xôn xao tiếng ve trên cành phượng vĩ, mùa thu nồng nàn hương vị
của cốm của sen,… mùa xuân mang một hương vị trong lành, đẹp tựa bức tranh sơn dầu
đầy màu sắc của tự nhiên. Trước cái đẹp, lữ khách của mùa xuân đều khó kìm nén trái tim
thổn thức của mình, nhà thơ Nguyễn Du và nhà thơ Thanh Hải cũng không ngoại lệ. Bằng
tâm hồn tinh tế lãng mạn, say đắm tình yêu thiên nhiên, các thi nhân đều tranh thủ phác
họa vẻ đẹp mùa xuân vào thơ của mình. Trong đó tiêu biểu là hai khổ thơ trích từ “Cảnh
ngày xuân - Nguyễn Du" và “Mùa Xuân Nho Nhỏ - Thanh Hải”

” Ngày xuân con én đưa thoi


Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Và :

“ Mọc giữa dòng sông xanh


Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng. “

(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

Nhà thơ Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở Hà Tĩnh. Là thiên
tài văn học, danh nhân văn hóa, nhà nhân đạo chủ nghĩa, có đóng góp to lớn đối với sự phát
triển của văn học Việt Nam. Bài thơ “CNX"
Nhà thơ Thanh Hải tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh
Thừa Thiên - Huế. Là nhà thơ hiện đại Việt Nam trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ. Bài thơ “ MXNN” được sáng tác vào tháng 11 năm 1980, khi nhà
thơ Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh. Đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc
sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách. Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ
vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên, đất nước đến khát vọng làm mùa xuân nho nhỏ dâng hiến
cho đời. Bài thơ đc viết theo thể thơ 5 chữ, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gần gũi với
dân ca, những hình ảnh đẹp, giản dị và sáng tạo. Khổ thơ nằm ở phần đầu của bài. Khổ thơ
ca ngợi cảnh thiên nhiên tươi đẹp của xứ Huế mộng mơ, qua đó thể hiện tình yêu thiên
nhiên, yêu cuộc sống của nhà thơ.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân thiên nhiên xứ Huế
tươi đẹp, tràn đầy sức sống trước mắt chúng ta :
“ Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời . “
Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ
nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta
không rực rỡ kiêu sa với cành đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc
thắm, mà chỉ đơn giản là những chi tiết tiêu biểu về hình ảnh, màu sắc, âm thanh. Nhà thơ
như vẽ ra một không gian cao rộng, dòng sông, bầu trời, mặt đất bao la,... .Thanh Hải đã trở
thành một họa sĩ với bức tranh xuân được pha màu phối sắc rất tài tình, tràn trề một sức
sống mãnh liệt của mùa xuân. Tác giả đảo từ “mọc" lên đầu câu thơ diễn tả bông hoa tím
đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh làm cho bức tranh mùa xuân thêm tươi đẹp, sinh
động. Cành hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như chiếc gương để làm nổi bật lên một
khung trời được in bóng dưới lòng sông. Bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có "hồn" khi
cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành "tím biếc". Gam màu ấy đã được tô vẽ vào
bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay
trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả
năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu
tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông
xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm,
tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với
núi Ngự, sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới
ngòi bút tô vẽ của nhà thơ.
Không gian của mùa xuân được mở rộng theo chiều cao, mùa xuân trong thơ Thanh
Hải không chỉ có màu sắc mà còn có cả âm thanh. Âm thanh được gợi tả trong bài thơ là
tiếng chim chiền chiện. Nhà thơ vui sướng lắng tai nghe tiếng chim chiền chiện hót trên bầu
trời trong trẻo. Từ "ơi" nằm ở đầu dòng thơ là tiếng gọi ngọt ngào xúc động biểu lộ niềm
vui ngây ngất khi nghe âm thanh của tiếng chim. Tiếng chim chiền chiện hót gọi xuân về hay
tiếng lòng náo nức của người dân xứ Huế của người dân đất Việt trước xuân sang. Tiếng
chim ngân vang rung động đất trời đem niềm vui hân hoan trong lòng người. Ngắm dòng
sông, ngắm bông hoa đẹp, nghe tiếng chim hót, nhà thơ bồi hồi sung sướng, bất giác đưa
tay ra hứng từng giọt âm thanh, từng giọt sương sớm hay từng giọt mưa xuân long lanh:
"Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng. “
Không hề nói đến nắng mà ta vẫn cảm nhận được ánh hồng bình minh làm long lanh
những giọt sương tròn như hòn ngọc bé tí treo trên đầu ngọn cỏ, lá cây. "Từng giọt long
lanh rơi" cũng có thể là những chuỗi âm thanh, từng chuỗi tiếng chim chiền chiện từ trời
cao vọng đến, "rơi" xuống? Cái cử chỉ "đưa tay... hứng" thể hiện một hồn thơ chan hoà với
thiên nhiên, đất trời, tạo vật. Đó là sự liên tưởng đầy chất thơ qua nghệ thuật chuyển đổi
cảm giác: thính giác, thị giác, xúc giác đã được huy động để cảm nhận những hình khối
thẩm mỹ của âm thanh. Thể hiện niềm say sưa, ngây ngất, sự nâng niu trân trọng như ôm
trọn vào lòng những giọt tinh túy, đẹp đẽ của mùa xuân. Như vậy, qua khổ thơ đầu của bài
thơ Thanh Hải đã gợi lên trước mắt người đọc bức tranh thiên nhiên xứ Huế vào mùa xuân.
Bức tranh ấy có bông hoa màu tím, có tiếng chim hát vang trời. Đưa đến cho người đọc cảm
nhận tinh tế về mùa xuân xứ Huế.
Với thể thơ 5 chữ và làn điệu dân ca miền Trung mang âm điệu nhẹ nhàng, tha thiết,
hình ảnh đẹp và sinh động, đây quả là một mùa xuân nho nhỏ mà nhà thơ Thanh Hải đã
dành tặng cho đời vào những giây phút cuối của cuộc đời mình. Đoạn thơ sử dụng biện
pháp ẩn dụ giàu tính sáng tạo, ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhịp điệu, cấu trúc thơ giàu tính
biểu cảm. Khung cảnh mùa xuân đc mở ra theo chiều cao bầu trời, theo chiều rộng mặt
nước nhưng ko tĩnh lặng mà xao động bởi âm thanh, màu sắc hình ảnh, tất cả đều hết sức
giản dị, thân thuộc gần gũi với cuộc sống đời thường. Cảnh xuân vì thế mà tươi vui, rộn rã
lòng người.
Mùa xuân đẹp đến mức làm cho trái tim của một người gần đất xa trời phải bừng
tỉnh hay chính sức sống mãnh liệt, niềm tin yêu cuộc sống và khát khao dâng hiến đến hơi
thở cuối cùng của nhà thơ đã thổi vào trong từng câu chữ nhưng màu sắc và âm thanh của
sự hồi sinh. Năng lượng sống tích cực của Thanh Hải hòa cùng nghệ thuật thơ điêu luyện đã
lan tỏa vào từng câu chữ, khiến cho chúng ta, những con người chỉ biết thở dài trong cuộc
sống xô bồ đôi khi phải chậm lại để thêm một chút gia vị cho tâm hồn, một chút rung cảm
trước thiên nhiên, đất trời. Đọc đoạn thơ, hẳn lòng ai cũng như ngân lên những giai điệu
xuân thật đáng yêu, dạt dào sức sống mới.
Trong văn học trung đại viết về xuân có không ít câu thơ hay và đặc sắc như bài thơ Mai của Nguyễn Trãi:
Xuân đến nào hoa chẳng tốt tươi,
Ưa mày vì tiết sạch hơn người.
Gác đông ắt đã từng làm khách,
Há những Bô tiên kết bạn chơi.
Nhưng có lẽ chưa có bài thơ nào bức tranh thiên nhiên mùa xuân lại được miêu tả đẹp đẽ, tinh khiết,
trong lành như trong thơ Nguyễn Du. Chỉ với bốn câu thơ đầu trong trích đoạn “Cảnh ngày xuân” đại thi
hào đã mở ra trước mắt bạn đọc một không gian thiên nhiên đẹp đẽ, tuyệt mĩ.
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Câu thơ mở ra bằng hình ảnh những con én rộn ràng bay giữa bầu trời, tạo nên một không gian bao la,
rộng lớn. Hình ảnh mùa xuân được làm rõ nét hơn ở câu thơ thứ hai: thiều quang – ánh sáng mùa xuân rực
rỡ đẹp đẽ nhất. Cách tính thời gian của Nguyễn Du cũng thật đặc biệt, mùa xuân đã “chín chục đã ngoài
sáu mươi” ấy là khi mùa xuân đã bước sang tháng thứ ba, ánh nắng trở nên rực rỡ ấm áp hơn. Bởi vậy làm
cho không gian tràn ngập ánh sáng. Câu thơ không chỉ miêu tả khung cảnh mà đằng sau đó còn thể hiện
xúc cảm của con người. Hình ảnh “con én đưa thoi” vừa gợi ra không gian bao la, rộng lớn vừa gợi lên sự
chảy trôi của thời gian. Mùa xuân ấm áp rực rỡ trôi qua quá nhanh khiến con người không khỏi bâng
khuâng tiếc nuối. Cảm quan thời gian của ông thật mới mẻ, hiện đại, không giống như các nhà thơ trung
đại khác: “Xuân khứ bách hoa lạc/ Xuân đáo bách hoa khai”, mà tựa như cảm nhận của thi sĩ Xuân Diệu:
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân đã già”. Đó là nét độc đáo mới mẻ
trong sáng tác của ông, tuy có khác về hình thức biểu hiện nhưng đều cho thấy sự luyến tiếc thời gian mùa
xuân – tuổi trẻ, trân trọng, nâng niu từng phút giây đó.
Để hoàn chỉnh bức tranh mùa xuân, Nguyễn Du dùng nét bút chấm phá phác họa lên bức tranh tuyệt
đẹp, hài hòa về màu sắc:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Làm nền cho bức tranh mùa xuân là thảm cỏ tươi non, mơn mởn trải dài tít tắp đến tận chân trời. Từ đó
làm cho không gian bầu trời mà không gian mặt đất cũng trở nên bao la, khoáng đạt hơn. Trên nền màu
xanh non, ngập đầy sức sống ấy hiện lên một vài bông hoa lê mỏng manh, thanh khiết. Ở đây màu sắc bức
tranh có sự hài hòa tuyệt đối, màu xanh non của cỏ kết hợp với màu trắng tinh khôi của hoa lê càng làm
nổi bật hơn sức sống, sự thanh tao của những cánh hoa lê. Hơn nữa, Nguyễn Du còn tỏ ra đặc biệt tinh
nhạy khi dùng động từ “điểm” khiến cho khung cảnh có thần, có hồn chứ không hề tĩnh tại. Kết hợp với
đảo ngữ “trắng điểm” một lần nữa nhấn mạnh, tô đậm vào sắc trắng của hoa lê.
Đọc câu thơ của Nguyễn Du ta bất giác nhớ về câu thơ cổ của Trung Quốc:
Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa.
Trên cơ sở những tiếp thu về màu sắc, về không gian rộng lớn của bức tranh, Nguyễn Du đã có những
sáng tạo độc đáo, khiến cho bức tranh của mình mang vẻ đẹp, mang sức sống riêng. Bức tranh trong thơ cổ
nhấn mạnh hương thơm và tập trung vào gam màu xanh non của cỏ, sắc trắng của hoa chỉ là yếu tố phụ,
điểm xuyến vào bức tranh ấy. Còn trong bức tranh thu của Nguyễn Du yếu tố ông đặc biệt nhấn mạnh là
màu xanh non mỡ màng, tràn đầy sức sống của thiên nhiên. Sắc trắng của bông hoa lê là yếu tố làm nổi bật
vẻ đẹp bức tranh. Có sự hài hòa, quyện hòa tuyệt đối giữa hai sắc màu này. Đặc biệt bức tranh của Nguyễn
Du không tĩnh tại mà rất sống động, có hồn. Ông đã sử dụng đảo ngữ “trắng điểm” làm cho bức tranh hiện
ra vừa mang nét thanh mảnh, mềm mại, lại vừa sống động. Chính nhờ điểm này đã khiến cho bức tranh
xuân của ông thành tuyệt tác trong nghệ thuật tả cảnh.
Chỉ bằng vài nét bút chấm phá, gợi tả, Nguyễn Du đã vẽ một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp.
Từ đó người đọc cảm nhận được ngòi bút tài hoa, giàu chất tạo hình của thi nhân, cùng với tâm hồn con
người tươi vui, phấn chấn, nhạy cảm trước cái đẹp.

Đoạn thơ đã mở ra trước mắt ta một khung cảnh mùa xuân trong tiết thanh minh, qua bốn câu thơ đầu:

” Ngày xuân con én đưa thoi


Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Nguyễn Du vẽ lên bức tranh xuân thật đẹp, đặc biệt nhà thơ đã lựa chọn chi tiết tiêu biểu mang nét đặc
trưng của ngày xuân để khắc họa bức tranh ấy. Đọc hai câu thơ đầu, ta cảm nhận được cách tính thời gian
khá độc đáo, nghệ thuật miêu tả ước lệ bộc lộ rõ đã tái hiện hình ảnh báo hiệu mùa xuân ” chim én”, ”
thiều quang” gợi sự ấm áp, dịu dàng, khẳng định mùa xuân đang ở độ đẹp nhất, chín nhất, sung mãn nhất.
Qua đó câu thơ thứ hai đã chỉ rõ ngày xuân trôi qua nhanh như con thoi dệt cửa, đã qua tháng giêng, tháng
hai, bây giờ là tháng ba, tiết trời trong xanh, những con én rộn ràng chao liệng như nhịp thoi đưa trên bầu
trời, gợi ra một không gian, thoáng đãng cao rộng gợi lên nhịp trôi chảy của thời gian và nhịp điệu sôi động
của mùa xuân, đồng thời còn tỏ ý tiếc nuối thời gian trôi quá nhanh của Nguyễn Du, để rồi, thiên nhiên đẹp
hơn bởi sắc “xanh” của cỏ non, sắc ” trắng” của ” một vài bông hoa” lác đác.

” Cỏ non xanh tận chân trời


Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Đây mới thực sự là bức tranh tuyệt mĩ. Tác giả sử dụng biện pháp chấm phá tái hiện bức tranh xuân tươi
tắn, sống động gợi liên tưởng về sự sinh sôi nảy mở. Màu xanh của cỏ non gợi sức sống mạnh mẽ, bất diệt,
không gian mênh mông, thoáng đạt, trong trẻo. Trên nền xanh ấy có điểm xuyến một vài bông hoa lê trắng.
Văn cổ thi Trung Quốc được Nguyễn Du học tập một cách sáng tạo ” Phương thảo niên bích/ Lê chi sổ điểm
hoa”. Nếu hai câu thơ Trung Quốc dùng hình ảnh ” phương thảo” ( cỏ thơm) thiên về mùi vị thì Nguyễn Du
thay bằng ” cỏ non” thiên về màu sắc: màu xanh nhạt pha với màu vàng chanh tươi thắm hợp với màu
xanh lam của nền trời làm thành gam nền cho bức tranh. Trên đó điểm xuyến sắc trắng thanh khiết, tinh
khôi của hoa lê tạo thành bức tranh đẹp hài hòa, tươi mát, mới mẻ. Chữ ” trắng” được Nguyễn Du thêm
vào và đảo lên trước càng gây ấn tượng mạnh, Chữ ” điểm” làm cho cảnh vật trở nên có hồn, sinh động
chứ không tĩnh lại hay gợi lên bàn tay họa sĩ – thi sĩ vẽ lên thơ lên họa như bàn tay tạo hóa điểm tô cảnh
xuân tươi khiến cho bức tranh càng trở nên sinh động. Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, nghệ thuật phối
sắc tài tình, giàu chất tạo hình ngôn ngữ biểu cảm, gợi tả thể hiện tâm hồn người tươi vui, phấn chấn qua
cái nhìn thiên nhiên trong trẻo hồn nhiên, nhạy cảm tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên. Bốn câu thơ lục bát
nhẹ nhàng – một không gian thoáng đãng mà ấm áp của mùa xuân, một màu sắc tinh khôi mãi để lại dấu
ấn trong lòng độc giả.

Mùa xuân là mùa khởi đầu trong một năm là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, tâm hồn con người phơi phới,
mùa xuân cũng là mùa có nhiều lễ hội diễn ra nhiều nhất, trong thơ của Nguyễn Du, đó là khung cảnh lễ hội
trong tiết thanh minh, tám câu thơ tiếp theo tả cảnh trảy hội tưng bừng, náo nhiệt:

” Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”

Tác giả đã đưa ta về với lễ nghi phong tục tập quán của người phương Đông, lễ tảo mộ là hướng về cội
nguồn, tổ tiên, truyền thống văn hóa tâm linh tri ân với quá khứ. Đi tảo mộ là đi sửa sang, thắp hương để
tưởng nhớ người đã khuất, Còn ” hội đạp thanh” là cuộc du xuân là cuộc vui chơi trên đồng cỏ xanh của
những trai tài, gái sắc, nam thanh nữ tú, hội đạp thanh còn là cuộc sống hiện tại và có thể tìm đến những
sợi tơ hồng cho mai sau. Ở bốn câu thơ tiếp theo, tác giả đã gợi tả không khí lễ hội bằng một loạt các từ
ngữ giàu sắc thái biểu cảm như từ láy ” nô nức”, ” dập dìu” ” sắm sửa” và từ ghép, từ Hán Việt: “tài tử”, ”
giai nhân”, “bộ hành”, “ngựa xe” ” gần xa”, ” yến anh” kết hợp với các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so
sánh đã khắc họa thật sinh động cảnh đông vui, tưng bừng, náo nhiệt đang diễn ra ở khắp nơi nơi mọi
miền đất nước.

You might also like