K234161859 - Mai Thế Thư

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 47

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG


MỚI (NEW ICT)
- 231BIE1051 -
BÁO CÁO CUỐI KỲ
Đề tài:
XÂY DỰNG GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ
CHO CÔNG TY NỘI THẤT IKEA

NHÓM THỰC HIỆN - NHÓM 7


STT MSSV HỌ VÀ TÊN
1 K234080979 Lê Phan Quyết
2 K234091154 Trần Quyên Quyên
3 K234111340 Nguyễn Vũ Thiên Khôi
4 K234141635 Lâm Gia Bảo
5 K234161820 Nguyễn Thị Thu Ba
6 K234161859 Mai Thế Thư

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Lê Hải Nam

Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 1 năm 2024


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................3
BẢNG TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................................................4
A. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP...............................................................................................4
1. Lịch sử hình thành và phát triển..........................................................................................................5
2. Tầm nhìn và sứ mệnh...........................................................................................................................6
2.1. Giá trị cốt lõi......................................................................................................................................................... 7
2.2. Mục tiêu.................................................................................................................................................................7

3. Mô hình kinh doanh.............................................................................................................................7


4. Tổng quan hoạt động..........................................................................................................................10
B. PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP...............................................................................................10
1. Phân tích thị trường...........................................................................................................................10
2. Phân tích mô hình SWOT và các đối thủ cạnh tranh.........................................................................12
2.1. Phân tích SWOT.................................................................................................................................................12
2.2. Phân tích đối thủ..................................................................................................................................................14

3. Giải pháp chuyển đổi số của công ty IKEA........................................................................................14


3.1. Giải pháp 1: Ứng dụng thương mại điện tử tích hợp thực tế ảo tăng cường (AR – Augmented Reality)....15
3.2. Giải pháp 2: Hệ thống hoạch định doanh nghiệp (ERP – Enterprise Resource Planning)............................18

C. THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ..............................................................................................22


1. Cơ sở lý thuyết....................................................................................................................................22
1.1. Định nghĩa chuyển đổi số doanh nghiệp............................................................................................................22
1.2. Xu hướng chuyển đổi số trên thế giới................................................................................................................23
1.3. Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam.............................................................................................................24
1.4. Các giai đoạn trong chuyển đổi số.....................................................................................................................26

2 . Tầm nhìn ngắn hạn của kế hoạch......................................................................................................27


3. Tầm nhìn dài hạn của kế hoạch..........................................................................................................28
4. Quy trình thực hiện............................................................................................................................28
5. Mục tiêu..............................................................................................................................................29
6. Kế hoạch chi tiết.................................................................................................................................30
6.1. Đào tạo nhân sự nội bộ và tuyển dụng..............................................................................................................30
6.2. Xây dựng nền tảng công nghệ và dữ liệu...........................................................................................................31
6.3. Giai đoạn chuyển đổi số mô hình kinh doanh...................................................................................................32
6.4 Giai đoạn chuyển đổi số mô hình quản trị.........................................................................................................37

7. Dự báo rủi ro......................................................................................................................................42


7.1. Giai đoạn chuyển đổi số mô hình kinh doanh...................................................................................................42
7.2. Giai đoạn chuyển đổi số mô hình quản trị........................................................................................................44

D. KẾT LUẬN...............................................................................................................................45
1. Đánh giá giải pháp..............................................................................................................................45
2. Kiểm soát giải pháp............................................................................................................................45
3. Hướng phát triển trong tương lai.......................................................................................................45
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................45
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM................................................................................................47

Trang 2
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

LỜI CẢM ƠN

Lời mở đầu, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Hải Nam –
giảng viên bộ môn “Công nghệ thông tin và truyền thông mới (New ICT)”, với tất cả sự tận
tâm mà thầy đã dành cho chúng em trong suốt quá trình học tập. Thầy đã không ngừng truyền
đạt kiến thức, hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất để chúng em có cơ hội tiếp cận với những
khái niệm mới mẻ và phức tạp về công nghệ thông tin và truyền thông mới (New ICT). Nhờ
vậy, chúng em mới có đủ kiến thức và định hướng đúng đắn để hoàn thành hoàn thành báo cáo
cuối kỳ này. Những ý kiến đóng góp của thầy chính là động lực nhóm hoàn thiện đề tài của
mình.
Trong quá trình thực hiện, nhóm đã cố gắng tìm hiểu và áp dụng những kiến thức đã
học để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Song, có thể vẫn còn tồn tại những sai sót, nhóm
chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để bài làm được hoàn thiện hơn.
Sau khi học bộ môn của thầy, chúng em đã tích lũy thêm cho mình những kiến thức vô
cùng bổ ích và mang tính thực tiễn cao giúp chúng em hình dung rõ hơn về quy trình và các
công nghệ hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp hiện nay. Bên cạnh đó, thầy còn tạo cho
chúng em môi trường học tập hiệu quả, thoải mái và năng động.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy.
Nhóm 7 thực hiện báo cáo
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13/1/2024.

Trang 3
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

BẢNG TỪ VIẾT TẮT


BẢNG TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ nguyên
SWOT Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats
AR Augmented Reality
ERP Enterprise Resources Planning
CNTT Công Nghệ Thông Tin
DNNVV Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
SMEs Small and Medium Enterprise
ERP Enterprise Resources Planning
SCM Supply Chain Management
CRM Customer Relationship Management
RPA Robotic Process Automation
SRM Supplier Relationship Management
IKEA Ingvar Kamprad Elmtaryd Agunnaryd

A. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP


IKEA (Ingvar Kamprad Elmtaryd Agunnaryd) là tập đoàn nổi tiếng với thương hiệu đồ
nội thất giá rẻ, đã xuất hiện tại nhiều thị trường trên thế giới.
● Ý nghĩa của cái tên IKEA: Là sự kết hợp giữa tên người sáng lập Ingvar
Kamprad, trang trại nơi ông lớn lên Elmtaryd và ngôi làng gần đó Agunnaryd
● Nhà sáng lập: Ingvar Kamprad
● Ngày thành lập: 28/07/1943
● Loại hình: Doanh nghiệp tư nhân
● Trụ sở chính: Delft, Hà Lan

Trang 4
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

● Logo qua các năm:

Hình 1. Logo IKEA từ trước đến nay (Nguồn: IKEA)

1. Lịch sử hình thành và phát triển


Mùa xuân năm 1943, lúc đó Ingvar chỉ mới 17 tuổi nhưng mong muốn trở thành một
doanh nhân ngày càng lớn. Để đạt được ước mơ đó, Ingvar đã bàyy ni tỏ mong muốn
thành lập công ty nhỏ với gia đình. Phí đăng kí công ty là số tiền thưởng cho thành tích
học tập của cha dành cho ông. Nhờ vào đó, công ty thương mại IKEA được ra đời ngày 28
tháng 7 năm 1943.
Trong những năm đầu khởi nghiệp, ông mở bán ngay tại nhà. IKEA bán đồng hồ, tất
nylong, khung ảnh và một vài vật dụng khác. Hàng hóa được vận chuyển thông qua đường
bưu điện và IKEA đã trở thành cái tên quen thuộc với người dân tại thị trấn nhỏ của Thụy
Điển. Vì gặp một số vấn đề về giấy phép nhập khẩu sản phẩm nên ông bắt đầu tìm kiếm
cơ hội mới.
Năm 1948, nhu cầu về con người và nhà cửa ngày càng tăng khiến Ingva suy nghĩ về
việc buôn bán đồ nội thất. Cứ như vậy, sản phẩm đầu tiên đã được được quảng cáo trong
một tập tài liệu nhỏ. Bắt đầu từ một vài chiếc ghế êm ái cùng một vài chiếc bàn đến một
chiếc giường sofa hay một chiếc đèn chùm pha lê,…Bên cạnh đó, IKEA vẫn tiếp tiếp tục
bán trang sức pha lê, cặp da,…
Bắt đầu từ năm 1949, Ingvar thỉnh thoảng gửi một bản quảng cáo trên tuần báo nông
nghiệp Jordbrukarnas Föreningsblad. Nếu như trước đây đối tượng mà IKEA hướng đến là
các đại lý thì nay đã hoàn toàn thay đổi. Đây là lần đầu tiên ông hướng đến công chúng khi
in tới 285.000 bản cùng nội dung tập trung vào cuộc sống hằng ngày của nhiều người.

Trang 5
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

Năm 1952, ông quyết định giảm giá các mặt hàng kia để tập trung kinh doanh và sản
xuất đồ nội thất. Giờ đây danh mục trong tập tài liệu quảng cáo chỉ còn các sản phẩm nội
thất và trang trí nội thất.
Trong những năm đó, thị trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, các đại lí nội
thất đặt hàng qua thư liên tục hạ giá và chất lượng sản phẩm ngày càng kém hơn, điều này
khiến cho IKEA bị mang tiếng xấu và ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, Ingvar cùng nhân
viên đã bàn luận về vấn đề này và quyết định mở một phòng trưng bày để mọi người có
thể chạm, dùng thử và cảm nhận chất lượng đồ nội thất ở đây. Từ đó, họ có thể biết được
sản phẩm có xứng đáng số tiền đã bỏ ra hay không.
Năm 1953, Ingvar đã mua lại nhà máy gỗ Albin Lagerblad ở Älmhult để biến nơi đây
thành phòng trưng bày đồ nội thất của IKEA. Những ý tưởng mới mẻ và sáng tạo giúp ông
sắp xếp các vật dụng đó một cách bắt mắt trong nhiều không gian khác nhau, điều quan
trọng là để cho khách hàng thấy được những vật này có thật sự phù hợp với ngôi nhà của
mình hay không. Đồng thời, tại đây khách hàng có thể bày tỏ mong muốn, nhu cầu để
IKEA phát triển hơn.
Năm 1956, Ingvar nhận thấy việc vận chuyển các sản phẩm đã lắp ráp qua đường bưu
điện không những tốn kém mà còn có nguy cơ hư hỏng cao. Vì vậy, phương pháp đóng
gói phẳng được áp dụng kể từ đây. Nhờ đó, sản phẩm có giá cả phải chăng hơn vì công ty
đã giảm bớt qui trình lắp ráp tại nhà máy và nhường phần việc đó cho người tiêu dùng.
Phương pháp trên cũng giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển và giảm thiểu lượng chất thải.
Năm 1960, ra mắt nhà hàng đầu tiên với đầy đủ các tiện nghi, cung cấp các món ăn bình
dân đến cao cấp.
Năm 1963, IKEA mở cửa hàng đầu tiên tại một đô thị bên ngoài Oslo của Na Uy.
Năm 1965, IKEA chính thức mở cửa hàng đầu tiên bên ngoài Stockholm, đây được
xem là cửa hàng lớn nhất Bắc Âu lúc bấy giờ.
Đến năm 1969, IKEA mở rộng sang Đan Mạch.
Sang những năm 1970, IKEA tiếp tục xâm nhập những thị trường khác của Châu Âu,
với các cửa hàng đầu tiên bên ngoài vùng Scandinavia tại Thụy Sĩ (1973), tiếp theo là Đức
(1974), Pháp, Nga, Canada, đến Úc, Hồng Kông.
Hiện nay, IKEA là nhà bán lẻ đồ nội thất gia đình hàng đầu thế giới với hàng ngàn công
nhân làm việc ở hơn 200 nhà máy trên toàn cầu, đạt doanh thu hàng năm trên 10 tỉ USD.

2. Tầm nhìn và sứ mệnh


“To create a better everyday life for the many people.”
(Tạm dịch: “Tạo cuộc sống tốt đẹp hơn từng ngày cho mọi người”)
Trang 6
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

Ingvar Kamprad đã giải thích thế này: “Ở tất cả các quốc gia và hệ thống xã hội, Đông
cũng như Tây, một lượng lớn nguồn lực không phù hợp chỉ phục vụ một nhóm nhỏ người.
Trong kinh doanh cũng vậy quá nhiều sản phẩm mới và thiết kế đep nhưng lại chẳng đến
được tay của phần lớn mọi người. Sứ mạng của IKEA là phải thay đổi tình hình này”1.
Ông luôn mong muốn sản phẩm có thể tiếp cận được tất cả mọi người bất kể ví tiền của họ
là bao nhiêu. Vì vậy, IKEA thiết kế các sản phẩm tiện dụng, bền bỉ với giá cả phù hợp để
nhiều người có thể mua được. IKEA đã tác động tích cực đến thế giới bằng cách tạo ra
không gian sống thoải mái, tiện nghi hơn cho hàng triệu gia đình trên khắp thế giới.
1. The Testament of a Furniture Dealer, Ingvar Kamprad, ngày 20 tháng 12 năm 1976
2.1. Giá trị cốt lõi
IKEA tập trung vào các giá trị cốt lõi sau đây:
Ý thức về chi phí: Đây là một thành phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh
của IKEA. Công ty luôn cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt với mức giá thấp. Chính
vì điều này, công ty luôn cố gắng sử dụng các nguồn lực và quản lí chi phí một cách
hiệu quả.
Đổi mới và cải tiến: IKEA không ngừng sáng tạo và phát triển để có các thiết kế
riêng biệt, phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là giới trẻ.
Sự khác biệt về ý nghĩa: Công ty không ngừng khám phá và thách thức mọi giới
hạn nhằm tạo ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Họ luôn tin rằng “Không gì là
không thể”. Chính vì thế, họ đã góp phần thay đổi tích cực trong ngành sản xuất nội thất
nói riêng và trên cả thế giới nói chung.
Trao và nhận trách nhiệm: Tại IKEA, công ty trao quyền cho nhân viên để họ có
thể thỏa sức sáng tạo, tìm tòi và phát huy tối đa năng lực bản thân. Bên cạnh đó, họ
cũng ý thức về các sai lầm của bản thân. Tóm lại, toàn bộ nhân viên sử dụng quyền và
nghĩa vụ của bản thân đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm.
2.2. Mục tiêu
“The leader of life at home”
Hàng năm, công ty đã lập báo cáo “Cuộc sống tại nhà” bằng cách thu thập ý kiến
về mong muốn thiết kế, trang trí ngôi nhà từ hàng nghìn người trên thế giới . Từ đó,
giúp họ hiểu rõ hơn nhu cầu của người tiêu dùng để đưa ra các chính sách phù hợp,
đồng thời xác định được khách hàng tiềm năng. Mục tiêu của IKEA là thu hút đông đảo
khách hàng, đặc biệt là nhóm đối tượng quan tâm đến chi phí sản phẩm.
3. Mô hình kinh doanh

Trang 7
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

Hình 2: Mô hình kinh doanh Canvas của IKEA


Đối tác chính (Key
Partners): IKEA hợp tác với những nhà cung ứng nguyên vật liệu chất lượng từ khắp nơi
trên thế giới. Nhà thiết kế của công ty cũng phối hợp chặt chẽ với nhà cung cấp để sản
xuất sản phẩm với chi phí thấp. Bên cạnh đó, IKEA còn liên kết với các công ty vận
chuyển để cung cấp hàng hóa từ nhà sản xuất đến các cửa hàng. Mối quan hệ chặt chẽ với
các đối tác chính giúp IKEA trở thành nhà bán lẻ nội thất lớn nhất thế giới.
Hoạt động chính (Key Activities):
Thiết kế: Đội ngũ thiết kế sẽ gặp gỡ khách hàng tiềm năng để hiểu nhu cầu và mong
muốn của họ. Sau khi nghiên cứu, họ sẽ tiến hành phát triển các ý tưởng dựa trên tính khả
thi, thẩm mĩ và giá cả. Khi ý tưởng được phê duyệt, họ sẽ dùng bản vẽ kĩ thuật để sản xuất
sản phẩm.Đội ngũ thiết kế nội thất chuyên nghiệp
Sản xuất: IKEA có hệ thống sản xuất toàn cầu được trang bị công nghệ hiện đại giúp họ
có thể sản xuất số lượng lớn với chi phí thấp.
Bán lẻ đồ nội thất: Hệ thống bán lẻ có mặt tại nhiều nơi trên thế giới. Các cửa hàng thiết
kế theo mô hình tự phục vụ, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm mình thích.
IKEA cũng sử dụng kênh phân phối trực tuyến để tiếp cận khách hàng mua sắm tại nhà.
Nguồn lực chính (Key Resources):
Mạng lưới nhà cung cấp: IKEA có hơn 1200 nhà cung cấp trên toàn thế giới, bao gồm
nhà sản xuất, nhà cung cấp nguyên liệu thô và các nhà cung cấp dịch vụ.

Trang 8
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

Thương hiệu: IKEA là một thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, được biết đến với các
sản phẩm nội thất chất lượng cao với giá cả phải chăng. Thương hiệu IKEA giúp thu hút
lượng lớn khách hàng.
Những cửa hàng: IKEA có hơn 430 cửa hàng tại 52 quốc gia. Các cửa hàng có diện tích
lớn cung cấp vô số sản phẩm để khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm phù hợp
nhu cầu của mình. Bên cạnh đó, các cửa hàng cũng được thiết kế theo phong cách hiện đại
mang đến trải nghiệm mua sắm tuyệt vời. Không những thế, IKEA cung cấp thêm các dịch
vụ như lắp ráp tại nhà nếu chúng ta cần sự giúp đỡ,...
Giá trị cốt lõi (Value Propositions): IKEA cung cấp các sản phẩm nội thất chất lượng
cao, giá cả phải chăng. Đồng thời, công ty tập trung vào việc thiết kế các sản phẩm đơn
giản, dễ lắp ráp và sử dụng. Hiện nay, đứng trước tình hình môi trường ngày càng ô
nhiễm, công ty đã nhận thức được điều đó và sử dụng nguồn nguyên liệu có thể tái tạo.
Những giá trị ấy góp phần tạo ra các giá trị tích cực cho xã hội.
Mối quan hệ khách hàng (Customer Relationships): IKEA cung cấp trải nghiệm mua
hàng tuyệt vời và thú vị với các chương trình khuyến mại và dịch vụ hỗ trợ khách hàng tận
tâm. Đồng thời, công ty cũng thông qua mạng lưới truyền thông để quảng bá các sản
phẩm. Điều này giúp IKEA tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới và tạo dựng mối quan
hệ lâu dài với khách hàng.
Kênh phân phối (Channels): IKEA sử dụng cả kênh phân phối trực tiếp và trực tuyến.
Kênh trực tiếp thông qua các cửa hàng bán lẻ có mặt trên khắp thế giới.
Kênh trực tuyến thông qua các website, app mobile cung cấp mọi thông tin về các sản
phẩm. Điều này giúp người tiêu dùng linh hoạt trong việc mua sắm cũng như tiết kiệm
thời gian, chi phí đến cửa hàng.
Cơ cấu chi phí (Cost Structure): IKEA tập trung vào việc cắt giảm chi phí để có thể
cung cấp sản phẩm giá cả phải chăng. Điều này giúp công ty duy trì lợi thế cạnh tranh.
Các chi phí của công ty bao gồm:
- Chi phí cho quy trình sản xuất
- Chi phí cho việc phân phối các sản phẩm và các chi nhánh cửa hàng
- Tiền lương nhân viên
Dòng doanh thu (Revenue Streams): IKEA kiếm tiền từ việc bán các sản phẩm nội thất
và thu về lợi nhuận cao nhờ việc cắt giảm chi phí sản xuất và phân phối. Dòng doanh thu
chủ yếu:
- Doanh thu từ việc bán các sản phẩm
- Doanh thu từ việc bán sỉ và lẻ các mặt hàng
Trang 9
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

- Doanh thu từ phí nhượng quyền thương mại


Phân khúc khách hàng (Customer segments): IKEA sử dụng các chiến dịch tiếp thị và
quảng cáo để nhắm vào các phân khúc khách hàng cụ thể. Đặc biệt là những cá nhân thuộc
tầng lớp trung lưu trẻ, những người có ý thức về chi phí và cần đồ nội thất phong cách,
chất lượng.

4. Tổng quan hoạt động


Thiết kế và sản xuất: IKEA có một đội ngũ thiết kế và phát triển sản phẩm nội thất đa
dạng. Họ tạo ra các sản phẩm với tiêu chí thiết kế tinh tế, chất lượng tốt và giá cả phải
chăng. IKEA cũng có nhà máy sản xuất riêng và hợp tác với các nhà cung cấp để sản xuất
hàng hóa của mình.
Chuỗi cung ứng: IKEA đã xây dựng một chuỗi cung ứng toàn cầu để đảm bảo nguồn
cung cấp đáng tin cậy và giá cả hợp lý. Họ làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp và kiểm
soát quy trình sản xuất từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng.
Bán lẻ: IKEA có hệ thống cửa hàng trên toàn thế giới. Họ tạo ra không gian mua sắm
tự phục vụ, trong đó khách hàng có thể tự mình chọn và lấy hàng hóa từ kho và sau đó tự
lắp ráp tại nhà. Điều này giúp giảm chi phí vận chuyển và giá thành sản phẩm. Bên cạnh
đó, IKEA cũng tạo ra môi trường mua sắm thân thiện và sáng tạo cho khách hàng. Họ thiết
kế các căn phòng trưng bày và sử dụng các phương pháp trực quan để giúp khách hàng
tưởng tượng và lựa chọn sản phẩm phù hợp với không gian của họ.
Cộng đồng và xã hội: IKEA cam kết về bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn tài nguyên
bền vững. Họ tập trung vào việc sử dụng vật liệu tái chế và năng lượng tiết kiệm, giảm
thiểu lãng phí và xử lý chất thải một cách bền vững. IKEA cũng tham gia vào các hoạt
động xã hội và từ thiện. Họ triển khai các chương trình giáo dục và hỗ trợ cộng đồng trong
việc cải thiện cuộc sống của mọi người.

B. PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP


1. Phân tích thị trường
Đại dịch COVID-19 đã tác động đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu, với chi phí sinh
hoạt tăng 652,40 tỷ USD vào năm 2023 và 855,49 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ
CAGR là 5,57%. Đại dịch đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể số người làm việc tại nhà và
giảm số lượng người làm việc tại nhà.
Đại dịch cũng khiến số người làm việc tại nhà tăng lên đáng kể, kéo theo đó là số lượng
người làm việc tại nhà giảm. Điều này đã dẫn đến số người làm việc tại nhà giảm, số
người làm việc tại nhà giảm và số người làm việc tại nhà cũng giảm.

Trang 10
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

Đại dịch cũng dẫn đến số người làm việc tại nhà tăng đáng kể, số người làm việc tại nhà
giảm và số người làm việc tại nhà cũng giảm. Điều này đã dẫn đến số lượng người làm
việc tại nhà giảm và số người làm việc tại nhà cũng giảm.
Ngoài tác động về mặt kinh tế, đại dịch còn khiến số người làm việc tại nhà giảm sút.
Điều này đã dẫn đến số lượng người làm việc tại nhà giảm và số người làm việc tại nhà
cũng giảm.
Tóm lại, đại dịch COVID-19 đã tác động đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu, dẫn đến số
người làm việc tại nhà giảm và số người làm việc tại nhà cũng giảm.
Thương mại điện tử gia tăng do sự thâm nhập của điện thoại thông minh đang thúc đẩy
thị trường.
Internet đã trở thành một công cụ mạnh mẽ để các doanh nghiệp giao tiếp và chia sẻ
thông tin, cho phép họ tiếp cận được nhiều đối tượng hơn. Tuy nhiên, internet cũng gây
khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc duy trì sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ. Điều
này đã dẫn đến sự thiếu tin tưởng vào internet và thiếu niềm tin vào chính doanh nghiệp.
Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp phải đầu tư vào việc phát triển sự hiện diện
trực tuyến của mình và đầu tư vào việc phát triển sự hiện diện trực tuyến của mình. Điều
này không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ mà còn góp
phần vào sự tăng trưởng chung của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải đầu tư
vào sự hiện diện trực tuyến của mình và đầu tư vào việc phát triển sự hiện diện trực tuyến
của mình.

Trang 11
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

Hình 3. Biểu đồ thể hiện sự tác động của thương mai điện tử (2019-2022)

Tổng quan về lĩnh vực nội thất


Báo cáo bao gồm các công cụ nội thất quốc tế lớn . Hiện tại , một số công ty đang sử
dụng lĩnh vực thị phần. Ashley Furniture Industries, Inc. là một trong những doanh nghiệp
lớn . Inter IKEA Group và công ty Herman Miller, Inc. HNI Corp cũng như Steelcase,
Inc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gia tăng thị phần của họ bằng cách
đảm bảo các hợp đồng đồng mới và khai thác thác các thị trường mới.

2. Phân tích mô hình SWOT và các đối thủ cạnh tranh


2.1. Phân tích SWOT
Điểm mạnh (Strengths)
Hệ thống phân phối rộng khắp: IKEA có thể cung cấp đồ nội thất cho khách
hàng ở bất kỳ nơi nào thông qua hơn 400 cửa hàng nội thất và trang web bán
hàng trực tuyến của công ty.
Ảnh hiệu thương hiệu: IKEA đã nhanh chóng trở thành một thương hiệu đồ
nội thất "có tiếng" nổi tiếng trên toàn cầu. Đặc biệt, IKEA được coi là thương
hiệu bán lẻ đồ nội thất có giá trị nhất thế giới, với tổng giá trị ước tính trên 48.1
tỷ USD.Thương hiệu:
Loại sản phẩm dễ tiêu thụ: Đồ nội thất là các sản phẩm cần thiết trong cuộc
sống mà mọi nhà đều cần và có thời gian thay thế.
Đa dạng: IKEA cung cấp hàng chục ngàn mã sản phẩm, vì vậy bạn có thể
xem các sản phẩm trên trang web của họ hàng ngày.

Trang 12
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

Thiết kế đẹp: Các sản phẩm IKEA hướng đến sự đơn giản, tinh tế và nhiều
tiện ích trong cuộc sống. Các thiết kế này chủ yếu tập trung vào trẻ em.
Giá rẻ: Việc duy trì chiến lược giá thấp đối với các sản phẩm nội thất và gia
dụng nhằm thu hút mọi nhóm người tiêu dùng là một trong những yếu tố góp
phần thành công của IKEA.
Thiết kế cửa hàng đẹp: Các cửa hàng IKEA luôn có diện tích rộng rãi lên
đến hàng ngàn mét vuông, đủ sức chứa số lượng sản phẩm đa dạng, phục vụ
khách hàng thuận tiện nhất.
Nguồn cung ứng toàn cầu: IKEA duy trì khả năng cung cấp hàng hóa của
mình cho các nhà bán lẻ và người tiêu dùng bằng cách quản lý chuỗi cung ứng và
quy trình giao hàng chuyên nghiệp.
Chăm sóc khách hàng: Thương hiệu đặc biệt chú ý đến trải nghiệm trực tiếp
của khách hàng tại các cơ sở cửa hàng. Để làm tốt điều này, khách hàng có mặt
tại cửa hàng sẽ luôn được nhân viên hướng dẫn tận tình qua các mô hình thực tế
và phòng trưng bày sản phẩm.
Điểm yếu (Weaknesses)
Mặc dù thương hiệu IKEA được ưa chuộng vì mẫu mã phù hợp và giá cả
phải chăng, nhưng khách hàng thường gặp khó khăn khi lắp ráp đồ nội thất vì họ
không có sự hỗ trợ từ nhân viên kỹ thuật.
Mục tiêu của doanh nghiệp là giảm chi phí sản xuất đã ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm. Điều này đã ảnh hưởng đến uy tín của cửa hàng và có thể khiến
một số khách hàng tiềm năng bị mất đi.
Mặc dù IKEA có nhiều cửa hàng trên toàn thế giới, nhưng nó không thể tiếp
cận được những người tiêu dùng ở những thành phố nhỏ lẻ. Các cửa hàng của
IKEA chỉ có mặt tại các thị trấn hoặc thành phố lớn ở nhiều quốc gia khác nhau.
Khó có thể cho người tiêu dùng thấy sản phẩm của IKEA trực tiếp nếu họ ở xa.
Mặc dù IKEA chủ yếu tập trung vào Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng nó đã bỏ
qua các thị trường đông dân số như Châu Á và Châu Phi.
Cơ hội (Opportunities)
Cơ hội mở rộng và phát triển thị trường rộng lớn tại Nam Mỹ, Châu Phi,
Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Châu Á. Hướng đến đối tượng khách hàng mục
tiêu là những người thu nhập thấp và trung bình ở các quốc gia nêu trên sẽ khiến

Trang 13
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

doanh số của Ikea tăng đáng kể trong tương lai. Doanh nghiệp có thể khai thác
kênh bán hàng trực tuyến nhằm kiếm kiệm chi phí vận hành.
Bên cạnh khách hàng là người thu nhập thấp, IKEA có thể cung cấp những
sản phẩm cao cấp hơn để thu hút tầng lớp khách hàng thượng lưu.
Mở rộng mặt hàng kinh doanh là cơ hội phát triển rất lớn cho doanh nghiệp.
Ngoài những mặt hàng gia dụng, IKEA nên tận dụng sự uy tín của thương hiệu
để kinh doanh thêm các mặt hàng dễ dàng thu hút khách hàng, bao gồm đồ điện
tử, thiết bị tập thể dục…
Triển khai, đổi mới công nghệ đúng cách để tăng năng suất, mang lại doanh
thu cao hơn đồng thời giữ chân khách hàng với việc trải nghiệm mua hàng tuyệt
vời hơn.
Thách thức (Threats)
Sự cạnh tranh gây gắt của các đối thủ trên thị trường là thách thức lớn nhất
mà IKEA phải đối mặt như: Wal-mart, Target, Fly, Nitori,… Lạm phát ngày càng
gia tăng làm giảm sức mua ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh đồng
thời gia tăng chi phí sản xuất, mất thị phần. Thiếu nguồn nguyên liệu là mối đe
dọa ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của IKEA.
2.2. Phân tích đối thủ
Hiện tại, Ikea đứng thứ ba trên thế giới về tiêu thụ gỗ và là một trong những
nhà bán lẻ nội thất hàng đầu trên toàn cầu (theo Wikipedia). Tuy nhiên, sự cạnh
tranh giữa các công ty ngày càng nghiêm trọng. Ikea phải đối mặt với cả cạnh
tranh trực tiếp và gián tiếp. Phần lớn các siêu thị lớn, chẳng hạn như Walmart,
Target và Tesco, đều bán một số loại đồ nội thất.
Ngoài ra, các đối thủ trực tiếp của Ikea bao gồm Ashley Furniture, Rooms to
Go, American Woodmark, v.v. Hơn nữa, Ikea phải đối mặt với sự cạnh tranh của
các nhà sản xuất địa phương có tên tuổi ở mỗi quốc gia, cùng với các nhà bán lẻ
trực tuyến lớn như Wayfair, Amazon, EBay và Alibaba. Theo Ikea Group (2019),
ngành nội thất toàn cầu được dự đoán sẽ tăng với tốc độ 5,2% cho đến năm 2023.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng này được coi là không đáng kể so với các lĩnh
vực khác như CNTT, giải trí và du lịch. Tốc độ tăng trưởng chậm lại của ngành
dự kiến sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các bên tham gia thị trường hiện tại,
tất cả đều cố gắng tăng doanh số bán hàng.
3. Giải pháp chuyển đổi số của công ty IKEA

Trang 14
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

3.1. Giải pháp 1: Ứng dụng thương mại điện tử tích hợp thực tế ảo tăng cường
(AR – Augmented Reality)
Các ứng dụng AR hiện nay không còn quá mới và hấp dẫn. Mặc dù AR không
quá phổ biến, nhưng người dùng đã quen thuộc với nó. Như IKEA 4 năm trước, nhiều
thứ đã bắt đầu sử dụng công nghệ AR, từ chơi game đến đơn vị hình thu nhỏ, son môi
và bán đồng hồ.
SPACE 10, phòng thí nghiệm nghiên cứu cuộc sống tương lai ở Copenhagen, đã
nhận được ủy quyền để các công ty nội thất cải thiện AR. Một ví dụ là IKEA Studio.
SPACE 10 cho phép người dùng sử dụng cảm biến LiDAR trên iPhone để trang trí
toàn bộ căn hộ bằng cách chỉ đưa một chiếc ghế và đèn bàn ảo vào căn hộ. Tất nhiên,
đây là một nỗ lực của IKEA trên Apple.
Bắt đầu với phiên bản thử nghiệm beta, SPACE 10 hy vọng sẽ hỗ trợ người dùng
trong việc tạo ra phiên bản Studio hoàn hảo nhất có thể. Tuy nhiên, người dùng chỉ có
thể chụp sơ đồ phòng theo dạng 3D sử dụng các phép chỉnh sửa số trong ứng dụng này
hiện tại. Ứng dụng sẽ phát hiện nội thất hiện tại và hiển thị chúng trên sơ đồ 3D bằng
các hộp trắng.

Hình 4. Ứng dụng thực tế ảo tăng cường AR trong buôn bán nội thất

Điều này cho phép người dùng đặt đồ nội thất, hệ thống giá đỡ, đồ trang trí và thay đổi
màu tường. Người dùng có thể tạo thiết kế trong cả ba chiều và hai chiều rồi gửi chúng
cho người khác để phê duyệt hoặc nhận xét. Người dùng có thể treo các thiết bị treo ảo

Trang 15
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

trên trần nhà của các mô hình này. Các tính năng bổ sung bao gồm khả năng tương tác
với các vật dụng và đặt các vật phẩm chồng lên nhau (ví dụ: đèn bàn AR có thể được
bật hoặc tắt). Người hâm mộ công nghệ AR có thể đăng ký cho bản beta tại đây.
TestFlight sẽ gửi email cho những người đủ điều kiện đăng ký.
Yêu cầu cần thiết cho IKEA trong việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường
(AR).
Nền tảng kỹ thuật mạnh mẽ
Đảm bảo rằng hệ thống kỹ thuật và cơ sở hạ tầng đủ mạnh để hỗ trợ việc tạo ra và
hiển thị hình ảnh 3D của sản phẩm mượt mà và chân thực là một yếu tố quan trọng.
Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng máy chủ, băng thông và các tài nguyên kỹ thuật khác là
cần thiết do công nghệ AR đòi hỏi khả năng xử lý đồ họa cao và tương tác thời gian
thực. Để người dùng có trải nghiệm mượt mà và không gặp lỗi khi sử dụng ứng dụng
AR, điều cần thiết là hệ thống phải ổn định và tin cậy.
IKEA phải đảm bảo rằng các bức ảnh và thông tin liên quan đến sản phẩm là
chính xác và đầy đủ. Hình ảnh sản phẩm phải được chụp và tối ưu hóa chất lượng để
chúng được hiển thị rõ ràng trên ứng dụng. Để người dùng có thể đưa ra quyết định
mua sắm chính xác, thông tin về tính năng, kích thước, giá cả và tình trạng hàng tồn
kho phải được cập nhật đầy đủ và chính xác.
Thể hiện tinh thần và tiếng nói thương hiệu
Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc sử dụng công nghệ AR trong
hoạt động của IKEA là khả năng truyền đạt tinh thần và âm nhạc của thương hiệu của
công ty một cách độc đáo. Việc này không chỉ đòi hỏi việc sử dụng công nghệ mới mẻ
mà còn đòi hỏi khách hàng có trải nghiệm tương tác đậm chất IKEA. IKEA phải thực
hiện những hành động sau đây để đạt được điều này:
thay đổi các yếu tố thiết kế hiện tại của IKEA thành tương tác trên AR. Đảm bảo
rằng các sản phẩm nội thất chính xác về hình dạng, kích thước và màu sắc bằng cách
tạo mô hình 3D của chúng là một phần của quá trình thực hiện.Tạo ra giao diện AR phù
hợp với tinh thần thương hiệu IKEA, bao gồm cách hiển thị thông tin và tương tác với
sản phẩm. Sự tươi mới, hiện đại và độc đáo là những điều cần thiết để giao diện trở nên
độc đáo.sử dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR) để tạo nền tảng cho câu chuyện
bằng cách kết hợp các sản phẩm với nhau để tạo ra một trải nghiệm giống như đi du
lịch trong không gian sống của IKEA. Các sản phẩm không chỉ tồn tại một mình, mà
còn thể hiện sự tương tác và phối hợp giữa chúng.
Thiết lập hệ thống thu thập dữ liệu và đánh giá hiệu quả.
Khả năng thu thập dữ liệu về trải nghiệm tương tác của khách hàng và sử dụng
chúng để cải thiện trải nghiệm của khách hàng trong tương lai là một phần quan trọng

Trang 16
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

của việc áp dụng công nghệ AR. Xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu từ ứng dụng AR,
bao gồm số lượng truy cập, thời gian tương tác, sản phẩm được quan tâm và số lượng
tương tác lớn nhất, là những công việc mà IKEA phải hoàn thành:
Để phân tích dữ liệu được thu thập, hãy sử dụng công cụ phân tích dữ liệu phù
hợp. Điều này giúp IKEA hiểu rõ hơn về hành vi và sở thích của khách hàng khi sử
dụng ứng dụng AR.
IKEA có thể điều chỉnh và cải thiện trải nghiệm AR theo thời gian để đáp ứng nhu
cầu và mong muốn của khách hàng bằng cách sử dụng dữ liệu và phân tích.
Kết hợp công nghệ AI để tối ưu hóa trải nghiệm của người tiêu dùng.
Sự kết hợp giữa công nghệ AR và chatbot AI có thể mang lại một sự đột phá trong
việc tạo ra trải nghiệm mua sắm hoàn toàn mới và tương tác khách hàng tốt hơn trong
mô hình kinh doanh hiện tại của IKEA. IKEA phải thực hiện những điều sau:
Tạo một hệ thống AI có khả năng xác định sở thích, nhu cầu và hành vi mua sắm
của khách hàng bằng cách phân tích dữ liệu từ trải nghiệm AR của họ.
Hệ thống AI sẽ sử dụng ứng dụng AR để đưa ra các sản phẩm nội thất phù hợp
với từng khách hàng dựa trên dữ liệu phân tích. Vì vậy, trải nghiệm mua sắm trở nên
hấp dẫn và phù hợp hơn với từng người.
Sử dụng AI để tạo ra hệ thống trả lời tự động cho câu hỏi của khách hàng về sản
phẩm, quy trình giao hàng và thông tin khác. Điều này giúp khách hàng nhận thông tin
chính xác và nhanh chóng.
Đào tạo nhân viên
IKEA cần đào tạo nhân viên của mình để họ có thể sử dụng ứng dụng AR và
chatbot để khách hàng có trải nghiệm tốt và tận hưởng hết giá trị của công nghệ khi áp
dụng nó vào hoạt động kinh doanh.IKEA phải đảm bảo rằng nhân viên của họ có kiến
thức và kỹ năng cần thiết để sử dụng ứng dụng thực tế ảo hiệu quả, chẳng hạn như
chatbot để tương tác và quản lý nội dung sản phẩm trên nền tảng AR. Đào tạo phải dạy
cho người dùng cách sử dụng tính năng của ứng dụng và tương tác với khách hàng.
Hỗ trợ khách hàng là rất quan trọng để triển khai công nghệ AR. Khách hàng có
thể gặp khó khăn khi sử dụng ứng dụng hoặc có thắc mắc về sản phẩm cần giải đáp. Do
đó, IKEA phải cung cấp kênh hỗ trợ phù hợp để giải quyết những vấn đề này. Một giải
pháp có thể là tích hợp chatbot để cung cấp hướng dẫn nhanh chóng và trả lời các câu
hỏi thường xuyên. Ngoài ra, khách hàng nên được IKEA cung cấp các phương tiện liên
hệ trực tiếp, chẳng hạn như điện thoại hoặc email, để họ có thể liên hệ với nhân viên hỗ
trợ khi cần thiết.

Trang 17
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

Đảm bảo rằng công nghệ AR tương thích với các thiết bị của khách hàng là một
điều quan trọng cần được lưu ý khi sử dụng công nghệ AR. Để theo dõi hình dạng và
khoảng cách thực tế, công nghệ AR cần hỗ trợ các cảm biến như Lidar. Chỉ có một số
mẫu điện thoại thông minh, chẳng hạn như các phiên bản iPhone mới nhất. Do đó,
IKEA phải đảm bảo rằng giải pháp ứng dụng AR của họ tương thích với các thiết bị mà
người tiêu dùng sở hữu. IKEA có thể lựa chọn tiếp cận từng bước, bắt đầu với những
khách hàng sở hữu các thiết bị tương thích, điều này sẽ giúp xác định phạm vi và quy
mô của dự án. Ngoài ra, nhân viên hỗ trợ phải cung cấp thông tin về các thiết bị tương
thích để khách hàng dễ dàng sử dụng sản phẩm.
3.2. Giải pháp 2: Hệ thống hoạch định doanh nghiệp (ERP – Enterprise Resource
Planning)
Quản lý doanh nghiệp bán lẻ bao gồm quản lý chuỗi cung ứng, dự án, nguồn lực,
quản lý khách hàng và tích hợp thông tin, dữ liệu. Do đó, cần có các giải pháp chuyển
đổi số phù hợp để tối ưu hóa các nhiệm vụ quản lý và tương tác với khách hàng tốt hơn.
Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) cho phép các doanh nghiệp tự động hóa
quy trình, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và giúp họ thay đổi nhanh chóng với thị trường
và nhu cầu của khách hàng.Sự phát triển nhanh chóng của IKEA trong lĩnh vực nhập
khẩu và phân phối sản phẩm nội thất cao cấp đã khiến việc quản lý và tối ưu hóa nguồn
lực của công ty trở nên cần thiết. Thực tế đã chứng minh rằng việc sử dụng Hệ thống
hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP—Enterprise Resource Planning) là hiệu quả
trong việc quản lý và vận hành các công ty. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc áp dụng
ERP ở hơn 90% doanh nghiệp đã tối ưu hóa quá trình kinh doanh, tăng hiệu suất làm
việc và giảm lãng phí.

Trang 18
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

Hình 5. Phần mềm ERP tích hợp nhiều modules trên cùng một hệ thống quản lý.
(ERP - Enterprise Resource Planning)
Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) - hệ thống hoạch định nguồn lực
doanh nghiệp là một giải pháp phần mềm hỗ trợ cho doanh nghiệp trong lĩnh vực quản
lý, hệ thống ERP quản lý toàn diện quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Hệ thống
ERP được tích hợp tất cả các chức năng chung của một doanh nghiệp vào một hệ thống
thông tin duy nhất, mà các cá nhân trong toàn bộ tổ chức đều có thể truy cập vào hệ
thống thông tin toàn diện này.

Công ty IKEA cần triển khai hệ thống ERP để quản lý tổng quan các quy trình
hoạt động, tối ưu hóa hiệu suất sản xuất và cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
Hệ thống này giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản lý kho và tồn kho, quản lý tài
nguyên và lịch trình, quản lý thông tin nhân viên và nâng cao hiệu suất kinh doanh toàn
diện. Việc triển khai hệ thống ERP cần được chuẩn bị kỹ lưỡng và đáp ứng các yêu cầu
cần thiết để đảm bảo hiệu quả và thành công.
Dưới đây là các bước cụ thể mà IKEA cần thực hiện
Đánh giá hiện trạng

Trang 19
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

Để bắt đầu triển khai hệ thống ERP của IKEA, công ty phải thực hiện bước đánh
giá hiện trạng. Đánh giá này nhằm mục đích xác định mức độ hiệu quả của các quy
trình hoạt động hiện tại của công ty và xác định các vấn đề hoặc điểm yếu có thể xuất
hiện. Điều này sẽ cung cấp cơ sở để định hình chi tiết hơn về những vấn đề cần được
giải quyết và hướng dẫn cho việc triển khai hệ thống ERP một cách hiệu quả nhất.
Các bộ phận quan trọng như quản lý sản xuất, quản lý dự án và quản lý tài chính
sẽ tham gia cuộc họp. Mục tiêu chính của cuộc họp này là tiếp cận toàn diện với mọi
khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Tất cả các vấn đề liên quan đến quản lý tài
nguyên, dự án và sản xuất sẽ được nêu rõ. Các vấn đề có thể được xác định bao gồm
việc thất thoát tài nguyên, rủi ro mất dữ liệu, quá trình sản xuất không có sự đồng thuận
và khả năng dự báo không chính xác.
Các cuộc họp sẽ được tổ chức thành các bảng tiêu chí hoặc danh sách các vấn đề
cần được giải quyết bằng hệ thống ERP. Mỗi vấn đề sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng và liên
quan đến các chức năng cụ thể mà hệ thống ERP có thể thực hiện. Tối ưu hóa quy trình
sản xuất, cải thiện quản lý tài chính và dự án và tối ưu hóa quản lý tài nguyên nhân lực
là một số ví dụ về các vấn đề này.
Việc xác định mục tiêu và nhu cầu của hệ thống ERP của IKEA sẽ được thực hiện
dựa trên đánh giá hiện trạng. Công ty có thể xác định một kế hoạch triển khai và tối ưu
hóa hệ thống ERP bằng cách tập trung vào các vấn đề cốt lõi cần giải quyết. Điều này
đảm bảo rằng mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh đều được cải thiện một cách
đồng nhất và hiệu quả.
Lập kế hoạch triển khai
Sau khi IKEA xác định các chức năng và yêu cầu cụ thể cần thực hiện trong hệ
thống ERP, họ cần lập kế hoạch triển khai chi tiết. Điều này sẽ đảm bảo rằng quá trình
triển khai diễn ra một cách hiệu quả và suôn sẻ.
Tạo ra một lịch trình chi tiết về quy trình triển khai là bước đầu tiên trong quá
trình lập kế hoạch. Các bước quan trọng như thiết kế hệ thống, phát triển, kiểm thử và
triển khai chính thức sẽ được bao gồm trong kế hoạch này. Mỗi bước sẽ được đặt ra
trong một khoảng thời gian cụ thể để đảm bảo rằng việc triển khai được thực hiện đúng
cách.Trong kế hoạch triển khai của mình, IKEA cần xác định rõ ai chịu trách nhiệm cho
từng giai đoạn triển khai, cũng như các nhiệm vụ cụ thể và thời gian cần thiết để hoàn
thành chúng. Điều này sẽ đảm bảo rằng mỗi giai đoạn được thực hiện bởi những người
có kiến thức và kỹ năng tương ứng, đồng thời giúp theo dõi tiến độ và xử lý nhanh
chóng các vấn đề phát sinh.Các bộ phận khác nhau trong công ty phải liên tục tương tác
và gắn kết trong kế hoạch thực hiện. Để đảm bảo quá trình hoạt động suôn sẻ mà không
cản trở hoạt động kinh doanh hàng ngày, các lĩnh vực chính như CNTT, quản lý dự án,
tài chính và sản xuất phải hợp tác với nhau.Lên kế hoạch triển khai hệ thống ERP là
một bước quan trọng để đạt được thành công lớn. Tạo một kế hoạch rõ ràng và chi tiết
Trang 20
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

để đảm bảo mọi giai đoạn triển khai được hoàn thành đúng thời hạn và đáp ứng các
mục tiêu lớn của công ty. Do đó, công việc sẽ tiến triển nhanh chóng.
Tùy chỉnh và phát triển
Trong quá trình tùy chỉnh và phát triển, IKEA sẽ tìm kiếm nhà cung cấp phần
mềm hoặc nhóm phát triển phần mềm chuyên nghiệp để thực hiện việc tùy chỉnh hệ
thống ERP sao cho phù hợp với yêu cầu cụ thể của công ty. Đây là giai đoạn quan trọng
để đảm bảo rằng hệ thống ERP sẽ hoạt động một cách hiệu quả và đáp ứng đầy đủ các
nhu cầu của IKEA.
IKEA sẽ làm việc với nhà cung cấp phần mềm để tùy chỉnh các chức năng quản lý
đơn hàng, tài chính và tồn kho. Nhà cung cấp phần mềm sẽ xây dựng phiên bản demo
của hệ thống ERP để giúp IKEA có cái nhìn trực quan về cách hệ thống hoạt động. Mục
tiêu của giai đoạn này là tạo dự đoán về tương lai, cải thiện quy trình làm việc, tăng
hiệu suất và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Vì vậy, giai đoạn tùy chỉnh và phát triển là bước quan trọng để đảm bảo rằng hệ
thống ERP sẽ được tùy chỉnh một cách thích hợp và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của
IKEA . Việc xây dựng các phiên bản demo và tạo dự đoán về tương lai giúp IKEA
hình dung được cách hệ thống sẽ hoạt động và hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh trong
thời gian tới.
Đào tạo nhân viên
IKEA sẽ tiến hành xây dựng và tổ chức các khóa đào tạo được chia thành các
bước cụ thể, phù hợp với từng bộ phận trong công ty. Mục tiêu của giai đoạn này là
đảm bảo rằng tất cả nhân viên sẽ hiểu rõ cách sử dụng hệ thống ERP và có đủ kiến thức
để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản lý tài nguyên, dự án và sản xuất.
Đầu tiên, IKEA sẽ xác định các bộ phận cần được đào tạo và xây dựng các khóa
đào tạo tương ứng. Ví dụ, bộ phận sản xuất cần biết cách nhập dữ liệu sản phẩm, quản
lý quy trình sản xuất và theo dõi tiến độ. Bộ phận tài chính cần biết cách quản lý thanh
toán, hạch toán và các vấn đề liên quan đến tài chính.
Sau đó, IKEA sẽ tổ chức các buổi đào tạo tương tác, có sự tham gia của những
người có kiến thức chuyên môn về hệ thống ERP và kỹ năng sử dụng nó. Những buổi
đào tạo này có thể bao gồm giảng dạy lý thuyết, hướng dẫn thực hành trực tiếp trên hệ
thống ERP và trả lời các câu hỏi từ các nhân viên. Mục tiêu là đảm bảo rằng mọi người
đều nắm vững cách sử dụng hệ thống và có thể áp dụng kiến thức vào công việc hàng
ngày.
Không chỉ dừng lại ở các buổi đào tạo ban đầu, IKEA cũng có thể thiết lập một
kế hoạch đào tạo liên tục để đảm bảo rằng nhân viên luôn cập nhật kiến thức mới và có
thể thích nghi với các cập nhật hoặc thay đổi trong hệ thống ERP.

Trang 21
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

Đây là bước quan trọng để đảm bảo rằng tất cả nhân viên có đủ kiến thức và kỹ
năng để sử dụng hiệu quả hệ thống ERP. Việc xây dựng các khóa đào tạo phù hợp và tổ
chức các buổi đào tạo tương tác giúp IKEA đảm bảo rằng nhân viên sẽ có khả năng
thực hiện các nhiệm vụ quản lý và sử dụng hệ thống ERP một cách hiệu quả.
Triển khai và tối ưu hóa
Để đảm bảo tính liên tục và hiệu quả trong việc triển khai hệ thống, quá trình này
được thực hiện theo các bước cụ thể. Đầu tiên, IKEA sẽ xây dựng kế hoạch triển khai
dựa trên lịch trình đã xác định. Tùy thuộc vào quy mô và phạm vi của dự án, việc triển
khai có thể được thực hiện từng bước hoặc toàn bộ. Đôi khi, quy trình này bắt đầu từ bộ
phận hoặc quy trình quan trọng nhất để đảm bảo rằng các hoạt động quan trọng nhất
được thực hiện đầu tiên và hoạt động hiệu quả.
IKEA sẽ sử dụng hệ thống ERP để theo dõi tiến trình và thu thập ý kiến của nhân
viên trong suốt quá trình triển khai. Bằng cách sử dụng phản hồi này, việc tối ưu hóa hệ
thống sẽ được thực hiện bằng cách điều chỉnh và cải tiến các phần của hệ thống dựa
trên những gì người dùng nghĩ và thấy. Điều này giúp hệ thống hoạt động hiệu quả và
phù hợp với quy trình làm việc của IKEA.
IKEA sẽ xây dựng một chiến lược để liên tục theo dõi và đánh giá hiệu suất của
hệ thống ERP sau khi nó được triển khai và hoạt động. Điều này đảm bảo rằng hệ thống
hoạt động tốt trong quá trình triển khai ban đầu và có khả năng đáp ứng các thay đổi và
nhu cầu trong tương lai. Liên tục theo dõi và đánh giá cũng giúp xác định các vấn đề và
cơ hội để tối ưu hóa quy trình làm việc và cải thiện hiệu suất.
Lịch trình, tối ưu hóa hệ thống và theo dõi tiến trình đảm bảo việc triển khai liên
tục và hiệu quả. Điều này giúp hệ thống ERP hoạt động hiệu quả và đáp ứng nhu cầu
thay đổi và phát triển của IKEA.

C. THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ


1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Định nghĩa chuyển đổi số doanh nghiệp
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp được định nghĩa là “việc tích hợp, áp dụng
công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực,
sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới”
Các hoạt động chuyển đổi số có thể bao gồm từ việc số hóa dữ liệu quản lý, kinh
doanh của doanh nghiệp, áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình
nghiệp vụ, quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, quy trình báo cáo, phối hợp công
việc trong doanh nghiệp cho đến việc chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, tạo thêm
giá trị mới cho doanh nghiệp.

Trang 22
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

1.2. Xu hướng chuyển đổi số trên thế giới


1.2.1. Nhận thức về chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang dần được các công ty áp dụng vào thực tiễn hơn. Các nhà lãnh
đạo cho rằng sự gia tăng năng suất trong hoạt động, chi phí và thời gian vận hành đi
kèm với chuyển đổi số. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) hay doanh nghiệp
Startup cũng đã có thể bắt đầu số hóa doanh nghiệp từ sớm.
Năm 2020, Cisco & IDC đã thực hiện khảo sát tại 14 quốc gia thuộc khu vực
Châu Á Thái Bình Dương về độ trưởng thành của các doanh nghiệp SMEs trong
chuyển đổi số:

Hình 6. Động lực thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số (Nguồn: Cisco & IDC 2020)

Có thể thấy rằng sau 1 năm thì rất nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của
chuyển đổi số cũng như áp dụng lên thực tiễn.
1.2.2. Các ưu tiên của doanh nghiệp khi chuyển đổi số
Theo khảo sát của BDO năm 2019 với hơn 300 lãnh đạo cấp Giám đốc (C-Level)
cho thị trường các doanh nghiệp cỡ vừa trong các lĩnh vực bán lẻ, tài nguyên thiên
nhiên, năng lượng, tài chính, y tế và dược phẩm năm 2019 cho biết có tới hơn 60% lãnh
đạo cấp cao nói rằng mục tiêu từ 18 tháng tới 5 năm của họ khi thực hiện chuyển đổi số
là nhằm “nâng cao trải nghiệm khách hàng”, “cải thiện hiệu quả hoạt động” và “tạo ra
các sản phẩm, dịch vụ mới”.

Trang 23
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

Hình 7. Các ưu tiên của doanh nghiệp khi chuyển đổi số (Nguồn: BDO 2019
1.3. Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam
1.3.1. Rào cản trong hoạt động chuyển đổi số đối với doanh nghiệp VIệt Nam
Hiện nay, Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản trong chuyển đổi số, một khảo sát của
VCCI và JETRO thực hiện năm 2020 cho thấy thực trạng về quá trình chuyển đổi số
của Việt Nam.

Hình 8. Rào cản trong quá trình chuyển đổi số của Việt Nam (Nguồn: VCCI 2020)

Dựa trên biểu đồ trên, có thể thấy những rào cản lớn gồm:
- Thiếu thông tin về công nghệ số.
Trang 24
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

- Thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số


- Sợ rò rỉ dữ liệu cá nhân/doanh nghiệp.
- Thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số.
- Chi phí ứng dụng công nghệ số cao.
1.3.2. Phân tích SWOT đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Theo phân tích, đánh giá của nhóm tư vấn của dự án về điểm mạnh – điểm yếu và
cơ hội – thách thức, có thể thấy là điểm mạnh hiện nay của các DNNVV trong chuyển
đổi số nằm ở khả năng nhận thức sớm về các xu hướng chuyển đổi, đánh giá được tầm
quan trọng của chuyển đổi số. Bên cạnh đó, do đặc thù cơ cấu tổ chức linh hoạt nên các
DNNVV cũng dễ dàng thích nghi với các thay đổi của thị trường. Theo đánh giá, các
thành tựu của chuyển đổi số trên thị trường như kênh tiếp thị, phân phối và bán hàng
cũng được áp dụng hiệu quả. Năng lực ứng dụng công nghệ số vào kết nối thông tin với
khách hàng và nhà cung cấp hay khả năng áp dụng phần mềm vào các nghiệp vụ quản
lý cơ bản đều được hầu hết các DNNVV đáp ứng.

Hình 9. Phân tích SWOT đối với DNNVV ở Việt Nam (Nguồn: Hướng dẫn Chuyển đổi
số cho Doanh nghiệp tại Việt Nam)
Tuy nhiên, các yếu tố như năng lực quản trị nội bộ, cơ cấu tổ chức và quy trình
của các DNNVV vẫn chưa hoàn thiện để có thể chuyển đổi số toàn diện. Năng lực của
nhân sự liên quan đến CNTT hay khả năng tích hợp công nghệ mới của hệ thống CNTT
vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Tầm quan trọng của dữ liệu vẫn chưa được nhìn nhận
đúng đắn khi chỉ số ít doanh nghiệp có chính sách quản trị riêng biệt và ứng dụng phân
tích dữ liệu vào trong các hoạt động của mình. Các vấn đề về rủi ro và an ninh mạng
cũng chưa được các doanh nghiệp nhận thức đúng đắn và có chính sách để quản lý mặc

Trang 25
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

dù đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong hệ thống CNTT của bất cứ
doanh nghiệp phát triển nào.
Các DNNVV đang được hưởng những lợi thế vô cùng lớn từ các chuyển dịch của
môi trường xung quanh cùng với những thành tựu tiến bộ của công nghệ và các hỗ trợ
của Chính phủ. Hành vi tiêu dùng của khách hàng đang thay đổi nhanh chóng, đem lại
những cơ hội khai phá tiềm nằng mới của thị trường. Toàn cầu hóa cũng mang lại sự
dịch chuyển của chuỗi cung ứng và mở ra rất nhiều cơ hội cho các DNNVV. Với các
thành tự về khoa học kỹ thuật hiện tại, doanh nghiệp có rất nhiều lựa chọn đối với các
nhà cung cấp giải pháp trên thị trường. Chính phủ và nhà nước cũng rất quan tâm và hỗ
trợ các DNNVV nhanh chóng chuyển đổi số, thúc đẩy được đà tăng trưởng và cạnh
tranh với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên bên cạnh đó, các DNNVV cũng vấp phải những thách thức nhất định
đến từ sự thiếu hụt các hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của mình. Hầu hết DNNVV tại Việt
Nam chưa có được nguồn vốn hỗ trợ tương xứng với nhu cầu đầu tư cho thực hiện
chuyển đổi số. Khả năng tiếp cận các chuyên gia, tài liệu và thông tin hỗ trợ về chuyển
đổi số còn hạn chế. Các giải pháp công nghệ số trên thị trường hiện nay vẫn được cho là
rời rạc, chưa mang tính kết nối, dẫn đến thách thức của nhiều DNNVV trong việc thực
hiện chiến lược chuyển đổi số. Yếu tố khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, cùng với
đó là sự tăng lên của các rủi ro tiềm ẩn về an toàn thông tin và an ninh mạng.
1.4. Các giai đoạn trong chuyển đổi số

Hình 10. Mô hình các giai đoạn trong chuyển đổi số (Nguồn: Ernst & Young)

Trang 26
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

Chuyển đổi số được chia ra làm 3 giai đoạn dựa trên quá trình chuyển đổi số của
doanh nghiệp, các giai đoạn được phân loại như sau:
- Doing Digital: Ở giai đoạn này, doanh nghiệp đang bắt đầu chuyển đổi số cho
từng bộ phận riêng lẻ từ đó tạo nền móng cho các bước sau. Việc tập trung vào chuyển
đổi mô hình kinh doanh giúp tăng trải nghiệm sản phẩm của khách hàng từ đó đem đến
nguồn thu tốt hơn.
- Becoming Digital: Doanh nghiệp bắt đầu mở rộng phạm vi áp dụng công nghệ
số, tạo sự kết nối giữa các chức năng. Doanh nghiệp bắt đầu sử dụng công nghệ để xây
dựng hệ thống báo cáo quản trị hoàn chỉnh và liên kết với các dữ liệu có sẵn. Dữ liệu
doanh nghiệp ở giai đoạn này được thu thập và liên kết với nhau một cách xuyên suốt
trong các chức năng.
- Being Digital: Giai đoạn chuyển đổi số hoàn toàn, các hệ thống kinh doanh và
quản trị của doanh nghiệp được kết nối và tích hợp đồng bộ với nhau, thông tin chia sẻ
xuyên suốt các phòng ban và theo thời gian thực.
2 . Tầm nhìn ngắn hạn của kế hoạch
Tại Việt Nam, IKEA là một thương hiệu bán lẻ nội thất nổi tiếng. IKEA sẽ thực hiện
một chiến lược chuyển đổi số vào từng lĩnh vực của mình từ năm 2024 đến 2027. Mục tiêu
của họ là nâng cao trải nghiệm của khách hàng bằng cách sử dụng các ứng dụng thương
mại điện tử tích hợp AR và tối ưu hóa quản lý nội Tạo nền tảng vững chắc cho việc thực
hiện các giải pháp chuyển đổi số là mục tiêu ngắn.
Bắt đầu từ những bước cơ bản là cần thiết để quá trình chuyển đổi này được thực hiện
thành công. Công ty sẽ phải tập trung vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ và kỹ thuật
cũng như đào tạo và tuyển dụng thêm nhân lực có nền tảng chuyên môn vững chắc. Các
bước này sẽ giúp công ty chuẩn bị cho những thay đổi lớn, chẳng hạn như mô hình kinh
doanh và quản trị.Công ty sẽ dạy nhân viên về các ứng dụng thương mại điện tử tích hợp
thực tế ảo tăng cường (AR) sau khi mọi thứ đã ổn định. Đồng thời, công ty sẽ triển khai hệ
thống ERP của mình. và bắt đầu sử dụng ERP vào các bộ phận khác nhau trong toàn công
ty. Điều này làm cho các quy trình tương tác và hiệu suất tốt hơn và giảm thiểu lãng phí.
Tóm lại, công ty sẽ đang ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi số. Họ sẽ bắt đầu với
việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân viên và triển khai các giải pháp trong từng bước.
Điều này sẽ đảm bảo rằng dự án sẽ hiệu quả và khả Vì các giải pháp chuyển đổi số vẫn
độc lập và không liên kết với nhau, nên giai đoạn đầu sẽ gặp nhiều khó khăn và thách
thức. Do đó, mục tiêu từ đầu là xây dựng nền tảng chuyên môn để vượt qua các vấn đề này

Trang 27
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

để tạo ra một trải nghiệm mua sắm nội thất độc đáo, tối ưu hóa quản lý nội bộ và tạo ra lợi
thế cạnh tranh trong ngành bán lẻ nội thất. Tuy nhiên, cũng cần xem xét tình hình của
công ty.

3. Tầm nhìn dài hạn của kế hoạch


Tất nhiên, từ năm 2028 đến 2040, IKEA sẽ tiếp tục áp dụng chuyển đổi số toàn diện và
công nghệ sẽ được áp dụng rộng rãi để xây dựng một hệ thống kinh doanh nội thất hiện
đại, tối ưu và nổi bật. Việc áp dụng công nghệ sẽ thúc đẩy sự phát triển bền vững và tạo
nên một vị trí khác biệt trên thị trường. Nhóm tin rằng tương lai sẽ tạo ra những tiến bộ và
phát triển bền vững bằng cách kết hợp các ứng dụng thương mại điện tử và ERP trong mô
hình quản trị thực tế ảo tăng cường (AR).
Mục tiêu dài hạn của nhóm là triển khai rộng rãi các ứng dụng thương mại điện tử tích
hợp AR trong mua sắm nội thất. Không chỉ thử nghiệm AR cho các sản phẩm, mà còn mở
rộng để kết hợp Chatbot AI vào các ứng dụng, cho phép khách hàng nhận tư vấn từ
Chatbot và tạo ra các thiết kế độc đáo bằng cách sử dụng AR để tạo ra các thiết kế tùy
chỉnh. Điều này sẽ tối đa hóa trải nghiệm của người dùng và làm nổi bật IKEA trên thị
trường nội thất.
Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ tiến xa hơn trong việc sử dụng ERP trong mô hình quản trị.
Mục tiêu là kết hợp ERP với các công nghệ tiên tiến như tích hợp dữ liệu lớn—còn được
gọi là Big Data—để tạo ra một hệ thống thông tin quản trị đầy đủ dữ liệu ngay lập tức.
Xem xét xu hướng thị trường, thay đổi nhanh chóng và tối ưu hóa doanh nghiệp.
IKEA muốn trở thành một tượng đài về sự đổi mới trong lĩnh vực nội thất. Mục tiêu
của nhóm là tạo ra một mô hình kinh doanh tương tác, linh hoạt và mang lại giá trị cho
khách hàng. Điều này đồng nghĩa với việc nó sẽ thúc đẩy sự phát triển bền vững, tạo ra xu
hướng mới trong ngành nội thất, khuyến khích sự sáng tạo và tạo ra một môi trường làm
việc chuyên nghiệp thúc đẩy bằng cách cung cấp cho nhân viên trải nghiệm mua sắm đột
phá và quản lý thông

4. Quy trình thực hiện


IKEA là một trong những thương hiệu nội thất nổi tiếng nhất thế giới. Trong những
năm gần đây, IKEA đã tích cực triển khai quá trình chuyển đổi số nhằm đáp ứng nhu cầu
của khách hàng trong kỷ nguyên kỹ thuật số.
Bước 1: Đặt mục tiêu và chiến lược chuyển đổi số
Chuyển đổi số là quá trình để cải thiện trải nghiệm khách hàng, mở rộng thị trường và
tăng cường hiệu quả của doanh nghiệp. Để thành công, chúng ta cần xác định mục tiêu cụ
thể, rõ ràng và khả thi. Người đứng đầu phải hiểu rõ tầm quan trọng này để đảm bảo sự

Trang 28
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

phát triển bền vững. Sự truyền cảm hứng và quyết tâm của người lãnh đạo sẽ truyền động
lực cho nhân viên và giúp doanh nghiệp đạt được những thành tựu xuất sắc.
Bước 2: Xây dựng cơ sở kỹ thuật vững chắc
Cơ sở kỹ thuật là yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong quá trình chuyển đổi
số. Doanh nghiệp cần đầu tư vào cơ sở kỹ thuật mạnh mẽ, bao gồm nguồn nhân lực, thiết
bị công nghệ và việc sử dụng thông tin khách hàng để dự đoán xu hướng sản phẩm trong
tương lai và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách chính xác.
Bước 3: Sử dụng công nghệ phù hợp
Hiện nay có rất nhiều công nghệ mới được phát triển. Việc lựa chọn công nghệ phù hợp
và khả thi là rất quan trọng, vì nó giúp giảm chi phí và tác động tích cực đến hoạt động của
doanh nghiệp. Bằng cách phân tích nhu cầu của khách hàng hoặc khảo sát thị trường,
chúng ta có thể xem xét những công nghệ cần thiết để cập nhật chiến lược kinh doanh.
Bước 4: Thay đổi tư duy và văn hóa doanh nghiệp
Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là việc thay đổi công nghệ, mà còn đòi hỏi thay đổi
tư duy của toàn bộ tổ chức. Chúng ta cần hiểu rõ các vấn đề đang gặp phải và đưa ra giải
pháp tối ưu nhất. Người lãnh đạo nên khuyến khích nhân viên cập nhật kiến thức về công
nghệ mới để nâng cao tư duy của họ.

5. Mục tiêu
Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Một trong những mục tiêu quan trọng của chuyển đổi
số là cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Điều này có thể bao gồm cải thiện giao diện
người dùng của ứng dụng hoặc trang web, tạo ra trải nghiệm mua hàng trực tuyến thuận
tiện và cá nhân hóa, cung cấp hỗ trợ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả thông qua các
kênh trực tuyến, và tăng cường tương tác và giao tiếp với khách hàng thông qua mạng xã
hội và các kênh truyền thông khác.
Tối ưu hóa quy trình nội bộ: Chuyển đổi số có thể giúp tối ưu hóa và tự động hóa các
quy trình nội bộ của doanh nghiệp, từ quản lý nhân sự đến quản lý kho hàng và quy trình
sản xuất. Việc sử dụng hệ thống quản lý tương tác khách hàng (CRM), hệ thống quản lý
quan hệ với nhà cung cấp (SRM), hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM) và các công cụ
tự động hóa quy trình (RPA) có thể giúp tăng cường hiệu suất, giảm thiểu sai sót và tiết
kiệm thời gian và nguồn lực.
Tăng cường khả năng dự đoán và đưa ra quyết định thông minh: Chuyển đổi số cho
phép doanh nghiệp thu thập và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, như hành vi
khách hàng, dữ liệu vận hành và dữ liệu thị trường. Bằng cách sử dụng các công nghệ như
trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (machine learning), doanh nghiệp có thể phân tích dữ liệu

Trang 29
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

để dự đoán xu hướng, hiểu sâu hơn về khách hàng và thị trường, và đưa ra quyết định
thông minh và chiến lược.

6. Kế hoạch chi tiết


6.1. Đào tạo nhân sự nội bộ và tuyển dụng
Bộ phận marketing
Phân tích dữ liệu: Phân tích dữ liệu trong lĩnh vực Marketing là quá trình thu
thập, xử lý và đánh giá các thông tin số liệu liên quan đến hoạt động tiếp thị nhằm hiểu
rõ hơn về thị trường, khách hàng và chiến lược kinh doanh. Bộ phận Marketing phải
biết cách thu thập và phân tích dữ liệu từ những nguồn thông tin trên các trang mạng xã
hội, cái bài quảng cáo, email tiếp thị, … Ngoài ra, để cho việc phân tích trở nên hiệu
quả hơn, bộ phận có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ phân tích như: Google Analytics,
Marketo, Facebook Ads, … Mục tiêu của phân tích dữ liệu trong tiếp thị là tạo ra những
thông tin chiến lược hữu ích để đưa ra quyết định thông minh và tối ưu hóa chiến lược
tiếp thị.
Digitial Marketing (tiếp thị số): là một chiến lược tiếp thị sử dụng các phương tiện
số hóa, đặc biệt là trên internet và các thiết bị điện tử thông minh để quảng bá và quảng
cáo sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu. Điều này bao gồm sự sử dụng các kênh trực
tuyến như trang web, email, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, nội dung số và các
chiến lược khác nhằm tương tác với khách hàng và tạo ra tiềm năng mua hàng.
Bộ phận kho vận:
Module Quản lý tồn kho và kho vận trong hệ thống ERP: bộ phận sẽ được giới
thiệu về Module quản lý tồn kho và kho vận của hệ thống ERP, nó là một phần quan
trọng, đảm bảo tích hợp và quản lý hiệu quả các hoạt động liên quan đến việc kiểm soát
hàng tồn kho, quản lý vận chuyển, và tối ưu hóa quy trình nhận và xuất hàng. Module
này bao gồm các tính năng như theo dõi tồn kho theo thời gian thực, dự báo cung cấp,
quản lý vận chuyển, và tối ưu hóa các quy trình đặt hàng để đáp ứng nhu cầu khách
hàng một cách linh hoạt và hiệu quả. Đồng thời, nó cung cấp báo cáo chi tiết và phân
tích dữ liệu để hỗ trợ quyết định chiến lược về tồn kho và vận chuyển, giúp doanh
nghiệp tối ưu hóa chi phí và cải thiện hiệu suất toàn diện của chuỗi cung ứng.
Module Quản lý chuỗi cung ứng: tập trung vào việc tích hợp và tối ưu hóa các
hoạt động liên quan đến quản lý tài nguyên, và quy trình từ đầu mối nguồn cung đến
điểm cuối tiêu dùng. Các nhân viên phải biết cách tạo đơn, chọn điểm đến, các thông tin
liên quan đến việc vận chuyển. Ngoài ra, họ còn được học được cách theo dõi và đánh
giá hiệu suất của các đối tác trong chuỗi cung ứng, dự báo nhu cầu, quản lý đơn hàng,
quy trình đặt hàng và vận chuyển. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí lưu
kho, tối ưu hóa chi phí vận chuyển, và xây dựng mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn trong

Trang 30
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

chuỗi cung ứng, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng hiệu quả nhu cầu đa
dạng của khách hàng.
Bộ phận nhân sự: nhân viên sẽ được đào tạo và hướng dẫn để biết cách quản lý
thông tin cá nhân, thông tin liên hệ, lịch sử công tác, chấm công, lương bổng, đánh giá
năng suất … Quy mô và cách tổ chức của mô hình sẽ tuỳ thuộc vào từng phòng ban
thông qua quá trình phân tích và đánh giá. Nhờ thế tăng hiệu quả trong quy trình quản
lý nhân sự, giúp tổ chức quản lý nguồn nhân lực một cách hiệu quả, linh hoạt và đáp
ứng nhanh chóng với thách thức của môi trường kinh doanh ngày nay.
Bộ phận Kế toán - Tài chính:
Sử dụng Module Tài chính - Kế toán trong hệ thống ERP: nhân viên sẽ được làm
quen với các công việc như: theo dõi và ghi chép các giao dịch tài chính, lập bảng cân
đối kế toán, và quản lý chứng từ tài chính. Các nhân viên sẽ biết được cách quản lý cái
phiếu thu, phiếu chi, các khoản nợ và hỗ trợ thanh toán. Từ đó làm tăng hiệu quả quản
lý dòng tiền và làm cho dòng tiền trở nên rõ ràng và minh bạch hơn.
Lập báo cáo tài chính tự động: việc này bao gồm khả năng tự động hóa quy trình
tạo, tinh chỉnh, và phân phối báo cáo. Nhân viên sẽ biết cách tạo tự động các loại báo
cáo tuỳ vào tính chất của loại báo cáo như: báo cáo lợi nhuận, báo cáo cân đối tài chính
… Ngoài ra nhân viên phải biết cách tạo ra một bài báo cáo gọn gàng, dễ hiểu cả cho
bên doanh nghiệp và các đối tác liên quan.
Bộ phận Công nghệ thông tin (IT):
Tìm hiểu, sử dụng công nghệ thực tế ảo AR: bộ phận IT sẽ đảm nhận vai trò tìm
hiểu về công nghệ thực tế ảo AR và ứng dụng nó vào hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp trên sàn thương mại điện tử, nhờ đó có thể tạo ra sự đột phá trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Sử dụng chatbot để tiếp thị khách hàng: Việc xây dựng chatbot hỗ trợ tương tác và
chăm sóc khách hàng là một trong xu hướng hiện nay. Bộ phận công nghê thông tin
phải biết cách tạo nên một mô hình chatbot thông minh có tích hợp công nghệ AI, từ đó
giúp cho trải nghiệm cửa người dùng được tốt hơn.
Biết cách vận hành ERP vào doanh nghiệp: Biết cách vận hành hệ thống ERP vào
doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của bộ phận IT. Bộ phận sẽ phải
phân tích đánh giá được quy mô của doanh nghiệp từ đó có thể vận hành các Module
trong hệ thống ERP vào doanh nghiệp của mình. Đây sẽ là một bước tiến lớn trong quá
trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.
6.2. Xây dựng nền tảng công nghệ và dữ liệu
Nền tảng công nghệ: Việc áp dụng công nghệ mới vào doanh nghiệp đòi hỏi
doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí và nền tảng cơ bản như: máy chủ, mạng máy
Trang 31
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

tính, hệ thống lưu trữ dữ liệu và các thiết bị kĩ thuật khác. Bên cạnh đó, việc đáp ứng
nhu cầu vật chất cũng không kém phần quan trọng, nó đảm bảo các thành phần khác
được hoạt động liền mạch và trơn tru. Bên cạnh đó, hệ thống bảo mật phải được chú
trọng để bảo vệ thông tin khách hàng khỏi những rủi ro không đáng có.
Big data: mô tả quá trình thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, lượng thông
tin thu thập được là vô cùng nhiều và đa dạng. Các thông tin sau khi thu thập được sẽ
được phân tích, đánh giá nhờ vào các công cụ phân tích, từ đó doanh nghiệp sẽ có được
những thông tin quan trọng để đưa ra những quyết định hợp lí và hiệu quả cho tương
lai.
Việc xử lí một lượng lớn dữ liệu như vậy phải nhờ đến các công cụ, hệ thống lưu
trữ dữ liệu như MongoDB, Apache Hadoop, Google Cloud Storage, … Bên cạnh đó
việc sử dụng các hệ thống như vậy phải đảm bảo được tính bảo mật an toàn thông tin
cũng như là khả năng phục hồi dữ liệu nếu có vấn đề kĩ thuật xảy ra. Việc chọn lựa các
hệ thống lưu trữ dự liệu phù hợp với quy mô cũng như là mục tiêu của doanh nghiệp sẽ
giúp tối ưu hoá chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Hệ thống ERP: hệ thống quản lý doanh nghiệp ERP được chia làm 2 phần mềm
chính là Cloud - based software và On - premise software:
- Cloud - based software: Phần mềm ERP được triển khai và quản lý trên môi
trường đám mây, tức là trên các máy chủ đám mây của các nhà cung cấp dịch vụ đám
mây như AWS (Amazon Web Services), Azure, hoặc Google Cloud.
- On - premise software: Phần mềm ERP được triển khai và chạy trên hạ tầng máy
chủ của doanh nghiệp, thường là tại các trung tâm dữ liệu của chính tổ chức đó.
Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) là một hệ thống phần mềm tích hợp
được thiết kế để quản lý và tối ưu hóa các nguồn lực toàn diện của một tổ chức hoặc
doanh nghiệp. Được xây dựng trên cơ sở dữ liệu chung, ERP kết hợp và tự động hóa
các quy trình kinh doanh từ nhiều bộ phận khác nhau như tài chính, nhân sự, quản lý
kho, sản xuất, tiếp thị, và dịch vụ khách hàng. Việc lựa chọn phần mềm vận hành còn
phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở hạ tầng, quy mô doanh nghiệp, chi phí vận
hành. Song việc lựa chọn phần mềm nào thì thì tính bảo mật thông tin được đặt lên
hàng đầu. Việc bảo mật thông tin là vô cùng quan trọng.
6.3. Giai đoạn chuyển đổi số mô hình kinh doanh
Giải pháp: Áp dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường ( Augmented Reality - AR )
vào mô hình kinh doanh.
Tổng quan
Trong giai đoạn chuyển đổi số, người tiêu dùng thường có hành vi mong đợi và kì
vọng khác nhau đối với các sản phẩm và dịch vụ khác nhau tuỳ theo sở thích cá nhân.
Trang 32
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

Người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu cá nhân hoá cao cao hơn về chất lượng dịch vụ
và sản phẩm cũng như những trải nghiệm mang lại lợi ích cho bản thân. Từ đó, đặt ra
những thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vì
thế để nổi bật trong thị trường cạnh tranh khắc nghiệt này, doanh nghiệp cần áp dụng
công nghệ thực tế AR để nâng cao trải nghiệm sản phẩm của khách hàng.
Công nghệ AR - Augmented Reality là công nghệ thực tế ảo tăng cường, công
nghệ này phát triển dựa trên nền tảng VR. Thực tế ảo tăng cường (AR) là một loại công
nghệ cho phép lồng ghép thông tin ảo vào thế giới thật. Thông tin ảo bao gồm hình ảnh,
âm thanh, văn bản hay là các cảm giác vật lý. Công nghệ AR thường được triển khai
thông qua các ứng dụng trên điện thoại di động, máy tính,... tạo ra trải nghiệm tương tác
mới cho người dùng bằng cách nhấn, chạm. Đặc biệt, đối với ngành thiết kế, AR có thể
giúp cho các kiến trúc sư, nhà thiết kế hay với khách hàng phô phỏng không gian, hiển
thị mô hình 3D và thông tin kỹ thuật một cách trực quan. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có
một bước tiến mới trong thời đại công nghệ 4.0.
Tính cấp thiết
Hiện nay với sự phát triển về công nghệ, người tiêu dùng thường chọn những cách
tiêu dùng phù hợp, tiết kiệm thời gian. Từ đó xuất hiện những ứng dụng thương mại
điện tử như: Shopee, Lazada, Tik Tok Shop,... các ứng dụng mua hàng trực tuyến này
giúp người dùng dễ dàng tiếp cận hơn so với việc lên web và tìm kiếm nó. Và để bắt kịp
xu hướng của người tiêu dùng, các doanh nghiệp cũng cần có những phương án mới,
phù hợp như là tạo ra một ứng dụng giúp khách hàng tiếp cận cũng như nhận biết sản
phẩm của mình dễ dàng hơn.
Công nghệ AR là công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại
điện tử, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm người dùng và tạo cơ
hội mới cho các ứng dụng thương mại điện tử. Hiện nay, công nghệ AR được các hãng
lớn Apple, Google,... sử dụng trong các ứng dụng: Google Maps, Google Photos,... để
nâng cao trải nghiệm cho người dùng. Từ đó, ta có thể thấy được tiềm năng to lớn của
công nghệ AR trong tương lai.
Công dụng
Trong thị trường đồ nội thất, không có nhiều các ứng dụng phục vụ riêng cho
ngành này ở Việt Nam. Và để làm nổi bật doanh nghiệp cũng như nâng cao độ nhận
diện thương hiệu, doanh nghiệp cần tạo ra cho riêng mình một ứng dụng để thu hút và
giữ chân người tiêu dùng. Công nghệ AR là nhân tố không thể thiếu trong cuộc đổi mới
này. Ứng dụng kết hợp với công nghệ AR cung cấp hình ảnh 3D của sản phẩm, kết hợp
với không gian trong nhà để khách hàng nhận định và đánh giá sản phẩm theo sở thích
cá nhân của mình. Ứng dụng cho phép người dùng tuỳ chỉnh màu sắc, kích thước, kiểu
dáng, vật liệu, .... theo nhu cầu trước khi mua hàng. Với thời buổi công nghệ hiện đại,
người người nhà nhà đều sở hữu riêng cho mình một chiếc điện thoại thông minh, và
Trang 33
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

với sự tiện lợi đó ai cũng có thể lựa chọn món đồ phù hợp với mình chỉ với vài thao tác.
Ứng dụng này còn giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và công sức khi không phải
đến trực tiếp cửa hàng vật lý như trước. Từ đó, hiệu suất bán hàng và độ nhận diện
thương hiệu được nâng cao đồng thời người tiêu dùng cũng có một trải nghiệm mới mẻ
và độc đáo.
Thiết lập kế hoạch dự án

Bảng 1. Kế hoạch dự án công nghệ thực tế ảo tăng cường AR

STT Các bước Chi tiết kế hoạch Mục tiêu Bộ phận thực Thời
thực hiện hiện gian

1 Xem xét thị Đáng giá tổng quát doanh Đánh giá sự Bộ phận kế 1 tháng
trường cũng nghiệp trên mọi phương diện thành công hoạch, bộ phận IT
như nguồn về tình hình tài chính, cơ sở hay rủi ro của
nhân lực vật chất, nhân sự. Xem xét kế hoạch, làm
phân tích từ những số liệu, cơ sở nền
tham khảo ý kiến của cổ đông tảng cho
và chuyên gia để đưa ra kết quyết định
quả về phần trăm thành công của doanh
và rủi ro cũng như phương án nghiệp
giải quyết. Từ đó, lập kế
hoạch chi tiết để đưa vào thực
tiễn

2 Tạo và thiết Thành lập một nhóm IT phụ Tạo ra ứng Bộ phận kế 2 tháng
kế ứng dụng trách tạo ứng dụng dụng hoạch, bộ phận kế
và mua công toán, bộ phận IT,
nghệ Lập một nhóm thiết kế phần Tìm được nhà bộ phận thiết kế
mềm và giao diện phù hợp cung cấp phù
với phong cách của doanh hợp với
nghiệp doanh nghiệp

Tìm kiếm, lựa chọn nhà cung


cấp công nghệ AR dựa trên
cơ sở tài chính, văn hoá và
sản phẩm

Trang 34
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

STT Các bước Chi tiết kế hoạch Mục tiêu Bộ phận thực Thời
thực hiện hiện gian

3 Đào tạo về Giúp đội ngũ nhân viên hiểu Nhân viên có Bộ phận nhân sự, 1 tháng
kỹ thuật, rõ hơn về cấu tạo và cách sử thể tận dụng bộ phận kỹ thuật
chuyên môn dụng công nghệ kết hợp với tối đa lợi ích
cho nhân sự ứng dụng của công
nghệ AR để
Tận dụng những kiến thức cạnh tranh
được đào tạo để tiếp tục phát trong thị
triển nâng cao sản phẩm đến trường khốc
với người tiêu dùng liệt ngày nay

4 Thử nghiệm Tiến hành thử nghiệm công Đánh giá mức Bộ phận IT 1 tháng
và khảo sát nghệ thực tế ảo tăng cường độ hoàn thiện
đánh giá từ AR kết hợp với úng dụng lên sản phẩm.
thử nghiệm những người kiểm nghiệm Khắc phục sai
viên sản phẩm sót trong thời
gian kiểm
Tham khảo ý kiến, đánh giá nghiệm
đồng thời ghi nhận lại những
lỗi trên phần mềm ứng dụng
của người dùng để kịp thời
khắc phục

5 Điều chỉnh, Từ những đánh giá trên, đúc Cải thiện sản Bộ phận IT 3 tuần
cải thiện kết và đưa ra phương pháp phẩm, nâng
khắc phục cao chất
lượng
Kết hợp nhiều yếu tố từ tài
chính, nhu cầu thị trường, thị
hiếu người tiêu dùng và với
các nhà cung cấp để đưa ra
thị trường sản phẩm hoàn

Trang 35
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

STT Các bước Chi tiết kế hoạch Mục tiêu Bộ phận thực Thời
thực hiện hiện gian

chỉnh nhất

6 Đưa vào hoạt Sau khi hoàn thành quy trình Ứng dụng Bộ phận kinh Vô hạn
động kiểm nghiệm cũng như cải giúp doanh doanh, bộ phận
thiện, sản phẩm bắt đầu được nghiệp tăng marketing
tung ra thị trường doanh số bán
hàng, tăng
cường trải
nghiệm mua
sắm sản
phẩm. Từ đó,
độ nhận diện
thương hiệu
sẽ được nâng
cao.

7 Bảo Kiểm tra, bảo dưỡng phần Bảo đảm chất Bộ phận IT 1 tháng 2
dưỡng,kiểm mềm thường xuyên. Bảo đảm lượng trải lần
tra định kỳ phần mềm hoạt động tối ưu nghiệm khách
và hiệu quả. Giải quyết các hàng
lỗi hệ thống nếu như phát
hiện được

8 Chăm sóc Ghi nhận và phản hồi với ý Nâng cao trải Bộ phận chăm sóc Vô hạn
khách hàng kiến của khách hàng. Tư vấn nghiệm của khách hàng
cũng như giúp giúp khách khách hàng.
hàng thực hiện các thao tác
trong ứng dụng

Trang 36
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

6.4 Giai đoạn chuyển đổi số mô hình quản trị


Giải pháp:
Sử dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP - Enterprise Resource
Planning) vào mô hình quản trị.
Tổng quát
Hệ thống ERP - Enterprise Resource Planning là hệ thống phần mềm tích hợp
được thiết kế để quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu chính là
tạo ra hệ thống thông tin chung để tổ chức, tự động hoá và tích hợp các quy trình kinh
doanh khác nhau vào một nền tảng nhất định, quản lý các hoạt động chủ chốt của nó,
bao gồm: kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho, hoạch định và
quản lý sản xuất, quản lý hậu cần, quản lý quan hệ với khách hàng,…
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay và với sự thay đổi không
ngừng của thời đại công nghệ thì hệ thống ERP là một công cụ quan trọng đối vơi
doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả kinh doanh, khả năng cạnh
tranh.
Tính cấp thiết
Thị trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng vì thế mỗi doanh nghiệp cần thích
nghi và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Việc áp dụng hệ thống quản trị
nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là công cụ giúp giải quyết các các vấn đề riêng của mỗi
doanh nghiệp để đối mặt với thách thức và nắm bắt cơ hội trong thị trường cạnh tranh
hiện nay.
Trong thời đại số hoá, lượng thông tin của mỗi doanh nghiệp cần xử lý mỗi ngày
rất lớn .Vì thế,việc quản lý và phân tích dữ liệu trở nên khó khăn khiến cho năng suất
công việc không hiệu quả. Nhưng nguyên nhân lớn nhất là việc hoạt động riêng lẻ thiếu
sự liên kết giữa những phòng ban trong công ty. Từ đó, doanh nghiệp cần một hệ thống
quản lý, liên kết các phòng ban thành một thể thống nhất để tối ưu hoá năng suất làm
việc của nhân viên.
Thêm vào đó, quản lý chuỗi cung ứng có thêm nhiều đối tác tham gia với các quy
tắc và yêu cầu khác nhau cùng với các bước không đồng nhất dẫn đến nhiều vấn đề cho
doanh nghiệp. Những vấn đề này làm cho doanh nghiệp khó bảo đảm tiến độ cũng như
chất lượng sản phẩm. Hệ thống ERP sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hoá quản lý cũng như
rủi ro và nhanh chóng giúp doanh nghiệp thích nghi với sự biến đổi thị trường. Qua đó,
ta càng thấy được sự cấp thiết của ERP đối với mỗi doanh nghiệp.
Công dụng

Trang 37
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

ERP là một hệ thống phần mềm tích hợp các chức năng kinh doanh cốt lõi của
một doanh nghiệp, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp bao gồm:
Tích hợp dữ liệu: Tổng hợp và quản lý các số liệu từ các phòng ban khác nhau
thành một nguồn dữ liệu chung, giúp quản lý hiệu quả hơn.
Tối ưu hoá quy trình kinh doanh: Từ việc theo dõi đơn hàng, quản lý tồn kho đến
tối ưu hoá dự trữ, ERP giúp doanh nghiệp đảm bảo sự liên kết và hiệu quả trong quá
trình cung cấp hàng hoá và dịch vụ.
Cung cấp thông tin quản lý: Cung cấp dữ liệu đáng tin cậy và chính xác. Giúp
giảm thiểu sai sót và có kế hoạch tốt hơn cho doanh nghiệp.
Giảm thiểu chi phí: Sự tích hợp của ERP giúp loại bỏ các bước hay thao tác trùng
lặp, không cần thiết trong các hoạt động doanh nghiệp. Làm giảm thiểu chi phí vận
hành và quản lý.
Tăng cường hiệu quả: Giảm bớt các công việc thủ công, thay vào đó giúp doanh
nghiệp tập trung vào những công việc mang lại giá trị cao hơn.
Thiết lập kế hoạch dự án
Bảng 2. Kế hoạch dự án hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP -
Enterprise Resource Planning)

STT Các bước trong Mô tả chi tiết Mục tiêu Nhân sự Thời
kế hoạch thực hiện
gian thực

hiện

1 Lựa chọn công Nghiên cứu về các Lựa chọn công Bộ phận 1 tháng
cụ kết nối các công cụ đã và đang cụ kết nối co phân tích, tư
lĩnh vực chuyển được sử dụng trong thể giúp doanh vấn, bộ phận
đổi số của doanh các lĩnh vực chuyển nghiệp quản lý lập kế hoạch
nghiệp đổi số của doanh cũng như tối ưu cùng với
nghiệp. Phân tích xem quy trình sản người đại
công cụ đó có phù hợp xuất, vận diện từ các
với đường lối của chuyển, vận bộ phận
doanh nghiệp không hành và hoạt chức năng
động kinh khác
doanh

Trang 38
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

2 Thiết lập nhân sự Lựa chọn nhân viên Xây dựng đội Bộ phận 2 tuần
phù hợp, có đủ kinh ngũ nhân viên phân tích, tư
nghiệm, kiến thức để có đầy đủ kỹ vấn, bộ phận
thực hiện dự án năng, phù hợp lập kế hoạch,
để thực hiện bộ phận
triển khai hệ nhân sự
thống ERP .
Đảm bảo đội
ngũ có khả
năng thực hiện
các nhiệm vụ
quan trọng giúp
nâng cao hiệu
quả làm việc

3 Lựa chọn nhà Phân tích, nghiên cứu Chọn ra nhà Bộ phận 2 tuần
cung cấp ERP về các nhà cung cấp cung cấp ERP
phù hợp trên thị trường . Dựa phù hợp nhất phân tích, tư
trên cơ sở tài chính, với yêu cầu và
Vấn, bộ
sản phẩm, hiệu suất mục tiêu của dự
phận kế
cũng như sự kết hợp án áp dụng hệ
toán, bộ
giữa nhà cung cấp và thống hoạch
phận kế
nhà tiêu dùng để đáng định nguồn lực
hoạch
giá và lựa chọn nà doanh nghiệp
cung cấp phù hợp, đáp
ứng đủ yêu cầu

4 Cài đặt phần Triển khai kế hoạch, Đảm bảo hệ Bên nhà 2 tháng
mềm đưa kế hoạch vào thực thống triển khai cung cấp
tiễn. Xây dựng có sở tốt, đáp ứng đủ ERP, bộ
hạ tầng phục vụ cho nhu cầu của phận kế
việc cài đặt phần mềm doanh nghiệp hoạch
hệ thống

5 Chuyển đổi dữ Nhóm phụ trách sẽ Đảm bảo các Nhóm phụ 2 tuần
liệu của các tổng hợp những dữ dữ liệu quan trách dự án,

Trang 39
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

phòng thành một liệu quan trọng trong trọng có trong bộ phận IT,
thể thống nhất doanh nghiệp sau đó di nguồn dữ liệu nhà cung cấp
chuyển chúng sang của hệ thống để ERP
nguồn dữ liệu của hệ bắt đầu đưa hệ
thống ERP thống vào trong
hoạt động kinh
doanh của
doanh nghiệp

`6 Đào tạo nhân sự Mở một lớp đào tạo, Đảm bảo các Nhóm phụ 1 tháng
cung cấp kiến thức cho nhân viên đều trách dự án,
các nhân viên phụ được trang bị bộ phận IT
trách. Đồng thời tạo kiến thức
điều kiện cho nhân chuyên môn.
viên thực hành các Từ đó, các
thao tác về hệ thống nhân viên có
ERP thể phát triển
doanh nghiệp
nhờ vào sự hỗ
trợ của hệ
thống ERP

7 Thử nghiệm Thử nghiệm hệ thống Đảm bảo hệ Nhóm phụ 1 tháng
rồi sau đó rà soát lại thống hoạt trách dự án,
các quy trình cho diễn động tốt và phù nhà cung cấp
ra trơn tru hay không hợp với doanh ERP
nghiệp
Nếu gặp lỗi thì kết hợp
với nhà cung cấp phần
mềm điều chỉnh phù
hợp với doanh nghiệp

8 Đưa hệ thống Lập một bản kế hoạch Khi chính thức Các phòng 2 tuần
vào hoạt động chi tiết đưa hệ thống đưa hệ thống ban trong

Trang 40
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

vào doanh nghiệp vào doanh công ty


nghiệp thì
doanh nghiệp
sẽ có bước tiến
mới trong thời
đại công nghệ.
Hệ thống sẽ là
công cụ quản lý
quan trọng
trong việc kinh
doanh của
doanh nghiệp

9 Cải tiến hệ thống Dựa trên những đánh Cải thiện hiệu Bộ phận IT, 6 tháng/ lần
giá của người sử dụng suất của hệ nhà cung cấp
và cải tiến hệ thống thống ERP dựa ERP
ERP một cách hợp lý, trên đánh giá để
phù hợp với mô hình phù hợp với
kinh doanh của doanh doanh nghiệp
nghiệp

10 Kiểm tra, bảo Kiểm tra, kiểm định Bảo đảm hiệu Bộ phận IT 6 tháng/ lần
dưỡng định kỳ. thường xuyên. Giải suất hoạt động
quyết những lỗi có của hệ thống ở
trong hệ thống cũng mức tối ưu
như bảo dưỡng để hệ
thống luôn đạt năng
suất ở mức cao nhất

7. Dự báo rủi ro
7.1. Giai đoạn chuyển đổi số mô hình kinh doanh
Tuyển dung và đào tạo nhân sự nội bộ
Công nghệ AR (thực tế tăng cường) là một công nghệ mới và hấp dẫn, có thể
mang lại nhiều lợi ích cho kinh doanh nội thất, như tăng cường trải nghiệm khách hàng,

Trang 41
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

nâng cao hiệu quả bán hàng, giảm chi phí vận chuyển và lắp đặt… Tuy nhiên, công
nghệ này cũng đòi hỏi nhân sự có năng lực, kỹ năng và kiến thức về công nghệ cao. Do
đó, việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự nội bộ là một khâu quan trọng và cũng tiềm ẩn
nhiều rủi ro.
Rủi ro về chi phí: Việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự nội bộ có thể tốn nhiều chi
phí cho công ty, bao gồm chi phí quảng cáo, phỏng vấn, kiểm tra, đào tạo, huấn luyện,
cập nhật kiến thức… Nếu nhân sự nội bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc hoặc
nghỉ việc sớm, công ty sẽ phải bỏ lỡ những khoản đầu tư này và tìm kiếm nhân sự mới.
Để tiết kiệm chi phí công ty cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự nội
bộ rõ ràng, chi tiết và phù hợp với nhu cầu và khả năng của công ty. Theo xu hướng
hiện nay, công ty nên kết hợp vừa đăng tin tuyển dụng trên các website tuyển dụng, các
diễn đàn với việc đăng tuyển trên các mạng xã hội lớn như Facebook, Linkedin…đây là
biện pháp có thể hơi mất thời gian, nhưng tiết kiệm chi phí tuyển dụng hơn so với việc
đăng tuyển trên các website tuyển dụng.

Rủi ro về chất lượng: Không phải tất cả nhân sự nội bộ đều có khả năng tiếp thu,
sử dụng và phát triển công nghệ AR. Nếu nhân sự nội bộ không có năng lực, kỹ năng và
kiến thức về công nghệ AR, họ sẽ không thể thực hiện công việc hiệu quả, gây ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ của công ty. Hiện nay, trình độ chuyên môn
của lao động Việt Nam còn thấp. Công ty phải lên lộ trình đào tạo cho nhân viên nội bộ,
bao gồm các nội dung, phương pháp, thời gian, nguồn lực và chỉ tiêu đánh giá. Chẳng
hạn như sử dụng mô hình Kirkpatrick để đánh giá quy trình đào tạo, giúp việc đào tạo,
huấn luyện đạt hiệu quả cao.

Hình 11. Mô hình đánh giá đào tạo Kirkpatrick

Trang 42
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

Hình 12. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn/kỹ năng năm 2022 (Tổng cục Thống kê
2022)

Xây dựng nền tảng công nghệ, dữ liệu


Để xây dựng nền tảng công nghệ, dữ liệu cho công nghệ AR, công ty cần có đủ
nguồn lực về vốn, nhân lực, thiết bị, phần mềm… Nếu công ty không có đủ nguồn lực,
sẽ khó khăn trong việc đầu tư, mua sắm, lắp đặt, cập nhật, bảo trì và nâng cấp nền tảng
công nghệ, dữ liệu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu suất và an toàn của các
ứng dụng AR. Công ty cần tìm kiếm, huy động và quản lý hiệu quả các nguồn lực về
vốn, nhân lực, thiết bị, phần mềm… cho việc xây dựng nền tảng công nghệ, dữ liệu.
Khó khăn trong thay đổi thói quen, tập quán kinh doanh: Chuyển đổi số đòi hỏi
phải thay đổi thói quen, tập quán kinh doanh trong khi yếu tố này được coi là lâu dài,
khó khăn khi thực hiện thay đổi, phụ thuộc nhiều vào người đứng đầu công ty
Thiếu thông tin về công nghệ số: Các giải pháp và công nghệ số rất đa dạng,
phong phú và liên tục được cập nhật theo nhu cầu của thị trường. Việc không nắm được
thông tin về các giải pháp và công nghệ hiện có và mức độ phù hợp với công ty có thể
khiến công ty gặp khó khăn khi bước đầu áp dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình.
7.2. Giai đoạn chuyển đổi số mô hình quản trị
Hệ thống ERP là một hệ thống phần mềm tích hợp các chức năng quản lý của
công ty, như tài chính kế toán, nhân sự, sản xuất, chuỗi cung ứng, dịch vụ, bán hàng…
Hệ thống ERP có thể mang lại nhiều lợi ích cho công ty, như tăng cường hiệu quả hoạt
động, giảm chi phí, nâng cao chất lượng, cải thiện khả năng cạnh tranh… Tuy nhiên, hệ
thống ERP cũng có những rủi ro và thách thức mà cần lưu ý khi áp dụng.

Trang 43
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

Rủi ro về chi phí đầu tư cao: Công ty cần có một khoản đầu tư lớn cho việc mua
bản quyền, lắp đặt, cập nhật, bảo trì và đào tạo phần mềm. Nếu không có kế hoạch
ngân sách cẩn thận và minh bạch, công ty có thể gặp khó khăn trong việc quản lý chi
tiêu và đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Rủi ro về thời gian triển khai kéo dài: Để áp dụng hệ thống ERP, cần có một quá
trình triển khai kỹ lưỡng và tỉ mỉ, bao gồm các bước như phân tích nhu cầu, thiết kế giải
pháp, phát triển và kiểm tra phần mềm, đào tạo và triển khai cho người dùng… Quá
trình này có thể kéo dài vài tháng đối với công ty quy mô lớn như IKEA . Nếu không có
kế hoạch thời gian rõ ràng và linh hoạt, IKEA có thể gặp những trễ hạn, sai sót và rủi ro
về chất lượng phần mềm.
Rủi ro về khả năng tương thích và tích hợp với các hệ thống khác: Hệ thống ERP
cần có khả năng tương thích và tích hợp với các hệ thống khác mà công ty đang sử
dụng, như hệ thống thương mại điện tử, hệ thống quản lý khách hàng, hệ thống quản lý
chất lượng… Nếu không có khả năng tương thích và tích hợp cao, công ty có thể gặp
những vấn đề về dữ liệu, giao diện, an ninh, hiệu suất và chất lượng của các hệ thống.
Rủi ro về an ninh và bảo mật dữ liệu: Để áp dụng hệ thống ERP, cần có an ninh và
bảo mật dữ liệu cao, để ngăn chặn những mối đe dọa từ bên ngoài, như hacker, virus,
spyware, malware… Nếu không có biện pháp bảo mật và an ninh hiệu quả, công ty có
thể gặp phải những tổn thất, hậu quả và rủi ro về dữ liệu, tài sản, khách hàng, đối tác,
cạnh tranh…

D. KẾT LUẬN
1. Đánh giá giải pháp
Ưu điểm của giải pháp đầu tiên về việc áp dụng công nghệ AR là tính nhận diện thương
hiệu. Việc một công ty nội thất có khả năng giúp khách hàng trải nghiệm sản phẩm ở bất
cứ đâu mang lại lợi ích lớn cho cả khách hàng lẫn nhân viên. Đối với khách hàng, họ có
thể biết chính xác mình cần gì, còn với nhân viên thì họ không cần phải chăm sóc quá
nhiều khách hàng như trước kia. Đến với giải pháp chuyển đổi số tiếp theo, sử dụng ERP
giúp đảm bảo nguồn thông tin luôn nhanh và chính xác giữa các phòng ban, tạo mối liên
kết giữa các nhân viên từ đó tối ưu hóa khả năng làm việc.
Nhược điểm trong các giải pháp trên là sự giới hạn về mặt nhân lực và vật lực. Đối với
giải pháp đầu tiên, việc áp dụng hệ thống AR với kho dữ liệu đồ sộ của IKEA là cực kì tốn
kém, nếu không đảm bảo được chất lượng đầu ra thì đây là một canh bạc mạo hiểm. Về
mặt nhân lực, không phải cá nhân nào cũng đủ khả năng để có đầu ra công việc cao và
hiệu quả như nhau, và việc huấn luyện nhân viên đối với những thay đổi lớn đòi hỏi sự
kiên nhẫn cao cũng như khả năng của nhân viên đạt đủ trình độ.

2. Kiểm soát giải pháp


Trang 44
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

IKEA đã chọn chuyển đổi số làm bước tiếp theo cho mô hình kinh doanh của họ, giúp
cạnh tranh với các đối thủ lớn khác trên thị trường. Tuy vậy, chuyển đổi số ở quy mô lớn
là không hề đơn giản, cần phải có một kế hoạch cụ thể, một lộ trình xuyên suốt và đánh
giá định kỳ các vấn đề từ giai đoạn đầu đến kết thúc để đảm bảo quá trình chuyển đổi số
diễn ra thuận lợi.
Quá trình vẫn còn nhiều khó khăn khi việc đào tạo khả năng sử dụng công nghệ số cho
nhân viên chưa được hoàn thành. Việc chuyển đổi số đòi hỏi cao về cả công cụ và nhân
lực. Nếu quá trình đạo tạo nhân lực không mang lại kết quả như mong đợi, công ty rất có
thể phải thuê outsource để đảm bảo chi phí. Tuy vậy lại không đảm bảo được tính an toàn
thông tin đối với doanh nghiệp.

3. Hướng phát triển trong tương lai


Trong tương lai, IKEA cần tham khảo ý kiến của khách hàng, nhân viên, các chuyên gia
để phân tích điểm mạnh, điểm yếu nhằm nâng cao chất lượng kinh doanh chung của doanh
nghiệp, đồng thời phải nắm bắt kịp xu thế, không bị bỏ lại phía sau các đối thủ cạnh tranh.
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. (https://topnoithat.com/phan-tich-mo-hinh-swot-cua-ikea-thuong-hieu-noi-that-so-1-
the-gioi/#1_diem_manh_strengths)
2. https://digital.business.gov.vn/dinh-nghia-chuyen-doi-so
3. https://digital.business.gov.vn/wp-content/uploads/2022/01/33fb8bef-828d-
465d-ac22-7376c504ca5a.pdf
4. https://www.mordorintelligence.com/vi/industry-reports/furniture-market
5. https://www.projectline.ca/blog/what-is-erp-enterprise-resource-planning,
6. https://ikeamuseum.com/en/explore/the-story-of-ikea/meet-ingvar-kamprad
7. https://www.ikea.com/us/en/this-is-ikea/about-us/the-ikea-vision-and-values-
pub9aa779d0
8. https://businessmodelanalyst.com/ikea-business-model/
#IKEAs_Business_Model_Canvas
9. https://ikeamuseum.com/en/explore/the-story-of-ikea/maybe-furniture/

Trang 45
Đại học Kinh tế - Luật Năm học 2023 – 2024

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

ST Họ và Tên MSSV Mức độ


T hoàn thành
1 Lê Phan Quyết K234080979 100%

2 Trần Quyên Quyên K234091154 100%

3 Nguyễn Vũ Thiên Khôi K234111340 100%

4 Lâm Gia Bảo K234141635 100%

5 Nguyễn Thị Thu Ba K234161820 100%

6 Mai Thế Thư K234161859 100%

Trang 46

You might also like