Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đề: Cảm nghĩ về một nhân vật văn học để lại ấn tượng sâu sắc

trong lòng em.


* Lưu ý : Nhân vật trong tác phẩm văn chương ( văn, thơ), không
phải là nhân vật ngoài đời, nhân vật có trong sách GK, không lấy nhân
vật khác ở tác phẩm khác.
Dàn bài:
1. Mở bài:
- Giới thiệu nhân vật ( tên nhân vật , trong tác phẩm, tác giả …) em
đã học trong chương trình ….
- Ấn tượng chung về nhân vật.( cảm phục, yêu mến, tự hào, đồng
cảm, thương yêu …, qua nhân vật em nhận ra bài học sâu sắc về ….)
2. Thân bài: Lần lượt trình bày cảm nghĩ về nhân vật theo các sự
việc diễn ra trong tác phẩm:
- Tình huống, hoàn cảnh xuất hiện, giới thiệu về nhân vật.
( VD: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ác liệt …Lượm xung
phong đi làm liên lạc; Mẹ bắt chia đồ chơi-> Thuỷ đau đớn, nghẹn
ngào, nước mắt ….; cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, cháu lên
đường …, còn bà nơi hậu phương …)
- Cảm nghĩ về ngoại hình, tính cách, tình cảm nhân vật theo các
sự việc diễn ra ( mỗi sự việc quan trọng, tách đoạn, nêu cảm
nghĩ ).Chọn những hình ảnh, chi tiết quan trọng, nổi bật làm cơ sở từ
đó nêu cảm nghĩ ( tránh viết chung chung, mơ hồ về nhân vật)
VD:
+Thuỷ trong cuộc chia đồ chơi
+ Thuỷ khi chia tay lớp học.
+ Thuỷ khi chia tay với anh trai
- Cảm nghĩ về tâm hồn, tính cách khái quát về nhân vật , từ nhân
vật có thể so sánh, đối chiếu với nhân vật trong tác phẩm khác hoặc
thực tế cuộc sống -> rút ra bài học cho mình, cho mọi người trong
cuộc sống ngày nay.
- Cảm nghĩ về nghệ thuật xây dựng nhân vật ( tình huống bất ngờ,
phép tu từ : đối lập, so sánh, điệp ngữ …., lời văn, thơ…)
- Qua nhân vật tác giả thể hiện tình cảm gì, gửi gắm thông điệp
nào?
3. Kết bài:
- Đánh giá vị trí của nhân vật trong tác phẩm .
- Tình cảm dành cho nhân vật …, suy nghĩ về nhân vật …
- Hướng noi theo, rèn luyện, hành động của bản thân…
Đề luyện tập:
Suy nghĩ của em về hình ảnh người bà trong bài thơ Tiếng gà
trưa của Xuân Quỳnh.
Dàn bài:
a. Mở bài :
+ Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ “Tiếng gà trưa”( Hoặc đi
từ đề tài viết về bà ).
+ Nêu khái quát cảm xúc về bà : Yêu mến người bà có nhiều phẩm
chất tốt đẹp .

b. Thân bài :
* Hoàn cảnh ra đời bài thơ : sáng tác trong thời kì đầu kháng chiến
chống Mĩ ác liệt, viết theo thể thơ 5 chữ, ngôn ngữ bình dị, giàu hình
ảnh, sức gợi.
Bài thơ viết về tình bà cháu thiêng liêng, tác giả dành nhiều lời thơ
viết về hình ảnh người bà qua nỗi nhớ của người cháu đang trên
đường ra trận đánh giặc. Đó là hình ảnh người bà giản dị mà cao đẹp
để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng cháu, trong lòng bạn đọc...
*Bài thơ mở đầu bằng những hình ảnh thơ, vẽ ra hoàn cảnh: Trên
đường hành quân xa, người chiến sĩ bất chợt nghe tiếng ..., bao kí ức
ngọt ngào của tuổi thơ hiện về ...., anh nhớ nhất là hình ảnh người
bà thân yêu nơi làng quê..., nơi hậu phương ấm lòng người ra đi.
* Qua kí ức của người chiến sĩ, em thêm hiểu và cảm phục, trân
trọng....
người bà tần tảo, chắt chiu, chịu thương chịu khó trong khó khăn,
cảnh nghèo để bảo tồn sự sống: -Nhớ hình ảnh người bà nơi làng quê
đơn sơ...mái nhà.., đàn gà ngày nào...
- Bà nhặt nhạnh từng quả trứng hồng để xây dựng cho cuộc sống gia
đình no đủ trong cần kiệm.
- Tay bà khum khum soi trứng với tấm lòng chi chút, nâng đỡ từng sự
sống nhỏ nhoi trong từng quả trứng.
“ Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp”
* Yêu mến người bà gần gũi, gắn bó và yêu thương cháu tha thiết
- Bà bảo ban nhắc nhở cháu, ngay cả khi có mắng yêu cháu khi cháu
nhìn trộm gà đẻ cũng là vì thương cháu “
“ Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt !”
- Bà dành trọn vẹn tình thương yêu để chăm lo cho cháu :
+ Bà dành dụm, chi chút chăm sóc, nâng đỡ từng quả trứng, từng chú
gà con như chắt chiu, nâng đỡ những ước mơ hạnh phúc đơn sơ nhỏ
bé của đứa cháu yêu
+ Bà hi vọng cháu có niềm vui khi mùa xuân đến... qua một quá trình
lâu dài bà bền bỉ, chăm sóc đàn gà : Từ lúc soi trứng cho gà ấp, nuôi
gà lớn, chăm sóc khi mùa đông đến, bán lấy tiền mua quần áo mới:
“ Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sơng muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”
* Khâm phục người bà giàu đức hi sinh vì con cháu vì đất nước.
- Bà không dành cho mình điều gì, sống giản dị, luôn hi sinh vì con
cháu bà hi sinh tình cảm cá nhân với cháu, dù đã già rồi, phải cần có
người ở bên chăm lo nhưng bà nghĩ đến đại cuộc, cái chung cho tổ
quốc nên đã…- Động viên con cháu lên đường chiến đấu khi đất nước
nguy nan.
- Bà là điểm tựa tinh thần tiếp cho người chiến sĩ niềm tin, sức mạnh,
vượt qua gian khó , cầm chắc tay súng để bảo vệ ...Bà là ước mơ về
cuộc sống hoà bình, giản dị, cao đẹp...” Cháu chiến đấu hôm
nay....tuổi thơ”
* Cảm nghĩ về nghệ thuật xây dựng nhân vật : lời thơ, bình dị, tự
nhiên, giàu xúc cảm, mộc mạc nhưng có sức lay động ....
* Liên hệ những người bà trong tác phẩm khác ( bếp lửa), những
người bà trong cuộc sống hôm nay: vẫn là điểm tựa cho gia đình,
con cháu, là tấm gương của sự hi sinh, tình yêu thương, thắp lên ngọn
lửa ấm cho gia đình người Việt ….
c. Kết bài :
- Khẳng định lại cảm nghĩ : bài thơ “ Tiếng ...” là bài ca đẹp về tình bà
cháu, là bài ca đẹp về hình ảnh người bà với nhiều phẩm chất tốt đẹp :
Tần tảo, chịu thương, chịu khó, giàu tình thương yêu, đức hi sinh. Bà
là tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam.

- Liên hệ :Sống trongđất nước ... trân trọng, biết ơn những người bà…
những người xây đắp cho tổ ấm, người lan toả ánh lửa yêu
thương...phát huy những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ VN
trong cuộc sống ....

You might also like