Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Đặc điểm đời sống xúc cảm – tình cảm của thiếu niên

Mở đầu: đời sống xúc cảm – tình cảm của thiếu niên phát triển mạnh, dần hình thành
những loại tình cảm cấp cao đa dạng, phong phú và có chiều sâu, thay đổi cả về nội
dung lẫn hình thức biểu hiện so với giai đoạn lứa tuổi nhi đồng.
Nội dung:
Đặc điểm chung:
- Tình cảm của thiếu niên sâu sắc và phức tạp hơn nhi đồng.
- Dễ xúc động: vui buồn chuyển hóa dễ dàng, mang tính chất bồng bột, hăng say.
- Dễ kích động: vui quá trớn, buồn ủ rũ; lúc thì hăng say, lúc thì quá chán nản.
- Tâm trạng thay đổi rất nhanh chóng và dễ dàng: vui - buồn; hăng say - chán nản,…
- Tình cảm còn mang tính chất bồng bột, hăng say.

Phân loại:
Các loại tình cảm đạo đức: tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè (tình bạn cùng giới,
khác giới), tình cảm tập thể,... phát triển mạnh.
Trong tình cảm đối với ba mẹ, các em hiểu được công lao và có ý thức về việc phụ
giúp ba mẹ.
Trong tình cảm anh – chị - em, các em thường nhường nhịn, yêu thương nhau.
Trong tình cảm đối với bạn bè, các em giúp đỡ nhau, chia sẻ những tâm tình.
 Có thể nói thiếu niên yêu mẹ, kính cha, yêu bản thân, yêu con người,... hết lòng
với người mình thương.
Trong tình cảm trí tuệ: những rung động liên quan đến nhu cầu nhận thức, nhu cầu
khám phá được phát triển, vượt ra khỏi lĩnh vực học tập và trường học, đem lại cho
thiếu niên nhiều trải nghiệm khác nhau.
Trong tình cảm thẩm mỹ: quan niệm về cái đẹp trở nên phong phú, sâu sắc hơn, bắt
đầu sáng tác thơ văn, hội họa, âm nhạc có giá trị, bộc lộ tình cảm với cái đẹp trong
cuộc sống.

Biểu hiện:
Biểu hiện sinh lý: thiếu niên dễ mất cân bằng, dễ bị kích động, hay xúc động,... các
biểu hiện sinh lý thường theo hướng xung đột, quyết liệt khi không được đáp ứng nhu
cầu.
Biểu hiện ở nhận thức: có thái độ nhất định đối với những tình cảm của bản thân, biết
kiềm chế bản thân. Từ đó ý thức được các tình cảm của mình và dùng ngôn ngữ mô tả
lại các trải nghiệm. Các nhà giáo dục có thể phân tích mức độ tình cảm của thiếu niên
những trong nhận thức của thiếu niên cũng còn nhiều mâu thuẫn, dễ thay đổi.
Biểu hiện hành vi, cử chỉ, điệu bộ: với đời sống xúc cảm - tình cảm còn nhiều mâu
thuẫn thì biểu hiện xúc cảm - tình cảm trên phương diện hành vi, cử chỉ, điệu bộ cũng
hay thay đổi.
Đời sống xúc cảm - tình cảm của thiếu niên đang hình thành và phát triển mạnh mẽ
các loại tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ. Tuy nhiên, xúc cảm - tình cảm của đa số
thiếu niên có cường độ khá mạnh, chưa ổn định, còn chứa đựng nhiều mâu thuẩn và dễ
thay đổi.

Đặc điểm về nhân cách:


1. Ý thức tự trọng và mong muốn được đối xử như người lớn
• Không muốn cha mẹ chăm sóc tỉ mỉ.
• Không thích bị áp đặt, muốn tự quản việc được giao.
• Bắt chước người lớn mọi mặt nhưng chưa biết cách chọn lọc, nhất là cách thể
hiện hành vi bên ngoài: đi đứng, ăn mặc, hút thuốc, uống rượu,…
• Quan tâm hình dáng bên ngoài của mình, người khác phái và muốn tìm hiểu
cuộc sống của người lớn, nhất là quan hệ nam, nữ.
2. Tự ý thức và tự đánh giá về bản thân
• Ý thức về bản thân: tôi là ai? Tôi là người như thế nào?...
• Đánh giá về bản thân: cao hơn khả năng thực tế, bằng cách:
o So sánh mình với người khác.
o Nhận ra những mặt mạnh yếu của bản thân.
o Vạch ra hướng phấn đấu cho bản thân.

 Khi giáo dục xúc cảm - tình cảm cho thiếu niên cần tránh tạo những cơn xúc
động mạnh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sinh lý và tinh thần của thiếu
niên. Cần tôn trọng những nhu cầu và mong muốn chính đáng của thiếu niên,
tôn trọng xúc cảm - tình cảm của thiếu niên và tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ
thiếu niên phát triển lành mạnh, phong phú.

You might also like