Phiếu ôn tập 03 - GK II V8

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

PHIẾU ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – SỐ 03

NĂM HỌC 2023 - 2024


MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút

Họ và tên học sinh: ……………………………………………… Lớp:…………


Ngữ liệu 1:
Đọc ngữ liệu dưới đây và thực hiện câu 1 đến câu 10:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Mùa thu nay khác rồi


Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!

Ôi những cánh đồng quê chảy máu


Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

Trang 1/6
Từ những năm đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn

Bát cơm chan đầy nước mắt


Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Đứa đè cổ, đứa lột da...

Xiềng xích chúng bay không khóa được


Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà!
(Trích Đất nước, Nguyễn Đình Thi, Tuyển tập Nguyễn Đình Thi, tập 3, NXB Văn học, Hà Nội, 1997)
Câu 1 (1 điểm) . Ngữ liệu trên được sáng tác theo thể thơ nào?
A. Thơ năm chữ
B. Thơ bảy chữ
C. Thơ lục bát
D. Thơ tự do
Câu 2 (1 điểm). Cho hai câu thơ:
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên.
A. So sánh
B. Điệp ngữ
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ
Câu 3 (1 điểm). Thông qua hai câu thơ sau, tác giả Nguyễn Đình Thi muốn gửi gắm điều gì?
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
A. Gợi nỗi đau xót xa về một đất nước đau thương trong chiến tranh
B. Gợi lên bức tranh về cuộc sống thanh bình, yên ả
C. Gợi lên sự đấu tranh chống quân xâm lược của nhân dân ta
Trang 2/6
D. Gợi lên nỗi đau thương, bất hạnh của những người dân trong tình cảnh mất nước
Câu 4 (1 điểm). Những dòng thơ nào sau đây không thể hiện hình ảnh đất nước vượt lên đau thương
để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù?
A. Những đêm dài hành quân nung nấu
B. Xiềng xích chúng bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
C. Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà!
D. Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Đứa đè cổ, đứa lột da...
Câu 5 (1 điểm). Cho hai câu thơ sau:
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Thông qua hai câu thơ trên, tác giả Nguyễn Đình Thi muốn gợi tả điều gì?
A. Gợi hình ảnh đất nước đau thương, bị quân thù giày xéo trong chiến tranh.
B. Gợi vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ: lòng căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu, hoà cùng nỗi nhớ
thương tình cảm riêng tư cá nhân.
C. Gợi hình ảnh người lính ra đi vì nghĩa lớn nhưng lòng lưu luyến, không nỡ rời nhưng người thân
yêu.
D. Gợi lại nỗi nhớ đau xót về một đất nước đau thương của người giã từ quê hương ra đi kháng chiến.
Câu 6 (1 điểm). Câu thơ nào dưới đây thể hiện hình ảnh người ra đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng
đầy cương quyết?
A. Từ những năm đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
B. Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
C. Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
D. Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Câu 7 (1 điểm). Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy rì rầm trong những câu thơ sau:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
Trang 3/6
Hãy trả lời câu hỏi của em bằng một đoạn văn ngắn.
Câu 8 (4 điểm). Viết một đoạn văn ngắn chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng
trong 03 câu thơ sau:
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Câu 9 (4 điểm). Xác định chính xác những câu thơ khắc hoạ hình tượng đất nước trong những năm
tháng đầy đau thương được tác giả Nguyễn Đình Thi khắc hoạ trong đoạn ngữ liệu trên. Những câu
thơ đó đã đem đến cho em suy nghĩ như thế nào? Hãy trả lời các yêu cầu trên bằng một đoạn văn ngắn.
Câu 10 (4 điểm). Viết đoạn văn làm sáng tỏ thái độ, tình cảm mà tác giả Nguyễn Đình Thi đã thể hiện
trong khổ thơ in đậm.
Đọc ngữ liệu dưới đây và thực hiện câu 11 đến câu 19:
[…] Thật khó để rao giảng sự tự hào dân tộc. Hầu như chúng ta có cảm xúc đó trong một hoàn
cảnh cụ thể khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca hoặc khi chúng ta nghe
một câu chuyện thành công của những nhân tài của đất nước hay chúng ta bất bình trước một vấn đề
ảnh hưởng đến con người và quê hương mình. Nhưng hãy nói về một câu chuyện đơn giản hơn, ở lứa
tuổi học sinh, chúng ta sẽ thể hiện sự tự hào đó như thế nào?
Tự hào dân tộc không phải là việc tất cả chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát
mà là sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc và mang trong mình tâm thì san sẻ,
tiếp thị những vẻ đẹp truyền thống lịch sử của quốc gia ra quốc tế. Tự hào dân tộc không phải là
việc tất cả chúng ta thuộc lòng những diễn biến lịch sử dân tộc mà là tôn trọng những nền văn hóa
truyền thống, những vương quốc khác nhau và biết hành vi vì vị thế của quốc gia. Tự hào dân tộc
không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ những nền văn hóa truyền thống khác mà là bộc lộ
truyền thống người Việt trong toàn cảnh quốc tế.
(Trích Thư gửi học sinh nhân ngày tựu trường năm học 2016 – 2017, Marcel van Miert, quản trị quản
lý và điều hành mạng lưới hệ thống trường quốc tế Việt Úc).
Câu 11 (1 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên.
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 12 (1 điểm). Theo ngữ liệu trên, tự hào dân tộc có nghĩa là gì?
A. Tất cả chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát
B. Tất cả chúng ta thuộc lòng những diễn biến lịch sử dân tộc

Trang 4/6
C. Là sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc và mang trong mình tâm thì san sẻ, tiếp
thị những vẻ đẹp truyền thống lịch sử của quốc gia ra quốc tế
D. Vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ những nền văn hóa truyền thống
Câu 13 (1 điểm). Phương án nào dưới đây không phải là từ Hán - Việt?
A. Vỗ ngực
B. Tự hào
C. Quốc gia
D. Văn hóa
Câu 14 (1 điểm). Vấn đề được bàn luận trong ngữ liệu trên là gì?
A. Nét văn hoá tốt đẹp
B. Tự hào dân tộc
C. Truyền thống lịch sử
D. Lòng yêu nước
Câu 15 (1 điểm). Phương án nào chính xác nhất về ý nghĩa câu văn: Tự hào dân tộc không phải là vỗ
ngực xưng tên, xem nhẹ những nền văn hóa truyền thống khác mà là bộc lộ truyền thống người Việt
trong toàn cảnh quốc tế?
A. Không tự kiêu tự đại với nền văn hóa nước nhà, không xem thường nền văn hóa nước khác mà lan
tỏa nền văn hóa tốt đẹp của dân tộc
B. Tự kiêu, tự đại, xem nhẹ nền văn hóa của các dân tộc trên trường quốc tế, làm thui chột nền văn hóa
của nước nhà trên mọi diễn đàn
C. Không tự kiêu tự đại với nền văn hóa nước nhà, không xem thường đến văn hóa nước khác mà làm
hoen ố đi nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc
D. Tự kiêu, tự đại về nền văn hóa nước nhà, không xem thường đến văn hóa khác mà lan tỏa niềm văn
hóa tốt đẹp của dân tộc
Câu 16 (1 điểm). Theo ngữ liệu trên, niềm tự hào dân tộc không xuất hiện trong những hoàn cảnh
nào?
A. Khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca
B. Khi chúng ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài của đất nước
C. Chúng ta bất bình trước một vấn đề ảnh hưởng đến con người và quê hương mình.
D. Khi chúng ta giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh
Câu 17 (4 điểm). Viết đoạn văn chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong
đoạn ngữ liệu in đậm.
Câu 18 (4 điểm). Em có đồng tình với ý kiến được nêu trong câu văn sau không: “Tự hào dân tộc
không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là sự cảm nhận về vẻ đẹp của

Trang 5/6
văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thì chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất
nước ra thế giới”? Tại sao? Hãy trả lời các câu hỏi trên bằng một đoạn văn ngắn.
Câu 19 (4 điểm). Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của lòng tự hào dân tộc đối
với mỗi người.

Trang 6/6

You might also like