Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Đọc hiểu

Đề 1
Cây chuối
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem.
(Cây chuối – Nguyễn Trãi)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ.
Câu 2. Tìm các từ ngữ miêu tả trực tiếp cây chuối trong bài thơ.
Câu 3. Từ “buồng lạ” được hiểu như thế nào trong bài thơ?
Câu 4. Câu thơ “Tình thư một bức phong còn kín” diễn tả điều gì?
Câu 5. Bài thơ giúp anh (chị) hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình?
Câu 6. Nhận xét ngắn gọn về yếu tố nghệ thuật đặc sắc được thể hiện trong bài.
Câu 7. Viết đoạn văn ngắn để cảm nhận về vẻ đẹp hình tượng cây chuối trong
bài thơ.
Câu 8. Từ niềm giao cảm của tác giả với thiên nhiên trong bài thơ, hãy nêu cách
ứng xử cần phải có của mỗi người với thế giới tạo vật xung quanh.

Đề 2.
BẢO KÍNH CẢNH GIỚI
( Bài 21)
Ở bầu thì dáng ắt nên tròn.
Xấu tốt đều thì rắp khuôn.
Lân cận nhà giàu no bữa cám(1);
Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn(2).
Chơi cùng bầy dại nên bầy dại;
Kết mấy người khôn học nết khôn.
Ở đấng thấp thì nên đấng thấp.
Đen gần mực đỏ gần son.
Chú thích: (1) và (2): Hai câu này là do câu tục ngữ “ở gần nhà giàu đau răng ăn
cốm, ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn”. Chữ “đau răng ăn cốm” là đúng chữ câu
tục ngữ. Nhưng kẻ ở gần nhà giàu mà được ăn cốm nhiều thì cũng lạ. Chúng tôi
cho rằng chính là cám nói chệch đi cho hợp với vần trộm ở câu dưới mà thành
cốm… mà ở gần nhà giàu được no bữa cám thì nghĩa mới thông.
Câu 1. Xác định thể thơ.
Câu 2. Nêu chủ đề của bài thơ.
Câu 3. Trong bài thơ, phép đối xuất hiện ở những cặp câu nào?
Câu 5. Câu thơ “Ở bầu thì dáng ắt nên tròn” gợi cho liên tưởng đến câu tục ngữ
nào?
Câu 6. Nêu nội dung của hai câu thơ sau: “Chơi cùng đứa dại nên bảy dại/ Kết
mấy người khôn học nết khôn."
Câu 7. Viết đoạn văn ngắn trình bày những suy tư, triết lí về lẽ sống mà nhà thơ
nêu trong tác phẩm.
Câu 8. Nhận xét nét đặc sắc về nghệ thuật.
Đề 3.
TÙNG
Thu đến cây nào chẳng lạ lùng,
Một mình lạt thuở ba đông
Lâm tuyền ai rặng già làm khách
Tài đống lương cao ắt cả dùng.

Đống lương tài có mấy bằng mày


Nhà cả đòi phen chống khỏe thay
Cội rễ bền day chẳng động
Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày.”

Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày,


Có thuốc trường sinh càng khỏe thay.
Hổ phách, phục linh nhìn mấy biết,
Dành còn để trợ dân này.
Câu 1. Bài thơ sử dụng lối gieo vần nào?
Câu 2. Bài thơ viết về đề tài gì?
Câu 3. Nêu đặc điểm cây tùng trong bài thơ.
Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau:
Thu đến cây nào chẳng lạ lùng,
Một mình lạt thuở ba đông
Câu 5. Ý nghĩa biểu tượng của cây tùng trong bài thơ là gì?
Câu 6. Bài thơ giúp anh/chị hiểu gì về con người Nguyễn Trãi?
Câu 7. Viết đoạn văn ngắn trình bày những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác
phẩm.
Câu 8. Qua bài thơ anh/chị rút ra bài học gì?

You might also like