Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 87

Mục lục

Câu 1. Tổng quan về hình thức chính thể của tất cả các quốc gia thuộc ASEAN .................. 2
Câu 2: Về tổ chức bộ máy Nhà nước các nước ASEAN, có hai đặc điểm: .............................. 4
Câu 3. Tổng quan về nguồn pháp luật của tất cả các quốc gia thuộc ASEAN ........................ 7
Câu 4: Về tổ chức bộ máy Nhà nước các nước ASEAN .......................................................... 13
Câu 5. Brunei: giới thiệu tổng quan về về chính trị, văn hóa, lịch sử, hình thức chính thể,
hình thức cấu trúc nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước Brunei, khái quát hệ thống pháp
luật Brunei ................................................................................................................................... 15
Câu 6. Campuchia: giới thiệu tổng quan về chính trị, văn hoá, lịch sử, hình thức chính thể,
hình thức cấu trúc nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước của Campuchia ............................. 24
Câu 7 Indonesia: giới thiệu tổng quan về về chính trị, văn hóa, lịch sử, hình thức chính thể,
hình thức cấu trúc nhà nước. ..................................................................................................... 29
Câu 8..bộ máy nhà nước và pháp luật Indonesia ..................................................................... 31
Câu 9. Lào: giới thiệu tổng quan về về chính trị, văn hóa, lịch sử, hình thức chính thể, hình
thức cấu trúc nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước Lào .......................................................... 33
Câu 10: Malaysia: giới thiệu tổng quan về về chính trị, văn hóa, lịch sử, hình thức chính
thể, hình thức cấu trúc nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước Malaysia, khái quát hệ thống
pháp luật Malaysia...................................................................................................................... 40
Câu 11: Myanmar: giới thiệu tổng quan về chính trị, văn hóa, lịch sử, hình thức chính thể,
hình thức cấu trúc nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước, Khái quát hệ thống pháp luật
Myanmar ..................................................................................................................................... 41
Câu 12: PHILIPPINES............................................................................................................... 47
Câu 13. Singapore : giới thiệu tổng quan về về chính trị, văn hóa, lịch sử, hình thức chính
thể, hình thức cấu trúc nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước, khái quát hệ thống pháp luật
Singapore ..................................................................................................................................... 53
Câu 14. Thái Lan: giới thiệu tổng quan về chính trị, văn hoá, lịch sử, hình thức chính thể,
hình thức cấu trúc nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước, khái quát hệ thống pháp luật của
Thái Lan....................................................................................................................................... 64
Câu 15. Việt nam: giới thiệu tổng quan về về chính trị, văn hóa, lịch sử, hình thức chính
thể, hình thức cấu trúc nhà nước; đặc trưng văn hóa pháp luật ............................................ 71
Câu 16. Tổ chức bộ máy nhà nước Việt nam, khái quát hệ thống pháp luật Việt nam (
nguồn pháp luật, các ngành luật, khái quát về tiến trình lập hiến, Hiến pháp 2013, định
hướng cơ bản về hoàn thiện pháp luật ( tập trung vào Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình
sự, Bộ luật dân sự ) ..................................................................................................................... 80

1
Câu 1. Tổng quan về hình thức chính thể của tất cả các quốc gia thuộc ASEAN
1. Về thể chế chính trị các nước ASEAN, các tác giả đã xác định được những
đặc điểm chủ yếu sau :
Một là, thể chế chính trị của các nước ASEAN (trừ Thái Lan) từ sau Chiến tranh
thế giới thứ hai đến nay gắn liền với quá trình đấu tranh giành và giữ vững nền độc
lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Sự lựa chọn con đường phát triển
TBCN hay XHCN là một trong những yếu tố quyết định tính chất và đặc điểm của
hình thức chính thể và tổ chức bộ máy Nhà nước các nước ASEAN. Trong số 8
nước đi theo con đường phát triển TBCN, có 4 nước theo hình thức chính thể quân
chủ lập hiến (Brunây, Campuchia, Malaixia, Thái Lan); Xingapo có hình thức
chính thể cộng hòa đại nghị theo mô hình của nước Anh. Riêng Mianma, theo Hiến
pháp năm 1947 là chính thể cộng hòa dân chủ đại nghị, nhưng từ sau các cuộc đảo
chính quân sự (năm 1962-1974 và năm 1988), thể chế chính trị của Mianma đến
nay vẫn đang là chế độ quân sự. Nước Lào từ một nước thuộc địa nửa phong kiến,
sau khi giành được độc lập đã đi theo con đường phát triển XHCN với hình thức
chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân.
Hai là, ở các nước ASEAN phát triển theo con đường TBCN, phải trải qua nhiều
biến động, nhiều xung đột gay gắt, giai cấp tư sản và địa chủ tại các nước này mới
dần dần giữ được vị trí thống trị của mình. Nền dân chủ tư sản ở các nước ASEAN
chịu ảnh hưởng và mô phỏng dân chủ tư sản phương Tây, mức độ nhiều ít khác
nhau tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Nhưng do đặc
điểm lịch sử và điều kiện kinh tế – xã hội của những nước này không có sự tương
đồng như các nước phương Tây, nên không tạo ra nền tảng cho việc thực thi các
thể chế dân chủ tư sản, mà chỉ là ―bức tranh biếm họa‖ của mô hình dân chủ tư sản
phương Tây. Điển hình là chế độ cộng hòa tổng thống của Philippin, Inđônêxia với
sự thống trị độc tài, quân phiệt và nạn tham nhũng nặng nề của giới chóp bu cầm
quyền xung quanh tổng thống (như thời kỳ cầm quyền của Marcos với lệnh thiết
quân luật hơn mười năm trời trên toàn nước Philippin từ đêm 21/9/1972; cũng như
suốt 32 năm của cái gọi là ―Trật tự mới‖ dưới thời cầm quyền của Xuhactô ở
Inđônêxia…).
Ba là, sau những biến động chính trị – xã hội sâu sắc bởi sự thao túng của giới
quân sự (Inđônêxia, Philippin, Mianma) đã để lại hậu quả nặng nề về nhiều mặt tại
các quốc gia này nên những năm gần đây, khuynh hướng dân chủ hóa đời sống
chính trị của đất nước và dân sự hóa bộ máy Nhà nước đang thắng thế ở một loạt
nước ASEAN. Ví dụ, năm 1986 đã chấm dứt 21 năm cầm quyền của Marcos, một
―Tổng thống có một bàn tay sắt‖ với chế độ độc tài do ông ta tạo ra ở Philippin; sự
ra đi của Tổng thống Xuhactô sau 32 năm cầm quyền và sự lùi bước của phe quân
sự trước phe dân sự ở Inđônêxia; hoặc các thế lực quan liêu, quân phiệt đã không
ngăn cản và đàn áp được các lực lượng dân sự và tiến bộ ở Thái Lan (điển hình là
2
―cuộc cách mạng của sinh viên‖ vào những năm 1973 – 1976, cũng như xu hướng
dân sự hóa bộ máy Nhà nước ở Thái Lan hiện nay…).
Bốn là, do tính phức tạp, đa dạng về sắc tộc, tôn giáo, cũng như sự phân hóa ngay
trong nội bộ giai cấp tư sản của các nước ASEAN và ảnh hưởng của nền dân chủ
phương Tây, nên các nước ASEAN (trừ Lào) đều có rất nhiều đảng phái chính trị
(ví dụ: Inđônêxia có gần 100 đảng chính trị, Thái Lan có hàng trăm đảng phái khác
nhau…). Nhưng thực tế cho thấy, ở những nước này chỉ có một hoặc liên minh
một số đảng nhất định cầm quyền. Ví dụ: Đảng Nhân dân hành động (PAP) là đảng
duy nhất cầm quyền ở Xingapo liên tục từ năm 1959 đến nay; ở Malaixia, Đảng
Dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) cầm quyền suốt 40 năm qua,v.v.. Đây là điều
kiện bảo đảm ổn định về chính trị và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước ở
những nước này trong những năm vừa qua, nhất là Xingapo.
2. Về tổ chức bộ máy Nhà nước các nước ASEAN, các tác giả cũng nêu rõ hai đặc
điểm:
Thứ nhất, do ảnh hưởng nguyên mẫu Nhà nước của các nước thực dân từng đô hộ
ở các nước ASEAN, nên bộ máy Nhà nước của các nước này (trừ Brunây, Lào,
Mianma), về cơ bản theo nguyên tắc phân quyền. Tùy theo hình thức chính thể của
các nước mà nội dung, tính chất và mức độ của nguyên tắc phân quyền được thể
hiện khác nhau, thông qua các thiết chế của bộ máy Nhà nước. Ví dụ, Philippin
vốn là thuộc địa kiểu mới của Mỹ nên ―sao chép‖ mô hình cộng hòa tổng thống
của nước Mỹ; nguyên tắc phân quyền của cộng hòa đại nghị Xingapo là theo chế
độ đại nghị của nước Anh, có sự cách tân phần nào chế định nguyên thủ quốc gia
bằng việc bầu cử trực tiếp Tổng thống…
Thứ hai, về các thiết chế của bộ máy Nhà nước các nước ASEAN cũng có một số
đặc điểm khác với các nước. Chẳng hạn, về cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước
cao nhất của các nước ASEAN (nghị viện hay Quốc hội) thì trừ Lào và Xingapo,
Quốc hội chỉ có một viện, còn đa số các nước như Campuchia, Inđônêxia,
Malaixia, Philippin, Thái Lan, Quốc hội có hai viện, nhưng tên gọi, thẩm quyền
của các viện này không hoàn toàn giống nhau (riêng Mianma và Brunây hiện nay
không có Quốc hội hoặc Nghị viện). Trong tổng số đại biểu Quốc hội của một số
nước ASEAN có những đại biểu không qua con đường bầu cử mà do được bổ
nhiệm hoặc chỉ định. Ví dụ, Nghị viện Malaixia có 40 Thượng Nghị sĩ do Quốc
vương chỉ định; Quốc hội Inđônêxia có 38 đại biểu do quân đội cử, còn 425 đại
biểu do dân bầu. Nhiệm kỳ Quốc hội của các nước ASEAN thường là 5 năm, riêng
Philippin, Hạ nghị viện có nhiệm kỳ 3 năm, Thượng Nghị viện nhiệm kỳ là 6 năm,
nhưng cứ 3 năm có một nửa số Thượng nghị sĩ (12/24) được bầu lại.
3. Về nguyên thủ quốc gia ở các nước ASEAN, theo các tác giả, ở những nước
theo chính thể cộng hòa tổng thống (Philippin, Inđônêxia), do sự tồn tại của chủ
nghĩa tư bản gia đình (hay còn gọi là chủ nghĩa tư bản thân tín – ―Crony –
Capitalism‖ ), Tổng thống là trung tâm quyền lực tập trung xung quanh mình
3
những người thân trong gia đình Tổng thống, bạn bè cũng như những thân hữu là
các quan chức địa phương, cảnh sát, quân đội và các nhà kinh doanh… Dựa vào
mối quan hệ này mà Tổng thống duy trì địa vị của mình, ngược lại, tầng lớp thân
thuộc này của Tổng thống cũng lại dựa vào quyền lực của Tổng thống để tồn tại,
tham nhũng, kiếm lời bất chính. Ví dụ, thời kỳ Tổng thống Marcos cầm quyền từ
1967 – 1983, hàng trăm nhân vật nhờ sự bảo trợ của Tổng thống trở nên giàu có,
ngay cả cận vệ của Marcos là tướng Ver cũng được cất nhắc lên Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng, trở thành nhà tỉ phú ở Philippin. Hoặc Xuhactô đã sử dụng quyền lực
tối cao của Tổng thống để ban phát cho con cháu và các thuộc hạ thân tín nắm giữ
nhiều tổ hợp công nghiệp, chi phối và kiểm soát các ngành kinh tế then chốt của
đất nước (như: khai thác dầu mỏ, khí đốt, xe hơi, máy bay, ngân hàng, kinh doanh
bất động sản…). Tài sản của Xuhactô và 6 người con hiện nay được ước tính
khoảng 50 tỷ USD, 10 người cháu của Xuhactô cũng đang kiểm soát nhiều lĩnh
vực kinh tế quan trọng với giá trị tài sản hàng chục triệu USD. Các tướng lĩnh và
thuộc hạ thân tín của Xuhactô cũng được ban phát nhiều đặc quyền, đặc lợi, v.v...
Trong khi đó Inđônêxia hiện đang nợ nước ngoài khoảng 140 tỷ USD, nợ trong
nước khoảng 60 tỷ USD.
Ở những nước theo hình thức chính thể quân chủ lập hiến (Thái Lan, Malaixia,
Campuchia, Mianma), khác với Vua các nước trên thế giới ―trị vì nhưng không cai
trị‖, Vua hay Quốc vương của các nước này vẫn là ―trung tâm quyền lực‖. Ví dụ,
Quốc vương Brunây kiêm cả Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và kiêm cả Bộ
trưởng Tài chính (từ năm 1998); hoặc vai trò và quyền lực thực tế của Vua Thái
Lan là rất lớn, lớn hơn nhiều so với quy định của Hiến pháp. Cuộc khủng hoảng
chính trị tháng 5/1992 và cuối năm 1997 cho thấy các phe phái đều phải ―nghe
theo lời khuyên của Vua‖. Việc nối ngôi ở các nước này cũng không theo nguyên
tắc ―cha truyền con nối‖ như các nước khác trên thế giới mà có thể do bầu theo
nhiệm kỳ (Malaixia), hoặc do Hội đồng Hoàng gia cử chọn Quốc vương
(Campuchia); hoặc ―vĩnh hằng‖ theo quy định của Hiến pháp (khoản 1, Điều 313
Hiến pháp 1997 của Thái Lan).

Câu 2: Về tổ chức bộ máy Nhà nước các nước ASEAN, có hai đặc điểm:
Thứ nhất, do ảnh hưởng nguyên mẫu Nhà nước của các nước thực dân từng đô hộ
ở các nước ASEAN, nên bộ máy Nhà nước của các nước này (trừ Brunây, Lào,
Mianma), về cơ bản theo nguyên tắc phân quyền. Tùy theo hình thức chính thể của
các nước mà nội dung, tính chất và mức độ của nguyên tắc phân quyền được thể
hiện khác nhau, thông qua các thiết chế của bộ máy Nhà nước. Ví dụ, Philippin
vốn là thuộc địa kiểu mới của Mỹ nên ―sao chép‖ mô hình cộng hòa tổng thống
của nước Mỹ; nguyên tắc phân quyền của cộng hòa đại nghị Xingapo là theo chế

4
độ đại nghị của nước Anh, có sự cách tân phần nào chế định nguyên thủ quốc gia
bằng việc bầu cử trực tiếp Tổng thống…
Thứ hai, về các thiết chế của bộ máy Nhà nước các nước ASEAN cũng có một số
đặc điểm khác với các nước. Chẳng hạn, về cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước
cao nhất của các nước ASEAN (nghị viện hay Quốc hội) thì trừ Lào và Xingapo,
Quốc hội chỉ có một viện, còn đa số các nước như Campuchia, Inđônêxia,
Malaixia, Philippin, Thái Lan, Quốc hội có hai viện, nhưng tên gọi, thẩm quyền
của các viện này không hoàn toàn giống nhau (riêng Mianma và Brunây hiện nay
không có Quốc hội hoặc Nghị viện). Trong tổng số đại biểu Quốc hội của một số
nước ASEAN có những đại biểu không qua con đường bầu cử mà do được bổ
nhiệm hoặc chỉ định. Ví dụ, Nghị viện Malaixia có 40 Thượng Nghị sĩ do Quốc
vương chỉ định; Quốc hội Inđônêxia có 38 đại biểu do quân đội cử, còn 425 đại
biểu do dân bầu. Nhiệm kỳ Quốc hội của các nước ASEAN thường là 5 năm, riêng
Philippin, Hạ nghị viện có nhiệm kỳ 3 năm, Thượng Nghị viện nhiệm kỳ là 6 năm,
nhưng cứ 3 năm có một nửa số Thượng nghị sĩ (12/24) được bầu lại.
3. Về nguyên thủ quốc gia ở các nước ASEAN, ở những nước theo chính thể cộng
hòa tổng thống (Philippin, Inđônêxia), do sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản gia đình
(hay còn gọi là chủ nghĩa tư bản thân tín – ―Crony – Capitalism‖ ), Tổng thống là
trung tâm quyền lực tập trung xung quanh mình những người thân trong gia đình
Tổng thống, bạn bè cũng như những thân hữu là các quan chức địa phương, cảnh
sát, quân đội và các nhà kinh doanh… Dựa vào mối quan hệ này mà Tổng thống
duy trì địa vị của mình, ngược lại, tầng lớp thân thuộc này của Tổng thống cũng lại
dựa vào quyền lực của Tổng thống để tồn tại, tham nhũng, kiếm lời bất chính. Ví
dụ, thời kỳ Tổng thống Marcos cầm quyền từ 1967 – 1983, hàng trăm nhân vật nhờ
sự bảo trợ của Tổng thống trở nên giàu có, ngay cả cận vệ của Marcos là tướng Ver
cũng được cất nhắc lên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trở thành nhà tỉ phú ở
Philippin. Hoặc Xuhactô đã sử dụng quyền lực tối cao của Tổng thống để ban phát
cho con cháu và các thuộc hạ thân tín nắm giữ nhiều tổ hợp công nghiệp, chi phối
và kiểm soát các ngành kinh tế then chốt của đất nước (như: khai thác dầu mỏ, khí
đốt, xe hơi, máy bay, ngân hàng, kinh doanh bất động sản…). Tài sản của Xuhactô
và 6 người con hiện nay được ước tính khoảng 50 tỷ USD, 10 người cháu của
Xuhactô cũng đang kiểm soát nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng với giá trị tài sản
hàng chục triệu USD. Các tướng lĩnh và thuộc hạ thân tín của Xuhactô cũng được
ban phát nhiều đặc quyền, đặc lợi, v.v... Trong khi đó Inđônêxia hiện đang nợ nước
ngoài khoảng 140 tỷ USD, nợ trong nước khoảng 60 tỷ USD.
Ở những nước theo hình thức chính thể quân chủ lập hiến (Thái Lan, Malaixia,
Campuchia, Mianma), khác với Vua các nước trên thế giới ―trị vì nhưng không cai
trị‖, Vua hay Quốc vương của các nước này vẫn là ―trung tâm quyền lực‖. Ví dụ,
Quốc vương Brunây kiêm cả Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và kiêm cả Bộ
trưởng Tài chính (từ năm 1998); hoặc vai trò và quyền lực thực tế của Vua Thái
5
Lan là rất lớn, lớn hơn nhiều so với quy định của Hiến pháp. Cuộc khủng hoảng
chính trị tháng 5/1992 và cuối năm 1997 cho thấy các phe phái đều phải ―nghe
theo lời khuyên của Vua‖. Việc nối ngôi ở các nước này cũng không theo nguyên
tắc ―cha truyền con nối‖ như các nước khác trên thế giới mà có thể do bầu theo
nhiệm kỳ (Malaixia), hoặc do Hội đồng Hoàng gia cử chọn Quốc vương
(Campuchia); hoặc ―vĩnh hằng‖ theo quy định của Hiến pháp (khoản 1, Điều 313
Hiến pháp 1997 của Thái Lan).
4. Về cơ quan hành pháp các nước ASEAN, các tác giả cho rằng, dù theo hình thức
chính thể nào thì ở các nước ASEAN, hành pháp vẫn là trung tâm của quyền lực
Nhà nước và thuộc về Chính phủ. Hành pháp có thể do Tổng thống đứng đầu
(Inđônêxia, Philippin), có thể do Thủ tướng đứng đầu (Thái Lan, Malaixia,
Campuchia, Lào). Thực tiễn những năm gần đây cho thấy, mô hình hành pháp của
chế độ cộng hòa đại nghị hay quân chủ đại nghị (Malaixia, Xingapo) có khả năng
ổn định và phát triển đất nước hơn, tránh được sự đối đầu giữa hành pháp với lập
pháp như tại Inđônêxia, Philippin.
Riêng ở Thái Lan, do có quá nhiều đảng phái chính trị (hàng trăm đảng phái) và do
thế lực quân phiệt Thái Lan cố tình dùng quyền lực của mình để đàn áp phong trào
dân chủ và thanh trừng lẫn nhau, nên trong 66 năm (từ sau Cách mạng tư sản năm
1932 – 1998), Thái Lan đã trải qua 33 cuộc đảo chính, bình quân cứ 2 năm lại có
một cuộc đảo chính thay đổi chính phủ.
5. Về cơ quan tư pháp các nước ASEAN,cho biết Tòa án các nước ASEAN tổ chức
và hoạt động theo nguyên tắc tư pháp độc lập khi xét xử, áp dụng chế độ thẩm
phán chuyên nghiệp và bổ nhiệm Thẩm phán theo nhiệm kỳ dài. Hầu hết các nước
ASEAN (trừ Lào), Tòa án tổ chức theo nguyên tắc thẩm quyền xét xử chứ không
theo đơn vị hành chính – lãnh thổ tương ứng với cấp chính quyền địa phương. Một
số nước (Malaixia), Tòa án tối cao có thẩm quyền của Tòa án Hiến pháp theo mô
hình tòa án tối cao của Nhật Bản, Mỹ… Ở một số nước, đạo Hồi được coi là Quốc
giáo (Malaixia, Inđônêxia), ngoài Tòa án tư pháp, thường còn có Tòa án tôn giáo
xét xử theo Luật Hồi giáo.
6. Về chính quyền địa phương của các nước ASEAN, cơ bản được tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc kết hợp giữa tập quyền và tản quyền, giữa tập trung với phi
tập trung và tự quản. Xuất phát từ đặc điểm địa lý, sắc tộc và diện tích quá rộng với
hơn chục nghìn hòn đảo…, nên Nhà nước Inđônêxia tổ chức chính quyền trung
ương theo nguyên tắc tập trung cao độ trong mối quan hệ với chính quyền các địa
phương. Phần lớn các nước ASEAN, cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện do
chính quyền trung ương và cấp trên bổ nhiệm. Ở cấp xã, làng áp dụng chế độ tự
quản, có Hội đồng và Xã trưởng, Làng trưởng do dân bầu trực tiếp hoặc gián tiếp.
Malaixia có Hội đồng địa phương nhưng không áp dụng chế độ bầu cử mà do
chính quyền cấp trên bổ nhiệm. Ở Lào, chính quyền địa phương chỉ có cơ quan
hành chính do cấp trên bổ nhiệm, không có cơ quan dân cử ở tất cả các cấp.
6
Xingapo do diện tích nhỏ nên cả nước chia làm 4 khu nhưng không tổ chức chính
quyền địa phương như các nước khác.
Ở nước ta, những năm qua có khá nhiều công trình nghiên cứu về các nước
ASEAN của các ngành khoa học dưới các khía cạnh và mức độ khác nhau. Nhưng
có thể nói rằng, cho đến nay, ở Việt Nam chưa có một công trình khoa học nào
nghiên cứu một cách cơ bản, có tính hệ thống Luật Hiến pháp các nước ASEAN
nói chung và thể chế chính trị và tổ chức bộ máy Nhà nước của các nước ASEAN
nói riêng. Vì vậy, có thể nói rằng, đây là chuyên khảo đầu tiên ở Việt Nam nghiên
cứu một cách cơ bản, bao quát và cụ thể về thể chế chính trị và tổ chức bộ máy
Nhà nước các nước ASEAN dưới giác độ và phương pháp nghiên cứu của Luật
hiến pháp nước ngoài.

Câu 3. Tổng quan về nguồn pháp luật của tất cả các quốc gia thuộc ASEAN
Trả lời
Mỗi quốc gia ASEAN với những đặc điểm riêng về lịch sử, truyền thống, địa lí,
thành phần dân cư, trình độ phát triển kinh tế, chính trị, tôn giáo... là nền tảng tạo
nên sự đa dạng về xã hội và hệ thống pháp luật cho khu vực này. Tuy nhiên, trong
sự đa dạng đó vẫn có những điểm tương đồng nhất định. Sự giao lưu và tiếp biến
giữa các nền văn hoá, những điểm tương đồng về lịch sử, truyền thống dân tộc của
các quốc gia trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hệ thống pháp luật ở
khu vực này có những điểm giống nhau. Hơn thế, chúng ta không chỉ tìm thấy
nhiều điểm tương đồng giữa các hệ thống pháp luật này mà còn tìm thấy nhiều
điểm tương đồng giữa chúng với các hệ thống pháp luật bên ngoài khu vực Đông
Nam Á.Nếu dựa vào cách phân loại của các học giả luật so sánh trên thế giới,
chúng ta sẽ thấy việc xác định dòng họ của các hệ thống pháp luật ở các nước
ASEAN khá thú vị Theo đó, phần lớn hệ thống pháp luật của các quốc gia này
chứa đựng các yếu tố của hai hoặc nhiều dòng họ pháp luật. Nói cách khác, pháp
luật các nước ASEAN chứa đựng tất cả những yếu tố của các dòng họ của các hệ
thống pháp luật trên thế giới.
1.Dòng họ Civil 1aw ở các nước ASEAN
Civil law được tiếp nhận ở nhiều nước ASEAN chủ yếu gắn liền với quá trình xâm
chiếm thuộc địa của các nước châu âu lục địa đối với các quốc gia này. Trừ Thái
Lan, luật chịu ảnh hưởng của dòng họ Civil law là Việt Nam, Lào, Campuchia,
Indonesia và Philippines đều đã từng là thuộc địa của các nước thuộc lục địa châu
âu là Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha.
Việt Nam, Lào và Campuchia là những nước thuộc địa của Pháp trong thời gian
dài trước khi giành được độc lập. Chính sách thuộc địa của Pháp ở Đông Dương đã
làm cho hệ thống pháp luật của ba nước này tiếp nhận pháp luật của Pháp theo

7
cách thức bắt buộc. Chẳng hạn, ở Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc, bên cạnh hệ
thống pháp luật của các hoàng đế Nam triều, các toà án của Pháp vẫn áp dụng pháp
luật của Pháp đối với "người Pháp và những ngoại kiều được biệt đãi như người
Pháp, người Việt Nam sinh ra ởvùng đất thuộc địa dù đang sống ở đâu trên đất
Việt Nam".Ngay cả sau khi đã giành được độc lập và thậm chí đã xây dựng hệ
thống pháp luật theo mô hình pháp luật XHCN như ở Việt Nam và Lào, những
nhân tố của hệ thống pháp luật Pháp về kỹ thuật pháp lí, hệ thống khái niệm cơ bản
và cấu trúc của pháp luật vẫn tiếp tục được duy trì. Indonesia là quốc gia trong khu
vực nằm dưới sự cai trị của Hà Lan hơn 300 năm (từ cuối thế kỉ XVI đến cuối thế
kỉ XVIII). Người Hà Lan tiến hành thuộc địa hoá quần đảo Indonesia lần đầu trong
khoảng 200 năm. Sau đó vùng đất này được chuyển giao cho người Pháp khi quân
đội của Napoleọn Bonaparte lật đổ chính phủ Hà Lan. Sau gần 10 năm dưới sự cai
trị của người Pháp và 4 năm dưới sự cai trị của người Anh đầu thế kỉ XIX,
Indonesia lại chịu sự kiểm soát của Hà Lan lần thứ hai trong suốt hơn 100 năm
(1816- 1942) đến khi quân đội Nhật Bản xâm chiếm vùng đất này trong Đại chiến
thế giới lần thứ II. Quá trình thuộc địa hoá của các nước này đã làm cho pháp luật
lndonesia bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi pháp luật Châu Âu lục địa, đặc biệt là pháp
luật của Hà Lan. Nhiều đạo luật của Indonesia được xây dựng dựa vào luật của Hà
Lan, chẳng hạn pháp luật thương mại của Indonesia chịu ảnh hưởng rất lớn từ Bộ
luật thương mại năm 1847 của Hà Lan.
Gần 4 thế kỉ (từ năm 1521 đến 1898 là thuộc địa của người Tây Ban Nha đã làm
cho hệ thống pháp luật Philippines chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi civil law của hệ
thống pháp luật châu âu lục địa. Pháp luật của Tây Ban Nha đã được áp dụng ở
Philippines thông qua các sắc lệnh của Hoàng gia Tây Ban Nha hoặc thông qua
việc ban hành các đạo luật dành riêng cho quần đảo này hoặc các đạo luật được áp
dụng chúng cho tất cả các vùng thuộc địa của Tây Ban Nha. Nhiều bộ luật của Tây
Ban Nha có hiệu lực ở Philippines như Bộ luật hình sự năm 1870, Bộ luật thương
mại năm 1886 , Luật về hôn nhân năm 1870... Thái Lan là quốc gia duy nhất trong
các nước ASEAN không trải qua chế độ thuộc địa. Tuy nhiên, trong suốt thế kỉ
XIX, để duy trì chủ quyền lãnh thổ của mình, Thái Lan đã kí kết hàng loạt các
hiệp định song phương với các quốc gia phương Tây nhằm phát triển quan hệ
thương mại. Các hiệp định song phương này đã giúp cho Thái Lan mở cửa thị
trường với các nước phương Tây. Sự thay đổi về thương mại đã kéo theo sự thay
đổi về xã hội và pháp luật. Vì thế, hệ thống pháp luật Thái Lan bị ảnh hưởng mạnh
mẽ bởi pháp luật các nước phương Tây, đặc biệt là pháp luật của Châu Âu lục địa.
Đầu thế kỉ XX, Thái Lan tiến hành cải cách hệ thống pháp luật và tư pháp. Người
Thái đã tiếp nhận hệ thống triết lí pháp luật, tổ chức toà án và tố tụng của pháp luật
Châu Âu và xem pháp luật của Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Anh, Ý và Nhật Bản là những
mô hình cho việc xây dựng pháp luật của mình. Hàng loạt các bộ luật của Thái
Lan đã được ban hành theo mô hình pháp luật của các nước này như Bộ luật hình
8
sự năm 1908, Bộ luật dân sự và thương mại năm 1925; Bộ luật tố tụng dân sự năm
1933, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1935.
2. Dòng họ Common 1aw ở các nước ASEAN
Các nước ASEAN có hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng của dòng họ Common
law bao gồm: Malaysia, Singapore, Brunei, Myanmar, Philippines. Giống như
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới, sự ảnh hưởng của Common law
ở các quốc gia Đông Nam Á chủ yếu gắn liền với quá trình thuộc địa hoá của Anh
hoặc sự ảnh hưởng của Mỹ.
Quá trình thuộc địa hoá của Anh đối với các vùng lãnh thổ của Malaysia đã tạo
điều kiện cho pháp luật Anh được áp dụng ở đây.Năm 1786 người Anh thiết lập
được sự kiểm soát đầu tiên ở Penang - vùng lãnh thổ khá rộng lớn của
Malaysia.Sau đó, người Anh đã từng bước thực hiện sự kiểm soát đối với các vùng
đất khác.Các hiệp ước được ki kết giữa Anh và Hà Lan (năm 1824 và năm 1891)
cùng với những hiệp ước được Anh kí với các vương quốc Hồi giáo khác ở vùng
đất này đã giúp cho người Anh dần kiểm soát được toàn bộ các vùng lãnh thổ của
Malaysia. Gắn liền với quá trình kiểm soát các vùng lãnh thổ của Malaysia, pháp
luật của Anh được tiếp nhận vào Malaysia bằng nhiều hình thức khác nhau mà chủ
yếu là thông qua các thẩm phán và các nhà lập pháp. Theo đó, các thẩm phán áp
dụng các nguyên tắc pháp luật của Anh trong quá trình xét xử vụ việc, các nhà làm
luật khi soạn thảo và ban hành các đạo luật đã đưa các nguyên tắc pháp luật đã
được các thẩm phán áp dụng vào trong các đạo luật.Ngoài ra, việc các luật gia
được đào tạo theo truyền thống của Anh và tiếng Anh được xem là ngôn ngữ phổ
biến trong hoạt động của bộ máy nhà nước cũng là những nhân tố làm cho
Malaysia dễ dàng tiếp nhận pháp luật Anh. Hệ thống pháp luật của Singaporẹ,
mang những đặc điểm của hệ thống pháp luật Common law bắt nguồn từ lịch sử
của quốc gia này.Từ năm 1919, Singapore bắt đầu chịu ảnh hưởng của pháp luật
Anh. Trước khi Văn phòng thuộc địa của Anh ở London kiểm soát hoàn toàn vùng
lãnh thổ Singapore năm 1867, quốc đảo này đã nằm dưới sự kiểm soát của chính
quyền thuộc địa Anh ở vùng Bengalvà chính quyền Ấn Độ (lãnh thổ thuộc địa của
Anh). Vì thế, hệ thống pháp luật Anh đã được tiếp nhận bằng cả 2 cách trực tiếp và
gián tiếp vào hệ thống pháp luật singapore. Mặc dù, trong Tuyên bố thứ hai về nền
tư pháp của Hoàng gia Anh ngày 27/11/1826 liên quan đến việc giải tán các toà án
có thẩm quyền xét xử ở Penang và thành lập toà án mới có thẩm quyền xét xử đối
với toàn bộ Vùng thuộc địa eo biển trong đó có Singapore, không có điều khoản
xác định pháp luật nào sẽ được Toà án của Vùng thuộc địa eo biển áp dụng nhưng
dựa vào các phán quyết của Toà án này, từ năm 1835 đến năm 1890, các luật gia
của Singapore đã xác định rằng tất cả các luật của Anh bao gồm common law, luật
công bình và luật thành văn có hiệu lực ở Anh ngày 27/11/1826 sẽ được áp dụng ở
Singapore. Ngay cả khi đã trở thành quốc gia độc lập năm 1963, Singapore vẫn
tiếp nhận pháp luật của Anh theo cách riêng của mình. Ngoài common law, nhiều
9
đạo luật của Anh vẫn được áp dụng ở Singapore với những điều kiện nhất định.
Điều 5 Luật dân sự Singapore ban hành năm 1970 thay thế cho Sắc lệnh năm 1809
đã xác định một số lĩnh vực thương mại như công ti, ngân hàng, bảo hiểm hàng
hải... của Singapore sẽ áp dụng pháp luật của Anh; Bộ luật tố tụng hình sự của
Singapore cũng xác định pháp luật của Anh trong những trường hợp nhất định vẫn
tiếp tục được áp dụng ở Singapore. Ngày 12/11/1993, Nghị viện Singapore đã ban
hành Luật về áp dụng pháp luật Anh. Luật này quy định cụ thể những đạo luật của
Anh, common law và các nguyên tắc công bình của Anh sẽ được áp dụng ở
Singapore với điều kiện các luật đó phù hợp với hoàn cảnh của Singapore.
Brunei bắt đầu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ hệ thống pháp luật Anh từ năm 1888 khi
Quốc vương của Brunei lúc đó là Hashim Jalilul Alam Aqamaddin kí hiệp ước với
chính quyền Anh đặt Brunei dưới sự bảo trợ của Anh mặc dù trước đó, Anh và
Brunei đã có nhiều hiệp ước khác nhau. Đến năm 1908, một văn bản được Anh
ban hành để sửa đồi các quy định liên quan đến tổ chức và thẩm quyền của các toà
án dân sự và hình sự cũng như luật về tố tụng được áp dụng ở Brunei. Điều này đã
làm cho hệ thống pháp luật Anh có ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ đến Brunei.
Ngày nay, theo Luật áp dụng của Brunei được ban hành năm 1951, sửa đổi năm
1984 và 2009 vẫn xác định Brunei tiếp tục áp dụng common law, luật công bình và
các luật thành văn được áp dụng chung của Anh nếu chúng không trái với điều
kiện và hoàn cảnh của Brunei.Như vậy, cả trong lịch sử và hiện tại, hệ thống pháp
luật Brunei chịu ảnh hưởng rất lớn của hệ thống pháp luật Anh.
Hệ thống pháp luật Myanmar bắt đầu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi common law
của Anh từ năm 1824 khi kết thúc cuộc chiến tranh lần thứ nhất giữa Anh và
Myanmar (khi đó quốc gia này có tên là Burma). Sau cuộc chiến tranh này, hai
vùng lãnh thổ của Myanmar là Rakhine và Taninthayi bị người Anh thôn tính và
nằm dưới sự kiểm soát của Anh.Sau cuộc chiến tranh lần thứ hai với Myanmar
năm 1852, người Anh kiểm soát thêm hai vùng lãnh thổ khác là Bang và Moat-ta-
ma. Để cai quản vùng đất đã chiếm được người Anh xây dựng hệ thống quản lí của
Anh và các quy định của pháp luật Anh được áp dụng trong việc quản lí thành phố
nơi có cung điện triều đại vua cuối cùng của Myanmar.Đến năm 1886 , toàn bộ các
vùng lãnh thổ của Myanmar nằm trong sự kiểm soát của người Anh và để cai quản
vùng đất này, người Anh đã xác lập Myanmar thành một tỉnh của Ấn Độ (khi đó là
vùng thuộc địa của Anh) dưới sự kiểm soát của Toàn quyền Ấn Độ. Pháp luật Anh
ở Ấn Độ đã được áp dụng đối với "tỉnh" Myanmar. Tình trạng này kéo dài đến
năm 1935 khi Myanmar được tách khỏi án Độ và chính quyền thuộc địa Anh thiết
lập Myanmar trở thành vùng lãnh thổ thuộc quyền cai tư trực tiếp của Anh thông
qua Toàn quyền ở Myanmar. Myanmar là thuộc địa của Anh cho đến khi giành
được độc lập năm 1948.Trong thời kì này, giống như nhiều vùng thuộc địa khác
của Anh, Hội đồng cơ mật (Privy Council) được xem là cơ quan xét xử cao nhất
của Myanmar.Vì thế, các phán quyết của cơ quan này ảnh hưởng mạnh mẽ đến
10
pháp luật của Myanmar. Sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh trong suốt thời
kì từ nửa đầu thế kỉ XIX đã làm cho các nhân tố của common law thẩm thấu vào
hệ thống pháp luật của Myanmar trong quá trình phát triển lịch sử của nó cho đến
ngày nay.
Sự kiểm soát của Mỹ đối với quần đảo Philippines theo hiệp ước Tây Ban Nha và
Mỹ được kí kết tại Paris ngày 10/12/1898 đã từng bước làm thay đổi hệ thống
pháp luật của Philippines cho dù trước đó, hệ thống pháp luật của Tây Ban Nha đã
có ảnh hưởng khá sâu sắc với hệ thống pháp luật của nước này. Các luật lệ của
người Philippines dần dần bị bãi bỏ, pháp luật của Tây Ban Nha đối với vùng lãnh
thổ này cùng với các tập quán ở đây cũng bị thay thế nếu các quy định của nó trái
với Hiến pháp Mỹ, các nguyên tắc pháp luật và các thể chế của Mỹ. Hàng loạt các
đạo luật về tổ chức nhà nước được ban hành... Sự kiểm soát của Mỹ đối với
Philippines đã làm cho hệ thống pháp luật của nước này chịu ảnh hưởng của hệ
thống pháp luật Mỹ. Những nhân tố cơ bản của dòng họ Common law đã từng
bước được tiếp nhận vào hệ thống pháp luật Philipines. Việc áp dụng án lệ, vai trò
của Hiến pháp Philippínes có những điểm rất tương đồng với hệ thống pháp luật
Mỹ ngoài những đặc tính của hệ thống pháp luật Tây Ban Nha đã được tiếp nhận
ởnước này trong suốt gần 400 năm trước đó năm dưới sự cai trị của người Tây Ban
Nha.
3. Dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa ở các nước ASEAN
Dòng họ pháp luật XHCN cũng hiện diện trong các nước ASEAN ngay sau Đại
chiến thế giới lần thứ II.Ngoài Việt Nam và Lào, hai hệ thống pháp luật khác là
Myanmar và Indonesia cũng đã có những nhân tố nhất định của dòng họ pháp luật
XHCN trong lịch sử phát triển của mình.
Việt Nam được xem là đại diện điển hình của hệ thống pháp luật XHCN đã và
đang tồn tại ở Đông Nam Á. Sau khi giành được độc lập từ năm 1945 và đặc biệt là
sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Việt Nam đã bắt đầu xây dựng mô hình
hệ thống pháp luật XHCN ở miền Bắc với việc học tập mô hình pháp luật của Liên
Xô và các nước XHCN ở giai đoạn này, "cùng với sự kế thừa pháp luật thời chiến
của giai đoạn trước với một vài nhân tố chịu ảnh hưởng của Pháp, tư tưởng pháp
luật XHCN và mô hình pháp luật XHCN từng bước được áp dụng trong công cuộc
xây dựng chú nghĩa xã hội ở miền Bắc".Quan điểm xây dựng hệ thống pháp luật
XHCN tiếp tục được thực hiện sau khi hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước
về mặt lãnh thổ.
Hệ thống pháp luật của Lào có rất nhiều điểm tương đồng với hệ thống pháp luật
Việt Nam. Đặc biệt từ năm 1975, sau khi chế độ dân chủ nhân dân được xây dựng
thay thế cho chế độ quân chủ trước đó, hệ thống pháp luật của Lào được xây dựng
theo mô hình pháp luật của Liên Xô và của Việt Nam. Cuối những năm 80 và đầu
90 của thế kỉ trước Nhà nước Lào đã thực hiện chính sách cải cách trong đó có cải
cách hệ thống pháp luật. Tuy vậy, những nhân tố cơ bản của hệ thống pháp luật
11
XHCN vẫn được duy trì trong hệ thống pháp luật của Cộng hoà dân chủ nhân dân
Lào.Những cải cách pháp luật của Lào trong giai đoạn vừa qua cũng được thực
hiện trên cơ sở kinh nghiệm cải cách pháp luật của Việt Nam.
Trong lịch sử phát triển của Myanmar, sau khi giành được độc lập kể từ năm 1948,
thời kì từ năm 1962 đến năm 1988, các nhà lãnh đạo Myanmar chủ trương xây
dựng mô hình XHCN cho quốc gia này. Mặc dù không giống hoàn toàn với các hệ
thống pháp luật XHCN khác nhưng nhiều chính sách của chính phủ mà đứng đầu
là Tướng Ne Win đã được thực hiện theo mô hình pháp luật XHCN. Theo đó,
Tướng Ne Win đã tạo ra hệ thống chính trị được gọi là "Con đường lên chủ nghĩa
xã hội của Burma", nhà nước pháp quyền mới được xây dựng theo hệ tư tưởng
XHCN.Dưới sự lãnh đạo của Đảng Chương trình XHCN Bunna, hệ thống thương
mại và công nghiệp của Burma đã được quốc hữu hoá Điều này đã được thể hiện
trong quá trình phát triển của hệ thống pháp luật nước này. Từ năm 1962- 1974 đã
có 182 đạo luật được ban hành. ―Trong thời kì này, các đạo luật không phù hợp với
chế độ XHCN đã bị bãi bỏ và các đạo luật góp phần cho định hướng của chế độ đã
được ban hành”.Đáng chú ý là Luật phòng chống sự vi phạm việc thiết lập hệ
thống kinh tế XHCN năm 1964 và Luật trao quyền thành lập hệ thống kinh tế
XHCN năm 1965.Trong Lời nói đầu và Điều 1 Hiến pháp năm 1974 của Myanmar
khẳng định rõ Myanmar là nhà nước XHCN và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Chương trình XHCN Myanmar. Indonesia dưới thời kì lãnh đạo của Sukamo (
1957 - 1965) cũng tiếp nhận những quan điểm nhất định của hệ thống pháp luật
XHCN. Đặc biệt, Tống thống Sukamo sau cuộc viếng thăm Trung Quốc tháng
10/1956 đã tuyên bố khái niệm về chính quyền mới.Theo đó, chính quyền của ông
là sự kết hợp của ba nhân tố: chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo và chủ nghĩa cộng sản.
Đảng cộng sản Indonesia, Đảng dân tộc Indonesia đã ủng hộ mạnh mẽ quan niệm
này.Mặc dù, Đảng chính trị Hồi giáo phản đối nhưng với sự hỗ trợ của lực lượng
quân đội, ông đã từng bước xây dựng chính quyền của mình. Cùng với việc xây
dựng chính quyền theo quan điểm của mình, Tổng thống Sukamo với sự ủng hộ
của Đảng cộng sản đã thực hiện nhiều chính sách pháp luật XHCN ở Indonesia
trong thời kì này. Chính quyền và chính sách pháp luật của Sukamo chấm dứt cùng
với việc lên nắm quyền của Tổng thống Suharto từ năm 1967.
4. Luật Hồi giáo ở các nước ASEAN
Đa số các học giả hiện đại cho rằng đạo Hồi xuất hiện ở khu vực Đông Nam Á từ
khoảng cuối thế kỉ XII đầu thế kỉ XIV.Những quốc gia có nhiều cư dân Hồi giáo là
Indonesia Malaysia, Philippines, Brunei, Singapore và Thái Lan. Sự xuất hiện của
đạo Hồi đã có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển pháp luật của các quốc gia
trong khu vực này. Các hệ thống pháp luật của các nước ASEAN chịu ảnh hưởng
của Luật Hồi giáo bao gồm: Malaysia, Indonesia, Brunei, Thái Lan, Philippines. Ở
các quốc gia này, cộng đồng Hồi giáo có hệ thống luật lệ riêng, ―hầu hết các hệ
thống pháp luật, thậm chí, Thái Lan, Philippines, Singapore-những nước không có
12
đa số người Hồi giáo, vẫn coi luật Hồi giáo như là hệ thống pháp luật
tách biệt".Nhiều quốc gia đã thành lập các toà án Hồi giáo riêng biệt để xét xử các
tranh chấp của các tín đồ Hồi giáo như Malaysia, Indonesia, Brunei đối với các
lĩnh vực được luật Hồi giáo quy định. Trong khi đó ở Thái Lan, các vụ việc có liên
quan đến tín đồ Hồi giáo thường được xét xử bởi các thẩm phán thường cùng với
một thẩm phán Hồi giáo (Datoh Yutithum).
Những điểm khái quát nêu trên cho thấy tính đa dạng của pháp luật ở các nước
ASEAN.Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia đều chứa đựng những yếu tố
pháp luật của ít nhất hai dòng họ pháp luật khác nhau.Những điểm khái quát ở trên
cũng cho thấy sự hiện diện của các dòng họ pháp luật cơ bản trên thế giới trong
pháp luật của 10 nước khu vực Đông Nam Á là thành viên của ASEAN. Sự đa
dạng pháp luật này cũng sẽ là một thách thức khá lớn đối với các luật gia khi các
quốc gia này tiến tới một Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á./.

Câu 4: Về tổ chức bộ máy Nhà nước các nước ASEAN


Thứ nhất, do ảnh hưởng nguyên mẫu Nhà nước của các nước thực dân từng đô hộ
ở các nước ASEAN, nên bộ máy Nhà nước của các nước này (trừ Brunây, Lào,
Mianma), về cơ bản theo nguyên tắc phân quyền. Tùy theo hình thức chính thể của
các nước mà nội dung, tính chất và mức độ của nguyên tắc phân quyền được thể
hiện khác nhau, thông qua các thiết chế của bộ máy Nhà nước. Ví dụ, Philippin
vốn là thuộc địa kiểu mới của Mỹ nên ―sao chép‖ mô hình cộng hòa tổng thống
của nước Mỹ; nguyên tắc phân quyền của cộng hòa đại nghị Xingapo là theo chế
độ đại nghị của nước Anh, có sự cách tân phần nào chế định nguyên thủ quốc gia
bằng việc bầu cử trực tiếp Tổng thống…

Thứ hai, về các thiết chế của bộ máy Nhà nước các nước ASEAN cũng có một số
đặc điểm khác với các nước. Chẳng hạn, về cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước
cao nhất của các nước ASEAN (nghị viện hay Quốc hội) thì trừ Lào và Xingapo,
Quốc hội chỉ có một viện, còn đa số các nước như Campuchia, Inđônêxia,
Malaixia, Philippin, Thái Lan, Quốc hội có hai viện, nhưng tên gọi, thẩm quyền
của các viện này không hoàn toàn giống nhau (riêng Mianma và Brunây hiện nay
không có Quốc hội hoặc Nghị viện). Trong tổng số đại biểu Quốc hội của một số
nước ASEAN có những đại biểu không qua con đường bầu cử mà do được bổ
nhiệm hoặc chỉ định. Ví dụ, Nghị viện Malaixia có 40 Thượng Nghị sĩ do Quốc
vương chỉ định; Quốc hội Inđônêxia có 38 đại biểu do quân đội cử, còn 425 đại
biểu do dân bầu. Nhiệm kỳ Quốc hội của các nước ASEAN thường là 5 năm, riêng
Philippin, Hạ nghị viện có nhiệm kỳ 3 năm, Thượng Nghị viện nhiệm kỳ là 6 năm,
nhưng cứ 3 năm có một nửa số Thượng nghị sĩ (12/24) được bầu lại.

13
Về nguyên thủ quốc gia ở các nước ASEAN, ở những nước theo chính thể cộng
hòa tổng thống (Philippin, Inđônêxia), do sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản gia đình
(hay còn gọi là chủ nghĩa tư bản thân tín – ―Crony – Capitalism‖ ), Tổng thống là
trung tâm quyền lực tập trung xung quanh mình những người thân trong gia đình
Tổng thống, bạn bè cũng như những thân hữu là các quan chức địa phương, cảnh
sát, quân đội và các nhà kinh doanh… Dựa vào mối quan hệ này mà Tổng thống
duy trì địa vị của mình, ngược lại, tầng lớp thân thuộc này của Tổng thống cũng lại
dựa vào quyền lực của Tổng thống để tồn tại, tham nhũng, kiếm lời bất chính. Ví
dụ, thời kỳ Tổng thống Marcos cầm quyền từ 1967 – 1983, hàng trăm nhân vật nhờ
sự bảo trợ của Tổng thống trở nên giàu có, ngay cả cận vệ của Marcos là tướng Ver
cũng được cất nhắc lên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trở thành nhà tỉ phú ở
Philippin. Hoặc Xuhactô đã sử dụng quyền lực tối cao của Tổng thống để ban phát
cho con cháu và các thuộc hạ thân tín nắm giữ nhiều tổ hợp công nghiệp, chi phối
và kiểm soát các ngành kinh tế then chốt của đất nước (như: khai thác dầu mỏ, khí
đốt, xe hơi, máy bay, ngân hàng, kinh doanh bất động sản…).
Ở những nước theo hình thức chính thể quân chủ lập hiến (Thái Lan, Malaixia,
Campuchia, Mianma), khác với Vua các nước trên thế giới ―trị vì nhưng không cai
trị‖, Vua hay Quốc vương của các nước này vẫn là ―trung tâm quyền lực‖. Ví dụ,
Quốc vương Brunây kiêm cả Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và kiêm cả Bộ
trưởng Tài chính (từ năm 1998); hoặc vai trò và quyền lực thực tế của Vua Thái
Lan là rất lớn, lớn hơn nhiều so với quy định của Hiến pháp. Cuộc khủng hoảng
chính trị tháng 5/1992 và cuối năm 1997 cho thấy các phe phái đều phải ―nghe
theo lời khuyên của Vua‖. Việc nối ngôi ở các nước này cũng không theo nguyên
tắc ―cha truyền con nối‖ như các nước khác trên thế giới mà có thể do bầu theo
nhiệm kỳ (Malaixia), hoặc do Hội đồng Hoàng gia cử chọn Quốc vương
(Campuchia); hoặc ―vĩnh hằng‖ theo quy định của Hiến pháp (khoản 1, Điều 313
Hiến pháp 1997 của Thái Lan).
Về cơ quan hành pháp các nước ASEAN, dù theo hình thức chính thể nào thì ở
các nước ASEAN, hành pháp vẫn là trung tâm của quyền lực Nhà nước và thuộc
về Chính phủ. Hành pháp có thể do Tổng thống đứng đầu (Inđônêxia, Philippin),
có thể do Thủ tướng đứng đầu (Thái Lan, Malaixia, Campuchia, Lào). Thực tiễn
những năm gần đây cho thấy, mô hình hành pháp của chế độ cộng hòa đại nghị hay
quân chủ đại nghị (Malaixia, Xingapo) có khả năng ổn định và phát triển đất nước
hơn, tránh được sự đối đầu giữa hành pháp với lập pháp như tại Inđônêxia,
Philippin.
Riêng ở Thái Lan, do có quá nhiều đảng phái chính trị (hàng trăm đảng phái) và do
thế lực quân phiệt Thái Lan cố tình dùng quyền lực của mình để đàn áp phong trào
dân chủ và thanh trừng lẫn nhau, nên trong 66 năm (từ sau Cách mạng tư sản năm
1932 – 1998), Thái Lan đã trải qua 33 cuộc đảo chính, bình quân cứ 2 năm lại có
một cuộc đảo chính thay đổi chính phủ.
14
Về cơ quan tư pháp các nước ASEAN, Tòa án các nước ASEAN tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc tư pháp độc lập khi xét xử, áp dụng chế độ thẩm phán
chuyên nghiệp và bổ nhiệm Thẩm phán theo nhiệm kỳ dài. Hầu hết các nước
ASEAN (trừ Lào), Tòa án tổ chức theo nguyên tắc thẩm quyền xét xử chứ không
theo đơn vị hành chính – lãnh thổ tương ứng với cấp chính quyền địa phương. Một
số nước (Malaixia), Tòa án tối cao có thẩm quyền của Tòa án Hiến pháp theo mô
hình tòa án tối cao của Nhật Bản, Mỹ… Ở một số nước, đạo Hồi được coi là Quốc
giáo (Malaixia, Inđônêxia), ngoài Tòa án tư pháp, thường còn có Tòa án tôn giáo
xét xử theo Luật Hồi giáo.
Về chính quyền địa phương của các nước ASEAN, cơ bản được tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc kết hợp giữa tập quyền và tản quyền, giữa tập trung với phi
tập trung và tự quản. Xuất phát từ đặc điểm địa lý, sắc tộc và diện tích quá rộng với
hơn chục nghìn hòn đảo…, nên Nhà nước Inđônêxia tổ chức chính quyền trung
ương theo nguyên tắc tập trung cao độ trong mối quan hệ với chính quyền các địa
phương. Phần lớn các nước ASEAN, cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện do
chính quyền trung ương và cấp trên bổ nhiệm. Ở cấp xã, làng áp dụng chế độ tự
quản, có Hội đồng và Xã trưởng, Làng trưởng do dân bầu trực tiếp hoặc gián tiếp.
Malaixia có Hội đồng địa phương nhưng không áp dụng chế độ bầu cử mà do
chính quyền cấp trên bổ nhiệm. Ở Lào, chính quyền địa phương chỉ có cơ quan
hành chính do cấp trên bổ nhiệm, không có cơ quan dân cử ở tất cả các cấp.
Xingapo do diện tích nhỏ nên cả nước chia làm 4 khu nhưng không tổ chức chính
quyền địa phương như các nước khác.

Câu 5. Brunei: giới thiệu tổng quan về về chính trị, văn hóa, lịch sử, hình thức
chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước Brunei, khái quát
hệ thống pháp luật Brunei
DƯ ĐỊA CHÍ
Nằm về phía Tây Bắc đảo Kalimantan hoặc Borneo thuộc vùng Đông Nam châu Á,
Brunei hay Vương quốc Hồi giáo Brunei có tên đầy đủ là nước Negara Brunei
Darussalam. Theo ngôn ngữ Malay, ―Brunei Darussalam‖ có nghĩa là nơi ở của
hòa bình.
Là một quốc gia nhỏ có phần lãnh thổ hầu hết bị bao bọc bởi Đông Malaysia và
phần còn lại giáp với biển Đông ở phía Bắc, Brunei gồm hai bộ phận tách rời nhau:
một phần lớn ở phía Tây gồm 3 vùng (daerah) Brunei - Muara, Tutong, Belait với
97% dân số và phần nhỏ hơn là vùng núi Temburong ở phía Đông với chừng
10.000 cư dân. Đất nước Brunei có khí hậu nhiệt đới - cận xích đạo, nhiệt độ cao,

15
độ ẩm lớn và mưa nhiều với 75% diện tích là rừng cây tạo nên cảnh phố - rừng gần
gũi, hài hòa đã được mệnh danh là ―hòn ngọc xanh‖ của Đông Nam Á.
Trên một diện tích lãnh thổ với 5.765 km², Brunei có khoảng 380.000 cư dân,
trong đó 64% là người Mã Lai, 20% là người Hoa và 8% còn lại thuộc các bộ tộc,
với khoảng 60% dân số sống tại vùng đô thị. Thủ đô của Brunei là Bandar Seri
Begawan Area với khoảng 46.000 dân, những khu vực quan trọng khác gồm thành
phố cảng Muara, những vùng sản xuất dầu lửa Seria và Kuala Belait.
Với nền kinh tế ổn định và vững chắc, người dân Brunei không phải đóng thuế,
thậm chí không phải nộp cả phí giáo dục và chi phí khám chữa bệnh cũng chỉ dừng
lại ở 1 dola Brunei (BND).
* Thể chế chính trị:

- Ngày quốc khánh: 23/2/1984


- Ngày tuyên bố độc lập: 1/1/1984

Bru-nây theo chế độ quân chủ chuyên chế thế truyền do Quốc Vương đứng đầu.
Quốc vương có quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp và sửa đổi luật pháp, kể cả
Hiến pháp.
Giúp đỡ Quốc vương cai quản đất nước có 5 Hội đồng do Quốc vương chỉ định:
(i) Hội đồng Bộ trưởng Nội các (the Council of Cabinet Ministers)
(ii) Hội đồng Tôn giáo (the Religious Council);
(iii) Hội đồng Cơ mật (the Privy Council);
(iv) Hội đồng Lập pháp (the Legislative Council):
(v) Hội đồng Truyền ngôi (the Council of Succession);

- Nguyên thủ quốc gia: Quốc vương Ha-gi Hát-xa-nan Bôn-ki-a (Sultan Haji
Hassanal Bolkiah) lên ngôi từ 05/10/1967 (Quốc Vương thứ 29); là Nguyên thủ
quốc gia, kiêm Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tư lệnh các lực lượng
vũ trang, đồng thời là thủ lĩnh Hồi giáo; từ năm 1998 kiêm Bộ trưởng Tài chính.

- Thái tử là Hoàng tử Ha-gi An-Mu-ta-đi Bi-la (Haji Al-Muhtadee Billah), được


tấn phong ngày 10/8/1998. Ngày 23/5/2005, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Cao
cấp Văn phòng Thủ tướng (Senior Minister in the Prime Minister’s Office).

- Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại (Minister of Foreign Affairs and Trade):
Hoàng thân Mô-ha-mét Bôn-ki-a (Mohamed Bolkiah).

16
- Trong nỗ lực chứng tỏ tính hiện đại của hoàng gia Brunei trước công luận, một
hoàng gia không chỉ quan tâm đến đời sống vật chất của người dân mà còn cả đến
đời sống tinh thần, các hoạt động chính trị… đồng thời không đóng cửa trước trào
lưu dân chủ xã hội, Quốc vương Hassanal Bolkiah đã từng bước cải cách chính trị
mà cụ thể ngày 15-7-2004 đã công bố triệu tập lại Hội đồng Lập pháp với 21 thành
viên được chỉ định. Hội đồng này đã họp phiên đầu tiên vào ngày 25-9-2004 bàn
luận về đề xuất sửa đổi hiến pháp để tiến hành bầu cử có giới hạn.
Ngày 1-9-2005, Quốc vương Hassanal Bolkiah đã giải thể Hội đồng Lập pháp cũ
và chỉ định 29 thành viên cho Hội đồng Lập pháp mới hoạt động từ ngày 2-9-2005,
với nhiệm kỳ 5 năm gồm Thủ tướng, các Bộ trưởng, những người có chức danh
cống hiến cho cộng đồng và đại diện của 4 vùng thuộc Vương quốc Brunei. Hội
đồng Lập pháp Brunei đã tham gia Hội đồng liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (AIPA) với tư cách Quan sát viên đặc biệt, và tại Đại Hội đồng
AIPA 30 diễn ra tại Thái Lan, Hội đồng Lập pháp Brunei đã được AIPA kết nạp
làm thành viên chính thức ngày 4-8-2009.
 Lịch sử phát triển:

Tiểu vương quốc Bru-nây có lịch sử từ lâu đời. Từ thế kỷ 16, những người Hồi
giáo từ Bán đảo Ma-lắc-ca (Malacca) đã đến Bru-nây buôn bán và truyền đạo.
Trong các thế kỷ 17, 18 và đặc biệt là cuối thế kỷ 19, phương Tây xâm nhập Bru-
nây cũng như các tiểu vương quốc khác ở Tây Ma-lai-xi-a. Đến năm 1888, Bru-
nây trở thành nước bảo hộ của Anh. Năm 1906, Bru-nây chấp nhận sự kiểm soát
của Anh với quyền hành pháp thuộc về Đại diện thường trực của Anh (British
Resident).

Trong Chiến tranh Thế giới II, Bru-nây bị Nhật chiếm đóng (1941 – 1945), và năm
1946, Anh quay lại chiếm Bru-nây. Trước phong trào đấu tranh đòi độc lập ở Bru-
nây, Anh phải ký với Quốc Vương một thoả ước, quy định Bru-nây có quyền tự
quyết về các vấn đề đối nội, chủ yếu về kinh tế và tôn giáo; Anh là nước bảo hộ
phụ trách các vấn đề đối ngoại, quốc phòng và an ninh.

Ngày 14/12/1960, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết về trao trả
độc lập cho các lãnh thổ thuộc địa và chưa tự trị, trong đó có Bru-nây. Đến ngày
03/11/1971, Anh đã phải thoả thuận với Bru-nây sửa đổi Hiến pháp 1959, công
nhận Bru-nây có quyền tự quyết về công việc nội bộ; Anh phụ trách vấn đề đối

17
ngoại, còn vấn đề an ninh và quốc phòng là trách nhiệm chung của cả Anh và Bru-
nây.

Ngày 1/7/1979, Anh và Quốc Vương Bru-nây đã ký một hiệp định, theo đó Anh sẽ
trao trả độc lập hoàn toàn cho Bru-nây vào ngày 31/12/1983. Bru-nây lấy ngày
1/1/1984 là ngày tuyên bố độc lập.

Lưu ý:Chữ in nghiêng là lịch sử tớ tìm đk ở trang khác các bạn tham khảo thêm
nhé
Ít có tư liệu đề cập đến thời tiền sử của Brunei nhưng Brunei được biết đến trong
khoảng thế kỷ 14 – 16 là một vương quốc hùng mạnh với lãnh thổ rộng lớn bao
gồm vùng phía Nam Philippines, Sarawak và Sabah. Các ảnh hưởng đến từ châu
Âu đã dần thu hẹp diện tích lẫn quyền lực của vương quốc này. Tuy Brunei có
giành chiến thắng trong một cuộc chiến ngắn với Tây Ban Nha vào năm 1578
nhưng đến thế kỷ 19, phần lãnh thổ này đã dần bị thâu tóm vào tay White Rajahs ở
Sarawak và đến năm 1882 chỉ còn lại hai vùng đất bé nhỏ là thành phố Brunei và
một phần bên trong Sarawak.
Để bảo vệ vùng đất còn lại của vương quốc Brunei và tránh sự dòm ngó xâm lược
của các cường quốc châu Âu khác, người Anh đã tuyên bố bảo hộ các vùng
Sarawak, Brunei và Bắc Borneo từ năm 1888. Năm 1959, Brunei được tự trị và
một hiến pháp đã được soạn thảo cho phép bầu cử Hội đồng Lập pháp. Cuộc bầu
cử lần đầu tiên tổ chức năm 1962 đã đem lại thắng lợi cho đảng Rakyat với xu thế
đòi dân chủ toàn diện cho Brunei và cổ xúy việc tham gia cùng các bang láng
giềng là Sabah và Sarawak trong Liên bang Bắc Borneo.
Những trào lưu quá mới mẻ của một đất nước quân chủ còn lệ thuộc sự bảo hộ đã
dẫn đến xung khắc quyền lực với hoàng tộc và cuộc nổi dậy đòi dân chủ đã sớm bị
đội quân Gurkhar của người Anh ngăn chặn, Quốc vương Brunei ban bố tình
trạng khẩn cấp và đình chỉ hiến pháp, tuyên bố cuộc bầu cử không hiệu lực và cấm
đảng Rakyat hoạt động. Những diễn biến này cùng những quyền lợi khó phân định
đã làm cho ý tưởng thành lập Liên bang Bắc Borneo tan vỡ, ảnh hưởng tới quyết
định của Brunei không tham gia Liên bang Malaysia sau này mà vẫn là một vương
quốc bảo hộ thuộc Anh.
Ngày 1-1-1984, Brunei tuyên bố độc lập, chính thức trở thành một nhà nước quân
chủ lập hiến. Ngày 13-2-1984, Hội đồng Lập pháp bị giải thể. Vương quốc Hồi
giáo Brunei được Tiểu vương Hassanal Bolkiah, vị vua triều đại thứ 29 cai trị
bằng sắc lệnh. Brunei gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN từ
ngày 8-1-1984, là thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
(APEC) và thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh.
18
* VĂN HÓA
Văn hóa Brunei chịu nhiều ảnh hưởng từ các nền văn hóa lân cận, trong đó đậm
nét nhất phải kể đến Malaysia và Indonesia là hai nước gần gũi về địa lý cũng như
lịch sử. Những nghiên cứu còn để lại cũng cho thấy tầm ảnh hưởng sâu sắc của văn
hóa Hồi giáo và Ấn giáo trong sinh hoạt thường ngày của cư dân với những quy
định và phong tục khá khắt khe. Tuy có nguồn gốc từ Malaysia nhưng chính những
chuẩn mực Hồi giáo với nhiều hạn chế và cấm kỵ đã hình thành nên tính cách
người Brunei, bảo thủ và độc đoán hơn hẳn người dân bản quán của mình.
Do Hồi giáo là quốc giáo nên hàng năm tại Brunei vẫn diễn ra nhiều lễ hội mang
đậm màu sắc Hồi giáo như tháng chay Ramadhan, lễ hội Hari Raya Aidilfitri…,
nhiều công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa Hồi giáo. Brunei được mệnh
danh là xứ sở của các thánh đường Hồi giáo với cả trăm ngôi thánh đường có kiến
trúc đặc trưng với màu trắng cẩm thạch và mái hình chóp dát vàng lộng lẫy. Ngoài
Islam là quốc giáo, Brunei cũng hiện diện một số tôn giáo khác như Phật giáo, Cơ-
đốc giáo và bái vật giáo (hình thức tôn giáo nguyên thủy thờ cúng đồ vật như cây
cối, cung tên…).
Tại đất nước Brunei, một bộ phận người dân có truyền thống định cư trên sông đã
hình thành khu làng nổi Kampong Ayer nổi tiếng, quy tụ khoảng 30.000 cư dân với
nền văn hóa sông nước rất độc đáo. Cũng chính tại đây mà một số ngành thủ công
mỹ nghệ như làm đồ trang sức bằng bạc hay làm giỏ đan, móc, thêu… đã được duy
trì.
Ngôn ngữ Malay là quốc ngữ của Brunei nhưng trong giao tiếp, tiếng Anh và tiếng
Hoa cũng được sử dụng rộng rãi.
 Hình thức chính thể
Nhà nước Brunay có nền quân chủ truyền thống. Mặc dù đã cho ra đời và sửa
đổi đến 3 bản Hiến pháp nhưng Hiến pháp Brunay vẫn duy trì chế độ quân chủ.
Hiến pháp 1984 quy định Vua là người đứng đầu Nhà nước, có quyền lực tuyệt
đối.Quyền lực này chỉ thực hiện nhân danh Vua và những người được ủy quyền.
Vua được các Hội đồng giúp đỡ. Đó là Hội đồng Tôn giáo, Hội đồng Cơ mật, Hội
đồng Chính phủ ( Thủ tướng và Nội các) và Hội đồng Thừa kế. Hội đồng Tôn giáo
cố vấn cho Vua về các vấn đề liên quan đến Đạo Hồi; Hội đồng Cơ mật cố vấn cho
Vua trong các vấn đề ân xá, Hội đồng Thừa kế hoạt động khi các vấn đề thừa kế
phát sinh.

 Hình thức cấu trúc


Nhà nước Brunay thuộc loại hình nhà nước đơn nhất. Là nhà nước mà lãnh thổ
của nước đó được hình thành từ một lãnh thổ duy nhất, lãnh thổ này được chia
19
thành các đơn vị hành chính trực thuộc. Brunei được biết đến trong khoảng thế kỷ
14 – 16 là một vương quốc hùng mạnh với lãnh thổ rộng lớn bao gồm vùng phía
Nam Philippines, Sarawak và Sabah. Các ảnh hưởng đến từ châu Âu đã dần thu
hẹp diện tích lẫn quyền lực của vương quốc này. Tuy Brunei có giành chiến thắng
trong một cuộc chiến ngắn với Tây Ban Nha vào năm 1578 nhưng đến thế kỷ 19,
phần lãnh thổ này đã dần bị thâu tóm vào tay White Rajahs ở Sarawak và đến năm
1882 chỉ còn lại hai vùng đất bé nhỏ là thành phố Brunei và một phần bên trong
Sarawak. Nhà nước có chủ quyền quốc gia chung, có hệ thống cơ quan quyền lực
và quản lý chung cho toàn lãnh thổ., sự phân cấp, phân quyền cho chính quyền các
cấp ở địa phương không có tư cách quyền lực nhà nước và chỉ được hưởng một chế
độ tự quản có mức độ.
 Tổ chức bộ máy Nhà nước
- Người đứng đầu Nhà nước
Ở Brunay, theo Hiến pháp, Vua là người đứng đầu Nhà nước. Quyền lực tối cao
của Nhà nước tập trung vào tay Vua và quyền lực này chỉ được thực hiện nhân
danh Vua và những người được ủy quyền.
Chế độ quân chủ Đạo Hồi Mã Lai – một loại hình triết học, chính trị của Nhà
nước luôn được Vua và các quan chức giữ gìn và củng cố, được coi là một nhân tố
duy trì sự ổn định về chính trị của đất nước.
- Lập pháp
Hiến pháp năm 1959 của Brunay đã thể hiện được quyền tự trị của Brunay, trừ
lĩnh vực an ninh quốc phòng và đối ngoại vẫn do người Anh kiểm soát. Bản Hiến
pháp được sửa đổi năm 1971 đã thể hiện việc giành lại quyền lực trong lĩnh vực
quốc phòng. Năm 1984, Hiến pháp Brunay đã tuyên bố độc lập hoàn toàn về chính
trị và toàn bộ lĩnh vực an ninh quốc phòng và đối goại được chuyển giao về tay
nhà nước Brunay.
Hiến pháp quy định Vua là người đứng đầu Nhà nước, có quyền lực tuyệt đối.
Vua được các Hội đồng giúp đỡ. Đó là Hội đồng Tôn giáo, Hội đồng Cơ mật, Hội
đồng Chính phủ ( Thủ tướng và Nội các) và Hội đồng Thừa kế. Hội đồng Tôn giáo
cố vấn cho Vua về các vấn đề liên quan đến Đạo Hồi; Hội đồng Cơ mật cố vấn cho
Vua trong các vấn đề ân xá, Hội đồng Thừa kế hoạt động khi các vấn đề thừa kế
phát sinh.

Trước đây, Brunay cũng có Hội đồng lập pháp, nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ việc
lập pháp, nhưng Hội đồng này đã bị đình chỉ hoạt động từ sau ― cuộc nổi dậy năm
1962‖. Hiện nay, việc lập pháp được ban hành theo chỉ dụ của Vua.
- Hành pháp

20
Chính phủ Brunay là cơ quan hành chính cao nhất, tức là cơ quan nắm quyền
hành pháp cao nhất. đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ. Từ khi giành
được độc lập năm 1984, Vua luôn giữ chức Thủ tường chính phủ. Như vậy, Vua
vừa là người đứng đầu Nhà nước, vừa là người đứng đầu Chính phủ. Ngoài ra Vua
còn kiêm cả Bộ trưởng Bộ quốc phòng.
Hội đồng Chính phủ là cơ quan cố vấn cho Thủ tướng Chính phủ, thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về mọi mặt đối với đất nước. Hội đồng Chính phủ do
Thủ tướng đứng đầu, bao gồm 7 Phó thủ tướng và 12 Bộ trưởng của 12 Bộ ( Quốc
phòng, Ngoại giao, Tài chính, Nội vụ, Giáo dục, Tư pháp, Công nghiệp và Tài
Nguyên, Tôn giáo, Phát triển, Văn hóa – Thanh niên và Thể thao, Y tế, Thông tin).
Ngoài ra, trong Hội đồng Chính phủ còn có cố vấn đặc biệt của Thủ tướng và
các thứ trưởng.
Hiện nay Brunay có 12 Bộ và Văn phòng Thủ tướng, 77 Ban. Các bộ tập trung
vào việc hoạch định chính sách, còn các Ban tập trung vào việc tổ chức thực hiện
chính sách. Bộ trưởng là người điều hành cao nhất của Bộ, chịu trách nhiệm trước
Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực ngành mình phụ trách. Các Bộ đều tập trung hoạt
động theo các Chức năng được quy định rõ cho mỗi Bộ.
Chức năng chính phản ánh quy mô quản lý đất nước tập trung ở Bộ Nội vụ,
bao gồm các cơ quan Trung ương và địa phương quản lý các vấn đề di cơ, lao
động, nhà tù, an ninh và cứu hỏa. Bộ phát triển quản lý các vấn đề điện nước, phát
triển nhà cửa, đất đai và các dịch vụ công, lập kế hoạch, quy hoạch phát triển thành
phố và quốc gia. Mọi quyền lực Trung ương đều thuộc về Vua, quyền lực ở địa
phương được phân chia cho các địa phương.
- Tư pháp
Tòa án tối cao gồm Tòa Thượng thẩm và Tòa Phúc Thẩm. Thẩm quyền của Tòa
Thượng thẩm về các vấn đề hình sự và dân sự là không hạn chế. Quyền kháng án
đối với quyết định của các tòa án cấp dưới được giới hạn trong khuôn khổ các vấn
đề hình sự và dân sự. Tòa Phúc thẩm xem xét các việc kháng án hình sự và dân sự
theo các quyết định của Tòa thượng thẩm.
Hệ thống luật pháp mô phỏng theo luật của các nước Anh với một tập thể quan
tòa độc lập. Bộ tư pháp có trách nhiệm xét xử các việc thi hành luật pháp của công
chúng tại các Tòa sơ thẩm, Phúc thẩm và Thượng thẩm. Cả ba tòa án này đều xử
các vụ án dân sự và hình sự, trong đó Tòa sơ thẩm xét xử phần lớn các trường hợp,
còn các vụ án quá thẩm quyền sẽ được chuyển lên Tòa Phúc thẩm hoặc Tòa
Thượng thẩm.
- Bộ máy hành chính địa phương
Bộ máy hành chính địa phương bao gồm các Ủy ban thành phố và Ủy ban quận.
các ủy ban ngày thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ và có chức năng duy trì
hoạt đọng ở các địa phương. Các ủy ban này chịu trách nhiệm đảm bảo các dịch vụ

21
xã hội, kỹ thuật và hành chính tại địa phương như cấp giấy phép kinh doanh đường
xá, cầu cống, môi trường, bảo vệ thiên nhiên, hệ thống điện nước.
Người đứng đầu Ủy ban là chủ tịch ủy ban, trực tiếp làm việc với các trưởng
làng và người đứng đầu các cơ quan hành chính địa phương. Các ủy ban duy trì
quyền lực của mình với những thẩm quyền được Bộ nội vụ giao, và thực hiện
những hoạt động nhờ sự giúp đỡ của các trưởng làng.
Các thành phố Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan, Bê-la-it, Xê-ri-a và Tu-tông được thành
lập các Ủy ban thành phố. Các Ủy ban này gồm có quan chức Chính phủ và người
địa phương, do Vua chỉ định từ các ngành cảnh sát, công vụ, tôn giáo, từ các Văn
phòng quận, Văn phòng quản lý đất đai, Ban kế hoạch nông thôn và đô thị, Dịch
vụ cứu hỏa, Y tế,…
 Khái quát về hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật của Brunei là sự kết hợp giữa hệ thống pháp luật án lệ
(common law) và hệ thống pháp luật của Đạo hồi. Theo Hiến pháp năm 1959,
đứng đầu Nhà nước là nhà vua (Sultan). Sultan nắm giữ quyền hành pháp và lập
pháp. Sultan cũng là người đứng đầu nội các giống như Thủ tướng Chính phủ của
các nước và nắm giữ vị trí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính.
Hệ thống tư pháp của Brunei độc lập và việc xét xử của toà án được dựa trên
cơ sở các đạo luật thành văn và án lệ. Trong bài này, chúng tôi xin giới thiệu các
cơ quan tư pháp của Brunei đó là Cơ quan Tổng Chưởng lý và các toà án của
Brunei.
- Cơ quan Tổng Chưởng lý.
Cơ quan Tổng Chưởng lý của Brunei có chức năng, nhiệm vụ giống Bộ Tư
pháp của các nước. Tổng Chưởng lý là người đứng đầu Cơ quan Tổng Chưởng lý.
Tổng Chưởng lý là cố vấn pháp lý của Chính phủ Hoàng Gia giúp việc cho Tổng
Chưởng lý có Cố vấn chưởng và các luật sư cung cấp ý kiến pháp lý cho Chính
phủ và đại diện cho Chính phủ trong các vụ kiện dân sự và hình sự. Tổng Chưởng
lý có trách nhiệm xây dựng luật. Để tiến hành nhiệm vụ xây dựng luật, các Cơ
quan của Tổng Chưởng lý phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành khác của Chính
phủ.
Tổng Chưởng lý theo Hiến pháp được trao quyền khởi tố, tiếp tục và chấm dứt
khởi tố trong bất kỳ giai đoạn nào của quy trình tố tụng hình sự nào. Tất cả việc
khởi tố hình sự đều được thực hiện nhân danh Công tố viên (Tổng Chưởng lý). Để
thực hiện nhiệm vụ của mình, Tổng Chưởng lý không phải chịu sự quản lý hoặc
điều hành của bất kỳ người nào hoặc cơ quan nào. Phó Công tố viên, giúp việc cho
Tổng Chưởng lý, chịu trách nhiệm tiến hành các vụ kiện hình sự ở toà án tối cao và
toà cấp dưới.
Công tố viên và các phó sẽ tư vấn và hướng dẫn quá trình khởi tố do công an
và cơ quan thi hành pháp luật khác thực hiện bao gồm việc tư vấn trong quá trình
điều tra.
22
Ngoài việc tiến hành các nhiệm vụ trên, các Cơ quan của Chưởng lý cũng sẽ
cung cấp các dịch vụ công cộng như đăng ký thành lập công ty, tên công ty, nhãn
hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, quyền của công tố, kết hôn và văn
bản mua bán hàng hoá tư.
Cơ quan của Tổng Chưởng lý được chia thành 5 bộ phận: Vụ Dân sự, Vụ Tư
pháp hình sự, Vụ Quốc tế, Vụ Xây dựng văn bản và Vụ đăng ký.
 Vụ Dân sự.
- Cung cấp các ý kiến pháp lý cho các Bộ và cơ quan Chính phủ, trừ những
vấn đề liên quan tới quốc tế và hình sự;
- Xây dựng hợp đồng và các văn bản pháp luật;
- Hỗ trợ việc thu hồi các khoản nợ của Chính phủ;
- Thực hiện việc khởi kiện dân sự nhân danh Chính phủ;
- Đại diện cho Chưởng lý khi gặp các cơ quan, Bộ, ngành của Chính phủ;
- Hỗ trợ việc xây dựng pháp luật nếu cần thiết.
 Vụ Tư pháp hình sự.
Vụ Tư pháp hình sự gồm có một số Công tố viên là những người chịu trách
nhiệm chủ yếu tiến hành các vụ khởi tố hình sự và phúc thẩm tại toà án,
đồng thời đưa ra ý kiến tư vấn cho các cơ quan thực thi pháp luật. Hơn thế
nữa, Vụ này cũng giải quyết các đơn yêu cầu của các công ty luật tư nhân,
công ty bảo hiểm và người thanh toán bảo hiểm.
 Vụ quan hệ Quốc tế.
Vụ quan hệ Quốc tế chủ yếu cung cấp các ý kiến pháp lý liên quan tới Công
pháp quốc tế cho Bộ và các cơ quan của Chính phủ. Chuyên viên trong Vụ
này thường tham dự vào các cuộc Hội thảo, hội nghị, nhóm làm việc của các
tổ chức quốc tế và khu vực; sau đó đưa ra những đề xuất xây dựng pháp luật
nhằm thực thi các cam kết quốc tế trong các điều ước quốc tế song phương
và đa phương.
 Vụ xây dựng pháp luật.
Vụ Xây dựng pháp luật chịu trách nhiệm soạn thảo và hoặc thẩm định các
dự thảo pháp luật của các Bộ khác hoặc cơ quan Chính phủ khác hoặc của
các Vụ trong Cơ quan Công tố.
Vụ này cũng chịu trách nhiệm chỉnh lý các luật của Brunei. Việc sửa đổi luật
là quá trình liên tục nhằm tránh những thay đổi lớn và xây dựng luật mới
 Vụ Đăng ký.
Vụ đăng ký bao gồm việc đăng ký công ty, nhãn hiệu hàng hoá, sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp và hôn nhân. Chính vì vậy, trách nhiệm chính của nó
là đăng ký như nói ở trên và lưu giữ những thông tin này để công chúng và
Chính phủ sử dụng và giúp ích điều tra. Vụ này cũng đưa ra ý kiến pháp lý

23
cho các Bộ, cơ quan của Chính phủ về những vấn đề lập pháp liên quan tới
việc quản lý đăng ký.
- Toà án.
Toà án của Brunei được điều hành thông qua hệ thống các toà án: Toà Hoàng
gia, Toà cấp cao và Toà phúc thẩm.
Tất cả các toà án đều thụ lý các vụ kiện hình sự và dân sự, phần lớn các vụ kiện
đều được giải quyết tại Toà Hoàng gia ở Bandar Seri Begawan, Kuala Belait,
Tutong và Temburong. Những vụ kiện nghiêm trọng sẽ được giải quyết tại Toà cấp
cao và Toà này cũng có thẩm quyền phúc thẩm các bản án, quyết định của Toà
Hoàng Gia. Toà Phúc thẩm có thẩm quyền phúc thẩm các bản án, quyết định của
Toà cấp dưới và toà cấp cao. Brunei có thoả thuận Anh Quốc nhằm bổ nhiệm các
thẩm phán của Anh vào Toà cấp cao của Brunei và Toà Phúc thẩm. Hội đồng thẩm
phán của Hội đồng Cơ mật ở Luân Đôn có thẩm quyền giải quyết cuối cùng đối
với các vụ kiện dân sự nhưng không có thẩm quyền đó với các vụ kiện hình sự.
Brunei có hệ thống Toà án Hồi giáo riêng biệt áp dụng luật Sharia đối với các vấn
đề liên quan tới hôn nhân gia đình và các vấn đề khác liên quan tới đạo hồi.

Câu 6. Campuchia: giới thiệu tổng quan về chính trị, văn hoá, lịch sử, hình thức
chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước của Campuchia
1. Chính trị
Theo quy định của Hiến pháp, Vương quốc Campuchia thực hiện chính sách trung
lập, không liên kết vĩnh viễn, duy trì hòa bình với các nước láng giềng và các nước
trên thế giới, không xâm lược hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của các nước
khác, giải quyết mọi vấn đề bằng phương pháp hòa bình, không tham gia liên minh
quân đội hoặc hiệp ước quân sự trái với chính sách trung lập .
Campuchia hiện có 57 Đảng chính trị. Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa
Lập pháp, Hành pháp, và Tư pháp
2. Lịch sử
- Lịch sử hình thành : Vương quốc Khmer ra đời vào cuối thế kỷ thứ 9 do người
anh hùng dân tộc JaYavarman II đã thống nhất được đất nước trên lãnh thổ của
Phủ Nam và Chân Lạp trước đây , Kinh đô lúc đó là Angkor. Từ cuối thế kỷ thứ 9
đến thế kỷ 13 Vương quốc Khmer phát triển cực thịnh và đã xây dựng được một số
công trình vĩ đại như Angkor Wat, Angkor Thom... Từ thế kỷ 13 đến đầu thế kỷ 19
các cuộc nội chiến và chinh phục của ngoại bang đã làm cho Vương quốc Khmer
suy yếu.
- Những giai đoạn lịch sử quan trọng :
+ Những thập niên đầu của thế kỷ 19 thực dân pháp vào Đông Dương, năm 1863
Pháp buộc Vua Norodom phải ký Hiệp ước đặt Campuchia dưới sự bảo hộ của
Pháp và đến năm 1884 Campuchia hoàn toàn trở thành thuộc địa của Pháp.

24
+ Năm 1941 Sihanouk lên ngôi đã vận động đấu tranh giành lại nền độc lập cho
Campuchia . Ngày 09/11/1953 Pháp tuyên bố trao trả độc lập cho Campuchia .
Tháng 4/1955 Sihanouk thoái vị nhường ngôi Vua cho cha là Norodom Suramarith
để thành lập Cộng đồng xã hội bình dân . Tổng tuyển cử tháng 9/1955 Cộng đồng
xã hội bình dân đã giành thắng lợi lớn, Sihanouk trở thành Thủ tướng, mọi quyền
lực tập trung vào tay ông. Năm 1960 Quốc vương Norodom Suramarith qua đời,
Sihanouk được Quốc hội bầu làm Quốc trưởng Campuchia.

+ Ngày 18/03/1970 Lon Nol-Siric Matak được sự hậu thuẫn của Mỹ đã đảo chính
Sihanouk và thành lập Cộng hòa Khmer tháng 10/1970. Sihanouk và Hoàng tộc
sang cư trú tại Trung Quốc và sau đó thành lập mặt trận đoàn kết dân tộc
Campuchia ( FUNK ) và Chính phủ đoàn kết dân tộc đoàn kết Campuchia (
GRUNK) đặt trụ sở tại Bắc Kinh - Trung Quốc .

+ Ngày 17/04/1975 Pol Pot lật đổ chế độ cộng hòa của Lon Nol và thành lập nước
Campuchia dân chủ , thực hiện chế độ diệt chủng tàn khốc nhất trong lịch sử của
Campuchia .

+ Ngày 2/12/1978 Mặt trận giải phóng dân tộc Campuchia ra đời do Heng Samrin
làm Chủ tịch, ngày 7/01/1979 với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, mặt
trận giải phóng dân tộc Campuchia đã lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot - Eng Xary,
thành lập nước Cộng hòa nhân dân Campuchia, năm 1989 đổi thành nhà nước
Campuhia.

+ Ngày 23/01/1991 Hiệp định hòa bình Campuchia được ký kết giữa 19 nước và 4
phái của Campuchia tại thủ đô Paris ( Pháp ) . Từ ngày 23 -25/5/1993 tổng tuyển
cử ở Campuchia do Liên Hiệp Quốc tổ chức . Ngày 24/09/1993 Quốc hội mới và
Chính phủ liên hịêp giữa Đảng CPP - FUNCINPEC được thành lập và đổi tên
nước thành Vương quốc Campuchia, Sihanouk lần thứ hai lên ngôi Vua.

+ Ngày 26/07/1998 tổng tuyển cử lần thứ hai, Chính phủ Hoàng gia tiếp tục là
Chính phủ liên hiệp giữa đảng CPP và đảng FUNCINPEC.

+ Ngày 27/7/2003 tổng tuyển cử lần thứ ba, tuy nhiên do bế tắc chính trị kéo dài
nên gần một năm sau, ngày 15/07/2004 Chính phủ liên hiệp nhiệm kỳ 3 giữa đảng
CPP và đảng FUNCINPEC mới được thành lập do Samdech Hun Sen làm Thủ
tướng.

+ Ngày 6/10/2004 Quốc vương Sihanouk tuyên bố thoái vị, ngày 14/10/2004 Hội
25
đồng ngôi Vua bầu Hoàng tử Norodom Sihamoni làm Quốc Vương, ngày
29/10/2004 Quốc Vương Sihamoni chính thức đăng quang.

+ Ngày 27/7/2008 tổng tuyển cử lần thứ 4, kết quả đảng CPP giành 90 ghế, đảng
Samrainsy giành 26 ghế, đảng nhân quyền giành 3 ghế, đảng FUNCINPEC giành 2
ghế và đảng Norodom Ranarith giành 2 ghế trong Quốc hội. Quốc hội nhiệm kỳ 4
khai mạc kỳ họp đầu tiên vào ngày 24/09/2008.

3. Văn hóa
- Phong tục tập quán : Người Campuchia sống kín đáo, giản dị và nhã nhặn, họ
thường chào nhau theo kiểu truyền thống chắp hai tay vào nhau như cầu nguyện ,
đầu hơi cúi. Họ coi trọng gia đình là hạt nhân, trong đó người phụ nữ đóng vai trò
chính, gia đình bên vợ quan trọng hơn gia đình bên chồng. Khi đi dự đám cưới nên
mặc quần áo màu sắc, tránh đen và trắng. Đám cưới thường mời 9 nhà sư đến làm
lễ từ sáng sớm .

- Ẩm thực : Món ăn Khmer có ảnh hưởng ít nhiều bởi món ăn của Ấn Độ và Trung
Hoa để tạo thành một thực đơn đặc trưng. Trước đây bữa ăn tối truyền thống của
người Khmer là ngồi trên sàn nhà quanh 1 cái bàn thấp và nhỏ. Món cari và các
món khác được bày trên bàn cùng với món bắp cải và đậu xanh, thịt rán hay thịt
xiên nướng, cua hay cá. Món canh chua nóng là một phần không thể thiếu trong
bữa cơm của người Khmer được nấu bằng nồi đất và đặt ở giữa bàn. Cơm được xơi
ra đĩa cho mọi người, người Khmer dùng thìa hoặc đũa để gắp thức ăn vào đĩa.
Mỗi người ăn có một bát canh nhỏ riêng được múc ra từ nồi. Đó là kiểu ăn uống
thời xưa mà đến nay cũng không thay đổi nhiều lắm và hầu hết ở các làng quê cách
ăn uống kiểu này vẫn tồn tại.

- Lễ hội : Người Campuchia thường tổ chức một lễ hội theo một chừng mực nào đó
và tập trung các gia đình, bạn bè đi xa một nơi nào đó hoặc ngoài tỉnh thành là điều
bình thường, lễ hội là thời gian tốt nhất để người Khmer đi chơi và mua sắm .
+ Ngày lễ hội lớn nhất trong năm là Bonn Chol Chnam Thmey ( tết đón năm mới )
vào giữa tháng 4 dương lịch. Tết là dịp để các thành viên trong gia đình xum họp
và đi lễ chùa chiền. Vào thời điểm đó các chùa chiềm rất bận rộn để trang hoàng
lại cổng chùa bằng hoa và lá cây dừa, các tượng phật được lau rửa sạch sẽ và mặc
những bộ quần áo casa mới. Các gia đình cùng bạn bè mặc quần áo đẹp nhất đến
chùa để làm lễ và cầu nguyện. Khi đi chùa họ chuẩn bị và mang theo đồ lễ cẩn thận
để dâng như hoa quả, bánh kẹo, cơm, thức ăn và đồ uống. Lễ vật sẽ thay đổi tùy
theo năm 12 con giáp ( giống như năm con vật tương ứng 12 con giáp của Trung
Hoa).

26
+ Ngày hội tín ngưỡng quan trọng khác là ngày Bonn Phchum Ben thường diễn ra
vào khoảng gần cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 hàng năm. Theo phong tục truyền
thống, mọi gia đình đều tin rằng đi lễ 7 chùa khác nhau để tỏ lòng kính trọng tổ
tiên, nếu không sẽ phải gánh chịu những điều không may mắn trong năm tới.

+ Lễ hội bơi thuyền ( Bonn Oum Tuk ) diễn ra từ ngày 14,15,16/11 hàng năm vào
dịp trăng tròn, đây là một trong những lễ hội lớn theo phong tục truyền thống của
người Khmer, báo hiệu chấm dứt mùa mưa, khởi đầu mùa khô vào chào đón sự
thay đổi dòng chảy từ sông Tonlesap chảy ra sông Mêkông.
4. Hình thức chính thể: Campuchia là quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến
5. Hình thức cấu trúc nhà nước: nhà nước đơn nhất
6. Tổ chức bộ máy nhà nước
- Đứng đầu nhà nước là Vua. Vua là biểu tượng của sự đoàn kết và thống nhất dân
tộc. Vua Campuchia trị vì nhưng không nắm quyền. Vua làm quốc trưởng suốt đời.
Không ai có thể phế truất được vua. Vua là người đảm bảo độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của vương quốc Campuchia, là người đảm bảo tôn trọng quyền
và tự do của công dân và tôn trọng hiệp ước quốc tế. Nhà vua không có quyền cử
người trị vì kế tục. Nhà vua có quyền bổ nhiệm thủ tướng và nội các. Theo đề nghị
của nội các, vua ký sắc lệnh bổ nhiệm thay đổi hoặc bãi miễn quan chức dân sự,
quân sự và đại sứ hoặc đại biện đặc mệnh toàn quyền. Theo đề nghị của Hội đồng
thẩm phán, Vua ký sắc lệnh bổ nhiệm, thay đổi hoặc bãi miễn thẩm phán toà án.
Nhà vua là Tổng chỉ huy tối cao quân đội Hoàng gia Campuchia. Vua làm chủ tịch
Hội đồng quốc phòng sẽ được thành lập do một luật quy định. Vua ban bố tình
trạng chiến tranh sau khi được Quốc hội thông qua. Vua ký sắc lệnh ban hành Hiến
pháp và các luật đã được Quốc hội thông qua và ký các sắc lệnh khác theo đề nghị
của Nội các.
Vợ của Vua có cương vị là Hoàng hậu của vương quốc Campuchia. Hoàng hậu
vương quốc Campuchia không có quyền làm chính trị, đảm nhận chức vụ lãnh đạo
Nhà nước, chính phủ, chính quyền hoặc chính trị. Hoàng hậu chỉ hoạt động nhằm
phục vụ lợi ích xã hội, nhân đạo, tôn giáo và giúp vua trong nghi lễ ngoại giao.
- Hội đồng ngôi vua gồm: Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, hai vị thượng toạ của hai
phái đại, tiểu thừa, Phó chủ tịch thứ nhất và phó chủ tịch thứ hai Quốc hội.
- Lập pháp : Lưỡng viện
+ Thượng viện : Gồm 61 đại biểu (2 đại biểu do Quốc vương và 2 đại biểu do
Quốc hội chỉ định, còn 57 đại biểu do bầu), nhiệm kỳ của Thượng viện là 5 năm
+ Quốc hội : gồm 123 đại biểu, bầu theo chế độ phổ thông đầu phiếu.

Quốc hội là tổ chức duy nhất có quyền lập pháp

27
 Thông qua ngân sách quốc gia, kế hoạch nhà nước, thông qua việc cho nhà
nước vay tiền, hoặc việc nhà nước cho vay tiền; mọi cam kết về tài chính, việc đề
ra, sửa đổi hoặc huỷ bỏ thuế.
 Thông qua, tán thành hoặc huỷ bỏ hiệp ước, hiệp định quốc tế.
 Có quyền đề xuất luật.
 Quốc hội có quyền phế truất thành viên nội các hoặc bãi nhiệm chính phủ
với sự kết tội được 2/3 tổng số đại biểu quốc hội tán thành. Các bản kết tội chính
phủ được ít nhất 30 đại biểu quốc hội đưa ra mới được quốc hội xem xét.
 Quốc hội có quyền chất vất chính phủ. Những chất vấn này phải được viết
bằng văn bản gửi cho Chủ tịch quốc hội. Trả lời chất vấn có thể do một hoặc nhiều
bộ trưởng có liên quan đến trách nhiệm. Nếu vấn đề có liên quan đến chính sách
chung của chính phủ thì thủ tướng phải trực tiếp trả lời. Trả lời của bộ trưởng hoặc
thủ tướng có thể trực tiếp bằng miệng hoặc bằng văn bản. Trả lời trên phải được
tiến hành trong thời gian 7 ngày kể từ khi nhận được chất vấn.
 Giám sát việc thi hành pháp luật.

- Hành pháp : Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng và một số Phó Thủ tướng, nội
các thành viên Hội đồng Bộ trưởng do Vua ký sắc lệnh bổ nhiệm.
Các thành viên trong chính phủ chịu trách nhiệm chung trước quốc hội về chính
sách chung của chính phủ. Mỗi người chịu trách nhiệm riêng đối với thủ tướng và
quốc hội về công việc mình đảm nhiệm.
- Tư pháp : Gồm Hội đồng thẩm phán tối cao, Tòa án tối cao và các Tòa án địa
phương .
Quyền lực của toà án là quyền lực độc lập. Quyền lực toà án nhằm đảm bảo sự
công minh và bảo vệ quyền tự do của công dân.
Thẩm phán không thể bị cách chức, nhưng hội đồng thẩm phán quyết định kỷ luật
đối với thẩm phán nếu hành động sai.
Hội đồng thẩm phán đặt dưới sự chỉ đạo của nhà Vua. Vua có thể cử một đại diện
của mình làm chủ tịch Hội đồng thẩm phán. Hội đồng thẩm phán đề nghị Vua bổ
nhiệm thẩm phán và các chánh án toà án.
Trong việc thi hành kỷ luật đối với thẩm phán và chánh án, hội đồng thẩm phán
phải họp dưới sự chủ toạ của chánh án toà án tối cao hoặc tổng thanh tra bên cạnh
toà án tối cao tuỳ thuộc liên quan đến thẩm phán hoặc thanh tra thẩm phán.
- Chính quyền địa phương: Lãnh thổ của vương quốc Campuchia được chia thành
tỉnh và thành phố. Tỉnh được chia thành huyện. Huyện được chia thành xã. Thành
phố được chia thành quận. Quận được chia thành phường.

28
Câu 7 Indonesia: giới thiệu tổng quan về về chính trị, văn hóa, lịch sử, hình
thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước.
1.Chính trị:
Thể chế chính trị: Cộng hòa.

Hiến pháp: Hiến pháp đầu tiên ra đời tháng 8-1945, sửa đổi vào các năm 2001 và
năm 2002.

Cơ quan hành pháp: Nguyên thủ Quốc gia và Chính phủ: Tổng thống.

Cơ quan lập pháp: Hội đồng đại biểu nhân dân (DPR) (tức Hạ viện): 550 thành
viên; Hội đồng đại biểu địa phương (DPD) (tức Thượng viện): 128 thành viên.

DPR và DPD hợp thành Hội đồng hiệp thương nhân dân (MPR), cơ quan quyền
lực cao nhất của Indonesia.

Cơ quan tư pháp: Gồm Tòa án hiến pháp, Tòa án tối cao, Tổng chưởng lý và Ủy
ban kiểm toán tối cao.

Chế độ bầu cử: Phổ thông đầu phiếu, cử tri từ 17 tuổi trở lên.
2. Văn hóa
Indonesia có khoảng 300 nhóm sắc tộc, mỗi nhóm có văn hóa khác biệt và đã phát
triển qua nhiều thế kỷ, với ảnh hưởng từ Ấn Độ, Arập, Trung Quốc, Malaysia và
châu Âu.

Ví dụ, các điệu múa truyền thống Java và Bali chứa đựng các yếu tố văn hóa và
thần thoại trong văn hóa Hindu, wayang kulit (rối bóng) cũng tương tự.

Những loại vải dệt như batik, ikat và songket được sản xuất trên khắp đất nước
Indonesia nhưng theo kiểu cách khác biệt tùy theo vùng.

Các môn thể thao thông dụng tại Indonesia là bóng bàn và bóng đá; Liga Indonesia
là giải vô địch cấp cao nhất của các câu lạc bộ bóng đá tại Indonesia.Môn thể thao
truyền thống gồm sepak takraw, và chạy đấu bò tại Madura.

Tại các vùng có lịch sử chiến tranh giữa các bộ tộc, những cuộc thi đánh trận giả
thường được tổ chức, như caci tại Flores, và pasola tại Sumba.Pencak Silat là một
môn võ Indonesia. Các môn thể thao tại Indonesia nói chung thường dành cho phái
nam và các khán giả cũng thường tham gia vào hoạt động cá cược.

29
Âm nhạc truyền thống Indonesia gồm gamelan và keroncong.Dangdut là một thể
loại nhạc pop đương đại phổ thông có ảnh hưởng từ âm nhạc dân gian Arập, Ấn
Độ và Malaysia.

Công nghiệp điện ảnh Indonesia phát triển mạnh trong thập niên 1980 và chiếm
hầu hết các rạp chiếu bóng, dù tới đầu thập niên 1990 nó bắt đầu hơi suy giảm. Từ
năm 2000 tới năm 2005, số lượng phim Indonesia được phát hành hàng năm đã
liên tục tăng lên.
3.lịch sử
Thời trung cổ, trên quần đảo này đã xuất hiện những vương quốc hùng mạnh như
Vương quốc Magiapahit. Từ cuối thế kỷ XVI, thực dân Hà Lan xâm lược
Indonesia.

Từ năm 1811, Anh tìm cách xâm chiếm Indonesia. Năm 1824, Anh và Hà Lan
thỏa thuận về việc phân chia thuộc địa ở Đông Nam Á, theo đó Hà Lan cai trị
Indonesia.

Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, phát xít Nhật chiếm đóng Indonesia.Ngày
17-8-1945, Indonesia tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hòa Indonesia.
4 Hình thức chính thể
Inddoneexia theo thể chế cộng hòa với bộ máy lập pháp và tổng thống do dân
bầu.Indonesia là một nước cộng hòa với một hệ thống tổng thống. Với tư cách
một quốc gia đơn nhất, quyền lực tập trung trong tay chính phủ trung ương.
Sau cuộc từ chức của Tổng thống Suharto năm 1998, chính trị Indonesia và các cơ
cấu chính phủ đã trải qua những cuộc cải cách lớn. Bốn sửa đổi đã được tiến hành
với Hiến pháp Indonesia năm 1945 sắp xếp lại các nhánh hành pháp, lập pháp,
và tư pháp. Tổng thống Indonesia là lãnh đạo quốc gia, tổng tư lệnh các Lực lượng
Vũ trang Indonesia, và là người chịu trách nhiệm quản lý nhà nước, lập chính sách
cùng quan hệ đối ngoại. Tổng thống chỉ định một hội đồng bộ trưởng, các thành
viên của hội đồng không buộc phải là các thành viên được bầu của nghị
viện.Cuộc bầu cử tổng thống năm 2004 là cuộc bầu cử đầu tiên dân chúng được
trực tiếp bầu ra tổng thống và phó tổng thống. Tổng thống có thể phục vụ tối đa hai
nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp.
Cơ quan đại diện cao nhất ở cấp quốc gia là Hội nghị Hiệp thương Nhân
dân (MPR).Các chức năng chính của cơ quan này là hỗ trợ và sửa đổi hiến pháp,
chứng nhận tổng thống nhậm chức, chính thức hoá các khuôn khổ của chính sách
quốc gia.Cơ quan này có quyền buộc tội tổng thống. MPR gồm hai viện; Hội đồng
Đại biểu Nhân dân (DPR), với 550 thành viên, và Hội đồng Đại biểu Vùng(DPD),
với 128 thành viên. DPR thông qua các luật và giám sát nhánh hành pháp; các
thành viên thuộc các đảng chính trị được bầu với nhiệm kỳ 5 năm theo đại diện tỷ
30
lệ. Những cải cách từ năm 1998 đã làm tăng đáng kể vai trò của DPR trong việc
điều hành quốc gia. DPD hiện là một cơ quan mới chịu trách nhiệm quản lý khu
vực.
Đa số các tranh chấp dân sự đều được đưa ra trước Tòa Nhà nước; các vụ phúc
thẩm được xử tại Tòa Cấp cao. Tòa án Tối cao là tòa cấp cao nhất của nhà nước, và
đưa ra phán quyết cuối cùng về các vụ phúc thẩm sau khi đã xem xét lại vụ việc.
Các tòa khác gồm Tòa Thương mại, xử các vụ phá sản và mất khả năng thanh toán,
một Tòa án Hành chính Quốc gia xử các vụ về luật hành chính chống lại chính
phủ; một Tòa án Hiến pháp xử các vụ về tính hợp pháp của pháp luật, các cuộc bầu
cử, giải tán các đảng chính trị, và phạm vi quyền lực của các định chế nhà nước; và
một Tòa án Tôn giáo để xử các vụ án tôn giáo riêng biệt.

Câu 8..bộ máy nhà nước và pháp luật Indonesia


Hệ thống pháp luật của Indonesia rất phức tạp vì nó chịu ảnh hưởng bởi truyền
thống pháp luật án lệ (common law), truyền thống pháp luật dân sự (civil law) và
truyền thống pháp luật Indonesia. Bộ máy Nhà nước của Indonesia được tổ chức
theo mô hình cộng hoà tổng thống, có sự phân chia giữa quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Các cơ quan pháp luật của Indonesia bao gồm: Bộ Tư pháp và
nhân quyền, Cơ quan Cải cách pháp luật, Cơ quan Công tố và Toà án.
1. Bộ Tư pháp và nhân quyền.
Bộ Tư pháp và nhân quyền của Indonesia có những chức năng thúc đẩy việc thực
thi luật pháp và quyền con người; Nghiên cứu và áp dụng các nghiên cứu trong
việc giáo dục, đào tạo và thực thi các quy định được ban hành để thực hiện các
chính sách trong lĩnh vực pháp luật và quyền con người.
Để thực hiện những chức năng trên, Bộ Tư pháp và nhân quyền Indonesia có các
thẩm quyền như sau:
- Ban hành các chính sách hỗ trợ cho phát triển ở cấp vĩ mô;
- Xây dựng kế hoạch quốc gia trong lĩnh vực mình phụ trách;
- Ban hành các điều kiện công nhận các cơ sở giáo dục và các chứng chỉ nghề
nghiệp, chuyên môn và các điều kiện nghề nghiệp;
- Đảm bảo sự tuân thủ các điều ước hoặc hiệp định quốc tế được ký kết với danh
nghĩa Nhà nước;
- Ban hành các chính sách liên quan đến hệ thống thông tin quốc gia;
- Xây dựng pháp luật;
- Ban hành pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ;
- Giám sát hoạt động nhập cảnh, công chứng, giam giữ; sung công quỹ hàng hoá,
tịch thu hàng hoá, những vấn đề liên quan đến toà án, đăng ký uỷ thác, thay đổi

31
tên, thừa kế, phá sản, các vấn đề về hiến pháp và công dân; các vấn đề về ân xá;
bảo vệ và thực thi các quyền con người.
Bộ Tư pháp và nhân quyền Indonesia có cơ cấu tổ chức như sau:
- Bộ trưởng
- Tổng thư ký
- Vụ Pháp luật
- Vụ Pháp luật hành chính công
- Vụ về các chế tài
- Vụ Nhập cảnh
- Vụ Sở hữu trí tuệ
- Vụ Hành chính Tư pháp Nhà nước và Các cơ quan toà án
- Vụ Nhân quyền
- Ban Thanh tra
- Cơ quan Phát triển Luật Quốc gia
- Cơ quan Nghiên cứu và phát triển Nhân quyền
- Bộ phận Kinh tế và quan hệ quốc tế
- Bộ phận Chính sách, các vấn đề xã hội và an ninh
- Bộ phận Luật và Luật Môi trường
- Bộ phận Phát triển Văn hoá Pháp lý
- Bộ phận phụ trách về các vấn đề vi phạm nhân quyền.
2. Cơ quan Cải cách pháp luật.
Cơ quan cải cách pháp luật là cơ quan có nhiệm vụ giám sát cải cách và xây dựng
luật quốc gia. Cơ quan này có các chức năng sau:
- Ban hành và thực thi các chính sách trong lĩnh vực Cải cách Pháp luật Quốc gia;
- Ban hành các tiêu chuẩn, hướng dẫn, tiêu chí và các thủ tục liên quan đến lĩnh
vực Cải cách pháp luật;
- Cải cách và phát triển Hệ thống Pháp luật Quốc gia;
- Phối hợp thực hiện kế hoạch phát triển Pháp luật quốc gia và chương trình Luật
quốc gia;
- Cải cách, hướng dẫn và đảm bảo sự phối hợp và hợp tác trong việc phổ biến pháp
luật
- Tổ chức các hoạt động nâng cao văn hoá pháp lý;
- Cải cách và phát triển hệ thống thông tin, tài liệu pháp luật và Thư viện luật.
3. Cơ quan Công tố của Indonesia.
Cơ quan công tố của nước Cộng hoà Indonesia là cơ quan của Chính phủ thực
hiện quyền lực Nhà nước trong lĩnh vực truy tố và tham gia xây dựng pháp luật.
Cơ quan công tố có những nhiệm vụ và thẩm quyền như sau:
- Trong các vụ hình sự, cơ quan công tố có nhiệm vụ và thẩm quyền: Thực hiện
truy tố trong các vụ hình sự; đảm bảo thực thi quyết định của thẩm phán và

32
của toà án; hoàn thiện các điều tra bổ sung có tham vấn với các quan điều tra trước
khi trình cho toà.
- Trong các vụ về hành chính nhà nước và tư nhân, cơ quan công tố với thẩm
quyền đặc biệt có thể thực hiện các biện pháp trong hoặc ngoài toà với tư cách Nhà
nước hoặc Chính phủ;
- Đối với các lợi ích chung về tăng cường nhận thức về pháp luật chung, đảm bảo
việc thực thi pháp luật, đảm bảo lưu thông của các ấn phẩm, quản lý các giáo phái
tôn giáo mà có thể tác động nguy hại đến xã hội và Nhà nước, thực hiện các biện
pháp ngăn chặn sự lạm dụng hoặc ngược đãi tôn giáo, thực hiện nghiên cứu về
phát triển pháp luật và thống kê tội phạm.
4. Hệ thống Toà án.
Hệ thống Toà án của Indonesia dựa trên cơ sở truyền thống dân luật, vì vậy các
Toà án của Indonesia trong quá trình xét xử không áp dụng tiền lệ như các nước
theo truyền thống án lệ của Đông Nam á.
Hầu hết các tranh chấp được xét xử sơ thẩm tại Toà án Nhà nước (State Court,
Pengadilan Negeri). ở Indonesia, Toà án Nhà nước được chia thành: ToàHình
sự, Toà Tư và Toà Vị thành niên. Phúc thẩm của Toà án Nhà nước được đưa lên
Toà án cấp cao (Pengadilan Tinggi), có khoảng 20 Toà án cấp cao tại Indonesia.
Toà án tối cao ở Jakata có thẩm quyền phúc thẩm các bản án, quyết định của Toà
án cấp cao và một số bản án quyết định của Toà án Nhà nước. Xét xử của Toà án
tối cao là quyết định cuối cùng. Ngoài ra, ở Indonesia có những Toà án chuyên biệt
như: Toà Hiến pháp, Toà Thương mại, Toà Tôn giáo, Toà Quân sự, Toà Hành
chính Nhà nước, Toà Nhân quyền.

Câu 9. Lào: giới thiệu tổng quan về về chính trị, văn hóa, lịch sử, hình thức chính
thể, hình thức cấu trúc nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước Lào
Tl:
1. tổng quan về chính trị, văn hóa, lịch sử
1. Tên nước: Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
2. Thủ đô: Viêng-chăn
3. Địa lý hành chính: Phía Bắc giáp Trung Quốc 416 km đường biên;
Tây Bắc giáp Mi-an-ma 230 km; Tây Nam giáp Thái Lan 1.730 km; Nam giáp
Campuchia 492 km và phía Đông giáp Việt Nam 2.067 km đường biên
4. Diện tích: 236.800 km 2
5. Dân số: 6.320.000 người (số liệu năm 2009).

33
6. Dân tộc: Lào có 49 dân tộc, có những dân tộc gồm nhiều nhánh tộc và
được chia thành 04 nhóm ngôn ngữ: nhóm ngôn ngữ Lào-Thái, nhóm ngôn ngữ
Mon-Khơ Me, nhóm ngôn ngữ Mông-Dao, nhóm ngôn ngữ Hán-Tây Tạng
7. Địa lý hành chính: Lào có 16 tỉnh, 1 thành phố (Thủ đô Viêng-chăn)
8. Khí hậu: Lục địa, chia làm hai mùa là mùa khô (từ tháng 11 đến tháng
6) và mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11).
9. Tôn giáo: Đạo Phật chiếm 85%
10. Ngôn ngữ: Tiếng Lào
11. Ngày Quốc khánh: 02/12/1975
12. Ngày Độc lập: 12/10/1945
13. Thể chế chính trị:
1. Lào đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ
Nhân dân, tạo tiền đề để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
2. Chế độ một đảng; Đảng NDCM Lào lãnh đạo toàn diện; Quốc hội
do dân bầu, nhiệm kỳ 5 năm; Chính phủ có 15 Bộ và cơ quan ngang Bộ;
3. Phân chia địa phương, lãnh thổ và địa giới hành chính: cả nước có
16 đơn vị hành chính cấp tỉnh và Thủ đô Viêng-chăn.
+ Từ Đại hội IV (1986) Đảng NDCM Lào đã đề ra đường lối đổi
mới, cụ thể hóa và bắt tay thực hiện. Đại hội V (1991) tiếp tục hoàn thiện
đường lối đổi mới với chủ trương tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ Dân
chủ nhân dân, từng bước tiến tới mục tiêu XHCN. Đại hội VI (1996) tổng
kết 5 bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 10 năm lãnh đạo thực hiện đổi
mới và đánh giá đó là thành quả lịch sử quan trọng. Đại hội VII (2001) đã
triển khai đường lối đổi mới thành chiến lược phát triển đất nước đến năm
2020; đề ra chỉ tiêu phấn đấu khắc phục tình trạng đói nghèo, đưa đất nước
thoát khỏi tình trạng chậm phát triển. Đại hội VIII (3/2006) tiếp tục khẳng
định hai nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ và xây dựng Tổ quốc và đường lối
đổi mới để phát triển đất nước vững chắc hơn, đưa Lào ra khỏi tình trạng
kém phát triển, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, hướng tới CNXH"
Cụ thẻ hơn:
1. Lịch sử.

34
Lịch sử của Lào trước thế kỷ 14 gắn liền với sự thống trị của vương quốc
Nam triều. Mãi cho đến thế kỷ 13, lãnh thổ nước Lào hiện nay vẫn thuộc về đế
chế Khmer, rồi đến vương quốc Sukhothai.

Vào thế kỷ 14, vua Phà ngừm lên ngôi đổi tên nước thành Lan Xang.
Trong nhiều thế kỷ tiếp theo, Lào nhiều lân phải chống các cuộc xâm lược của
Miến Điện và Xiêm. Đến thế kỷ 18, Thái Lan giành quyền kiểm soát trên một
số tiểu vương còn lại.

Các lãnh thổ này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Pháp trong thế kỷ 19
và bị sáp nhập vào Liên bang Đông Dương vào năm 1983. Trong thế chiến thứ
hai, Pháp bị Nhật thay chân ở Đông Dương. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng
Minh, Lào tuyên bố độc lập. đầu năm 1946 Pháp quay lại xâm lược Lào. Năm
1949 quốc gia này nằm dưới sự lãnh đạo của Sisavang Vong và mang tên
Vương quốc Lào. Tháng 7 năm 1954, Pháp ký Hiệp ước Gernever, công nhận
nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Lào. Ngày 2 tháng 12 năm 1975, Đại hội
đại biểu nhân dân toàn quốc Lào quyết định xóa bỏ chế độ quân chủ, thành lập
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Lào là thành viên Liên hợp quốc từ ngày 14 tháng 12 năm 1955. Những
năm cuối thập niên 1980, Lào thực hiện chính sách nới lỏng kiểm soát kinh tế.
Năm 1997 quốc gia này gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hiện
nay quan hệ với Việt Nam vẫn là cơ bản trong chính sách đối ngoại của Lào.

2. Địa lý.

Lào là một quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không tiếp giáp biển. Lào
giáp Trung Quốc ở phía bắc với đường biên giới dài 505 km; giáp Campuchia
ỏa phía nam với đường biên giới dài 535 km; giáp với Việt Nam ở phía dống
với đường biên giới dài 2069 km ; giáp với Myanma ở phía bắc với đường biên
giới dài 263 km; giáp với Thái Lan ở phía Tây với đường biên giới dài 1835
km.

Địa thế đất Lào có nhiều núi non bao phủ rừng xanh; đỉnh cao nhất là
Phou Bia cao 2.817 m. diện tích còn lại là bình nguyên và cao nguyên, sông Mê
Kông chảy dọc gần hết biên giới phía tây, giáp với Thái Lan, trong khi đó dãy
Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông giáp với Việt Nam.

35
Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới của khu vực gió mùa với hai
mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11,
tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Thủ đô và thành phố lớn nhất của Lào là Viêng chăn, các thành phố lớn
khác là : Louang phrabang, Savannakhet và Pakse.

Lào cũng là quốc gia có nhiều động vật quý hiếm trên thế giới sinh sống,
nổi bật nhất là hổ, voi, bò tót khổng lồ.

3. Chính trị.

Đảng chính trị duy nhất ở Lào là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Người
đứng đầu Nhà nước là chủ tịch nước được Quốc hội cử ra có nhiệm kỳ 5 năm.
Người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Chính phủ được chủ tịch nước đề cử
và Quốc hội thông qua. Đường lối chính sách của chính phủ do Đảng lãnh đạo
thông qua 9 ủy viên Bộ chính trị và 49 ủy viên Trung ương đảng. Các quyết
sách quan trọng của chính phủ do Hội đồng bộ trưởng biểu quyết thông qua.

Lào thông qua hiến pháp mới năm 1991. Trong năm sau đó đã diễn ra bầu
cử Quốc hội với 85 đại biều. Các thành viên quốc hội được bầu bằng bỏ phiếu
kín. Quốc hội do cuộc bầu cử năm 1997 tăng lên thành 99 đại biều đã thông qua
các đạo luật mới mặc dù cơ quan hành pháp vẫn giữ quyền phát hành các sắc
lệnh liên quan. Cuộc bầu cử gần đây nhất diễn ra tháng 2 năm 2002 với 109 đại
biểu.

4. Kinh tế.

Lào là nước nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển và chủ
yếu là đồi núi trong đó 47% diện tích là rừng. có một số đồng bằng nhỏ ở vùng
thung lũng sông Mê Kông và các phụ lưu như Viêng chăn, Champasack…45%
dân sống ở vùng núi. Lào có diện tích đất canh tác nông nghiệp với 85% dân số
sống bằng nghề nông.

5. Hành chính.

Lào áp dụng một hệ thống hành chính bốn cấp gồm cấp trung ương và
cấp địa phương. Cấp địa phương cao nhất là tỉnh có 17 đơn vị và thành phố
Viêng chăn. Cấp địa phương cấp hai là các cấp quận, huyện, thị xã. Tiếp theo là
cấp cụm bản. Cấp địa phương thấp nhất là bản.
36
6. Dân cư.

Khoảng 60% dân cư là dân tộc Lào theo nghĩa hẹp, nhóm cư dân thống
lĩnh trong chính trị, văn hóa sinh sống ở các khu vực đất thấp.

Tôn giáo chính là phật giáo Theravada, cùng với những điểm chung về
thờ cúng linh vật trong các bộ lạc miền núi là sự tồn tại của một cách hòa bình
của thờ cúng tinh thần. Có một số ít người theo đạo Kito và đạo Hồi.

7. Văn hóa.

Nền văn hóa chịu ảnh hưởng nặng của Phật giáo Thượng tọa bộ. Sự ảnh
hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ thuật, văn học và nghệ thuật
biểu diễn của Lào.
Âm nhạc:
Âm nhạc của Lào ảnh hưởng lớn của các nhạc cụ dân tộc như kèn (một
dạng của ống tre. Một dàn nhạc (mor lam) điển hình bao gồm người thổi khèn
(mor khaen) cùng với biểu diễn múa bởi nghệ sĩ khác. Múa Lăm vông (Lam
saravane) là thể loại phổ biến nhất của âm nhạc Lào, những người Lào ở Thái
Lan đã phát triển và phổ biến rộng rãi trên thế giới gọi là mor lam sing.
Lễ hội:
Lễ hội ở Lào hay được gọi là Bun. Nghĩa đúng của Bun là phước. Làm
Bun nghĩa là làm phước để được phước. Cũng như các nước trong khu vực
Đông Nam Á, lễ hội tại đất nước Lào cũng chia làm 2 phần, phần lễ và phần
hội. Lào là xứ sở của lễ hội, tháng nào trong năm cũng có. Mỗi năm có 4 lần
tết: Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán (như ở một số nước Á Đông), Tết
Lào (Bun PiMay vào tháng 4) và Tết H'mong (tháng 12). Ngoài ra còn các lễ
hội: Bun PhaVet (Phật hóa thân) vào tháng 1; Bun VisakhaPuya (Phật Đản) vào
tháng 4; Bun BangPhay (pháo thăng thiên) vào tháng 5; Bun Khao
PhanSa (mùa chay) vào tháng 7; Bun Khao Padapdin (tưởng nhớ người đã mất)
vào tháng 9; Bun Suanghua (đua thuyền) vào tháng 10.
Ẩm thực:
Ẩm thực Lào mang phong cách tương tự các quốc gia láng giềng
là Campuchia và Thái Lan: cay, chua và ngọt. Tuy nhiên, ẩm thực lại mang
những phong cách đặc trưng rất riêng.

37
Giao thông: giao thông Lào được xem tương đối tốt, tại các thành phố
lớn, giao thông rất thuận tiện. Người Lào tại vùng thủ đô đều sử dụng xe hơi do
giá nhập khẩu rẻ, người làm công chức được cấp xe nên lượng xe 4 bánh tại các
thành phố lớn rất nhiều. Xe máy hầu như rất ít và không có, xe đạp cũng hiếm
thấy ngay tại thủ đô.
Đường xá hầu hết là đường 2 chiều, tại các ngã tư đèn xanh là đèn một
hướng và không cho phép hướng đối diện chạy. Đèn bộ hành cũng như đèn cho
xe chạy đều là đèn một hướng.

Truyền thông:

Tất cả báo chí đều được phát hành bởi chính quyền, kể cả hai tờ báo tiếng
nước ngoài là tờVientiane Times bằng tiếng Anh và tờ Le
Renovateur bằng tiếng Pháp.

Khao San Pathet Lao là hãng thông tấn chính thức, phát hành các bản tin
với phiên bản tiếng Anh và tiếng Pháp. Lào hiện có 9 nhật báo, 90 tạp chí, 43
trậm phát thanh và 32 trạm truyền hình hoạt động trên khắp cả nước.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng mở trạm phát thành FM tại thủ đô Viêng
Chăn để phát các chương trình của Đài Phát thanh Quốc tế Trung
Quốc bằng tiếng Trung, tiếng Lào và tiếng Anh.

Việc sử dụng Internet chủ yếu chỉ thông dụng ở khu vự đô thị lớn và đặc
biệt phổ biến trong giới trẻ.
Tôn giáo:
Hầu hết dân chúng Lào theo Phật giáo Nam Tông. Người Ki tô
giáo và Tin Lành chiếm khoảng 2% dân số. Các nhóm thiểu số tôn giáo khác
bao gồm những người thực hành đức tin Bahá'í, Hồi giáo, Phật giáo Đại thừa,
và Nho giáo. Một số lượng rất nhỏ người dân không theo tôn giáo nào.

Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước (LFNC) chịu trách nhiệm về các vấn đề
tôn giáo trong nước và tất cả các tổ chức tôn giáo ở Lào phải đăng ký với tổ
chức này.
Hiến pháp Lào quy định tự do tôn giáo, tuy nhiên trong thực tế chính phủ
hạn chế các quyền này. Một số quan chức chính phủ bị cáo bưộc vi phạm tự do
tôn giáo của công dân

38
2. hành chính:
Lào áp dụng một hệ thống hành chính bốn cấp gồm cấp trung ương và ba
cấp địa phương. Cấp địa phương cao nhất là tỉnh có 17 đơn vị và thành phố Viêng
Chăn. Cấp địa phương cấp hai là các quận, huyện, thị xã. Tiếp theo là cấp Cụm bản
(thay cho cấp xã trước đây). Cấp địa phương thấp nhất là bản.
Thủ đô: Viêng Chăn
Phía Bắc giáp Trung Quốc 416 km đường biên; Tây Bắc giáp Mi-an-ma 230
km; Tây Nam giáp Thái Lan 1.730 km; Nam giáp Campuchia 492 km và phía
Đông giáp Việt Nam 2.067 km đường biên.
Các tỉnh: Attapeu - Bokeo - Borikhamxay - Champasack - Huaphanh -
Khammuane - Luangnamtha - Luangprabang - Oudomxay -Phongsaly - Saravane -
Savannakhet - Viêng Chăn - Xayabury - Sekong - Xiengkhuang - Xaisomboun

 Thành phố: Viêng Chăn (thủ đô), Luangprabang (thành phố)


 Thị xã: Attapeu, Ban Houayxay, Bounneua, Hat Dokeo, Luang
Namtha, Nam
Thane, Napheng, Oudomxay, Paklay, Pakse,Paksong, Phongsali, Phonhong, Ph
onsavan, Salavan, Savannakhet (Kaysone
Phomvihane), Sayaboury, Seno, Thakhek,Thangone, Vang Vieng, Viengsay.

3. Hệ thống chính quyền và bộ máy hành chính.

1. Hiến pháp.

Hiến pháp chế độ quân chủ đầu tiên của Lào do Pháp viết được ban hành
vào ngày 11 tháng 5 năm 1947 trong đó tuyên bố Lào là một nhà nước độc lập
trong Liên hiệp Pháp. Hiến pháp sửa đổi ngày 11 tháng 5 năm 1957, bỏ qua
tham chiếu đến Liên Hiệp Pháp dù còn quan hệ chặt chẽ về giáo dục, y tế và kỹ
thuật với sức mạnh thực dân cũ vẫn còn. Văn kiện năm 1957 được bãi bỏ vào
ngày 3 tháng 12 năm 1975 khi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thành
lập. Một hiến pháp mới được thông qua vào năm 1991 đã ghi nhận vai trò chủ
đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Năm 1992, Lào tổ chức cuộc bầu cử
85 ghế trong Quốc hội mới với các thành viên được bầu bằng phương thức bỏ
phiếu kín nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội này chủ yếu đóng vai trò tán thành các
39
nghị quyết của Đảng Nhân Dân Cách mạng Lào, phê duyệt tất cả các luật lệ
mới.

2. Người đứng đầu Nhà nước.

Ở Lào, người đứng đầu Nhà nước là Chủ tịch nước, được Quốc hội cử ra
có nhiệm kỳ 5 năm. Thủ tướng và Hội đông Bộ trưởng được Chủ tịch nước bổ
nhiệm và sự chấp thuận của Quốc hội với nhiệm kỳ 5 năm. Ngoài ra còn có bốn
Phó Thủ tướng.

3. Cơ cấu chính phủ.

Người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Chính phủ được chủ tịch nước
đề cử và Quốc hội thông qua. Đường lối chính sách của chính phủ do Đảng lãnh
đạo thông qua 9 ủy viên Bộ chính trị và 49 ủy viên Trung ương đảng. các quyết
sách quan trọng của chính phủ do Hội đồng bộ trưởng biểu quyết thông qua.

Cơ cấu của Chính phủ gồm có 21 bộ, cơ quan ngang bộ (18 bộ và 3 cơ


quan ngang bộ); trong đó có 4 bộ mới (Bộ Nội vụ; Bộ Bưu chính, Viễn thông
và truyền tin; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Trong đó có 4 bộ và 1 cơ quan ngang bộ mới thành lập, so với cơ cấu bộ máy
Chính phủ khoá trước chỉ là 14 bộ và 2 cơ quan ngang bộ. Đến cuối năm 2013,
bộ máy tổ chức của các bộ, ngành đã tiếp tục cải cách và số lượng các cục/vụ đã
tăng lên tới 317 vụ.

4. Hệ thống tư pháp.

Chánh án Tào án nhân dân tối cao được Quốc hội bầu theo đề nghị của
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Phó Chánh án Tòa án Tòa án Nhân dân tối cao và
các thẩm phán được sự bổ nhiệm của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Câu 10: Malaysia: giới thiệu tổng quan về về chính trị, văn hóa, lịch sử, hình thức
chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước Malaysia, khái
quát hệ thống pháp luật Malaysia.
Trả lời
 Tổng quan về chính trị

40
Quyền lập pháp được phân chia giữa các cơ quan lập pháp liên bang và
bang. Nghị viện liên bang của Malaysia bao gồm hạ viện và thượng viện. [Hạ
viện gồm có 222 thành viên, được bầu với nhiệm kỳ tối đa là 5 năm từ các
khu vực bầu cử một ghế. Toàn bộ 70 thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 3 năm; 26
người được 13 quốc hội bang tuyển chọn, 44 người được Quốc vương bổ
nhiệm theo tiến cử của Thủ tướng.Nghị viện Malaysia theo một hệ thống đa
đảng và chính phủ được bầu thông qua một hệ thống đa số chế
Mỗi bang có một quốc hội đơn viện, các nghị viên được bầu từ các đơn vị
bầu cử một ghế. Người đứng đầu các chính phủ bang là các thủ tịch bộ
trưởng (Chief Minister),họ là những thành viên quốc hội và đến từ đảng
chiếm đa số trong quốc hội. Tại các bang có quân chủ kế tập, thủ tịch bộ
trưởng theo thường lệ cần phải là người Mã Lai, do quân chủ bổ nhiệm theo
tiến cử của thủ tướng.Các cuộc bầu cử nghị viện được tổ chức 5 năm một
lần.Các cử tri đăng ký 21 tuổi hoặc lớn hơn có thể bỏ phiếu để bầu các thành
viên của Hạ viện, và bầu các thành viên quốc hội bang ở hầu hết các bang.
Bầu cử không bắt buộc.Ngoại trừ Sarawak, cuộc bầu cử cấp bang tại các khu
vực còn lại diễn ra đồng thời với bầu cử liên bang.
Quyền hành pháp được trao cho Nội các do thủ tướng lãnh đạo. Thủ tướng
phải là thành viên của hạ viện, được Quốc vương chuẩn thuận, nhận được đa
số ủng hộ tại nghị viện. Nội các được lựa chọn từ lưỡng viện quốc hội liên
bang.Thủ tướng là người đứng đầu nội các và cũng là người đứng đầu chính
phủ
 Tổng quan về văn hóa
Malaysia là một xã hội đa dân tộc, đa văn hóa và đa ngôn ngữ.Văn hóa ban
đầu của khu vực bắt nguồn từ các bộ lạc bản địa, cùng với những người Mã
Lai nhập cư sau đó.Văn hóa Malaysia tồn tại các ảnh hưởng đáng kể từ văn
hóa Trung Quốc và văn hóa Ấn Độ, bắt nguồn từ khi xuất hiện ngoại
thương.Các ảnh hưởng văn hóa khác đến từ văn hóa Ba Tư, Ả Rập và Anh
Quốc. Do cấu trúc của chính phủ, cộng thêm thuyết khế ước xã hội, có sự
đồng hóa văn hóa tối thiểu đối với các dân tộc thiểu số
 Lịch sử
 Hình thức chính thể

Câu 11: Myanmar: giới thiệu tổng quan về chính trị, văn hóa, lịch sử, hình thức
chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước, Khái quát hệ
thống pháp luật Myanmar
1. tổng quan về chính trị, văn hóa, lịch sử

41
- myanmar Có tên đầy đủ là "Cộng hòa Liên bang Myanmar", là một quốc gia
thuộc vùng Đông Nam Á, nằm về phía Tây Bắc bán đảo Trung - Ấn, có biên giới
với nhiều nước: Trung Quốc (2.185km), Thái Lan (1.800km), Ấn Độ (1.463km),
Lào (235km) và Bangladesh 9193km), phía Tây giáp với vịnh Bangladesh và phía
Nam giáp với biển Andaman. Trong tiếng Phạn, ―Myanmar‖ có nghĩa là kiên
cường, dũng cảm. Thủ đô của Myanmar là Naypyidaw .
Với diện tích 676.577km², Myanmar là nơi sinh tụ của trên 100 nhóm sắc tộc,
nhiều nhất ở lục địa Đông Nam Á với khoảng 46,4 triệu người trong đó dân tộc
Myanmar chiếm đến 68%. Về mặt tín ngưỡng, có 85% dân số theo đạo Phật, số
còn lại gồm các tôn giáo khác như đạo Cơ Đốc, đạo Islam… Ngôn ngữ chính là
tiếng Myanmar nhưng tiếng Anh cũng rất thông dụng tại quốc gia này.
Là một nước nông nghiệp, Myanmar có diện tích rừng chiếm đến 57% diện tích
mặt đất, trờ thành quốc gia có sản lượng gỗ tếch lớn nhất thế giới. Tiềm năng của
ngành ngư nghiệp cũng rất phong phú với đường bờ biển dài 1.930km.
Năm 1044, một vương quốc lớn đầu tiên đã được thành lập trên bờ sông Irrawaddy
ở Pagan (ngày nay là Bagan), phía Bắc thành phố Yangun ngày nay (trước gọi là
Rangoon). Qua hơn 200 năm, cho đến cuối thế kỷ 13, đế quốc Pagan hưng thịnh,
với đỉnh cao là kiểm soát phần lớn lãnh thổ Myanmar ngày nay. Đó là một vương
quốc Phật giáo mà những ngôi đền còn lại ở Pagan không những chứng minh sự
giàu có tột đỉnh về nông nghiệp mà còn chứng minh sự hiểu biết của người xưa về
toán học và xây dựng.
Myanmar gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN từ năm 1997.
- Địa lý - Thuộc Đông Nam Á. Miền bắc và miền tây Mi-an-ma là núi, đỉnh
cao nhất là Ha-ka-đô Ra-di, 5.881m. ở miền đông, dọc theo biên giới với
Thái Lan, là cao nguyên San. Miền trung và miền nam là các vùng đất thấp
nhiệt đới.
- Sông chính: sông I-ra-oa-đi, 2.090km, sông Xa-lu-en, 3.200km.
- Khí hậu: Mi-an-ma có khí hậu nhiệt đới. Gió mùa mang theo mưa từ tháng
Năm đến tháng Mười. Ở miền nam có lượng mưa đến 5000mm.
- Kinh tế - Công nghiệp chiếm 11%, nông nghiệp: 59% và dịchvụ: 30%
GDP.
- Mi-an-ma giàu sản phẩm nông nghiệp (gạo, đay…), gỗ và khoáng sản (dầu,
đá quý…), nhưng do giao thông kém, tình trạng chậm phát triển và do các
cuộc nổi dậy của một số dân tộc ít người, nên Mi-an-ma không phát huy
đựoc tiềm năng của mình. Thuốc phiện được trồng nhiều ở vùng đông-bắc
(tam giác vàng). Nông nghiệp chiếm khoảng 80% lực lượng lao động, vẫn
còn ở trình độ tự cung tự cấp; điện năng sản xuát đạt 4,31 tỷ kWh, tiêu thụ

42
4,008 tỷ kWh. Xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD, nhập khẩu 2,5 tỷ USD; nợ nước
ngoài 5,9 tỷ USD.
- Văn hoá - xã hội - Số người biết đọc, biết viết đạt 83,1%; nam: 88%, nữ:
77,7%.
- Giáo dục tiểu học miễn phí. Ở trường trung học giảng dạy bằng tiếng Miến,
ngữ thứ hai là tiếng Anh. Có hai trường đại học ở Răng-gun và Man-đa-
lay; ngoài ra còn có các trường cao đẳng chuyên ngành: nghệ thuật, âm
nhạc, sân khấu cấp quốc gia. Có một viện võ bị quân sự.
- Tư 1959, Chính phủ đã thực hiện một chương trình bảo hiểm xã hội cho
chữa bệnh, tai nạn…Chữa bệnh được miễn phí, bệnh viện có ở nhiều nơi.
Tuy vậy, vẫn phải đương đầu với các căn bệnh phổ biến như: lao, hoa liễu,
phong, sốt rét. Căn bệnh nhiễm HIV-AIDS đang tăng nhanh.
- Tuổi thọ trung bình đạt 54,91 tuổi; nam 53,6; nữ: 56,9 tuổi.
- Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Các cung điện,
đền thờ, lăng tẩm, chùa ở Thủ đô, hồ I-in-lơ, hang động ở Pin-đay-a, các di
tích của văn minh cổ đại thuộc Vương triều Pê-gan (tại thành phố Pê-
gan)…
- Văn hóa của Myanmar chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi Phật giáo. Các quốc gia
bên cạnh như Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan đóng vai trò rất lớn góp phần
hình thành nên văn hóa của Myanmar. Gần đây hơn, chế độ cai trị thuộc địa
của Anh và Tây phương hóa cũng đã ảnh hưởng nhiều mặt tới nền văn hóa.

Tiếng Myanmar là ngôn ngữ chính thức ở nước này. Đây là tiếng mẹ đẻ của
người Myanmar, người Rakhine. Tiếng Myanmar có thể được phân thành
hai loại: loại chính thống thường dùng trong văn viết và trong những sự kiện
chính thức như phát thanh, phát biểu, còn loại thông thường thường thấy
trong hội thoại hàng ngày. Chữ viết trong tiếng Myanmar có nguồn gốc từ
chữ viết của tiếng Mon.

Văn học Myanmar chịu ảnh hưởng rất lớn bởi Phật giáo. Do Phật giáo chính
thống cấm những câu truyện hư cấu, nên nền văn học Myanmar có nhiều tác
phẩm thuộc thể loại người thật việc thật. Tuy vậy, quá trình thực dân hóa của
Anh đã đem tới nhiều thể loại truyện viễn tưởng rất phổ biến ngày nay. Thơ
là một nét rất đáng chú ý và có nhiều thể loại độc nhất vô nhị trong văn học
nước này.

Thời kỳ cai trị thuộc địa của Anh cũng đã để lại một số ảnh hưởng phương
Tây trong kiến trúc Myanmar. Đây là đặc điểm dễ nhận thấy nhất tại các
thành phố lớn của Myanmar.

43
Nhiều dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Karen ở phía Đông Nam và người
Kachin, người Chin sống ở phía Bắc và Tây Bắc, theo Thiên chúa giáo nhờ
công của các nhà truyền giáo.

Trong kho tàng văn hóa truyền thống Myanmar, âm nhạc dân gian, múa dân
gian đã và đang trở thành một tài sản vô cùng quý giá đối với người dân
nước này.

Âm nhạc truyền thống Myanmar rất đặc sắc với dàn nhạc truyền thống
Myanmar bao gồm một bộ trống, một bộ cồng chiêng, những chuông tre, và
những nhạc cụ hơi, gồm hne - cho âm thanh rất cao, sáo cùng chũm chọe.

Một bộ trống lớn có tới hai mươi mốt chiếc, còn bộ trống nhỏ thì có chín
chiếc. Bộ cồng gồm mười chín chiếc. Đôi khi, thay cho bộ cồng là bộ chiêng
tứ giác, nó gồm dàn chiêng treo trên một chiếc khung hình chữ nhật và thêm
một vài chiếc chiêng tròn.

Trong nền âm nhạc dân gian, đàn Saung-gauk là một loại đàn đặc trưng
nhất của Myanmar. Đàn Saung-gauk có hình dáng giống như chiếc thuyền
và thường được đệm cho các bài hát cổ. Muốn chơi được loại nhạc cụ này
điêu luyện và có hồn, các nhạc công phải luyện tập ít nhất trong vòng 10
năm. Vì lẽ đó, các nhạc công chơi thành công loại đàn này ở Myanmar
không có nhiều và khoản đầu tư cho tập luyện cũng không hề ít.

Ngoài ra, Myanmar còn có một số nhạc cụ dân tộc tiêu biểu khác khá ấn
tượng như Sidaw (trống đại) dùng trong những dịp lễ trọng đại, ozi (trống có
hình chiếc vò) và dobat (trống cơm) dùng trong hội làng, bonshay (chiếc
trống dài) và bongyi (trống cái) dùng trong hội mùa và hội xuống đồng.

Trống của người Myanmar có thể thay đổi được âm vực bằng cách người ta
đính một cục cơm nếp trộn với tro vào đáy trống làm âm thanh của nó thay
đổi. Và còn rất nhiều nhạc cụ độc đáo khác như đàn puttalar là một loại mộc
cầm làm bằng các thanh tre hay thanh gỗ.

Người Chin có một loại kèn giống như kèn ôboa, gọi là bu-hne, một quả cầu
có gắn một số ống tre hay sậy. Bộ cồng chiêng của người Mon được treo giá
đỡ hình móng ngựa. Sáo của người Kayah là những ống tre dài ngắn khác
nhau kết lại thành hình tam giác.

Không chỉ ấn tượng với nền âm nhạc dân gian, những điệu múa cổ truyền
44
của Myanmar cũng rất độc đáo . Nghệ thuật múa của nước này đã có từ thời
đại tiền - Phật giáo, khi việc thờ cúng nat (thần linh) luôn kèm theo việc
nhảy múa. Các vũ điệu rất sôi nổi và đòi hỏi người biểu diễn phải thực hiện
những cử động rất khó giống như làm xiếc.

Ngoài ra, vũ điệu Myanmar cũng rất đoan trang, các vũ công nam nữ không
khi nào chạm vào nhau. Những người mới học trước hết sẽ được dạy múa
ka-bya-lut, một vũ điệu truyền thống căn bản.

Có một vũ điệu hết sức thú vị trong đó các vũ công làm những động tác như
những con rối. Chính vì thế mà người ta nói rằng vũ điệu của người
Myanmar là sự bắt chước kịch rối, thể loại sân khấu đã có thời thay thế cho
những vũ công thật. Nữ vũ công chính mặc trang phục cung đình, áo khoác
tay dài, vạt rộng thắt eo; longyi dài phấp phới theo những bước chân. Vũ
công nam chính ăn mặc như hoàng tử, longyi lụa, áo khoác và chít khăn
trắng. Các vai khác gồm tiểu đồng, binh lính, zawgyi (pháp sư) và nat (thần
linh).

Yein, vũ điệu nổi tiếng trong Lễ hội Nước, với các vũ công, thường là nữ,
ăn mặc giống nhau và thực hiện những động tác như nhau, còn hna-par-thwa
là màn múa đôi.

Điệu múa con voi, trong Lễ hội Múa Voi được tổ chức tại Kyaukse, gần
Mandalay, với những vũ công đội những hình nộm voi bằng bìa.

Điệu múa anyein là kết hợp điệu múa đơn với anh hề lupyet xen vào chọc
cười giữa màn diễn, châm chọc những sự kiện đương thời và những chủ đề
khác. Đôi khi hai hay nhiều vũ công lần lượt biểu diễn với gươm giáo hay
những loại trống lớn nhỏ. Các điệu múa của người thiểu số thường là các
màn múa thành nhóm, trong đó các nam nữ thanh niên nhảy múa với nhau.

Myanmar là dân tộc ăn trầu nhiều nhất thế giới. Già, trẻ, lớn, bé, nam, nữ...
ai cũng ăn. Đường phố nhiều chỗ đỏ nước trầu. Người Myanmar rất thích
thoa một lớp vôi màu lên má. Có người bảo để làm đẹp, kẻ thì nói để giữ da
và chống gió, người lại nói để cầu Phật.

Trang phục truyền thống của Myanmar là Longchy dành cho nam (một loại
xà rông may kín quấn vào chính giữa) với áo sơmi hoặc Taipon (áo truyền
thống) còn nữ thì mặc Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi
dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.
45
- Lịch sử - Quyền cai trị đối với thung lũng I-ra-oa-đi được nhà vua A-nau-
ra-tha tuyên bố lần đ tiên vào năm 1044. Vua A-nau ra-tha tiếp thu đạo
Phật từ những người Mon kình địch. Một cuộc chinh phục của Trung Quốc
đã giúp người Mon khẳng định quyền lực của mình cho đến thế kỷ XVI.
Sau năm 1758, triều đại Con-boong mở rộng lãnh thổ cho đến khi bị Anh
thôn tính hoàn toàn (1826-1885). Sau đó sáp nhập vào Ấn Độ thuộc Anh.
Năm 1937, Mi-an-ma tách khỏi ấn Độ thuộc Anh và trở thành chiến trường
của quân đội Anh với quân đội Nhật trong Đại chiến thế giới lần thứ II.
Năm 1948, Mi-an-ma rút khỏi Khối thịnh vương chung của Liên hiệp Anh
với tư cách là một nước cộng hoà độc lập, giữ quan hệ ít cởi mở với thế
giới bên ngoài, nhất là sau cuộc đảo chính của tướng Nê-uyn, năm 1962.
Ngày 4 tháng Giêng năm 1974, nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Liên bang
Miến diện ra đời. Ngày 18 tháng Chín năm 1988, Hội đồng khôi phục trật
tự và luật pháp Nhà nước (SLORC) được thành lập và đổi tên nước là Liên
bang Miến Điện. Từ ngày 18 tháng Chín năm 1988, Chính thức mang tên
Mi-an-ma. Tháng Mười Một năm 1997, SLORC giải thế, thành lập Hội
đồng Hoà bình và Phát triển Quốc gia. Các hoạt động vũ trang, của các dân
tộc thiểu số không phải người Mi-an-ma, để giành quyền tự trị càng làm
tăng cường vai trò của quân đội. Sau cuộc tuyển cử đa đảng, năm 1990,
quân đội tiếp tục nắm quyền lực. Chính phủ chịu áp lực nặng nề của lực
lượng đối lập là Liên hiệp quốc gia dân chủ và quốc tế đòi tiến hành các cải
cách, nhưng vẫn tiếp tục gây áp lực quân sự đối với các dân tộc thiểu số, kể
cả người Ka-ren và người Hồi giáo.
- Thể chế chính trị: Nhà nước Liên bang, theo chế độ dân chủ đại nghị.

Cơ quan hành pháp: Đứng đầu Nhà nước là Chủ tịch Hội đồng Hòa bình và
Phát triển Quốc gia (SPDC). Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội nhân dân, nhiệm kỳ 4 năm.

Chế độ bầu cử: Phổ thông đầu phiếu, cử tri từ 18 tuổi trở lên.

Các đảng phái lớn: Liên đoàn Dân chủ Quốc gia (NLD); Đảng Thống nhất
Quốc gia (NUP).

2. Thể chế nhà nước


- Trong thế kỷ 19, thực dân Anh đã 3 lần xâm chiếm và đánh vào Myanmar,
đến năm 1886, Myanmar lâm vào cảnh thuộc địa và trở thành một tỉnh của
Ấn Độ thuộc đế quốc Anh. Năm 1937 quân Nhật chiếm lĩnh đất nước

46
Myanmar nhưng đến năm 1945, họ đã bị thất bại và đầu hàng quân Đồng
minh. Ngày 4-1-1948 Myanmar tuyên bố độc lập, xây dựng nên Liên bang
Myanmar. Tháng 1-1974 đổi tên nước là Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Myanmar. Tháng 6-1989 lại lấy lại tên cũ Liên bang Myanmar. Ngày
22-10-2010, Myanmar đã đổi tên nước thành Cộng hòa Liên bang Myanmar.
- Là nước Cộng hòa từ năm 1974. Hiến pháp được ban hành năm 1974. Hiến
pháp mới được ban hành ngày 9 tháng Giêng năm 1993; theo thể chế quân
sự
- Có 9 vùng.
- Từ những năm 1948-1962, là Nhà nước Liên bang theo chế độ dân chủ
đạinghị
- Trước năm 1997 quyềnlực nằm trong tay Hội đồng khôi phục luật pháp và
trật tự Nhà nước(SLORL)gồm 19 thành.viên. Quốc hội gồm 489 đại biểu
được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, Hội đồng Nhà nước và Nội
các được Quốc hộicử Chủ tịch Hội đồng Nhà nước là Quốc trưởng. Từ
tháng Tư năm 1992, Thống tướng Than Suề (Senior General Than Shwe)
Chỉ tịch Hội đồng hoà bình và phát triển quốc gia (SPDC) kiêm Thủ tướng
Mi-an-ma.
3. Hình thức cấu trúc nhà nước
- Cộng hòa liên bang.
4. Tổ chức bộ máy nhà nước ( cả 2 phần này t lục tung tất cả các trang mạng
đều k có, t chịu thôi)
5. Hệ thống pháp luật

Câu 12: PHILIPPINES


I. Tổng quan

Là một quốc gia quần đảo ở vùng Đông Nam Á, tên gọi đầy đủ là nước Cộng hòa
Philippines, được hợp thành bởi 7.107 hòn đảo lớn nhỏ với diện tích 299.700km²
trong đó có gần 700 hòn đảo có người ở. Thủ đô của Philippines là Manila, còn
thành phố đông dân nhất là Quezon; cả hai thành phố đều thuộc Vùng đô thị
Manila.
Với dân số ít nhất là 99 triệu, Philippines là quốc gia đông dân thứ bảy tại châu Á
và đứng thứ 12 trên thế giới. Ngoài ra, có 12 triệu người Philippines sống tại hải
ngoại, họ tạo thành một trong những cộng đồng tha hương lớn nhất và có ảnh

47
hưởng nhất thế giới. Philippines có sự đa dạng về dân tộc và văn hóa. Vào thời tiền
sử, người Negrito nằm trong số các cư dân đầu tiên của quần đảo, tiếp theo là các
làn sóng nhập cư của người Nam Đảo. Sau đó, nhiều quốc gia khác nhau được
thành lập trên quần đảo, nằm dưới quyền cai trị của những quân chủ mang tước
vị Datu, Rajah, Sultan hay Lakan. Thương mại với Trung Quốc cũng khiến cho
văn minh Trung Quốc truyền đến Philippines, cũng như xuất hiện các khu định cư
của người Hán.
Theo điều tra dân số năm 2000, 28,1% người Philippines thuộc dân tộc Tagalog,
13,1% thuộc dân tộc Cebuano, 9% thuộc dân tộc Ilocano, 7,6% thuộc dân tộc
Bisaya/Binisaya, 7,5% thuộc dân tộc Hiligaynon, 6% thuộc dân tộc Bikol, 3,4%
thuộc dân tộc Waray, và 25,3% thuộc các "dân tộc khác", Người Philippines nói
chung thuộc một số dân tộc châu Á được phân loại theo ngôn ngữ là một phần của
nhóm người nói tiếng Nam Đảo hoặc Mã Lai-Đa Đảo.
Theo Hiến pháp Philippines 1987, tiếng Filipino và tiếng Anh là những ngôn ngữ
chính thức.
Philippines là một quốc gia thế tục, hiến pháp tách biệt nhà thờ và nhà nước. Trên
90% dân số là tín hữu Ki-tô giáo: khoảng 80% thuộc Giáo hội Công giáo Rôma và
10% thuộc các giáo phái Tin Lành. Từ 5% đến 10% dân số Philippines là tín đồ
Hồi giáo.
Văn hóa Philippines là một sự kết hợp của văn hóa phương Đông và văn hóa
phương Tây. Với một di sản Mã Lai, Philippines có những diện mạo tương đồng
với các quốc gia châu Á khác, tuy thế nền văn hóa này cũng thể hiện một lượng lớn
những ảnh hưởng của Tây Ban Nha và Hoa Kỳ.
Lịch sử
Năm 1565 khi người Tây Ban Nha xâm luợc vùng đất này, họ đã đặt tên nơi đây
theo tên của thái tử Tây Ban Nha Felipe – tên Philippines dần quen thuộc trở thành
tên gọi chính thức của quốc gia quần đảo này.
Người Tây Ban Nha đã xây dựng chính quyền thực dân, thống trị hơn 300 năm trên
đất nước này. Trong thời kỳ thống trị của Tây Ban Nha, tác động kinh tế đối với
các dân tộc ở Philippines là rất ít, đang khi tác động về tôn giáo và chính trị lại rất
đáng kể. Mặc dù cùng chia sẻ với Indonesia và Malaysia một gốc chủng tộc Mã
Lai và chia sẻ niềm tin vào thuyết vạn vật hữu hình với nhiều nước khác trong khu
vực nhưng Philippines là nước duy nhất trong số các nước Đông Nam Á không bị
ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo.

48
Ngày 12-6-1898, Philippines tuyên bố độc lập nhưng ngay trong năm đó đã bị biến
thành thuộc địa của Mỹ. Năm 1935, Philippines có được địa vị thịnh vượng
chung với tổng thống là Manuel Quezon. Ông chỉ định một ngôn ngữ quốc gia và
cho phép phụ nữ bầu cử, tiến hành cải cách đất đai. Các kế hoạch để tiến đến độc
lập trong thập niên sau đó bị gián đoạn trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong
cuộc chiến này, Đế quốc Nhật Bản xâm chiếm quần đảo, Đệ nhị Cộng hòa
Philippines được thành lập với José P. Laurel là tổng thống, đây là một chính thể
cộng tác với Nhật Bản. Đến ngày 4 tháng 7 năm 1946, Hoa Kỳ công nhận
Philippines độc lập.
Nền dân chủ quay trở lại và các cải cách của chính phủ bắt đầu vào năm 1986 bị
cản trở do nợ quốc gia, tham nhũng trong chính phủ, các nỗ lực đảo chính, thiên
tai, cuộc nổi dậy dai dẳng của cộng sản, và một cuộc xung đột quân sự với các
phần tử ly khai. Philippines tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á –
ASEAN năm 1967 cùng với các nước Indonesia, Malaysia, Thailand và Singapore.
II. Hình thức chính thể và bộ máy nhà nước

Philippines có một chính phủ dân chủ theo mô hình cộng hòa tổng
thống. Philippines là một quốc gia đơn nhất, ngoại trừ Khu tự trị Hồi giáo
Mindanao được tự do ở mức độ lớn với chính phủ quốc gia. Có một số nỗ lực
nhằm biến chính quyền thành một chính quyền liên bang, đơn viện hay nghị viện
kể từ thời Ramos.
Tổng thống đóng vai trò là nguyên thủ quốc gia và nguyên thủ chính phủ, cũng
như là tổng thư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống được bầu theo hình thức
phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ sáu năm, trong thời gian đó tổng thống sẽ bổ
nhiệm và điều khiển nội các. Lưỡng viện quốc hội Philippines gồm có Thượng
viện và Hạ viện, các thượng nghị sĩ được dân bầu và có nhiệm kỳ sáu năm. Quyền
tư pháp được trao cho Tối cao pháp viện, bao gồm một Chánh án tối cao và 14
thẩm phán, họ đều do Tổng thống bổ nhiệm từ danh sách do Hội đồng Tư pháp và
Luật sư đệ trình.
- Quốc hội

Điều 1, Chương V, Hiến pháp 1987 quy định: ―Quyền lập pháp được trao cho
Quốc hội Philippines, Quốc hội bao gồm Thượng Nghị viện và Hạ Nghị viện..‖
Trong đó, Thượng viện đại diện cho vùng lãnh thổ còn Hạ viện sẽ được bầu theo
số lượng dân cư.

49
1. Thượng viện (Senado): gồm 24 Thượng Nghi sĩ với nhiệm kỳ 6 năm
nhưng ba năm thì có một nửa số thành viên được bầu lại. Điều kiện để thành ứng
cử viên phải là công dân gốc Philipin, từ 35 tuổi trở lên, biết đọc, biết viết, được
ghi tên là cử tri tại quận, huyện nơi ở của mình và không được tái cử thượng nghị
sỹ không quá 2 nhiệm kỳ liên tục.

2. Hạ viện (Kuaphulungan Ng Cac Kinatawan) có khoảng từ 200 đến 250


nghị sĩ được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ là 3 năm. Hạ
viện có thể có thêm một số nghị sĩ được bổ nhiệm bởi tổng thống nhưng phải đảm
bảo theo Hiến pháp, thành viên của Hạ viện không quá 250 người. Các hạ nghị sĩ
không được quá 3 nhiệm kỳ liên tục. Hạ nghị sỹ phải là công dân gốc Philipin, từ
25 tuổi trở lên, có khả năng đọc và viết, được ghi tên cử tri tại quận, huyện nơi
được bầu và phải có thời gian cư trú tại đó ít nhất là một năm trước ngày bầu cử
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội: Theo quy định của Hiến pháp, quyền
lập pháp được trao cho Quốc hội. Ngoài quyền lập pháp, Quốc hội còn có một số
quyền sau đây:
+ Quyết định cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Chính phủ;
+ Quốc hội có quyền chất vấn đối với các thành viên của Chính phủ. Việc
chất vấn, buộc tội và ra bản cáo trạng đối với các thành viên Chính phủ, thành viên
Quốc hội phải được ít nhất ¾ số thành viên Hạ Nghị viện tán thành. Việc xét xử
phải có ít nhất 2/3 số thành viên Thượng Nghị viện tán thành;
+ Phê chuẩn các Hiệp ước do Tổng thống hoặc cơ quan ngoại giao ký kết
với các nước và các tổ chức quốc tế khác;
+ Tuyên bố tình trạng chiến tranh;
+ Thông qua các quyết định bổ nhiệm do Tổng thống đề nghị.
- Cơ quan hành pháp
+ Tổng thống là Chủ tịch hành pháp, được trao quyền hành pháp, kiểm soát tất cả
các Bộ và các cơ quan của Chính phủ.
+ Nội các gồm: Tổng thống, phó tổng thổng, Thư ký hành pháp, Thống đốc ngân
hàng và bộ trưởng các bộ.
- Cơ quan tư pháp
Toà án của Phillippines được chia thành Toà án tối cao, Toà án khu vực, Toà
án quận, thành phố.

50
1.Toà án quận, thành phố.
Toà án quận, thành phố có thẩm quyền đối với các vụ án hình sự mà hình
phạt tù không quá bốn năm hai tháng hoặc phạt tiền không quá 4000 pêso hoặc cả
phạt tiền và phạt tù. Đối với các vụ dân sự, thẩm quyền chung của nó đối với các
tài sản và yêu cầu không được vượt quá 20.000 pêso.
2.Toà án khu vực.
Toà án khu vực của được chia thành 13 khu vực toà thủ đô và toà I đến XII.
Toà án khu vực có thẩm quyền đối với các vụ án hình sự trừ những vụ thuộc thẩm
quyền của Toà án quận, thành phố và theo quy định của pháp luật. Đối với các vụ
án dân sự, Toà khu vực có thẩm quyền đối với tất cả các vụ dân sự mà tài sản hoặc
yêu cầu từ 20.000 pêso trở lên.
3. Toà Sharia.
Ở một số tỉnh ở vùng phía Nam Mindanao theo luật của đạo hồi đối với luật
tư, có 5 toà án quận được thành lập nó tương đương với toà khu vực và có 51 toà
hạt tương đương với toà quận bình thường.
4. Toà phúc thẩm thuế.
Đây là toà có thẩm quyền phúc thẩm đặc biệt nhằm phúc thẩm các quyết
định của Uỷ ban doanh thu quốc gia và Uỷ ban hải quan.
5. Toà phúc thẩm.
Toà phúc thẩm phúc thẩm các vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án quận, cơ
quan, ban, Uỷ ban bán tư pháp. Các quyết định của Toà phúc thẩm có thể bị phúc
thẩm của Toà án tối cao.
6.Toà tối cao.
Toà tối cao có thẩm quyền xét xử cao nhất. Toà tối cao phúc thẩm các vụ án
của Toà phúc thẩm. Toà tối cao có nhiệm vụ hướng dẫn xét xử. Toà án Tối cao
gồm có Chánh án và 14 Phó Chánh án.
- Chính quyền và hệ thống hành chính
Cộng hòa Philippin được chia thành ba miền là Luzon ở phía Bắc, Visayas ở
giữa và Mindanao ở phía Nam đất nước. Tên ba miền đặt theo tên ba đảo chính
của Philippin.
Ba miền lại được chia thành 17 vùng. Việc phân chia thành các vùng nhằm
mục đích tạo thuận lợi cho công tác quy hoạch lãnh thổ của chính quyền trung
ương. Vùng không phải là một cấp hành chính. Các vùng không có chính quyền
địa phương riêng, trừ vùng thủ đô Manila vì tự bản thân Manila là một vùng và
51
Khu tự trị Hồi giáo Mindanao. Vùng thủ đô Manila (Metro Manila) là một đơn vị
hành chính đặc biệt, bao gồm 16 thành phố đô thị hoá cao trực thuộc và 01 huyện,
diện tích 640km2, dân số khoảng 12 triệu. Tuy nhiên có tổ chức chính quyền vùng
(Hội đồng chính quyền vùng thủ đô Manila). Chủ tịch Hội đồng chính quyền vùng
do Tổng thống bổ nhiệm, địa vị tương đương Bộ trưởng còn các thành viên do
người dân bầu ra. Nhiệm vụ của Hội đồng là giám sát hoạt động của các thành phố
trong vùng trong việc thực thi các chính sách của Trung ương và các Bộ ban hành.
Ở mỗi vùng có 1 Văn phòng vùng là cơ quan của Trung ương đặt tại địa
phương. Trong các Văn phòng vùng có đại diện của Chính phủ Trung ương và đại
diện của các thành phố trong vùng. Ngoài ra, còn có đại diện của các Bộ đặt tại các
vùng. Chỉ có Manila và Mindanao có Hội đồng vùng bao gồm các thành viên là đại
diện từ các thành phố. Chức năng của Hội đồng là giám sát việc thực hiện các
chương trình của địa phương và chất lượng của các dịch vụ trong vùng.
Cấp hành chính địa phương chính thức của Philippin là tỉnh gồm 79 đơn vị.
Các tỉnh được chia thành các thành phố và các huyện. Tuy cùng là cấp hành chính
địa phương thứ hai, nhưng thành phố có nhiều chức năng hành chính hơn so với
huyện và cũng được cấp ngân sách nhiều hơn.
Thành phố và huyện được chia tiếp thành các barangay (phường, xã). Đây là
cấp hành chính địa phương thấp nhất ở Philippin.
III. Pháp luật
- Hệ thống pháp luật Philippin hình thành bởi quá trình phối kết giữa các tục lệ
truyền thống với các quy tắc mới.
- Hệ thống pháp luật của Philippin đang ngày càng có xu hướng coi luật thực định
là nguồn cơ bản của hệ thống pháp luật.
- Hệ thống pháp luật Philippin gắn liền với sự ra đời của cơ quan lập pháp quốc
gia.
- Hiến pháp có vai trò quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật với hiệu lực trực
tiếp, chi phối các hoạt động chính trị vĩ mô.
- Hệ thống pháp luật Philippin chịu sự ảnh hưởng của án lệ Toà án (Luật của các
quan toà).
Gần 4 thế kỉ (từ năm 1521 đến 1898 là thuộc địa của người Tây Ban Nha đã làm
cho hệ thống pháp luật Philippines chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi civil law của hệ
thống pháp luật châu âu lục địa. Pháp luật của Tây Ban Nha đã được áp dụng ở

52
Philippines thông qua các sắc lệnh của Hoàng gia Tây Ban Nha hoặc thông qua
việc ban hành các đạo luật dành riêng cho quần đảo này hoặc các đạo luật được áp
dụng chúng cho tất cả các vùng thuộc địa của Tây Ban Nha.
Sự kiểm soát của Mỹ đối với quần đảo Philippines theo hiệp ước Tây Ban Nha và
Mỹ được kí kết tại Paris ngày 10/12/1898 đã từng bước làm thay đổi hệ thống pháp
luật của Philippines cho dù trước đó, hệ thống pháp luật của Tây Ban Nha đã có
ảnh hưởng khá sâu sắc với hệ thống pháp luật của nước này. Các luật lệ của người
Philippines dần dần bị bãi bỏ, pháp luật của Tây Ban Nha đối với vùng lãnh thổ
này cùng với các tập quán ở đây cũng bị thay thế nếu các quy định của nó trái với
Hiến pháp Mỹ, các nguyên tắc pháp luật và các thể chế của Mỹ. Hàng loạt các đạo
luật về tổ chức nhà nước được ban hành... Sự kiểm soát của Mỹ đối với Philippines
đã làm cho hệ thống pháp luật của nước này chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp
luật Mỹ. Những nhân tố cơ bản của dòng họ Common law đã từng bước được tiếp
nhận vào hệ thống pháp luật Philipines. Việc áp dụng án lệ, vai trò của Hiến pháp
Philippínes có những điểm rất tương đồng với hệ thống pháp luật Mỹ ngoài những
đặc tính của hệ thống pháp luật Tây Ban Nha đã được tiếp nhận ởnước này trong
suốt gần 400 năm trước đó năm dưới sự cai trị của người Tây Ban Nha.

Câu 13. Singapore : giới thiệu tổng quan về về chính trị, văn hóa, lịch sử, hình
thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước, khái quát hệ
thống pháp luật Singapore
Tl:
Tổng quan :
1. Tên nước: Cộng hoà Singapore (Republic of Singapore)
Quốc kỳ:
2. Thủ đô: Singapore
3. Vị trí địa lý: nằm ở Cực Nam Bán đảo Mã Lai, giáp Malaysia, ngăn
cách với Indonesia bằng Eo biển Malacca.
4. Diện tích: 692,7 km2, gồm 64 đảo: 1 đảo lớn và 63 đảo nhỏ.
5. Khí hậu: Nhiệt đới, nóng, ẩm và mưa nhiều.
6. Tài nguyên thiên nhiên: Thủy sản, các cảng nước sâu.
7. Quy mô GDP hàng năm: 297 tỉ USD (5/2014)
8. Thu nhập bình quân đầu người: 56.700 USD (2014)-đứng thứ 3 thế
giới.
53
9. Đơn vị tiền tệ: Dollar Singapore (SGD).
10. Dân số: 5,47 triệu (6/2014).
11. Dân tộc: gốc Trung Quốc – 78,6 %, gốc Ma-lay – 13,9 %, gốc Ấn Độ
- 7,9 %, một số dân tộc khác chiếm 1,4 %.
12. Tôn giáo: Phật giáo (43%), Hồi giáo (15%), Cơ đốc giáo (15%), Đạo
giáo (8,5%) và Đạo Hinđu (4%).
13. Ngôn ngữ: Tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Mã Lai và tiếng Tamil (Nam
Ấn Độ).
14. Ngày quốc khánh: 09/8/1965.
15. Thể chế nhà nước: Singapore theo chế độ Cộng hòa, đa đảng. Tổng
thống hiện nay là Tony Tan Keng Yam. Thủ tướng là Lý Hiển Long (Lee Hsien
Loong). Quốc hội khóa 12 của Singapore hiện có 97 nghị sỹ: 81 đại biểu thuộc
Đảng Hành động của Nhân dân(PAP), 6 đại biểu thuộc Đảng Công nhân, 1 đại
biểu của Đảng Liên minh Dân chủ và 9 đại biểu chỉ định. Chủ tịch Quốc hội là
Bà Halimah Jacob, được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Khóa 12 từ ngày
14/01/2013.
Cụ thể:
Lịch sử
Tên Singapore xuất phát từ Singapura trong tiếng Malaysia (hay tiếng
Malay), vốn được lấy từ nguồn gốc của chữ Phạn là singa (sư tử) và pura (thành
phố). Từ đó Singapore được biết với cái tên Thành phố Sư Tử . Tên gọi này bắt
nguồn từ một vị hoàng tử tên là Sang Nila Utama. Theo truyền thuyết, vị hoàng tử
này nhìn thấy một con sư tử là sinh vật sống đầu tiên trên hòn đảo và do đó đặt tên
cho hòn đảo là Thành phố Sư Tử (Singapura).

Những bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của hòn đảo được tìm thấy trong
những văn bản của Trung Quốc từ thế kỉ thứ 3. Hòn đảo là nơi chiếm đóng của đế
chế Sumatran Srivijaya và khởi đầu có tên theo tiếng Java là Temasek . Temasek
phát triển thành một thành phố thương mại thịnh vượng nhưng sau đó dần dần suy
tàn. Từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 19, Singapore là một phần của Vương quốc Johor.

Năm 1819, ông Thomas Stamford Raffles, một viên chức của công ty East
India (của Anh), đã kí một thỏa thuận với vua của Johor. Ông đồng thời thiết lập
Singapore trở thành một trạm thông thương buôn bán và nơi định cư, sau này đã
nhanh chóng phát triển và thu hút sự di dân từ nhiều chủng tộc khác nhau.
Singapore sau đó đã trở thành thuộc địa của Anh năm 1867. Sau một chuỗi các
hoạt động mở mang lãnh thổ, Đế quốc Anhnhanh chóng đưa Singapore trở thành
một trung tâm tập trung và phân phối dựa vào vị trí rất quan trọng của nó trên con
đường biển nối giữa châu Âu và Trung Quốc.

54
Trong Thế chiến thứ hai, quân đội Đế quốc Nhật xâm chiếm Malaya và
những vùng lân cận trong Cuộc chiến Malaya, lên đến cực điểm tại Cuộc chiến
Singapore. Quân Anh không được chuẩn bị và nhanh chóng thất thủ mặc dù có lực
lượng đông hơn. Anh giao nộp Singapore cho quân Nhật vào ngày 15 tháng
2 năm 1942. Người Nhật đổi tên Singapore sang tiếng Nhật thành Syonan-to ,
nghĩa là ―Ánh sáng Miền Nam‖, và chiếm đóng nó cho đến khi quân Anh trở lại
chiếm hòn đảo một tháng sau sự đầu hàng của Nhật vào tháng 9 năm 1945.

Singapore trở thành một nhà nước tự chủ năm 1959 với người đứng đầu nhà
nước đầu tiên là Yusof bin Ishak và thủ tướng đầu tiên là Lý Quang Diệu sau cuộc
bầu cử năm 1959. Cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập Singapore vào Liên bang
Mã Lai đã đạt được năm 1962, đưa Singapore trở thành một thành viên của liên
bang Mã Lai cùng với Malaya, Sabah và Sarawak như là một bang có quyền tự trị
vào tháng 9 năm 1963. Singapore bị tách ra khỏi liên bang vào ngày 7 tháng
8 năm 1965 sau những bất đồng quan điểm chính trị chính phủ của bang và hội
đồng liên bang tại Kuala Lumpur. Singapore được độc lập 2 ngày sau đó, vào
ngày 9 tháng 8 năm 1965, sau này đã trở thành ngày Quốc khánh của Singapore.
Malaysia là nước đầu tiên công nhận nền độc lập của Singapore.

Độc lập đồng nghĩa với tự túc, Singapore đã phải đối mặt với nhiều khó
khăn trong giai đoạn này, bao gồm nạn thất nghiệp, thiếu nhà ở, đất đai và tài
nguyên thiên nhiên như dầu mỏ. Với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Đồng Minh, trong
nhiệm kỳ của mình từ năm 1959 đến 1990, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng
bước kiềm chế thất nghiệp, lạm phát, tăng mức sống và thực hiện một chương trình
nhà ở công cộng với quy mô lớn. Các cơ sở hạ tầngkinh tế của đất nước được phát
triển, mối đe dọa của căng thẳng chủng tộc được loại bỏ và một hệ thống phòng vệ
quốc gia được thiết lập. Singapore từ một nước đang phát triển trở thành một nước
phát triển vào cuối thế kỷ 20.

Năm 1990, Goh Chok Tong kế nhiệm chức thủ tướng, đối mặt với nhiều khó
khăn bao gồm ảnh hưởng kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Ánăm 1997,
sự lan tràn của SARS năm 2003 cũng như những đe dọa khủng bố từ Jemaah
Islamiah, hậu 11 tháng 9 và các vụ đánh bom ở Bali. Năm2004, Lý Hiển Long, con
trai cả của Lý Quang Diệu, trở thành thủ tướng thứ ba.

2, Địa lý
Singapore là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương bao quanh bởi
nhiều đảo nhỏ khác. Có hai con đường nối giữa Singapore và
bang Juhor của Malaysia — một con đường nhân tạo có tên Đường nối Johor-
55
Singapor ở phía Bắc, băng quaeo biển Tebrau và chỗ nối thứ hai Tuas, một cầu
phía Tây nối với Juhor. Đảo Jurong, Pulau Tekong, Pulau Ubin và Sentosa là
những đảo lớn nhất của Singapore, ngoài ra còn có nhiều đảo nhỏ khác. Vị trí cao
nhất của Singapore là đồi Bukit Timah với độ cao 166 m.

Vùng thành thị trước đây chỉ tập trung ở khu vực phía Bắc Singapore bao
quanh sông Singapore, hiện nay là trung tâm buôn bán của Singapore, trong khi đó
những vùng còn lại rừng nhiệt đới ẩm hoặc dùng cho nông nghiệp. Từ thập niên
1960, chính phủ đã xây dựng nhiều đô thị mới ở những vùng xa, tạo nên một
Singapore với nhà cửa san sát ở khắp mọi miền, mặc dù Khu vực Trung tâm vẫn là
nơi hưng thịnh nhất. Ủy ban Quy hoạch Đô thị là một ban của chính phủ chuyên về
các hoạt động quy hoạch đô thị với nhiệm vụ là sử dụng và phân phối đất hiệu quả
cũng như điều phối giao thông. Ban đã đưa ra quy hoạch chi tiết cho việc sử dụng
đất ở 55 khu vực.

Singapore đã mở mang lãnh thổ bằng đất lấy từ những ngọn đồi, đáy biển và
những nước lân cận. Nhờ đó, diện tích đất của Singapore đã tăng từ 581,5 km² ở
thập niên 1960 lên 697,25 km² ngày nay (xấp xỉ diện tích huyện Cần Giờ (thành
phố Hồ Chí Minh)), và có thể sẽ tăng thêm 100 km² nữa đến năm 2030.

Singapore có khí hậu xích đạo ẩm với các mùa không phân biệt rõ rệt. Đặc
điểm của loại khí hậu này là nhiệt độ và áp suất ổn định, độ ẩm cao và mưa nhiều.
Nhiệt độ thay đổi trong khoảng 22°C đến 31 °C (72°–88°F). Trung bình, độ ẩm
tương đối khoảng 90% vào buổi sáng và 60% vào buổi chiều. Trong những trận
mưa lớn kéo dài, độ ẩm tương đối thường đạt 100%. Nhiệt độ cao nhất và thấp
nhất đã từng xuất hiện là 18,4 °C (65,1 °F) và 37,8 °C (100,0 °F).

Sự đô thị hóa đã làm biến mất nhiều cánh rừng mưa nhiệt đới một thời, hiện
nay chỉ còn lại một trong số chúng là Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bukit Timah. Tuy
nhiên, nhiều công viên đã được gìn giữ với sự can thiệp của con người, ví dụ như
Vườn Thực vật Quốc gia. Không có nước ngọt từ sông và hồ, nguồn cung cấp
nước chủ yếu của Singapore là từ những trận mưa rào được giữ lại trong những hồ
chứa hoặc lưu vực sông. Mưa rào cung cấp khoảng 50% lượng nước, phần còn lại
được nhập khẩu từ Malaysia hoặc lấy từ nước tái chế – một loại nước có được sau
quá trình khử muối. Nhiều nhà máy sản xuất nước tái chế đang được đề xuất và
xây dựng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu.

3, Chính trị và chính phủ

56
 Ngày quốc khánh: 9/8/1965.
 Lãnh đạo nhà nước hiện nay:
 Tổng thống: Tony Tan Keng Yam, nhậm chức nhiệm kỳ thứ nhất
ngày 1 tháng 9 năm 2011, nhiệm kỳ 6 năm.
 Thủ tướng: Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong), làm Thủ tướng
Singapore từ ngày 12 tháng 8 năm 2004 đến nay (giữ chức Bộ trưởng Tài chính từ
năm 2001 đến tháng 12 năm 2007).
 Chủ tịch Quốc hội (Speaker of Parliament): Abdullah Tarmugi được
bầu lại làm Chủ tịch Quốc hội Singapore khóa 11 từ ngày 2 tháng 11 năm 2006.
 Bộ trưởng Cao cấp (Senior Minister):
 Goh Chok Tong nhậm chức ngày 30 tháng 5 năm 2006 (làm Thủ
tướng từ năm 1990 – 2004), kiêm Chủ tịch Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS).
 S. Jayakumar (Giay-a-ku-ma) nhậm chức từ ngày 1 tháng 4 năm 2009,
kiêm Bộ trưởng Điều phối An ninh Quốc gia.
+ Bộ trưởng Cố vấn (Minister Mentor): Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) từ
ngày 30 tháng 5 năm 2006 (làm Thủ tướng Singapore từ năm 1965 – 1990) kiêm
Chủ tịch Tập đoàn đầu tư Chính phủ Singapore (GIC).

 Thể chế chính trị: Singapore theo chế độ đa đảng. Từ khi giành độc
lập đến nay, Đảng Nhân dân Hành động (People’s Action Party – PAP) liên tục
cầm quyền. Trong Quốc hội hiện nay có 94 đại biểu (82 đại biểu thuộc Đảng Nhân
dân hành động, 2 đại biểu thuộc Đảng Công nhân, 1 đại biểu của Liên minh Dân
chủ và 9 đại biểu chỉ định). Lý Quang Diệu là cựu Tổng thư ký của Đảng. Từ
tháng 12 năm 1992 đến tháng 12 năm 2004, Tổng thư ký Đảng là Gô Chốc Tông.
Từ 12/2004 đến nay, Tổng Thư ký Đảng PAP là Thủ tướng Lý Hiển Long.
4, Quốc kỳ

Quốc kỳ của Singapore gồm 2 phần: nửa ở trên màu đỏ và nửa dưới màu
trắng. Ngoài ra, ở nửa trên còn có thêm hình trăng lưỡi liềm và 5 ngôi sao. Mỗi
một màu, một hình ảnh đều có ý nghĩa riêng của nó. Màu đỏ trên lá cờ Singapore
tượng trưng cho mối tình anh em giữa người với người, giữa các dân tộc trên thế
giới, và sự bình đẳng của con người. Còn một cách hiểu khác đó là vì Singapore là
một nước đa dân tộc (gồm Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ,… ) nên có thể hiểu màu
đỏ này theo nhiều mặt: sự can đảm và dũng cảm của những người Malaysia, sự
may mắn của những người Trung Quốc. Màu trắng là biểu tượng của sự trong sạch
và tinh khôi vĩnh viễn, không nhơ bẩn. Trăng lưỡi liềm có nghĩa biểu trưng cho 1
quốc gia trẻ còn đang trên đường phát triển. Năm ngôi sao nhỏ gần mặt trăng
tượng trưng cho năm lý tưởng của quốc gia Singapore: dân chủ, sự bình đẳng, hòa
bình, phát triển và công lý.

57
4, Kinh tế
Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên
ngoài. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất
canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp
không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở
trong nước. Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngànhcông nghiệp phát triển cao
hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu,
công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore là nước hàng
đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm
lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á. Nền kinh tế Singapore chủ yếu
dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Singapore cũng
được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.

Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là Khu công
nghiệp Jurong. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và
hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng
đầu ở Châu Á.

Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu
nhập quốc dân). Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980 đạt tốc độ tăng trưởng
vào loại cao nhất thế giới: 1994 đạt 10%, 1995 là 8,9%. Tuy nhiên, từ cuối 1997,
do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ, đồng đô la Singapore đã bị mất giá 20% và
tăng trưởng kinh tế năm 1998 giảm mạnh chỉ còn 1,3%. Từ 1999, Singapore bắt
đầu phục hồi nhanh: Năm 1999, tăng trưởng 5,5%, và năm 2000 đạt hơn 9%. Do
ảnh hưởng của sự kiện 11 tháng 9, suy giảm của kinh tế thế giới và sau đó là
dịch SARS, kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề: Năm 2001, tăng trưởng kinh
tế chỉ đạt -2,2%, 2002, đạt 3% và 2003 chỉ đạt 1,1%. Từ 2004, tăng trưởng mạnh:
năm 2004 đạt 8,4%; 2005 đạt 5,7%; năm 2006 đạt 7,7% và năm 2007 đạt 7,5%.
Năm 2009, GDP chỉ tăng 1,2 % do tác động của khủng hoảng kinh tế.

Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh
tế tri thức. Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore
thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền
kinh tế toàn cầu và châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh.

5, Giao thông
Hệ thống giao thông công chánh ở Singapore rất phát triển. Chất lượng
đường bộ của đảo quốc này được đánh giá là vào loại tốt nhất thế giới. Giao thông

58
tại Singapore được vận hành theo mô hình của Anh, trái với giao thông tay phải
của châu Âu lục địa.

Singapore có nhiều loại phương tiện giao thông công cộng, trong đó hai
phương tiện phổ biến nhất là xe bus (hơn 3 triệu lượt người mỗi ngày, năm 2010)
và tàu điện ngầm mà người Singapore thường gọi là MRT (Mass Rapid Transit)
(hơn 2 triệu lượt người mỗi ngày, năm 2010). Người đi xe bus trả tiền mua vé cho
từng chặng, ngoại trừ trường hợp họ có thẻ từ tự động EZlink (thẻ này cho phép họ
sử dụng dịch vụ của xe bus giá rẻ và trong một thời gian dài). Hệ thống tàu điện
ngầm của Singapore có 84 ga với chiều dài 129.9km và có giờ làm việc là từ
06:00 tới 24:00. Taxi cũng là một phương tiện giao thông khá phổ biến ở
Singapore nhưng khá khó bắt và đắt trong giờ cao điểm.

Do Singapore có diện tích rất hẹp, nên chính quyền Singapore thường có
những biện pháp đặc biệt để tránh tình trạng nghẽn xe, tắc đường. Hệ thống thuế
giờ cao điểm ERP (Electronics Road Pricing) được đưa vào hoạt động trong khu
vực trung tâm thành phố để giảm lưu lượng xe lưu thông qua các khu vực này vào
giờ cao điểm. Số tiền này được trừ thẳng vào thẻ EZLink cài trên xe hơi. ERP có
thể lên đến SGD15 nếu 1 chiếc xe chạy qua 5 trạm ERP trong khu vực nội thành.

Singapore cũng có phương tiện giao thông đường thủy phổ biến là thuyền
máy nhỏ, tuy nhiên đa số chúng chỉ được dùng cho mục đích du lịch. Các du khách
tới Singapore có thể tham quan thành phố bằng đường thủy trên sông Singapore
trong những tour kéo dài khoảng 30 phút.

6, Dân cư

Vào năm 2010, 5,1 triệu người sinh sống tại Singapore, trong số đó 3,2 triệu
(64%) mang quốc tịch Singapore trong khi số còn lại (36%) là cư dân định cư hoặc
người làm việc ngước ngoài. 2,9 triệu người (57%) được sinh tại Singapore trong
khi số còn lại được sinh tại nước ngoài. Tuổi trung bình của người Singapore là 73
và số thành viên trung bình trong gia đình là 3,5 người. Năm 2010, tỉ lệ sinh nở là
1,1 trẻ em trên một phụ nữ, thấp thứ ba trên thế giới và dưới tỉ lệ cần thiết 2,1 để
giữ vững số dân. Để giải quết vấn đề này, chính quyền Singapore đang khuyến
khích những người nước ngoài tới định cư tại Singapore. Một lượng lớn dân định
cư giữ cho dân số của Singapore không giảm quá nhanh.

59
Khoảng 40 phần trăm dân số là người nước ngoài, đây là tỉ lệ cao thứ sáu
trên thế giới. Chính quyền mời gọi người làm việc ngoại quốc, mặc dù điều này
đồng nghĩa với việc họ sẽ giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia.
Lao động nước ngoài chiếm đến 80% trong ngành công nghiệp xây dựng và 50%
trong công nghiệp dịch vụ.

Tổng số dân của nước này là 4.553.009 người (tính đến tháng 7 năm 2007)
trong đó 76,8% là người Hoa, 13,9% người Mã Lai, 7,9% người Ấn
Độ, Pakistan và Sri Lanka; 1,4% người gốc khác

Về tôn giáo, Singapore là một quốc gia đa tôn giáo, theo thống kê khoảng
51% dân số Singapore theo Phật giáo và Đạo giáo, 15% dân số (chủ yếu là người
Hoa, người gốc Âu, và người Ân Độ) là tín đồ Đạo Cơ đốc.Hồi giáo chiếm khoảng
14% dân số, chủ yếu tồn tại trong các cộng đồng người Mã Lai, người Ấn Độ theo
Hồi giáo, và người Hồi (người Hoa theo Hồi giáo). Có khỏang 15% dân số
Singapore tuyên bố họ không có tôn giáo, cá tôn giáo khác không đáng kể.

Xã hội Singapore là một xã hội đa sắc tộc gồm nhiều nền văn hóa khác nhau
như Trung Quốc, Ấn độ, Mã Lai… Trẻ em bắt đầu đi học khi 6 tuổi, hệ thống giáo
dục cơ bản của Singapore là 10 năm, 6 năm cấp I và 4 năm cấp II. Sau đó, học sinh
có thể chọn tiếp dự bị đại học ( pre-university ) hoặc vào các trường kỹ thuật (
polytechnic ).

II. cấu trúc tổ chức bộ máy nhà nước

Tổng thống là nguyên thủ quốc gia. Tổng thống được bầu qua tổng tuyển cử
với nhiệm kỳ là 6 năm. Các quyền hạn của Tổng thống bao gồm:- Phủ quyết việc
chính phủ chi tiêu quá mức- Phủ quyết khi bổ nhiệm các quan chức cấp cao cho
nền công vụ mà không thảo đáng- Trong trường hợp phát hiện có tham nhũng hay
vì lý do an ninh quốc gia, có thể xem xét lại việc Chính phủ thực hiện quyền hạn
của mình- Bổ nhiệm Thủ tướng và các bộ trưởng của Nội các- Căn cứ đề nghị của
thủ tướng, bỏ nhiệm Chưởng lý làm nhiệm vụ cố vấn cho Chính phủ về các vấn đề
pháp lý- Tổng thống có một hội đồng cố vấn để khuyến nghị các biện pháp, nhất là
trong một số trường hợp như bổ nhiệm quan chức cấp cao.Hệ thống Chính phủ,
dựa theo mô hình Anh, gọi là Nội các với Thủ tướng đứng đầu. Nội các làm nhiệm
vụ điều phối về chính sách và cố vấn cho Tổng thống về việc bổ nhiệm các quan
chức cấp cao cho nganh tư pháp và cho nền công vụ. Nội các có các thành phần
như sau: Thủ tướng và 14 Bộ trưởng. Nội các là cơ quan hoạch định chính sách cao
nhất của chính phủ. Nội các chịu trách nhiệm về chính sách và hành chính của

60
chính phủ, và cùng chịu trách nhiệm trước Nghị viện.Hệ thống quyền lực
Xinhgapo là tập trung, theo hệ thứ bậc và bổ nhiệm đối với phần lớn các cơ quan
công sở. Các bộ trưởng trong nội các và các quan chức cấp cao trong quản lý các
tập đoàn nhà nước và các cơ quan quy chế là những người nắm quyền chủ yếu.
Việc bổ nhiệm các chức vụ chủ yếu thông qua chế độ công tích. Một đặc ddiemr
nổi bật của nước này là chú trọng tìm kiếm, sử dụng và đãi ngooj nhân tài, với mục
tiêu là làm cho quốc gia mang tính cạnh tranh cao trên thế giới. Thậm chí ngay cả
với các Bộ trưởng, mức lương đặt ra cũng mang tính cạnh tranh. Các bộ Xinhgapo
gồm có:

- Bộ Liên lạc viễn thông


- Bộ y tế
- Bộ Phát triển công cộng
- Bộ Nội vụ- Bộ Quốc phòng
- Bộ thông tin và Nghệ thuật
- Bộ Giáo dục
- Bộ lao động
- Bộ Môi trường
- Bộ Tư pháp
- Bộ Tài Chính
- Bộ Phát triển Quốc gia
- Bộ Ngoại giao
- Bộ Thương mại và Công nghiệp

III. hệ thống các cơ quan nhà nước Singapore

Quyền lập pháp ở Singapore thuộc về Nghị viện với 83 nghị sỹ và Tổng
thống. Nghị viện được bầu bằng hình thức phổ thông trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm.
Nghị viện chỉ có thể được giải tán bởi Tổng thống theo đề nghị của Thủ tướng.
Ngoài thủ tục bầu cử Nghị sỹ thông thường còn có thủ tục bầu cử theo nhóm đại
diện cho nhóm gồm từ ba đến sáu người trong đó bắt buộc phải có một đại diện
dân tộc thiểu số, trước hết là người Malay. Từ năm 1990 Nghị viện Singapore có
thêm 10 Nghị sỹ đề cử với nhiệm kỳ 2 năm được Chủ tịch Nghị viện đề cử từ
những công dân có nhiều công lao, đóng góp với đất nước và được Tổng thống
thông qua. Các Nghị sỹ đề cử này có đầy đủ các quyền, đặc quyền và nghĩa vụ của
Nghị sỹ trừ quyền bỏ phiếu sửa đổi Hiến pháp, tuyên bố bất tín nhiệm và thông qua
ngân sách. Ở Singapore cũng có quy định về Nghị sỹ không qua bầu cử cho phép
bốn đại diện của các đảng đối lập có số phiếu cao nhất qua bầu cử Nghị viện
(nhưng không đủ điều kiện để có số ghế trong Nghị viện) trở thành Nghị sỹ.

61
Nghị viện Singapore họp một năm 2 kỳ, ở kỳ họp thứ hai xem xét thông qua
ngân sách quốc gia trong năm tới. Các dự thảo luật được thảo luận ba lần và được
thông qua bằng bỏ phiếu đa số thông thường (quá ½ số Nghị sỹ). Dự thảo luật
được Nghị viện thông qua có hiệu lực khi được Tổng thống xem xét, công bố. Các
dự thảo luật còn được xem xét bởi Hội đồng Tổng thống về quyền của người thiểu
số về tính đảm bảo nguyên tắc bình đẳng đối với các cộng đồng thiểu số và tôn
giáo, về các đảm bảo Hiến pháp nói chung. Hội đồng này gồm 21 thành viên do
Tổng thống chỉ định theo đề nghị của Chính phủ (10 thành viên được chỉ định suốt
đời, 10 thành viên và Chủ tịch Hội đồng có nhiệm kỳ 3 năm). Nếu Hội đồng không
chấp nhận, dự thảo Luật phải được thay đổi hay phải được Nghị viện thông qua với
đa số tuyệt đối (quá 2/3 số Nghị sỹ). Thẩm quyền của Hội đồng không gồm việc
xem xét các dự thảo luật liên quan đến tài chính, an ninh và trật tự xã hội,; các dự
thảo luật được Thủ tướng công bố là ―Khẩn‖.
Người đứng đầu nhà nước Singapore là Tổng thống, trước đây được Nghị viẹn bầu
với nhiệm kỳ 4 năm. Theo Hiến pháp sửa đổi năm 1991 Tổng thống được bầu phổ
thông trực tiếp với nhiệm kỳ 6 năm. Tổng thống có một số các quyền hạn đại diện,
hành pháp và tổ chức. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng từ số Nghị sỹ và hoạt động
với sự tư vấn của Chính phủ.

Quyền hành pháp ở Singapore thực tế thuộc Chính phủ – đứng đầu là Thủ
tướng. Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể trước Nghị viện. Nếu đa số Nghị sỹ mất
tín nhiệm đối với Thủ tướng và Chính phủ, Tổng thống có thể tuyên bố bãi nhiệm
Thủ tướng và giải tán Chính phủ.

IV. khái quát hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật Singapore gần như hoàn toàn chịu ảnh hưởng của pháp
luật Anh, chỉ trừ một số vấn đề mang tính cá nhân đối với cộng đồng Hồi giáo, Ấn
Độ giáo và người Hoa chịu sự điều chỉnh của Luật Hồi giáo, Luật Ấn Độ giáo và
phong tục của người Hoa.

Vào thời kỳ đầu của chế độ thuộc địa, Bản Hiến chương thứ hai về công lý
của Anh năm 1826 được coi là hiến chương đưa pháp luật và hệ thống tư pháp Anh
vào các nước thuộc vùng eo biển (Penang, Malacca, Singapore). Bản Hiến chương
này đồng thời khẳng định: việc tiếp nhận chung đối với pháp luật Anh chỉ đúng khi
đáp ứng yêu cầu: thứ nhất, các đạo luật Anh liên quan đến chính sách chung thì
được áp dụng chung; thứ hai, các đạo luật được đem áp dụng phải phù hợp với tập

62
quán, tôn giáo cũng như pháp luật của địa phương. Như vậy, ngay cả đạo luật được
áp dụng chung cũng vẫn có thể phải sửa đổi để tránh gây bất bình đẳng và áp bức
đối với dân bản địa . Các chế định pháp luật Anh liên quan đến hôn nhân gia đình
được sửa đổi để áp dụng chung (ví dụ như sửa quy định về chia thừa kế suốt đời để
đảm bảo không vi phạm nguyên tắc tự do chuyển nhượng đất).

Nhiều ngành luật được pháp điển hoá, một hệ thống văn bản pháp luật đầy
đủ được thông qua.

Trong quá trình xây dựng nền tư pháp độc lập và đại phương hoá hệ thống
pháp luật của mình, pháp luật Anh được tiếp nhận ở Singapore một cách đặc thù
nghĩa là bằng các diều khoản hay các đạo luật quy định rõ việc tiếp tục áp dụng
pháp luật Anh trong một số lĩnh vực riêng biệt. Điều 5 Luật Dân sự Singapore quy
định việc áp dụng pháp luật Anh trong lĩnh vực thương mại đồng thời cũng nói rõ
―các đạo luật Anh sẽ là đối tượng sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp cần
thiết‖. Điều 5 Bộ luật tố tụng hình sự Singapore cũng quy định: ―Đối với những
vấn đề tố tụng hình sự chưa được điều chỉnh bằng quy phạm nào thuộc bộ luật này
hay thuộc các đạo luật khác tại thời điểm chúng có hiệu lực tại Singapore thì luật tố
tụng hình sự đang có hiệu lực ở Anh sẽ được áp dụng cho Singapore trừ khi nó
mâu thuẫn với Bộ luật này‖. Một con đường khác để pháp luật Anh thâm nhập vào
Singapore là việc Nghị viện ban hành lại các đạo luật của Anh theo đúng nguyên
văn câu chữ hoặc chỉ thay đổi vài điều khoản, ví dụ như Luật trọng tài năm 1950.
Theo hình mẫu pháp luật Anh thông qua Pháp lệnh (Ordinance) về thời hiệu năm
1959.

Bên cạnh pháp luật Anh, Singapore đã ban hành nhiều luật và pháp lệnh theo
mô hình của các nước khác phù hợp hơn với điều kiện thực tế của mình ví dụ như
thông qua Bộ luật Hình sự, Luật về chứng cứ theo hình mẫu của các Bộ luật thuộc
địa Ấn Độ; thông qua Luật về quyền đất đai năm 1956, Pháp lệnh về các quan hệ
công nghiệp năm 1960 và Luật về công ty năm 1967 theo mô hình của Australia.

Năm 1979, Nghị viện Singapore đã sửa đổi Điều 5 Luật Dân sự theo hướng
loại trừ việc tiếp nhận các đạo luật Anh trong lĩnh vực thương mại trong một số
trường hợp: khi các đạo luật đó là hệ quả trực tiếp của các công ước, hiệp định
quốc tế mà Singapore không phải là thành viên, khi đã có một đạo luật khác của
Singapore với cùng mục đích như đạo luật của Anh. Tuy nhiên những sửa đổi này
cũng vẫn chưa giải quyết được triệt để tính không xác định của phạm vi tiếp nhận
pháp luật Anh. Vì cho rằng việc Anh tham gia Liên minh châu Âu sẽ làm cho xu
hướng phát triển pháp luật thương mại của Anh ngày càng không còn phù hợp với

63
Singapore nên tháng 11 năm 1993, Nghị viện Singapore đã ban hành Đạo luật về
áp dụng pháp luật Anh với những nội dung chính: tuyên bố xoá bỏ Điều 5 Luật
Dân sự, chấm dứt việc tiếp nhận một cách tự động các đạo luật tương lai của Anh
về thương mại; xác lập danh mục các đạo luật Anh được áp dụng tại Singapore
đồng thời nói rõ phạm vi áp dụng chúng ; chuyển hoá một số điều khoản của các
đạo luật ban hành trước 1826 liên quan đến sở hữu, uỷ thác, bảo hiểm, thừa
kế...vào các đạo luật tương ứng hiện hành của Singapore; khẳng định các án lệ và
Luật Công bằng của Anh đã từng là một bộ phận của pháp luật Singapore trước khi
Luật này có hiệu lực thì vẫn sẽ tiếp tục là một bộ phận của pháp luật Singapore,
đồng thời có thể được sửa đổi tuỳ theo yêu cầu cụ thể và bằng con đường lập pháp.
Đạo luật về áp dụng pháp luật Anh 1993 có ý nghĩa cách mạng nhằm loại bỏ sự
không rõ ràng trong việc áp dụng pháp luật Anh ở Singapore, làm giảm bớt sự phụ
thuộc của pháp luật thương mại Singapore vào pháp luật Anh và vào hoạt động lập
pháp tương lai của Anh .

Ở Singapore vẫn áp dụng hoàn toàn học thuyết pháp lý của Anh, thừa nhận
án lệ là nguồn quan trọng của luật. Án lệ của Anh, của Malaysia, của Ấn Độ và các
nước trong Khối Thịnh vượng chung ―có hiệu lực thuyết phục‖ được Toà án
Singapore tiếp nhận trong thực tiễn xét xử .

Câu 14. Thái Lan: giới thiệu tổng quan về chính trị, văn hoá, lịch sử, hình thức
chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước, khái quát hệ
thống pháp luật của Thái Lan
1. Chính trị
Thái Lan là 1 quốc gia có thể chế chính trị đa đảng

Thể chế nhà nước: quân chủ lập hiến.

Cơ cấu các cơ quan quyền lực:

Bộ Quốc Phòng Thái Lan nằm đối diện Hoàng Cung- lực lượng chủ chốt trong tất
cả các cuộc đảo chính

Nguyên thủ quốc gia là nhà Vua : Được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Về danh nghĩa nhà Vua là người đứng đầu nhà nước, Tổng Tư lệnh quân đội và là
người bảo trợ Phật giáo.

Quốc hội : Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc
hội lưỡng viện. Hạ viện (cơ quan lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150
ghế.
64
Chính phủ : bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11
Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp
thực hiện các chính sách chung.

2. Văn hoá

Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Phật giáo – tôn giáo
chính thức được công nhận là quốc giáo ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ
thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn
hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc
cũng như tuổi tác.
Thái Lan có nhiều lễ hội có thể kể đến như Tết Songkran với lễ hội té nước cầu
may.
Văn hoá của Thái Lan còn thể hiện ở trang phục cũng như ẩm thực của đất nước
này.
Trang phục Thái Lan chia làm 2 dạng: trang phục truyền thống (trang phục cung
đình và trang phục bình dân) và trang phục hiện đại. Đặc điểm cơ bản của trang
phục truyền thống của người Thái là không may vừa sát người. Thay vì thế chính
được may từ các mảnh vải lụa hay vải bong hẹp được nối, gấp, cuộn thành nhiều
loại áo quần đa dạng

Ẩm thực Thái Lan là sự hòa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi
sống với những phong cách nấu nướng đặc biệt. Mỗi món ăn hay toàn thể bữa ăn
đều có sự phối trộn tinh tế giữa vị cay, chua, ngọt và đắng. Ẩm thực Thái Lan là
một phần của văn hóa Thái Lan và trở thành một trong những yếu tố thu hút khách
du lịch.

3. Lịch sử
Thái Lan chưa bao giờ là thuộc địa của Phương Tây và cũng không có xung đột
sắc tộc (ngoại trừ ngoài vấn đề tôn giáo) do dân tộc Thái tương đối thuần nhất.

Người Thái ngày nay có tổ tiên là dân tộc Tai di cư từ phía Nam Trung Quốc 1,200
năm về trước. Thời điểm đó, vùng đất được gọi là Thái Lan ngày nay đã chịu ảnh
hưởng sâu sắc của Ấn Độ và Srilanka cũng như văn hóa Dvaravati, sau đó là các
vương quốc Mon, Lanna và văn hóa Khmer (đóng đô tại Angkor Wat, Cambodia).

Vương quốc Thái phong kiến được lập năm 1238 tại Sukhothau (hiện thuộc Bắc
Trung bộ Thái Lan). Đỉnh cao đạt được vào triều đại vua Tamkhamhaeng, người
đã thay đổi hệ thống cai trị và chuẩn hóa tiếng Thái như ngày nay.

65
Trong vài thế kỷ tiếp theo, vương quốc Thái tiếp tục mở rộng. Nước Thái hiện đại
là sự hợp nhất của Sukhothai và hai vương quốc đối địch – một mạnh về kinh tế có
thủ đô tại Ayuthaya (cách Bangkok khoảng 1 tiếng đi thuyền) và hai là Lana vùng
núi Tây Bắc có thủ đô tại Chiang Mai

Thủ đô của Thái sau đó được đặt tại Ayuthaya trong vài trăm năm tiếp theo.
Ayuthaya lúc đó là một trong những trung tâm buôn bán chính của khu vực Đông
Nam Á, và là một trong những thành phố có dân số lớn nhất thế giới bấy giờ, ước
tính có lúc vượt quá 1 triệu người. Nơi đây được coi là thành phố sầm uất, với
hoàng gia được biết tới như những người chấp nhận ảnh hưởng ngoại lai – bao
gồm cả phương Tây.

Vương quốc sau đó sụp đổ vì bị người Miến tấn công dữ dội trong hai thập kỷ
1750 -1760. Thành phố bị bao vây, sau đó bị xâm chiếm, tàn sát, cướp bóc và bị
phá hủy gần như hoàn toàn. Ayuthaya sau đó bị bỏ hoang và trở thành phế tích.

Bangkok, vốn là một điểm buôn bán thứ yếu, từ đó nổi lên khi các vua mới biến
nơi này thành thủ đô với hệ thống phòng thủ tốt hơn năm 1769.

Các vua sau đó mở rộng cửa cho người di cư, chủ yếu là người Trung Quốc, trong
nỗ lực xây dựng lại vương quốc.

Người Thái từ lâu được biết tới với văn hóa thân thiện, chấp nhận ảnh hưởng ngoại
lai. Vua Rama 4 (1804-1868) và Rama 5 (-1910) thi hành chính sách thân thiện
phương Tây, và nhượng nhiều đất cho người Anh và Pháp.

Vua Rama 5, lên ngôi năm 18 tuổi, là người thực hiện nhiều cải cách và mở cửa
nhất; đã đi nhiều nước và cũng là người bãi bỏ chế độ nô lệ ở Thái Lan. Ngày nay
bạn vẫn có thể thấy rất nhiều hình ảnh của ông trên đất nước Thái Lan.

Năm 1932, Thái Lan trở thành nước quân chủ lập hiến như ngày nay. Nhưng từ đó,
đã bắt đầu xuất hiện xung đột giữa giới quân sự và chính quyền dân sự.

Khi Thế chiến thứ 2 bùng nổ, người Thái đã lấy lại được những vùng lãnh thổ mất
vào tay người Pháp và người Anh. Nhưng khi người Nhật xâm chiếm các nước
Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan, quân đội Thái Lan đã nhanh chóng thỏa thuận
với Nhật chỉ sau 8 tiếng giao tranh.

Trong suốt thế chiến 2, nước Thái đã may mắn tránh được sự thảm khốc của chiến
tranh. Ngoại lệ nổi tiếng là ―đường ray tử thần‖ nối vịnh Thái Lan với Miến Điện
66
thông qua Kanchanaburi được xây dựng năm 1943 để cung cấp người, lương thực
và vũ khí cho cuộc chiến của quân đội Nhật với quân đội Anh tại Miến Điện.
Tuyến đường đã được hoàn thành bởi 61,000 tù binh đồng minh và 250,000 nhân
công người châu Á. Do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, dịch bệnh và sự
ngược đãi của quân đội Nhật, Triều Tiên, 16,000 tù nhân chiến tranh và hơn
70,000 người châu Á đã chết dần chết mòn trong thời gian xây dựng tuyến đường

Sau chiến tranh, người Thái ngày càng tiến gần với phương Tây. Từ những năm
1960, Thái Lan dần trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng và ưa thích cho người nước
ngoài tại Đông Nam Á.

4. Hình thức chính thể: quân chủ lập hiến

5. Hình thức cấu trúc nhà nước: nhà nước đơn nhất

6. Tổ chức bộ máy nhà nước

Theo quy định của Hiến pháp Thái Lan nhà Vua vẫn là nguyên thủ quốc gia, theo
chế độ kế vị và nắm giữ quyền bổ nhiệm Thủ tướng. Trên thực tế, do ảnh hưởng
của uy tín và giành được sự tôn trọng của người dân nên quyền lực của nhà Vua
còn lớn hơn so với quy định của Hiến Pháp.

Cơ quan lập pháp

Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng
viện. Hạ viện (cơ quan lập pháp) gồm 480 ghế được bầu qua tổng tuyển cử 4 năm
một lần. Chủ tịch Hạ nghị viện là Chủ tịch Quốc hội và Thượng viện gồm 150 ghế
được bầu với nhiệm kỳ 6 năm.

Cơ quan hành pháp

Chính phủ: Bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ
trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp
thực hiện các chính sách chung.
Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng, do Vua bổ nhiệm theo đề nghị Quốc hội. Thủ
tướng có chức năng chính là điều hành hoạt động của Nội các và phối hợp có hiệu
quả các chính sách của Chính phủ.
Cơ quan tư pháp
Bộ máy tư pháp hoạt động độc lập với hành pháp và lập pháp. Ở Thái Lan không
có toà án xét xử riêng những vấn đề vi phạm luật hành chính. Tất cả các trường

67
hợp do Thẩm phán giải quyết và không có những điều khoản kèm theo dành cho
phiên toà hội thẩm.
Cơ cấu: Toà án tối cao, toà án phúc thẩm và các toà án sơ thẩm.
Toà sơ thẩm của Thái Lan được phân bổ theo lãnh thổ. ở các tỉnh, Toà sơ thẩm
được chia thành toà vị thành niên và toà quận. ở Băng Cốc, các toà án được chia
thành toà dân sự, hình sự, toà vị thành niên, toà lao động, thuế và toà quận. Có
khoảng 135 toà sơ thẩm trên cả nước.
Toà phúc thẩm được chia thành ba khu vực ở trên cả nước và một toà trung tâm ở
Băng Cốc.

Toà án tối cao (Sandika) là toà án có thẩm quyền xét xử cao nhất và phán quyết
của Toà án tối cao là cuối cùng. Chỉ có phán quyết hình sự là bị phúc thẩm và bị
cáo có quyền đệ đơn xin ân giảm lên nhà vua. Thành viên của toà án tối cao sẽ do
Nhà vua quyết định.
Nền chính trị Thái Lan từng chứng kiến 20 cuộc đảo chính hoặc nỗ lực đảo chính
của quân đội từ năm 1932 tới năm 2014. Lệnh thiết quân luật của nước này cho
phép quân đội có quyền hạn lớn trong việc ban hành lệnh cấm tụ tập, hạn chế đi lại
và bắt giữ người. Ngày 19 tháng 9 năm 2006, một hội đồng quân sự đã tiến hành
lật đổ chính phủ Thaksin, sau đó huỷ bỏ hiến pháp, giải tán Quốc hội và Tòa án,
giám sát, bắt giữ và cách chức một số thành viên chính phủ, thiết quân luật và, cuối
cùng, chọn một thành viên của hội đồng cơ mật hoàng gia, cựu tổng tư lệnh lục
quân Thái Lan, tướng Surayud Chulanont lên làm thủ tướng. Sau đó Hội đồng
quân sự đồng thuận đưa ra hiến pháp tạm thời và chọn ra một hội thẩm đoàn để
soạn thảo hiến pháp mới. Đồng thời cũng chọn 250 đại biểu quốc hội. Các đại biểu
này không được phép tiết lộ thông tin chống lại chính phủ, còn công chúng không
được phép đưa tin bình luận. Lãnh đạo Hội đồng quân sự được phép bãi bỏ thủ
tướng bất kể khi nào.

Tháng 1 năm 2007, Hội đồng quân sự đã bỏ tình trạng thiết quân luật, nhưng tiếp
tục kiểm duyệt báo chí và bị cáo buộc vi phạm một số quyền con người khác. Họ
cũng cấm các hoạt động và hội họp chính trị cho tới tháng 5 năm 2007.
Cuộc bầu cử Thủ tướng dân chủ đầu tiên sau đảo chính 2006 được tổ chức ngày 3
tháng 7 năm 2011, Đảng Pheu Thái của bà Yingluck Shinawatra, em gái cựu thủ
tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra đã thắng lợi áp đảo với 263 ghế, dẫn
trước Đảng Dân chủ cầm quyền của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva với 161 ghế trong
500 ghế quốc hội. Với chiến thắng này đã đưa bà Yingluck Shinawatra trở thành
nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Thái Lan sau sáu đời nam thủ tướng với nhiều
bất ổn trong chính trường.

68
Mô hình hành chính
Thái Lan được chia làm 76 tỉnh, trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung
ương: Bangkok và Pattaya. Do có phân cấp hành chính tương đương cấp tỉnh,
Bangkok thường được xem là tỉnh thứ 76 của Thái Lan. Đứng đầu mỗi tỉnh là tỉnh
trưởng do bộ nội vụ bổ nhiệm. Dưới tỉnh trưởng là 2 phó tỉnh trưởng giúp việc.
Các tỉnh được chia thành các huyện hoặc quận. Năm 2006, Thái Lan có 877 huyện
và 50 quận (thuộc Bangkok). Quản lý mỗi quận huyện là quận trưởng hoặc huyện
trưởng do Bộ nội vụ bổ nhiệm thông qua các Vụ hành chính địa phương. Một số
phần của các tỉnh giáp ranh với Bangkok (như Nonthaburi, Pathum Thani, Samut
Prakan, Nakhon Pathom và Samut Sakhon) thường được gộp chung và được biết
đến như Vùng đô thị Bangkok. Các tỉnh đều có tỉnh lỵ trùng tên với mình (nếu là
tỉnh Phuket thì có thủ phủ là Amphoe Mueang Phuket hay Phuket).
Các huyện được chia thành các xã, trong khi các quận được chia thành các phường.
Các xã được chia thành các thôn.
Các đô thị của Thái Lan gồm ba cấp, thành phố, thị xã và thị trấn. Nhiều thành phố
và thị xã đồng thời là tỉnh lỵ. Tuy nhiên một tỉnh có thể có tới hai thành phố và vài
thị xã.
Mô hình hành chính tự quản
Những cơ quan ở đây báo cáo tới cơ quan trung ương hoặc cơ quan đặc biệt của
chính quyền trung ương về các vấn đề như người đứng đầu hoặc các nhiệm vụ
quan trọng.
5 kiểu quyền lực tự quản địa phương:
- Hành chính Băng-cốc
Hội đồng thành phố là cơ quan lập pháp. Các thành viên được bầu theo nhiệm kì 4
năm.
- Hành chính Pattaya
Cơ quan hành chính có 9 thành viên được bầu, 8 thành viên được bổ nhiệm. Chủ
tịch cơ quan hành pháp là Thị trưởng thành phố.
- Cơ quan quyền lực hành chính tự quản
Cơ quan này thành lập ở những tỉnh và thành phố tự trị gọi là Hội đồng. Hội đồng
gồm từ 18-36 thành viên tương đương với Uỷ ban Thành phố, với nhiệm kì 4 năm.
- Chính quyền tự quản vùng

69
3 cấp: Thành phố, thị trấn và xã. Chính quyền tự quản gồm 2 cơ quan: cơ quan
chịu trách nhiệm lập pháp từ 12-24 thành viên được bầu ra với nhiệm kì 4 năm, cơ
quan hành pháp có Thị trưởng và từ 2-4 trợ lí.
- Tổ chức bộ máy hành chính huyện tự quản
Đây là 1 tổ chức trong hệ thông Hội đồng do dân bầu và được cơ quan trung ương
bổ nhiệm. Người đứng đầu quận, huyện là quận trưởng, huyện trưởng. Đứng đầu
cảnh sát quận huyện là phó quận, huyện trưởng do cơ quan trung ương bổ nhiệm.
Các thành viên được bầu với nhiệm kì 4 năm.

7. Hệ thống pháp luật


Thái Lan là một trong các nước của Đông Nam Á có hệ thống pháp luật dựa trên
cơ sở hệ thống dân luật (civil law), tuy nhiên vẫn có sự ảnh hưởng của truyền
thống luật án lệ (common law) và pháp luật Thái Lan cổ điển.

Hệ thống pháp luật Thái Lan bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi pháp luật các nước
phương Tây, đặc biệt là pháp luật của Châu Âu lục địa. Đầu thế kỉ XX, Thái Lan
tiến hành cải cách hệ thống pháp luật và tư pháp. Người Thái đã tiếp nhận hệ thống
triết lí pháp luật, tổ chức toà án và tố tụng của pháp luật Châu Âu và xem pháp luật
của Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Anh, Ý và Nhật Bản là những mô hình cho việc xây dựng
pháp luật của mình. Hàng loạt các bộ luật của Thái Lan đã được ban hành theo mô
hình pháp luật của các nước này như Bộ luật hình sự năm 1908, Bộ luật dân sự và
thương mại năm 1925; Bộ luật tố tụng dân sự năm 1933, Bộ luật tố tụng hình sự
năm 1935.

Ở quốc gia này, cộng đồng Hồi giáo có hệ thống luật lệ riêng, ―thậm chí, Thái Lan
nước không có đa số người Hồi giáo, vẫn coi luật Hồi giáo như là hệ thống pháp
luật tách biệt". Ở Thái Lan, các vụ việc có liên quan đến tín đồ Hồi giáo thường
được xét xử bởi các thẩm phán thường cùng với một thẩm phán Hồi giáo (Datoh
Yutithum).

70
Câu 15. Việt nam: giới thiệu tổng quan về về chính trị, văn hóa, lịch sử, hình thức
chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước; đặc trưng văn hóa pháp luật

1. Tổng quan về lịch sử, văn hóa, đất nước, con người.

Lịch sử Việt Nam nếu tính từ lúc có mặt con người sinh sống thì đã có hàng vạn
năm trước công nguyên, còn tính từ khi nhà nước được hình thành thì mới khoảng
từ hơn 4000 năm trước đây. Một dân tộc nhỏ bé nhưng đã trải qua không biết bao
nhiêu cuộc chiến để có được dất nước Việt Nam như ngày hôm nay.Nước Cộng
hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu
vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc,
phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình
Dương với tổng diện tích gần 331.211,6 km²với dân số là 90 triệu người (năm
2014).

Là một đất nước đa dân tộc (với hơn 54 dân tộc anh em) đã tạo nên một nền văn
hóa đa dạng và niều sắc màu.Văn hóa Việt Nam dưới quan niệm là văn hóa dân tộc
thống nhất trên cơ sở đa sắc thái văn hóa tộc người được thể hiện ở ba đặc trưng
chính:

Đặc trưng thứ nhất: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất
cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những phong tục đúng
đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những
niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác
nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ
truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật.

71
Đặc trưng thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc,
dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam.
Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo
với nền văn hóa Kinh Kỳ, văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc
thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây bắc và Đông bắc. Từ các vùng đất biên
viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn
hóa Chăm Pa của người Chăm ởNam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam
Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong
văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên.

Đặc trưng thứ ba: Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với
những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ
thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong hàng nghìn năm nay.
Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh
hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế
kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có
những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào
nền văn hóa Việt Nam hiện đại.

Một số yếu tố thường được coi là đặc trưng của văn hóa Việt Nam khi nhìn nhận từ
bên ngoài bao gồm tôn kính tổ tiên, tôn trọng các giá trị cộng đồng và gia đình, thủ
công mỹ nghệ, lao động cần cù và hiếu học. Phương Tây cũng cho rằng những
biểu tượng quan trọng trong văn hóa Việt Nam bao gồm rồng, rùa, hoa sen và tre.

Về tôn giáo: Trên danh nghĩa, các tôn giáo ở Việt Nam gồm: Phật giáo Đại
thừa, Khổng giáo và Đạo giáo (được gọi là "Tam giáo"). Có một số tôn giáo khác
như Công giáo Rôma, Cao Đài và Hòa Hảo. Những nhóm tôn giáo có ít tín đồ hơn
72
khác gồm Phật giáo Tiểu thừa, Tin Lành và Hồi giáo.Phần đông đa số người dân
Việt Nam xem họ là nhưng người không có tín ngưỡng, mặc dù họ cũng có đi đến
các địa điểm tôn giáo vài lần trong một năm. Người Việt Nam được cho là ít có
tinh thần tôn giáo, các tôn giáo thường được tập trung ở mặt thờ cúng, mặt giáo lý
ít được quan tâm.

Với sự biến động của lịch sử các dân tộc tại Việt Nam, trải qua hơn 10 thế kỷ Bắc
thuộc, đời sống tinh thần nói chung của người dân Việt Nam bị ảnh hưởng rất
nhiều của văn hoá Trung Hoa. Với ba hệ tư tưởng Tam giáo đã thâm nhập vào đời
sống tinh thần cũng như vào tôn giáo của người Việt Nam là Đạo giáo, Nho
giáo và Phật giáo. Đạo giáo và Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc và thâm
nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên qua tầng lớp thống trị người
Trung Hoa

Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ và có hai phái đã du nhập vào Việt Nam bằng hai
ngả khác nhau: phái Đại thừa vào Việt Nam qua Trung Quốc cùng với Đạo giáo và
Nho giáo. Còn phái Tiểu thừa qua các nước Đông Nam Á láng giềng vào Việt Nam
thịnh hành ở cộng đồng người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long Tam giáo có
những thời kỳ phát triển rất mạnh và cũng có lúc mờ nhạt tại Việt Nam, nhưng
nhìn chung ảnh hưởng của Tam giáo rất sâu rộng trong các tầng lớp dân chúng,
nhất là Phật giáo. Và đến lượt mình, các tầng lớp dân chúng tại Việt Nam đã tiếp
thu các tôn giáo mới một cách có chọn lọc và sáng tạo, hay nói cách khác các tôn
giáo mới du nhập đã được bản địa hoá để phù hợp với phong tục tập quán và tín
ngưỡng của người dân địa phương

Công giáo được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 16, tuy việc truyền đạo lúc bấy
giờ gặp nhiều khó khăn nhưng ở Việt Nam từ lúc đầu cũng đã có một số lượng
73
người theo Công giáo, từ cuối thế kỷ 19 khi thực dân Pháp đã xâm lược hoàn toàn
Việt Nam thì việc truyền đạo mới được tự do dễ dàng. Hiện nay Việt Nam có
khoảng 8% dân số là tín đồ Công giáo, đứng hàng thứ 2 ở Đông Nam Á
sau Philippines.

Cùng với Công giáo, một hệ phái khác của đạo Cơ đốc là Tin Lành cũng xâm nhập
vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, đạo Tin Lành được phổ biến tới các dân tộc thiểu
số vùng Tây Bắc, Tây Nguyên... ước tính hiện nay có khoảng hơn 1 triệu người
theo đạoĐạo Hồi là tôn giáo của một bộ phận người Chăm ở Việt Nam, được du
nhập vào từ thế kỷ 15 tại vương quốc Chăm Pa ở miền Trung Việt Nam, sau đó
theo chân một bộ phận người Chăm di cư tới vùng An Giang, Tây Ninh vào thế kỷ
19. Ngoài các tôn giáo du nhập từ bên ngoài trên, tại miền Nam Việt Nam có các
tôn giáo Hoà Hảo và Cao Đài. Đây là hai tôn giáo bản địa Việt Nam, đạo Hoà Hảo
được sáng lập từ năm 1939 và đạo Cao Đài được sáng lập từ năm 1926. Hiện nay
hai tôn giáo bản địa này phát triển mạnh khắp Nam Bộ và ra cả một số tỉnh ở miền
Trung và Tây Nguyên và miền Bắc.

Về ngôn ngữ: tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia. Bên cạnh đó thì còn rất nhiều ngôn
ngữ dân tộc được sử dụng trong nội bộ của từng dân tộc an hem. Ngoài ra, trong
thời điểm của sự du nhập văn háo và ngôn ngữ thì tiếng anh đang là ngôn ngữ
được sử dụng khá nhiều trong công đồng ngôn ngữ Việt Nam hiện đại.

2. Thể chế trính trị

Sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay thể chế chính trị của Viêt Nam gắn liền
với quá trình đấu tranh giành và giữ vững nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát
triển đất nước.Chính trị Việt Nam đi theo nguyên mẫu nhà nước xã hội chủ nghĩa
74
đặt dưới sự chỉ dạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Một hiến pháp mới
được thông qua vào tháng 4 năm 1992, thay cho bản Hiến pháp năm 1946, 1959 và
1980 tái khẳng định vai trò trung tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam (trong thời
gian 1951-1976 có tên là Đảng Lao động Việt Nam) trong chính trị và xã hội, phác
thảo việc tái tổ chức chính phủ và tăng cường cải cách thị trường trong nền kinh tế
cho đến gần đây nhất, bản Hiến pháp năm 2013 một ần nữa tái khẳng định chắc
chắn tại Điều 4 về việc Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục lãnh đạo chính trị Việt
Nam.Dù Việt Nam là một quốc gia đơn đảng, việc đi theo đường lối tư tưởng
chính thống của Đảng đã giảm bớt phần quan trọng và ưu tiên so với mục tiêu phát
triển kinh tế. do vậy trong thời kỳ sau chiến tranh kháng chiến chống Mỹ kinh tế
việt Nam không thật sự khởi sắc cho đến khi đường lối đổi mới được đưa ra, từ đó
đã làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại.

3. Tổ chức bộ máy nhà nước

Căn cứ Hiến pháp năm 2013, có thể nêu một số các quan điểm và nguyên tắc tổ
chức bộ máy nhà nước như sau: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; Nhà nước đại diện cho nhân
dân thực hiện quản lý thống nhất mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, đối ngoại. Để thực hiện những
nhiệm vụ trên, hệ thống các cơ quan nhà nước được lập ra. Mỗi cơ quan nhà nước
là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, đảm nhận những chức năng,
nhiệm vụ nhất định của nhà nước, có cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động phù
hợp với tính chất các chức năng, nhiệm vụ được giao. Cùng với những chức năng,
nhiệm vụ, nhà nước còn trao cho các cơ quan những thẩm quyền tương ứng. Các
75
cơ quan nhà nước sử dụng thẩm quyền vào việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của
mình theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình,
hoạt động của các cơ quan nhà nước đều hướng tới phục vụ cho thực hiện nhiệm
vụ, chức năng của nhà nước.

Nhà nước Việt Nam được phân thành ba nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp, tư
pháp.Vì Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nên không
theo cơ chế tam quyền phân lập, quyền lực nhà nước là tập trung, thống nhất,
quyền lực thuộc về nhân dân. Các cơ quan nhà nước hoạt động theo cơ chế phân
công, phân nhiệm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, có phân công, phân cấp
nhưng đảm bảo quyền lực thống nhất, không phân chia.
Tổ chức Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm 4 cấp là trung
ương, tỉnh, huyện và xã.

Ở cấp Trung ương có Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do nhân dân trực tiếp bầu
ra với nhiệm kỳ là 5 năm.
Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân
tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Chính quyền địa phương (cấp tỉnh, huyện và xã) có Hội đồng nhân dân do nhân
dân bầu ra trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm. Hội đồng nhân dân bầu ra Uỷ ban nhân
dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

76
Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp hợp thành hệ thống cơ quan hành chính nhà
nước ở Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm : các bộ và cơ quan ngang bộ. Quốc hội quyết
định thành lập hoặc bãi bỏ các bộ và cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Thủ tướng
Chính phủ.

4. Hệ thống pháp luật


Nguồn pháp luật
Dòng họ civil law:Việt Nam, Lào và Campuchia là những nước thuộc địa của Pháp
trong thời gian dài trước khi giành được độc lập. Chính sách thuộc địa của Pháp ở
Đông Dương đã làm cho hệ thống pháp luật của ba nước này tiếp nhận pháp luật
của Pháp theo cách thức bắt buộc. đặc biệt, ở Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc,
bên cạnh hệ thống pháp luật của các hoàng đế Nam triều, các toà án của Pháp vẫn
áp dụng pháp luật của Pháp đối với "người Pháp và những ngoại kiều được biệt
đãi như người Pháp, người Việt Nam sinh ra ở vùng đất thuộc địa dù đang
sống ở đâu trên đất Việt Nam". Ngay cả sau khi đã giành được độc lập và thậm chí
đã xây dựng hệ thống pháp luật theo mô hình pháp luật XHCN , những nhân tố của
hệ thống pháp luật Pháp về kỹ thuật pháp lí, hệ thống khái niệm cơ bản và cấu trúc
của pháp luật vẫn tiếp tục được duy trì.

Dòng học common law: Giống như nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế
giới, sự ảnh hưởng của Common law ở Việt Nam chủ yếu gắn liền với quá trình
thuộc địa hoá của sự ảnh hưởng của Mỹ. tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của common
law ở Việt Nam không thực sự rõ dù Mỹ đã ra sức áp đặt trong một khoảng thời
gian đo hộ trên đất Việt Nam.
77
Dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa: Việt Nam được xem là đại diện điển hình của
hệ thống pháp luật XHCN đã và đang tồn tại ở Đông Nam Á. Sau khi giành được
độc lập từ năm 1945 và đặc biệt là sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Việt
Nam đã bắt đầu xây dựng mô hình hệ thống pháp luật XHCN ở miền Bắc với việc
học tập mô hình pháp luật của Liên Xô và các nước XHCN ở giai đoạn này, "cùng
với sự kế thừa pháp luật thời chiến của giai đoạn trước với một vài nhân tố chịu
ảnh hưởng của Pháp, tư tưởng pháp luật XHCN và mô hình pháp luật XHCN từng
bước được áp dụng trong công cuộc xây dựng chú nghĩa xã hội ở miền
Bắc ". Quan điểm xây dựng hệ thống pháp luật XHCN tiếp tục được thực hiện sau
khi hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ

Ngoài ra, pháp luật việt nam còn chịu sự ảnh hưởng của một phần từ nền văn hóa
đa dạng với những tập quán,phong tục… điều này giúp tạo nên một nền pháp luật
đa đạng và ―phức tạp nhất thé giới‖.

Hệ thống văn bản pháp luật


Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam bao gồm:
Hiến pháp – Do Quốc hội ban hành
Luật hoặc Bộ luật – Do Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ký quyết định ban
hành. Có thể kể một số Bộ luật như: Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố
tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật lao động, Bộ luật hàng hải

Văn bản dưới luật gồm:


Nghị quyết của Quốc hội
Ủy ban thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh, Nghị quyết
Chủ tịch nước: Lệnh, Quyết định
78
Chính phủ: Nghị định.
Thủ tướng Chính phủ: Quyết định
Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao: Nghị quyết
Chánh án Toà án nhân dân tối cao: Thông tư.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Thông tư.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Thông tư
Tổng Kiểm toán Nhà nước: Quyết định
Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ
quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. Bao
gồm:
Hội đồng nhân dân: Nghị quyết.
Ủy ban nhân dân: Quyết định, Chỉ thị.

Hệ thống cấu trúc


Hệ thống của pháp luật Việt Nam gồm có 3 thành tố cơ bản gồm:
Quy phạm pháp luật (đơn vị cơ bản trong hệ thống cấu trúc)
Chế định pháp luật (tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất)
Ngành luật (tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các
quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội). Ở Việt Nam có
12 ngành luật sau đây:
Ngành luật hiến pháp
79
Ngành luật hành chính
Ngành luật tài chính
Ngành luật ngân hàng
Ngành luật đất đai
Ngành luật dân sự
Ngành luật lao động
Ngành luật hôn nhân và gia đình
Ngành luật hình sự
Ngành luật tố tụng hình sự
Ngành luật tố tụng dân sự
Ngành luật kinh tế
Ngành luật môi trường

Câu 16. Tổ chức bộ máy nhà nước Việt nam, khái quát hệ thống pháp luật Việt
nam ( nguồn pháp luật, các ngành luật, khái quát về tiến trình lập hiến, Hiến pháp
2013, định hướng cơ bản về hoàn thiện pháp luật ( tập trung vào Bộ luật hình sự,
Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự )
1. Khái quát về tổ chức bộ máy Nhà nước:
Xuất phát từ chức năng của nhà nước (chuyên chính, trấn áp, tổ chức và xây dựng;
quản lí cộng đồng và bảo vệ lợi ích giai cấp, dân tộc), bộ máy nhà nước gồm 3 loại
cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.
Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1992 gồm có 4 hệ thống cơ quan:
– Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm:
+ Quốc hội (cơ quan lập pháp) là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính vì cậy Quốc hội thể hiện tính đại diện nhân dân và tính quyền lực nhà nước
trong tổ chức và hoạt động của mình.
Quốc hội thống nhất ba quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng không phải
là cơ quan độc quyền. Hiến pháp và pháp luật quy định cho Quốc hội có các chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất định: là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập

80
pháp, ban hành các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp luật cao nhất, điều chỉnh
các quan hệ xã hội cơ bản nhất, tạo nên thể chế xã hội; quyết định những vấn đề cơ
bản nhất về đối nội và đối ngoại của đất nước như các nhiệm vụ kinh tế – xã hội,
quốc phòng, an ninh của đất nước; xác định các nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước, trực tiếp thành lập các cơ quan quan trọng trong
bộ máy nhà nước, trực tiếp bầu, bổ nhiệm các chức vụ cao nhất trong các cơ quan
nhà nước trung ương; thực hiện quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của nhà
nước, giám sát việc tuân theo hiến pháp và pháp luật qua việc nghe báo cáo của các
cơ quan tối cao nhà nước, thông qua hoạt động của các cơ quan quốc hội, đại biểu
quốc hội, thông qua hình thức chất vấn của đại biểu quốc hội với những đối tượng
xác định trong bộ máy nhà nước.
Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm:
Ủy ban thường vụ quốc hội: cơ quan thường trực của quốc hội, gồm có Chủ tịch
quốc hội, các phó chủ tịch quốc hội, các ủy viên thường vụ quốc hội được bầu tại
kì họp thứ nhất mỗi khóa quốc hội. Ủy ban thường vụ quốc hội có nhiệm vụ, quyền
hạn cơ bản như sau: Ban hành pháp lệnh về các vấn đề được quốc hội trao trong
chương trình làm luật của Quốc hội, giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh; thực hiện
giám sát thi hành hiến pháp, luật, nghị quyết, hoạt động của chính phủ, tòa án nhân
dân tối cao, việt kiểm sát nhân dân tối cao, đình chỉ thi hành các văn bản của Chính
phủ, thủ tướng chính phủ, tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân trái với hiến
pháp. luật, nghị quyết của quốc hội và trình quốc hội quyết định việc hủy bỏ; giám
sát, hướng dẫn hoạt động của hội đồng nhân dân, bãi bỏ các nghị quyết sai trái của
hội đồng nhân dân cấp tỉnh, giải tán hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp
gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân; quyết địnhtổng động viên
hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp trong phạm vi cả nước hoặc
từng địa phương; thực hiện quan hệ đối ngoại của quốc hội; tổ chứctrưng cầu ý
kiến nhân dân theo quyết định của quốc hội; ngoài ra còn một sốquyền hạn
khác như quyết định vấn đề nhân sự của chính phủ theo đề nghị của thủ tướng
chính phủ, tuyên bố tình trạng chiến tranh khi đất nước bị xâm lược…
Hội đồng dân tộc: được lập ra để đảm bảo sự phát triển bình đẳng, đồng đều của
các dân tộc Việt Nam, để giải quyết có hiệu quả các vấn đề dân tộc. Có nhiệm
vụ:nghiên cứu, kiến nghị với quốc hội các vấn đề dân tộc; giám sát thi hành các
chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội miền núi
và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số; thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh và các dự
án khác liên quan đến vấn đề dân tộc; kiến nghị về luật, pháp lệnh, chương trình
làm luật của quốc hội…
Ủy ban của quốc hội: được lập ra để theo dõi các lĩnh vực hoạt động của quốc hội
nhằm giúp quốc hội thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trên các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Các ủy ban của quốc hội là hình thức thu hút các đại biểu vào việc
81
thực hiện công tác chung của quốc hội. Các ủy ban của quốc hội có nhiệm
vụnghiên cứu thẩm định các dự án luật, kiến nghị về luật, pháp lệnh và các dự án
khác, các báo cáo được quốc hội hoặc ủy ban thường vụ quốc hội trao, trình quốc
hội, ủy ban thường vụ quốc hội cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp
lệnh, thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật
quy định, kiến nghị những vẫn đề thuộc phạm vi hoạt động của ủy ban.
Đại biểu quốc hội: là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đồng
thời là đại biểu cấu thành cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước. Đại biểu quốc
hội vừa chịu trách nhiệm trước cử tri, vừa chịu trách nhiệm trước quốc hội. Chức
năng của đại biểu quốc hội là thu thập và phản ánh ý kiến của cử tri, biến ý chí của
nhân dân thành ý chí của nhà nước, đưa các quy định của luật, các quyết sách của
quốc hội vào cuộc sống.
Quốc hội hoạt động bằng nhiều hình thức: kì họp của quốc hội, hoạt động của các
cơ quan quốc hội, đại biểu quốc hội, các đoàn đại biểu quốc hội… Nhưng quan
trọng nhất vẫn là các kì họp của quốc hội.Kết quả hoạt động của các hình thức
khác được thể hiện tập trung tại các kì họp quốc hội.
+ Hội đồng nhân dân: cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý
chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra,
chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và các cơ quan nhà nước cấp trên.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thường trực hội đồng nhân dân, cấp xã
không lập thường trực. Chức năng thường trực hội đồng nhân dân xã do chủ tịch
và phó chủ tịch giúp việc thực hiện.
– Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người đứng đầu nhà
nước, thay mặt nhà nước trong các quan hệ đối nội và đối ngoại (Hiến pháp 1992).
Quy định trên của Hiến pháp là nhằm đảm bảo nguyên tắc quyền lực nhà nước
thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
Chủ tịch nước có quyền hạn khá rộng, bao quát nhiều lĩnh vực của đời sống chính
trị, xã hội.
+ Trong tổ chức nhân sự của bộ máy nhà nước: chủ tịch nước có quyền đề nghị
quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm phó chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ,
chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó chánh án, thảm phán tòa nhân dân tối cao, phó
viện trưởng, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết
của quốc hội để bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các phó thủ tướng và các thành
viên khác của chính phủ.

82
+ Trong lĩnh vực an ninh quốc gia: thống lĩnh các lực lượng vũ trang và giữ
chức chủ tịch hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong hàm, cấp sĩ quan
cấp cao và các hàm, cấp khác trong lĩnh vực khác…
+ Các lĩnh vực khác: ngoại giao, thôi, nhập quốc tịch, đặc xá…
– Cơ quan thực hiện quyền hành pháp gồm: Chính phủ, các bộ và cơ quan
ngang bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã và các cơ quan chuyên môn thuộc
ủy ban nhân dân.
+ Chính phủ: là cơ quan chấp hành của Quốc hội, là cơ quan hành chính cao nhất
của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ chịu sự giám sát của
Quốc hội, chấp hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của quốc hội; pháp lệnh, nghị
quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội; lệnh, quyết định của chủ tịch nước. Trong
hoạt động, chính phủ phải chịu trách nhiệm và báo cáo trước quốc hội, ủy ban
thường vụ quốc hội và chủ tịch nước.Các quy định trên là nhằm đảm bảo sự thống
nhất của quyền lực nhà nước vào cơ quan quyền lực cao nhất là quốc hội.
Chính phủ có chức năng thống nhất quản lí mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: lãnh
đạo thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương tới cơ sở về tổ chức cán bộ, đảm
bảo thi hành hiến pháp và pháp luật; quản lí xây dựng kinh tế quốc dân, thực hiện
chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, quản lí y tế, giáo dục, quản lí ngân sách nhà
nước, thi hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân, quản lí công tác đối ngoại, thực hiện chính sách xã hội… của Nhà nước. Khi
thực hiện các chức năng này, Chính phủ chỉ tuân theo Hiến pháp, luật, pháp lệnh,
nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước. Chính phủ có toàn quyền giải
quyết công việc với tính sáng tạo, chủ động, linh hoạt trên cơ sở chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định… Chính phủ có quyền tham gia vào
hoạt động lập pháp bằng quyền trình dự án luật trước quốc hội, dự án pháp lệnh
trước ủy ban thường vụ quốc hội, trình quốc hội các dự án kế hoạch, ngân sách nhà
nước và các dự án khác.
Chính phủ gồm có Thủ tướng chính phủ, các phó thủ tướng, các Bộ trưởng và thủ
trưởng các cơ quan ngang bộ do thủ tướng chính phủ lựa chọn, không nhất thiết
phải là đại biểu quốc hội, và đề nghị quốc hội phê chuẩn. Chính phủ không tổ chức
ra cơ quan thường trực, thay vào đó là một phó thủ tướng được phân công đảm
nhận chức vụ phó thủ tướng thường trực.
+ Các Bộ và cơ quan ngang Bộ: (gọi chung là Bộ) là các bộ phận cấu thành của
chính phủ. Bộ và các cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối
với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước, quản lí nhà nước các dịch
vụ công thuộc ngành, lĩnh vực, thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn doanh
nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.
Phạm vi quản lí của bộ và các cơ quan ngang bộ được phân công bao quát toàn bộ
mọi tổ chức và hoạt động thuộc mọi thành phần kinh tế, trực thuộc các cấp quản lí
83
khác nhau, từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Bộ quản lí theo ngành hoặc lĩnh
vực công tác. Vì vậy có hai loại Bộ: bộ quản lí theo ngành (quản lí những ngành
kinh tế, kĩ thuật hoặc sự nghiệp như nông nghiệp, y tế, giao thông vận tải, giáo
dục… bằng chỉ đạo toàn diện những cơ quan, đơn vị trực thuộc ngành từ trung
ương tới địa phương) và bộ quản lí theo lĩnh vực (quản lí những lĩnh vực như tài
chính, kế hoạch – đầu tư, lao động – xã hội, khoa học công nghệ…bằng các hoạt
động liên quan tới tất cả các bộ, các cấp quản lí, tổ chức xã hội và công dân nhưng
không can thiệp vào hoạt động quản lí nhà nước của các cấp chính quyền và quyền
tự chủ, sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế.)
Bộ trưởng là thành viên chính phủ, người đứng đầu cơ quan quản lí ngành hay lĩnh
vực, một mặt tham gia cùng chính phủ quyết định tập thể những nhiệm vụ của
chính phủ tại các kì họp chính phủ, mặt khác chịu trách nhiệm quản lí nhà nước về
lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước, đảm bảo quyền tự chủ
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của bộ bao gồm: các cơ quan giúp bộ trưởng thực hiện chức năng
quản lí nhà nước (các vụ chuyên môn, thanh tra, văn phòng bộ) và các tổ chức sự
nghiệp trực thuộc bộ (các cơ quan nghiên cứu tham mưu về những vấn đề cơ bản,
chiến lược, chính sách; các tổ chức sự nghiệp nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, giáo
dục, các tổ chức kinh doanh là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ không nằm
trong cơ cấu hành chính của bộ.
+ Ủy ban nhân dân: do Hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan chấp hành của hội
đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Ủy ban nhân dân
chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân. Ủy ban nhân dân có nhiệm vụquản lí
nhà nước đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống địa phương, thực hiệntuyên
truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản
của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp tại
các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, đảm bảoan
ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện xây dựng lực lượng vũ trang và xây
dựng quốc phòng toàn dân, quản lí hộ khẩu, hộ tịch, quản lí công tác tổ chức biên
chế, lao động tiền lương, tổ chức thu chi ngân sách của địa phương theo quy định
của pháp luật.
Thành phần ủy ban nhân dân có Chủ tịch, các phó chủ tịch và các ủy viên.
Các cơ quan hành chính nhà nước được quản lí theo các nguyên tắc:
+ Nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lí.
+ Nguyên tắc tập trung dân chủ
+ Nguyên tắc kết hợp quản lí theo ngành với quản lí theo lãnh thổ
84
+ Nguyên tắc phân định và kết hợp tốt chức năng quản lí nhà nước về kinh tế với
chức năng quản lí kinh doanh của các tổ chức kinh tế
+ Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
+ Nguyên tắc công khai
– Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là những khâu trọng yếu, cơ bản
thuộc hệ thống các cơ quan tư pháp, thực hiện quyền tư pháp. Trong phạm vi chức
năng của mình, các cơ quan này có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản nhà
nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công
dân. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân giải quyết các vụ việc cụ thể bằng
những hình thức khác nhau.
+ Tòa án nhân dân: thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật thông qua hoạt động xét
xử. Đây là chức năng riêng có của tòa án. Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân
có các đặc điểm:
– Nhân danh nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, căn cứ vào pháp luật
của nhà nước đưa ra phán xét, quyết định cuối cùng nhằm kết thúc vụ án.
– Xét xử là kiểm tra hành vi pháp lí của các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công
chức trong bộ máy nhà nước trong quá trình giải quyết các vụ việc có liên quan
đến việc bảo vệ các quyền, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản của con người, bảo
vệ quyền làm chủ của nhân dân.
– Xét xử nhằm ổn định trật tự pháp luật, giữ vững kỉ cương xã hội, tự do an toàn
cho con người, làm lành mạnh các quan hệ xã hội.
– Xét xử mang nội dung giáo dục với đương sự cũng như với xã hội, tạo ý thức
pháp luật cho mỗi cá nhân, từ đó có được những hành vi phù hợp với yêu cầu của
pháp luật trong mối quan hệ xã hội.
Tòa án nhân dân gồm: Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án
nhân dân cấp huyện, tòa án quân sự trung ương, tòa án quân sự quân khu, tòa án
quân sự khu vực, và các tòa án khác theo quy định của pháp luật.
Tòa án nhân dân được tổ chức theo cơ cấu gồm: thấm phán (được bổ nhiệm theo
nhiệm kì), hội thẩm nhân dân (ở tòa án tối cao và tòa án quân sự thực hiện chế độ
cử, tại các tòa án nhân dân địa phương thực hiện theo chế độ bầu). Tòa án nhân
dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, các Chánh án tòa án nhân dân phải
chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước các cơ quan quyền lực nhà nước cùng
cấp.
Tòa án nhân dân xét xử theo nguyên tắc:
– Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.
85
– Xét xử công khai, trừ trường hợp đặc biệt theo luật định.
– Đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo và quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự
– Công dân thuộc các dân tộc ít người được quyền dùng tiếng nói và chữ viết của
dân tộc mình trước phiên tòa.
– Các bản án, quyết định của tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được
tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh.
+ Viện kiểm sát nhân dân: thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp theo quy định của hiến pháp và pháp luật, góp phần đảm bảo cho pháp luật
được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các công tác của Viện kiểm sát nhân dân gồm:
– Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra
các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao tiến hành
một số hoạt động điều tra.
– Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán
bộ thuộc các cơ quan tư pháp
– Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử
các vụ án hình sự
– Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn
nhân và gia đình, hành chính, kinh tế. lao động và những việc khác theo quy định
của pháp luật
– Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thi hành bản án, quyết định của tòa án
nhân dân.
– Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tạm giữ, tạm giam, quản lí, giáo dục
người chấp hành án phạt tù.
Các Viện kiểm sát được phân thành Viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát
nhân dân tỉnh, thành trực thuộc trung ương, viện kiểm sát nhân dân thuộc huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các viện kiểm sát quân sự. Các viện kiểm sát do
Viện trưởng lãnh đạo.
Tóm lại, các cơ quan nhà nước hoạt động trong một thể thống nhất, đồng bộ, có
liên kết hữu cơ với nhau và có các đặc điểm:

86
– Các cơ quan nhà nước được thành lập theo trình tự nhất định được quy định
trong pháp luật
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định
– Hoạt động của cơ quan nhà nước mang tính quyền lực và được đảm bảo bằng
quyền lực nhà nước, hoạt động đó được tuân theo thủ tục do pháp luật quy định.
– Những người đảm nhiệm chức trách trong các cơ quan nhà nước phải là công dân
Việt Nam.

87

You might also like