B Trư NG B Ngo I Giao

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: ông Bùi Thanh Sơn chính thức được Quốc hội phê

chuẩn, bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh
Sơn 59 tuổi; cử nhân Ngoại giao, thạc sĩ Quan hệ quốc tế; quê Hà Nội.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao theo chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ là người lãnh
đạo hằng ngày cơ quan đối ngoại của quốc gia, thực hiện quan hệ đối ngoại với các
quốc gia khác không cần ủy quyền; có thể đại diện cho quốc gia, chính phủ tại các
phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an và các tổ chức quốc
tế khác.
Cũng cần lưu ý rằng, người đứng đầu nhà nước, đứng đầu chính phủ và Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao theo luật pháp được chấp nhận chung, được hưởng quyền ưu đãi,
miễn trừ ngoại giao (bất khả xâm phạm thân thể, không bị truy tố, được dùng
thông tin mật mã, v.v.,) được quyền ưu đãi danh dự (cắm cờ trên ôtô, tại nơi ở,
v.v.).
Bên cạnh quyền hạn điều hành công việc đối ngoại hằng ngày, Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao còn có nhiệm vụ quản lý nhà nước các hoạt động của quốc gia, các cơ
quan đại diện ngoại giao, các cơ quan lãnh sự, các phái đoàn đại diện tại các tổ
chức quốc tế.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước
ngoài, Ủy ban Biên giới quốc gia, Học viện Ngoại giao; trình Thủ tướng Chính phủ
ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc Bộ Ngoại giao.
(tr96)
Theo Công ước Viên 1961, thành viên cơ quan đại diện là người đứng đầu cơ quan
đại diện và tất cả cán bộ, nhân viên cơ quan đại diện. Nhiệm vụ của người đứng
đầu cơ quan đại diện là chỉ đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan đại diện và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó;
chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan đại
diện. Ngoài ra còn có thể kiến nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao biện pháp hoàn thiện
tổ chức bộ máy, biên chế và chế độ, chính sách đối với cơ quan đại diện.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thể chỉ định một người khác tạm thời đứng đầu cơ
quan đại diện. “Trong từng trường hợp cụ thể, người đứng đầu cơ quan đại diện
hoặc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giới thiệu với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận
người được chỉ định tạm thời đứng đầu cơ quan đại diện...”1.
Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu và tính chất của chuyến đi, Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện việc cấp hộ chiếu công vụ theo chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ hoặc xét quyết định cấp hộ chiếu công vụ theo đề nghị của cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu tại Khoản 1 Điều 32 của Nghị định số
94/2015/NĐ-CP ngày 16-10-2015 của Chính phủ hoặc căn cứ vào yêu cầu đối
ngoại hoặc lễ tân nhà nước và tính chất chuyến đi công tác, Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao thực hiện việc cấp hộ chiếu ngoại giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
hoặc xét quyết định cấp hộ chiếu ngoại giao theo đề nghị của cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam nêu tại khoản 1 Điều 32 của Nghị định trên

1
. Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (hiện hành), (Sửa đổi, bổ sung
năm 2017), Sđd, tr.27.

You might also like