triết

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Như đã nhắc đến ở phần trước, trong hoạt động thực tiễn của con người, ta phải dựa

vào cái tất nhiên mà không thể


dựa vào ngẫu nhiên. Tuy nhiên, làm sao để biết cái nào là tất nhiên? Đầu tiên, tất nhiên không tồn tại thuần túy mà
nó được gián tiếp thể hiện qua vô vàn cái ngẫu nhiên khác. Một ví dụ mình rất thích để biểu lộ việc này chính là sự
phát triển của xã hội, khi tìm hiểu kĩ về dòng chảy lịch sử cũng và xã hội nhân loại, ta có thể thấy rằng việc xã hội
chúng ta bước đến hình thái cộng sản chủ nghĩa là việc tất nhiên, ắt phải diễn ra dù sớm hay muộn, và nó được thể
hiện qua hằng hà đa số các yếu tố ngẫu nhiên khác như các cuộc cách mạng lớn nhỏ, các nhân vật lịch sử với vai trò
là dấu mốc để thay đổi, nâng tầm phát triển của xã hội lên một nấc cao hơn. Nhưng bởi vì chủ đề về hình thái xã hội
lại quá vĩ mô so với chúng ta, mà mình lại đang bàn về ý nghĩa phương pháp luận của tất nhiên và ngẫu nhiên, nên
ta có một ví dụ khác: Tất cả mọi cá nhân, sinh viên, giảng viên ngồi tại đây, có thể coi là một việc tất nhiên của
những sự kiện ngẫu nhiên khác đã diễn ra trong cuộc đời mỗi người. Nó bộc lộ qua việc trong kì thi xét tuyển đại
học các bạn được điểm đủ cao để bước chân vào ngôi trường này, hoặc là vào thời cấp 3 bạn may mắn được học
trong một trường danh tiếng và có thể xét học bạ vào UEL, hoặc một vài những sự kiện ngẫu nhiên khác đã dẫn bạn
đến cái tất yếu cuối cùng đó là trở thành một phần của UEL.

Quay trở lại vấn đề, làm sao ta nhận biết được cái tất nhiên, như ở trên mình đã nói đầu tiên là nó thể hiện cách thầm
lặng qua chuỗi những cái ngẫu nhiên, thì điểm lưu ý thứ hai đó là khi nghiên cứu về tất nhiên, ta không chỉ dừng lại
ở việc tìm ra cái chung, mà còn phải tìm hiểu sâu hơn để nghiệm được cái chung tất yếu. Để hiểu thế nào là cái
chung tất yếu? Ta phải học cách nhận biết cái chung thông thường. Ở trên nhóm mình đã đưa ra ví dụ về việc các
học sinh giỏi tình cờ sinh ra ở cùng một tỉnh. Mình muốn đưa ra thêm vài ví dụ khác, lại quay trở về việc các bạn
ngồi ở đây nữa, thì việc các bạn ngồi trong cùng 1 lớp ở cùng 1 thời điểm này là 1 cái chung, song nó không tất yếu,
bởi vì nó là kết quả của cách sắp xếp tiết học cũng như danh sách lớp hoàn toàn ngẫu nhiên của trường. Một ví dụ
khác, khi ra về, có thể một vài bạn ở đây sẽ ra về bằng xe bus đúng không? Thế thì việc các bạn bước lên xe bus
cùng với nhiều hành khách là học sinh đến từ các trường khác nhau, đó cũng là 1 cái chung ngẫu nhiên, tình cờ các
bạn bước lên cùng 1 chuyến xe bus, và tình cờ những hành khách ấy cũng ra về cùng thời điểm với bạn. Như vậy,
qua các ví dụ trên, ta thấy điểm khác biệt cơ bản và lớn nhất giữa cái chung ngẫu nhiên và cái chung tất yếu, đó là
nó không phản ảnh bản chất của chủ thể đang xét, không thể hiện được khuynh hướng phát triển của vật ấy. Việc các
bạn ngồi học ở đây hay bước lên xe bus chuyến nào không thể là thước đo đánh giá bạn cũng như không thể là công
cụ để dự đoán chiều hướng phát triển của bạn.

Điểm cuối cùng mình muốn nhắc đến trước khi kết thúc phần trình bày chính là trong hoạt động nhận thức và thực
tiễn, ta không nên xem nhẹ cái ngẫu nhiên, bởi vì chúng có thể chuyển hóa thành cái tất nhiên. Bắt đầu từ những
việc xem chừng là nhỏ nhặt, thường nhật nhất, như việc hoạt động nhóm của các bạn, mình sẽ có 1 dự đoán “táo
bạo” rằng phần lớn các bạn ở đây đang là sinh viên năm nhất, như vậy, đầu năm học, các bạn có thể sẽ không quen
nhiều người chung lớp. Bởi đó, mỗi khi lập nhóm hoạt động các bạn thường sẽ ở cùng nhóm với những người ngồi
gần hoặc do giáo viên chỉ định, như vậy, việc thành lập nhóm của các bạn có thể xem là 1 việc hoàn toàn ngẫu
nhiên, song, trong quá trình học tập và làm việc với nhau, các bạn dần trở nên gần gũi và thân thiết hơn, trở thành
không chỉ bạn trong học tập mà còn trong đời sống nói chung, thế nên trong các kì sau các bạn quyết định tiếp tục
học và làm việc trong nhóm ấy. Đấy là từ việc ngẫu nhiên trở thành một cái tất yếu. Hoặc là sau này các bạn tốt
nghiệp đại học và xin việc làm, không may là do nhiều yếu tố ngoại cảnh mà các bạn không vào được ngành hoặc vị
trí mà mình mong muốn, nhưng qua thời gian các bạn quen dần với môi trường, phong cách làm việc, thế nên bạn
quyết định tiếp tục làm công việc ấy mà không chuyển đi. Hoặc ta có thể xem qua một trường hợp khác, một ví dụ
điển hình gắn liền với môn kinh tế vi mô, giả sử giá xăng tăng lên và bạn không sẵn sàng chi trả nó nên bạn quyết
định di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng, qua thời gian, bạn quen sử dụng chúng nên giá xăng có
giảm xuống bạn cũng không trở lại đi xe riêng nữa. Như vậy, qua các ví dụ trên, ta có thể thấy các sự kiện ban đầu là
ngẫu nhiên nhưng dần dà chuyển thành cái tất nhiên, bởi vì mặc dù chỉ là những việc tình cờ, không biết trước được,
nhưng qua thời gian nó trở thành đại diện cho khuynh hướng phát triển của vật thể, tức là cái tất nhiên

You might also like