Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

1.

Khái niệm về sự phát triển


- Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.

- Phát triển là vận động nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển, mà chỉ
vận động nào theo khuynh hướng đi lên thì mới là phát triển. Vận động diễn ra
trong không gian và thời gian, nếu thoát ly chúng thì không thể có phát triển.

VÍ DỤ

 Xã hội loài người phát triển từ chế độ công xã nguyên thủy, qua các chế độ
khác nhau rồi đến xã hội chủ nghĩa.
 Trí tuệ con người phát triển không ngừng, từ chỗ người nguyên thủy chỉ chế
tạo được các công cụ bằng đá, đến nay đã chế tạo được máy móc tinh vi.
Phân biệt khái niệm “vận động” và khái niệm “phát triển“:

Vận động Phát triển

Vận động là mọi biến đổi nói Phát triển là sự vận động có khuynh
Khái chung. Khái niệm này có ngoại hướng tạo ra cái mới hợp quy luật. Phát
niệm diên lớn hơn khái niệm phát triển gắn liền với sự ra đời của cái mới
triển. này.

2. Tính chất của sự phát triển


 Tính khách quan của sự phát triển
Nguồn gốc của sự vật, hiện tượng nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng đó,
chứ không phải do tác động từ bên ngoài và đặc biệt không phụ thuộc vào ý thích,
ý muốn chủ quan của con người.

* Ví dụ: quá trình phát sinh một giống loài mới hoàn toàn diễn ra một cách
khách quan theo quy luật tiến hoá của giới tự nhiên. Con người muốn sáng
tạo một giống loài mới thì cũng phải nhận thức và làm theo quy luật đó.
 Tính phổ biến
Sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi nơi trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
* Ví dụ: Lĩnh vực tự nhiên: Cây lúa phát triển trong điều kiện tự nhiên

* Ví dụ: Lĩnh vực xã hội: Quá trình phát triển của công nghệ thông tin, ngày
càng có nhiều máy móc thay thế cho khả năng làm việc của con người.

* Ví dụ: Lĩnh vực tư duy: Ngày xưa con người chỉ biết ăn thịt sống, còn
thời đại hiện nay con người biết chế biến thịt thành nhiều loại khác nhau.
 Tính đa dạng và phong phú của sự phát triển:

- thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh hướng phát triển của sự vật
hiện tượng song mỗi sự vật hiện tượng lại có quá trình phát triển
không giống nhau, tồn tại ở những thời gian, không gian khác
nhau, chịu những ảnh hưởng khác nhau và sự tác động đó có thể
làm thay đổi chiều hướng quá trình phát triển của sự vật, đôi khi có
thể làm sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời
- Sự phát triển có muôn hình, muôn vẻ, biểu hiện ra bên ngoài theo
vô vàn loại hình khác nhau:

+ Trong giới hữu cơ, sự phát triển biểu hiện ở khả năng thích nghi của cơ
thể trước sự biến đổi của môi trường.

* Ví dụ: Người ở miền Nam ra công tác làm việc ở miền Bắc thời gian
đầu với khí hậu thay đổi họ sẽ khó chịu nhưng dần họ quen và thích
nghi.

+ Sự phát triển trong xã hội biểu hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải
tạo xã hội ngày càng lớn của con người.

*Ví dụ: Mức sống của dân cư xã hội sau lúc nào cũng cao hơn so với
xã hội trước.
+Đối với tư duy, sự phát triển là năng lực nhận thức ngày càng sâu sắc,
toàn diện, đúng đắn hơn

*Ví dụ: Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao so với trước
đây.
3. Ý nghĩa phương pháp luận:
- Nguyên lý về sự phát triển đòi hỏi trong nhận thức và thực tiễn phải có
sự quán triệt về quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử cụ thể.
 Quan điểm phát triển yêu cầu.

- Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu
hướng biến đổi của nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà
còn dự báo được khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai.

*Ví dụ: Lựa chọn ngành nghề để học đại học của học sinh; việc xây
dưng một chiến lược phát triển kinh tế (địa phương, quốc gia) phải dự
báo được khuynh hướng phát triển trước hiện tại nhiều năm (căn cứ
vào quá khứ, hiện tại) để dự báo tương lai...

- Thứ nhất, khi xem xét các sự vật, hiện tượng, ta phải đặt nó trong sự vận
động và phát triển.
*VD: Lựa chọn ngành nghề để học đại học của sinh viên.
- Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai
đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm
hình thức, phương pháp tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự
phát triển đó → quan điểm lịch sử - cụ thể.

Ví dụ: Sự phát triển về trình độ, bằng cấp...của học sinh TH→ THCS →
THPT → Đại học... ứng nó là sự phát triển của học sinh → sinh viên,
mỗi giai đoạn đó có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau.

- Thứ hai, nhận thức được phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn,
mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau.

*VD: Sự phát triển về trình độ, bằng cấp...của học sinh TH→ THCS →
THPT → Đại học... ứng nó là sự phát triển của học sinh → sinh viên.
- Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều
kiện cho nó phát triển, chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.

*Ví dụ: Mọi sự vật đều thay đổi, cái mới ra đời, phủ định cái cũ là tất
yếu...sự ra đời của khoán 10 là kết quả của quá trình thai nghén từ
khoán chui → Nảy sinh từ việc canh tác trong hợp tác xã không hiệu
quả; một sáng kiến mới trong một tập thể để thay đổi cách làm, quản lý
cũ chúng ta cần trân trọng, ủng hộ; một người lầm lỡ mắc phải sai lầm
thì tập thể, người quản lý cần phải nhân văn, chỉ cho họ thấy sai....

- Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo
điều kiện cho quá trình phát triển chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, ngại
khó, ngại đổi mới.

*VD: một người lầm lỡ mắc phải sai lầm thì tập thể, người quản lý cần phải
nhân văn, chỉ cho họ thấy sai
- Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết
kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng
trong điều kiện mới.

*Ví dụ: Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội phải kế thừa thành tựu của

chủ nghĩa tư bản.

- Thứ tư, phải chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát triển của sự
vật, hiện tượng.

*VD: Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội phải kế thừa thành tựu của

chủ nghĩa tư bản.

You might also like