Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG TỰ LUẬN GIỮA KÌ 2 ĐỊA

Câu 1:
a) Ảnh hưởng của dân cư xã hội đến sự phát triển của nước nga:
 Về dân cư
- Dân cư nước nga đông thứ 9 trên thế giới, là thị trường tiêu thụ lớn để phát triển kinh tế
- Dân số nước Nga già, tỉ lệ sinh rất thấp, dân số đang giảm nên nguy cơ thiếu hụt lao động lớn
- Phân bố không đều, chủ yếu là ở phía Tây, phía Đông thì thưa thớt gần như không có dân ở nên kinh
tế xã hội chênh lệch lớn giữa Tây và Đông. Các đô thị lớn tập trung phần lớn ở phía Tây

 Về xã hội:
- Nước Nga có nhiều dân tộc (hơn 100) với nhiều kho tàng văn hoá độc đáo -> Điều kiện để phát triển
du lịch
- Nước Nga có nguồn lao động chất lượng cao, giỏi về khoa học cơ bản -> là lợi thế để phát triển KH-
KT trong nhiều lĩnh vực như công nghệ quân sự
- Nước Nga đang đối mặt với nhiều vấn đề trong và ngoài nước, ảnh hưởng không nhiều đến sự phát
triển KT-XH của nước Nga

b) Ảnh hưởng của đặc điểm địa hình, khí hậu đến sự phát triển kinh tế-xã hội LBN
 Địa hình: Địa hình đa dạng, cao ở phía đông, thấp về phía tây. Sông I-ê-nít-xây chia lãnh thổ Liên bang
Nga thành hai phần: phần phía Tây và phần phía Đông.
 Phần lãnh thổ phía Tây:
- Chủ yếu là địa hình đồng bằng và đồi núi thấp.
+ Đồng bằng Đông Âu tương đối cao, xen lẫn đồi thấp, có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, là nơi
tập trung phần lớn dân cư.
+ Đồng bằng Tây Xi-bia thấp, có nhiều đầm lầy, không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- U-ran là dãy núi già có độ cao trung bình khoảng 1000 m, chia cắt đồng bằng Đông Âu và đồng bằng
Tây Xi-bia, tạo nên ranh giới tự nhiên giữa châu Âu và châu Á.
 Phần lãnh thổ phía Đông: chủ yếu là núi, cao nguyên và các đồng bằng nhỏ. Đây là nơi không thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp song có tài nguyên thiên nhiên phong phú và trữ năng thuỷ điện lớn.

 Khí hậu
- Đặc điểm: Liên bang Nga chủ yếu nằm trong đới khí hậu ôn đới và có sự phân hóa theo lãnh thổ.
- Phần lãnh thổ phía bắc (từ vòng cực Bắc trở lên): có khí hậu cận cực rất khắc nghiệt, mùa đông kéo
dài, có nhiều tuyết.
- Phần phía nam (từ vòng cực Bắc trở xuống): có khí hậu ôn đới, có thể chia thành ba vùng:
+ Vùng phía tây (đồng bằng Đông Âu) khí hậu ôn đới chịu ảnh hưởng của biển;
+ Vùng nội địa châu Á có khí hậu ôn đới lục địa;
+ Vùng ven Thái Bình Dương có khí hậu ôn đới gió mùa.

 Ảnh hưởng
- Tạo điều kiện cho Liên bang Nga có cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, với nhiều loại nông sản đặc
trưng của vùng ôn đới.
- Nhiều vùng rộng lớn có khí hậu giá lạnh, khắc nghiệt, không thuận lợi cho hoạt động kinh tế và sinh
sống của dân cư.

d) Hiện nay vùng Viễn Đông của LBN đang phát triển mạnh ngành công nghiệp vì:
 Giàu có về tài nguyên:
- Rừng Tai ga với diện tích rộng lớn, là nguyên liệu cho công nghiệp khai thác và chế biến gỗ
- Có nhiều tài nguyên khoáng sản như than, vàng, khí tự nhiên,… nhiều tài nguyên khoáng sản chưa
được khai thác đáng kể. Nên gần đây Nga đầu tư về cơ sở vật chất để khai thác tài nguyên này. Từ đó
hình thành các trung tâm công nghiệp mới
- Phát triển công nghiệp vùng viễn Đông để cân đối hơn về công nghiệp vùng phía Tây, giảm khoảng
cách về xa hội so với phía Tây
- Do gần đây Nga xoay trục phát triển kinh tế về phía Đông hướng ra TBD để mở rộng hợp tác sâu
rộng với các nước ở châu Á trong khi mối quan hệ với Châu Âu bị “đóng băng”

Câu 2
b) Ảnh hưởng của đặc điểm dân cư-xã hội đến sự phát triển kinh tế-xã hội Nhật Bản
- Dân cư:
♦ Đặc điểm
- Quy mô dân số: là nước đông dân, đứng thứ 11 thế giới.
- Tỉ lệ tăng dân số Nhật Bản rất thấp
- Thành phần dân cư của Nhật Bản về cơ bản khá đồng nhất.

- Cơ cấu dân số:


+ Nhật Bản có số nam ít hơn số nữ.
+ Nhật Bản là quốc gia có cơ cấu dân số già, tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.

- Mật độ dân số:


+ Mật độ dân số cao
+ Dân cư phân bố không đồng đều giữa các đảo và giữa các khu vực trên cùng một đảo.

- Vấn đề đô thị hóa:


+ Tỉ lệ dân thành thị cao
+ Tô-ky-ô là vùng đô thị lớn nhất thế giới , các thành phố lớn khác là Ô-xa-ca, Na gôi-a...
+ Mức sống của người dân đô thị cao, cơ sở hạ tầng hiện đại, các đô thị đồng thời là các trung tâm kinh tế, văn
hóa.

♦ Ảnh hưởng
- Số dân đông tạo cho Nhật Bản có một thị trường tiêu thụ nội địa mạnh.
- Cơ cấu dân số già gây ra sự thiếu hụt về lực lượng lao động trong tương lai, tạo ra sức ép lên hệ thống phúc lợi
xã hội và giảm khả năng cạnh tranh kinh tế của Nhật Bản.
- Dân cư tập trung với mật độ cao ở các vùng đô thị cũng nảy sinh các vấn đề về nhà ở, việc làm.

- Xã hội
♦ Đặc điểm
- Nhật Bản có phong tục tập quán độc đáo và nền văn hóa đặc sắc. Trong văn hóa Nhật Bản, đạo Shintô là tín
ngưỡng truyền thống. Người Nhật trân trọng và bảo tồn các nét đẹp văn hóa truyền thống, các lễ hội.
- Người dân Nhật Bản rất chăm chỉ, có tính kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao. Nhật Bản nằm trong nhóm các
quốc gia dẫn đầu về số lượng bằng sáng chế trên thế giới.
- Người dân Nhật Bản có chất lượng cuộc sống cao
- Nhật Bản rất chú trọng đầu tư cho giáo dục. Hầu hết các nhà trường đều đề cao thái độ và giá trị đạo đức để
hình thành nên nhân cách, tạo nên những thế hệ công dân có kiến thức, chuyên môn cao, có trách nhiệm trong
cuộc sống và công việc.
- Nhật Bản có hệ thống y tế phát triển, 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế. Chi tiêu cho y tế của Nhật Bản
chiếm khoảng 10% GDP và có xu hướng tăng.

♦ Ảnh hưởng:
- Các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử đã góp phần phát triển ngành du lịch của Nhật Bản.
- Ý chí vươn lên của người Nhật Bản và nguồn nhân lực có chất lượng cao đã giúp Nhật Bản khắc phục được
những khó khăn về điều kiện tự nhiên và cho phép quốc gia này duy trì được sự thịnh vượng của mình.

c) Tại sao ngành nông nghiệp Hoa Kỳ rất phát triển


- Do có các đồng bằng rộng lớn: Đồng bằng ven biển, đồng bằng trung tâm
- Đất đai màu mỡ, có diện tích rộng do sông mi-xi-pi-pi bồi đắp
- Khí hậu đa dạng phân hoá từ bắc xuống nam: ôn đới
- Hình thức chăn nuôi hiện đại: hình thức trang trại, chủ yếu sử dụng máy móc công nghệ cao
- Trình độ cơ giới hoá, tin học hoá trong nông nghiệp ko ngừng đc nâng cao để tạo ra nhiều sản phẩm có chất
lượng tốt
- Trình độ lai tạo các giông cây trông vật nuôi dẫn đầu thế giới
- Nông nghiệp được sự hỗ trợ hiệu quả của các ngành công nghiệp và dịch vụ

d) Sự phân bố các trung tâm công nghiệp trên lãnh thổ Hoa Kỳ
- Vùng có nhiều trung tâm công nghiệp nhất là đông bắc như: New York, Cleverland, Chigago,…
- Do đây là vùng có lịch sử phát triển lâu đời. Đông bắc giàu có về nguồn tài nguyên khoáng sản như: than đá,
quặng sắt. Có nhiều cảng biển lớn quanh Đại Tây dương. Là vùng có mạng lưới đô thị phát triển, các ngành công
nghiệp truyền thông là chủ yếu
- Gần đây, các trung tâm công nghiệp của hoa kì có xu hướng phát triển xuống phía nam, và mở rộng sang khu
vực Thái Bình Dương: Orleans, Atlanta, Dallas, New Boston, San Francisco, Los Angeles Do nền kinh tế của hoa
kì đang chuyển dịch mạnh về các ngành công nghiệp hiện đại như hàng không vũ trụ, điện tử tin học,… Nên các
khu vực phía Nam và ven Thái bình dương có nhiều thuận lợi để phát triển các ngành du lịch này.

You might also like