Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Tóm tắt chương 4:

ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ TRONG CÁC TỔ CHỨC PHÂN QUYỀN


1. Kế toán trách nhiệm:
Khái niệm: là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin cho các nhà quản
trị để đánh giá thành quả hoạt động của các bộ phận và trách nhiệm quản lý của
các nhà quản trị các cấp.
_ Báo cáo trách nhiệm gồm doanh thu, chi phí/ vốn đầu tư mà nhà quản trị cấp
đó kiểm soát và chịu trách nhiệm.
_ Mục đích kế toán trách nhiệm là đo lường và đánh giá trách nhiệm quản lý và
kết quả hoạt động của từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của
doanh nghiệp.
_ Đánh giá dựa trên:
+ Hiệu quả: có đạt được hay vượt mục tiêu hay không.
+ Hiệu năng: có tận dụng tốt các nguồn lực và thời gian không.
_ Trung tâm trách nhiệm: là bộ phận gồm các nhà quản lý chịu trách nhiệm với
thành quả hoạt động của chính bộ phận mình phụ trách.
+ Trung tâm chi phí: bộ phận mà nhà quản trị chỉ chịu trách nhiệm đối với chi
phí phát sinh trong bộ phận mình.
• Định mức: đầu ra có thể lượng hóa bằng tiền khi đã biết chi phí đầu vào
Đánh giá hiệu quả: thông qua mức độ hoàn thành kế hoạch sản lượng sản xuất,
việc chấp hành thời gian sản xuất quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.
Đánh giá hiệu năng bằng việc so sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán, đồng
thời phân tích các chênh lệch phát sinh.
• Dự toán: đầu ra không thể lượng hoá được bằng tiền dù đã biết chi phí đầu
vào
-> Mối liên hệ giữa đầu ra và đầu vào không chặt chẽ
Đánh giá hiệu quả: xem xét mức độ thực hiện mục tiêu.
Đánh giá hiệu năng bằng việc so sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán, đồng
thời phân tích các chênh lệch phát sinh.
+Trung tâm doanh thu: bộ phận mà các nhà quản trị chỉ được quyền ra quyết
định đối với doanh thu phát sinh trong bộ phận ( gồm giá bán, số lượng, kết cấu
hàng bán).
Đánh giá hiệu quả: so sánh giữa doanh thu thực tế và doanh thu dự toán.
Đánh giá hiệu năng: so sánh giữa chi phí hoạt động thực tế và chi phí dự toán
của trung tâm, đánh giá và phân tích khoản biến động chi phí.
Trung tâm lợi nhuận:
- Nhà quản trị có quyền quyết định lợi nhuận của bộ phận => Có trách
nhiệm cả doanh thu và chi phí
- Hiệu quả: so sánh BCKQKD thực tế và dự toán, phân tích biến động và
nhân tố ảnh hưởng
- Hiệu Năng: đánh giá tỷ suất LN/DT, DT/CP
Trung tâm đầu tư:
- Nhà quản trị có quyền kiểm soát chi phí doanh thu và cả đầu tư vào tài
sản sử dụng cho HĐKD
- Hiệu quả: giống TT lợi nhuận
- Hiệu năng: so sánh lợi nhuận và tài sản/giá trị đầu tư vào TT (chỉ tiêu
ROI và RI)
Sắp xếp loại trung tâm trách nhiệm theo cấp quản lý càng cao hơn, trách nhiệm
càng bao quát hơn: TT chi phí < TT doanh thu < TT lợi nhuận < TT đầu tư
2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu năng hoạt động của trung tâm đầu tư
 Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư
Lợi nhuậnthuần từ hoạt động kinh doanh
ROI (Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư) =
TS hoạt động đầu tư
TS hoạt động đầu năm+TS hoạt động cuối năm
TS hoạt động đầu tư/bình quân =
2
Lợi nhuận hoạt động Doanhthu
ROI= * =Tỷ suất LN/DT*Số vòng quay của
Doanh thu TS được đầu tư
TS
(ROI càng lớn, thành quả quản lý vốn đầu tư càng cao)
Cải thiện ROI:
- Tỷ suất LN/DT: tăng năng suất để giảm chi phí nhân công, giảm CP bất
hợp lý,…
- Số vòng quay của tài sản: tăng doanh thu để tăng LN, giảm vốn đầu tư,

Hạn chế ROI: Bỏ qua cơ hội đầu tư vì sợ ROI giảm. Hoặc để tăng ROI cần
cắt giảm chi phí, thu hẹp hoạt động => đi người lại mục tiêu chung của toàn
công ty.
 Lợi nhuận còn lại
RI (Lợi nhuận còn lại) = Lợi nhuận hoạt động – Mức hoàn vốn (ROI) tối thiểu
RI = Lợi nhuận hoạt động – (Tài sản hoạt động bình quân*Tỷ lệ hoàn vốn
(ROI) tối tiểu)
Căn cứ xác định ROI tối thiểu: chi phí sử dụng vốn đầu tư, chi phí cơ hội, tỷ lệ
lợi nhuận hợp lý mong muốn của chủ đầu tư
RI khắc phục nhược điểm của ROI: Để khắc phục nhược điểm làm giảm tỷ
suất sinh lợi của ROI ta sẽ sử dụng chỉ tiêu RI. Sử dụng RI để đo lường thành
quả hoạt động của các trung tâm đầu tư sẽ khuyến khích các trung tâm đầu tư
mở rộng quy mô đầu tư có hiệu quả.
Công thức tính: RI = LN hoạt động – Mức hoàn vốn tối thiểu
Hạn chế của RI: Vì RI được tính bằng số tuyệt đối nên khó có thể so sánh
thành quả quản lý của các nhà quản trị ở các trung tâm đầu tư có quy mô tài sản
được đầu tư khác nhau
3. Các thước đo thành quả hoạt động (thước đo phi tài chính):
Được sử dụng kết hợp với các thước đo tài chính nhằm đảm bảo việc đánh
giá thành quả và trách nhiệm quản lý của các nhà quản trị một cách xác thực và
hợp lý
- Thời gian chu kỳ giao hàng: Delivery Cycle Time là thời gian từ khi nhận đơn
đặt hàng của khách hàng cho đến khi đơn đặt hàng đã hoàn thành và chuyển
giao cho khách hàng
- Thời gian chu kỳ sản xuất: Throughput (Manufacturing Cycle) Time là thời
gian cần thiết để chuyển đổi nguyên liệu thô thành thành phẩm. Là thời gian
tính từ khi sản xuất đến khi chuyển giao sản phẩm.
- Hiệu suất chu kỳ sản xuất: Manafacturing Cycle Effcient (MCE) là thước đo
quan trọng về hiệu suất chu trình kinh doanh nội bộ
Công thức tính: Hiệu suất chu kỳ sản xuất (MCE) = Thời gian chế biến
(Process Time)/ Thời gian chu kỳ sản xuất (Manufacturing Cycle Time)
Để cải thiện hiệu suất chu kỳ sản xuất các DN thường loại bỏ các hoạt
động không làm gia tăng giá trị sản phẩm, để giảm thiểu thời gian. Từ đó rút
ngắn thời gian chu kỳ sản xuất, tăng hiệu suất chu kỳ sản xuất.
4. Định giá sản phẩm chuyển giao
Sản phẩm chuyển giao là sản phẩm của một trung tâm trách nhiệm cung
cấp cho các trung tâm trách nhiệm khác trong một tổ chức phân quyền
Giá chuyển giao là mức giá xác định giá trị sản phẩm được chuyển giao
giữa các trung tâm trách nhiệm với nhau. Giá chuyển giao có ảnh hưởng đến
lợi nhuận của các trung tâm. Vì vậy ảnh hưởng đến việc đánh giá thành quả
hoạt động và quản lý của các trung tâm trách nhiệm.
 Nguyên tắc chuyển giao
- Bù đắp chi phí thực hiện sản phẩm của bộ phận có sản phẩm chuyển giao
- Đảm bảo lợi ích chung toàn doanh nghiệp
- Kích thích các bộ phận phấn đấu tiết kiệm chi phí và tăng cường trách
nhiệm với mục tiêu toàn doanh nghiệp
Phương pháp định giá sản phẩm chuyển giao
a. Định giá sản phẩm chuyển giao theo chi phí:
 Giá chuyển giao có thể được xác định theo:
Giá thành SX (đầy đủ)
Giá thành toàn bộ
Biến phí sản xuất, chuyển giao và quản lý
 Ưu điểm: đơn giản
 Nhược điểm:
- Chỉ có bộ phận nhận chuyển giao cuối cùng (bộ phận bán cho khách hàng)
mới có thể xác định được kết quả kinh doanh.
- Không khuyến khích các bộ phận giao kiểm soát tốt chi phí
- Có thể ảnh hưởng lợi nhuận chung toàn DN vì bộ phận giao không tiết kiệm
chi phí
- Không có căn cứ chắc chắn để ra quyết định chuyển giao hay không
b. Định giá sản phẩm chuyển giao theo giá thị trường:
 Có thể chọn giá bán cho khách hàng bên ngoài hoặc giá bán của sản phẩm
tương tự trên thị trường làm giá chuyển giao nội bộ.
 Nguyên tắc chung:
- Bộ phận nhận chuyển giao phải mua của bộ phận chuyển giao trong nội bộ
khi bộ phận chuyển giao đáp ứng được tất cả điều kiện của giá mua ngoài và
muốn bán nội bộ
- Nếu bộ phận chuyển giao không đáp ứng được tất cả các điều kiện của giá
mua ngoài thì bộ phận nhận được quyền mua ngoài
- DN sẽ giải quyết được những bất đồng giữa các bộ phận liên quan đến giá
chuyển giao để không ảnh hưởng đến mục tiêu chung của DN
Giá chuyển giao cần có sự kết hợp hài hòa lợi ích các bên tham gia chuyển
giao với lợi ích của toàn DN
--> Xác định giá chuyển giao tối thiểu làm cơ sở cho việc xác định giá chuyển
giao
 Giá chuyển giao tối thiểu:
Ÿ Khái niệm: Là giá chuyển giao mà bên chuyển giao không có lợi cũng không
bị thiệt hại hơn so với không chuyển giao
--> Có thể được xem là giới hạn thấp nhất của giá chuyển giao để bộ phận
chuyển giao không bị thiệt hại cũng như không có lợi hơn so với bán ra bên
ngoài
Ÿ Nguyên tắc xác định giá chuyển giao tối thiểu:
Giá chuyển giao
tốithiểu
=(CPSX và chuyển giao
đơn vị SP hoặc dịchvụ )(
+
CPcơ hội đơn vị
đối với tổngthể DN )
Giá chuyển giao Số dư đảm phí bịmất đi
=Biến phí đơn vị+
tốithiểu tính cho một SP chuyển giao
Ÿ Một số lưu ý khi định giá sản phẩm chuyển giao theo giá thị trường:
- Giá chuyển giao tối thiểu khi sản phẩm chuyển giao được sản xuất từ năng
lực sản xuất nhàn rỗi:
Bộ phận chuyển giao không mất cơ hội bán ra ngoài
Chi phí cơ hội của phương án chuyển giao bằng 0
Giá chuyển giao Biến phí đơn vị sản
=
tốithiểu phẩm chuyển giao
- Phân biệt giá chuyển giao tối thiểu và giá chuyển giao:
Giá chuyển giao phải lớn hơn giá chuyển giao tối thiểu
Giá chuyển giao phải nhỏ hơn giá cung cấp từ bên ngoài
--> Giá chuyển giao tối thiểu < Giá chuyển giao < giá cung cấp từ bên ngoài
c. Định giá sản phẩm chuyển giao theo thương lượng:
 Giá chuyển giao có thể nhỏ hơn giá thị trường, do có thể cắt giảm một số
khoản chi phí:
Quảng cáo
Vận chuyển
Bao bì…
 Giá chuyển giao sẽ thương lượng khi giá cung cấp từ bên ngoài lớn hơn giá
chuyển giao tối thiểu
5. Phân tích báo cáo bộ phận
Báo cáo bộ phận là một công cụ đánh giá thành quả hoạt động của các
trung tâm lợi nhuận và trách nhiệm của những người đứng đầu trung tâm đó.
 Đặc điểm của báo cáo bộ phận:
+ Thường được lập theo hình thức số dư đảm phí
+ Chi phí trong BC được phân thành CP kiểm soát được và CP không kiểm
kiểm soát được
+ Là 1 BC kết hợp giữa KQKD của toàn bộ DN và các bộ phận trong cơ cấu tổ
chức quản lý của
DN đó
+ Trong BC bộ phận, một số CP chung không liên quan trực tiếp tới các bộ
phận thấp hơn trong
tổ chức thì không phân bổ cho các bộ phận
 Đánh giá hiệu quả đầu tư của bộ phận:
+ Khả năng sinh lời ngắn hạn: SDĐP bộ phận hoặc tỷ lệ SDĐP
+ Khả năng sinh lời dài hạn: SDBP hoặc tỷ lệ SDBP
- Đánh giá thành quả quản lý của nhà quản trị bộ phận:
+ Số dư bộ phận có thể kiểm soát được là căn cứ đánh giá trách nhiệm nhà
quản trị bộ phận

CÂU HỎI LÝ THUYẾT CHƯƠNG 4


Câu 1: Trình bày định nghĩa và cho ví dụ về các thuật ngữ sau: trung tâm chi
phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.
 Trung tâm chi phí: là một bộ phận mà nhà quản trị của nó chỉ chịu trách
nhiệm đối với CP phát sinh trong bộ phận mình
 Trung tâm doanh thu: là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ được
quyền ra quyết định đối với doanh thu phát sinh trong bộ phận đó
 Trung tâm lợi nhuận: là một bộ phận mà các nhà quản trị chỉ có quyền ra
quyết định về lợi nhuận đạt được trong bộ phận. Do lợi nhuận bằng doanh
thu trừ chi phí nên các nhà quản trị của trung tâm lợi nhuận có trách nhiệm
cả về doanh thu và chi phí phát sinh ở bộ phận đó.
 Trung tâm đầu tư: là một bộ phận mà các nhà quản trị kiểm soát chi phí,
doanh thu và cả việc đầu tư vào các tài sản sử dụng cho HĐKD của bộ
phận
Câu 2: Nêu cách tính tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI). Cho ví dụ.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinhdoanh
ROI=
TS hoạt động đầu tư
Lợi nhuận hoạt động Doanh thu
ROI= x
Doanhthu Tài sản được đầu tư
ROI=Tỷ suất lợinhuận trên doanh thu x Số vòng quay tài sản
Câu 3: Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) được sử dụng như là thước đo thành quả
quản lý ở trung tâm đầu tư ra sao?
Cứ 1 đồng TS được đầu tư vào trung tâm thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận. ROI càng lớn, thành quả quản lý vốn đầu tư càng cao.
Câu 4: Trình bày cách tính lợi nhuận còn lại (RI). Cho ví dụ. Thông tin nào
được sử dụng khi tính lợi nhuận còn lại (RI) nhưng không sử dụng khi tính tỷ
lệ hoàn vốn đầu tư (ROI).
RI = Lợi nhuận hoạt động - Mức hoàn vốn tối thiểu
RI =
hoạt động

(
Lợi nhuận Tài sản hoạt động Tỷ lệ hoàn vốn đầu
bình quân
x
tư ( ROI )tối thiểu )
Câu 5: Lợi nhuận còn lại (RI) được sử dụng như là thước đo thành quả quản lý
ở trung tâm đầu tư ra sao?
Sử dụng RI để đo lường thành quả hoạt động của các trung tâm đầu tư sẽ
khuyến khích các trung tâm đầu tư mở rộng quy mô đầu tư có hiệu quả.
Câu 6: Giải thích công thức tính giá chuyển giao tối thiểu.
Giá chuyển giao
tốithiểu
= (
CPSX và chuyển giao
đơn vị SP hoặc dịchvụ )(+
CP cơ hội đơn vị
đối với tổngthể DN )
Giá chuyển giao Số dư đảm phí bịmất đi
=Biến phí đơn vị+
tốithiểu tính cho một SP chuyển giao
Câu 7: Tại sao giá chuyển giao tối thiểu là cơ sở cho quyết định chuyển giao?
Vì giá chuyển giao tối thiểu được xem là giới hạn thấp nhất của giá chuyển
giao để bộ phận chuyển giao không bị thiệt hại cũng như không có lợi hơn so
với bán ra bên ngoài.
Câu 8: Khi nào giá chuyển giao tối thiểu bằng biến phí đơn vị? Giải thích.
Câu 9: tại sao không phân bổ định phí chung cho các bộ phận khi lập báo cáo
bộ phận?
Câu 10: Mục tiêu phân tích báo cáo bộ phận là gì? Những chỉ tiêu nào trên báo
cáo bộ phận được sử dụng để phân tích theo từng mục tiêu phân tích báo cáo
bộ phận?

You might also like